Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hiện thời là cạnh tranh về "mô hình phát triển". Người Mỹ lo sợ một ngày sẽ bị cộng sản Trung Quốc qua mặt. Trong khi Đảng cộng sản Trung Quốc lo sợ một ngày nào đó lục địa sẽ "dân chủ hóa", chế độ cộng sản sẽ cáo chung, giống như Liên Xô và khối Đông Âu ngày trước.
Giấc mơ Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 - Ảnh minh họa
Ai sẽ thắng ai ?
Bốn năm qua Trump đã làm nước Mỹ nội bộ "nát bét". Nước Mỹ chia rẽ là nước Mỹ suy yếu. Trump "đánh" Trung Quốc bằng "chiến tranh thương mại". Rốt cục, qua vụ Covid-19 ta thấy Mỹ "lệ thuộc" sâu xa vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Đánh kiểu Trump 4 năm nữa nước Mỹ sẽ "toang". Trump xuống là đúng lúc nhưng nước Mỹ của Biden có gượng lại, không để cho Trung Quốc qua mặt, thành công hay không là chuyện khác.
Cộng sản Trung Quốc đã nhìn thấy trước những chuyện phải làm. Về nội bộ. Phong trào dân chủ Hong Kong xem như đã bị triệt tiêu. Tập Cận Bình lo sợ những "tàn thuốc lá" Hong Kong sẽ làm cháy khu rừng lục địa. Tập đã thành công trấn áp Hong Kong mà việc này phần lớn nhờ tay tài phiệt khoát lác tên Trump. Trump khen Tập quản lý "tốt" khủng hoảng Hong kong. Trump cho rằng các cuộc tranh đấu cho dân chủ của dân Hong Kong là "phản loạn". Trump đã đánh đổi Hong Kong để được Tập nhượng bộ cái gì ?
Nước Mỹ nhờ Trump đã mất điểm tựa Hong Kong làm đòn bẫy để "dân chủ hóa" lục địa.
Tập Cận Bình cũng đang bao vây Đài Loan, không để "tư tưởng phản động" ở đảo quốc này loan truyền vào lớp sinh viên, trí thức, thành phần trung lưu ở lục địa. Tập cũng tìm mọi cách cô lập Tân cương, không để cho nhóm dân tộc ngày trước gọi là Đông Thổ có cơ hội phất ngọn cờ "dân tộc tự quyết". Bởi vì điều này có thể làm phân rã quốc gia đa sắc tộc Hán, Mãn, Hồi, Mông, Tạng.
Tập trên đà thành công, thiên bất dung gian, Trump thua ứng cử viên "tệ nhứt nước Mỹ" là "ông già ngủ gục" Biden. Đúng là Trump thua đau như thiến. Vấn đề là cục gạch ra ứng cử cũng sẽ thắng Trump vẻ vang, huống chi "ông già buồn ngủ", người có kinh nghiệm chính trị nhiều nhứt nước Mỹ. Đây cũng là điều an ủi đám vịt cuồng Trump.
Không biết ông già buồn ngủ còn có thể cứu vãn những "con cờ sáng giá" của Mỹ để "dân chủ hóa lục địa" hay không ? Di sản của Trump để lại là một nước Mỹ đổ vỡ, nát bét, từ trong ra ngoài. Trump làm tổng thống như con trâu điên xông vô cửa hàng chén dĩa. Tan nát hết !
Về đối ngoại, phòng thủ tốt nhứt là tấn công. Trung Quốc cố gắng "gài" Mỹ vào các cuộc chiến "chảy máu cho tới chết", mà chiến tranh Việt Nam ngày trước là một thí dụ điển hình.
Cuộc chiến Afghanistan xem ra Mỹ đã thua. Biden rút quân vì kế thừa "di sản" của Trump. Nhưng suy nghĩ sâu xa thì Mỹ không thể thắng và Mỹ không thể "tiếp tục chảy máu", đúng theo ý muốn của Trung Quốc (và Nga).
