Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tập Cận Bình trấn an về "Một vành đai, một con đường" (RFI, 28/08/2018)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 27/08/2018 trong hội nghị sơ kết 5 năm "Một vành đai, một con đường" tại Bắc Kinh đã khẳng định sáng kiến này không nhằm tạo ra một "Câu lạc bộ Trung Quốc", đồng thời kêu gọi cân bằng về thương mại với các quốc gia đối tác. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Malaysia vừa hủy bỏ dự án nhiều tỉ đô la với Trung Quốc vào tuần trước.

kho1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh tại căn cứ quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông ngày 30/06/2017. Reuters/Damir Sagolj/File Photo

Ông Tập Cận Bình cho rằng : "Một vành đai, một con đường là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải là một liên minh địa chính trị hay quân sự. Đó là một tiến trình mở rộng, chứ không phải nhằm lập ra một quỹ đạo riêng hay một Câu lạc bộ Trung Quốc".

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư trên 60 tỉ đô la vào các nước dọc theo "Con đường tơ lụa mới" này. Ông Tập nhấn mạnh trao đổi thương mại với các nước liên quan đã đạt 734 tỉ đô la, tạo ra hơn 200.000 việc làm. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng khái niệm tổng thể đã hoàn tất, nay cần đi vào cụ thể và tập trung cho các dự án chất lượng cao. Ông cũng kêu gọi nỗ lực tạo cân bằng về thương mại với các nước tham gia, và tăng cường dự báo rủi ro.

Cách đây đúng một tuần, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong chuyến công du Bắc Kinh đã hủy bỏ ba dự án cơ sở hạ tầng trị giá 22 tỉ đô la do Trung Quốc đầu tư, gồm một tuyến đường sắt, hai đường ống dẫn khí đốt, với lý do sẽ không trả nổi nợ. Ông Mahathir cũng tố cáo "chủ nghĩa thực dân mới", tuy không gọi thẳng tên Trung Quốc.

Chuyên gia Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), trường đại học Hải Dương Trung Quốc cho rằng : "Bắc Kinh đang phải đối phó với những thách thức to lớn, trước các phản ứng của cộng đồng quốc tế". Theo ông, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang và sự do dự của các nước quan trọng như Malaysia và Pakistan về sáng kiến này, khiến Trung Quốc phải chỉnh đốn lại kế hoạch.

Giáo sư Moon Heung Ho, giáo sư trường đại học Hanyang ở Seoul nhận định : "Bắc Kinh đã thất bại trong chính sách ngoại giao với lân bang, do các nước láng giềng đang lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc". Theo ông, Trung Quốc cần cố gắng xây dựng lại lòng tin trong khu vực.

Cuộc hội thảo do phó thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng) chủ trì, với sự tham dự của các nhân vật quan trọng khác như ngoại trưởng Vương Nghị, các ủy viên Bộ Chính trị Lưu Hạc (Liu He), Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), bộ trưởng Tài Chính Tiêu Tiệp (Xiao Jie).

Thụy My

*********************

Thêm một vụ nhầm lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam trên địa cầu (VOA, 28/08/2018)

Sau khi Chính phủ Vit Nam nêu quan ngi v nhng qu đa cu nha in các tnh phía bc ca Vit Nam vào lãnh th Trung Quc Ukraine, mt công ty bán các sn phm này đã phi lên tiếng xin li.

kho2

Hình ảnh bn đ trên qu đa cu do mt công ty của Ukraine bán trên mng trong đó mt phn lãnh th Vit Nam được đưa vào lãnh th Trung Quc. (Photo Facebook Nguyn Vit Long)

Trên quả đa cu được công ty Globus Plus ca Ukraine rao bán, bản đ ca Vit Nam đã b phn bn đ ca lãnh th Trung Quc ln vào hu như toàn b vùng Đông Bc, gm các tnh như Qung Ninh, Cao Bng, Lng Sơn, Hà Giang. Bên cnh đó, hai qun đo Trường Sa và Hoàng Sa mà Vit Nam có tuyên b ch quyn trên bin Đông cũng không xuất hin trên qu đa cu này.

Theo Tuổi Tr, công ty Ukraine nơi bán nhng qu đa cu này cho biết h mua chúng t nhng nhà buôn Trung Quc Kharkov, thành ph ln th hai ca Ukraine.

VTC News trích dẫn bc thư ca đi din công ty Globus Plus của Ukraine tr li yêu cu ca h v ngun cung cp các qu đa cu hôm 24/8, trong đó công ty này nói h không phi là nhà sn xut qu đa cu trên và lt làm tiếc khi không biết bn đ in trên đó b sai.

