Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mafia1

Truyện Bố Già của Mario Puzo mở đầu bằng một vụ xử bất công, thấy rõ :

Amerigo Bonasera có việc ra Tòa, Tòa Đại-hình Nữu-Ước, Phòng 3 để nghe công lý phán xét, trừng trị hai thằng khốn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lão. Ngài Chánh án uy nghi, bệ vệ vén áo thụng đen làm như sắp đích thân ra tay trị hai thằng nhãi ranh đang đứng xớ rớ trước Tòa. Giọng ngài sang sảng, lạnh tanh :

- Tụi bây hành động như những quân côn đồ tồi tệ nhất. Tụi bây làm như thú dữ ở rừng vậy ! Cũng may mà cô bé đáng thương kia chưa bị tụi bây xâm phạm tiết hạnh, bằng không thì mỗi đứa 20 năm chắc… Xét vì tụi bây còn nhỏ, chưa có tiền án và con nhà đàng hoàng… Vả lại xét vì luật pháp đặt ra chẳng phải để trả thù nên tòa tuyên phạt mỗi đứa 3 năm tù, cho hưởng án treo !

………

Bonasera nghiến răng nghe nỗi đắng cay trào lên nghẹn họng. Lão đưa chiếc khăn tay trắng lên bụm chặt miệng, ngó hai thằng khốn đi tà tà trở ra. Mặt chúng tươi rói, chúng tỉnh bơ không thèm nhìn lão một phát. Đành đứng trơ ra vậy. Cha mẹ chúng tò tò đi theo : hai cặp vợ chồng Mỹ trạc tuổi lão, bề ngoài Mỹ rặt bẽn lẽn ra mặt nhưng ánh mắt vẫn cứ vênh váo ngầm…

Lão quyết định tìm tới cố nhân Corleone, tốn bao nhiêu thì tốn…"Tìm tới cố nhân Corleone" lão Bonasera không phải chi một đồng nào nhưng hai cậu nhóc "con nhà đàng hoàng" vẫn bị xử lại (và xử đẹp) cấp kỳ bằng một trận đòn thừa sống thiếu chết :

Jerry và Kevin, nghe đâu, nằm nhà thương cả tháng. Từ đó về sau, hễ thoáng thấy đàn bà con gái (nói chung) và đám phụ nữ di dân gốc Ý (nói riêng) là hai cậu lảng đi chỗ khác chơi liền. Cho ăn kẹo cũng không dám buông lời tán tỉnh hay chọc ghẹo bâng quơ, đừng nói chi đến chuyện sàm sỡ như trước nữa.

Trận đòn, ngó bộ, hơi bị nặng tay. Tụi Mafia, rõ ràng, là có khuynh hướng trọng nữ khinh nam. Đụng tới phụ nữ là tụi nó nổi giận cấp kỳ, và phản ứng (có phần) quá đáng.

Tháng 11 năm 2007, cảnh sát Sicily tìm được (trong sào huyệt của ông trùm Salvatore Lo Piccolo) "Mười Điều Răn" (Ten Commandments) của đám Mafia địa phương. Đọc xong, quí bà và quí cô đều phải xuýt xoa và tấm tắc khen : Phải kính trọng vợ/ Không được dòm ngó vợ bạn/ Không được lem nhem về tiền bạc/ Luôn giữ đúng hẹn/ Không bao giờ nói dối…

mafia2

Thiệt, có một thằng con hay thằng rể ăn ở và cư xử mực thước (tới cỡ đó) thì ai mà không hãnh diện chớ ? Lỡ nó có dính tới băng đảng Mafia "chút xíu" thì cũng đã chết ai đâu. Thằng nhỏ có hung dữ, đánh đập ai ở ngoài đường thây kệ, miễn nó "kính trọng vợ con" và "không dòm ngó tới vợ bạn" (và mấy con em vợ) là OK rồi - đúng không" ?

Điều răn thứ IV mới thiệt là quí hóa chớ. Đọc mà mát ruột mát gan : "Don't go to pubs and clubs" (Không được chàng ràng ở quán bia ôm hay quán nhậu). Phải vậy chớ. Đ…má, tui ghét nhứt là cái thứ đàn ông mà mở miệng ra là chửi thề, hoặc tu bia, hay nốc ruợu ào ào. Thấy mất cảm tình hết sức !

Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa :

"Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ…

Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu".

Những người ở trong "thế kẹt" và có "những nỗi oan ức" phải tìm đến Bố Già nhờ giúp đỡ (phần lớn) là những di dân nghèo khổ, không được pháp luật Hoa Kỳ - vào hồi đầu thế kỷ XX - che chở khi cần. Như thế, băng Đảng Mafia "thuở ban đầu hình thành" - xem chừng - có rất nhiều khí khái và thiện ý : đứng với kẻ ở thế cô, và sẵn sàng phò nguy cứu khổ.

Đảng cộng sản Việt Nam cũng "khởi nghiệp" với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị… Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng - kể cả những thành phần thiểu số, "ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng" - nổi dậy "giành lấy chính quyền về tay nhân dân".

mafia

Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là "Cuộc khởi nghĩa của những người tay không". Chỉ có điều đáng phàn nàn là... 

Chả phải vô cớ mà Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là "Cuộc khởi nghĩa của những người tay không". Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi "những người tay không" nắm được quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ, đối với tất cả mọi thành phần dân tộc. Xin ghi lại vài ba :

- Đàn áp dã man những cộng đồng của người dân bản địa ở Tây Nguyên vào năm 2001 và 2004.

- Đàn áp dã man những cộng đồng của người dân bản địa ở Mường Nhé, Điện Biên năm 2011.

- Tấn công Tu viện Bát Nhã năm 2009.

- Tấn công Đan viện Thiên An năm 2017 .