Mỹ thua vì Mỹ không học được gì ở chiến tranh Việt Nam. Mỹ không thể đánh thắng bằng cách dùng lính nhà giàu để đối phó một đạo quân vô hình, trà trộn trong dân chúng nghèo rớt mùng tơi, sử dụng khủng bố và các phương thức đánh lén, với mục đích rõ rệt là "đuổi Mỹ". Nên biết "chiến tranh du kích" là chiến tranh do Mao Trạch Đông phát minh, cốt lõi là khơi dậy lòng căm thù giữa người dân bản xứ nghèo nàn và quân viễn chinh, cũng như tạo sự nhặp nhằng giữa "dân" với "quân"...
Người Mỹ đổ bộ vô Việt Nam cũng như vô Afghanistan. Đồng thời với lính Mỹ và vũ khí tối tân súng ống, xe tăng, tàu bay... là đô la, hàng hóa "de luxe", lương thực... đổ vào ngập tràn. Thương tầng kiến trúc tham nhũng lan tràn, nhắm mắt làm ngơ để Mỹ muốn làm gì thì làm. Hạ tầng cơ sở là người nông dân nghèo đói mà chiến tranh chỉ là một phần. Phần lớn khác là lúa gạo, cây trái, thịt cá... tất cả các thứ sản xuất nội địa giá rẻ như bèo, không thể cạnh tranh với "hàng viện trợ" thừa mứa đến từ Mỹ. Người nông dân bị gạt bên lề trở thành đạo quân nòng cốt của kẻ địch.
Dân không yên, lòng dân không thuận thì đánh là đánh để thua.
Dân Afghanistan cũng vậy. Kinh tế nền tảng của dân ở đây, Mỹ tới thì sống nhờ hàng viện trợ, hàng "PX" của lính Mỹ. Mỹ đi thì họ tiếp tục sự nghiệp trồng cây thuốc phiện.
Mỹ dứt khoát rút khỏi Afghanistan, mặc dầu có nhiều nỗ lực "treo tiền thưởng" khuyến khích giết lính Mỹ của các "thế lực ngoại bang". Mục đích để "kéo Mỹ trở lại". Các thế lực "ngoại bang" này muốn Mỹ tiếp tục chảy máu.
Trung Hoa mộng trong thế kỷ 21
Nhưng khi Mỹ rút thì Afghanistan sẽ lại trở thành một "quốc gia vô trách nhiệm". Quốc gia "đầu độc" cộng đồng các quốc gia khác là quốc gia vô trách nhiệm.
Rốt cục tiền bạc xương máu lính Mỹ và đồng minh đổ vô trở thành "công cốc".
Nhưng xem ra Mỹ vẫn không học được bài học về chiến tranh. Vụ xung đột Do Thái và quân khủng bố Hamas ở dãi Gaza rõ ràng là một cạm bẫy, một thứ chiến tranh "ủy nhiệm", từ Iran, từ Trung Quốc… mục tiêu kéo Mỹ sa lầy, nếu không thì làm cho Mỹ cô đơn, mất chính nghĩa, khi Mỹ ủng hộ Do Thái tàn sát đàn bà, con nít Palestine…
Trong cuộc "tàn sát" từ một phía hiện nay ở Gaza, thái độ của Trung Quốc cũng là thái độ chung của cộng đồng quốc tế.
Hôm qua tôi có viết, Biden kế thừa di sản Trump về chính sách Trung Đông. Trump được mệnh danh là kẻ "giết chết công pháp quốc tế". Bây giờ "lá cờ đầu" của Biden phất lên, củng cố danh nghĩa "nước Mỹ trở lại", là "bảo vệ trật tự thế giới trên nền tảng luật lệ".
Đơn phương ủng hộ Do Thái trong biến cố Gaza hiện nay sẽ khiến Biden mất chính danh.
Trong nước Biden đã và đang bị Trump và đám cuồng Trump vu họa "gian lận bầu cử". Mục đích của Trump, cũng là mục đích của Putin và Tập, là cái ghế tổng thống của Biden thiếu tính chính đáng.
Tổng thống gian lận bầu cử thì nói ai nghe ?