Nhận đnh v s sai phm này, Tiến sĩ Trần Công Trc, cu Trưởng ban biên gii Chính ph Vit Nam, cho rng bn đ in trên qu đa cu trên được da trên nhng thông tin không đúng. Ông cho rng nơi cung cp thông tin không phi là t chính ph Trung Quc.

"Trên các quả đa cu và các bn đ được xut bn mt s nơi đã có s nhm ln. Tôi nghĩ là do ngun thông tin mà h da vào có th không được chính thc. H da vào nhng thông tin cũ hoc thông tin do mt t chc cá nhân nào đó đưa ra, cho nên nó không phn ánh đúng thc cht ca vn đ hai bên đã tiến hành phân gii cm mc".

Theo Tiến sĩ Trc, trên thc tế không còn s tranh chp qua li v đường biên gii phía bc sau khi Vit Nam và Trung Quc hoàn tt Hip đnh phân gii cm mc biên gii trên đt lin gia hai nước vào năm 2008.

Ngay sau khi truyền thông trong nước và mng xã hi đưa thông tin v nhng qu đa cu in bn đ sai v lãnh th ca Vit Nam, Đi s quán Vit Nam ti Ukraine đã gi thư ti B Ngoi giao Ukraine và công ty Globus Plus đ trình bày v vic, theo Tui Tr.

Ngay sau đó công ty này đã ngừng bán các qu cu trên.

Trong bức thư gi VTC News, qun lý công ty Globus Plus xác đnh rng h "đã g các sn phm này khi trang bán hàng trc tuyến".

Trên trang bán hàng trực tuyến ca Globus Plus (1) hiện không còn bán các qu đa cu này trên na.

Trước đây vào tháng 9/2017, Bo tàng Hoàng gia Greenwich ca Anh cũng đã phi dng bán các qu đa cu trên đó có in đường lưỡi bò mà Trung Quc đt ra đ tuyên bố ch quyn trên hu hết Bin Đông. Bn đ trên các qu đa cu được bày bán trong ca hàng ca bo tàng Anh cũng ghi Hoàng Sa và Trường Sa – hai qun đo mà Vit Nam có tuyên b ch quyn – bng tiếng Trung Quc ch không phi bng ngôn ng trung tính là tiếng Anh, theo Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh ca Qu Nghiên cu Bin Đông.

Ông Tĩnh đã viết mt bc thư gi bo tàng này trong đó ch ra s phi pháp ca đường ch U và là nguyên nhân gây ra ra căng thng và tranh chp trong khu vc. Theo v Tiến sĩ này, bo tàng Anh sau đó cho biết h s không mua các qu đa cu đó na.

----------------------------

(1) https://globusplus.com.ua/

Published in Châu Á

Kế hoạch Con đường tơ lụa mới, tức dự án "Một vành đai, Một con đường" (Nhất đới, Nhất lộ), của chính quyền Bắc Kinh, chiếm một vị trí quan trọng trong cương lĩnh hành động của ông Tập Cận Bình, được đặc biệt nhấn mạnh tại Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tháng trước, 10/2017. Kế hoạch này là một biểu tượng cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực địa, việc triển khai dự án trên ra sao ? Một số quan sát gần đây cho thấy hàng loạt công trình khổng lồ của dự án, tại nhiều quốc gia, đang đình trệ.

conduong0

Kế hoạch "Nhất đới, nhất lộ" của Trung Quốc. Ảnh : Wikipedia

Bài nhận định của AFP mô tả : "Dự án đường sắt ở Indonesia đang hoàn toàn bất động, khu công nghiệp ở Kazakhstan trống rỗng phân nửa, nhiều công trình tại Pakistan bị đe dọa tấn công : tình trạng thực tế của ‘‘những con đường tơ lụa" mà Trung Quốc trông đợi còn rất xa với các tuyên bố đầy tham vọng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".

Dự án Một vành đai, Một con đường, được ông Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013, đặt mục tiêu nối liền nền kinh tế thứ hai thế giới với Tây Âu, với ngả đường bộ qua Trung Á và Nga, tức dự án "Một con đường", và với đường biển nối liền với Châu Phi và Châu Âu qua Biển Đông - Ấn Độ Dương, tức dự án "Một vành đai". Hàng loạt công trình đường sá, hải cảng, đường sắt, khu công nghiệp, được dự kiến xây dựng tại 65 quốc gia, với tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đô la.

Tuy nhiên, thực tế tương phản hoàn toàn với những tuyên truyền hùng biện của các lãnh đạo Trung Quốc. Rất nhiều dự án trong số đó được tiến hành hoặc tại các quốc gia, với nền dân chủ đang bị chao đảo, hoặc tại các chế độ độc tài, hoặc tại những nơi các lực lượng nổi dậy thường xuyên đe dọa.

