Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những hành động thù địch của Trung Quốc đối với tàu cá của Việt Nam cho thấy rõ tranh chấp của hai quốc gia láng giềng đối với quần đảo này

hs1

Lính hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/01/2016. Reuters/Stringer

Việt Nam vừa tố cáo những hành xử mà họ gọi là "thô bạo" của các nhân sự thuộc lực lượng chấp pháp Trung Quốc - những người được cho là đã đánh và làm bị thương các ngư dân của Việt Nam trên một tàu cá bị chặn bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Báo chí Việt Nam đưa tin những kẻ tấn công Trung Quốc đã lên tàu cá này ở gần một đảo san hô vòng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày Chủ Nhật và dùng các thanh sắt để đánh những người trên tàu, làm bốn trong số họ bị thương nặng. Các ngư dân này trình báo với chính quyền Việt Nam rằng những người [Trung Quốc] này đã đập nát trang thiết bị và lấy đi hải sản họ đánh bắt được.

Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này đồng thời nói rằng "các hoạt động [của lực lượng chấp pháp Trung Quốc] tại hiện trường là chuyên nghiệp và kiềm chế, không gây ra thương tích nào".

Cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc cũng như Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này.

Quần đảo Hoàng sa là gì ?

Được biết đến với cái tên Tây Sa ở Trung Quốc và Hoàng Sa ở Việt Nam, quần đảo này bao gồm khoảng 130 rạn san hô và đảo san hô nhỏ, cách khu vực miền trung Việt Nam 400km về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 350 km về phía đông nam. Hoàng Sa cách quần đảo Trường Sa – một quần đảo lớn có tranh chấp khác ở Biển Đông - 760 km về phía bắc.

Biển Đông là tuyến đường hoàng hải quan trọng chiến lược với lượng hàng hóa thương mại được chuyên trở qua đấy ước tính lên tới 3.400 tỷ đô la mỗi năm.

Quần đảo Hoàng Sa được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ lớn mặc dù mức độ cụ thể chưa được biết rõ vì có rất ít hoạt động thăm dò tại khu vực này, một phần là do các tranh chấp lãnh thổ ở đây.

Xung quanh quần đảo này là những vùng ngư trường trù phú nơi nhiều thế hệ ngư dân Trung Quốc và Việt Nam đã đánh bắt cá.

hs2

Một tàu của Việt Nam (bên trái) bị tàu Trung Quốc đâm và chìm gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Chiếc tàu này được nhìn thấy gần một tàu Cảnh sát biển (bên phải) ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam vào ngày 29/5/20214. Nguồn ảnh : Reuters/Stringer


Lịch sử của Quần đảo Hoàng Sa

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nói rằng Hoàng Sa được nhắc đến trong văn tự , sách sử cổ của họ. Mặc dù vậy, cái tên Hoàng Sa được bắt đầu sử dụng vào thế kỷ XVI sau khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đặt tên cho quần đảo này là "Ilhas do Pracel". Từ "Pracel" hay "parcel" (đá ngầm) là một thuật ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha được những người đi biển dùng để chỉ bãi hoặc rạn san hô bị ngập nước.

Vào thế kỷ thứ XIX, nước Pháp tuyên bố quần đảo này là một phần của Liên Hiệp Đông Dương thuộc Pháp và đặt dưới sự quản lý của cùng một chính quyền thực dân giống như vùng lục địa miền nam Việt Nam, khi đó được biết đến với cái tên "Cochinchina" (Đàng Trong). Quốc Dân Đảng của Trung Quốc, hiện là một trong những đảng chính trị chính yếu ở Đài Loan, đã tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Trung Quốc Cộng Hòa) vào tháng 1/1921.

Các lực lượng Nhật Bản đã chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1939 đến năm 1945. Tranh chấp về quần đảo này tiếp diễn trong những năm sau đó giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các chính phủ miền Nam Việt Nam, vốn đã chiếm đóng một số rạn san hô.

