Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thanh lại… ung bia và chơi golf ?

Dù vẫn chưa có tin tc nào t cuc hp đc bit gia Quc V khanh đc trách khu vc Châu Á-Thái Bình Dương, B Ngoi giao Đc Andreas Michaelis vi Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn Berlin vào ngày 1/11/2018, nhưng bng vào thái độ ‘phn khi’ bt thường ca cu Đi s Vit Nam ti Đc Đoàn Xuân Hưng khi ông Hưng bình lun trên Facebook cá nhân "Chc chn s hp tác tm chiến lược gia hai nước s còn phát trin mnh hơn trong tương lai", người ta có th tưởng tượng mt cách không còn hoang tưởng v hình nh Trnh Xuân Thanh, nếu không phi ngay lúc này thì cũng chng còn bao lâu na, s được nhng mt v Vit Nam ‘dìu’ t máy bay Vietnam Airlines xung mt sân bay nào đó Đc - cnh tượng tuyt đi tương phn vi hình nh ‘một người đàn ông lo đo được hai mt v Vit Nam ‘dìu’ lên máy bay sân bay Bratislava, Slovakia’ vào tháng By năm 2017 là lúc người Đc bng bng phn n vì v Thanh b bt cóc ngay ti Berlin - đ ngay sau đó k b bt cóc li tiếp tc… ung bia và chơi golf.

thanh1

Bao giờ thì Trnh Xuân Thanh li được 'dìu' tr li Đc ?

Bất chp hai bn án chung thân mà Nguyn Phú Trng - khi còn chưa gp rút thay thế Trn Đi Quang đ tr thành ch tch nước - đã khiến Thanh phi khóc nc lên mà ‘cháu xin li bác tng bí thư’…

Đây là lần đu tiên k t thi đim n ra cuc khng hoảng Đc - Vit vào tháng Tám năm 2017, Đoàn Xuân Hưng biu th cái nhìn tràn tr hy vng đến thế v tương lai phc hi quan h Vit - Đc. Còn trước đó, viên đi s này đã biến thành mt con ri câm nín, né tránh hu hết báo đài Đc và báo chí phương Tây soi xóc về v bt cóc Trnh Xuân Thanh. Thm chí vào tháng Tư năm 2017 khi Tòa thượng thm Berlin m phiên tòa xét x Nguyn Hi Long tham gia vào đường dây bt cóc Trnh Xuân Thanh, Đoàn Xuân Hưng còn là mt trong 4 quan chc Vit Nam b tòa triu tp để hỏi cung. V thc cht, Hưng b cnh sát Đc nghi ng là đã tiếp tay cht ch cho kế hoch lén lút bt cóc Trnh Xuân Thanh ca phía Vit Nam, được tiến hành bi mt viên trung tướng an ninh ca B Công an cũng tên là Hưng - Đường Minh Hưng.

Cảm xúc l liu trên ca Đoàn Xuân Hưng l ra cùng vi vic báo đng Vit Nam thông tin "Quc V khanh Andreas Michaelis ha s thu xếp sm thăm Vit Nam vào thi gian phù hp đ tiến hành Đi thoi chiến lược gia hai B Ngoi giao".

Đó là thông tin hiện ra ln đu tiên kể t xy ra con đa chn khng hong Đc - Vit. Còn trong hơn mt năm trước đó, dù đã din ra nhiu cuc đàm phán ngm gia Hà Ni và Berlin v v Trnh Xuân Thanh, nhưng đã không có bt kỳ mt quan chc cao cp nào ca Đc đến ‘thăm Vit Nam’.

Trong khi đó, cái ‘án treo’ về tm ngng quan h đi tác chiến lược gia hai nước mà người Đc tuyên vào tháng Chín năm 2017 vn còn s s mt cách đy đe da. T tháng Chín y đến nay, toàn b các chương trình d án mi v vin tr và kinh tế ca Đc cho Vit Nam đã tạm ngưng. Nhưng ‘đau kh’ nht cho c hai bên vn là v bt cóc Trnh Xuân Thanh đã ca mt vết rt sâu vào mt trong nhng cái nôi nhà nước pháp quyn tiêu biu nht châu Âu, khiến cho chính ph Đc không th b qua, lng trong bi cnh Đc là quốc gia có nh hưởng nht trong vic tác đng đến Ngh vin châu Âu đ quyết đnh có phê chun hay không cho Vit Nam được tham gia vào EVFTA (Hip đnh thương mi t do Vit Nam - châu Âu) vào tháng Ba năm 2019.