Ví dụ như tại Indonesia, nơi Bắc Kinh đã giành được từ năm 2015 một hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á này, các công trình xây dựng chỉ vừa mới bắt đầu ít lâu, chủ yếu do các bất đồng chính trị trong nước. Tổng thống Indonesia đã cho khởi sự dự án vào tháng 1/2016, tại khu vực miền tây đảo Java, tuy nhiên, theo chứng kiến của nhiều phóng viên AFP mới đây, chưa hề có dấu vết gì của tuyến đường sắt tương lai. Bộ trưởng giao thông Indonesia và các công ty Indonesia và Trung Quốc tham gia dự án này, từ chối trả lời các câu hỏi của AFP.

Một dự án đường sắt cao tốc khác nối liền Trung Quốc với Singapore, qua Lào, Thái Lan và Malaysia, cũng ở trong tình trạng tương tự. Đoạn đường qua Thái Lan bị chậm do các tranh chấp về tài chính, điều kiện vay tiền, cũng như quy định liên quan đến thi công. Chỉ đến tháng 7/2017, chính quyền quân sự Thái Lan mới phê chuẩn khoản kinh phí 5,2 tỉ đô la, để khởi sự công trình.

Tại Lào, tuyến đường dự kiến dài khoảng 415 cây số. Tuy nhiên, tại quốc gia được coi là đồng minh ruột của Bắc Kinh, dự án gây rất nhiều phản đối, do giá đắt – khoảng 5 tỉ đô la, tương đương với một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Lào. Nhiều ý kiến lên án cho rằng dự án đường sắt này không có ích lợi gì cho "một quốc gia quá nghèo" như Lào.

Bên cạnh các quốc gia Đông Nam Á nói trên, Trung Quốc cũng chọn đầu tư tại những nước nguy hiểm về an ninh, như Pakistan. Nhiều hợp đồng giữa Bắc Kinh và Islamabad, với tổng trị giá 46 tỉ đô la, được ký kết năm 2013, với mục tiêu xây dựng một hành lang đường bộ và đường ống năng lượng, nối liền khu vực viễn tây hẻo lánh của Trung Quốc với vùng biển Nam Á.

Tuy nhiên, tại tỉnh Balochistan (tây nam Pakistan), các lực lượng nổi dậy đã tấn công vào các công trình xây dựng đường ống dẫn dầu, một số đoàn tàu và kể cả các kỹ sư Trung Quốc.

Nhìn chung, cho dù các dự án đường tàu cao tốc của Trung Quốc được giới lãnh đạo Trung Quốc và chính quyền các nước đối tác thường xuyên ca ngợi và cổ vũ, người dân thường tại các địa phương nơi tàu cao tốc dự tính sẽ đi qua, không hề hưởng ứng. Trả lời AFP, một dân làng Indonesia nhận xét : "Tàu cao tốc không phải cho chúng tôi… chỉ những nhà kinh doanh cỡ bự mới nghĩ rằng thời giờ là tiền bạc".

Biển Ấn Độ - Thái Bình Dương : Bộ Tứ Ấn-Nhật-Mỹ-Úc lần đầu nhóm họp

Trong lúc Trung Quốc nỗ lực quảng bá cho dự án Nhất đới, Nhất lộ nghìn tỉ đô la, một số quốc gia láng giềng lo ngại tham vọng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại hai vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đã tìm cách hợp sức. Hôm Chủ Nhật, 12/11, đại diện bốn quốc gia - Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ - đã có cuộc họp chính thức lần đầu tiên, để thảo luận về một dự án bảo vệ "tự do" và "trật tự quốc tế mở dựa trên luật pháp" tại vùng biển Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Cuộc họp quan chức ngoại giao cấp bộ của bốn quốc gia nói trên, gọi tắt là cuộc họp Bộ Tứ, diễn ra tại Manila, bên lề thượng đỉnh Đông Á, và vào hôm trước cuộc thượng đỉnh của khối ASEAN.

Theo thông báo của Bộ ngoại giao Ấn Độ, được đưa ra sau khi hội nghị kết thúc, được báo Ấn Độ The Economic Times trích lại, "các bên tham gia đang tìm cách thống nhất quan điểm, nhằm mục tiêu chung" là thúc đẩy "hòa bình, ổn định và thịnh vượng, bằng cách gia tăng hợp tác tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Xây dựng một liên minh tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là một dự án trùng với chiến lược Hướng Đông của New Delhi từ nhiều năm nay.

