Ngay sau khi phiên tòa xử bị cáo Nguyễn Hải Long kết thúc, nhà báo Lê Trung Khoa – chủ bút của trang Thoibao.de của cộng đồng người Việt ở Đức – đã nhận định rằng phía Đức sẽ có những bước đi tiếp theo đối với những nhân vật khác đã được phía Đức xác định có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. “Khi Nguyễn Hải Long đã chủ động nhận tội tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì vụ án này có kết quả rất tốt, bằng kết quả là họ ký nhận có tham gia vụ bắt cóc và đây là vụ bắt cóc. Khi có kết quả này rồi thì như nhận định của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh là chắc chắn sẽ có những động thái tiếp theo với những đối tượng đang trốn chạy là tướng Đường Minh Hưng, Đào Quốc Oai, Lê Anh Tú và một số những người khác đã được nêu tên trước tòa” (RFA Việt ngữ).
Số phận của tướng Đường Minh Hưng thì không cần phải bàn cãi, mà chỉ còn là vấn đề thời gian. Ảnh : VANews
Chỉ một tuần sau cử chỉ cúi đầu nhận tội làm gián điệp và bắt cóc, Nguyễn Hải Long đã được hưởng mức án chỉ có 3 năm 10 tháng tù vì tội, tức giảm đến phân nửa so với mức án lên đến bảy năm rưỡi tù giam nếu không chịu nhận tội.
Vào thời điểm Nguyễn Hải Long nhận tội, Hãng tin BBC cho biết nội dung bản khai bổ sung viết “Việc thuê xe sang Berlin là để bắt một nhân vật rất quan trọng, nhằm đem về Việt Nam xét xử”. Nguyễn Hải Long cũng thừa nhận ông ta biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin. Nguyễn Hải Long cũng khai trước tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc “ăn mừng” ở Prague, với tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã “uống khá say”. Phần trình bày bổ sung này của bị cáo Nguyễn Hải Long đã được bên công tố và luật sư đại diện ông Trịnh Xuân Thanh chấp nhận là “phù hợp kết quả điều tra”…
Đường Minh Hưng lại là trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam. Vào tháng Mười Hai năm 2017, Công tố Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Đường Minh Hưng. Tin tức này đã được báo chí Đức phát đi vào giữa năm 2018, nhưng từ đó đến nay Bộ Công an và chính phủ Việt Nam vẫn hoàn toàn ‘cấm khẩu’, không có bất kỳ phản ứng nào trước động thái không khác gì ‘hạ nhục’ từ người Đức.
Từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mặc dù phía Đức đã trưng ra một số bằng chứng (nhân chứng, vật chứng) để chứng minh có sự tham gia trực tiếp của mật vụ Việt Nam vào vụ bắt cóc này, nhưng việc Nguyễn Hải Long nhận tội có thể được xem là chứng cứ sống đầu tiên của chính thủ phạm mà đã tố cáo trực tiếp về đường dây bắt cóc của Trung tướng công an Đường Minh Hưng. Trên phương diện tố tụng hình sự, chứng cứ này là đặc biệt quan trọng và có thể mở đường cho hàng loạt phanh phui tiếp theo về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong thời gian tới.
Lời thú tội của Nguyễn Hải Long tại Tòa Thượng thẩm Berlin vào ngày 17/7/2018 càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với vài gương mặt quan chức cao nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và ‘cam kết không tái phạm’ nào trước người Đức.
Một khả năng khác có thể xảy ra là sau việc 4 quan chức ngoại giao Việt Nam ‘trốn’ hiện diện tại phiên tòa xử Nguyễn Hải Long (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức là Đoàn Xuân Hưng, Tham tán Công sứ Lê Thị Thu, sĩ quan liên lạc cảnh sát Lê Thanh Hải và Bí thư Thứ nhất Lê Đức Trung – đều là những nhân vật bị nghi ngờ có dính dáng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh), Tòa Thượng thẩm Berlin sẽ gây sức ép đủ mạnh để Bộ Ngoại giao Đức phải trục xuất Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đoàn Xuân Hưng khỏi nước Đức, tương tự thân phận cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa vào năm 2017.
Vào tháng Sáu năm 2018 khi Nguyễn Hải Long còn chưa chịu nhận tội, phía Việt Nam có vẻ tưởng chừng Tòa thượng thẩm Berlin sẽ bị bế tắc trong vụ xử Long và sẽ không thể có kết quả đáng kể nào để tác động vào khối hành pháp Đức nhằm chế tài thêm đối với Việt Nam. Cũng vào tháng Sáu đó, giới chóp bu Việt Nam bất ngờ trục xuất Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sang Đức như một chiến thuật “đổi nhân quyền lấy thương mại’ – một cử chỉ lấy lòng bởi Đức đang đóng vai trò quyết định trong việc tác động đến Nghị viện châu Âu xem xét có ký kết và sau đó thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) hay không. Đồng thời, phía Việt Nam phát tín hiệu ‘sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’…
Nhưng còn giờ đây, sau khi Nguyễn Hải Long đã ‘khai sạch’ và chắc chắn đã làm sáng tỏ nhiều hành vi của một số quan chức công an cao cấp của Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, hy vọng ‘kết thúc khủng hoảng Việt – Đức’ trong năm 2018 và ký kết EVFTA vào cuối năm 2018 lại một lần nữa mờ mịt.
Kể từ tháng Tư năm 2018 khi phiên tòa xử Nguyễn Hải Long được mở và khiến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trở nên tung tóe, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn giữ được tư thế đàm phán theo lối trả treo có vẻ không quá khó khăn với Bộ Ngoại giao Đức – cơ quan hành pháp – về vụ Trịnh Xuân Thanh, mà phải đối mặt với một cơ quan hoàn toàn độc lập với chính phủ Đức là Tòa Thượng thẩm Berlin thuộc khối tư pháp, theo đúng nguyên tắc tam quyền phân lập chỉ có ở những nước dân chủ.
Sự thật là trong con mắt nước Đức, một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh nếu có được phía Việt Nam ‘trả lại’ cho Đức cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn. Mà trên hết, người Đức cần được chế độ vi phạm nhân quyền quá trầm trọng ở Việt Nam thật sự tôn trọng như một nhà nước pháp quyền, mà vụ Trịnh Xuân Thanh là một phép thử rất lớn.
Với một nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập như đinh đóng cột như thế, ngay trước mắt có thể sẽ là những lệnh truy nã bổ sung dành cho những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam.
Phải đến 3 tháng sau khi Tòa án thượng thẩm Berlin của Đức mở phiên tòa xử Nguyễn Hải Long - một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Đức, đến ngày 17/7/2018 Nguyễn Hải Long mới chịu nhận tội đã tham gia vụ bắt cóc này.
Vụ Trịnh Xuân Thanh "rõ dần" khi có người đầu tiên bắt đầu nhận tội ?
Kẻ đầu tiên nhận tội !
Trước đó, Nguyễn Hải Long luôn tìm cách chối tội bắt cóc. Chỉ sau khi người Đức trưng ra những chứng cứ không thể phản bác, Nguyễn Hải Long mới khai rằng ông ta chỉ nhận ra rằng mình đã tham gia vào vụ bắt cóc ‘sau khi vụ việc đã hoàn tất’.
Tại phiên tòa ngày 17/7/2018, đối diện với mức án nghiêm khắc đối với tội khai báo không trung thực và hy vọng được giảm một nửa hoặc 1/2 của mức án tù giam đến 7 năm rưỡi nếu chịu nhận tội, vào lần khai bổ sung Nguyễn Hải Long đã phải thừa nhận đã biết trước về kế hoạch bắt cóc ngay từ ngày đầu tiên được lệnh từ Đào Quốc Oai - cũng là một nghi can trong trong đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - để tìm thuê xe.
Hãng tin BBC cho biết nội dung bản khai bổ sung viết "Việc thuê xe sang Berlin là để bắt một nhân vật rất quan trọng, nhằm đem về Việt Nam xét xử". Nguyễn Hải Long cũng thừa nhận ông ta biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin. Nguyễn Hải Long cũng khai trước tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc "ăn mừng" ở Prague, với tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã "uống khá say". Phần trình bày bổ sung này của bị cáo Nguyễn Hải Long đã được bên công tố và luật sư đại diện ông Trịnh Xuân Thanh chấp nhận là "phù hợp kết quả điều tra"…
Đường Minh Hưng lại là trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam. Vào tháng Mười Hai năm 2017, Công tố Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Đường Minh Hưng. Tin tức này đã được báo chí Đức phát đi vào giữa năm 2018, nhưng từ đó đến nay Bộ Công an và chính phủ Việt Nam vẫn hoàn toàn ‘cấm khẩu’, không có bất kỳ phản ứng nào trước động thái không khác gì ‘hạ nhục’ từ người Đức.
Từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mặc dù phía Đức đã trưng ra một số bằng chứng (nhân chứng, vật chứng) để chứng minh có sự tham gia trực tiếp của mật vụ Việt Nam vào vụ bắt cóc này, nhưng việc Nguyễn Hải Long nhận tội có thể được xem là chứng cứ sống đầu tiên của chính thủ phạm mà đã tố cáo trực tiếp về đường dây bắt cóc của Trung tướng công an Đường Minh Hưng. Trên phương diện tố tụng hình sự, chứng cứ này là đặc biệt quan trọng và có thể mở đường cho hàng loạt phanh phui tiếp theo về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong thời gian tới.
Khỏi phải nói, biểu cảm cúi đầu nhận tội của Nguyễn Hải Long cũng là tâm trạng đứng tim của giới chóp bu Việt Nam. Kể từ tháng Tư năm 2018 khi phiên tòa xử Nguyễn Hải Long được mở và khiến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trở nên tung tóe, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn giữ được tư thế đàm phán theo lối trả treo có vẻ không quá khó khăn với Bộ Ngoại giao Đức - cơ quan hành pháp - về vụ Trịnh Xuân Thanh, mà phải đối mặt với một cơ quan hoàn toàn độc lập với chính phủ Đức là Tòa Thượng thẩm Berlin thuộc khối tư pháp, theo đúng nguyên tắc tam quyền phân lập chỉ có ở những nước dân chủ.
Sẽ trục xuất thêm ?
Cũng tại phiên tòa xử Nguyễn Hải Long ngày 17/7/2018, chi tiết đáng chú ý là đại diện Đại sứ quán Việt Nam đã từ chối ra làm nhân chứng. Trước đó, Tòa Thượng thẩm Berlin đã triệu tập Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức là Đoàn Xuân Hưng, Tham tán Công sứ Lê Thị Thu, sĩ quan liên lạc cảnh sát Lê Thanh Hải và Bí thư Thứ nhất Lê Đức Trung - đều là những nhân vật bị nghi ngờ có dính dáng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Rất có khả năng là sau khi nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao Đức về lệnh triệu tập của Tòa án Đức đối với 4 quan chức trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã vội vã ‘xin ý kiến’ Bộ Chính trị đảng nước này để vận dụng tối đa quy chế miễn trừ ngoại giao cho 4 quan chức này, tức làm sao để ‘không có nghĩa vụ phải tuân thủ trát đòi của tòa án và các cơ quan tư pháp nước sở tại, theo quy định của công pháp quốc tế’.
Thế nhưng việc 4 quan chức ngoại giao Việt Nam cố tình ‘xù’ trách nhiệm khai báo trước tòa án Đức xem ra đã khiến khối tư pháp Đức bị coi thường mà có thể sẽ phải ra những quyết định truy buộc mạnh mẽ hơn đối với Đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia này.
Vào tháng Tám năm 2017, ngay sau khi phía Đức phát hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại giao Đức đã trục xuất hai quan chức ngoại giao Việt Nam trong Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, trong đó có cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa - được biết như “quan chức ngoại giao” của Việt Nam tại CHLB Đức và bị nghi ngờ đã dính dáng rất sâu vào vụ bắt cóc này, đồng thời cấm Nguyễn Đức Thoa vĩnh viễn không bao giờ được trở lại Đức và có thể cả châu Âu.
Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay hành động trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.
Phản ứng ‘im như thóc’ của chính thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng rõ ràng là quá yếu ớt và quá mập mờ - một bằng chứng gián tiếp về thái độ thừa nhận hành vi phạm pháp. Cái cách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà theo một nhà bình luận phải ví von “xin không được thì ăn cắp” đã khiến nổ ra cuộc khủng hoảng Đức - Việt.
Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.
Một khả năng có thể xảy ra là sau việc 4 quan chức ngoại giao Việt Nam ‘trốn’ hiện diện tại phiên tòa xử Nguyễn Hải Long, Tòa Thượng thẩm Berlin sẽ gây sức ép đủ mạnh để Bộ Ngoại giao Đức phải trục xuất Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đoàn Xuân Hưng khỏi nước Đức, tương tự thân phận cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa vào năm 2017.
Một điều lạ lùng là bất chấp vụ bắc cóc Trịnh Xuân Thanh, việc Đại sứ Đoàn Xuân Hưng bị cảnh sát Đức nghi ngờ đã nhúng tay trực tiếp vào vụ này và Bộ Ngoại giao Đức dường như đã có ý định trục xuất ông Hưng vào năm 2017, cho tới nay Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa thay thế Đoàn Xuân Hưng.
Và truy nã bổ sung ?
Lời thú tội của Nguyễn Hải Long tại tòa thượng thẩm Berlin vào ngày 17/7/2018 càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với vài gương mặt quan chức cao nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và ‘cam kết không tái phạm’ nào trước người Đức.
Có thể tham khảo một tình tiết đầy nghi vấn : theo truyền thông Đức, vào ngày 26/7/2017 - tức 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, Bộ trưởng Công an Việt Nam là tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Nhưng trong đoàn của ông Tô Lâm lại có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.
Nhưng cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ mới đây của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng tính chính danh như thế càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 19/07/2018