Theo tôi Biden cần phải "rửa sạch" đôi tay trong vấn đề Palestine. Ủng hộ sự "tự vệ chính đáng của Do Thái" phải song song với việc ủng hộ một quốc gia Palestine độc lập, đúng như hiệp định Oslo 1993. Có vậy mới củng cố được nguyên tắc "bảo vệ trật tự trên nền tảng luật pháp".
Biden cũng nên học theo cách của cố Tổng thống Bush (cha). Ông Bush cha từng hăm dọa lãnh đạo Do Thái rằng Mỹ sẽ không ủng hộ Do Thái nữa nếu phe cực đoan, diều hâu (kiểu Netanyahou) không chịu ký hiệp định hòa bình với Palestine.
Có vậy Mỹ mới rảnh tay để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc về mọi mặt.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb. nhantuan.truong, 17/05/2021
Hôm 16/11/2017 tôi viết bài "Tao đái vào cái đảng cộng sản Việt Nam dối trá" thì hôm nay thấy có... hiệu quả !
Bình thường một bài viết của tôi số "like" rất ít, vài ba trăm là hết mức, nhưng số người đọc dao động khoảng từ 10k đến 50k người cho mỗi bài. Bài "tao đái..." có khoảng 39k người đọc. Vậy mà từ hôm qua, bài viết "Thử bàn về khái niệm Indo-Pacific của ông Trump" chỉ có 1,9k người đọc. Tức là lưu lượng "data" của internet vào Việt Nam đã bị "hạn chế", nếu không nói là bị "khóa".
Mô hình Phát triển Bền vững của REE
Tôi thấy đây không phải là giải pháp hay cho Việt Nam. Nhứt cử nhứt động đều bắt chước Trung Quốc. Không bao lâu, đất nước và dân tộc này sẽ làm nô lệ cho Trung Quốc.
Chiến tranh lạnh (ý thức hệ) đã chấm dứt. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thay đổi chế độ chính trị sao cho phù hợp với hoàn cảnh cạnh tranh kinh tế trong "toàn cầu hóa". Các nước Đông Âu (xã hội chủ nghĩa cũ) đều chuyển hóa chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ tự do. Hầu hết các nước này đều phát triển ngoạn mục.
Trường hợp Trung Quốc, phải thành thực nhìn nhận là họ đã sáng tạo một mô hình phát triển khác, đến nay cho thấy đã thành công. Mô hình này sao chép phần lớn mô hình Singapour. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ còn phát triển được bao lâu ? Trả lời câu hỏi sẽ là một bài viết khác. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở điều là sự phát triển của các chế độ dân chủ tự do đến nay vẫn chưa thấy khuyết điểm nào có thể đặt lại sự hiện hữu của nó.
Việt Nam cố gắng "rập khuôn" Trung Quốc, nhưng nếu xét lại từng yếu tố, như về "chế độ", về việc xây dựng "nhà nước pháp trị", việc "dụng pháp chỉnh đảng", việc "dụng đảng trị quốc"... tất cả Việt Nam đều không thực hiện được cái gì.
Đảng cộng sản Trung Quốc "tự hào" rằng lý do duy nhứt để đảng này hiện hữu là "phục vụ cho dân tộc Trung Quốc". Còn đảng cộng sản Việt Nam, lý do hiện hữu của họ là gì ? Rõ ràng là không có lý do !
Đảng cộng sản Trung Quốc đặt ra mục tiêu để tiến tới. Bây giờ là "Trung hoa mộng" mà mấu chốt là đưa mức sống người dân lên hàng "khá giả", mỗi người dân ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng có khả năng mua nhà... Từ đầu thập niên 80 đến nay, đảng cộng sản Trung Quốc đã lần lượt thực hiện những cam kết của họ với người dân.
Còn mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là gì ? Không có gì cả ! Và họ đã đưa dân tộc Việt Nam về đâu ? Họ cũng không biết là đưa về đâu. Thực tế là người dân sống với bản năng sinh tồn của mình.