Về phần mình, Bộ ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh tất cả các bên tham gia hội nghị Bộ Tứ đều "lo ngại trước các hoạt động đòi hỏi chủ quyền, thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, có thể đe dọa quyền tự do hàng hải ở khu vực này". Nhật Bản và Hoa Kỳ đều ủng hộ việc Ấn Độ "có một vai trò chiến lược chủ chốt" tại vùng biển nói trên, mà Biển Đông là một bộ phận.

conduong2

Vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương (phần màu đậm trong bản đồ).Wikipedia

Như vậy, sau 10 năm nhen nhóm, dự án thành lập một liên minh Bộ Tứ gồm ba quốc gia dân chủ ở Châu Á – Thái Bình Dương và Hoa Kỳ, tại vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương đã bước đầu hình thành, nhờ nhiều nỗ lực ngoại giao dồn dập trong những tháng gần đây.

Ý tưởng về một liên minh bốn quốc gia đã được thủ tướng Nhật Bản nêu lên lần đầu tiên vào năm 2007 (*). Tuy nhiên, vào thời điểm đó, do các áp lực của Trung Quốc, chính phủ Úc đã quyết định không tham gia. Chính phủ Ấn Độ lúc đó cũng giữ khoảng cách với dự án này.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 13/11/2017

----

(*) Ngày 22/08/2007, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu trước Quốc Hội Ấn Độ, với tựa đề "Confluence of the Two Seas/Hợp lưu hai biển", trong đó ông Abe dẫn lại tác phẩm "Majma ul-Brahrain/Confluence of the Two Seas" của Dara Shikoh (1615–1659). Tác phẩm của nhà tâm linh Ấn Độ thời Mô-gôn (nổi tiếng với những tư tưởng khoan dung và nỗ lực tìm cách tăng cường hiểu biết giữa hai cộng đồng Ấn Giáo và Hồi Giáo) được thủ tướng Nhật gợi ra như một ẩn dụ cho khát vọng lâu đời, tìm kiếm liên thông giữa hai thế giới, hai vùng biển Thái Bình và Ấn Độ Dương, thúc đẩy quan hệ toàn diện Nhật - Ấn.

Published in Diễn đàn

Đổ ra xung đột hay chiến tranh, nhất là ở khu vực Biển Đông, thì nước thiệt hại đầu tiên và không nhỏ chính là Trung Quốc. Nên giữ hòa bình, ổn định để...

Tư tưởng mới như "Giấc mộng Trung Quốc" hay "Một vành đai, một con đường", được Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất trong những năm gần đây đã khiến dư luận khu vực, quốc tế hết sức quan tâm. 

Đã có không ít những cuộc hội thảo, những công trình nghiên cưu, đánh giá một cách nghiêm túc, khoa học về "tư tưởng mới" này. 

Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn những đánh giá khác nhau ; nhất là về nguyên nhân nào khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất những sáng kiến nói trên và các sáng kiến đó góp phần vào sự phát triển của Trung Quốc như thế nào ?

Trung Quốc đang đối mặt với thời cơ và thách thức nào ? Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức không ?

Để lý giải những băn khoăn nói trên, trên tinh thần xây dựng, chúng tôi xin được trình bày một cách thẳng thắn ý kiến của mình với hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy "sáng kiến" này trở thành hiện thực.

Xin được trình bày nhận thức của chúng tôi về :

1. "Giấc mộng Trung Quốc" hay "Trung Quốc mộng", "Phục hưng dân tộc Trung Hoa"

Đây là một học thuyết mới chỉ đạo xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong kỳ họp Quốc hội năm 2013.

Sau đó học thuyết này không ngừng được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc. 

Tuy nhiên, trên thực tế học thuyết này đã được ông Tập Cận Bình thể hiện ngay từ khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, lúc ông cùng một nửa thành viên Thường vụ Bộ chính trị, tham quan triển lãm "Đường tới phục hưng" tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. 

Chính tại đây ông đề xuất ý tưởng "Giấc mộng Trung Quốc" với định nghĩa : Phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại. Giấc mơ ấy sẽ thành hiện thực. 

Còn sáng kiến "Một vành đai, một con đường" được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố lần đầu tiên trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Đại học Nazarbayev, Kazakhstan vào ngày 7/9/2013. 

Sau đó trong chuyến thăm Indonesia tháng 10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục công bố "Sáng kiến xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" nằm trong "Một vành đai, một con đường". 

Nói cách khác, "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" là một nhánh của "Một vành đai, một con đường". 

