Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tháng 04/2021, chính phủ liên bang Úc đã hủy bỏ hai thỏa hiệp (MoU) đã ký giữa tiểu bang Victoria và Bắc Kinh trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" (tên cũ là "Một Vành đai, Một con đường") của Trung Quốc. 

canberra1

Quan hệ song phương giữa Úc và Trung Quốc ngày càng băng giá.  © afp.com/Frederic J. Brown

Để có một cách nhìn tổng quát và am hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến các thỏa thuận đã ký giữa chính phủ của một tiểu bang nước Úc với chính quyền Trung Quốc và những hệ lụy của nó, mời quý vị nghe những phân tích và nhận định sắc nét từ ông Lưu Tường Quang.

Ông là một luật sư, đồng thời là một nhà báo có mối quan tâm chuyên sâu đến các vấn đề chính trị, ngoại giao tại Úc và các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhà báo Lưu Tường Quang nguyên là Trưởng nhiệm SBS Radio (Head of SBS Radio), một Cơ quan Truyền thông Đa Văn hóa  của Úc Châu.

-------------------------

RFI tiếng Việt :  Trước hết, xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia phỏng vấn. Thưa ông, được biết, sáng kiến "Vành đai và Con đường"(Belt and Road Initiative – BRI) với khoản đầu tư 124 tỷ đôla được chủ tịch Tập Cận Bình thai nghén từ năm 2013 và đưa lên bàn đàm phán thông qua diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh năm 2017, với sự có mặt của 29 vị nguyên thủ cùng các đại diện đến từ 100 quốc gia. "Vành đai và Con đường"của Bắc Kinh được cho là "món nợ ngoại giao nguy hiểm" hay "ngoại giao bẫy nợ" (debt trap diplomacy). Sau khi trực tiếp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh, ông Daniel Andrews, thủ hiến bang Victoria đã lần lượt ký hai thỏa thuận với chính quyền Trung Quốc là "Biên bản ghi nhớ" (10/2018) và sau đó là "Hiệp định khung" (10/2019). Vậy xin ông cho biết nội dung cụ thể của các thỏa thuận này là gì ?

Lưu Tường Quang : Thưa quý thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI, thủ hiến Daniel Andrews của bang Victoria, một trong 6 tiểu bang của liên bang Úc, đã từng đến Bắc Kinh vào năm 2015 để thăm dò. Năm 2017, ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh "Vành đai và Con đường" tại Bắc Kinh với tư cách là một đại biểu của chính phủ tiểu bang Victoria, chứ không phải đại diện cho Úc.

Sau đó, vào tháng 10/2018, ông Daniel Andrews đã ký một "Biên bản ghi nhớ" (MoU) về hợp tác "Vành đai và Con đường" với đại sứ của Trung Quốc tại Canberra Thành Cảnh Nghiệp. Rồi đến ngày 23/10/2019, cả hai bên ký thêm một "Thỏa hiệp khung" (Framework Agreement).

Nhưng cả hai thỏa hiệp này đều không có tính cách ràng buộc, nghĩa là thi hành đến đâu là tùy ý, không bên nào bắt buộc bên kia phải làm gì. Cả hai thỏa hiệp này nhằm vào ba lĩnh vực ưu tiên trong sự hợp tác giữa Victoria và Bắc Kinh, thứ nhất là trong vấn đề hạ tầng cơ sở. Chính phủ Victoria hy vọng với thỏa hiệp này, Trung Quốc sẽ đổ tiền đầu tư và kỹ thuật canh tân hạ tầng cơ sở cho tiểu bang, từ đó, tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương.

Lĩnh vực thứ hai là sáng tạo (innovation), làm thế nào để canh tân các ngành kỹ nghệ, đặc biệt là ngành kỹ nghệ sinh hóa ở mức cao tại Victoria. Và, lĩnh vực thứ ba là trong vấn đề phát triển thương mại và tiếp cận vào thị trường của nhau. Tất nhiên, thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn nhất thế giới, trong khi tiểu bang Victoria là một thị trường rất nhỏ, chỉ với 6 triệu dân. Cho nên, đây là một thỏa hiệp mà Victoria hy vọng đem lại nhiều lợi nhuận trên căn bản là tạo nhiều công ăn việc làm.

RFI : Mặc dù có những lời cảnh báo và sự không đồng thuận tham gia của các quốc gia liên minh, cũng như sự không đồng tình của liên bang đối với siêu dự án đầy tham vọng bành trướng của Trung Quốc, bằng cách nào chính phủ Victoria của ông Daniel Andrews đã thực hiện việc ký kết một cách trơn tru như vậy, thưa ông ?

Lưu Tường Quang : Điều này có vẻ hơi khó hiểu, nhưng thực tế, ông Daniel Andrews, thủ hiến của tiểu bang Victoria, là thủ hiến của chính phủ Đảng Lao động. Tất nhiên, theo thủ tục công quyền tại Úc và riêng tại Victoria, thông thường, thủ tướng hay thủ hiến làm gì cũng phải qua Hội đồng nội các tại chính quyền liên bang và chính phủ tiểu bang. Sau đó, các vấn đề sẽ được giao cho các bộ ngành thực hiện.

Nhưng trong trường hợp này, ông Daniel Andrews không theo phương thức thông thường. Thứ nhất, ông quy tụ tất cả các cuộc thảo luận, tiếp xúc vào trong văn phòng riêng - văn phòng chính trị của ông. Các bộ sẽ không biết kết quả, hoặc chỉ biết được kết quả sau khi đã đạt được, chứ không được tham dự vào tiến trình thảo luận.

