Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Nếu Quốc hội để cho tình trạng rượu bia tiếp tục duy trì thì đang làm nghèo đất nước"

Quốc hội Việt Nam khóa XIV sẽ biểu quyết thông qua Luật phòng, chống tác hại rượu, bia vào ngày 14 tháng 6.

ruoubia1

Dưới 50% Đại biểu quốc hội, vào ngày 3 tháng 6 bỏ phiếu thông qua đưa quy định "uống rượu bia không lái xe" vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. RFA edited

Đài RFA có cuộc phỏng vấn với Bác sĩ Trần Tuấn, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, là người dốc sức tham gia gửi thư kiến nghị tới Quốc hội, kêu gọi đặc biệt quan tâm đúng mức đến việc xem xét và thông qua Dự luật này.

Trước hết, Bác sĩ Trần Tuấn cho biết ông rất thất vọng trước kết quả có ít hơn 50% Đại biểu quốc hội, vào hôm 03/06 bỏ phiếu thông qua đưa quy định cấm uống rượu bia khi lái xe vào luật.

Trần Tuấn : Với một kết quả biểu quyết như vậy thì có thể thấy rằng trong kỳ họp Quốc hội lần này, số Đại biểu không quan tâm tình hình thực tế của đất nước, tức là gần nhất trong tháng vừa rồi thôi đã xảy ra một loạt các vụ tai nạn ngay tại Hà Nội bởi do lái xe mà uống rượu bia gây ra, thế mà vẫn có thể biểu quyết được như vậy. Trong khi các nước xung quanh hoặc là đi ra nước ngoài thì thấy rằng việc kiểm soát bia rượu liên quan đến lái xe rất chặt chẽ, thậm chí họ coi đó là tội ác. Vậy mà ở Việt Nam có đến non nửa Đại biểu quốc hội không nhất trí đưa vào luật để kiểm soát thì tôi cho rằng thật sự nhóm người đó nếu không nói là vô tâm, vô cảm thì chắc là có liên quan đến lợi ích của ngành công nghiệp rượu bia.

Hòa Ái : Đài RFA ghi nhận phát biểu của Đại biểu quốc hội Phạm Thị Minh Hiền với truyền thông trong nước hồi hạ tuần tháng 5 vừa qua rằng Dự luật phòng, chống tác hại rượu, bia yếu dần sau mỗi lần chỉnh sửa. Nhận định của ông như thế nào liên quan phát biểu vừa nêu ?

Trần Tuấn : Nhận định rằng dự luật cứ yếu dần đi trong quá trình chỉnh sửa, góp ý của các bộ ngành, chính phủ cũng như của Quốc hội sau đó thì đấy là sự thật. Và chúng tôi từ các cơ quan nghiên cứu khoa học vận động chính sách ở ngoài Nhà nước cũng thấy vấn đề này rất rõ, đồng thời chúng tôi đã gửi những thư kiến nghị lên cấp chính phủ và Quốc hội suốt gần một năm qua. Ngay từ lá thư đầu tiên, chúng tôi đã cảnh báo về sự can thiệp của ngành công nghiệp rượu bia rồi liên tục trong các thư thứ hai, thứ 3, thứ 4 thì chúng tôi đều nhấn rất mạnh rằng chắc chắn sự can thiệp sâu sắc từ ngành công nghiệp rượu bia đang làm cho Dự luật này ngày một yếu đi. Cho nên việc các Đại biểu quốc hội phát niểu như vậy là hoàn toàn rất phù hợp với tình hình thực tế.