Chiến tranh lạnh đã hết. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc... muốn hiện hữu, muốn ưởng ngực với đời, muốn "cạnh tranh" trên trường quốc tế... đều phải có một chế độ chính trị thích hợp với một chính sách phát triển phù hợp.
Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn giữ nguyên tư tưởng, tâm trạng, tâm lý... thời chiến tranh lạnh. Nhìn đâu họ cũng thấy "kẻ thù", cũng thấy "thế lực phản động"... Họ không có một chương trình phát triển cụ thể. Giáo dục đào tạo ra hàng loạt cử nhân thất nghiệp. Lương và hưu bỗng của giáo chức không đủ sống một tuần. Lý ra mục tiêu giáo dục là để con người Việt lớn lên sẽ yêu nước Việt, làm việc, phụng sự cho nước Việt. Thực tế là những người trẻ lớn lên, khi có được ý thức độc lập, họ đều quay lưng lại với đất nước.
Bài diễn văn của ông Trump nhân hội nghị APEC (mà tôi khen hay nhứt nước Mỹ từ sau chiến tranh lạnh) đã nói rõ ràng cái nhìn của Mỹ trong thời đại mới.
Đừng mơ mộng hảo huyền là Mỹ với Trung Quốc sẽ "đánh nhau". Thực ra họ có thể đụng độ vì lý do "kinh tê". Ông Trump có nhấn mạnh : an ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Nhưng sẽ không bao giờ có chiến tranh kiểu "ý thức hệ" như ngày xưa. Giả sử tất cả các nước "đồng minh" của Mỹ bỏ Mỹ, áp dụng mô hình phát triển của Trung Quốc. Thì Mỹ cũng sẽ "kệ cha tụi bây". Trường hợp rõ rệt Thái lan theo Trung Quốc hiện nay. Mỹ "đéo cần". Tụi bây cứ theo rồi sẽ biết đá biết vàng.
Vấn đề là lãnh đạo Việt Nam, (cũng như trí thức Việt Nam) cái "quán tính" thời chiến tranh lạnh vẫn còn y nguyên.
Bài diễn văn của ông Trump tôi cho là hay vì nó có thể đánh thức những người Việt Nam còn đang mơ tưởng trong thế chiến lược "domino", liên minh NATO v.v...
Hôm qua tôi có bàn sơ về ý nghĩa của khái niệm "Indo-Pacific" của ông Trump. Một số comments cho thấy người Việt Nam vẫn còn nguyên trạng tâm lý "chiến tranh lạnh".
Cần ý thức là bây giờ nếu chiến tranh xảy ra, thì lý do của nó là vì kinh tế chơ không bao giờ do "bênh vực đồng minh ý thức hệ". Tức là nước nào cũng có thể một sớm một chiều trở thành "kẻ thù" của nhau. Vì vậy nói chuyện "liên minh" này kia là "trật lất".
Điều trầm trọng là lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày càng u mê, ngày càng đi ngược trở về quá khứ. Vụ tổ chức kỹ niệm "cách mạng tháng mười Nga" ba tuần trước, hay việc "khóa" internet bây giờ cho thấy thái độ "gài số de" về vị trí cũ của đảng cộng sản Việt Nam.
Trung Quốc họ điều chỉnh chế độ để phát triển sau chiến tranh lạnh. Sau đó họ tổ chức kinh tế, xây dựng nhà nước pháp trị để phát triển trong hoàn cảnh "toàn cầu hóa". Bây giờ họ thay Mỹ phất ngọn cờ "toàn cầu hóa" để thực hiện "Trung hoa mộng".
Như đã nói trong một bài trước, Việt Nam phải "sáng chế" mô hình phát triển cho riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh của mình, chớ không thể cóp py của ai hết cả. Không ai dạy ai cách "làm giàu".
Trước hết là ngưng việc tạo ra kẻ thù, ngưng việc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Chẳng có con dân Việt Nam nào "chống" lại quê hương mình hết cả. Việc gây chia rẽ, tạo thêm kẻ thù... có thể làm cho đảng cộng sản Việt Nam kéo dài việc cai trị. Nhưng nó lại đi ngược với quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuantruong, 17/11/2017