Các kết nối kinh tế phục vụ sáng kiến này là lý do chính để ông Tập Cận Bình công bố thành lập "Quỹ Con đường tơ lụa" 40 tỉ USD để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước có liên quan. 

Truyền thông Trung Quốc đã quảng bá một cách khá hệ thống, đồng bộ và bài bản cho các sáng kiến, ý tưởng này, đồng thời nó cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận khu vực và quốc tế.

Chúng tôi nhận thấy, dù là "Giấc mộng Trung Quốc" hay "Một vành đai, một con đường" thì đều nhằm thực hiện 2 mục tiêu thế kỷ mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đưa ra : 

Một là, xây dựng xã hội khá giả vào năm 2021, đúng thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ;

Hai là, xây dựng Trung Quốc thành đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, văn minh, giàu mạnh, dân chủ và hài hòa vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước. 

Thiết nghĩ, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có mong muốn đất nước mình phát triển cường thịnh, trở thành quốc gia có thể sánh vai cùng năm châu bốn biển.

Nhất là những nước phải đấu tranh gian khổ, hy sinh xương máu mới giành được độc lập, mới thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến, Trung Quốc cũng thế, Việt Nam cũng vậy, không có gì khác. 

Bởi vậy cho nên, chúng tôi hy vọng rằng chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc phấn đấu thực hiện "Giấc mộng Trung Quốc" với động cơ trong sáng của nó.

Phù hợp với các giá trị nhân văn, phổ quát của nhân loại văn minh ngày nay, phù hợp với luật pháp quốc tế, đem lại lợi ích cho Trung Quốc, mà ít nhất cũng không phương hại đến lợi ích của các quốc gia khác.

Được như vậy, thì đây sẽ là điều rất đáng được hoan nghênh và ủng hộ.

Trong thế giới hiện nay, hòa bình và phát triển, hợp tác giúp nhau cùng thắng là một xu thế tất yếu của thời đại, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người.

Nhất là sự hợp tác cùng thắng, mở rộng giao thương giữa các nước có nền kinh tế phát triển hùng mạnh, có tiềm lực với các nước nhỏ khác cũng là điều đáng khuyến khích. 

Vì vậy, chủ trương, ý tưởng lớn này nếu nội dung của nó chứa đựng những xu hướng tiến bộ và hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế, hợp tác phát triển cùng thắng thì đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật cuộc sống.

con1

Trung Quốc tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu sáng kiến "Một vành đai, một con đường", ảnh minh họa : Notey.

Và chắc chắn những chủ trương, ý tưởng này sẽ được cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, ủng hộ hết mình và phối hợp, hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để thực hiện giấc mơ, ý tưởng ấy ! 

Sở dĩ tôi phải đặt chữ "nếu" vào đây là vì, mặc dù Trung Quốc đã triển khai và tuyên truyền mạnh mẽ hai ý tưởng, sáng kiến này từ năm 2013 đến nay, nhưng dư luận quốc tế, khu vực rất quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi.

Nhất là dư luận tại những nước có các dự án nằm trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" đặc biệt quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi cần làm rõ.

2. Những vấn đề đặt ra với Trung Quốc xung quanh sáng kiến "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21"

Đến nay vẫn nhiều người còn thắc mắc rằng, liệu sáng kiến này chỉ thuần túy là về hợp tác kinh tế - thương mại như "con đường tơ lụa cổ xưa", hay còn mang theo những mục đích khác về an ninh, hàng hải, địa- chính trị, địa- quân sự… ?

Đặc biệt hiện nay, trong tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức căng thẳng, phức tạp, nhất là việc Trung Quốc đã và đang triển khai nhiều hoạt động mà dư luận cho rằng đã vượt quá những cam kết đã đạt được giữa các bên liên quan.

Hay những hoạt động thúc đẩy yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không dựa trên cơ sở của Luật pháp và thực tiễn quốc tế, điển hình là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, khiến các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam, đang hết sức lo ngại.

Đã có những phản ứng, đề phòng từ các nước láng giềng Trung Quốc ở khu vực và họ đang tìm mọi cách nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Một xu thế chạy đua vũ trang đang hiện hữu, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh ở Đông Nam Á, có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang…

Biển Đông hiện đang là đột phá khẩu, là điểm khởi đầu của "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21", một nhánh của sáng kiến "Một vành đai, một con đường". 

Trong khi đó, Trung Quốc đã bồi lấp 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo và đang xây các tiền đồn quân sự khổng lồ…

Tình hình đó khiến dư luân không thể không nghi ngờ đến mục đích của những sáng kiến nói trên :

Liệu các công trình được xây dựng trên các bãi cạn đó sẽ đóng vai trò gì trong sáng kiến "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21"hay rộng hơn là sáng kiến "Một vành đai, một con đường" ? 