Hòa Ái : Tuy nhiên, Đài RFA ghi nhận cũng có ý kiến của Đại biểu quốc hội cho rằng nên bảo vệ cho ngành rượu bia Việt Nam phát triển và đóng góp tích cực. Ông nghĩ sao, thưa Bác sĩ ?

ruoubia2

Ảnh minh họa: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thống kê có đến 70% số vụ tai nạn giao thông trong năm 2018 là do lái xe uống rượu bia.Courtesy: Ảnh chụp màn hình giaoducthoidai.vn

Trần Tuấn : Sự "lobby" để ngành công nghiệp rượu bia can thiệp vào tiến trình xây dựng Dự luật này cũng như các Đại biểu quốc hội hoặc là các thành viên của Chính phủ mà bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp rượu bia trong quá trình xây dựng luật là vi phạm đạo đức công vụ. Điều này rất rõ ràng và chúng tôi cũng đã trích dẫn các kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị các nước thành viên không được để cho ngành công nghiệp rượu bia can thiệp vào tiến trình xây dựng chính sách luật pháp dù ở bất kỳ hình thức nào.

Thế còn cơ sở nói rằng ngành rượu bia đem lại lợi ích thì nếu như không có các nghiên cứu khoa học chỉ ra cách đây 10, 15 hay 20 năm với mức đóng thuế cao như vậy là đóng góp tạo ra ngân sách; nhưng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có thể đo lường chính xác về thuế đóng ra sao, những tác hại do rượu bia gây ra và chi phí khắc phục tác hại thế nào… Khoa học đã chỉ ra rất rõ ràng rằng thuế do ngành rượu bia đóng vào ở các quốc gia không bù được những chi phí do tác hại của rượu bia gây ra và người ta tính mức trung bình của một nước có sự kiểm soát tốt thì phải mất 1,3% GDP, còn những nước không kiểm soát tốt thì có thể lên đến 3% GDP.

Đối với Việt Nam, về thuế do ngành rượu bia và nước giải khát nói chung đóng vào thì bản thân Chính phủ cũng không theo dõi và báo cáo được số tiền thuế thu vào là bao nhiêu.

Chúng tôi có chất vấn và tham dự các cuộc phản biện về dự luật này thì các số liệu toàn do chính ngành công nghiệp rượu bia đưa ra mà thôi. Tôi cho rằng ngành công nghiệp rượu bia bao giờ cũng nêu khống lên lợi ích đóng thuế do ngành này mang lại. Số liệu tiền thuế rượu bia cho đến nay thường viện dẫn con số 50 nghìn tỷ, thực ra là gộp cả thuế nước giải khát và được ngành công nghiệp rượu bia cứ phát biểu thành thuế đóng từ rượu bia. Và tôi cũng không thấy phía Chính phủ làm rõ chuyện này với giới truyền thông. Trong tương lai phải có sự theo dõi độc lập thuế rươu bia mới có được con số chính xác.

Cứ cho là con số 50 nghìn tỷ đồng, nhưng tính theo GDP ở mức chi thấp nhất để khắc phục tác hại của rượu bia thì cũng chi ra vượt con số đó, vào khỏang 65 nghìn tỷ đồng. Còn như ở ngưỡng dự đoán của thế giới ở 3% thì có thể lên xấp xỉ 200 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần tiền thuế đóng vào. Đây là bài toán mà tất cả các Đại biểu quốc hội đều được chúng tôi gửi số liệu đến tận tay, cho nên không thể nào mà họ không biết được.

Thêm nữa, những tính toán đó cũng chưa tính hết đầy đủ đâu. Ví dụ như tác hại do rượu bia gây ra, đặc biệt về tai nạn giao thông thì chúng tôi có thể nói rằng ngay Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cũng không thống kê đầy đủ được. Số liệu báo cáo ở bệnh viện khác, và số liệu trên thực địa cũng khác. Và số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia công bố thì tôi cũng cho rằng cũng có sự can thiệp của ngành công nghiệp rượu bia vào, cho nên những con số này luôn được ước lượng thấp hơn so với thực tế.

