Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cảnh sát Nhật Bản phát hiện "làng" người Việt ở quá hạn visa

RFA, 07/11/2024

Cảnh sát Nhật Bản vừa phát hiện một nhóm hơn 20 người Việt - phần đông là các thực tập sinh học nghề - lưu trú quá hạn tại một số các nhà nghỉ không còn hoạt động.

nhatviet1

Đường phố ở Shinjuku, trung tâm Tokyo, Nhật Bản hôm 20/10/2024 - Brooks / AFP

Báo Japantoday mới đây cho biết, cảnh sát đã lục soát một nhóm các nhà nghỉ này ở thành phố Bando, cách thủ đô Tokyo khoảng 50 km về phía đông bắc và phát hiện nhóm người Việt này bao gồm cả nam và nữ. Họ sống trong một cộng đồng có cả một quán ăn và một quán karaoke.

Báo Nhật Bản dẫn lời một điều tra viên giấu tên cho biết "có thể là nhóm người này không có nơi nào khác để đi".

Những người Việt Nam này sau đó đã bị trục xuất về nước.

Theo báo Nhật Bản, các nhà nghỉ này do một người Việt Nam 40 tuổi làm chủ. Người này vào cuối tháng 10 vừa qua đã bị truy tố về tội giúp đỡ cho người khác lưu trú trái phép.

Người này khai với cảnh sát là bà đã cho thuê nhà theo đề nghị của một nhóm người có liên quan đến những người lưu trú trái phép. Hai người được ở trong một nhà nghỉ và trả 40.000 yên (tương đường 262 đô la) một tháng.

Báo Japantoday dẫn lời các nguồn tin của bên điều tra cho biết, phần lớn những người bị phát hiện đến Nhật theo diện visa thực tập sinh với niềm tin rằng họ có thể kiếm tiền ở Nhật.

Tuy nhiên họ đã bỏ việc tại Nhật vì lương thấp hoặc bị chủ hành hạ, các nguồn tin này cho biết. Những người này tìm đến các nhà nghỉ này qua nguồn tin trên mạng xã hội.

Theo Japantoday, con số những thực tập sinh nghề nghiệp nước ngoài ở Nhật bỏ việc vì điều kiện làm việc không tốt vào năm 2023 đã lên mức kỷ lục là 9.753 người. Việt Nam đứng đầu danh sách này với 5.481 người, tiếp theo là các nước Myanmar với 1.765 người, Trung Quốc với 816 người.

Nguồn : RFA, 07/11/2024

*****************************

Cảnh sát Nhật Bản đột kích ‘làng’ người Việt lưu trú quá hạn

VOA, 05/11/2024

Cảnh sát Nhật Bản đã đột kích vào một nhóm nhà nghỉ bỏ hoang tại một thành phố cách Tokyo khoảng 50 km về phía đông bắc và tìm thấy hơn 20 người đàn ông và phụ nữ Việt Nam sống chung trong một cộng đồng bao gồm một nhà hàng và một quán karaoke, tờ Kyodo của Nhật Bản dẫn nguồn tin điều tra cho biết hôm 5/11.

nhatviet2

Ảnh chụp vào ngày 22/10/2024 đăng trên Kyodo News cho thấy khu nhà nghỉ bỏ hoang mà nhóm người Việt Nam lưu trú quá hạn ở Bando, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. (Ảnh chụp màn hình Kyodo News)

Những người Việt đã bị trục xuất hiện đang sống trong khoảng 10 nhà nghỉ không còn được sử dụng tại Bando, tỉnh Ibaraki, Kyodo dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết. Người ta tin rằng một số người trong số họ đã trốn khỏi các công ty Nhật Bản nơi họ làm "thực tập sinh kỹ thuật".

Các nhà nghỉ này thuộc sở hữu của một giám đốc điều hành công ty người Việt 40 tuổi, người đã bị truy tố vào cuối tháng 10 với cáo buộc tiếp tay cho việc lưu trú bất hợp pháp của họ bằng cách cung cấp nhà ở cho họ, vẫn theo Kyodo.

Mỗi nhà nghỉ có từ 2 - 4 người sống và họ phải trả 40.000 yên (262 đô la) tiền thuê nhà một tháng, nguồn tin cho Kyodo biết.

Nằm dọc theo Sông Tone, Bando có dân số khoảng 50.000 người, với nghề trồng rau là ngành chính. Theo nguồn tin điều tra, hầu hết người Việt Nam sống ở đó đã đến Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật với mục tiêu kiếm tiền tại Nhật. Nhưng các thực tập sinh này đã nghỉ việc vì mức lương thấp hoặc sau khi bị sếp hành hung.

Nhóm người Việt trên được cho là đã chuyển đến khu nhà nghỉ sau khi sống chung với nhau ở tỉnh Chiba lân cận và trao đổi thông tin qua mạng xã hội.

Tờ báo Nhật cho biết một số thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài tại Nhật đã biến mất khỏi nơi làm việc do môi trường làm việc kém. Tờ báo dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Nhật Bản, trích dẫn dữ liệu sơ bộ, cho biết con số kỷ lục 9.753 thực tập sinh đã "mất tích" vào năm 2023.

Trong số này, Việt Nam đứng đầu danh sách với 5.481 người, tiếp theo là Myanmar với 1.765 người và Trung Quốc với 816 người. Các nguồn tin cho Kyodo biết gần một nửa trong số những người mất tích đều làm việc liên quan đến xây dựng. Hãng tin còn trích lời một phụ nữ sống gần làng nhà nghỉ trên than phiền rằng bà không thể ngủ được vì "tiếng karaoke và tiếng nói vang vọng suốt đêm".