Liệu Trung Quốc đã chi bao nhiêu tiền trong số 40 tỉ USD của "Quỹ Con đường tơ lụa" cho các công trình đảo nhân tạo và quân sự này ?...

Đó là những mối quan tâm chính đáng, những lo ngại thật sự mà dư luận khu vực, trong đó có Việt Nam, đặt ra và cần một câu trả lời công khai, minh bạch, thiện chí và cầu thị từ phía Trung Quốc. 

Có như vậy thì những băn khoăn mới được làm rõ, niềm tin chiến lược mới có thể tạo dựng và được củng cố, sáng kiến "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" mới có thể thành tựu.

Bởi lẽ đặt vào cương vị của các bên liên quan ở Biển Đông, sẽ không có quốc gia nào đánh đổi chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông để lấy các lợi ích kinh tế nhất thời. 

Trong khi cơ chế vận hành, khai thác cũng như hiệu quả của các dự án sử dụng nguồn vốn từ "Quỹ Con đường tơ lụa" hay sáng kiến "Một vành đai, một con đường" đến đâu vẫn còn là điều cần làm sáng tỏ.

Có thể nói dư luận rất hoan nghênh và chào đón các sáng kiến, ý tưởng hợp tác của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự rõ ràng, minh bạch và thiện chí hợp tác cùng có lợi.

Làm sao để các bên thấy được Bắc Kinh không giấu trong "sáng kiến" này những vấn đề liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông.

Đây là một yêu sách đang bị dư luận phê phán, lên án, không thừa nhận, thậm chí đã bị Phán quyết Tòa Trọng tài 12/7/2016 bác bỏ trong phạm vi thuộc thẩm quyền của mình. 

Nếu Trung Quốc trả lời được những câu hỏi này, tất nhiên niềm tin của khu vực và quốc tế vào ý tưởng, sáng kiến của Trung Quốc sẽ được xác lập và củng cố, ý tưởng, sáng kiến ấy chắc chắn sẽ thành tựu viên mãn. 

Ngược lại thì nó sẽ chỉ nằm trên giấy, trên các hoạt động tuyên truyền và có thể gây phản tác dụng.

3. Khát vọng của lãnh đạo Trung Quốc và lo ngại từ láng giềng

Nhiều học giả và nhà phân tích quốc tế cho rằng, những ý tưởng, sáng kiến trên mà chính phía Trung Quốc đã xác định là "tư tưởng mới" thể hiện khát vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trên cương vị người đứng đầu đất nước Trung Quốc.

Bởi ông là người chịu trách nhiệm cho tương lai của hơn 1,3 tỉ dân muốn tìm kiếm một học thuyết mới, một hướng đi mới để đột phá sau 30 năm cải cách mở cửa làm cho diện mạo Trung Quốc thay da đổi thịt. 

con2

Một bức hình cổ động cho sáng kiến "Một vành đai, một con đường", ảnh : Hong Kong Free Press.

Đã đến lúc Trung Quốc cần một "tư tưởng mới" để tiếp tục dẫn đường đưa đất nước phát triển phồn vinh, đồng thời khắc phục những mặt trái do tăng trưởng quá nóng gây ra như ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chênh lệch giàu nghèo và bất ổn xã hội… 

Chúng tôi thiết nghĩ, đây là mong muốn, là nguyện vọng và là mục đích hoàn toàn chính đáng của một người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc thời hiện đại. 

Theo dõi trên truyền thông đại chúng những diễn biến gần đây chúng tôi nhận thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình đang triển khai thực hiện mạnh mẽ sáng kiến "Một vành đai, một con đường" cũng như thực hiện "Giấc mộng Trung Quốc" mà ông đã nỗ lực dồn hết tâm huyết để thực hiện giấc mộng đó : 

Một là, chiến dịch chống tham nhũng thành công vang dội, gây chấn động dư luận trong và ngoài Trung Quốc. 

Những nhân vật từng là ủy viên Thường vụ Bộ chính trị như Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thứ Trùng Khánh Bạc Hy Lai, hay có đến 2 cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu đã bị đưa ra trước ánh sáng công lý.

Theo tôi đây là thành tích cực kỳ quan trọng và làm nên sức mạnh, sức hút của Chủ tịch Tập Cận Bình, bởi tham nhũng là kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào. 

Thể chế càng thiếu minh bạch càng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. 