Vào ngày 19/1/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công và đánh bại các lực lượng Miền nam Việt Nam được triển khai trên quần đảo này, giết chết 74 thủy thủ và binh lính Miền Nam Việt Nam trong một trận chiến được gọi là "Hải chiến Hoàng Sa". Quân đội Trung Quốc từ đó chiếm đóng toàn bộ quần đảo này.

Hoạt động xây dựng của Trung Quốc

Năm 2012, Trung Quốc đã thành lập Thành phố Tam Sa, lấy thủ phủ ở đảo Phú Lâm – hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là quần đảo Yongxing. Trung tâm hành chính này phụ trách tất cả các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và cả quần đảo Trường Sa ở phía Nam.

hs3

Quang cảnh nhìn từ trên cao của thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Ảnh chụp ngày 27/7/2012. Nguồn ảnh : STR/AFP

Theo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, Trung Quốc có ít nhất 20 tiền đồn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ba trong số các tiền đồn đó có cảng biển có khả năng đón một số lượng lớn các tàu hải quân và dân dụng và năm tiền đồn có sân bay trực thăng. Trung Quốc khai trương sân bay dân dụng-quân sự Tam Sa vào năm 2014.

Đảo Phú Lâm đã được phát triển thành một trung tâm đô thị hoàn chỉnh, được bảo vệ bởi các khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9. Số thường dân sinh sống trên đảo này ngày một gia tăng, đạt con số ít nhất là 2.300 người.

Các cơ sở hạ tầng của đảo này đã được nâng cấp, trong đó việc xây dựng một trường mẫu giáo và một trường tiểu học vào năm 2015. Hòn đảo này cũng có tòa án, một rạp chiếu phim, các ngân hàng, bệnh viện, bưu điện và một sân vận động - tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) của Hồng Kông đưa tin hồi tháng 5/2023.

Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam đã không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, chính thức phân loại quần đảo này là một huyện của thành phố Đà Nẵng, gọi tên là "Huyện đảo Hoàng Sa" và thành lập huyện này vào năm 1997.

Trong khi lên án những hành xử của Trung Quốc đối với các thuyền viên của tàu cá nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quần đảo này là của Việt Nam.

"Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng vào ngày 2/10/2024.

hs4

Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội trong ngày 19/1/2017, ghi dấu 43 năm Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Nguồn ảnh : Reuters/Kham

Các cuộc đối đầu

Một trong những diễn biến leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc tranh chấp quần đảo này giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã diễn ra vào tháng 5/2014 khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển gần Hoàng Sa, dẫn một tình thế căng thẳng, bế tắc kéo dài ba tháng. Vụ việc này đã làm bùng nổ một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc quy mô lớn chưa từng có ở Việt Nam, kéo dài cho đến tận thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan – một quyết định đến sớm hơn một tháng so với kế hoạch đầu của họ.

Nhiều ngư dân [Việt Nam] cho biết rằng các nhóm thuyền viên đánh cá đến từ miền trung Việt Nam, hoạt động xung quanh khu vực các rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng, thường bị quấy rối bởi lực lượng dân quân biển và các nhân sự thực thi pháp luật Trung Quốc.

Trong năm 2020, một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đâm chìm một thuyền cá của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra phản đối chính thức, tuyên bố : "Tàu Trung Quốc đã có hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đe dọa tính mạng và gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam".

Luna Pham

Nguồn : RFA, 03/10/2024

Additional Info

  • Author Luna Pham
Published in Diễn đàn

Hoàng Sa : Không bao gi quên

Ngô Nhân Dụng, VOA, 15/01/2024

Các chiến sĩ Hải quân Vit Nam Cng Hòa đã hy sinh chiến đu bo v ch quyn đt nước. Mi năm đến ngày 19 tháng 1, người dân Vit s ghi nh mãi mãi.

hoangsa1

Các chiến sĩ Hải quân Vit Nam Cng Hòa đã hy sinh chiến đu bo v ch quyn đt nước. Mi năm đến ngày 19 tháng 1, người dân Vit s ghi nh mãi mãi.