Thứ hai, theo các nguồn tin được phổ biến rộng rãi từ các cơ quan truyền thông Úc, trong văn phòng chính trị riêng của thủ hiến Daniel Andrews có một vài cố vấn rất đặc biệt. Trong thời gian trước khi ký thỏa hiệp năm 2018, ông Andrews có hai cố vấn gốc Hoa, tốt nghiệp đại học và đã hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại Úc là ông Mike Yang và bà Jean Dong. Cả hai người được cho rất có ảnh hưởng đối với ông Daniel Andrews khi làm cố vấn trong văn phòng chính trị riêng của ông. Thêm vào đó, theo hãng tin News.com.au (Australia’s leading news site, 28/05/2020), chính hai người này đã đưa đẩy ông Daniel Andrews nhiều cơ hội tiếp xúc các quan chức Trung Quốc và dẫn tới việc ký kết hai thỏa hiệp nói trên.

RFI : Thưa ông, mối bang giao đầu tư thương mại qua "Vành đai và Con đường" giữa Victoria và Bắc Kinh có thật sự đem lại lợi ích cho sự phát triển của tiểu bang này đúng như mong đợi của hủ hiến Daniel Andrews ?

Lưu Tường Quang : Có thể nói, câu trả lời là "Không" bởi hai lý do. Thứ nhất, cả hai thỏa hiệp MoU chưa được thi hành thì đã bị hủy bỏ. Thứ hai, khi Bắc Kinh và Victoria đồng ý ký hai thỏa hiệp MoU rồi, họ dự định vào năm 2020 sẽ ký thêm một thỏa hiệp nữa về "Lộ trình Vành đai và Con đường" (BRI Road Map). Tuy nhiên, vì lý do đại dịch COVID-19 xảy ra, đầu tiên là ở Vũ Hán cuối năm 2019 đầu năm 2020 và sau đó tràn ra khắp thế giới, nên thỏa hiệp thứ ba không đạt được.

Vậy, lý do tại sao, việc ký kết bang giao ngoại thương với Bắc Kinh đã không đem lại cho Victoria lợi nhuận gì ? Trong rất nhiều năm qua, phần thặng dư (surplus) có được từ mối giao thương giữa Úc và Trung Quốc, trị giá 150 tỷ Úc kim, là thuộc chính phủ liên bang Úc.

Riêng, phần giao thương giữa tiểu bang Victoria và Trung Quốc thì kết quả ngược lại. Tiểu bang Victoria bao giờ cũng thua lỗ trong rất nhiều năm kể từ năm 2014. Đến khi hai bên ký kết hai thỏa hiệp (2018, 2019), thì sự thua lỗ tăng lên 25%. Cho nên, vào thời điểm 2021, Victoria đã bị thất thu 42 tỷ Úc kim trong vấn đề thương mại với Trung Quốc.

Phần lớn, tức là 65%, các ngành xuất khẩu của Victoria sang Trung Quốc là thực phẩm và các loại sản phẩm tơ sợi chứ, không phải là các loại hàng hóa thiết yếu mà Trung Quốc cần, chẳng hạn như quặng mỏ và phần lớn lúa mạch, tôm hùm của Tây Úc, than đá của Queensland và New South Wales, thịt bò của Queensland, rượu vang, rượu nho của Nam Úc.

Cho nên, một mặt khi chúng ta nói rằng các thỏa hiệp MoU chưa đem lại một lợi nhuận nào cho Victoria, ngược lại chúng ta cũng nói rằng Victoria có một giao thương thua lỗ. Mặt khác, chúng ta cũng nói thêm rằng, hiện tại trong khi Bắc Kinh đang có sự trừng phạt kinh tế với nước Úc nói chung thì sự trừng phạt kinh tế đó chưa ảnh hưởng nhiều đến Victoria, bởi lý do các sản phẩm bị hạn chế, bị cấm, bị đánh thuế cao đều không sản xuất tại Victoria.

RFI : Vào ngày 21/04 vừa qua, bà Marise Payne, Ngoại trưởng Úc đã thông báo hủy bỏ "Biên bản ghi nhớ" và "Khung thỏa thuận" mà thủ hiến bang Victoria và Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã ký kết. Thưa ông, chính phủ liên bang đã làm thế nào để có thể hủy bỏ thỏa thuận đã ký của tiểu bang ?

Lưu Tường Quang : Đứng về mặt hiến pháp, thật sự không có gì khó khăn, mà quan trọng là nhìn nhận vấn đề từ quan điểm chính trị. Trong quá trình thương thuyết giữa Victoria và Bắc Kinh để đưa đến các thỏa hiệp MoU, thủ hiến Daniel Andrews lúc nào cũng giữ bí mật và gom mọi việc vào trong văn phòng của mình. Ông không thông báo, cũng như không thảo luận với Bộ Ngoại giao và Thương mại của liên bang. Thậm chí, khi được mời tham dự thuyết trình về những tin tức tình báo mật về Bắc Kinh, của Tổ chức Tình báo Quốc gia tại Úc, ông Andrews cũng từ chối tham dự.

Cho nên, có thể nói, ông đã đơn độc đi đến việc ký kết hai thỏa hiệp nói trên với Bắc Kinh. Chính phủ liên bang, kể cả thủ tướng Scott Morrison cũng như ngoại trưởng Marise Payne, đã rất nhiều lần cảnh báo rằng tiểu bang Victoria đang có những hành động đơn phương rất nguy hiểm, gây nguy hại đến quyền lợi quốc gia, nhất là đến chính sách ngoại giao của nước Úc. Đó không phải là đường lối của chính phủ Liên Đảng.