Cũng trong thời gian trên, phía Vit Nam đã không có bất kỳ mt li xin li nay cam kết ‘s không tái phm’ nào v v bt cóc Trnh Xuân Thanh vi người Đc. EVFTA cũng bi thế vn nm nguyên trong tư thế b ct cht c t chi.

Kẻ đói ăn không th chu đng hơn được na ?

Đến tháng Mười năm 2018, chính thể đc đng Vit Nam đã tiến đến EVFTA gn hơn bao gi hết khi cuc hp th đô Bruselles ca nước B, nơi đt tr s ca Liên minh châu Âu, đã quyết đnh thông qua d tho EVFTA cùng vi ‘gói nhân quyn’ đ trình cho Hi đng châu Âu xem xét vic ký kết hip đnh này, trước khi trình cho Ngh vin châu Âu.

Tức bt chp điu được xem là ‘thành công ln’ sau chuyến đi vn đng EVFTA ca Th tướng Phúc ti ba nước châu Âu vào tháng Mười năm 2018, hip đnh mang thi gian thai nghén quá lâu này vn còn phải tri qua hai công đon then cht na, vi cái nhìn nghiêm khc ca người Đc.

Rất có th không h ngu nhiên, cuc đàm phán mang tính then cht gia hai b ngoi giao Đc và Vit Nam v v Trnh Xuân Thanh đã din ra ch chưa đy mt tháng sau cuc điều trn EVFTA - nhân quyn do y ban châu Âu t chc ti B và trong giai đon bn d tho EVFTA đang trình cho Hi đng châu Âu.

Cũng rất có th đang din ra kch bn nhng người mang danh nghĩa cng sn Vit Nam rt cuc đã phi đu hàng trước áp lc liên tục ca người Đc, phi ‘nh’ Trnh Xuân Thanh đ đi ly Hip đnh EVFTA - tương t phương châm ‘đi tù nhân chính tr ly li ích thương mi’ mà h đã va âm thm va trơ tráo thc hin đi chác vi M và phương Tây trong nhiu năm qua.

Nếu trong thời gian ti, Trnh Xuân Thanh qu thc s ung bia và chơi golf Đc, tâm thế đu hàng ca nhà nước cng sn Vit Nam s hin hình mt cách đy ý nghĩa : hin tượng này phn ánh tiến trình ‘vn nước đang lên’ và cuc đu lc ln đu trí ca nhà nước này vi người Đc, Liên minh châu Âu và người M đã chm vào ngưỡng trên ca gii hn chu đng. Nguyn Phú Trng và cái túi ngân sách thng toang hoác ca chế đ ông ta khó mà có th chu đng cơn đói ăn hơn na.

Không thể c khư khư ôm ly quan đim ‘chp nhận trả giá đi ngoi đ ưu tiên gii quyết đi ni’, cũng không còn cách nào khác, phi tr Trnh Xuân Thanh cho Đc.

Cho dù việc tr Trnh Xuân Thanh s là mt bng chng hùng hn nht cho tuyên truyn ‘Trnh Xuân Thanh t nguyn v nước đu thú’ là gi dối đến thế nào, v v bt cóc Thanh do mt v Vit Nam và nhng cp lãnh đo có th là rt cao đã ch đo phi v này, cho dù sau khi tr li Đc, Trnh Xuân Thanh s tr thành tiêu đim phng vn ghi hình ca báo chí Đc và báo chí phương Tây mà s khiến lộ ra gương mt ‘nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa’ ca Vit Nam là nhơ nhuc đến thế nào…, s vic vn c như li thơ xưa ca các bc tin nhân : ‘Gp thi thế thế thi phi thế’.

Sự tht là trong con mt nước Đc, mt k tham nhũng như Trnh Xuân Thanh nếu có được phía Vit Nam tr li cho Đc cũng chng có ý nghĩa gì ln. Mà trên hết, người Đc cn được chế đ vi phm nhân quyn quá trm trng Vit Nam tht s tôn trng như mt nhà nước pháp quyn, mà v Trnh Xuân Thanh là mt phép th rt ln.

Cuối năm 2018, tình thế đã tr thành thế trit buc đi vi nhà nước cng sn Vit Nam. Không phi ngu nhiên đã xut hin ‘tin ni b’ v vic hai cơ quan liên quan mt thiết đến vai trò chính tr và đàm phán CPTPP ln EVFTA là B Ngoi giao và B Công thương đã hối thúc B Chính tr đng phi tr Trnh Xuân Thanh cho Đc đ đi ly tương lai ‘không ngng nâng cao uy tín Vit Nam trên trường quc tế’ và đ Vit Nam được tham gia vào bàn tic đng EVFTA.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 05/11/2018

Published in Diễn đàn

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Điều này tôi đã cảnh báo nhiều lần.

Bản thông cáo ngày 22 tháng chín của Bộ ngoại giao Đức nhấn mạnh "Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ".

duc1

"Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ" - Thông cáo ngày 22/09/2017 của Bộ Ngoại giao Đức - Kham/Reuters

Ở bất kỳ quốc gia pháp trị nào (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền), các việc vi phạm ph/áp luật như vậy sẽ không bao giờ "du di", hay dễ dàng bỏ qua cho thủ phạm.

Huống chi đây là vấn đề trọng đại ở tầm quốc gia. Quốc gia này cho điệp viên vào nước khác để bắt cóc người là một hành vi "xâm phạm chủ quyền quốc gia". Thời bình, hai bên có quan hệ hữu hảo, thì người ta gọi đơn thuần là "vi phạm luật quốc gia và luật quốc tế". Trong thời "chiến tranh lạnh", hiển nhiên đó là một hành vi "thù nghịch", tương đương với hành vi "gây chiến".

Nước Đức, một quốc gia trọng luật, được thành hình trên các giá trị nền tảng của nhân quyền cũng như trên tinh thần kỹ luật và niềm tự hào dân tộc. Họ đã cho Việt Nam biết là sẽ "không bao giờ dung thứ".

Bộ ngoại giao Đức vừa thông cáo cho biết đình chỉ "đối tác chiến lược" với Việt Nam đồng thời trục xuất thêm một nhân viên sứ quán của Việt Nam tại Đức. Thông cáo còn cho biết nước này bảo lưu những biện pháp trả đũa khác.

Thực ra, nếu theo dõi từ đầu thì ta thấy yêu cầu của Đức cũng rất "nhẹ nhàng". Đó là "một lời xin lỗi cùng với cam kết không làm điều tương tự trong tương lai".

Vậy mà Việt Nam không đáp ứng.

Trong bản thông cáo ngày 22 tháng chín, ta thấy Bộ ngoại giao Đức còn yêu cầu Việt Nam "xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc" và "áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế".

Bỏ qua cách dịch "nhà nước pháp quyền" trong bản dịch tiếng Việt. Thực ra phải dịch là "nhà nước pháp trị".

Dĩ nhiên, với cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam hiện nay thì việc thượng tôn pháp luật là một cái gì đó xa xôi, không thực tế. Cái yêu cầu "xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc" sẽ không bao giờ được thực thi.

Trong một "nhà nước pháp trị", như nước Đức, bất kỳ người nào, ngay cả bà thủ tướng Merkel, nếu có hành vi phạm luật thì người này sẽ bị trừng trị đúng pháp luật và việc xét xử theo đúng trình tự tố tụng.

Việt Nam nhặp nhằng cái gọi là "nhà nước pháp quyền". Không có sách vở nào định nghĩa cụ thể nhà nước này xây dựng như thế nào, vận hành như thế nào. "Học giả" Việt Nam thì mỗi người diễn giải mỗi cách khác nhau, theo ý của mình.

Ta thấy yêu cầu của Đức là hết sức hợp lý. Ai là thủ phạm trong việc này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhưng ở Việt Nam, nếu "thủ phạm" là đảng viên thì người này sẽ được "chỉ thị 15 của Bộ chính trị" bảo vệ.

Nhưng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, ta thấy rõ ràng người có trách nhiệm cao nhứt là ông Trọng.

Luật lệ còn không xử được đảng viên, huống chi là "đảng trưởng" Nguyễn Phú Trọng.

Còn yêu cầu "áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế", theo tôi cũng khó được Việt Nam thi hành.

Bởi vì nếu theo đúng thủ tục tố tụng pháp lý của một nhà nước pháp trị thì ông Thanh phải trả về Đức trước, để quốc gia này xét đơn xin tị nạn của ông Thanh.

Nguyên tắc nền tảng của nhà nước pháp trị (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền) là quan chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm.

Rõ ràng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, quan chức Việt Nam đã "ngồi xổm" lên luật, vừa luật Việt Nam vừa luật nước Đức. Mà đó là "chuyện nhỏ". Việt Nam còn ngồi xổm lên luật quốc tế.

Nước Đức đình chỉ "đối tác chiến lược" với Việt Nam là điều hợp lý. Đối với những "đối tác chiến lược khác", nếu Việt Nam vẫn khư khư cái gọi là "nhà nước pháp quyền", thì trước sau gì các mối quan hệ này cũng sẽ bị đình chỉ.

Quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia được kết nối bằng "niềm tin" mà niềm tin này thể hiện qua các điều ước ghi rõ trong kết ước.

Hành vi cho điệp viên sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một hành vi "côn đồ", xúc phạm thô bạo đến chủ quyền nước Đức. Nhưng thái độ làm lì của Việt Nam, bất chấp sự quan ngại của nhà nước Đức, qua những yêu cầu hợp lý, rõ ràng niềm tin đã đổ vỡ.

Dĩ nhiên rốt cục chỉ có người dân "lãnh đủ" mọi "chế tài" của Đức (và các quốc gia trong khối Châu Âu).

Mà nguyên nhân của nó là ở Việt Nam chỉ thị của đảng cao hơn luật quốc gia.

Điều này cũng tố cáo Việt Nam không phải là một "Etat de Droit - nhà nước pháp trị" (mà Việt Nam dịch gượng ép là "nhà nước pháp quyền").

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 26/09/2017

Published in Diễn đàn

Việc nước Đức tuyên bố tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị 'mật vụ' Việt Nam tới Đức 'bắt cóc' theo quan điểm của phía Đức là một điều 'hết sức đáng tiếc' cho quan hệ hai nước và đây là lần đầu tiên xảy ra một việc hệ trọng như vậy với Việt Nam, theo một cựu thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ.

tienle1

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng vụ việc đổ vỡ trong quan hệ đối tác chiến lược Đức - Việt và nguyên nhân sẽ là một trong những nội dung mà Ban chấp hành Trung ương Đcộng sản Việt Nam 'quan tâm và sẽ thảo luận, cho ý kiến' trong Hội nghị TƯ6 sắp diễn ra tới đây.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 23/9/2017, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức công bố tạm dừng quan hệ trên và đồng thời trục xuất một nhà ngoại giao thứ hai của Việt Nam ra khỏi Đức, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói :

"Cho đến nay tôi được biết là có lẽ đây là lần đầu tiên mà có một nước đối tác chiến lược đã đơn phương dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và đấy là một điều rất đáng tiếc, bởi vì Việt Nam hiện nay đang rất cần có những người bạn chân thành và thông cảm và hiểu biết đứng bên cạnh Việt Nam trong công cuộc phát triển bền vững cũng như là trong việc thực hiện chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".

Khi được hỏi liệu động thái của phía Đức đơn phương dừng quan hệ như vậy liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu cán bộ có vẻ chưa hẳn là hết sức cao cấp và quan trọng của nước này, có là một quyết định 'xứng tầm, đáng làm' của Đức so với 'tải sản' chung là quan hệ đối tác chiến lược khá tốt đẹp được xây dựng từ nhiều năm nay giữa hai nước, Tiến sĩ Doanh bình luận tiếp :

"Theo tôi được biết, phía Đức phản ứng không phải là vì ông Trịnh Xuân Thanh có phải là một cán bộ cao cấp hay không, mà phía Đức coi rằng đây là một sự vi phạm luật pháp của Đức và vi phạm công pháp quốc tế và đấy là điều mà trong mỗi một tuyên bố, tôi thấy là Bộ Ngoại giao Đức đã luôn luôn nhắc lại".

Trước câu hỏi nếu những điều mà phía Đức nói là có cơ sở trong vụ Đức coi ông Trịnh Xuân Thanh đã bị 'bắt cóc', trong khi phía Việt Nam khẳng định là ông đã về nước và 'đầu thú', thì ai ở phía Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc gây ra 'đổ vỡ' trong quan hệ hết sức quan trọng này giữa Đức với Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói :

"Điều ấy tôi cũng rất muốn biết và có lẽ nên hỏi những người nào hiện nay đang còn cầm quyền ở trong chính quyền, hiện nay với thông tin chính thức của phía Việt Nam, phía Việt Nam hoàn toàn im lặng và không có bất kỳ thông tin nào, kể cả việc có thừa nhận việc Trịnh Xuân Thanh như thế hay không".

Có quan điểm cho rằng quan hệ Đức - Việt lâu nay, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược khá tốt đẹp trong nhiều năm trở lại đây, có thể được ví như là một 'chiếc bình quý', song đã 'bị vỡ' do việc 'đánh một con chuột' nào đó, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, người đã có nhiều năm học tập và tu nghiệp tại Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây, bình luận :

"Dĩ nhiên tôi đã luôn luôn nói rằng đấy là một điều rất đáng tiếc và như lần trước đã trả lời phỏng vấn [BBC] ở Budapest, tôi nghĩ đấy là một thiệt hại rất đau đớn đối với quan hệ của hai bên, còn việc qui trách nhiệm hoặc sẽ xác định như thế nào, tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời cho chúng ta".

Theo dự kiến, trong vòng vài tuần lễ nữa sẽ diễn ra Hội nghị Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trước câu hỏi liệu việc chịu trách nhiệm về các diễn biến quan hệ Đức - Việt bị rạn nứt, đổ vỡ có liên quan vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, có thể và có nên được nêu ra ở Hội nghị này hay không, Tiến sĩ Doanh cho biết quan điểm :

"Điều đó cho tới nay vẫn chưa hề có thông tin gì chính thức, nhưng theo như thông lệ, Hội nghị Trung ương đã có nội dung đã được ấn định từ trước, trong Hội nghị 2 của Ban chấp hành Trung ương đã có ấn định rõ những Hội nghị Trung ương nào sẽ bàn về những chủ đề gì.

"Còn ngoài ra, Trung ương sẽ nghe Bộ Chính trị báo cáo về các vấn đề mà Trung ương quan tâm và tôi nghĩ chắc chắn đây sẽ là một trong những nội dung mà Trung ương sẽ quan tâm và sẽ thảo luận và cho ý kiến trong Hội nghị quan trọng ấy", chuyên gia nói với BBC Tiếng Việt.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh là một trong 350 du học sinh đầu tiên của Việt Nam tới Moritzburg, Cộng hòa Dân chủ Đức trong thời gian từ 1955-1959, sau khi trở lại Đông Đức và tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Leuna-Merseburg (Đức) năm 1967, ông sang Moskva năm 1984 để tu nghiệp về quản lý kinh tế và được cấp chứng chỉ tại Viện Hàn lâm Kinh tế Quốc gia Nga.

tienle2

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8 và nói ông đã 'tự nguyện' về nước và 'đầu thú'.

Từ năm 1968 đến năm 1978, ông làm chuyên viên Văn phòng Chính phủ Việt Nam và là trưởng phòng ở CIEM từ năm 1987 đến năm 1988. Ông là chuyên viên cao cấp từ năm 1988-1990, từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của các nhà lãnh đạo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Duy Trinh... Ông được bổ nhiệm làm viện trưởng CIEM từ năm 1993. Ông từng là phiên dịch viên tiếng Đức cho Cố Tổng Bí thư Đcộng sản Việt Nam ông Nguyễn Văn Linh.

Trong diễn biến liên quan quan hệ Đức - Việt, hôm 22/9, Bộ Ngoại giao Đức đã công bố phát biểu của người phát ngôn về các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh 'bị bắt cóc' tại Berlin, thông báo có đoạn :

"Cho tới nay, yêu cầu xin lỗi của chúng tôi kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai đã không được Chính phủ Việt Nam đáp ứng. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ rằng sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc.

"Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế.

"Vì lí do cho tới nay phía Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cũng như không thừa nhận việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin nên chúng tôi buộc phải áp dụng các biện pháp tiếp theo. Vì vậy, ngày hôm qua, trong buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại trụ sở Bộ Ngoại giao chúng tôi đã thông báo với phía Việt Nam về việc sẽ tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi đã quyết định trục xuất thêm một cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam. Người này có 4 tuần để cùng gia đình rời khỏi nước Đức.

"Chúng tôi mong đợi rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện các yêu cầu của phía Đức.

"Phía Việt Nam biết làm thế nào để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin,'' trang Web của Cơ quan đại diện của Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam thông cáo.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 23/09/2017

Published in Diễn đàn