Riêng Bộ Y tế có ước lượng tốt hơn trên cơ sở của vấn đề sức khỏe, chỉ rõ rằng chi phí của tác hại rượu bia gây ra, về tai nạn giao thông và bệnh tật thôi thì số tiền đóng thuế của ngành công nghiệp rượu bia chưa đủ để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông do rượu bia, còn lại là bệnh tật từ tâm thần cho đến ngộ độc cấp, ngộ độc mãn và một loạt các bệnh trực tiếp do rượu bia gây ra như xơ gan, ung thư gan…thì chưa tính đến. Vì thế, nếu những lập luận rằng ngành công nghiệp rượu bia đóng nhiều thuế, phải bảo vệ lợi ích thì chúng tôi gọi đấy là những lập luận ngụy khoa học và những người nào bảo vệ cho những lập luận đó thì hoàn toàn hoặc là trực tiếp gắn liền với ngành công nghiệp rượu bia hoặc là trong nhóm thụ lợi trong việc tạo dự luật có hơi hướng bảo vệ cho ngành công nghiệp rượu bia.

Hòa Ái : Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ Online, đăng tải vào ngày 24 tháng 5 vừa qua cho rằng cần phải điều chỉnh hành vi của người uống bia rượu, chứ không phải điều chỉnh hành vi của bia rượu và ông Dương Trung Quốc khẳng định rằng không có quốc gia nào làm luật giống Việt Nam là chống lại tác hại của bia rượu. Quan điểm cá nhân của ông ?

Trần Tuấn : Nếu nói rằng Dự luật rượu bia đi theo chiều hướng kiểm soát các tác hại thì tôi nói rằng tác hại của rượu bia không chỉ ở Việt Nam, mà có khắp nơi trên thế giới. Và thế giới đã đi trước trong vấn đề này, đặc biệt các nước tôn trọng quyền con người, các nước nhân đạo, bảo vệ lấy sức khỏe làm đầu như các nước Bắc Âu đã ra các luật kiểm soát rất chặt chẽ. Họ không cấm rượu bia. Việt Nam cũng không cấm rượu bia, nhưng phải làm sao cho hành vi uống rượu bia phải đảm bảo theo những điều kiện nhất định vì đây là sản phẩm gây độc và gây bệnh và là sản phẩm có thể thay đổi hành vi, cảm xúc, cảm giác của người uống dẫn đến các tác hại xã hội rất lớn.

Không nói đâu xa, ngay cả Thái Lan và Lào bên cạnh Việt Nam đều có tiến bộ trong tầm hơn một chục năm trở lại đây. Họ ra luật hoặc ra các điều kiện kiểm soát rất chặt chẽ trong vấn đề rượu bia.

Mục tiêu của Luật rượu, bia thì chúng tôi đề nghị phải làm sao bảo vệ cho trẻ vị thành niên vì khi đã nghiện rồi thì họ trở thành những người tình nguyện đóng tiền cho ngành công nghiệp rượu bia, chất gây nghiện sẽ thúc đẩy họ như vậy. Thực chất quảng cáo của ngành rượu bia là nhắm vào quảng cáo cho giới trẻ, tiếp xúc với giới trẻ nên Luật rượu, bia phải rất chặt chẽ vấn đề này. Chính vì thế, những giới hạn về giờ uống, giới hạn về quảng cáo bắt buộc phải đưa vào luật.

Việc non nửa Đại biểu quốc hội vừa rồi không đồng ý đưa vào luật về giới hạn giờ bán bia, những nhóm người chống đối việc đưa vào luật như vậy chắc chắn là họ biết vì qua thư từ chúng tôi đã gửi đến và trên mạng xã hội lẫn truyền thông đại chúng từng phổ biến, chưa kể chính các Đại biểu của Thái Lan sang đây đã trình bày, trao đổi các ý kiến của họ khi Chính phủ Việt Nam mời trong quá trình soạn thảo luật. Thế thì tại sao không học tập những cái tốt mà lại đi ngược lại ? Tôi cho rằng ở đây là vấn đề đạo đức và liên quan đến vấn đề gọi là lợi ích gắn chặt với ngành công nghiệp rượu bia ở số Đại biểu quốc hội này.

Hòa Ái : Các biểu quyết của non nửa Đại biểu quốc hội không thông qua một số biện pháp kiểm soát trong Dự luật phòng, chống tác hại của rượu, bia vấp phải sự tranh cãi cũng như phản đối trong dư luận. Là một người phản biện trong vấn đề này, ông có thể cho biết vì sao ?

Trần Tuấn : Thực ra đưa vào luật thì mới làm tăng lợi ích kinh tế cho xã hội. Bởi vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nêu ra nếu thực thi phương án kiểm soát tác hại của rượu bia bằng biện pháp chân kiềng là giảm sự có sẵn, chủ yếu là giới hạn giờ bán, tăng thuế lên và kiểm soát vấn đề quảng cáo, phải cấm hoàn toàn quảng cáo đến giới trẻ. Nếu thực hiện 3 điều này thì thấy rõ rằng chỉ 1 đô la Mỹ (USD) đầu tư vào gói giải pháp hữu hiệu đó thì lợi ích thu lại sau này là 9,13 USD. Cho nên nếu nói nhìn vào khía cạnh kinh tế để quyết cho vấn đề luật thì càng thôi thúc phải đưa vào luật những biện pháp chặt chẽ.

Hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia của Việt Nam chỉ bằng phân nửa so với của Thái Lan, Úc hoặc New Zealand. Như vậy là thất thoát rất lớn và ngành công nghiệp rượu bia được lợi. Và ngành công nghiệp rượu bia không phải của việt Nam mà của các tập đoàn đa quốc gia. Điều này có nghĩa là đất nước bị mất mát rất lớn. Do đó, chúng tôi vẫn đang vận động và tiếp tục lên tiếng rằng nếu Quốc hội cứ để cho tình trạng này duy trì thì thật sự đang làm nghèo đất nước và nếu nói một cách thẳng thắn thì đây là sự để cho Quốc hội đã bị can thiệp sâu sắc bởi chính ngành công nghiệp rượu bia và các nhóm thu lợi dính dáng đến ngành công nghiệp rượu bia. Đây là một sự xấu hổ.

Hòa Ái : Chân thành cảm ơn Bác sĩ Trần Tuấn dành cho Đài RFA cuộc phỏng vấn này.

Hòa Ái thực hiện

Nguồn : RFA, 13/06/2019

Published in Diễn đàn

Tổ chc Y tế Thế gii (WHO) va có thư khuyến cáo Th tướng và B trưởng Y tế Vit Nam sm đt đnh các gii pháp hn chế s dng bia, rượu.

tanbao1

Lượng tiêu th bia, rượu Vit Nam không ch quá cao mà còn tăng rất nhanh : t 2010 đến 2015 tăng khong 15%. Hình minh họa.

Những thông tin mà ông Shin Young-soo, Giám đc Khu vc Tây Thái Bình Dương ca WHO nêu ra không có gì mi vì đã được các chuyên gia, báo gii Vit Nam lp đi, lp li hàng chc năm ! Đim mi ca thư khuyến cáo va k ch là lm dng bia, rượu ti Vit Nam khiến WHO phi tiếp tc cnh báo (1).

(Lượng tiêu th bia, rượu Vit Nam không ch quá cao – mc cn nguyên cht mà mi người Vit t 15 tui tr lên s dng hàng năm trung bình là 8,3 lít – mà còn tăng rất nhanh – trong năm năm t 2010 đến 2015 tăng khong 15%. Lm dng bia, rượu đã tr thành lý do dn ti nhiu vn nn trm trng v y tế, xã hi : Ti Vit Nam, mi năm có khong 79.000 người chết vì rượu bia, hàng trăm ngàn người cn điu tr nhng chng bnh do bia, rượu gây ra. Bia, rượu gia tăng tai nn giao thông, các v bo hành. Bia, rượu ngn t 1,3% đến 3,3% GDP đ gii quyết hu qu).