Ngoài tình trạng trốn ở lại, các công nhân Việt Nam sang Nhật làm việc còn bị cảnh sát Nhật chú ý vì nạn trộm cắp vặt, làm giả thẻ cư trú và chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp.

Tờ Asahi Shimbun hồi tháng 9 dẫn dữ liệu của cảnh sát Nhật cho biết các hành vi vi phạm của người Việt Nam tại Nhật đã tăng gấp ba lần trong 10 năm qua và chiếm 44% tổng số tội phạm do cư dân nước ngoài gây ra vào năm 2023.

Theo đó, vào năm 2023, có 4.082 hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự trong số người Việt Nam ở Nhật. Gần 77% trong số các hành vi vi phạm là trộm cắp.

Có 3.868 hành vi vi phạm của người Việt theo các luật định khác, trong đó vi phạm luật kiểm soát nhập cư được báo cáo thường xuyên nhất, chiếm 84,2% tổng số.

Ngoài ra, con số 7.950 người Việt Nam vi phạm bị xếp vào "đại diện cho số lượng tội phạm lớn nhất do cư dân nước ngoài phạm phải", chiếm 44% tổng số, vẫn theo dữ liệu cảnh sát mà Asahi Shimbun trích dẫn.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản, dân số người Việt Nam tại Nhật đã tăng nhanh chóng từ 99.865 người vào năm 2014 lên 565.026 người vào năm 2023.

Nguồn : VOA, 05/11/2024

**************************

Cảnh sát Nhật bắt giữ 17 phụ nữ Việt mở quán bar thanh nữ trái phép

VOA, 22/10/2024

Cảnh sát Tokyo, Nhật Bản, vừa bắt giữ 17 phụ nữ gốc Việt vì đã điều hành trái phép năm quán bar thanh nữ, vi phạm luật về giải trí cho người lớn của Nhật. Các quán này hiện cũng đang bị điều tra về việc thuê nhân viên trái phép là người Việt sang Nhật với visa du học.

nhatviet2

Hình chụp trên The Japan Times cho thấy hiện vật mà cảnh sát Nhật thu được từ các quán bar thanh nữ trái phép do người Việt điều hành ở Tokyo - JIJI Press/The Japan Times

Quán bar thanh nữ tại Nhật chủ yếu sử dụng các nhân viên bar là nữ phục vụ rượu cho khách và tiếp chuyện với khách ngay tại quán.

Báo Japan Times dẫn tin từ Phòng Cảnh sát Đô thành của Nhật cho biết, các quán bar vi phạm ở các quận Ueno và Roppongi của Tokyo và có doanh thu lên đến 440 triệu Yên (tương đương 2,9 triệu đô la) trong giai đoạn từ tháng 3/2019 đến tháng 9 năm nay.

Trong số 17 người tình nghi, một người là Duong Thi Minh Hong (28 tuổi) – người điều hành công ty – và chín người khác thừa nhận hành vi vi phạm trong khi bảy người còn lại bác bỏ cáo buộc của cảnh sát.

Duong Thi Minh Hong bị cáo buộc đã bắt một nhân viên nữ phục vụ qua quầy tại một trong năm quán bar của mình ở quận Yushima của Tokyo vào tháng 9 năm nay mà chưa có sự đồng ý từ giới chức theo quy định của luật pháp.

Phòng Cảnh sát Đô thành cho báo chí Nhật Bản biết từ năm 2020 đến nay, cơ quan này đã tiếp nhận tổng cộng 23 phàn nàn về năm quán bar này. Các phàn nàn liên quan đến phí dịch vụ của quán. Cảnh sát đã cung cấp các hướng dẫn về hành chính cho các quán bar nhiều lần nhưng các quán đã không thực hiện đúng, theo báo chí Nhật Bản.

Nguồn : RFA, 22/10/2024

Additional Info

  • Author RFA, VOA
Published in Việt Nam

Nạn trộm cắp, tội phạm của thực tập sinh Việt Nam gây nhiều lo ngại ở Nhật Bản

VOA, 30/08/2024

Ngày càng có nhiều thực tập sinh người Việt bị bắt giữ ở Nhật Bản vì trộm cắp và các tội khác gây ra những lo ngại ở đất nước này cũng như báo hiệu về những vấn đề sâu xa hơn bên dưới bề mặt, tờ báo lâu đời của Nhật Asahi Shimbun nêu ra trong một phóng sự hôm 28/8.

tromcap01

Trang The Japan Times đưa tin hai người Việt trộm xe đạp ở Tokyo, ngày 11/7/2024.

Trước đó, VOA và nhiều báo, đài khác của Nhật đưa tin về hàng loạt các vụ trộm cắp, phạm tội do người Việt gây ra ở quốc gia Đông Bắc Á.

Theo tìm hiểu của VOA, hiện có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 35% là các thực tập sinh, theo Asahi Shimbun. Việt Nam đang đứng đầu nhóm 15 nước đưa thực tập sinh, người lao động tới đất nước này. Họ góp phần duy trì các ngành quan trọng như xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

Nhưng kèm theo sự hiện diện của họ là nhiều vụ phạm tội gây phiền lòng người dân sở tại, theo quan sát của VOA. Đã có một loạt các bản tin của VOA và các trang tin Việt ngữ ở hải ngoại về ít nhất 10 người Việt bị nhà chức trách Nhật bắt giữ về tội trộm cắp hoặc ăn cướp trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm nay.