Tuyên chiến với tham nhũng là tuyên chiến với các tập đoàn lợi ích sừng sỏ, nếu không đủ bản lĩnh, quyết tâm, nghị lực cũng như sự tài năng, khéo léo để tập hợp lòng người, khó có thể hạ được những con hổ tham nhũng cỡ bự như vậy.

Hai là, trên mặt trận kinh tế, chúng tôi theo dõi thấy rằng ảnh hưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình tới những quyết sách mang tính bước ngoặt tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc từ hướng sản xuất công nghiệp nặng và hàng tiêu dùng giá rẻ nhưng ô nhiễm môi trường hiện nay sang sản xuất hàng tiêu dùng trung cao cấp và phát triển dịch vụ. 

Mặc dù đây là việc làm không dễ dàng gì, ngay cả sự đồng thuận từ xã hội, vì nó có thể đánh mất khá nhiều việc làm, cũng như nảy sinh các vấn đề xã hội khi hàng triệu công nhân ngành thép, ngành than mất việc.

Chính điều này cũng khiến dư luận khu vực và quốc tế đặt dấu hỏi :

Phải chăng chiến lược "Một vành đai, một con đường" cùng với "Quỹ Con đường tơ lụa", định chế Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) đang là một kênh hiệu quả để Chủ tịch Tập Cận Bình chuyển các ngành công nghiệp nặng dư thừa của Trung Quốc ra nước ngoài theo chân những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ? 

Có nhiều người cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang có xu hướng co lại, suy giảm hay yếu đi.

Nhưng chúng tôi thấy kinh tế Trung Quốc đang rất mạnh, những biểu hiện bên ngoài chỉ là hiệu ứng của tái cơ cấu bắt buộc phải trải qua. 

Việc Trung Quốc thâu tóm hàng loạt các định chế, thương hiệu toàn cầu trong thời gian qua có thể cho thấy rõ sức mạnh nội lực của Trung Quốc đang ở mức nào.

Nhưng cũng chính kênh này đang khiến chúng tôi và nhiều nhà nghiên cứu băn khoăn :

Liệu việc đi kèm với các gói tín dụng, vốn vay ưu đãi từ "Quỹ Con đường tơ lụa" (AIIB) theo sáng kiến "Một vành đai, một con đường" làm lợi cho Trung Quốc đã đành, nhưng có gây phương hại cho kinh tế các nước đối tác hay không ? 

Bởi lẽ, ngay tại Việt Nam, hầu hết các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc thắng thầu bằng giá rẻ và vay vốn Trung Quốc thì cuối cùng đều đội vốn, có nơi gấp đôi, gấp ba so với dự toán ban đầu. 

Công nghệ trong các dự án này thường lạc hậu, nhà thầu Trung Quốc gây nhiều điều tiếng khi hoạt động ở nước ngoài, vấn đề công nhân - người lao động chân tay Trung Quốc ồ ạt tràn sang các nước chiếm mất việc làm của người dân sở tại…

Đó là những lo ngại rất hiện hữu.

Bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng, với tinh thần hợp tác cùng thắng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích, nên chăng Trung Quốc cần tính đến việc điều chỉnh chiến lược sao cho hài hòa giữa lợi ích của mình với đối tác. 

Bởi chính điều này mới làm nên hình ảnh một Trung Quốc thân thiện, đáng tin cậy và có trách nhiệm trong mắt đối tác.

Và như vậy mục đích thực hiện "Giấc mộng Trung Quốc" mới có thể thành hiện thực, khi các nước đều thấy Trung Quốc rất có trách nhiệm, uy tín trong làm ăn. 

Ngược lại thì thiệt hại vô cùng. 

Có thể các nước vay tiền Trung Quốc thiệt hại về kinh tế, nhưng Trung Quốc thiệt hại về hình ảnh, uy tín và vị thế. 

Trung Quốc càng dành được nhiều dự án và triển khai theo kiểu này, thì mất mát về uy tín càng lớn. 

Một nhóm nào đó trong Chính phủ các nước có thể hoan nghênh một vài gói vốn vay của Trung Quốc, nhưng người dân các nước sẽ ngày càng ác cảm và cảnh giác với Trung Quốc. 

Thiệt hại này không đo được bằng tiền.

Ngày nay ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Trung Quốc thì Nhật Bản cũng đang rất quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực và họ đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch hỗ trợ tài chính cho chiến lược này.

Nhật Bản lâu nay rất uy tín trong việc hợp tác làm ăn, nên nếu Trung Quốc không có sự điều chỉnh về chiến lược và chính sách, chúng tôi e Trung Quốc sẽ gặp khó khăn không nhỏ.