Tuy nhiên, trong vấn đề bang giao thương mại với Bắc Kinh trong khuôn khổ "Vành đai và Con đường", liên bang nói chung tức chính phủ Liên Đảng Tự do Quốc gia và Đảng Lao Động đối lập đều có một lập trường nhất quán đối với hành động của tiểu bang Victoria. Nói cách khác, chính phủ Lao Động Victoria đã không nhận được sự ủng hộ của Đảng Lao Động ở cấp liên bang trong các vấn đề giao thương với Bắc Kinh trong khuôn khổ "Vành đai và Con đường" .

Năm 2020, chính phủ Liên đảng đệ trình và được Quốc hội đã thông qua "Australia’s Foreign Relations Act 2020", đạo luật về bang giao quốc tế hay ngoại giao của nước Úc. Do đó, trên căn bản quyền hạn của "Australia’s Foreign Relations Act 2020", ngoại trưởng Marise Payne đã quyết định hủy bỏ bốn thỏa hiệp mà tiểu bang Victoria đã ký kết.

Hai thỏa hiệp không có tầm quan trọng, đó là thỏa hiệp với Iran về hợp tác kỹ thuật và thoả hiệp với Syria. Hai thỏa hiệp còn lại có tính chất quan trọng vì liên quan đến Trung Quốc, đó là hai thỏa hiệp MoU mà ông Daniel Andrews đã ký với Bắc Kinh năm 2018, 2019. Tuy nhiên, khi hủy bỏ hai thỏa hiệp này, ngoại trưởng Marise Payne cũng cẩn thận nói rất rõ đây không phải là một chính sách chống Trung Quốc, mà chỉ là để bảo vệ chính sách ngoại giao và quyền lợi quốc gia của nước Úc mà thôi.

2222222222222222222222

Không ảnh thị trấn Darwin, nơi có cảng biển thương mại Darwin, cho Trung Quốc thuê đến 99 năm.  © Wikipedia

RFI : Việc chính quyền của thủ tướng Scott Morrison hủy bỏ tham gia "Vành đai và Con đường" đã làm cho sự căng thẳng càng nóng hơn và động cơ đàm phán có thiện chí càng lạnh giá giữa Úc và Trung Quốc, khó có thể được hâm nóng trong một sớm một chiều. Theo ông, hướng đi cho mối quan hệ này trong tương lai sẽ như thế nào ?

Lưu Tường Quang : Chắc chắn, trong tương lai xa, chúng ta không thể dự đoán được, vì còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố địa chính trị trên toàn thế giới. Nhưng, ít nhất trong tương lai gần hay trung hạn, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng, bang giao song phương giữa nước Úc và Trung Quốc sẽ trở nên tệ hại hơn, xấu hơn và căng thẳng hơn.

Bằng chứng là chỉ cách đây vài ngày, để trả đũa chính phủ liên bang Úc hủy bỏ hai thỏa hiệp MoU giữa tiểu bang Victoria với Bắc Kinh, Trung Quốc đã hủy bỏ một cuộc "Đối thoại chiến lược kinh tế giữa Úc và Trung Quốc" (China - Australia Strategic Economic Dialogue). Đây là một cơ chế để Bộ trưởng Thương mại hai bên gặp gỡ định kỳ để thảo luận những vấn đề đem lại lợi nhuận cho cả đôi bên. Chẳng những vậy, qua báo chí do nhà nước kiểm soát, họ chỉ trích và mạ lị nước Úc một cách rất thậm tệ. Cho nên, đó không phải là một bối cảnh mà bang giao song phương có thể được cải thiện.

Đặc biệt, gần đây nhất, nếu nhìn từ quan điểm địa chính trị và quan điểm tiếp cận lục địa Úc Châu, Trung Quốc có những động thái có thể coi như một sự đe dọa cho nước Úc. Theo nguồn tin Sky News (05/2021), Bắc Kinh đang cố gắng thuyết phục nước Papua New Guinea, một thuộc địa của nước Úc, độc lập vào năm 1975 và nằm sát nách với tiểu bang Queensland của Úc, chấp nhận một đề nghị : để Trung Quốc xây một thành phố kỹ nghệ (Industrial City) tại Daru, trị giá 40 tỷ Úc kim.

Nếu Trung Quốc có thể xây dựng một thành phố kỹ nghệ chỉ cách ranh giới của Queensland độ hơn 100 cây số, rõ ràng đây là khả năng mà Trung Quốc có thể kiểm soát sự giao lưu thông thương trên đường biển của hai nước Papua New Guinea và Úc Châu. Cho nên, ngoài việc bày tỏ sự bất bình trực tiếp với Úc, Trung Quốc đang có những kế hoạch để cải thiện quan hệ với các quốc gia tại vùng Nam Thái Bình Dương, như Papua New Guinea, Vanuatu, Solomon Islands, ngay cả Fiji, những  quốc gia mà nước Úc có rất nhiều mối quan hệ gần gũi. Đây là mối đe dọa rất lớn về an ninh quốc phòng của nước Úc.

Do đó, trong tương lai gần hay trung hạn, bang giao song phương giữa nước Úc và Trung Quốc sẽ tiếp tục căng thẳng, gây nhiều khó khăn. Nước Úc, với tư cách một quốc gia đã phát triển, độc lập, vẫn giữ lập trường cứng rắn, nhưng sẵn sàng nối lại đối thoại, sẵn sàng thảo luận với Bắc Kinh trên cơ sở bình đẳng. Hiện tại, nước Úc, thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã kiện Bắc Kinh về vấn đề đánh thuế cao đối với lúa mạch, chúng ta đón chờ xem kết quả.