Gần đây nhất, NHK và một số đài, báo Nhật đưa tin về một nhóm người nói tiếng Việt đánh cắp 11 xe ô tô hồi rạng sáng ngày 19/8 tại một đại lý của hãng Honda ở thành phố Otawara, tỉnh Tochigi.

Phóng sự hôm 28/8 của Asahi Shimbun nêu ra trường hợp một người đàn ông Việt Nam 32 tuổi bị đem ra xét xử ở tỉnh Fukuoka vì bị cáo buộc đã nhiều lần ăn trộm trong các căn nhà vắng chủ hồi năm ngoái. Ông này đã nhận tội với cảnh sát.

Ông này đến Nhật năm 2015 làm thực tập sinh nhưng bị người chủ chê trách về thái độ làm việc. Sợ bị trả về nước, ông ta bỏ trốn và bắt đầu đi ăn trộm sau khi được một người quen cũng là người Việt khuyến khích, Asahi Shimbun cho biết, dẫn thông tin từ các điều tra viên.

Vẫn các điều tra viên nói rằng ông này nợ số tiền hơn 171,5 triệu đồng sau khi trả các loại phí cho công ty môi giới để được đi Nhật và đã không thể trả số nợ đó. Ông ta khai rằng khi trộm cắp được, ông ta gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam, theo phóng sự của Asahi Shimbun.

Tờ báo này nói rằng con số công dân Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản bắt giam vì bị tình nghi dính dáng đến các vụ tội phạm đã tăng lên trong những năm gần đây. Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật, 1.608 người Việt đã bị bắt trong năm ngoái, tăng thêm 27 người so với năm kia. Họ chiếm 28% trong toàn bộ những người nước ngoài bị bắt ở Nhật và là con số cao nhất trong 4 năm liên tiếp.

Nhiều thực tập sinh Việt Nam, khoảng 80%, gặp khó khăn do nợ những khoản tiền lớn vì phải trả phí môi giới, Asahi Shimbun viết. Trong khi đó, về nguyên tắc, họ không được thay đổi chỗ làm trong 3 năm đầu tiên.

Gặp vấn đề về bắt nhịp với nơi làm việc, song lại không thể chuyển chỗ làm, trong khi vẫn phải chịu gánh nặng nợ nần là những yếu tố đẩy nhiều thực tập sinh người Việt vào con đường phạm tội, các chuyên gia nói trong phóng sự của Asahi Shimbun.

Theo tìm hiểu của VOA, hồi giữa tháng 12 năm ngoái, khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam-Nhật Bản ở tại Tokyo, ông đề nghị các cơ quan chức năng của Nhật Bản và Việt Nam, bao gồm cả Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo, phối hợp tốt với nhau để tạo điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho người lao động Việt Nam.

Thủ tướng Chính nói rằng cần phải tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa, để người lao động Việt Nam có thể an tâm học tập, làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại, có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, được sống trong một môi trường hiện đại với bản sắc văn hoá Nhật Bản, giảm thiểu các trường hợp vi phạm pháp luật.

Nguồn : VOA, 30/08/2024

*******************************

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản : ‘Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình'

BBC, 29/08/2024

Các chuyên gia cho rằng gánh nặng nợ nần từ những khoản vay để trả phí môi giới khiến nhiều thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản phạm tội.

tromcap1

Tính tới cuối năm 2023, có khoảng 203.000 thực tập sinh Việt Nam làm việc ở Nhật Bản – lượng thực tập sinh nước ngoài lớn nhất ở quốc gia Châu Á

Cuối tháng Bảy, một người Việt Nam (32 tuổi) đã bị bắt giữ tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) do bị nghi ngờ đã nhiều lần ăn trộm từ những ngôi nhà bỏ hoang.

Báo Asahi Shimbun hôm 28/8 dẫn thông tin từ cảnh sát tỉnh cho biết người đàn ông này đến Nhật Bản vào tháng 5/2015 với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật và làm thợ hàn ở tỉnh Nagasaki.

Tuy nhiên, sau khi bị khiển trách về thái độ làm việc, ông ta lo sợ sẽ bị đưa về Việt Nam nên đã trốn ra ngoài tự tìm việc.

"Tôi bắt đầu phạm tội trộm cắp vào khoảng tháng 3/2023, chủ yếu ở tỉnh Fukuoka, sau khi được một người quen người Việt Nam khuyến khích", cảnh sát dẫn lời người đàn ông.

"Tôi đã gửi số tiền ăn trộm được về cho gia đình ở Việt Nam".

Theo điều tra viên, người đàn ông này đã vay hơn 1 triệu yen (hơn 170 triệu VND) để trả phí cho một công ty đưa ông ta đến Nhật Bản, nhưng sau đó không thể trả được khoản nợ.

tromcap2

Số quần áo bị ăn cắp được cảnh sát Nhật tịch thu - Ảnh : Cảnh sát Fukuoka

Năm 2023, có 1.608 người Việt bị bắt ở Nhật Bản, chiếm khoảng 28% tổng số người nước ngoài bị bắt giữ và là con số cao nhất tính từ năm 2019, báo Asahi Shimbun dẫn thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (Nhật Bản).

Một khảo sát của Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản, được thực hiện trên 2.100 thực tập sinh trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 tới tháng 4/2022, cho thấy hơn một nửa số thực tập sinh nước ngoài đã vay trung bình 540.000 yen (khoảng hơn 97 triệu VND vào thời điểm tháng 4/2022) để đến Nhật Bản.

Trong số đó, khoảng 80% đến từ Việt Nam và Campuchia.