Ba là là trên mặt trận quân sự : 

Chúng tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ khả năng, năng lực và uy tín của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc tái cơ cấu bộ máy chỉ huy quản lý các lực lượng vũ trang và cắt giảm 300 ngàn quân. 

Đây là việc làm cực kỳ khó khăn, nhưng ông đã triển khai một cách hệ thống, bài bản và rất nhanh chóng. Từ lúc tuyên bố chính thức ngày 3/9/2015 đến khi chuyển đổi ngày 1/1/2016 vỏn vẹn chỉ có vài tháng, vậy mà ông đã thành công.

Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực gây lo ngại nhất cho các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. 

Bởi lẽ ngân sách dành cho quân sự của Trung Quốc tăng trưởng liên tục, tàu chiến máy bay và các cuộc tập trận bắn đạn thật xuất hiện ngày một dày đặc trên Biển Đông. 

Đi kèm là các công trình xây dựng khổng lồ hàng tỉ USD trên các đảo nhân tạo. Trung Quốc kéo tên lửa, máy bay ra bố trí ở Phú Lâm, Hoàng Sa....

Tất cả những điều này gây ra một cảm giác lo ngại và không một nước nào trong khu vực không đặt câu hỏi về ý định thực sự của Trung Quốc.

Nếu thực sự Trung Quốc trỗi dậy hòa bình như vẫn nói, thì Trung Quốc giải thích thế nào về các căn cư quân sự và số vũ khí đang hiện diện ngày càng nhiều, càng lớn ở Biển Đông ? 

Trong khi Trung Quốc né tránh việc thực hiện trách nhiệm của thành viên UNCLOS 1982 trong việc tuân thủ quá trình giải quyết tranh chấp áp dụng, giải thích UNCLOS thông qua cơ quan tài phán thì mấy ai mà không lo ngại ?

Chính điều này phải chăng đang làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" ?

Ngược lại, phải chăng nó còn tạo thêm hoài nghi cho dư luận, phải chăng các dự án, chương trình hợp tác kinh tế theo sáng kiến này chỉ nhằm ngụy trang cho các công trình quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông ? 

Nếu không trả lời rõ ràng câu hỏi này, tôi e dù có tốn bao nhiêu công sức và tiền của để tuyên truyền về sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình, thì vẫn chỉ là công "Dã tràng xe cát Biển Đông…"

4. Thời cơ lớn nhất của Trung Quốc để phát triển đất nước hiện nay theo chúng tôi chính là một môi trường hòa bình và ổn định

Nếu tận dụng được thời cơ này, phát triển mạnh mẽ, hài hòa và bền vững nền kinh tế kết hợp chăm lo nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn ổn định hòa hiếu với láng giềng thì những thách thức hiện nay Trung Quốc đang gặp phải sẽ được hóa giải một cách bải bản, căn cơ, lâu dài.

Mặt khác, Trung Quốc đang sở hữu nguồn lực tài chính, kích thước nền kinh tế và thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới. 

Đó là một thế mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có được. 

con3

Không quân Trung Quốc mới tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông gần đây, ảnh minh họa : China Daily.

Nhưng muốn khai thác thế mạnh ấy một cách lâu dài, thì Trung Quốc cần đặt nền kinh tế của mình vào bức tranh chung của nền kinh tế thế giới, theo đúng tinh thần "thân - thành - huệ - dung" như Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn nói. 

Tất cả những điều này phải được thể hiện bằng hành động, lấy kết quả làm thước đo chứ không nên chỉ dừng ở những tuyên bố có cánh. 

Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình và phát triển là xu thế của thời đại. Kết hợp được hai xu thế này, Trung Quốc mới vươn lên mạnh mẽ. 

Một khi để nổ ra xung đột hay chiến tranh, nhất là ở khu vực Biển Đông, thì nước thiệt hại đầu tiên và không nhỏ chính là Trung Quốc. Nên giữ hòa bình, ổn định để phát triển cùng thắng vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Về đối ngoại, thách thức lớn nhất của Trung Quốc chính là lòng tin của phần còn lại của thế giới đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, có thực sự hòa bình hay không, và nếu trỗi dậy hòa bình thì Trung Quốc giải thích thế nào về các hoạt động quân sự của mình trên Biển Đông ?

Thời cơ Trung Quốc hoàn toàn có thể nắm được và nắm rất chắc, vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc có muốn nắm nó hay không, hay còn có những tính toán khác. 

Thách thức cũng vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc có đủ bản lĩnh và trí tuệ để vượt qua khi biết dung hòa lợi ích quốc gia dân tộc mình với các nước láng giềng, khu vực và thế giới.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 12/05/2017

Additional Info

  • Author Trần Công Trục
Published in Diễn đàn