Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 11 février 2020 22:36

nCoV làm mất niềm tin vào chế độ

Mấy hôm nay đi đâu cũng nghe v coronaVirus (nCoV). nhà. trường hc con cái. công s. ch gp g bn bè. các ba ăn vi gia đình. Trên truyn hình. Trên mng xã hi v.v. Có l không nơi nào tránh khi thông tin và bình lun v nCoV này trong nhng ngày qua.

ncov1

Phóng ảnh vi khuẩn Virus Corona. Ảnh minh họa 

Theo viện nghiên cu tĐại hc John Hopkins vào hôm nay 9 tháng 2, thì nạn dch nCoV hin có 34.549 người trên thế gii b mc bnh, ít nht 813 người đã b chết, trong đó ch có 2 người ngoài Trung Quc, mt ti Phi và mt ti Hng Kông. 2.707 trường hp được cha tr. Người dân thuộc 28 quc gia trên thế gii đã được phát hin là b nhim nCoV, mà phn ln là nhng người đã đến Trung Hoa đi lc.

Trong 28 quốc gia nêu trên thì Singapore chiếm 40 trường hp, kế đến là Thái Lan 32, Hng Kông 26, Nam Hàn 25, Nht 25, Úc 15,… và Vit Nam 13. Ti Nht, có 64 trường hp được phát hin trên du thuyn Diamond Princess, và tt c các trường hp này đang được chính ph Nht cách ly hoàn toàn ti Yokohama.

Mỗi ngày số người b phát hin nhim bnh ngày càng gia tăng. S người b phát hin nhim, hay chết, hôm qua thì hôm nay đã khác, đã gia tăng đáng k. Bây gi các chuyên gia y tế hàng đu đang cn c s liu ln thi gian đ xác đnh t l t vong. Hin nay thì tỷ l t vong khong 2 phn trăm (so vi SARS năm 2002-2003 là 10 phn trăm). Yếu t quan trng khác trong khng hong này là t l vi trùng lan truyn. nCoV có phát trin nhanh chóng và lan ttuyn rng rãi như SARS không thì hin nay khoa hc vn chưa đánh gía chính xác.

Một s bin pháp phòng nga, và cách ly, đang áp dng hin nay là cn thiết đ ngăn nga s lây lan ca bnh dch này. Chng hn, các chuyến bay đến và đi t Wuhan cũng như t Trung Hoa đi lc, nhng người mi đến phi trường/cng có triu chứng ca nCoV, và ti Trung Quc, cách ly nhng bng nhân vi các nhân viên y tế, v.v… là cn thiết.

Chẳng hn, đi vi Úc,  quan Chính yếu Bo v Y tế ca Úc Châu (Australian Health Protection Principal Committee/AHPPC) đã họp hành hàng ngày đ đưa ra các li đ ngh đi phó vi nn dch này. Trong đó đ ngh mi công dân Úc không đến Trung Quc na. Th tướng Úc áp dng bin pháp gii hạn di chuyển đi vi nhng ai đến Úc t Trung Hoa đi lc sau ngày 1 tháng Hai va qua. Nhng ai không phi là công dân Úc đến t Trung Hoa đi lc thì s không được vào Úc 14 ngày sau khi h đã ri hay chuyn tiếp ti Trung Quc đi lc. Nhng ai có s tiếp xúc gần vi nhng người đã nhim bnh thì phi t cách ly chính mình trong sut 14 ngày sau khi gp người nhim bnh đó. Còn các công dân Úc được rước ra khi Vũ Hán thì hin đang được tm cư ti Christmas Island, và sau 14 ngày chun bnh và nếu không có triệu chng, thì có th được cho v nhà.

Nhưng cũng chưa đ.

Theo Tom Inglesby, Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế ca John Hopkins, thì các vic kế tiếp cn làm là : mt, s phn ng mnh m và kiên trì t các chính quyn và cng đng quc tế ; hai, phát trin vc-xin là cp thiết nht hin nay đ làm gim kh năng lan rng và nhng tác hi ca nó mt cách đáng k. Nhưng làm ra được vc-xin thường mt nhiu thi gian, nhiu khi mt c năm. Như thế thì vic ngăn nga s tr nên vt v và khó khăn t đây đến đó. Nhưng nếu được s ym tr và khuyến khích ti đa t chính ph, cng đng quc tế, các nhà t thin v.v. đ có s phi hp gia các ng viên vc-xin muốn nghiêm chnh đt được kết qu thì rt có th có được kết qu nhanh hơn.

Khi đã có được vc-xin thì vn đ làm sao sn xut nó hàng lot, đ nó được đến my chc ngàn người đang b nhim, cũng như nhng ai mun chích nga, trên toàn cu. Đó là mt tiến trình dài và rắc ri. Vn đ sn xut, phân phi hàng lot ti nhiu nơi trên thế gii là hơi bt thường vì phn ln làm ti mt ch. Có th vì nhu cu cp bách hin nay mà WHO cn điu hp khéo léo đ vic này xy ra mt cách tt đp hiu qu nht.