Có 20% số người tham gia khảo sát cho biết mức lương ở Nhật Bản thấp hơn họ tưởng. Khảo sát này cũng cho thấy rằng nhiều thực tập sinh đã trốn ra ngoài là để tìm việc khác để có tiền trả nợ.

Từ cuộc khảo sát, Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng cho rằng thực tập sinh sang Nhật Bản đang phải chịu mức chi phí "không công bằng".

Ảnh hưởng khi đồng yen sụt giá

Việc tỷ giá JPY/VND xuống thấp cũng khiến thực tập sinh khó trả nợ hơn. Cuối tháng 3/2022, giá 1 yen nhật (JPY) xuống dưới mức 190 đồng và vẫn chưa quay lại mức này cho tới nay. Có những thời điểm trong tháng 7/2024, 1 yen chỉ đổi được 157 – 160 VND. Hiện tại, 1 yen đổi được 172 VND.

Hôm 28/6, Nhật Bản vừa thay quan chức phụ trách ngoại hối khi đồng yen giảm xuống mức 161,27 yen đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1986. Thời điểm đó, nhiều lao động Việt Nam tại Nhật Bản nói với BBC họ đang "lao đao" do đồng yen xuống giá trong thời gian dài.

tromcap3

Tỉ giá JPY/USD ngày 28/6/2024 là thấp nhất kể từ tháng 12/1986

Trong bài viết ngày 23/8/2023 trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, việc đồng yen rớt giá "khiến người lao động ở Nghệ An đi ba năm lo không đủ tiền trả nợ".

Bài viết nói rằng nhiều người lao động ở Nhật nhận lương xong cũng không dám quy đổi tiền để gửi về cho gia đình do tính ra bị "lỗ nặng". Nhiều người lựa chọn phương án "giữ tiền" chờ đợi đồng yen hồi phục lại mới đổi.

Theo bài viết ngày 29/8 trên NikkeiAsia, nhiều người Việt nói rằng tỷ giá JPY/VND suy giảm khiến họ không còn muốn tới Nhật Bản làm việc.

"Do đồng yen yếu, thu nhập thực tế đã giảm, chúng tôi gặp khó khăn trong việc thu hút lao động trừ khi chúng tôi tìm tới các vùng nông thôn", Khanh Ly, một nhân viên tại một trung tâm môi giới thực tập sinh qua Nhật Bản ở Hà Nội, nói.

Người phát ngôn của các chính quyền địa phương Nhật Bản cũng đồng tình với quan điểm này, theo NikkeiAsia.

Ba năm mới được đổi chỗ làm

Theo luật hiện tại ở Nhật, trong vòng ba năm đầu tiên, thực tập sinh không được chuyển chỗ làm khỏi công ty tiếp nhận ban đầu.

Việc này khiến nhiều người bất mãn với môi trường làm việc, giờ làm, mức lương… chỉ có ba lựa chọn : tiếp tục làm việc, đi về Việt Nam hoặc trốn ra ngoài.

Theo bài viết ngày 19/6 trên NikkeiAsia, nhiều thực tập sinh Việt Nam e ngại không dám lên tiếng khi bị người sử dụng lao động quấy rối tình dục, hoặc ngược đãi theo cách khác, do sợ sẽ mất việc.

Quay lại khảo sát nói trên của Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản, một số nguyên nhân khiến thực tập sinh trốn ra ngoài bao gồm : ngược đãi bằng lời, bạo lực và không trả lương

Vào tháng 12/2023, Chính phủ Nhật Bản và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền từng bất đồng về việc rút ngắn thời gian cho phép thực tập sinh chuyển việc.

Trong khi chính phủ nước này đề xuất thời gian một năm, LDP phản đối "một sự thay đổi lớn như vậy" và cho rằng thực tập sinh phải làm ít nhất hai năm mới được chuyển chỗ làm, báo Japan News đưa tin.

Đề xuất trên được đưa ra sau khi có những chỉ trích cho rằng việc buộc thực tập sinh nước ngoài phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt trong nhiều năm là một trong những lý do khiến nhiều người bỏ trốn khỏi nơi làm việc và mất tích.

Vào tháng Sáu, Tham Nghị viện (cơ quan tương đương thượng viện) đã thông qua Luật Kiểm soát Di trú và Nhận diện Người tị nạn sửa đổi.

Luật này bãi bỏ hệ thống thực tập sinh đặc định và thiết lập một hệ thống mới nhằm thu hút và bồi dưỡng người lao động nước ngoài, theo báo Asahi Shimbun.

Theo luật này, thực tập sinh có thể đổi chỗ làm sau một hoặc hai năm làm việc tại công ty tiếp nhận ban đầu.

Tuy nhiên, ông Shinichiro Nakashima từ Hiệp hội Kumusutaka về Sống chung với Người Di cư, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người ngoại quốc sinh sống ở Nhật Bản, đã chỉ trích luật mới, cho rằng "đây chỉ là một sự mở rộng của hệ thống cũ".

Theo ông Nakashima, chính phủ Nhật Bản cần có những chính sách lâu dài hỗ trợ việc cư trú tại Nhật Bản.

Người Việt xuất khẩu lao động tại Nhật

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam), trong ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam có hơn 23.000 lao động tới Nhật Bản làm việc.

Tại thời điểm cuối năm 2023, có khoảng 203.000 thực tập sinh Việt Nam làm việc ở Nhật Bản – lượng thực tập sinh nước ngoài lớn nhất ở quốc gia Châu Á, theo NikkeiAsia.

