Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đức trục xuất đại sứ và đại diện tình báo Việt Nam (RFA, 02/08/2017)

Tờ Financial Times vào ngày 2 tháng 8 loan tin Đức đưa ra thời hạn 48 tiếng buộc đại sứ Hà Nội và viên chức trưởng cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức, sau khi xảy ra vụ việc một cựu quan chức dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh, được nói bị mật vụ Việt Nam sang tận Đức bắt cóc rồi đưa lậu ra khỏi nước này.

Báo Financial Times đăng tin Đức trục xuất đại sứ và đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin.

Báo Financial Times đăng tin Đức trục xuất đại sứ và đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin. Screen capture of Financial Times

Tờ Financial Times dẫn lại nguồn của Bộ công an Việt Nam nói là ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với cơ quan công an tại thủ đô Hà Nội hôm thứ hai ngày 31 tháng 7 vừa qua. Trước đó khi còn ở Đức, ông Trịnh Xuân Thanh vừa lo chống bị trục xuất vừa tìm quy chế tỵ nạn.

Bộ ngoại giao Đức vào ngày 2 tháng 8 ra thông cáo cho biết sau khi có bằng chứng rõ rệt hơn và đủ căn cứ không còn nghi ngờ gì về việc các cơ quan và đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ngay tại thủ đô nước Đức, phía ngoại giao nước sở tại triệu đại sứ Việt Nam đến vào ngày 1 tháng 8.

Ngoài thời hạn rời nước Đức đưa ra đối với các quan chức Việt Nam có liên quan trong vụ việc ; phía Bộ ngoại giao Đức cũng ra thời hạn 48 tiếng đồng hồ, Việt Nam phải chấp thuận yêu cầu đưa ông Trịnh Xuân Thanh trả về lại Đức. Thời hạn chót cho yêu cầu này là vào trưa ngày 2 tháng 8.

Yêu cầu Hà Nội trả ông Trịnh Xuân Thanh lại về Đức là nhằm mục đích để biện pháp trục xuất cũng như việc xin quy chế tỵ nạn của ông Trịnh Xuân Thanh được xử lý theo đúng luật của Đức và luật pháp quốc tế.

Tờ Financial Times còn nói rõ giới chức Đức rất giận dữ vì vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh cách đây chưa đầy 1 tháng từng được thảo luận với phía Việt Nam ở một cấp cao nhân kỳ thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hamburg. Dịp đó thủ tướng Việt Nam được mời như một khách tham dự.

Financial Times nhắc lại Việt Nam là một đối tác kinh tế khiêm tốn của Đức. Kim ngạch mậu dịch song phương tổng cộng 9 tỷ đô la Mỹ. Cả hai phía cam kết nâng kim ngạch mậu dịch song phương lên 20 tỷ đô la Mỹ.

Tại Đức, có một cộng đồng người Việt bắt đầu kể từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh ; lúc đó Hà Nội gửi sinh viên sang Đức để được đào tạo, rồi một số ở lại Đức.

********************

Đc : V bt cóc Trnh Xuân Thanh ging phim gián đip thi Chiến tranh lnh (VOA, 05/08/2017)

Ngoi trưởng Đc Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rng nước này đang xem xét các bin pháp chng li Vit Nam vì đã bt cóc cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh trên lãnh th Đc.

Đức đang xem xét các biện pháp trừng phạt Việt Nam vì bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, the ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.

Đc đang xem xét các bin pháp trng pht Vit Nam vì bt cóc Trnh Xuân Thanh Berlin, the ngoi trưởng Đc Sigmar Gabriel.

Hãng tin Reuters trích li ngoi trưởng Gabriel nói vic Hà Ni chi b v bt cóc Trịnh Xuân Thanh gi nh li nhng b phim gián đip thi Chiến tranh lnh.

Ngoi trưởng Gabriel cho biết Đc đã yêu cu mt nhân viên tình báo ti s quán Vit Nam Berlin ri khi Đc vì có dính líu ti v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh.

Lên tiếng trong mt cuc hp báo theo sau bui hi đàm vi Ngoi trưởng Slovak Miroslav Lajcak Wolfsburg, Ngoi trưởng Đc nói : Chúng tôi không khn khon yêu cu ông ta ri nước Đc mà đòi ông phi ra khi đt nước chúng tôi bi vì chúng tôi tin chc là ông ta có dính líu trong v bt cóc.

Ngoi trưởng Đc nhn mnh không có gì đi ngược vi cách suy din này mà ngược li mi chng c đu h tr cho cách suy din là ông ta, vi s tr giúp ca mt v Vit Nam và s dng ưu thế cư ng trong Đi s quán Vit Nam Đc, đ bt cóc mt người đã đ đơn xin t nn.

Trong thông cáo Bộ ngoại giao Đc hôm 2/8, Đc cáo buc Vit Nam thc hin v bt cóc Berlin và yêu cu nhân viên tình báo ca s quán Vit Nam ra khi Đc trong vòng 48 gi. S quán Đc Berlin không tr li câu hi ca VOA liu nhân vt b Đc trc xut đã ri khi nước này hay chưa.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức đăng trên trang Twitter hôm 2/8 chỉ trích mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23/7.

Thông cáo ca Bộ ngoại giao Đc đăng trên trang Twitter hôm 2/8 ch trích mt v Vit Nam bt cóc Trnh Xuân Thanh Berlin hôm 23/7.


Theo Reuters, Ngo
i trưởng Gabriel không cho biết chi tiết các bin pháp trng pht kế tiếp mà Đc đang xem xét.

Ông Gabriel nói trong v bt cóc Trnh Xuân Thanh,Vit Nam đã s dng phương thc thường thy trong các b phim hành đng thi Chiến tranh lnh.

“Đây là điu mà chúng tôi không chp nhn Ngoi trưởng Đc nói.

Chính ph Đc, trong thông cáo hôm 2/8, yêu cu Vit Nam đưa ông Thanh tr v Đc. Ông Thanh b Vit Nam ra lnh truy nã quc tế v ti làm tht thoát 3.300 t đng (khong 147 triu USD) trong thi gian lãnh đo PVC, mt công ty con ca tp đoàn du khí PetroVietnam.

Ngày hôm sau, 3/8, truyn hình nhà nước Vit Nam VTV tung ra hình nh ông Thanh vi nét mt mt mi, lên tiếng trong chương trình thi s bui 19h, nói ông t nguyn tr v và ra đu thú.

Một phóng viên quay phim trước đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hôm 2/8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/8 nói "lấy làm tiếc" về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức trước đó 1 ngày yêu cầu cho phép ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.

Mt phóng viên quay phim trước đi s quán Vit Nam Berlin hôm 2/8. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Vit Nam hôm 3/8 nói "ly làm tiếc" v phát ngôn ca Bộ ngoại giao Đc trước đó 1 ngày yêu cu cho phép ông Trnh Xuân Thanh quay tr li Đc.


C
ng đng Vit hoang mang

S căng thng trong mi quan h gia Đc và Vit Nam t v Trnh Xuân Thanh đang gây lo lng cho cng đng người Vit Đc, theo Ch tch Liên hip người Vit toàn liên bang Đc Nguyn Văn Thoi.

Trao đi vi Đài VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Thoi nói ông và cng đng người Vit rt bt ng vì chuyn đó.

"Lâu nay c nghe rng mi quan h bang giao gia Vit Nam và Đc đang phát trin rt tt đp, thm chí còn được nói là tt đp nht t xưa đến nay," theo ông Thoi. "Thế mà đùng mt cái có thông tin thế này nên bà con rt hoang mang».

Chính ph Đc nói s xem xét các bin pháp tiếp theo nếu cn thiết mc chính sách v chính tr, kinh tế cũng như phát trin trong thông cáo ra hôm 2/8.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tại Hội nghị G20. Đức là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt gần 10 tỷ USD.

Ngoi trưởng Vit Nam Phm Bình Minh (trái) và Ngoi trưởng Đc Sigmar Gabriel ti Hi ngh G20. Đc là bn hàng thương mi ln nht ca Vit Nam trong khi EU. Kim ngch thương mi 2 chiu gia 2 nước đt gn 10 t USD.


Đây chính là m
i lo ln nht ca người Vit Đc, theo ông Thoi, vì nếu mi quan h gia Vit Nam và Đc xu đi thì điu đó kéo đến h ly là mi quan h gia Vit Nam và EU (Liên minh châu Âu) cũng s xu đi.

Người đi din cng đng gm hơn 150.000 người Vit Đc đã nhiu ln din kiến th tướng Angela Merkel Berlin nói h lo ngi Vit Nam s mt đi s ng h ca Đc và khi EU trong nhiu vn đ t kinh tế ti chính tr.

Mt mi lo lng khác ca người Vit, đc bit là Berlin, nơi có khong 25.000 người Vit đang sinh sng hp pháp, sau v bt cóc ông Thanh ngay gia th đô Berlin là vn đ an toàn ca h.

Ông Thoi cho biết h s nhng hin tượng cướp giết theo kiu giang h trong cng đng người Vit trong nhng năm 1990 s tái din trong khi cuc sng ca cng đng đây đã n đnh k t đó.

Mt cư dân Berlin và nhà báo sinh sng Đc t năm 1993, Lê Trung Khoa, nhn đnh rng nhiu người Vit cũng lo ngi v s an toàn ca bn thân sau v bt cóc ông Thanh ngay gia th đô.

Ông Khoa nói nhng người hay viết phn bin, tranh lun trên mng xã hi v các vn đ Vit Nam hay nhng người đang xin t nn Đc đu lo lng liu mt ngày nào đó h có b quy chp là phn đng và h cũng như gia đình có th b nhng đi tượng có vũ trang đt nhp bt hp pháp vào lãnh th Đc đ bt cóc hoc khng b.

Đức gọi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là "chưa từng có tiền lệ" trên đất nước này.

Đc gi v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh Berlin là "chưa tng có tin l" trên đt nước này.

Bộ ngoại giao Đc gi v bt cóc do mt v Vit Nam thc hin ti Berlin hôm 23/7 là chưa có tin l”.

Công t viên Berlin Martin Steltner nói vi VOA hôm 4/8 rng cuc điu tra v v bt cóc vn đang tiếp din. Ông nói v bt cóc mt người nước ngoài trên đt Đc được coi là mt ti hình s và lo ngi cho an ninh ca cng đng người Vit đây.

Theo ông Khoa, người sáng lp Thoibao.de và là người đu tiên đưa tin v v bt cóc này, cnh sát Berlin đang làm vic vi mt nhân chng mi và v bt cóc Trnh Xuân Thanh được điu tra bi nhóm chuyên án hình s cho nhng ti danh cao nht k c ti giết người.

***********************

Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rất tai hại cho quan hệ ngoại giao (RFA, 02/08/2017)

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức.

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức. AFP

Ngày 2 tháng tám 2017, Bộ ngoại giao Đức ra lệnh trục xuất một quan chức tình báo Việt Nam làm việc ở thủ đô Berlin, vì cho rằng cơ quan tình báo Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh một cách bất hợp pháp trên đất Đức để giải về Việt Nam.

Trước đó vài giờ Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng cũng đã bị triệu tập lên Bộ ngoại giao Berlin để trình bày về vụ việc.

Nhà báo Lê Trung Khoa làm việc tại Đức, là người đầu tiên đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam vào ngày 1 tháng tám. Ông nói với chúng tôi sau khi tin này đã được cơ quan ngoại giao Đức xác nhận :

“Đây là một việc ảnh hưởng rất lớn, rất tiêu cực, đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức trong thời gian tới đây. Trên trang mạng của Bộ ngoại giao Đức đã chính thức đưa thông cáo báo chí, nói rằng sẽ trục xuất một các bộ ngoại giao làm về tình báo của Việt Nam ở Berlin về nước sau khi xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh này.”

Một nhà quan sát từ Canada là Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng quan hệ ngoại giao Đức Việt sắp tới đây sẽ gặp nhiều sóng gió, sau hành động trục xuất nhân viên tình báo Việt Nam :

“Đây là bước đầu tiên, rồi quan hệ giữa Đức và Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn nhiều sóng gió. Thứ nhất có thể là Đức sẽ yêu cầu Việt Nam làm rõ trường hợp này. Thứ hai là Đức có thể triệu tập một nhân viên nào đó từ Việt Nam trở về để phản đối chính phủ Việt Nam. Thứ ba là Đức có thể hạn chế các hồ sơ về hợp tác kinh tế và phát triển qua cộng đồng châu Âu”.

Ông Khanh nói thêm chuyện này có thể được Đức xử như một tiền lệ nhằm ngăn cản những vụ tương tự đối với Trung Quốc, khi nước này cho nhân viên an ninh tìm bắt các công dân của mình đào thoát sang châu Âu. Ông Khanh cho rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ nên sẽ dễ bị phản ứng mạnh, so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, hơn nửa ngày sau khi Đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ ngoại giao Đức để trình bày vụ việc, báo chí Việt Nam cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn im lặng. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với chúng tôi khi được biết tin này :

“Cái nguồn tin đó thì trong nước chưa thấy phổ biến. Theo tiếng nói của đài thì tôi thấy Việt Nam cần có một mối quan hệ đa phương tốt trong tình hình kinh tế, chính trị, an ninh biển Đông, một việc làm như vậy sẽ có tác động dây chuyền, tạo nên nhiều thứ bất lợi, đó là điều đáng tiếc.”

Một cựu quan chức Việt Nam khác là ông Bùi Tín, từng giữ chức Phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, hiện sống lưu vong ở Pháp nói :

“Cái này rất là nghiêm trọng, bởi vì Việt nam đã tham gia vào đời sống quốc tế, nên đã cam kết tôn trọng luật pháp của nước sở tại. Đây là một việc cực kỳ nghiêm trọng, tức là cho luật rừng sang nước người ta, không phối hợp với an ninh mật vụ của người ta, mà tự làm cái chuyện bắt cóc, mà chuyện bắt cóc là chuyện bạo lực phi pháp. Tôi nghĩ rằng họ triệu tập là rất có lý, họ tìm ra manh mối ngay, họ trục xuất, và cái này làm mất thể diện của nước Việt Nam”.

Những người Việt Nam sống ở châu Âu mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng vụ việc bắt cóc này sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam tại châu Âu. Nhà báo Lê Trung Khoa nói :

“Cộng đồng Việt Nam ở Đức phải nói là rất kinh ngạc, vì họ thấy ở một nước rất ổn định, rất thoãi mái, họ được rất tự do, lại gặp cái hoàn cảnh này. Khi mà Bộ ngoại giao Đức đã ra thông cáo báo chí, thì Đức sẽ làm tới nữa, việc đó chắc có ảnh hưởng nhiều đến người Việt Nam đang sống tại đây.”

Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Ông được cho là có liên quan đến vụ án tham nhũng tại công ty này với số tiền trị giá 3300 tỉ đồng. Tháng bảy năm 2016 có tin ông trốn ra nước ngoài, và sau đó cơ quan chức năng Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.

Bình luận về việc phải làm thế nào để dẫn độ những tình nghi tội phạm chạy trốn ra nước ngoài, ông Trần Quốc Thuận nói :

“Vừa qua mình có lệnh truy nã quốc tế, đưa qua Đức thì hình như họ cũng không kết nối để truy nã Trịnh Xuân Thanh với tư cách tội phạm. Pháp luật không thống nhất, dấu hiệu tội phạm của Trịnh Xuân Thanh không thuyết phục được bên Đức. Nếu Việt nam đưa được người qua thuyết phục Trịnh Xuân Thanh về đầu thú thì nó hoàn chỉnh. Bây giờ nghe nửa đầu thú, nửa bắt cóc không biết thế nào, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam nên công khai mọi thứ ra nó là cái gì”.

Vào ngày 2 tháng tám, khi hầu hết tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đã đưa tin vụ nước Đức trục xuất viên chức tình báo Việt Nam và triệu hồi Đại sứ Việt Nam, chúng tôi có liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để hỏi về vụ việc thì được trả lời như sau :

“Chúng tôi không có thông tin gì về việc này anh ạ”.

Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức loan tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, vẫn không thấy hình ảnh nào của ông trên báo chí Việt Nam để chứng minh cho việc đó.

Kính Hòa

Published in Quốc tế
Trang 2 đến 2