Sẽ mất nhiều thi gian đ đi phó và ngăn chn hoàn toàn nCoV này và nn dch lan tràn ca nó. Nếu chính quyn Vũ Hán nói riêng, và Trung Quc nói chung, coi trng các tiếng nói chuyên môn đc lp nhưng không chính thng, như trường hbác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người công khai lên tiếng báo đng v s lây lan ca dch bnh corona, thì h qu đâu đến ni như bây gi. Người dân Hng Kông và nhiều nơi khác hong ht cao đ, không ch vì s, mà chính vì không tin tưởng, không còn niềm tin vào cách quản lý thông tin và đưa thông tin trung thực ca Bc Kinh đến người dân. Người dân không còn tin tưởng kh năng ca chính quyn có th bo v mng sng ca h và ngăn chn con virus này. S s hãi ca h là chính đáng, vì đây không phi là ln đu.

Theo thống kê năm 2006 thì 53 phần trăm người dân khp nơi còn tin tưởng rng Trung Quc hành x phn nào đó trách nhim, nhưng đến năm 2019 thì t l này tt xung ch còn 28 phn trăm. Ngoài ra, theo bn khảo sát mi nht ca Lowy Poll thì 45 phn trăm người được kho sát cho biết h không tht s tín nhim Ch tch Tp Cn Bình s làm điu đúng đng đi vi các vn đ quc tế, trong khi đó 23 phn trăm cho biết hoàn toàn không tín nhim ông Tp.

Nạn dch nCoV ở tm quc tế hin nay cn nim tin vào nơi xut phát con dch, tc Vũ Hán nói riêng và Bc Kinh nói chung, có kh năng ngăn nga kim soát và dp tt nCoV càng sm càng tt. Nhưng vi cái đà ngày càng gia tăng nCoV hin nay và cung cách kim soát bưng bít của chế đ cng sn, tht là khó đ lc quan tin rng an toàn và mng sng ca người dân Trung Quc nói riêng và thế gii nói chung là ưu tiên ca Bc Kinh. Vì thế cho nên mi quc gia phi tìm mi cách đi phó tt nht trong kh năng mình lúc này cho đến khi vc-xin được ra đi và có th dùng cho mi người.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 11/02/2020

Published in Diễn đàn

nCoV-2019 có thể lây nhanh hơn SARS

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 27/01/2020

Một nghiên cứu, được công bố vào ngày 26/1 trên website biorxiv.com, của một nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh (GDCDC) tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc về tính lây truyền của nCoV đã đưa ra nhận định rằng nCoV có thể lây nhanh hơn SARS [1].

ncov0

Hình : nCoV-2019 (Nguồn : nbc11news.com)

Nghiên cứu xem xét dữ liệu từ những ca nhiễm nCoV trước 23/1 được thu thập từ các hồ sơ y tế, điều tra dịch tễ và các website chính thức khác. Trong khi đó, dữ liệu về các ca nhiễm hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) tại tỉnh Quảng Đông trong các năm 2002-2003 được lấy từ GDCDC.

Các phương pháp ước tính tăng trưởng hàm mũ (exponential growth, EG) và khả năng tối đa (maximum likelihood, ML) được áp dụng để ước tính hệ số lây truyền hiệu dụng R (effective reproductive number) (sau đây gọi ngắn gọn hơn là hệ số lây truyền) của nCoV và SARS.

Theo tính toán, các hệ số lây truyền của nCoV là 2,9 theo phương pháp EG và 2,92 theo phương pháp ML. Trong khi đó, các hệ số lây truyền tương ứng của SARS là 1,77 và 1,85. Nhóm nghiên cứu đã quan sát xu hướng theo thời gian từ khi triệu chứng phát tác ở bệnh nhân đến khi bệnh nhân được cách ly trong 2 trường hợp của 2 loại virus.

Hệ số lây truyền của nCoV thấp hơn của SARS có nghĩa là nCoV có nguy cơ lây truyền cao hơn so với SARS. Cứ mỗi ca nhiễm nCoV trung bình sẽ lây cho 2,9 hoặc 2,92 ca khác, trong khi cứ mỗi ca nhiễm SARS trung bình sẽ lây cho 1,77 hoặc 1,85 ca khác.

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng mặc dù các nỗ lực y tế công cộng đã làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền của nCoV, song điều trên ngụ y rằng cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa nghiêm ngặt hơn để phát hiện, chuẩn đoán và điều trị sớm để kiềm chế sự lan rộng của virus.

Cho đến thời điểm nghiên cứu, nhiều trường hợp lây nhiễm ngoài Trung Quốc từ các nhân viên y tế cho thấy nCoV lây nhiễm nhanh giữa người với người. Trong nghiên cứu, do hạn chế về thông tin, nhóm nghiên cứu đã dùng thời gian phát tác triệu chứng từ ca sơ phát đến ca thứ phát (generation time, GT) của SARS để áp dụng cho nCoV là 8,4 ngày.