Ngày 19 tháng Giêng là ngày gi 75 chiến sĩ Hi quân Việt Nam Cộng Hòa đã b mình bo v Hoàng Sa chng cuc tn công ca Hi quân Trung Quc. Trong đó có Thiếu tá Hm trưởng Ngy Văn Thà và các chiến sĩ trên h tng hm HQ-10. Sau khong 15 phút giao chiến, HQ-10 b hư khu pháo chính 76 li trước mũi tàu ; tàu b bn xi x, bc cháy ti ch. Đi úy Hm phó Nguyn Thành Trí b thương nng vn c điu khin HQ-10 húc vào tàu đi phương, cho thy th ngy xung bin trước khi ông qua đi.

Năm 1971, Hi quân Trung Quc và Hi quân Việt Nam Cộng Hòa đã nhiu ln chm súng trong hi phn Hoàng Sa. Sau đó, vì chiến trường trên đt lin đòi hi, thy quân lc chiến Vit Nam đóng ti Hoàng Sa được đưa v, ch còn mt trung đi đa phương quân trn gi trên nhóm đo Nguyt Thim (Lưỡi Lim).

Sau này mi biết chính Mao Trch Đông ra lnh Dip Kiếm Anh và Đng Tiu Bình m tn công.

Ngày 16/01/1974, mt phái đoàn ca Quân lc Việt Nam Cộng Hòa thăm dò mt s đo qun đo Hoàng Sa đ chun b thiết lp mt phi trường trên đo Lưỡi Lim, đến nơi mi thy đã b quân Trung Quốc chiếm c.

Ngày 17/1, Khu trc hm Trn Khánh Dư (HQ-4) ch theo mt toán người nhái và mt đi hi kích đ b lên ba hòn đo, nh c Trung Quc, dng c Việt Nam Cộng Hòa. Đó là các đo Hu Nht, Duy Mng, Quang nh thuc Nhóm Lưỡi Lim, nm v phía tây qun đo, gn đt lin Vit Nam.

Báo Giáo Dc Vit Nam, trong mt bài báo nói v mt bài báo trên Tân Hoa Xã, thut li, đêm hôm đó Chu Ân Lai biết tin, cùng vi Dip Kiếm Anh viết báo cáo gi Mao Trch Đông đ ngh tr đũa. Mao Trch Đông phê : "Đng ý !" và nói : "Không th không đánh". Mao cho Dip Kiếm Anh và Đng Tiu Bình trc tiếp ch huy. Đng Tiu Bình mi được phc chc sau 7 năm b đày đi "ci to", được Dip Kiếm Anh tnh Qung Đông bo v.

Chu Ân Lai hp B Chính tr Đảng cộng sản Trung Quc và lp ra mt ban chuyên trách năm nhân vt quan trng gm Dip Kiếm Anh làm ch nhim, vi Đng Tiu Bình, Trn Tích Liên và Vương Hng Văn, Trương Xuân Kiu (hai người thân tín ca Giang Thanh, v Mao), quyết đnh tn công hm đi Vit Nam Cng Hòa.

B Tư lnh Hi quân Việt Nam Cộng Hòa đã được ca Tùy viên Quân s Hoa K (DAO) ti Sài Gòn cho biết radar Đ tht Hm đi thy mt s tàu chiến Trung Quốc t Hi Nam đang tiến v phía Hoàng Sa. Phó Đô đc Hi quân H Văn K Thoi phi quyết đnh rút lui khi biết 17 chiến hm ca Trung Quc trong đó có 4 tàu ngm đang hướng ti vùng này, và có th phi cơ phn lc t đo Hi Nam s bay ti. Việt Nam Cộng Hòa ch có phi cơ khu trc F-5 thuc Sư đoàn 1 Không quân, không đ sc tiếp vin vì không th tiếp tế xăng trên tri. Sau này, Đi tá ch huy Hà Văn Ngc k rng Trung Quốc có ti 11 tàu chiến, bao gm c nhng tàu Osa mang tên la chng chiến hm.