- Tấn công nông dân ở Văn Giang năm 2012 .

- Tấn công nông dân ở Đồng Tâm năm 2020 .

… 

Đó là chưa kể những vụ cướp ngày được mệnh danh là Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp, Đổi tiền, Vượt biên bán chính thức (bằng cách... bán bãi thu vàng) và vô số tài sản – nhà, xe, cơ sở thương mại… – mà dân chúng đã tự nguyện ký giấy "hiến tặng" với hy vọng (mỏng manh) của đi thay người.

Vậy mà thời gian vừa qua, không ít kẻ gọi đám người đang nắm quyền bính ở Việt Nam hiện nay là "bọn Mafia" hay "băng đảng Mafia đỏ". Úy Trời, đừng có nói (đại) như vậy mang tội chết à nha. 

Mafia đâu có hành động đê tiện dữ vậy !

Tụi nó cũng cướp của, tống tiền, khủng bố… nhưng đâu có ăn hối lộ, ăn chận, và cướp đất của những người cùng khổ. Tụi nó cũng đâu có bao giờ phải "giả dạng thường dân" hay "ném đá giấu tay" như đám công an cách mạng. Khi cần, đám Mafia (dám) ném lựu đạn như không, chớ đâu có cái chuyện ném cứt – bẩn thỉu, dơ dáy, và đáng tởm – như dân băng đảng ở làng Ba Đình, Hà Nội, đúng không ?

Tôì tin chắc rằng nếu quí ông Trần Độ, ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ… gia nhập bất cứ băng đảng Mafia nào, thay vì Đảng cộng sản Việt Nam – chắc chắn – họ sẽ được đối xử tử tế hơn nhiều vào lúc cuối đời, nếu chưa muốn nói là sẽ được đàn em tuyệt đối kính trọng vì cung cách hành xử can trường và nghĩa khí.

Nếu bọn Mafia – đôi khi – phải làm những điều khuất tất chả qua vì họ ở cái thế chẳng đặng đừng, của những người thất thế, những kẻ bị gạt ở bên lề xã hội. Chứ còn cứ mở miệng ra là "toàn thắng đã về ta," và cứ "đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" mà cách hành xử thì kém xa bọn băng đảng xã hội đen !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 10/08/2023

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Văn hóa

Người ta thuờng dùng chữ Mafia đỏ để nói về đảng cộng sản. Bởi vì cả hai tổ chức đều xây dựng cơ nghiệp, và củng cố quyền hành, bằng cách gây kinh hoàng, bằng chém giết, thủ tiêu, thanh trừng, ám sát và đủ mọi hành động phi pháp.

mafia1

Mafia cộng sản không có cái "code d’honneur" đó. Họ không có cái danh dự của kẻ cướp biết tự trọng.

Cả hai đều đặt quyền lợi của phe đảng lên trên hết, đứng đầu là những "parains" tàn nhẫn, coi mạng người như nghoé.

Cả hai đều dùng một phương pháp tuyển lựa tay chân : nhử bằng mồi, nhất là những phần tử bất hảo trong xã hội, và khi đã nhúng chàm, sẽ phải trung thành đến chết.

Cộng sản ma giáo hơn, nhiều khi dùng những chiêu bài đao to búa lớn để dụ cả những người có tâm huyết , nhưng phương pháp vẫn là một : vào dễ, ra khó. Với mafia, lìa bầy là mất mạng. Với cộng sản, bỏ đảng hoặc mất mạng, hoặc thân bại danh liệt.

Hai tổ chức giống nhau tới độ ông Bộ Trưởng ngoại Giao Séc đã không ngần ngại gọi Việt Nam là "tâm điểm của tội ác có tổ chức". Chưa bao giờ, trong lịch sử ngoại giao, người ta dùng chữ khinh miệt như vậy đối với một quốc gia khác. Dịch ra ngôn ngữ thường : đó không phải là một quốc gia, đó là một tổ chức trộm cướp, Mafia Đỏ.

Sự thực, gọi cộng sản là Mafia đỏ là một sự xúc phạm đối với Mafia. Bởi vì Mafia, dù cũng là một tổ chức của tội ác, có một cái mà cộng sản không có. Đó là cái nguyên tắc danh dự, cái "code d’honneur".

Những yakuzas khi gia nhập Mafia Nhật tuyên thệ trung thành tuyệt đối với cái "code d’honneur" đó, vi phạm là tự mình khai trừ khỏi tổ chức, nếu không bị khai tử.

Cosa Nostra – Mafia Ý – có những nguyên tắc khắt khe gọi là "società onorata". Một trong những nguyên tắc danh dự của các tổ chức Mafia đó, là không đụng tới đàn bà, trẻ con. Có thể tàn nhẫn, giết người, cướp của, nhưng không giơ tay đánh đàn bà, trẻ em.

Cái "code d’honneur" đó, cộng sản không có. Họ không có cái danh dự của kẻ cướp biết tự trọng.

Một bọn côn đồ, được lệnh của chủ, sẵn sàng xúm vào đánh đập, hành hạ những người đàn bà chân yếu tay mềm tới dự một buổi văn nghệ, hay những bà cụ buôn thúng bán bưng, chỉ phạm một cái tội muốn kiếm vài đồng bạc đong gạo. Và vênh váo thỏa mãn, kiêu hãnh, như đã đạt được một thành tích vẻ vang, một chiến công oanh liệt.

Cái đó, người ta gọi là thú tính. Cũng lại là một sự xúc phạm đối với súc vật. Bởi vì loài vật không bao giờ giết, hay hành hạ đồng loại, để tìm thú vui. Hay một chút thoả mãn, vinh quang đê tiện.

Từ Thức

(18/08/2018)

Published in Diễn đàn