Sẽ cần thêm thời gian cho các nhà khoa học tìm hiểu về nCoV. Và từ giờ đến khi nCoV được kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả, điều nên làm cho tất cả mọi người là tuân theo các quy tắc vệ sinh (đặc biệt là cho đường hô hấp) như hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới,[2] và cùng với đó là hạn chế tiếp xúc đông người, thể hiện thái độ thận trọng tối đa trong việc phòng tránh lây nhiễm.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 27/01/2020

Chú thích :

[1] Transmission dynamics of 2019 novel coronavirus (2019-nCoV)

[2] Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về vệ sinh nhằm phòng tránh nCoV

**********************

nCoV-2019 : Vì sao WHO chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng ?

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 26/01/2020

Trong hai ngày 22, 23/1, Ủy ban Khẩn cấp (EC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp để thảo luận xem liệu có tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng (PHEIC) trước dịch bệnh virus corona mới (viết tắt là nCoV-2019 hay nCoV) theo Bộ Quy định về Y tế Quốc tế (IHR) 2005 hay không.

ncov2

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân đến bệnh viện Jinyintan, nơi điều trị nCov-2019 (Nguồn : AFP)

Vào thời điểm EC nhóm họp, có hơn 600 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó hầu hết là tại Trung Quốc, còn lại là tại ít nhất 6 quốc gia khác.

Các thành viên trong EC đã đưa ra các quan điểm khác nhau, và mặc dù khuyến nghị trong ngày đầu (22/1) là dịch bệnh chưa cấu thành PHEIC, nhưng họ đã đồng ý về tính cấp bách của tình huống [1].

Khi tái lập vào ngày sau (23/1), EC đã xem xét thông tin cụ thể về tình hình tại Trung Quốc cùng thông tin về tình hình tại các quốc gia khác, và một số thành viên cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố PHEIC [2].

Cuối cùng, WHO đã quyết định vào ngày 23/1 không tuyên bố PHEIC, vì mặc dù nCoV lan truyền nhanh chóng tại Trung Quốc song quốc gia này đang nỗ lực kiểm soát, và vì số trường hợp nhiễm tại các quốc gia khác còn hạn chế [3].

Theo Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, đây là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe tại Trung Quốc nhưng chưa trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu [4].

Tedros cho biết thêm là vào thời điểm này, không có bằng chứng về sự lây lan từ người sang người ngoài Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là điều này sẽ không xảy ra [5]. (Lây lan từ người sang người có nghĩa là nhanh hơn và đáng lo ngại hơn).

PHEIC, được định nghĩa trong IHR là "một sự kiện bất thường được xác định là gây ra rủi ro cho sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan tế của bệnh tật và có khả năng phải có phản ứng quốc tế phối hợp" [6].

Đây là công cụ chính trị mà WHO có thể sử dụng để thu hút sự chú ý đến một căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe mà thế giới mất cảnh giác, nhằm thúc đẩy phản ứng quốc tế trước căn bệnh để ngăn chặn sự lây lan qua biên giới [7].

Một cân nhắc quan trọng trong việc tuyên bố PHEIC là liệu mối đe dọa của căn bệnh có đủ nghiêm trọng để các quốc gia có thể ban hành các hạn chế về du lịch và thương mại hay không, vì tuyên bố có thể khiến các nền kinh tế địa phương thiệt hại [8]. Theo Reuter, thiệt hại kinh tế toàn cầu do dịch SARS năm 2003 lên tới 40 tỷ USD [9]. (Khi dịch SARS xảy ra, IHR chưa ra đời, và do đó khái niệm PHEIC chưa tồn tại).

Cho đến nay, WHO chỉ tuyên bố PHEIC 5 lần, vào các năm 2009 (1 lần – dịch cúm), 2014 (2 lần – dịch bại liệt và dịch Ebola), 2016 (1 lần – dịch Zika), và 2019 (1 lần – dịch Ebola khác). Đối với sự bùng phát nhẹ, WHO không đưa ra cảnh báo [10].

Một số chuyên gia hay tổ chức chuyên môn không đồng ý với quyết định của WHO. Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm An ninh Y tế tại Trường Y tế Công cộng John Hopkins Bloomberg cho biết đây là "sự bùng phát rất nghiêm trọng với khả năng lan rộng tiềm tàng", và tuyên bố PHEIC sẽ là "một phương tiện để có sự hợp tác quốc tế sâu sắc hơn". Jac Phelan, thành viên của Trung tâm Khoa học và An ninh Y tế Toàn cầu tại Đại học Georgetown thì cho rằng sự bùng phát của nCoV thỏa mãn các tiêu chí của PHEIC [11].

Tuy WHO không tuyên bố PHEIC vừa qua, song Tedros có thể sẽ triệu tập một cuộc họp khác trong vòng khoảng 10 ngày hoặc sớm hơn nếu thấy cần thiết để đánh giá lại tình hình và cân nhắc có tuyên bố PHEIC hay không [12].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 27/01/2020

Chú thích :

[1][2] Statement on the meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV)

[3][4][5] The coronavirus outbreak is not yet a global health emergency, WHO says

[6] What are the International Health Regulations and Emergency Committees ?

[7][8] như [3]

[9] Factbox : How a virus impacts the economy and markets 

[10][11] như [3]

[12] như [1]

Published in Diễn đàn