Theo Hi Chiến Hoàng Sa ca Bão bin Đ Nh Hi Sư, tác gi xut bn, Australia, 1989, trang 101, được Wikipedia dn li, Hi quân Vit Nam yêu cu Hm đi 7 tr giúp, nhưng b t chi. Năm 1970, Đô đc Tham mưu trưởng Hi quân Elmo Zumwalt tuyên b ti Guam rng Hoàng Sa và Trường Sa không nm trong chiến lược phát trin các hi đo ca Đ tht Hm đi. Sau đó, h còn t chi không cu các thy th tàu HQ-10 lênh đênh trên bin. Ngày 27/2 qua trung gian ca Hng Thp T quc tế, ti Hng Kông, Trung Quốc trao tr 48 chiến sĩ Vit Nam Cng Hòa b bt.

Trong thi gian đó, báo chí Hà Ni không loan mt tin tc gì v v Trung Quc chiếm Hoàng Sa. Cng sn Vit Nam há ming mc quai vì mt bc thư Phm Văn Đng gi Chu Ân Lai t năm 1958. Năm 1980, B Ngoi giao Trung Quốc nhc li rng báo Nhân Dân Hà Ni in toàn văn tuyên b v hi phn ca Trung Quc trang đu, ngày 6 tháng 9 năm 1958, trong đó có đon nói v Nam Sa và Tây Sa thuc Trung Quc, mà không viết mt li phn đi hoc ci chính nào c. Đó chính là các qun đo người Vit đt tên là Trường Sa và Hoàng Sa. H công b c bc công hàm ca Phm Văn Đng tuyên b ng h quan đim ca Chu Ân Lai ; cùng vi mt bn đ thế gii do Cc Đo đc và Bn đ thuc Ph Th tướng Vit Nam [Dân ch Cng hòa] xut bn tháng 5/1972 trong đó ghi nhn các qun Tây Sa và Nam Sa (tên gi ca Bc Kinh).

Đài BBC ngày 20/1/2014 cho biết Trung Quốc còn tiết l trong mt cuc gp g ngày 6/9/1958, Th trưởng Ngoi giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Ung Văn Khiêm, đã nói vi Đi din Trung Quốc Lý Chí Dân rng : "Theo d liu ca Vit Nam, qun đo Tây sa và qun đo Nam Sa v mt lch s là mt phn lãnh th ca Trung Quc". H cũng vin chng c là các bn đ thế gii ca Bc Vit in năm 1960 và 1972 đu công nhn ch quyn Trung Quc đi vi hai qun đo.

CunSecurity Flashpoints : Oil, Islands, Sea Access and Military Confrontation, do Jianming Shen và hai tác gi khác biên tp mt cuc hi tho New York năm 1997, Martinus Nijhoff Publishers xut bn năm 1998, trang 142 cho biết vào năm 1965, Hà Ni lên án v tng thng M, cũng viết rng : "Tng thng Lyndon Johnson đã ch đnh... mt phn lãnh hi ca Cng hòa Nhân dân Trung Hoa trong qun đo Tây Sa làm vùng chiến s ca lc lượng vũ trang Hoa K". Ngôn ng này hoàn toàn theo cách gi tên ca Bc Kinh. Năm 1974, h in mt sách giáo khoa môn đa lý lp 9 ph thông ca Nhà xut bn Giáo dc ti Hà Ni. Trong sách, bài v đa lý Trung Quc viết mt câu : "Vòng cung đo t các đo Nam sa, Tây sa, đến các đo Hi nam, Đài loan, qun đo Hoành b, Châu sơn... làm thành mt bc trường thành bo v lc đa Trung quc".

Vi nhng lý do trên, chế độ cộng sản Vit Nam phi ngm ming khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Nhiu thế h ông bà chúng ta đã khai phá các hòn đo thuc Hoàng Sa và Trường Sa cho con cháu tha hưởng. Rt nhiu chng tích lch s đã ghi nhn công ơn t tiên.