RFI : Ngoài ra, theo ông, liệu rằng chính phủ liên bang có dùng quyền phủ quyết mới này để can thiệp vào quyết định cho Tập đoàn Landbridge (Trung Quốc) thuê cảng Darwin trong 99 năm với giá 506 triệu Úc kim, mà chính phủ vùng lãnh thổ Bắc Úc (Northern Territory) đã đưa ra năm 2015 ?

Lưu Tường Quang : Vào năm 2015, chính phủ lãnh thổ Bắc Úc đã ký khế ước với Landbridge, một công ty thương mại của tỷ phú Diệp Thành (Ye Cheng), với giá 506 triệu Úc kim trong 99 năm. Đây là một quyết định mà nước Úc tỏ ra hối tiếc. Theo thể thức được áp dụng vào năm 2015, Ủy ban Tái xét Đầu tư Nước ngoài (Foreign Investment Review Board) của chính phủ liên bang đã chấp nhận thỏa hiệp giữa Bắc Úc và Công ty Landbridge. Lúc bấy giờ, chính phủ Úc, kể cả bộ Quốc Phòng Úc, tỏ vẻ không có mấy quan tâm về hậu quả về việc cho thuê này.

Vấn đề này được thảo luận trước năm 2018 và hoàn cảnh thúc đẩy chính phủ, cũng như các giới chuyên gia, nghiên cứu nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn về hậu quả đối với nền an ninh quốc gia sau khi ông Daniel Andrews ký hai thỏa hiệp MoU với Bắc Kinh. Đặc biệt, sau khi ngoại trưởng Marise Payne hủy hỏ hai thỏa hiệp MoU của Victoria trong tháng trước đây.

Vấn đề đặt ra là thỏa hiệp cho thuê 99 năm này có ảnh hưởng như thế nào về phương diện an ninh quốc phòng. Thứ nhất, chúng ta đặt giả thuyết cho thuê là vấn đề thương mại. Theo chính sách đối ngoại của nước Úc ("Australia’s Foreign Relations Act 2020"), những thỏa hiệp với nước ngoài về phương diện thuần túy thương mại không được áp dụng. Có nghĩa là nếu quyết định hủy bỏ thỏa hiệp giữa LandBridge với chính phủ của lãnh thổ Bắc Úc, chính phủ Úc không thể dựa vào đạo luật này.

Tuy nhiên, chính phủ liên bang có thể vẫn làm được, bởi chính phủ dựa vào quyền phủ quyết trong vấn đề an ninh và quốc phòng để hủy bỏ khế ước này, nếu quả thật, cuộc điều tra hiện nay của Bộ Quốc phòng cho thấy việc nguy hại đến nền an ninh của nước Úc.

Bộ trưởng Quốc Phòng mới của Úc là ông Peter Dutton đã rất nhiều lần chỉ trích kế hoạch "Vành đai và Con đường" như một thủ thuật tuyên truyền, nhằm thực hiện mộng bá quyền của ông Tập Cận Bình. Mặt khác, nếu chính phủ Liên Đảng của thủ tướng Morrison coi đây là một vấn đề có khả năng gây nên nguy hại cho vấn đề an ninh của nước Úc, thì tất nhiên chính phủ vẫn có thể quyết định dựa vào quyền an ninh quốc phòng để hủy bỏ khế ước cho thuê.

Nhưng, vì là một khế ước cho thuê đã được chấp nhận và đang thi hành, nên trong trường hợp này, chính phủ phải bồi thường. Vấn đề bồi thường bao nhiêu và có hay không hủy bỏ là một vấn đề mà chúng ta có thể trở lại bàn luận trong tương lai. Vì hiện tại chính phủ Úc mở cuộc điều tra, nhưng chưa có kết luận, nên vấn đề thương thảo bồi thường giữa hai bên chưa được đặt ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số tiền này không hề nhỏ. 

RFI tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.

Hoàng Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 20/05/2021

Published in Diễn đàn

Cách đây không lâu, Huang Xiangmo là một trong hai người Trung Quc có nh hưởng mnh m lên chính gii và hai đng chính tr ln nht ca Úc, đng Lao đng và đng Cp tiến. Người kia là Chau Chak Wing. Cả hai được tuyên dương vì các đóng góp t thin đáng k cũng như h tr tài chánh cho các hot đng ca chính đng.

uc1

Lãnh đạo đng đi lp, Bill Shorten, cm bức hình có ngoi trưởng Úc, Julie Bishop, và doanh gia Trung Quc, Huang Xiangmo, trong phn cht vn ti Quốc hội Úc, 14 tháng Sáu, 2017.

Giờ đây âm mưu đng sau hai nhân vt này đã được vch trn trên phương tin truyn thông Úc. C hai ông Huang và Chau bị t cáo làm cánh tay dài ca Bc Kinh. Ông Chau (bit danh CC3) cũng b dân biu Andrew Hastie tố cáo tại Quc hi Úc v hành vi lũng đon Liên Hip Quc qua vụ hi l c Ch tch Đi Hi đng Liên Hiệp Quốc John Ashe. Còn h sơ xin gia nhcông dân của ông Huang thì mi đây đã b t chi, và tư cách thường trú nhân ca ông cũng b hy b. Tuy có bit th tr giá 13 triu đô la ti Sydney, ông Huang hin đang ngoài Úc (có ngun tin cho rng ông đang Bc Kinh, ngun khác thì nói Hng Kông) nên có xác xuất là ông không bao gi được quay v li ngôi nhà này ca mình. Quyết đnh ca chính ph Úc đi vi h sơ di trú ca ông Huang đã gi mt thông đip mnh m nht đến các chính quyn nước ngoài, đc bit là Bc Kinh, rng nếu có ý đ s dng tin đng đoạn chính tr ti đây thì nên nghĩ li.