***

Nếu đã tng ngi dưới mái trường xã hi ch nghĩa, người ta s rt khó quên nhng gì mà chương trình ging dy văn hc và lch s bc ph thông tng đ cp đến tội ác ca thc dân Pháp trong giai đon Vit Nam b đt dưới s bo h ca Pháp (1884 – 1945). Mt trong nhng tác phm thuc loi "kinh đin" v vn đ này là "Bn án chế đ thc dân Pháp" do Nguyn Ái Quc (sau này tr thành H Chí Minh, Ch tch đu tiên của Nhà nước Vit Nam Dân ch Cng hòa) viết và công b trong hai năm 1925, 1926.

Nguyễn Ái Quc đã dành hn mt chương (chương 2) trong 12 chương ca "Bn án chế đ thc dân Pháp" đ chng minh, h thng công quyn ca Pháp ti Đông Dương đã "đu đc người bn x" bng thuc phin và rượu. Theo Nguyn Ái Quc, chuyn không ngng tăng sn lượng và mc tiêu th thuc phin, rượu vì "li ích ti cao ca ngân kh", s lượng đi lý phân phi thuc phin, rượu ti các đa phương gp hàng trăm ln s lượng trường hc là bng chng rõ ràng nht v s tàn bo, thâm đc ca h thng công quyn mà Pháp thiết lp ti Đông Dương (Vit Nam, Lào, Campuchia). Nguyn Ái Quc ví von, vic t chc sn xut, phân phi thuc phin, rượu ti Đông Dương, khiến dân chúng Đông Dương tr thành "con nai béo mp b trói cht và đang hp hi dưới nhng cái m qup ca mt by diu hâu ra rói mãi không thy no" (2).

Cứ th nhìn bia, rượu bng nhãn quan… Nguyn Ái Quc, so sn lượng và mc tiêu th rượu trên dân s thi Vit Nam thuc Pháp với sn lượng và mc tiêu th bia, rượu đã qui ra lượng cn nguyên cht trên dân s ti Vit Nam hin nay và so tương quan v s lượng các cơ s phân phi rượu trên s lượng trường hc thi Vit Nam thuc Pháp vi tương quan v s lượng các cơ s phân phối bia, rượu trên s lượng trường hc ti Vit Nam hin nay, ai cũng có th thy, h thng công quyn Vit Nam tàn bo, thâm đc hơn nhiu so vi h thng công quyn ca Pháp ti Đông Dương ngày xưa.

Có thể cũng vì cm được điu y, cách nay năm năm, ông Nguyễn Quang Thân – mt nhà văn – viết "Rượu ta nu nó cho rượu lu" (3). Ngoài việc dn mt câu trong "Á tế Á ca" ca c Phan Bi Châu va đ làm ta cho tâm s ca mình, va đ so sánh, bình phm v chuyn bia, rượu xưa – nay, ông Thân còn dn "Tuyên ngôn Độc lp", trong đó, ông H Chí Minh ch trích thc dân Pháp không tiếc li bi : "Chúng ràng buc dư lun, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuc phin, rượu cn đ làm cho nòi ging ta suy nhược" !

Theo ông Thân : Cụ Phan lên án thc dân cm dân để bán rượu ca mình, Tuyên ngôn Đc lp lên án dùng "rượu cn" (rượu không tt) đ làm nòi ging suy nhược. C hai s lên án y đu đúng. Song còn mt điu ít ai chú ý và tha nhn. Đó là thc dân Pháp qun lý rượu rt cht ch. Vì mc đích "cnh tranh không lành mạnh" đng thi cũng đ đng hóa lut gia thuc đa, bo h bn x vi chính quc, nu rượu không được phép là ti rt nng có th b tù mt gông. Thù ai ch cn qung vào nhà h mt vò rượu lu là ch nhân khuynh gia bi sn. Cái cht ch nghiêm khắc y hn chế được rt nhiu t ung rượu. Dù ung bt c loi rượu nào, nếu không kim chế mà đ nghin thì cũng tan nát đi trai và làm "nòi ging suy nhược" c. Ngày nay tình hình ung rượu t hơn thi thuc Pháp rt nhiu !..

So với thi đim ông Thân viết "Rượu ta nu nó cho rượu lu" thì chuyn sn xut, tiêu th bia, rượu Vit Nam t hơn năm 2013 rt, rt nhiu. Ngoài chuyn gia tăng sn xut, tiêu th rượu bia, mt s nơi như Hà Tĩnh, chính quyn cp tnh còn buc ch các cơ s kinh doanh ăn uống phải cam kết ưu tiên sử dụng, tích cực mời chào để người tiêu dùng ung "Bia Sài Gòn", song song vi vic ch đo chính quyn nhiu xã, dùng h thng truyn thanh c vũ dân chúng ung "Bia Sài Gòn" vì đó là cách thiết thc "tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà, chung tay xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới" (4).

***

Trong thư ng va gi Th tướng và B trưởng Y tế Vit Nam, Giám đc Khu vc Tây Thái Bình Dương ca WHO đ ngh chính ph Vit Nam c gng trình D lut Phòng chng tác hi ca rượu, bia đ Quc hi Vit Nam khóa này xem xét ti Kỳ hp ln th sáu, s din ra vào tháng 10 ti. Chng phi t nhiên mà ông Shin Young-soo nêu ra đ ngh hết sc c th như vy.

Dự lut Phòng chng tác hi ca rượu, bia đang b ch trích kch lit vì d trù đt đnh mt s gii pháp nhm gim mc tiêu th bia, rượu (n đnh đa đim, thi đim được phép mua – bán bia rượu…). Phía chng đi D lut Phòng chng tác hi ca rượu, bia mnh m nht tt nhiên là Hip hi Bia – Rượu – Nước gii khát Việt Nam (VBA). Ông Nguyễn Văn Vit, Ch tch VBA, cnh cáo, d lut có nhiu ni dung va làm ngân sách tht thu, va khiến người dân tìm mi cách đ lách lut, nhu "chui" nhiu hơn. Ông Vit nhn mnh, sn xut và kinh doanh bia, rượu đóng góp cho ngân sách khoảng 50 ngàn t đng/năm và to ra vic làm cho hàng triu lao đng c lao đng trc tiếp và lao đng gián tiếp. Vy mà D lut Phòng chng tác hi rượu, bia không ghi nhn nhng đóng góp tích cc ca ngành sn xut – kinh doanh bia, rượu, cũng như chưa làm rõ được các nh hưởng tiêu cc khi d lut này thành lut. Theo ông Vit, phn ln tác hi ca bia, rượu đến t rượu dân t nu, rượu gi, rượu lu. Không th đánh đng vì không công bng cho các doanh nghip đang đóng góp tích cc cho ngân sách.

Theo hướng đó, ông Nguyn Tiến V, Phó Ch tch VBA, lưu ý, tng giá tr ca th trường bia, rượu bt hp pháp (rượu dân t nu, rượu không rõ ngun gc, xut x) hin vào khong 910 triu M kim và hot đng ca th trường này khiến ngân sách tht thu khong 441 triệu M kim. D lut Phòng chng tác hi ca rượu, bia va có th kích thích bia, rượu gi, buôn lu rượu, bia phát trin, va khiến nhiu người tht nghip và h thng công quyn phi lo cho đi tượng này (5) !

Với Vit Nam, sc khe cng đng, đo đức – tinh thn xã hi và ngân sách, th nào quan trng hơn ? Thc tế cho thy, đến nay, cái sau luôn luôn quan trng hơn cái trước, còn trong tương lai, mun biết th nào quan trng hơn thì phi ch s phn D lut Phòng chng tác hi ca rượu, bia và diện mạo thc ca d lut này khi nó tr thành lut.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 07/08/2018

Chú thích :

(1) http://dantri.com.vn/su-kien/to-chuc-y-te-the-gioikien-nghithu-tuong-chinh-phu-kiem-soat-ruou-bia-20180806144245677.htm

(2) https://tennguoidepnhat.net/2012/02/01/b%E1%BA%A3n-an-ch%E1%BA%BF-d%E1%BB%99-th%E1%BB%B1c-dan-phap-ch%C6%B0%C6%A1ng-ii/

(3)http://danviet.vn/tin-tuc/ruou-ta-nau-chung-cho-ruou-lau-79198.html

(4) http://soha.vn/xa-hoi/van-ban-la-yeu-cau-su-dung-bia-sai-gon-cua-ha-tinh-la-pham-phap-20150925142152698rf20150925142152698.htm

(5)http://dantri.com.vn/kinh-doanh/du-thao-chinh-sach-moi-ve-bia-ruou-dan-cang-nhau-chui-nhieu-hon-20180703171852906.htm

Published in Diễn đàn
vendredi, 20 janvier 2017 22:58

Vấn nạn rượu bia xứ Việt !

Sài Gòn mỗi khi về đêm lại càng thêm nhộn nhịp với bao ánh đèn và tiếng nói cười rôm rả của hàng quán khắp nơi. Thật quá dễ để tìm một nơi nào đó để có thể nhâm nhi vài chai bia và trò chuyện cùng bạn bè. Nhà hàng và quán nhậu mọc lên như nấm. Đường Phạm Văn Đồng nay trở thành ‘phố ăn nhậu’ khá nổi tiếng của Sài Gòn với các quán xá san sát nhau, luôn tấp nập "người ra kẻ vào" !

bia1

Một bàn nhậu của các bạn trẻ tại Sài Gòn vào dịp cuối năm. Ảnh minh họa. AFP photo

Một người dân mà chúng tôi tiếp xúc cho biết một số lý do để ngồi lại uống bia, rượu với nhau cũng như giới hạn nên và không nên trong thói quen ‘chén thù, chén tạc’ này :

"Gặp gỡ đối tác, bạn bè lâu ngày gặp lại, nhiều khi lễ cưới, sinh nhật , lễ hỉ gì đó thì nhậu cái đó thì đúng thôi, chứ người nào hứng cái hay có việc gì đó vui cái thôi đi nhậu đi, thì cái đó không nên, cái đó là quá đà rồi".

Vấn đề lợi, hại của việc uống bia, uống rượu không lạ gì nữa đối với nhiều người Việt Nam. Truyền thông, sách vở nói nhiều, tuy nhiên đối với những người thường xuyên sử dụng bia, rượu thì dường như những lời khuyên như thế chẳng đáng quan tâm. Một bác sĩ chuyên khoa trình bày :

"Nhận thức khi bia rượu nhiều thì thứ nhất là mất tự chủ bản thân, có thể gây ra tai nạn giao thông, đánh nhau này kia, thường là do bia rượu nhiều, rồi bạo lực gia đình, đánh vợ đánh con này kia, đó là những cái thực tế hằng ngày mình gặp.

Ông nói tiếp :

"Về mặt chuyên môn, cái ảnh hưởng trước mắt thấy rõ nhất là bao tử, uống nhiều sẽ ảnh hưởng đến bao tử, sau đó là gan, mình hay gặp các bệnh nhân sơ gan do rượu, đó là những cái thường gặp nhất".

Thống kê của những công ty nghiên cứu thị trường đưa ra trong suốt 6 năm qua cho thấy dân Việt đang dẫn đầu các nước khu vực Đông Nam Á cũng như nằm trong nhóm tiêu thụ lượng bia rượu nhiều nhất trên thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), thì vào năm ngoái Việt Nam tiêu thụ 3,4 tỉ lít bia.

Trong kết quả điều tra diện rộng về thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đồng thực hiện và được công bố ngày 26/9 nêu rõ số người sử dụng rượu bia, lượng rượu bia được dùng, bệnh tật và tai nạn liên quan đến rượu bia… đều gia tăng chóng mặt tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Phương Nam, cán bộ của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, đặt câu hỏi "Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp hay quốc gia say xỉn ?"

Thông tín viên Việt Nam

Published in Việt Nam