Từ năm 2019 đến năm 2023, tốc độ tăng trưởng của nguồn thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản là 12% - được đánh giá là đang "chững lại". Để so sánh, con số này ở Indonesia là 56%, Nepal là 23%, Philippines là 10%.

Vào tháng Sáu, NikkeiAsia đưa tin rằng chương trình thực tập sinh hiện thời của Nhật Bản đã bị chỉ trích khi mà thực tập sinh Việt Nam phải vay một số tiền lớn để có thể sang làm việc. Trung bình, một người phải trả hơn 112 triệu đồng để các công ty môi giới giúp qua Nhật Bản làm việc.

NikkeiAsia dẫn nguồn tin cho biết Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ hợp tác với chính phủ Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để giảm gánh nặng tài chính cho những người học việc đi Nhật Bản.

Nguồn tin này cho biết JICA, chính phủ Việt Nam, ILO và các bên khác sẽ sớm ký một thỏa thuận thành lập sáng kiến Tuyển dụng Công bằng và Đạo đức Việt Nam-Nhật Bản (VJ-FERI).

VJ-FERI dự kiến sẽ được áp dụng vào mùa thu năm nay.

Theo đó, JICA và các đối tác sẽ tạo ra một cơ chế yêu cầu nhà sử dụng lao động Nhật Bản sẽ cần trả hơn 50% số phí tuyển dụng mà thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các công ty môi giới.

Hiện tại, Nhật Bản đang dần mất ưu thế tuyển dụng lao động nước ngoài trước các quốc gia khác, chẳng hạn Hàn Quốc.

Lương trung bình của lao động không có kỹ năng ở Hàn Quốc đã tăng lên mức tương đương hơn 46 triệu VND/tháng, so với hơn 36 triệu VND/tháng ở Nhật Bản.

Nguồn : BBC, 29/08/2024

Additional Info

  • Author VOA, BBC
Published in Việt Nam

Người Việt tại Nhật biểu tình chống Luật Hải cảnh của Trung Quốc

Giang Nguyễn, RFA, 08/03/2021

Một số bạn trẻ người Việt học tập và làm việc tại Nhật vào ngày 7 tháng 3 tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối Luật Hải cảnh của Trung Quốc vì cho rằng luật này vi phạm luật quốc tế.

nhat1

Đoàn người biểu tình Luật Hải cảnh Trung Quốc tại Tokyo hôm 6/3/2021 - Courtesy of Antichicom

Một du học sinh từ Việt Nam tên Ngân, 21 tuổi, chia sẻ vì sao cô tham gia cuộc biểu tình tại công viên Kogai ở Tokyo, trước Đại sứ quán Trung Quốc:

"Em cảm thấy rất là bức xúc và khó chịu với luật này".

Luật Hải cảnh do Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 22 tháng 1 cho phép cảnh sát biển của Trung Quốc bắn vào các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, cho phép họ được quyền phá hủy các cấu trúc do nước khác xây dựng, và được phép lập các khu vực ngăn cấm việc qua lại của tàu thuyền các nước đi vào vùng biển cấm đó.

Cô Ngân kể tiếp : "Hôm nay đi biểu tình, có rất nhiều cảnh sát đi theo bảo vệ, nói chung là rất là trật tự. Năm nay có khá nhiều bạn trẻ tham gia, các bạn trẻ đã thể hiện sự phản kháng của mình rất là mạnh mẽ".

Từ công viên Kogai đoàn biểu tình, khoảng 40 người, tiến đến Đại sứ quán Trung Quốc.

Anh Nguyễn Phương, một thành viên của ban tổ chức nói, cuộc biểu tình do ba tổ chức tại đây phối hợp, bao gồm Nhóm trẻ vì Nhân quyền, Phong trào Phản đối Trung Cộng Antichicom và Hiệp hội Người Việt tại Nhật.

"Biểu tình diễn ra vào lúc 11 giờ. Vì đang là dịch nên chỉ di chuyển từ công viên đến điểm gần Đại sứ quán của Trung Cộng. Tại đó được chia ra làm nhóm năm người đến trước cổng Đại sứ quán Trung Cộng để đọc, hô khẩu hiệu và trao thư cho Đại sứ quán Trung Cộng phản đối việc Trung Quốc thông qua đạo Luật hải cảnh, dùng vũ khí để bắn vào tàu ngoại quốc.

Đầu tiên có một nhóm, sử dụng tiếng Nhật để trình bày nội dung về luật hải cảnh, và ảnh hưởng đến Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Malaysia và Indonesia, Nhật Bản, những nước có chung đường Biển Đông. 

Không khí rất hào hùng, rất đông các bạn trẻ hiểu được tình hình đất nước, hô hào rất kiên quyết". 

Sau khi từng tốp, năm người một nhóm, tiến lên hô các khẩu hiệu, nhóm người cuối cùng đã bỏ kháng thư vào hộp thư của đại sứ quán. Nội dung kháng thư được biết có yêu cầu chính quyền Trung Quốc hủy bỏ những luật phi pháp, xâm phạm chủ quyền của biển đảo Việt Nam, cũng như đường lưỡi bò xâm phạm vùng lãnh hải của các nước láng giềng.

Sau khi biểu tình tại Công viên Kogai trước Đại sứ quán Trung Quốc, đến giờ trưa, đoàn đã kéo đến Shibuya, trung tâm khu thương mại và nhà ga đông đúc và được biết đến nhiều nhất ở Tokyo. Họ đã giăng biểu ngữ với khẩu hiệu "Phản đối Trung Cộng dùng luật hải cảnh ăn cướp biển đảo Việt Nam" và phát truyền đơn cho đám đông đi lại để người Nhật hiểu được ý nghĩa của Luật hải cảnh Trung Quốc.

nhat2

Một phụ nữ Việt biểu tình Luật Hải cảnh Trung Quốc ở Tokyo hôm 6/3/2021. Courtesy : Antichicom

Ông Nguyễn Huy, từ Osaka đi xe lửa lên Tokyo tham gia, ghi nhận người Việt Nam đã lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình chống quân đội của Miến Điện đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, và cả tại Nhật Bản.

Ông chia sẻ : "Cách đây một tuần tôi cũng có viết một bài giới thiệu một em du học sinh Miến Điện, khi em tham gia cuộc biểu tình cho Miến Điện tại Nhật. Khi giới thiệu bài này thì một số người trẻ Việt Nam mới nói là, tại sao tuổi trẻ người Miến Điện làm như vậy được tại sao tụi em làm không được. Mấy em có ý tưởng là tổ chức cuộc kháng nghị về Luật Hải cảnh của Trung Quốc và các em tổ chức. Vì tôi đã có bài viết thì mình cũng phải có hành động cụ thể chứ không chỉ nói suông. Chính vì lý do đó mà hôm nay tôi lên tham dự". 

Ông cũng cho biết, người Nhật cũng quan tâm về Luật Hải cảnh Trung Quốc vì những tranh chấp lãnh hải giữa Nhật và Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Tháng trước, có hai vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư sau khi Luật Hải cảnh của Trung Quốc được thông qua.

Ông Huy và cô Ngân, sinh viên 21 tuổi tham gia biểu tình nói có lẽ điều kiện chưa cho phép nhiều cuộc biểu tình diễn ra trong và ngoài nước. Cô Ngân có thông điệp đặc biệt dành cho các bạn trẻ cùng lứa tuổi :

"Em muốn nói với họ là đất nước mình đang bị như vậy, thì nên đứng lên, nên nói lên tấm lòng của mình, thể hiện lòng yêu nước của mình vì ở Việt nam không có cơ hội được biểu tình như thế này. Khi mà sang nước ngoài thì mình nên tận dụng những cơ hội đó để nói lên tiếng nói của mình".

Ông Huy bổ sung them : 

 "Tôi cũng mong muốn trước những đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam, người Việt Nam mình sẽ quan tâm nhiều hơn để các hoạt động trở nên mạnh mẽ hơn, thành một tiếng nói khiến Trung Quốc phải sợ. Những gì trong nước làm không được, mình làm ở ngoài này".

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 08/03/2021

*********************

Người Vit ti Nht biu tình chng Lut Hi cnh ca Trung Quc

VOA, 09/03/2021

Mt nhóm người Vit ti Nht đã xung đường biu tình phn đi Lut Hi cnh ca Trung Quc vào cui tun. Vi biu ng "Phn đi Trung Cng dùng lut hi cnh ăn cướp bin đo Vit Nam", nhóm người Vit góp tiếng nói giúp cng đng và thế gii hiu rõ s hung hăng và bá quyn ca Bc Kinh.

nhat3

Người Vit ti Nht biu tình phn đi Lut Hi cnh Trung Quc trước Đi s quán Trung Quc Tokyo ngày 7/3/2021. Photo Antichicom via Hoang Dung

Bà Hoàng Dung, mt người Vit sinh sng ti Tokyo, chia s vi VOA v cuc biu tình trưa ngày 7/3, ti công viên Kogai trước Đi s quán Trung Quc và sau đó là ti khu Shibuya, trung tâm thương mi và nhà ga Tokyo.

"Lut Hi cnh Trung Quc cho phép h s dng vũ khí hng nng, nh khác nhau đ bn vào tàu các nước. Tôi mun lên tiếng đ phn đi. Đây là vic làm quá phi pháp".

"Chúng tôi biu tình đ cho người Nht và thế gii nhn biết".

"Chúng tôi không th hèn nhát ngi đó đ cho Trung Quc xâm chiếm bin đo ca Vit Nam mình".

Vào ngày 22/1, Trung Quc thông qua Lut Hi cnh, công khai cho phép cnh sát bin Trung Quc n súng vào các tàu nước ngoài, mt đng thái có th làm dy sóng các vùng bin đang trong vòng tranh chp chung quanh Trung Quc. Lut này có hiu lc t ngày 1/2.

Mt đon video được phát trên trang Facebook ca Antichicom, Phong trào Phn đi Trung Cng ti Nht, cho thy nhóm hàng chc người biu tình hô vang các khu hiu bng ba th tiếng Nht, Anh, Vit trước đi s quán Trung Quc : "Dng ngay Lut Hi cnh Trung Cng !", "Đ đo Trung Cng bá quyn Bin Đông".

Ông Lê Đt, mt thành viên ca Antichicom, viết trên Facebook hôm 9/3 v cuc biu tình ngày 7/3 : "Đó là mt ngày tôi có th làm mt vic mà tôi cm thy nó có ý nghĩa, khi mình đã góp phn lên tiếng được cho thế gii biết được v tình hình bin đo ca quê hương đang b xâm chiếm bi Tàu Cng như thế nào".

Ông Lê Đt viết tiếp : "Vi tâm thế đó tôi đến vi cuc biu tình, s chun b rt chnh chu t người chào đón, âm thanh, h thng điu hp... Tôi cm thy s gn gũi t mi người, không phi vì chúng tôi là nhng người con xa x mà vì trong tâm các bn và tôi đu có mt tư tưởng ging nhau : Làm sao đ đt nước chúng ta được toàn vn lãnh th".

Cũng liên quan đến Lut Hi cnh Trung Quc, hôm 7/3, B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh khng đnh bên l k hp thường niên ca Đi hi Đi biu Nhân dân Toàn quc, tc quc hi ca Trung Quc, rng đo lut mi này "không nhm vào bt k quc gia c th nào", và rng đo lut này là "phù hp vi lut pháp và thông l quc tế".

Trước đó, ti cuc hp trc tuyến hôm 4/3, B Ngoi giao Hoa K và Nht đã chia s nhng lo ngi sâu sc v Lut Hi cnh ca Trung Quc, đng thi tái khng đnh s phn đi mnh m ca Washington và Tokyo đi vi nhng n lc đơn phương nhm thay đi hin trng bng vũ lc hoc cưỡng bc Bin Hoa Đông và Bin Đông, theo thông cáo ca B Ngoi giao Hoa K.

https://youtu.be/uRudkGhvS8U

Additional Info

  • Author Giang Nguyễn, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Người Việt ‘đầu bảng về phạm pháp’ tại Nhật (BBC, 12/04/2018)

Hãng thông tấn Kyodo News hôm 11/04 có bài dẫn chiếu số liệu cảnh sát Nhật cho hay người Việt bị nêu đứng đầu về số vụ phạm pháp trong cộng đồng người nước ngoài sống tại Nhật. Báo Yomiuri Shimbun cũng đưa tin này.

nhat1

Có 5.140 vụ phạm pháp do công dân Việt Nam gây ra, tăng từ 3.177 vụ trong năm 2016 và chiếm 30,2% tổng số.

Số liệu cho năm 2017 của cảnh sát Nhật cho thấy có 5.140 vụ phạm pháp do công dân Việt Nam gây ra, tăng từ 3.177 vụ trong năm 2016 và chiếm 30,2% tổng số.

Vị trí đầu bảng trước đây do Trung Quốc nắm giữ, nhưng năm 2017 đã tụt xuống thứ hai, kế đến là Brazil và Nam Hàn, theo Sở cảnh sát Quốc gia Nhật Bản.

Hiện có khoảng 260.000 người Việt sống ngắn hạn tại Nhật (chưa có thẻ thường trú), tăng sáu lần kể từ 2008 và số vụ phạm pháp cũng tăng.

Số liệu nói việc ăn cắp là hành vi phổ biến nhất trong người Việt, khoảng 3.080 vụ, trong đó gồm 2.037 vụ chôm đồ tại cửa hàng và 477 vụ ăn trộm.

Trong khi số vụ trộm cắp mà tội phạm người Việt thực hiện nhiều hơn người Trung Quốc thì số tội phạm người Trung Quốc (3.159) cao hơn tội phạm Việt (2.549).

Có 10.828 tội phạm người nước ngoài tại Nhật vào năm 2017, tăng 7,1% so với năm 2016.

nhat2

Số liệu nói việc ăn cắp là hành vi phổ biến nhất trong người Việt

Nguyên nhân ?

Sau khi có tin này, BBC đã phỏng vấn ông Hirota Fushihara, một nhà nghiên cứu luật, là người Nhật hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam.

BBC : Số liệu được nêu trong báo cáo này có làm ông ngạc nhiên ? Ông có nhận xét gì về thực trạng trộm cắp liên quan tới người Việt tại Nhật ?

Hirota Fushihara : Đúng là trước đây, đã là du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản thì nhiều nhất là người Trung Quốc và kế tiếp là người Hàn Quốc là nhiều, nhưng bây giờ số du học sinh là người Việt Nam là thứ nhì sau người Trung Quốc, điều đó làm cho tôi ngạc nhiên trước sự phát triển giao lưu con người giữa hai nước.

Tuy nhiên, tôi nghĩ việc trộm cắp hay một số hành vi trái pháp luật của các bạn Việt Nam có nguyên nhân.

Bởi trong số người Việt Nam gây phạm tội, 41 % là du học sinh, 29% là thực tập kỹ thuật (tức bản chất là lao động).

Trong số các bạn du học sinh, hay lao động có những người phải nợ nhiều tiền hoặc đặt cọc nhiều tiền, hay chi trả nhiều phí mang nhiều tên khác, nên không ít các bạn đã có sẵn gánh nặng về tài chính và tâm lý.

Đồng thời trước khi sang Nhật, họ có thể được nghe nhiều thông tin mầu hồng, chưa khách quan về cuộc sống tại Nhật Bản, họ chưa có điều kiện để tiếp cận nguồn thông tin đa chiều, mà có khi họ nghe những thông tin chủ quan của các tổ chức môi giới và sang Nhật Bản đã thấy thực tế lại khác hẳn.

Nguyên nhân của tình hình này có rất nhiều, nhưng tôi thấy không dễ dàng phê bình, hoặc nói rằng đó là lỗi hoàn toàn của các bạn Việt Nam.

BBCThực trạng trộm cắp này ảnh hưởng thế nào, nếu có, tới khả năng Nhật giới hạn việc nhận lao động/sinh viên từ Việt Nam ?

Hirota Fushihara : Chính phủ Nhật Bản không thể coi nhẹ việc phạm tội bởi người Việt Nam gia tăng như vậy.

Tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa thuộc về nhiều phía. Môt mặt có một số doanh nghiệp và một số nhà trường, hay các nghiệp đoàn của Nhật cũng có những hành động chưa hẳn bảo vệ quyền và nghĩa vụ của du học sinh, hay người thực tập kỹ thuật.

Mặt khác, ở Việt Nam có những đơn vị tư vấn du học, hay các doanh nghiệp, cơ quan cử thực tập sinh kỹ thuật cung cấp thông tin chưa khách quan, chưa chính xác, thu những chi phí, thù lao không rõ ràng dẫn đến câu chuyện là các bạn phải vay nợ nhiều tiền trước khi sang Nhật Bản.

Những việc liên quan đến phía Việt Nam, tôi nghĩ cần nỗ lực của các cơ quan nhà nước của Việt Nam tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị liên quan.

Chính phủ Nhật Bản quan tâm về vấn đề này và sẽ có những biện pháp cần thiết trước tình hình này.

*********************

Việt Nam đứng đầu về tội phạm người nước ngoài ở Nhật (VOA, 12/04/2018)

Số liu do cnh sát Nht công b hôm 12/4 cho thy cùng lúc vi s cư dân người Vit tăng vt Nht, s ti hình s do người Vit gây ra cũng tăng theo, khiến người Vit trong năm 2017 ln đu tiên đng đu v s ti hình s ca người nước ngoài không thuc din thường trú nhân Nht. 

nhat3

Cảnh sát Nht tun tra Tokyo (nh tư liu, 2016)

Tính theo quc tch, cnh sát ghi nhn 5.140 v ti phm do người Vit Nam gây ra trong năm 2017, so vi 3.177 v năm trước đó, chiếm 30,2% tng s. Theo s liu ca Cơ quan Cnh sát Quc gia Nht, trước đây Trung Quc chiếm v trí s mt, nhưng năm 2017 h đng th hai vi 4.701 v án hình s.

Số liu t Trung tâm nghiên cu Pew, mt t chc tư vn phi đng phái Hoa Kỳ, cho thy Nht Bn là mt trong 10 nước tiếp nhn nhiu di dân Vit Nam nht trong năm 2017. S người Việt Nam không thuộc din thường trú Nht đã tăng gp sáu ln t năm 2008, đt con s khong 260.000 người vào năm 2017.

Số sinh viên Vit Nam ti Nht đã tăng gp 12 ln trong giai đon 2012-2016, lên ti khong 54.000 người.

Tuy nhiên, mặt trái ca xu hướng này là số v ti phm ca người Vit cũng tăng lên. S v trm cp trong các ca hàng, siêu th lên đến 2.037 trường hp, trm cp vt đã tăng ti 325 v trong năm 2017 so vi ch có 12 v trong năm 2016.

Một thông dch viên cho cnh sát vùng Chubu nói với Japan Times rng khong mt na s thc tp sinh và du sinh Vit Nam không th trang tri hc phí và phi b hc, chuyn sang cuc sng ti phm.

Tổng s v ti hình s ca các cư dân ngoi quc, tr quân nhân M, là 17.006, tăng 20,3% so vi năm trước đó. Brazil xếp hng ba vi 1.058 v, tiếp theo là Hàn Quc vi 1.038 v.

Về s người vi phm, Trung Quc đng đu vi 3.159 người, tiếp theo là Vit Nam vi 2.549 người. Tng s người nước ngoài phm ti là 10.828, tăng 7,1% so vi mt năm trước đó.

(Kyodo, Nhật Bn Times, VNE)

************************

Số người Việt phạm tội ở Nhật lần đầu lọt vào 10 nhóm hàng đầu (RFA, 12/04/2018)

Số vụ người Việt phạm tội ở Nhật trong năm 2017 bị ghi nhận thuộc nhóm hàng đầu trong số những cư dân ngoại quốc ở Xứ Phù Tang vi phạm pháp luật của nước này.

nhat4

Cảnh sát Nhật Bản đứng bên ngoài văn phòng cảnh sát bị phong tỏa vào ngày 12 tháng 4 năm 2018, nơi một cảnh sát viên bị bắn chết vào ngày 11 tháng 4 tại Hikone, quận Shiga, phía tây Nhật Bản. AFP

Kyodo News loan tin vừa nêu vào ngày 12 tháng tư dẫn số liệu của Cảnh Sát Quốc Gia Nhật Bản. Cụ thể thì vào năm ngoái số vụ người Việt ở Nhật phạm tội chiếm hơn 30% tổng số vụ mà cộng đồng người nước ngoài vi phạm. Con số riêng cho người Việt là 5140 vụ phạm pháp, tăng so với 3177 vụ vào năm 2016. Trong đó ăn cắp ở cửa hàng là hơn hai ngàn vụ và ăn trộm nhà dân là 325 vụ.

Nếu không tính những vụ phạm pháp do quân nhân Hoa Kỳ đóng ở Nhật gây nên, thì vào năm ngoái Trung Quốc bị xếp hạng nhì với hơn 4700 vụ, Brazil đứng thứ ba với 1058 vụ và Hàn Quốc thứ tư với 1038 vụ.

Trước đây vị trí hàng đầu số vụ người nước ngoài phạm tội ở Nhật thuộc Trung Quốc ; tuy nhiên vị trí này vào năm ngoái là của Việt Nam.

Dẫu vậy nếu tính theo đầu người vi phạm, thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 3159 người phạm tội ở Nhật, Việt Nam có 2549 người. Tổng cộng số tội phạm người nước ngoài ở Xứ Phù Tang trong năm 2017 được cho biết là 10.828, tăng 7,1% so với năm 2016.

Thống kê cho thấy con số những người Việt Nam không phải thường trú nhân tại Nhật Bản đã tăng hơn 6 lần trong khoản thời gian từ năm 2008 đến 2017, lên đến chừng 260 ngàn người.

Published in Việt Nam