Ông Huang là ai và đã làm gì để gây nh hưởng ti Úc ?

Đến Úc năm 2011, ông Huang đã tìm cách to nh hưởng lên xã hi và chính tr Úc trong mt thi gian ngn. Trong vòng 5 năm, ông Huang đã ng h các chính đng số tin lên đế2,7 triệu đô la, bảo tr3,5 triệu đô la cho trường đi hc Western Sydney đ thành lp vin Ngh thut và Văn hóa Úc-Trung, và 1,8 triệu đô la để thành lp Vin Nghiên cu Quan h Úc-Trung ti trường đi hc UTS (xếp đt cu Th hiến Sydney và Ngoi trưởng Úc Bob Carr làm ch tch). Không lâu sau đó, ông tr thành Ch tch ca Hi đng Úc Châu đ Thúc đy s Thng nht Hòa bình ca Trung Quc (CPPRC). Đây là mt nhóm hot đng mang tính cng đng ca Trung Quc hi ngoi mà v sau được phát giác là có nhim v phát trin mng lưới nh hưởng ca Bc Kinh. Sau này nhiu người mi biết rng CPPRC là một trong nhiu nhóm mang danh nghĩa xã hi dân s được Bc Kinh qun lý, tuyn dng bi gii lãnh đo Đng Cng sn Trung Quốc, b ngoài ra v đc lp nhưng ch yếu phc v cho các chính sách ca đng.

Nhờ các vic làm trên, ông Huang đã gp g được hu hết các lãnh đo hàng đu ca đng cm quyn ln đi lp ti Úc, và chp hình chung vi tt c các lãnh đo này. nh hưởng và tên tuổi ca ông Huang ngày càng gia tăng vào năm 2016, cho đến khi các biến c ti Bin Đông ni lên. Vào ngày 12 tháng By năm 2016 Tòa Trọng tài Thường trc The Hague quyết đnh Trung Quốc vi phm ch quyn ca Philippines, và đường lưỡi bò mà Trung Quc đòi ch quyn toàn b là không có cơ s pháp lý. Lin sau đó, chính quyền Úc, đặc bit bà Julie Bishop người đng đu B Ngoi giao, đã kêu gi Trung Quc cũng như các bên tranh chp tôn trng phán quyết sau cùng này, và khng đnh rng Úc cũng như mi quc gia khác đu có quyn s dng hi phn và đường bay theo luật quc tế. Bc Kinh đã ni gin v lp trường ca Úc, và t v mun dy cho Úc mt bài hc, như thái đ trch thượng ca h trước đây vi các nước láng ging khác, mà Vit Nam đã có quá nhiu kinh nghim.

Liền sau phán quyết ca Tòa Trng tài Thường trc, Bc Kinh đã s dng mi phương tin và bin pháp có th đ to áp lc ti đa lên nước Úc. Đu tiên là bt đèn xanh cho các nhóm cng đng người Hoa mà đã b h nh hưởng by lâu nay (không phi cng đng người Hoa t do), xung đường biểu tình trên đường ph Melbourne yêu cu chính quyn Úc không can thip vào chuyn ni b ca Trung Quc. Kế đến là các áp lực về kinh tế và thương mi. Nên nh nn kinh tế ca Úc ph thuc khá nhiu vào kinh tế ca Trung Quc, trong đó xuất khu sang Trung Quc chiếm 33,7 phn trăm, nhp khu 22,5 phn trăm, tổng cng là 28,2 phn trăm, đng đu danh sách giao thương gia Úc và mt nước khác. Bc Kinh hiu rõ và li dng ưu thế này đ gây khó khăn v thương mi gia hai nước, điu mà h thường làm vi các quc gia khác. H đã ngâm tôm các sn phm nhp cng t Úc, M và nhiu nơi khác, đến mc hư hi, khi có thái đ hay li nói tiêu cc v phía h.

Ông Huang cũng đã nhập cuc sau đó. Biết rng chính sách ngoại giao của chính quyn Úc ln đi lp đã rõ ràng v Bin Đông, ông Huang đe da rút li s tin đã ha ng h cho đng Lao đng là 400 ngàn đô la khi người phát ngôn v quc phòng ca đng này, Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, đã ví quan đim ca Bc Kinh v Bin Đông là "cc kỳ vô lý". Và hình như không còn s chn la nào khác nên lá bài cui cùng ca Huang là vn đng mt thượng ngh Lao động Sam Dastyari đ nhái li các quan đim ca Bc Kinh v Bin Đông. Ch vì mt vài ngàn đô la mà Thượng nghị sĩ Dastyari đã phát biểu ngược li với quan đim ca đng Lao đng. Khi v này b truyn thông Úc phanh phui thì tương lai chính tr đang sáng ln ca Dastyari k t đó lao xung vc thm. Nhưng chưa hết. Trong lgặp g vào cuối tháng Mười năm 2016 ti bit th ca Huang, Dastyari cnh báo cho Huang nên cn thn vì đin thoi ca Huang có th b các cơ quan chính quyền, k c chính quyn M, nghe lén. Chc là có nghe lén tht nên s kin này gn mt năm sau b phơi bày. Và đây là git nước làm tràn ly vì Dastyari chng t chng quan tâm bao nhiêu đến quyn li và an ninh quc gia ca Úc. Trước bao áp lc ngày càng gia tăng, Thượng nghị sĩ Dastyari đã phải chính thc t nhim và t dã chính trường vào cui năm qua.

Sau phán quyết ca Tòa Trng tài Thường trc v Bin Đông, các cơ quan truyn thông Úc, dn đu là s kết hp tài tình gia các phóng viên chuyên nghip ca Fairfax và ABC, đã điu tra và phanh phui quan h gia các t phú người Trung Quc ti Úc vi các lãnh đo chính tr và quân s ti Bc Kinh và Đảng Cộng sản Trung Quốc, và các nh hưởng mà h mun đt được vi chính gii Úc. Cuc điu tra mang tên "Quyền lc và nh hưởng" gồm ba phn (12 và 3) đã được trình chiếu vào gia năm 2017, phanh phui bao nhiêu s kin mà ít ai được biết trước đây, làm chấn đng nước Úc. Tht ra cơ quan tình báo ca Úc là ASIO đã biết rt rõ các vn đ này và đã tng cnh báo các chính đng v âm mưu xâm nhp nh hưởng t bên ngoài, đc bit là t Trung Quc. Nhưng vì cn tin hot đng, hay vì coi nh hay coi thường các âm mưu t Trung Quc, nên không đng nào tích cc tìm bin pháp thích hp đ đi phó cho đến khi các cơ quan truyn thông n lc điu tra và đưa thông tin đến người dân. Đến lúc đó các chính đng và chính tr gia đã phi chng t kh năng lãnh đo ca mình trong việc đi phó vi s xâm nhp ca ngoi bang (điu mà đã xy ra cho Hoa Kỳ qua s can thip ca Nga ; đi vi Úc thì đi tượng chính là Trung Quc).

Sau vụ điu tra gia năm 2017 nói trên, đến cui năm 2017 chính gii Úc đã nhanh chóng tho lun v dự luật can thip t nước ngoài (foreign interference) và tình báo/gián đip đ có bin pháp ti ho trong vic ngăn chn, ngăn nga, và trng pht nhng ai vi phm. Sau mt thi gian tranh lun gt gao, hai b lut đượthông qua vào giữa năm 2018 và bt đu có hiu lc vào cui năm 2018. B lut này s có nhng tác động lên các hoạt đng ca các b phn tay, chân, mt, tai ca Bc Kinh ti Úc, nhưng c th ra sao, chng hn như tác đng lên Vin Khng T, CPPRC hay các cơ quan truyn thông ca Trung Quc ti Úc, thì chưa rõ.

vcg111127634444.jpg

Bắc Kinh và chiến lược đổ bộ âm thầm vào nước Úc

Trong thời gian qua, Bc Kinh rt bt bình vi Úc vì h cho rng b lut này được làm ra đ nhm vào h. Vì thế mà các cuc gp g gia các quan chc cao cp chính quyn ca hai bên bị đình tr nhiu ln. Vic xin visa đ các phóng viên Úc vào Trung Quốc vào gia năm 2018 do chính Bob Carr thực hin, người đng đu Vin Quan h Úc-Trung mà chính ông Huang đã tài tr, như đ cp trên, cũng gp s thinh lng khó hiu. Trong khi đó, mt phóng viên nhà bình lun có quc tch Úc là Yang Hengjun, bay từ New York sang Trung Quc vào tháng Giêng va qua, đã b bt gi ti Qung Đông khi đang ch chuyến bay sang Thượng Hi vì b tình nghi "làm nguy him an ninh quc gia". Đây là một trong các hàng lot bt v và kết ti ca Trung Quc đi vi các công dân nước ngoài sau khi Hoa Kỳ yêu cu Canada dn đ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính ca Huawei. Ngược li, sau mt thi gian dài xem xét trường hp xin nhp tch ca ông Huang, Úc đã không nhng t chi h sơ nhp tch mà còn hy b tư cách thường trú nhân ca ông Huang lúc ông đang ngoài Úc. Đây là mt thông đip mnh m t chính quyn Úc, mc du không công khai bi s ràng buc ca lut bo vquyền riêng tư.

Tình hình Biển Đông cũng như n Đ - Thái Bình Dương, tuy có v yên tĩnh trên b mt phn nào đó, nhưng nhng đt sóng ngm và các thế c vây dường như đang ba ti. Trên mt trn này, Trung Quc tuy b ra bao nhiêu tiền đ mua nh hưởng nhưng dường như vn cô đơn và đng minh thì hiếm hoi. Úc, trong khi đó, có vô s đng minh và liên minh, trong đó có Bộ T (Úc, Mỹ, Nht và n), mt du đây không phi là liên minh ging kiu NATO ti Châu Âu. Nếu Úc không bày t thái đ cng rn vi mt tên bully thì không ch thit thòi v nhiu mt mà xác xutái diễn cũng sẽ rt cao. Vic Úc t chi và hy b visa ca ông Huang mi đây là trường hp đu tiên áp dng lut can thip nước ngoài được ban hành năm ngoái. Nó cũng cho thy lãnh đo ca Úc có bn lãnh và đã chuẩn b chiến lược đ âm thm ln công khai đ đi phó vi thách thc và him ha ca s tri dy ca Trung Quc trong nhng năm trước mt.

Điều đáng nói trong các s kin nêu trong bài này là vai trò không th thay thế ca truyn thông ti Úc. Nh tính chuyên môn và hoàn toàn độc lp ca các cơ quan truyn thông cũng như các chuyên gia v chính tr hc như Clive Hamilton, tác gi cuc Xâm lược Âm thm (Silent Invasion), nên người Úc đã biết rõ được các vn đ phc tp và chuyên môn v hot đng tình báo ca Trung Quc. Qua đó, mi công dân có th tho lun và tranh lun tích cc v nguyên nhân, hu qu cũng như các bin pháp cho nhng vn đ phc tp đi din vi quyn li và an ninh quc gia ca mình.

Úc Châu, 07/02/2019

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 08/02/2019

Published in Diễn đàn

Mồng Một Tết Âm lịch, ngày 5/2/2019, báo Sydney Morning Herald đưa tin chính phủ Úc xóa tư cách thường trú nhân, không cho tỷ phú Trung Quốc Huang Xiangmo nhập cảnh, mặc dầu ông đã định cư tại Úc từ năm 2011, đầu tư hằng tỷ Úc kim (AUD) và vợ con ông hiện vẫn còn ở Úc.

typhu1

Ảnh ông Huang Xiangmo chụp chung với Thủ tướng Malcolm Turnbull năm 2016.

Kèm theo bản tin là hình ảnh ông chụp với nhiều chính trị gia hàng đầu của Úc, bao gồm các cựu thủ tướng, các cựu ngoại trưởng lưỡng đảng, cho thấy ảnh hưởng rất lớn của ông trong chính giới Úc, nhưng chẳng ai dám lên tiếng giúp ông.

Ông từng là nhà tài trợ chính trị lớn nhất nước Úc. Theo điều tra của hãng tin ABC, ông đã từng đóng góp cho 3 đảng Lao Động, Tự Do và Quốc Gia lên đến 2,7 triệu Úc kim. Chưa kể những "quà tặng" riêng cho các chính trị gia Úc chưa được biết tới.

Huang Xiangmo là ai ?

Ông sinh năm 1969 tại Quảng Đông, bỏ học năm 15 tuổi, làm giàu nhờ buôn bán bất động sản, xây cất và nhờ quan hệ với các giới chức cao cấp.

Ông di dân đến Úc năm 2011 và tiếp tục ngành xây cất và đầu tư bất động sản.

Năm 2012, một số giới chức cao cấp trước đây từng quan hệ với ông tại Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng đất đai.

Ông từ chối không có liên hệ với các vụ tham nhũng tại địa phương và cho biết đến Úc vì "người Úc nồng ấm và thân thiện, còn không khí trong sạch, rất trong sạch".

Trên báo Trung Quốc Global Times ông cho biết "Tiền là nguồn sữa mẹ của chính trị" (Money is the Mother’s Milk of Politics), và ngay khi đến Úc bằng mọi cách ông đã tung tiền lũng đoạn chính trị Úc.

Chi đồng đều cho 3 đảng lớn…

Ngày 19/11/2012, lần đầu tiên ông đóng góp cho đảng Lao Động tại New South Wales (NSW) với số tiền lên đến 150.000 Úc kim. Trong cùng ngày hai doanh nhân khác liên đới với công việc làm ăn của ông Huang đóng góp thêm 350.000 Úc kim.

Về phía đảng Tự Do trong lần tranh cử 2013, ông đã đóng góp lên đến 870.000 Úc kim.

Ngày 5/10/2015, ông tham dự buổi gây quỹ cho đảng Lao Động với sự tham dự của thủ lãnh đối lập Bill Shorten đã thẳng tay đóng góp 55.000 Úc kim.

Theo tường trình của Ủy ban Bầu cử vào ngày Hiệp ước tự do mậu dịch Trung – Úc được ký kết năm 2014 ông Huang đã tặng ngay 50.000 Úc kim cho quỹ tranh cử của Tổng trưởng Mậu dịch Andrew Robb.

Ông Robb vừa là cha đẻ của Hiệp ước vừa công khai ủng hộ Tập đoàn Landbridge, của tỷ phú Ye Cheng, thuê 99 năm cảng Darwin, Bắc Úc.

Ngày 9/5/2016 trước lần bầu cử Liên bang ông Robb đột ngột xin từ chức bộ trưởng và tuyên bố không ra ứng cử nữa.

Một lá thư mật do công ty Landbridge gửi đến ông Robb bị tiết lộ cho biết trước khi từ chức ông Robb đã nhận lời làm cố vấn kinh tế cao cấp cho công ty Landbridge, Trung Quốc, với mức lương hàng năm lên tới 880.000 Úc kim.

Bức thư nói một cách mù mờ ông Robb chẳng cần làm gì cả mà vẫn có được món tiền này.

Theo hãng tin ABC, trong vòng 4 năm 2012-2016, ông Huang đã 46 lần đóng góp cho 3 đảng Tự Do, Lao Động và Quốc Gia với tổng số tiền lên đến 2.692.960 Úc Kim.

Thượng nghị sĩ Úc mất chức vì "phản quốc" ?

Năm 2016, ông Huang hứa tặng 400.000 Úc kim cho đảng Lao Động, nhưng khi phát ngôn viên đối lập quốc phòng Thượng nghị sĩ Lao Động Stephen Conroy lên tiếng chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông ông Huang đã rút lời hứa.

Ngay hôm sau, Thượng nghị sĩ Lao Động Sam Dastyari, xuất hiện trong một buổi họp báo với ông Huang, tuyên bố ngược lại chính sách của đảng Lao Động Úc không nên can thiệp vào các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Được biết văn phòng ông Dastyari đã 4 lần liên lạc Bộ Di trú để hỏi về đơn xin quốc tịch của ông Huang và sau đó chính ông Dastyari lại tiết lộ tin "mật" cho ông Huang là ông đang bị Cơ quan Tình báo Úc theo dõi.