CunSách Trng v qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, B Ngoi giao Vit Nam Cng Hòa, in năm 1975 ghi nhn các s kin sau đây :

T thế k 17, các chúa Nguyn đã c các hi đi ra kho sát, khai thác hi sn Năm 1816, vua Gia Long sai quân ra cm c trên qun đo Hoàng Sa. Thi Minh Mng đã có bn đ v di Vn Lý Trường Sa. Trong thi thuc đa, năm 1933, Pháp tách qun đo Hoàng Sa ra khi tnh Nam Nghĩa và đt vào tnh Tha Thiên và đưa quân ra đóng. Năm 1950 Pháp chính thc chuyn giao Hoàng Sa cho chính ph Bo Đi. Năm 1951, ti Hi ngh San Francisco v Hip ước Hòa bình vi Nht Bn, Th tướng Quc gia Vit Nam Trn Văn Hu tuyên b c hai qun đo Trường Sa và qun đo Hoàng Sa đu thuc lãnh th Vit Nam, 51 nước tham d hi ngh đu chp thun. Đi biu Liên xô đ ngh trao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quc, nhưng b bác b vi 46 phiếu chng,

Tp chí Quc Phòng Toàn Dân, Hà Ni, ngày 25/7/2012 loan tin Vin Bo Tàng Lch S Hà Ni đã được tng mt bn đ do Nhà Thanh, Trung Quc, được v t đi vua Khang Hy và xut bn năm 1904, Thượng Hi. Khuôn kh tm "Hoàng triu trc tnh đa dư toàn đ" này đến đo Hi Nam thì chm dt, chng t h không ghi nhn các qun đo trong Bin Đông nước ta. Người tng tm bn đ là Tiến sĩ Mai Ngc Hng, nguyên Trưởng phòng Tư liu thư vin - Vin Hán Nôm.

Các chiến sĩ Hải quân Vit Nam Cng Hòa đã hy sinh chiến đu bo v ch quyn đt nước. Mi năm đến ngày 19 tháng 1, người dân Vit s ghi nh mãi mãi.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 15/01/2024

************************

50 năm Hải chiến Hoàng Sa : Ai sẽ cùng hẹn ‘Năm sau đến Hoàng Sa’ ?

Tuấn Khanh, BBC, 15/01/2024

Kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa nên là một dịp để người Việt lại cùng nhau cất lên tiếng nói vì chủ quyền, như đã từng cất lên trong quá khứ chưa xa. Bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh gửi cho BBC News tiếng Việt.

hoangsa2

Các nhà hoạt động hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 3 năm 2016

Cái tên Hoàng Sa được nhắc nhiều nhất có lẽ là vào năm 2014. Lúc đó, giàn khoan Hải Dương-981 được Bắc Kinh kéo tới, đặt trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cuộc thăm dò này được bảo vệ đến hơn 100 tàu đủ loại của Trung Quốc, biến tâm lý chống Trung Quốc ở cả Việt Nam bùng nổ, mọi người xuống đường, báo chí tố cáo, và những cuộc biểu tình trên đường phố Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… không nhiều công an, an ninh kiểm soát như thường ngày.

Sau những giờ phút sôi động ấy, điều nhìn thấy – lần duy nhất sau 1979 – là hình ảnh của một quốc gia như đang cùng chung một ý nguyện chống ngoại xâm, và hơn thế nữa, là muốn bứt ra khỏi vòng tay ghì siết của cái gọi là tình đồng chí của Bắc Kinh.

hoangsa3

Dòng người biểu tình chống Trung Quốc tập trung trước Nhà hát Lớn Hồ Chí Minh ngày 11/05/2014 để thể hiện lòng yêu nước và phẫn nộ trước việc Trung Quốc cho dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam

Liên tục trong hơn một tháng đặt giàn khoan, gây hấn, đâm đụng tàu Việt Nam, vu cáo ngược trên truyền thông, Trung Quốc trở thành câu chuyện phản ứng trải dài khắp nước. Từ bạo động ở Bình Dương lan sang nhiều tỉnh, tận Hà Tĩnh.

Thậm chí, ở Sài Gòn còn có tin một vụ tự thiêu của của bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, trước Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 23/5, mà theo hồ sơ của công an thì bà là một Phật tử thuần thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đã để lại 6 tấm biểu ngữ chống Trung Quốc.

Đến tháng 6/2014, ông Hoàng Thu, 71 tuổi, cựu binh Việt Nam Cộng Hòa, cũng tự thiêu tại bang Florida, Mỹ, để lại mảnh giấy ghi "Hai Yang 981 phải rời khỏi Việt Nam hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử".

hoangsa4

Các đường chính dẫn đến tòa lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh đều bị chặn

Nhiều người bình luận, rằng chuỗi phản ứng chống Trung Quốc trên cả nước lúc đó, là một kế hoạch của những người lãnh đạo Việt Nam cho nên mới có sự bùng phát lịch sử như vậy.

Có người còn nói, đó là cách giới thiệu lòng dân với những người trong hệ thống chính trị đang có khuynh hướng thân Trung Quốc. Điều đó có thể là sự thật vì cuộc biểu tình chỉ được thả lỏng từ ngày 11 cho đến ngày 18/5. Sau đó, những vụ trấn áp đã xuất hiện, nhiều người bị bắt, nhiều cuộc khởi động biểu tình cũng bị dập tắt.

Nhưng dù là thế nào đi nữa, những ngày ngắn ngủi đó thật cần thiết để hàng triệu người Việt Nam vô danh trên đất nước nhìn thấy nhau, nhìn thấy một nguyên khí quốc gia hừng hực chỉ lắng xuống, đợi thời điểm bùng lên trong một bối cảnh mà tình hữu nghị đỏ rực giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung, chưa bao giờ hoàn toàn là ý đảng hợp lòng dân.

Những người từng tham gia biểu tình vẫn tiếc rằng những thời điểm sôi động đó bị chấm dứt quá sớm. Nhưng trên thực tế, bàn cờ Việt Nam-Trung Quốc đã vô cùng căng thẳng vào lúc đó.

Tin tức những cuộc bạo động tấn công vào các công ty xí nghiệp của người Trung Quốc đã khiến xuất hiện thành phần cực hữu của Trung Quốc lên giọng đòi một cuộc chiến tranh. Và sau các sự kiện như ở Bình Dương, Vũng Áng, nếu không kiềm chế được mọi thứ, sẽ là dấu hiệu của một cuộc loạn lạc lớn.

Cả Trung Quốc và Việt Nam cũng đều kiểm duyệt những tin tức nóng và gây sốc về tình hình chung. Còn tình hình trên biển thì tàu của Trung Quốc và Việt Nam cũng đã liên tục đâm nhau đến vài trăm lần.

hoangsa5

Một nhà máy tại Bình Dương bị thiệt hại trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Nhắc lại sự kiện này, để nhớ, một khi ngoại xâm đến cửa, không chỉ người Việt mà hệ thống chính trị nào cũng có một thái độ dứt khoát về Tổ quốc, Dân tộc. Sau vụ giàn khoan Hải Dương-981, tháng 5/2014, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lạnh đi thấy rõ trong nhiều năm, thậm chí là đối xử với nhau nhiều thứ rất gay gắt.

Điều đặc biệt của cuộc biểu tình năm 2014 và câu chuyện Hoàng Sa là người ta nhìn thấy một nước Việt Nam tất cả đều đứng về một phía : Một tấm lòng, một ý nghĩa về Tổ quốc và Dân tộc.

Hình ảnh Việt Nam lúc đó còn cho thấy rằng có thể sức mạnh của Việt Nam chưa đủ để đối đầu với Trung Quốc, nhưng nhân dân luôn đứng sau lưng những người cầm quyền, khi họ chọn một thế đứng với lẽ phải, với đất nước và không bao giờ chịu khuất phục. Lịch sử Việt ngàn năm thời Lê - Lý - Trần như tái hiện trong khoảnh khắc.

hoangsa6

Khói và lửa bốc lên từ cửa sổ nhà máy ở Bình Dương vào ngày 14/05/2014, khi những người biểu tình chống Trung Quốc đốt cháy hơn chục nhà máy ở Việt Nam, trong một phản ứng dữ dội với việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan Hải Dương vào vùng biển Biệt Nam

Không chịu khuất phục : Đó cũng là hình ảnh của cuộc Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn chủ động trong một cuộc chiến tranh không cân sức, thà chết chứ không đầu hàng, không buông tay cho kẻ thù lấn chiếm đất đai của tổ tiên. Và có như vậy thì Hoàng Sa mới trở thành một câu chuyện lịch sử về kẻ cướp và người chống kẻ cướp.

Tất cả những dữ kiện lịch sử đó được ghi lại bằng máu và mãi mãi không bao giờ phai mờ, bất chấp Trung Quốc đã đổ không biết bao nhiêu tiền của để mồm loa mép giải nói đó là đảo của họ.

Có người nhắc rằng kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Hoàng Sa, nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì chúng ta sẽ mất mãi mãi. Vấn đề pháp lý cũng quan trọng, nhưng ý nguyện của một quốc gia thống nhất mới là quan trọng hơn cả. Tây Tạng không đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng thế giới vẫn nói đó là một cuộc đánh chiếm.

Ngay cả lúc này khi tìm dữ liệu trên các trang mạng, tin tức vẫn còn nói rõ rằng Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ chính thể Việt Nam Cộng Hòa - mà Việt Nam Cộng Hòa là một bộ phận của Việt Nam có khác biệt chính trị, chứ không phải là một quân thù nào như những ngôn ngữ tuyên truyền vẫn còn nói đến tận bây giờ.

hoangsa7

50 năm của Hoàng Sa là lúc để nhìn lại điều đau xót, là một phần đất nước đã rơi vào tay kẻ cướp. Có chiến thắng pháp lý cũng chưa chắc chúng ta đã có lại được đất đai xưa, và ngay cả có chiến tranh cũng chưa chắc đó là một cuộc chiến dứt khoát để giành lại hoàn toàn.

Vậy thì điều cuối cùng mà người Việt có thể tìm thấy - như là một vận hội, một cơ may - là cả dân tộc và những người cầm quyền đều cùng đứng về một phía, đoàn kết, buông bỏ những ngôn từ gươm giáo chống lại anh em của mình. Đất nước thực sự thống nhất để nhìn về một tương lai độc lập mà không hề chung vận mệnh với kẻ cướp.

Năm 2014 nhắc vào lúc cao trào của tình dân tộc, tất cả mọi tôn giáo đều lên tiếng, bất luận đó có bị coi là hoạt động tín ngưỡng bất hợp pháp đi nữa. Không chỉ trong nước, mà cả hải ngoại, hơn 3 triệu người Việt sống xa quê hương cũng sôi sục vì vận mệnh Tổ quốc, trong đó có không ít những tổ chức chính trị bất đồng với nhà nước.

Nhiều cuộc biểu tình phản đối trước các đại sứ quán của Trung Quốc tại nhiều nước đã diễn ra, người ta nhìn thấy cờ đỏ sao vàng đứng cùng cờ vàng ba sọc đỏ : Trong nguy nan, người Việt chỉ nhìn thấy nhau bằng quê hương.

Trên facebook, đều đặn mỗi năm, tôi nhìn thấy một người quen ở Hà Nội vẫn để dòng trạng thái là "Năm sau đến Hoàng Sa". Lời nhắc thầm lặng chỉ vài chục năm nay, nhưng mang sức nặng của cả dân tộc Do Thái ngàn năm khi mơ được trở lại cố hương.

"Sang năm đến Hoàng Sa" là một lời hẹn lòng, là một lời cam kết thầm lặng của những người Việt yêu nước. Đó còn là một kim chỉ nam bằng máu, có giá của biết bao nhiêu người yêu nước đang phải chịu tù đày vì chống Trung Quốc, rằng nếu cùng chung một lời cam kết với nhân dân thì sẽ có tất cả, hoặc mất tất cả.

Tuấn Khanh

Nguồn : BBC, 15/01/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng, Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Việt Nam có hy vọng nào "lấy lại" quần đảo Hoàng Sa ?

hoangsa1

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vào năm 1974 đã "dùng vũ lực xâm chiếm" quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Quan điểm chính thức của Việt Nam là Việt Nam có "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy vậy, trong lúc Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát thực tế với quần đảo Hoàng Sa, liệu tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể diễn ra thế nào trong tương lai ?

Một số chuyên gia lâu năm về tranh chấp Biển Đông đã trả lời BBC News tiếng Việt.

1. Gregory B. Poling

Thực ra không có hy vọng "giải quyết" vấn đề Hoàng Sa trong tương lai gần.

Nhưng các bên có thể chế ngự vấn đề này.

Bước đầu tiên là Trung Quốc nên chấp nhận rằng Việt Nam có quyền đánh cá lịch sử xung quanh quần đảo Hoàng Sa, được bảo đảm bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Như thế Trung Quốc sẽ hợp tác với Việt Nam để có cơ chế quản lý việc đánh cá.

Việc này có thể làm được nếu nó là một phần của nỗ lực lớn hơn bao gồm Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia để quản lý sản lượng cá ở toàn Biển Đông, gồm cả Trường Sa.

Nếu các bên có thể hợp tác về đánh cá, thì sau đó họ có thể tìm kiếm cơ chế để chế ngự các vấn đề khác trong hòa bình.

Còn tranh chấp chủ quyền có thể được giải quyết thông qua đàm phán hoặc tòa trọng tài, nhiều thập niên về sau.

Gregory B. Poling là Giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), chương trình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington DC.

hoangsa2

Tàu kiểm ngư Việt Nam tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa - Ảnh minh họa

***

2. Donald R. Rothwell

Có thể có các giải pháp như sau :

Dàn xếp ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam

Hoặc dàn xếp bằng việc nhờ tới bên thứ ba.

Hai lựa chọn này đều phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Giải pháp ngoại giao có nghĩa là một bên thừa nhận chủ quyền của bên kia đối với các đảo.

Giải pháp dùng bên thứ ba nghĩa là có thể đưa tranh chấp ra cho một bên trung gian, bên hòa giải, tòa trọng tài hoặc tòa xét xử. Tổng thư ký LHQ, về lý thuyết, có thể được mời can thiệp hoặc giúp dàn xếp.

Trên thế giới, cũng có nhiều ví dụ khi hai lựa chọn ở trên đã giúp dàn xếp thành công các tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam có xem xét các lựa chọn này hay không, lại phụ thuộc vào ý chí chính trị. Mà hiện nay có vẻ không nước nào có quan tâm nhiều đến việc này.

Đặc biệt Trung Quốc sẽ miễn cưỡng trước các lựa chọn này, vì có thể bị xem là tạo tiền lệ. Tiền lệ đó sẽ ảnh hưởng đến các tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như với Nhật và Hàn Quốc.

Trong không khí chính trị hiện nay, tôi không thấy có giải pháp nào. Trung Quốc có thể tìm cách mời chào một số lợi ích để Việt Nam nhượng bộ ngoại giao và công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng chắc Việt Nam sẽ không chấp nhận điều đó, ở thời điểm hiện nay và ngắn hạn về sau.

Donald R. Rothwell, Giáo sư Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Úc. Ông là đồng tác giả sách The International Law of the Sea (in năm 2010).

***

Grigory Lokshin, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN-Viện Viễn Đông (Viện Hàn Lâm khoa học Nga). Ông trả lời BBC trực tiếp bằng tiếng Việt.

Về căn bản, tôi đồng tình với ý kiến của hai đồng nghiệp ở trên. Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm lịch sử có nhiều phương pháp giải quyết các vấn đề tương đối hòa bình, có tính chính trị và chính nghĩa cho hai bên.

Nhưng giống như Giáo sư Donald R. Rothwell, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa có nguyện vọng chính trị thật sự để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tranh chấp này cần thiết cho họ để giữ gìn chủ nghĩa dân tộc trong nước, dãn sự chú ý của quần chúng nhân dân khỏi các vấn đề nội bộ.

Họ cần có hình ảnh của kẻ thù đối ngoại để đoàn kết lại xã hội xung quanh Trung ương Đảng và chủ tịch nhà nước.

Theo tôi, điều kiện thứ nhất và nhất định để có thể bắt đầu đàm phán về vấn đề này là Trung Quốc phải chấm dứt tuyên truyền chống Việt Nam và không đưa ra những phản luận hoàn toàn giả dối về chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 19/06/2020

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn