Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi Thủ tướng phải kêu gọi thượng tôn pháp luật !

RFA, 08/11/2022

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi người dân chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, để xây dựng xã hội văn minh, lịch sự. Lời kêu gọi này có được coi như thừa nhận một xã hội không tôn trọng luật pháp hay không ?

phapluat1

Tập đoàn Viễn thông Viettel, thuộc Quân đội Việt Nam quản lý. AFP

Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi mỗi người bằng những hành động cụ thể, thiết thực, chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp và pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức và hành động của mỗi người dân, doanh nghiệp, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. Ông Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về pháp luật và tuân thủ nghiêm pháp luật vì quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và cộng đồng.

Ông Phạm Minh Chính nhìn nhận chất lượng xây dựng luật pháp chưa cao ; chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ; nguồn lực còn hạn chế ; công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát hiệu quả chưa cao.

Trao đổi với RFA sáng 8/11, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng, việc kêu gọi thượng tôn pháp luật của thủ tướng thực chất là một cách nói khác về một Nhà nước pháp quyền mà theo đó, tất cả các mối quan hệ và hành xử giữa nhà nước và công dân đều đặt trong phạm vi pháp luật là điều rất tích cực, đáng ghi nhận trong thời điểm hiện nay. Ông phân tích :

"Với tư cách là một luật sư, tiếp xúc với các tình huống áp dụng pháp luật từng ngày, chúng tôi ý thức rất rõ việc cần thiết về một Nhà nước pháp quyền. Một mặt, nó giúp mang lại công lý mà người dân đang khao khát. Mặt khác, nó khôi phục lòng tin của người dân vào hệ thống luật pháp.

Song song đó, tôi đồng tình với đánh giá của thủ tướng về chất lượng xây dựng luật pháp chưa cao ; chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ; nguồn lực còn hạn chế ; công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát hiệu quả chưa cao. Tức là luật pháp chưa hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu luật pháp hiện có được thực thi một cách đầy đủ, công tâm, thì luật pháp vẫn có thể xem như là hoàn hảo.

Nhưng trong thực tế, việc thực thi luật pháp còn khá nhiều vấn đề cần được khắc phục. Trong đó, yếu tố người thực thi luật pháp là then chốt, thậm chí, mang giá trị quyết định sự thành bại của việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Vì lẽ, nếu hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, mà người thực thi "bóp méo" các quy định, thì luật pháp ấy cũng trở nên vô ích. Nhà nước pháp quyền cũng không thể tồn tại".

Luật sư Đặng Đình Mạnh kết luận :

"Chỉ khi nào, cơ quan tư pháp loại bỏ tuyệt đối quan điểm "Có sai sót về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án", thì khi đó, cơ may xây dựng nhà nước pháp quyền mới có khả năng thành tựu được".

Chuyện kêu gọi thượng tôn pháp luật của lãnh đạo không phải bây giờ mới có. Nhiều năm trước, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2014, Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã lưu ý Ngành kiểm sát phải đảm bảo thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Kiên quyết thực hiện bằng được mục tiêu "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Một luật sư không muốn nêu tên bình luận việc này với RFA sáng ngày 8/11 :

"Lời kêu gọi của ông Thủ tướng rất đúng về mặt thể chế, tuy nhiên để xảy ra tình trạng xã hội như hiện nay là trách nhiệm của Đảng Cộng Sản và Chính Phủ của ông Phạm Minh Chính vì : Thứ nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam không tôn trọng pháp luật, họ sẵn sàng bỏ qua các quy tắc, chuẩn mực pháp luật khi làm việc. Thứ hai, chất lượng, đạo đức cán bộ chưa cao thể hiện ở chỗ họ sẵn sàng bỏ qua luật pháp không tuân thủ đúng trình tự pháp lý. Thứ ba, chính trị, tức những người bên Đảng chi phối quá sâu vào luật pháp. Thứ tư, người dân và quan chức dễ dàng thoả thuận bằng tiền để bẻ cong pháp luật".

phapluat2

Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, mà tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại

Một điển hình về vấn đề thượng tôn pháp luật tại Việt Nam có thể được nêu ra. Đó là vào sáng 23/6/2017, Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lúc đó nói tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh rằng : "Hiện nay đã có một chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, mà tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Nhân dân. Tất cả doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển ra bên ngoài".

Dư luận xã hội lúc bấy giờ đồng tình với phát biểu của Thượng tướng Lê Chiêm bởi quân đội cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, việc kết hợp kinh tế quốc phòng. Không nên đi vào hướng làm kinh tế thuần tuý, vì lợi nhuận ; không nên kinh doanh những ngành nghề không phục vụ cho hoạt động quốc phòng.

Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA sáng 8 tháng 11/2022 :

"Thứ trưởng Lê Chiêm vừa phát biểu được vài bữa thì các báo, đặc biệt là báo Quân đội Nhân dân cho rằng lời nói của ông Lê Chiêm là tào lao và đính chính là quân đội vẫn tiếp tục làm kinh tế. Thậm chí tờ báo này còn mở hẳn một chuyên mục cả chục kỳ, có bài đăng cả trang báo dù tờ báo chỉ có bốn trang, rồi tổ chức cả hội thảo mời các chuyên gia như cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan đến dự để cổ súy cho việc quân đội làm kinh tế.

Việc quân đội làm kinh tế đã là không thượng tôn pháp luật vì không pháp luật nào cho quân đội làm kinh tế.

Khi người ta thiếu cái gì thì người ta phải kêu gọi, phải nói nhiều về cái đấy. Ví dụ tôi đến một cơ quan, đơn vị nào đó mà tôi thấy mọi người trong đó nói nhiều về đoàn kết có nghĩa ở đấy đang rất mất đoàn kết. Chuyện thủ tướng hay những ai đó kêu gọi thượng tôn pháp luật chỉ chứng tỏ một điều rằng hiện nay pháp luật đang bị xem nhẹ, bị chà đạp, không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh".

Vài tuần sau phát biểu của tướng Lê Chiêm vài tuần, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lúc bấy giờ lại khẳng định trên truyền thông Nhà nước rằng, việc kết hợp nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ kinh tế của các doanh nghiệp quân đội là chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng và được quán triệt xuyên suốt trong thời gian qua. Vị đại tướng này lưu ý : "Là doanh nghiệp quân đội, các đồng chí phải thượng tôn, chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước, quy định và kỷ luật của quân đội, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền và người dân ở địa bàn".

Nguồn : RFA, 08/11/2022

**************************

Vụ dân giữ công an và người chặt trộm rẫy cà phê : Bảy người bị khởi tố

RFA, 09/11/2022

Bảy người dân ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk bị lực lượng công an bắt giữ vì ngăn chặn việc chặt phá hàng trăm cây cà phê và sầu riêng của một người dân ở địa phương.

phapluat3

Cây bị cưa trong vườn nhà ông Nguyễn Thành Giang ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk (trái), cảnh sát cơ động được điều đến hiện trường (phải) - Hình chụp từ video của người dân

Truyền thông Nhà nước hôm 8/11 đưa tin các ông bà Nguyễn Thành Giang, Lại Văn Trịnh, Nguyễn Huy Công, Nguyễn Thanh Phong, Lê Thị Lụa, Huỳnh Văn Quân và Trần Văn Thịnh đang bị giam giữ tại trại tạm giam của Công an tỉnh Đắk Lắk với cáo buộc "chống người thi hành công vụ" và "bắt giữ người trái pháp luật".

Khoảng 6.000 m2 rẫy trồng cà phê, sầu riêng bị đốn trộm trong đêm

Ông Bình (không nêu tên thật vì sự nhạy cảm của vấn đề) – người chứng kiến sự việc - cho biết, sự việc bắt đầu xảy ra vào sáng sớm ngày 7/11 tại rẫy sầu riêng và cà phê lâu năm của ông Nguyễn Thành Giang nhận khoán từ công ty cà phê Thắng Lợi.

Vào lúc 4 giờ 30 sáng thứ hai, người dân ở gần lô rẫy của ông nghe thấy tiếng cưa cây và báo cho chủ nhân biết. Khi ông Giang ra hiện trường thì phát hiện khoảng năm người dùng cưa máy để đốn cây cà phê và sầu riêng 5-6 năm tuổi, một nhóm người khác cảnh giới và dùng đèn chiếu để chiếu sáng, tất cả đều mặc đồ thường phục.

Ông Bình kể lại, khi ông Giang ra vườn của mình thì bị một người đánh, ông liền gọi hỗ trợ từ những người cũng nhận khoán như ông ở gần đó.

Khi nhiều người dân đến hỗ trợ khiến nhóm người bỏ chạy, trong đó có ba người bị bắt gồm hai người được thuê cưa cây và một người khác, sau đó người dân kiểm tra trong người mới biết ông này có giấy chứng minh công an nhân dân Lê Văn Huy công tác ở Công an huyện Krông Pắk.

Ông Bình cho biết ông Giang có mảnh vườn 1.03 héc-ta trồng khoảng 30 ngàn cây cà phê và hơn một trăm cây sầu riêng. Cây cà phê đang ở giai đoạn thu hoạch còn sầu riêng sẽ cho ra lứa quả đầu tiên vào năm sau.

Theo video clip quay lại hiện trường được đăng trên trang Facebook Giang Còi của ông Nguyễn Thành Giang, 2/3 diện tích cây trong rẫy bị cưa tận gốc.

Nhân chứng nói, chính quyền huyện Krông Pắk và tỉnh Đắk Lắk sau đó đưa 20 xe chở 400-500 cảnh sát cơ động đến để giải cứu ba người bị dân bắt giữ nhưng không làm biên bản về việc phá hoại cây trồng.

Khi gặp sự phản đối của dân chúng, cảnh sát sử dụng dùi cui để tấn công họ và bắt giữ ít nhất 25 người.

Sau khi tra hỏi trong ngày, 18 người được thả, bảy người còn lại bị đưa đi giam tại Trại tạm giam của công an tỉnh.

phapluat4

Bảy người bị tạm giữ hình sự với cáo buộc "Chống người thi hành công vụ" ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk hôm 7/11/2022. Người Lao Động

Tranh chấp vườn cà phê giữa người dân và Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi

Theo truyền thông Nhà nước, nơi xảy ra vụ việc là khu vực rẫy cà phê trước đây Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi (tên cũ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Thắng Lợi) giao nhận khoán với ông Giang.

Năm 2011, ông Giang có ký hai hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê với công ty này để nhận khoán chăm sóc rẫy cây cà phê của công ty.

Từ khi nhận cho đến niên vụ 2017-2018, ông Giang thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm.

Tuy nhiên, vụ thu hoạch cà phê 2018-2019, ông Giang lấy lý do mất mùa do thiên tai, giá cà phê giảm, cây cà phê già cỗi nên ảnh hưởng đến năng suất sản lượng và không thực hiện nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo hợp đồng.

Mâu thuẫn được đưa ra toà và tháng 6 năm 2019, Toà án Nhân dân huyện Krông Pắk tuyên xử buộc ông Giang phải trả cho Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi 5.198 kg cà phê quả tươi của niên vụ 2018-2019. Ông Giang có kháng cáo nhưng tòa phúc thẩm bác bỏ, giữ nguyên án sơ thẩm.

Sau đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Pắk đã kê biên, xử lý tài sản chung của ông Giang và Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi tại vườn. Do ông Giang không chuộc lại tài sản đã kê biên, Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi mua lại với giá 272 triệu đồng. Công ty này đã nộp đủ số tiền mua tài sản chung, và do vậy, kể từ ngày 7/7, vườn này thuộc quyền sở hữu của Công ty.

Tuy nhiên, theo ông Bình, mảnh vườn của ông Giang thuộc đất nông nghiệp giao khoán ở xã Hoà Đông, với hơn 1.000 hộ có tình trạng tương tự. Từ năm 1998, người dân bỏ tiền ra mua tài sản (cây trồng) trên diện tích đất nhận giao khoán, và trở thành đồng sở hữu với Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Cà phê Thắng Lợi, với tỷ lệ tương ứng 49/51.

Năm 2019, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi và bắt người nhận giao khoán đất mua cổ phần ưu đãi. Tuy nhiên, ông Giang cũng như ông Bình và người dân khác ở trong xã không đồng tình và không nộp tiền mua cổ phần ưu đãi vì theo họ thì việc cổ phần hóa này không hợp pháp.

Ông Bình nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Năm 2019, công ty chuyển sang cổ phần hóa và yêu cầu người lao động bỏ tiền mua cổ phiếu ưu đãi nhưng chúng tôi không mua bởi vì quy định doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mới được cổ phần hoá. Chúng tôi có 49% rồi thì không thể cổ phần hóa được nữa.

Theo Quyết định 1095 năm 2001 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk thì khi Nhà nước chuyển đổi mục đích thì chúng tôi trở thành cổ đông chính và không cần phải mua nữa".

Ông Bình nói người dân nhận khoán phản đối hình thức cổ phần hóa của công ty, đã gửi đơn từ đến Văn phòng Chủ tịch nước, và cơ quan này đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk giải quyết nhưng chính quyền địa phương chưa giải quyết.

Ông nói có hàng trăm trường hợp giống như ông Giang nhận giao khoán tổng cộng 2.300 hecta đất mà công ty đang quản lý và tất cả đều đối diện với khả năng bị mất hết tài sản (cây trồng) trên mảnh đất mình đang nhận giao khoán.

Ông nghi ngờ đây là kế hoạch của công ty cấu kết với quan chức địa phương nhằm chiếm hữu hết đất đai mà người dân đang nhận khoán vì thành phố Buôn Ma Thuột có kế hoạch mở rộng về phía đông và lấy đất của xã Hoà Đông.

Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng (không có liên quan đến vụ việc) bình luận với RFA qua điện thoại :

"Nói chung, về nguyên tắc, hiện tại chưa có bàn giao và người dân còn đang quản lý cây cối mà đi chặt như thế là trái quy định của pháp luật.

Thời điểm đó (chặt ban đêm- PV) không phù hợp. Cho dù cơ quan nhà nước cưỡng chế thì cũng phải lập đoàn đàng hoàng chứ không đi lén lút ban đêm như ăn trộm như vậy".

Phóng viên gọi điện cho ông Đỗ Hoàng Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi nhưng người này không nghe máy. Bà Hoàng Thị Thu Hà - Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh nghe máy nhưng từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Phóng viên cũng gọi điện cho Công an tỉnh Đắk Lắk và được người nghe máy nói liên hệ trực tiếp với Công an huyện Krông Pắk nhưng cơ quan này không có ai trả lời máy điện thoại.

Nguồn : RFA, 09/11/2022

Published in Việt Nam

Liệu Donald Trump có đe dọa dân chủ Mỹ ?

Võ Ngọc Ánh, 12/07/2020

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng Thống Donald Trump đang làm xói mòn nền dân chủ Mỹ.

trump1

Sáng ngày 9/2, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng Tổng Thống Trump phải trình bản khai thuế cá nhân của ông cho tòa án New York.

Ông John Roberts, Chánh án Tòa tối cao đã khẳng định, Tổng thống không đứng trên luật pháp.

"Hôm nay chúng tôi tái xác nhận nguyên tắc, Tổng thống không được miễn khỏi trát tòa hình sự của tiểu bang đòi hỏi những giấy tờ cá nhân và cũng không được hưởng tiêu chuẩn cao hơn".

Ngay sau khi phán quyết này được đưa ra, ông Trump đã tự biến mình trở thành nạn nhân sau nhiều loạt tweet.

Khác với những Tổng thống tiền nhiệm trước đó, Tổng thống thứ 45 của Mỹ luôn tìm mọi cách với quyền lực Tổng thống trong tay để không công khai hồ sơ thuế cá nhân.

Nhiều câu hỏi được đặt ra. Tại sao ông Trump lại phải giấu hồ sơ thuế của mình? Phải chăng bên trong đó còn có những khuất tất mà báo chí đã nói nhiều trong thời gian qua?

Nền dân chủ Mỹ bị đe dọa bởi Tổng thống

Ông Trump đã nhiều lần tấn công vào nền tư pháp độc lập qua việc lên án những thẩm phán đã hủy bỏ các sắc lệnh hành pháp của ông.

Tháng trước Tòa án Tối cao đã phán quyết bác bỏ lệnh của ông Trump về việc hủy bỏ chương trình bảo vệ trẻ nhập cư lậu.

Ngay sau đó Trump phản ứng bằng loạt tweet cho rằng, "Các quyết định mang động cơ chính trị được đưa ra từ Tòa án Tối cao. Đây là những phát súng bắn vào mặt những ai tự hào mình là đảng viên Cộng hòa hoặc bảo thủ".

Ông Trump còn cho rằng : "Do tư pháp không ưa ông nên mới ra phán quyết vậy".

Hồi năm 2017, ông Trump cũng đe dọa, có nhiều lời lẽ thiếu xứng hợp với các thẩm phán chặn sắc lệnh hành pháp cấm nhập cư từ bảy nước có đông dân theo Hồi giáo.

VIETNAM-US-NKOREA-DIPLOMACY-SUMMIT

Donald Trump luôn tỏ ra thân thiết và ngưỡng mộ các nhà độc tài trên khắp thế giới…

Trên cương vị Tổng thống, Trump liên tục cản trở sự điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ông ngăn người ra làm chứng trong cuộc điều tra của Hạ viện.

Ông Trump dường như không nhận thức giới hạn quyền lực Tổng thống, nên đã có nhiều quyết định trái với luật pháp, hành động, phát biểu trái với nền dân chủ.

Ông chủ Nhà Trắng hiện nay, nhiều lần cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016, dù không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Các cuộc điều tra cũng không cho thấy điều ông nói là đúng.

Tổng thống thứ 45 của Mỹ không ngừng tấn công trực tiếp vào nền báo chí độc lập.

Trên Twitter, ông Trump liên tục gọi báo chí là "Kẻ thù của nhân dân", đòi bỏ tù phóng viên. Ông cáo buộc báo chí đưa tin, bình luận không có lợi cho ông bằng từ "fake news". Bất kể đó là những tờ báo hàng đầu của Mỹ như The New York Times, Washington Post, TIME, Newsweek, hay các cơ quan truyền thông như CNN, MSNBC.

Ngay cả Fox News, The Wall Street Journal của cánh hữu cũng không thoát khỏi sự chỉ trích của ông, nếu đăng trái ý ông.

Tính lưỡng đảng yếu tố đảm bảo sự cạnh tranh chính trị, giúp nước Mỹ chọn ra giải pháp tốt để điều hành quốc gia chưa bao giờ lại khó hòa giải như từ lúc ông Trump bước vào Nhà Trắng.

Tổng thống thứ 45 của Mỹ không tạo ra sự đoàn kết quốc gia. Thay vào đó ông liên tục tạo ra mâu thuẫn, khoét thêm chia rẽ đảng phái. Cựu Bộ trưởng quốc phòng James Mattis đã phải thốt lên rằng ông Trump, "Cố tình chia rẽ dân Mỹ".

Đòi dùng quân đội để đè bẹp biểu tình

Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, nước Mỹ phải đối diện với những cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát, kỳ thị chủng tộc. Phong trào "Black Lives Matters" bùng lên qua nhiều năm âm ỉ sau cái chết của George Floyd hôm 25/5.

Trước các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp các thành phố lớn ở Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã không xoa dịu sự căm phẫn của đám đông. Thay vào đó, ông đã đổ thêm dầu vào lửa khi đánh đồng đa số những người biểu tình ôn hoà với thiểu số những kẻ lợi dụng thời cơ đập phá hôi của.

"Những kẻ vô chính phủ chuyên nghiệp, những đám đông bạo lực, những kẻ cướp bóc, tội phạm, những kẻ bạo loạn". Đây là lời buộc tội của Tổng thống Trump về người biểu tình của phong trào "Black lives matter" vào tối ngày 1/6, tại Nhà Trắng.

Những ngày sau đó, Tổng thống thứ 45 của Mỹ tiếp tục đe dọa bắn, thả chó hung dữ, đến dùng vũ khí mạnh mẽ nhất để đè bẹp người biểu tình chống việc kỳ thị chủng tộc của cảnh sát.

Không dùng lại ở lời nói, vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã nhanh nhảu lạm dụng quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình tại thủ đô Washington. Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được điều động về thủ đô theo lệnh Tổng thống. Tuy nhiên sau đó đã phải rút đi do phản ứng của thị trưởng Muriel Bowser và công chúng.

Ông Trump đe dọa dùng bạo lực để đàn áp. Đòi đưa Vệ binh Quốc gia xuống "giải quyết" vấn đề nếu các thống đốc các tiểu bang và thị trưởng thành phố không nhanh chóng dẹp biểu tình.

Hành động đe dọa của ông Trump còn cho thấy một dấu hiệu lạm quyền của chính phủ liên bang đối với các tiểu bang.

Với những lời phát biểu, hành động của mình, ông Trump đã tấn công trực tiếp vào sự thực hành và biểu hiện của nền dân chủ Mỹ qua các cuộc biểu tình.

Cũng ông Trump trong hai tháng qua đã nhiều lần gây sức ép với các thống đốc tiểu bang mở cửa hoạt động trở lại bình thường và xem nhẹ việc lây lan của dịch bệnh.

Trước những lời nói, hành động của Tổng thống Donald Trump, ông Colin Powell cựu tướng bốn sao, và cựu Ngoại trưởng Mỹ đã phải lên tiếng "ông Trump đang rời xa Hiến pháp".

Vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã có không ít cáo buộc, phát biểu gây sức mẻ ‘ngọn hải đăng’ các giá trị dân chủ của thế giới.

Cần trung thành với Trump hơn Hiến pháp

Không quá khó để thấy được trong thời gian nắm cương vị Tổng thống, ông Trump chỉ thích dùng người trung thành với ông hơn với Hiến pháp và lời thề công việc của họ. Những lời thề vốn dĩ đảm bảo tính chuẩn mực, trách nhiệm, khách quan, quy trình để kiểm soát công việc.

Bởi thế ngay khi vào Nhà Trắng, Donald Trump đã yêu cầu James Comey, Giám đốc FBI bày tỏ sự trung thành với ông. Nhưng chỉ vài tháng sau, ông Trump nhanh chóng loại bỏ Comey bằng người khác dễ bảo hơn. Thông tin sau đó cho thấy James Comey đã không làm theo mong muốn của Tổng thống.

Chưa có Tổng thống Mỹ nào sa thải, hoặc gây sức ép để sa thải, thay thế nhân sự nhiều như Donald Trump. Từ cố vấn, đến chuyên viên, bất kể ai, không làm vui lòng Trump, phản đối, hay gây bất lợi cho ông bằng sự thật, trách nhiệm công việc đều nhanh chóng bị mất chức.

Trong hơn ba năm, Trump đã sa thải hay ép từ chức hoặc buộc phải từ chức các cố vấn Michael Flynn, H.R. McMaster, Steve Bannon, John Bolton, Michael Flynn. Chánh văn phòng Nhà Trắng từ Reince Priebus, đến John Kelly và Mick Mulaney.

Việc thay đổi nhân sự ở Nhà Trắng của chủ nhân Trump, giống như nơi đây chỉ tuyển nhân viên tập sự.

Chưa hết một nhiệm kỳ, ông Trump đã một lần bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, hai lần thay bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bốn lần thay Phát ngôn viên Nhà Trắng.

Tháng trước, Geoffrey Berman, người đứng đầu cuộc điều tra luật sư riêng của Donald Trump bị sa thải dưới sức ép của Tổng thống.

Ít nhất ba người làm chứng trong việc điều tra luận tội Donald Trump tại Thượng viện đã bị ông buộc thôi việc.

Thượng nghị sĩ Mitt Romney, sau khi bỏ phiếu kết tội ông Trump về "Tội lạm quyền" đã bị ông công kích nhiều lần. Bà Murkowski, Thượng nghị sĩ bang Alaska sau phát biểu, cân nhắc có nên ủng hộ Trump trong lần bầu cử tới hay không, liền bị Trump tấn công.

Ngược lại, Donald Trump bất chấp dư luận, đưa con gái Ivanka Trump và con rể Jared Kushner vào vị trí cố vấn cấp cao buộc nhiều người sừng sỏ phải nghe theo. Dù họ chưa hề có kinh nghiệm chính trị, hoặc các vị trí dân cử.

Do thiếu niềm tin, cần sự trung thành, Donald Trump đã dùng người nhà trong chính phủ, phá vỡ sự độc lập giữa công quyền và tư lợi, vốn là nền tảng dân chủ Mỹ xưa nay.

Phải chẳng Tổng thống Donald Trump đang phá vỡ nền dân chủ Mỹ trong cái tôi quá lớn cùng các toan tính, lợi lộc cá nhân, phe nhóm lên trên lợi ích quốc gia ?

Võ Ngọc Ánh

(12/07/2020)

 

*********************

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ : không ai ở trên pháp luật - Tổng thống Trump phải nộp hồ sơ khai thuế cho Tòa án New York 

Với bẩy phiếu thuận và hai phiếu chống, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào ngày 9/7/2020, đã phán quyết rằng Tổng thống Trump phải trình bản khai thuế cá nhân của ông cho tòa án New York theo trát của tòa án này.

thue1

Chánh Án John G. Roberts Jr. thay mặt Tối cao Pháp viện nhận định rằng tổng thống, nhà lãnh đạo hành pháp, không đứng trên pháp luật. Ông viết nguyên văn như sau :

"Hôm nay chúng tôi tái xác nhận một nguyên tắc là tổng thống không tuyệt đối được miễn thi hành trát tòa hình sự của tiểu bang đòi hỏi những giấy tờ cá nhân và cũng không được hưởng tiêu chuẩn cao hơn".

Tất cả chín thẩm phán Tối cao Pháp viện đều đồng ý về một điểm là tất cả mọi người kể cả tổng thống đều bị chi phối bởi pháp luật. Những điều khác phán quyết của Tối cao Pháp viện không thống nhất với tỉ lệ 7-2. Hai thẩm phán bổ nhiệm bởi Tổng thống Trump là các ông Neil M. Gorsuch và Brett M. Kavanaugh bỏ phiếu thuận. Chỉ có hai thẩm phán bảo thủ bỏ phiếu chống là Clarence Thomas và Samuel A. Alito Jr.

Cuộc điều tra Trump Organization của Tòa án New York

thue2

Luật sư Cyrus R, Vance Jr. của khu tư pháp Mahattan District của New York nhận định rằng "Đây là một thắng lợi vô cùng lờn lao cho hệ thống tư pháp quốc gia và nguyên tắc lập quốc là - không môt ai, kể cả tổng thống - ở trên pháp luật. Cuộc điều tra của chúng tôi bị trì hoãn gần một năm vì vụ kiện này nay sẽ được tái tục".

Luật sư Vance đang điều tra xem Trump Organization có làm giả hồ sơ thương mại nhắm che đậy tiền trả hai phụ nữ - bao gồm cô đào cởi chuồng Stormy Daniels và người mẫu Playboy Karen McDougal - để ém nhẹm liên hệ của ông Trump với hai người này hay không.  Dùng tiền hay đe dọa để bịt miệng người khác là vi phạm luật bầu cử của Hoa Kỳ. Ông Trump từng phủ nhận những điều này.

thue3

Hai nhà báo Neal Katyal và Joshua A. Geltzer nhận định trên Washington Post rằng tổng thống thỉnh thoảng thua tại Tối cao Pháp viện nhưng chưa thấy người nào thảm bại như ông Donald Trump. Tối cao Pháp viện rõ ràng bác bỏ quan điểm của Tổng thống Trump và trường phái ủng hộ ông là tổng thống được bảo vệ hoàn toàn đối với những kiểm tra từ bên ngoài. Hồ sơ tài chánh mà ông Trump lâu nay cố gắng hết mình để dấu diếm, nay sớm hay muộn sẽ bị tiết lộ ra ngoài và có thể trước ngày bầu cử.  

Theo hai nhà báo,  đây là một chiến thắng rõ ràng và hoàn hảo của Luật sư Cyrus Vance Jr. và là một thất bại khủng khiếp của Tổng thống Trump và quan điểm phản dân chủ về chức vụ tổng thống của ông.

Tiến trình xét xử đại bồi thẩm đoàn (grand jury process) của tòa án New York sẽ được súc tiến nhanh chóng. Hồ sơ thuế của Tổng thống Trump có thể trình lên đại bồi thẩm đoàn để kết tội trong vài ngày hay vài tuần, nhưng không phải vài tháng. Vụ kiện của Luật sư Vance đã kéo dài vài năm, nhưng nay với phán quyết của Tối cao Pháp viện vào ngày 9/7/2020, vụ kiện này không còn gặp trở ngại nữa. Tối cao Pháp viện là cơ hội cuối cùng đối với Tổng thống Trump. Không may phán quyết của Tối cao Pháp viện mang lại bất lợi cho ông và báo hiệu những ngày đen tối sắp tới đối với cá nhân Tổng thống Trump.

Vào năm vừa qua, ProPublica có trụ sở đặt tại thành phố New York, đã khám phá hai hồ sơ khai thuế liên quan đến tài sản ở thành phố này có nhiều điểm mâu thuẫn của Tổng thống Trump. Một hồ sơ để trả thuế và một hồ sơ để vay tiền.  Theo ProPublica đây có thể là dấu hiệu của sự gian lận (financial fraud) qua sự phân tách của các chuyên viên về bất động sản. Những khác biệt về những con số làm cho tài sản của ông Trump tăng giá trị hơn đối với những cơ quan cho mượn tiền và làm giảm giá trị xuống đối với các cơ quan thuế vụ.

Điều tra và Hạ viện

thue4

Trong một vụ kiện khác liên quan đến trát của Hạ viện Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện trả lại hồ sơ cho các tòa dưới vì có vấn đề liên quan đến sự phân quyền giữa hành pháp và lập pháp.

Đây là tin bất hạnh cho Donald Trump vì những hậu qua tại hại nếu thuế của ông được công khai hóa hoặc ít ra được các cơ quan điều tra tội phạm phân tách.  Tối cao Pháp viện củng cố quyền điều tra của Quốc hội tuy nhiên quyền điều tra không phải là vô hạn. Khi cần tài liệu cá nhân của tổng thống cần phải cụ thể và rõ ràng.

Cuộc điều tra của Quốc hội rộng lớn hơn tòa án New York. Ba tiểu ban của Hạ viện đang thu thập hồ sơ tài chánh của Tổng thống Trump để điều tra rửa tiền của Nga và ảnh hưởng của nước ngoài đối với ông Trump. Hạ viện đòi tài liệu của bẩy cơ quan kinh doanh cũng như những chương mục cá nhân của Tổng thống Trump và ba người con lớn.

Tổng thống Donald Trump tỏ vẻ tức giân về hai phán quyết của Tối cao Pháp viện. Ông nghĩ là Tối cao Pháp viện không công bằng với ông hay chính quyền của ông và ông trở thành nạn nhân của áp bức chính trị (political persecution).

Kể từ đầu thập niên 1970, tất cả các tổng thống Hoa Kỳ, kể cả ông Richard Nixon, và một số phó tổng thống, đều tự nguyện công khai hóa hồ sơ khai thuế cá nhân mặc dù luật pháp không bắt buộc. Tổng thống Gerald Ford không phổ biến toàn bộ hồ sơ khai thuế nhưng ông công khai hóa bản tóm tắt 10 năm thuế bao gồm tổng số lợi tức, lợi tức phải đóng thuế, những phần được miễn thuế và tiền thuế đã trả.

Tong thời gian tranh cử 2016, ông Donald Trump hứa sẽ công khai hóa hồ sơ thuế vào 2015 nhưng cho tới nay ông vẫn thất hứa. Sau khi nhậm chức tổng thống, ông quyết định duy trì quyền sở hữu về kinh doanh quốc tế. Do đó, hồ sơ thuế của ông là nguồn cung cấp tin tức về giao dịch của ông với những cơ sở làm ăn ở các nơi trên thế giới.  Ông hi vọng tranh chấp về hồ sơ thuế của ông đưa lên Tối cao Pháp viện ông sẽ thắng vì năm thẩm pháp bảo thủ do các tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm chiếm đa số. Tuy nhiên cả hai thẩm phán do ông bổ nhiệm và chánh án Tối cao Pháp viện cũng bỏ phiếu chống lại ước vọng của Tổng thống.

thue5

Tổng thống Trump thường rêu rao rằng ông không công khai hóa hồ sơ khai thuế được vì hồ sơ này đang được sở thuế IRS kiểm tra. Tuy nhiên không có luật nào cấm ông phổ biến hồ sơ thuế của ông dù đang bị kiểm tra. Trong khi đó, ông Joe Biden đã công khai hóa hồ sơ thuế trong 21 năm theo truyền thống của tất cả các ứng cử viên tổng thống trong thời gian gần đây ngoại trừ Donald Trump.  Với hành động phổ biến hồ sơ thuế, ông Biden đã đẩy Tổng thống Trump vào ngõ cụt và khó xử.

Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện và chủ tịch các tiểu ban điều tra ca ngợi phán quyết của Tối cao Pháp viện như một chiến thắng và là một biểu thị cho thấy là tổng thống không ở trên pháp luật.

Tuy nhiên Dân biểu Lloyd Doggest (Dân chủ, Texas), một thành viên của Ways and Means Committee tuyên bố rằng "Tổng thống Trump bị đánh bại về ý niệm ở trên pháp luật. Nhưng ông ở ngoài vòng pháp luật cho tới sau tháng 11. Ông không có thể thoát khỏi luật pháp, nhưng vượt qua được giới hạn thời gian". Với phán quyết thứ hai của Tối cao Pháp viện, những cuộc điều tra của Hạ viện sẽ bị trì hoãn thêm một thời gian nữa vì chưa thể có hồ sơ thuế của Tổng thống Trump trong lúc này.

Vụ điều tra của Hạ viện sẽ cần thêm thời gian. Tuy nhiên Vụ điều tra của tòa án New York với phán quyết của Tối cao Pháp viện sẽ có thể mang lại kết quả sớm trước ngày bầu cử 3/11/2020. Cử tri nào lại muốn bỏ phiếu cho một ứng cử viên rất có thể bị kết tội và phải chịu lãnh án hình sự ngay trước hay sau ngày bầu cử.

Tin giờ chót cho hay sau khi Tối cao Pháp viện ra phán quyết, Chánh án Victor Marrero của Tòa án New York đã cho các luật sư của Tổng thống Trump một tuần lễ để một lần nữa có cơ hội thách thức trát của tòa án đòi hồ sơ thuế của ông Trump. Phe nguyên đơn đã tìm mọi cách để trì hoãn trát của tòa từ cuối tháng 8/2019 đến nay.

Kết luận

Vào tháng 10/2019, trong khi vụ luận tội Tổng thống Trump còn đang sôi động, tôi đã viết bài bình luận với tựa đề "Thuế : Cơn ác Mộng của Tổng thống Trump" được phổ biến trên một số báo và mạng tin tức trong đó có Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Dân Luận, Nhân Quyền, Đối Thoại,… Thuế mới là cái máy chém đối với Tổng thống Trump. Thượng viện Cộng hòa đã cứu ông trong vụ luận tội nhưng phải bó tay trước vụ hồ sơ thuế.

Chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn lịch sử đen tối trong thời cận đại của Hoa Kỳ. Chính trị ảnh hưởng đến mọi giới, mọi sinh hoạt trong xã hội. Hãy thận trọng dùng lá phiếu cử tri vào 3/11 sắp tới. 

Nguyễn Quốc Khải

(11/07/2020)

Liệu Donald Trump có đe dọa dân chủ Mỹ ?

Võ Ngọc Ánh, 12/07/2020

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng Thống Donald Trump đang làm xói mòn nền dân chủ Mỹ.

111111111111111111

Sáng ngày 9/2, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng Tổng Thống Trump phải trình bản khai thuế cá nhân của ông cho tòa án New York.

Ông John Roberts, Chánh án Tòa tối cao đã khẳng định, Tổng thống không đứng trên luật pháp.

"Hôm nay chúng tôi tái xác nhận nguyên tắc, Tổng thống không được miễn khỏi trát tòa hình sự của tiểu bang đòi hỏi những giấy tờ cá nhân và cũng không được hưởng tiêu chuẩn cao hơn".

Ngay sau khi phán quyết này được đưa ra, ông Trump đã tự biến mình trở thành nạn nhân sau nhiều loạt tweet.

Khác với những Tổng thống tiền nhiệm trước đó, Tổng thống thứ 45 của Mỹ luôn tìm mọi cách với quyền lực Tổng thống trong tay để không công khai hồ sơ thuế cá nhân.

Nhiều câu hỏi được đặt ra. Tại sao ông Trump lại phải giấu hồ sơ thuế của mình? Phải chăng bên trong đó còn có những khuất tất mà báo chí đã nói nhiều trong thời gian qua?

Nền dân chủ Mỹ bị đe dọa bởi Tổng thống

Ông Trump đã nhiều lần tấn công vào nền tư pháp độc lập qua việc lên án những thẩm phán đã hủy bỏ các sắc lệnh hành pháp của ông.

Tháng trước Tòa án Tối cao đã phán quyết bác bỏ lệnh của ông Trump về việc hủy bỏ chương trình bảo vệ trẻ nhập cư lậu.

Ngay sau đó Trump phản ứng bằng loạt tweet cho rằng, "Các quyết định mang động cơ chính trị được đưa ra từ Tòa án Tối cao. Đây là những phát súng bắn vào mặt những ai tự hào mình là đảng viên Cộng hòa hoặc bảo thủ".

Ông Trump còn cho rằng : "Do tư pháp không ưa ông nên mới ra phán quyết vậy".

Hồi năm 2017, ông Trump cũng đe dọa, có nhiều lời lẽ thiếu xứng hợp với các thẩm phán chặn sắc lệnh hành pháp cấm nhập cư từ bảy nước có đông dân theo Hồi giáo.

222222222222222222

Donald Trump luôn tỏ ra thân thiết và ngưỡng mộ các nhà độc tài trên khắp thế giới…

Trên cương vị Tổng thống, Trump liên tục cản trở sự điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ông ngăn người ra làm chứng trong cuộc điều tra của Hạ viện.

Ông Trump dường như không nhận thức giới hạn quyền lực Tổng thống, nên đã có nhiều quyết định trái với luật pháp, hành động, phát biểu trái với nền dân chủ.

Ông chủ Nhà Trắng hiện nay, nhiều lần cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016, dù không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Các cuộc điều tra cũng không cho thấy điều ông nói là đúng.

Tổng thống thứ 45 của Mỹ không ngừng tấn công trực tiếp vào nền báo chí độc lập.

Trên Twitter, ông Trump liên tục gọi báo chí là "Kẻ thù của nhân dân", đòi bỏ tù phóng viên. Ông cáo buộc báo chí đưa tin, bình luận không có lợi cho ông bằng từ "fake news". Bất kể đó là những tờ báo hàng đầu của Mỹ như The New York Times, Washington Post, TIME, Newsweek, hay các cơ quan truyền thông như CNN, MSNBC.

Ngay cả Fox News, The Wall Street Journal của cánh hữu cũng không thoát khỏi sự chỉ trích của ông, nếu đăng trái ý ông.

Tính lưỡng đảng yếu tố đảm bảo sự cạnh tranh chính trị, giúp nước Mỹ chọn ra giải pháp tốt để điều hành quốc gia chưa bao giờ lại khó hòa giải như từ lúc ông Trump bước vào Nhà Trắng.

Tổng thống thứ 45 của Mỹ không tạo ra sự đoàn kết quốc gia. Thay vào đó ông liên tục tạo ra mâu thuẫn, khoét thêm chia rẽ đảng phái. Cựu Bộ trưởng quốc phòng James Mattis đã phải thốt lên rằng ông Trump, "Cố tình chia rẽ dân Mỹ".

Đòi dùng quân đội để đè bẹp biểu tình

Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, nước Mỹ phải đối diện với những cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát, kỳ thị chủng tộc. Phong trào "Black Lives Matters" bùng lên qua nhiều năm âm ỉ sau cái chết của George Floyd hôm 25/5.

Trước các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp các thành phố lớn ở Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã không xoa dịu 

Published in Diễn đàn

Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói "lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi" để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người.

luoi0

Lưỡi gỗ là ngôn ngữ thông dụng trong mọi văn kiện pháp lý của chính quyền cộng sản Việt Nam - Ảnh minh họa

Nhưng với người cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết qủa tốt sẽ tăng cao.

Thói quen này, không may đã biến thành công cụ được sử dụng trong các văn kiện đảng, nhà nước và quốc hội nên khi đến tay nhân dân thì chúng chỉ còn là những tờ giấy vô nghĩa. Nhưng cũng trớ trêu thay là những mớ giấy lộn này lại bị đảng luật hóa để áp đặt cai trị dân.

Chẳng hạn như hồi tháng 2 năm 2014, sau khi Hiến pháp 2013 sửa đổi và bổ sung được ban hành thì ông giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, khi ấy là ủy viên Hội đồng Lý luận trung ương, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam, đã nói văng mạng rằng : "Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp năm 2013 là tất yếu lịch sử, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bởi nó xuất phát từ bản chất, vai trò, uy tín của Đảng, được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác. Đó là điều không thể bác bỏ !" (trích Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, 10/02/2014).

Điều được gọi là "tất yếu của lịch sử" là do đảng tự khoác cho mình để tiếm quyền lãnh đạo đất nước của nhân dân. Bằng chứng : chưa hề bao giờ trong lịch sử 87 năm (1930-2017) có mặt đảng cộng sản trên đất nước Việt Nam mà người dân Việt đã bỏ phiếu bầu đảng vào vị trí cai trị đất nước, nói chi đến lối nhận khống nói đó là "nguyện vọng của nhân dân", hay "được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác" ?

Cứ tiếp tục nhận vơ như thế rồi đảng dùng dao găm, họng súng khủng bố tiêu diệt đối lập để bảo vệ độc tài lãnh đạo từ 1946 đến 1954 ở miền Bắc, sau đó từ 1975 trên cả nước thì không thể nào huyênh hoang nói rằng "nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" như đảng tuyên truyền.

Diễn biến hòa bình

Cũng tương tự như lập luận bảo thủ và giáo điều này, ít lâu nay đảng lại quay ra sử dụng chiêu bài chống kẻ thù vô hình gọi là "diễn biến hòa bình" để bảo vệ độc quyền cai trị.

Từ một năm qua, Ban Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận trung ương đã tập trung các bài viết phản biện chống người chống đảng vào một chung một rọ được gọi là "các thế lực thù địch" thực hiện mục tiêu "diễn biến hòa bình" để loại bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung các bài viết, được phân phối cho các thợ tuyên truyền và dư luận viên bên đảng, quân đội và công an để tấn công những ai đòi loại các chính trị viên ra khỏi quân đội, để quân đội tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đất nước thay vì chỉ biết tuyên truyền bảo vệ đảng cầm quyền như hiện nay.

Họ cũng tăng cường tấn công, và khủng bố tinh thần các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền ; đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo ; đấu tranh đòi quyền lập hội và quyền tự do ngôn luận ; đòi đóng cửa Formosa Hà Tĩnh để bảo vệ môi trường biển và chống cưỡng chế đất đai, cườp đoạt tài sản.

Đội ngũ loa phường này cũng được lệnh tấn công các chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, của một số Dân biểu và Nghị sĩ Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu, Tổ chức Ân xá quốc tế và các tổ chức nhân quyền quốc tế, v.v…

Bằng chứng này đã thấy xuất hiện trong Tạp chí Quốc phòng Toàn dân ngày 08/06/2017.

Người viết mang tên Nguyễn Xuân Quỳnh bắt đầu rằng : "Trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội là thủ đoạn thường xuyên được sử dụng. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết hiện nay".

Lý do Đảng Cộng sản Việt Nam chống đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương không mới của những người vô thần cộng sản. Nhưng xuyên tạc người đòi nhà nước phải thi hành những quyền tự do được quy định trong Hiến pháp, do Quốc hội của đảng biểu quyết chấp thuận và ban hành thì Đảng và Nhà nước đã chà đạp lên bộ luật cao nhất của quốc gia.

Dù biết rõ như thế nên Đảng đã lươn lẹo vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cách để tiêu hủy những cam kết và bảo đảm của Hiến pháp bằng những cái đuôi phản dân chủ như "theo quy định của pháp luật, do pháp luật quy định hay "do luật định"

Hãy đọc một số Điều của Hiến pháp 2013 để thấy tính gian dối, lừa dân của Quốc hội cộng sản Việt Nam :

Điều 23 :

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24
:

1 : Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đểvi phạm pháp luật.

Điều 25 :

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 27 :

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Việc gài Luật vào Hiến Pháp, trong trường hợp của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắm mục đích làm giảm tính hữu hiệu và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của nhà nước khi thi hành Hiến Pháp.

Bằng chứng như cho đến nay, sau nhiều lần trì hoãn, hai bộ Nội vụ và Công an vẫn chưa trình ra Quốc hội 2 Dự luật Lập hội và Biểu tình, mặc dù Điều 25 Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Cả hai bộ đều nêu lý do láo lếu điều được gọi là "vẫn còn có nhiều ý kiến khác biệt" giữa các bộ và chuyên viên trong Chính phủ về nội dung.

Ở các nước văn minh và dân chủ thì quyền lập pháp, tức quyền làm luật nằm trong tay Quốc hội. Các dân biểu và nghị sĩ nói chung là đại biểu của dân trong Quốc hội là những tác giả hay "đồng tác giả" các bộ luật.

Đằng này ở Việt Nam, được gọi là xã hội chủ nghĩa, rất hiếm hoi thấy có dự luật nào được thuần túy đề nghị bởi các đại biểu quốc hội. Hầu hết, nếu không là tất cả đều từ Đảng và Nhà nước đem qua cho Quốc hội thảo luận biều quyết chấp thuận.

Vì vậy, tính bù nhìn của Quốc hội đảng cử dân bầu này mỗi ngày một cao. Hầu hết đại biểu quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nên chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi", hay "diễn tuồng" đã làm cho vai trò đại diện dân chỉ còn là hình thức.

Ai phá hay tự phá ?

Riêng trong lĩnh vực tín ngưỡng và tôn giáo, Quốc hội đã chấp thuận và ban hành Luật ngày 18/11/2016 và sẽ thi hành từ ngày 01/01/2018.

Nhưng Luật này đã làm theo lệnh đảng chỉ để gây khó khăn hơn cho các hoạt động tôn giáo. Vì vậy, ngày 20/10/2016, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã "hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo". Hội đồng này quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho các quyền tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.

Sau đó, ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại diện cho trên 7 triệu người Công giáo cũng đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mới.

Theo Hội đồng Giám mục Việt Nam thì Luật mới đã "có những bước lùi" so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.

Chỉ 7 ngày sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố Bản Nhận định về Luật Tôn giáo thì báo Quốc phòng Toàn dân phổ biến bài phản biện xuyên tạc của Nguyễn Xuân Quỳnh.

Nguyễn Xuân Quỳnh viết : "Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo, đồng bào tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng người Việt Nam. Nếu tranh thủ lợi dụng được đông đảo đồng bào tôn giáo thì sẽ tạo hiệu ứng lớn trong việc chống phá của chúng. Đó là chưa đề cập đến các hệ quả khác liên quan. Tính chất thâm độc, nguy hiểm của âm mưu này là ở đây. Ở một khía cạnh khác, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền công dân, quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được quy định và đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp luật. Cùng với việc trắng trợn can thiệp - "đấu tranh pháp lý", chúng triệt để lợi dụng cụm từ "tự do" mà cố tình lờ đi "... trong khuôn khổ pháp luật" để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội…".

Mấy chữ "trong khuôn khổ pháp luật" chính là những cạm bẫy của Luật Tôn giáo hay bất cứ luật nào do Quốc hội cộng sản Việt Nam ban hành nhằm mục đích hạn chế tối đa quyền dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Bài viết của Nguyễn Xuân Quỳnh đã vu khống các cuộc đấu tranh chân chính và hợp pháp của người dân rằng : "Để thực hiện mưu đồ, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước ; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị "đối trọng" với Đảng. Chúng xác định lấy "tự do tôn giáo" làm "ngòi nổ" để chống phá Việt Nam ; tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của các quyền trên lĩnh vực tôn giáo với luận điểm : "nhân quyền cao hơn chủ quyền". Đồng thời cho rằng : "Việt Nam coi tôn giáo như là một công cụ tuyên truyền cho Đảng, Nhà nước, phục vụ các chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng", v.v.

Oang oang cái miệng như thế chưa hả dạ, Quỳnh còn cáo buộc những nhà lãnh đạo tôn giáo bị đảng đàn áp và cướp mất tài sản của giáo hội đã lợi dụng tôn giáo để xúi bẩy dân chống đảng.

Nguyễn Xuân Quỳnh viết : "Họ lợi dụng những vụ việc nảy sinh trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào tôn giáo, hoạt động tôn giáo và những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là những vấn đề liên quan đến giải tỏa, đền bù đất đai, cơ sở thờ tự,… để kích động quần chúng, tín đồ đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ, phá rối an ninh, trật tự, cản trở giao thông tại các địa phương. Qua đó, tổ chức ghi hình, chụp ảnh, thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, v.v.".

Kêu gọi chống dân

Để lấy điểm cho nhiệm vụ phản bác của mình, Nguyễn Xuân Quỳnh hô hào : "Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng, tín đồ về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và ý thức cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch".

Dư luận viên Quỳnh mách nước thêm : "Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi công tác này luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo Đảng ; sự quản lý, điều hành của Nhà nước ; tiếp tục hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên nâng cao nhận thức cho nhân dân, tín đồ, chức sắc về chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm cho nhân dân, tín đồ, chức sắc trong việc tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này".

Lập luận chống người có tín ngưỡng và các nhà lãnh đạo các tôn giáo bằng những đòn ma giáo của Nguyễn Xuân Quỳnh có phải là gắp lửa bỏ bàn tay không, hay cái bẫy "trong khuôn khổ pháp luật" quen thuộc đã bị lật tẩy mất rồi ?

Phạm Trần

(28/06/2017)

Published in Diễn đàn