Ông Huang xin nhập quốc tịch Úc nhưng hồ sơ của ông bị Cơ quan Tình báo Úc giữ lại vì ông có 2 lý lịch, với 2 tên và 2 visa khác nhau. Tương tự trường hợp Vũ Nhôm cựu thượng tá an ninh Việt Nam Phan Văn Anh Vũ.

typhu2

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari bị tố là ăn tiền và làm tay sai cho Trung Quốc - Ảnh biếm họa

Ông Huang sau này tiết lộ Thượng nghị sĩ Dastyari từng yêu cầu ông trang trải chi phí đi lại và đòi công ty của ông trả cho một vụ kiện cá nhân với khoản tiền lên đến 44.000 Úc kim. Ông Dastyari bị buộc phải từ chức thượng nghị sĩ vào ngày 25/01/2018.

Có nguồn tin cho rằng ông Dastyari cũng bị Cơ quan Tình báo Úc theo dõi và hằng ngàn người đã ký tên đòi điều tra ông về tội "phản quốc" (be charged with treason) cộng tác với gián điệp ngoại bang.

Một tuần sau khi ông Dastyari từ chức, đảng Lao Động công bố dành chức Thượng nghị sĩ cho một người rất gần gũi với ông Huang, một doanh nhân buôn vàng gốc Hoa ông Simon Zhou. Chỉ trong 1 thời gian ngắn ông Simon đã quyên góp được 140.000 Úc kim cho đảng Lao Động.

Báo chí ngay tức thì đưa tin ông Simon đang bị Sở thuế Liên bang điều tra vì gian lận thuế khiến ông phải từ chức trước khi tuyên thệ nhậm chức.

Gián điệp Trung Quốc ?

Ông Huang là lãnh đạo của Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc, giữ vai trò thúc đẩy việc thống nhất Đài Loan, cùng xác định chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông và Tây Tạng.

Ông cũng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc một tổ chức chuyên cố vấn cho Tập Cận Bình.

Ông tài trợ 3,5 triệu đô la cho trường đại học Western Sydney để thành lập viện Nghệ thuật và Văn hóa Úc-Trung.

Ông dùng 1,8 triệu Úc kim để thành lập Viện nghiên cứu Úc – Trung thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) rồi mướn cựu ngoại trưởng Lao Động Bob Carr làm giám đốc. Ông Bob Carr có vợ gốc Hoa là người nổi tiếng thân Bắc Kinh.

Việc làm kể trên bị nghi là nằm trong chiến lược của Tập Cận Bình mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Úc cho Trung Quốc, một hình thức của gián điệp công nghệ.

Nói tóm lại ngay khi đến Úc ông Huang Xiangmo đã hiểu khá rõ hệ thống chính trị Úc, thâm nhập khá sâu vào chính trị Úc cho thấy ông đã được sửa soạn và thu xếp sẵn để đưa vào các vai trò trên.

Trong dịp kỷ niệm 66 năm ngày Đảng Cộng sản cầm quyền, tại Lãnh sự quán ở Sydney ông Huang công khai tuyên bố :

"Chúng tôi kiều dân Trung Quốc kiên định lập trường ủng hộ Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, [và] luôn hỗ trợ sự phát triển của Đất Mẹ…".

Tài trợ tranh cử…

Yếu điểm của vận động tranh cử tại Úc là phần lớn tài trợ không được kiểm soát, không có quy định giới hạn về mức gây quỹ, đóng góp hay chi tiêu cho vận động chính trị và đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh triệt để khai thác.

Ngoài tỷ phú Huang Xiangmo còn nhiều "doanh nhân" Trung Quốc khác cũng bị phanh phui dùng tiền ảnh hưởng chính trị Úc.

Ông Chen Yonglin, cựu lãnh sự xin tỵ nạn từ năm 2005, cho biết các khoản đóng góp được tiết lộ cho đến nay là rất nhỏ so với những giao dịch ngầm mua chuộc chính giới Úc, bao gồm những chuyến du lịch miễn phí đến Trung Quốc và các món quà không thể truy ra nguồn gốc.

Ngày 28/6/2018 Lưỡng viện Quốc hội Úc thông qua hai Đạo luật chống can thiệp chính trị từ ngoại bang và gián điệp công nghiệp, sau đó thông qua Đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 1/2019.

Không cho về lại nước Úc…

Mặc dù ông Huang đầu tư lên đến nhiều tỷ Úc kim, vợ và con hiện đang sống tại Úc.

Chỉ riêng năm 2018, ông đầu tư gần một tỷ Úc kim vào hai dự án nông nghiệp của tập đoàn Trung Quốc Dalian Wanda Group tại Úc.

Việc ông bị xóa tư cách thường trú nhân và không được phép trở lại Úc, sau chuyến đi Thái Lan trước Tết, nói rõ lập trường của chính phủ Úc đối với ông Huang. Hiện ông Huang đang nhờ luật sư giúp để xin nhập cảnh Úc.

Luật Úc còn cho phép xóa tư cách công dân khi biết được đơn xin gia nhập quốc tịch có điều gian dối hay cá nhân làm gián điệp cho ngoại bang.

Trả lời phỏng vấn Reuters về việc này ngoại trưởng Úc bà Marise Payne cho biết chưa nhận được phản ứng gì từ phía Bắc Kinh và không mong chuyện này sẽ trở thành chủ đề thảo luận song phương vì Úc và Trung Quốc có một mối quan hệ tốt đẹp tôn trọng lẫn nhau.

Lẽ đương nhiên Trung Quốc phải biết tôn trọng nền độc lập của các quốc gia trong đó có Úc và nhất là không thể tiếp tục dùng tiền lũng đoạn chính trị thế giới.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 8/02/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn