Hiền Vương, VNTB, 26/04/2021
Cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (trái) và Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
Nhiều người bênh vực cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chủ trương cho phép công ty FLC xây sân golf ở Gia Lai, và nói cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là người cho phép trong một văn bản ký ngày 01/4/2021.
Xem ra công luận đã ít nhiều phò thịnh, không phò suy, khi việc phê duyệt dự án sân golf Đak Đoa là chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như của chính phủ, còn Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là người ký. Và một quyết định nhân danh chính phủ thì không thể là hành vi của một cá nhân lúc giao thời tranh tối tranh sáng được.
Ông Trịnh Đình Dũng ‘không trúng’ vào "Trung ương" nên ông đã phải rời chính trường. Ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển sang làm Chủ tịch nước, và ông được Đảng phân công về thành phố Hồ Chí Minh để lấy lá phiếu cử tri Sài Gòn cho bầu cử Quốc hội khóa 15 cận kề.
Vào chiều ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ bàn giao công việc của Thủ tướng chính phủ và công bố Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm một số Phó thủ tướng Chính phủ ; Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất nhanh trong việc ‘trám’ lỗ hổng quản trị ấy trong nội các Chính phủ, khi ông ký ban hành Quyết định số 593 về việc phân công công tác của Thủ tướng và 5 Phó thủ tướng, vào ngày 22/4/2021.
Theo đó, các nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng chính phủ về cơ bản đã kế thừa các quy định tại nhiệm kỳ trước như Quyết định 1527/QĐ-TTg năm 2016, hay Quyết định số 476/QĐ-TTg ở tháng 8/2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, ở nhiệm kỳ này, nguyên tắc phân công có bổ sung một số điểm mới sau đây :
Một, Thủ tướng chính phủ không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng.
Hai, Phó thủ tướng sẽ thay mặt Thủ tướng chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước Thủ tướng chính phủ, trước Chính phủ và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
Ở nhiệm kỳ trước, Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng chính phủ ; kịp thời báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng chính phủ những vấn đề quan trọng. Và quy định đó cho thấy tất cả những gì được cho là dấu hiệu ‘lem nhem’ lúc ‘tranh tối, tranh sáng’ của quyền lực mà ông Trịnh Đình Dũng đã ‘vận dụng’, phần trách nhiệm cuối cùng ở những quyết định đó đều thuộc về cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ba, Phó Thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng chính phủ : Chỉ đạo địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách… của địa phương.
Ở nhiệm kỳ trước, nguyên tắc là Phó thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng chiến lược, quy hoạch…
Ngoài một số điểm mới trong nguyên tắc phân công và quan hệ công tác nêu trên, nhiệm vụ của Thủ tướng và các Phó thủ tướng tại quy định lần này cơ bản kế thừa văn bản trước đây.
Với trình tự pháp lý nêu trên, cho thấy Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm cuối cùng trong các quyết định hành chính của cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ở nhiệm kỳ mà ông Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng chính phủ.
Hiền Vương
Nguồn : VNTB, 26/04/2021
********************
Cựu Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng
Thay vì ký từ 0 đến vài ba dự án mỗi tháng như thông thường, nhưng riêng trong ngày cuối cùng tại nhiệm 6/4/2021, nguyên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký phê duyệt tăng vọt. 1/3 số dự án ông phê duyệᴛ trong nhiệm kỳ được ký trong 65 ngày cuối cùng, trong đó có sân golf Đak Đoa đang gây xôn xao dư luận !
Theo thống kê các chủ trương đầu tư dự án được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký phê duyệt trong suốt nhiệm kỳ công tác của mình (kể từ ngày 1/8/2016, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng Chính phủ, cho đến ngày 7/4/2021 khi ông Dũng được Quốc hội miễn nhiệm), những tháng cuối cùng, số dự án được phê duyệt tăng vọt.
Cụ thể, ngoài ngày 6/4, ngay trước khi được Quốc hội miễn nhiệm, ông Trịnh Đình Dũng ký liền 4 dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp.
Ngay trong tháng 3/2021, ông Dũng cũng ký 17 dự án, kỷ lục trong nhiệm kỳ.Con số này cao hơn tổng số dự án được ký trong năm 2018 (13 dự án) và cao gần bằng số dự án được ký trong năm 2017 và 2019 (đều 18 dự án). Cả 17 dự án này đều là chủ trương đầu tư các khu công nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh.Tháng 2/2021, là tháng có thời gian nghỉ tết Nguyên đán, chỉ có 15 ngày làm việc chính thức, nhưng nguyên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng ký đến 12 dự án. Các ngày 23/2 và 26/2 mỗi ngày có 3 dự án được ông Dũng phê duyệt.
Hiệu suất làm việc của ông trong những ngày cuối nhiệm kỳ cao một cách đáng ngạc nhiên nếu so với thống kê những năm trước đó. Riêng số dự án ông ký trong 65 ngày cuối cùng (36 dự án) chiếm đến 1/3 so với tổng số dự án được ông ký trong cả nhiệm kỳ (107 dự án).
Số dự án được ký trong thời gian này cũng cao gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, con số của cả năm 2017, 2018, 2019.
Thông thường, cứ mỗi tháng, chỉ có khoảng từ 0 đến 4 dự án được phê duyệt. Cao điểm vào hồi tháng 4/2017, ông cũng ký phê duyệt chủ trương 11 dự án, nhưng hầu như tất cả đều là các dự án xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc của các cơ quan.
Trong cả nhiệm kỳ, nguyên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký phê duyệt chủ trương đầu tư 53 khu công nghiệp, thì có đến 33 khu (62,26%) được ký trong 2 tháng 6 ngày cuối cùng ông tại nhiệm. 4 năm 5 tháng còn lại, chỉ có 20 khu công nghiệp được phê duyệᴛ (năm 2016, 2017, 2018, 2020 lần lượt có 1, 2, 3 và 4 khu ; riêng 2019 có 10 khu).
Chủ trương đầu tư 10 sân golf cũng được thông qua trong nhiệm kỳ, trong đó, năm 2017 là nhiều nhất, với 7 dự án. Năm 2021 chỉ có 1 dự án sân golf được phê duyệt, chính là sân golf Đak Đoa đang gây nhiều tranh cãi vì lo ngại mất rừng, ảnh hưởng môi trường.
65 ngày cuối cùng của nhiệm kỳ (tính từ 1/2/2021 đến 6/4/2021), Thủ tướng và 4 Phó thủ tướng đã ký tổng cộng 159 quyết định, trong đó, nguyên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng là người ký nhiều nhất, với 78 quyếᴛ định (36 quyết định là chủ trương đầu tư dự án như đã đề cập).
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký tổng cộng 12 quyết định.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ký 4 quyết định
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh ký 1 quyết định.
Trong thời gian này, nguyên Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký 64 quyết định, chủ yếu liên quan tới phê chuẩn nhân sự, các đề án, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Xin được nói thêm, trong buổi chiều 31/ 3, Phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Theo thông báo thì đây là buổi làm việc cuối cùng trên cương vị thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công thư gửi các Phó Thủ tướng qua Văn phòng chính phủ thông báo :
"Không xử lý công việc của thủ tướng Chính phủ từ ngày 1/4/2021. Trong khi chờ Quốc hội bầu thủ tướng mới, các phó thủ tướng xử lý công việc theo đúng thẩm quyền và lĩnh vực được phân công, theo đúng Luật Tổ chức Chính phủ".
Điều này chứng tỏ từ ngày 1/4/2021 ông Nguyễn Xuân Phúc không còn chịu trách nhiệm điều hành Chính phủ nữa.
Phải chăng, đây là những chữ ký "hoàng hôn nhiệm kỳ" của ông Trịnh Đình Dũng.
Hiền Vương
Nguồn : VNTB, 26/04/2021
Khi giáo viên bị ép làm ‘biệt kích mạng’ trên Facebook
Trân Văn, VOA, 09/04/2021
Buộc giáo viên làm thêm : Gửi báo cáo cho Facebook rằng facebooker nào đó "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng" để Facebook hoặc"che" status có thông tin, nhận định, hình ảnh nguy hại cho đảng, hoặc đóng những trang facebook thuộc loại"trung ngôn, nghịch nhĩ" là sáng kiến mới nhất của hệ thống tuyên giáo và hệ thống tác chiến trên không gian mạng tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ! Đây có lẽ là sáng kiến mới nhất, chứng tỏ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đang ở giai đoạn thảm nhất !
Trang mạng Facebook – Hình minh họa.
Thái Hạo – một trong những facebook phát giác và chỉ trích kịch liệt việc buộc giáo viên làm "biệt kích mạng" – vừa thông báo, hai status mà ông viết về vấn đề này đã bị Facebook "che" không cho người khác xem hai status này vì "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng" (1). Thái Hạo đã viết những gì để số lượng người gửi báo cáo cho Facebook nhiều tới mức Facebook phải quyết định "che" cả hai status ấy ? Hôm 6 tháng 4, Thái Hạo đưa lên trang facebook của ông status như thế này.
Chuyện đùa về "nhiệm vụ chính trị mới" của giáo viên
Một người bạn cũ đã lâu ngày không liên lạc, tối nay bỗng gọi, nói luôn "vừa đi đánh trận về". "Đánh trận gì ?". "Đánh Facebook".
Hỏi một hồi mình mới hiểu ra. Nhưng đến giờ vẫn chưa tin rằng đó là sự thật. Vì nó giống một chuyện tiếu lâm nhiều hơn.
"Đánh sập các trang Facebook theo lệnh của cấp trên" – đó là nhiệm vụ chính trị mới của người giáo viên ! Có rất nhiều đội tác chiến, mỗi đội khoảng 50 đến 100 người là giáo viên và cán bộ, công nhân viên chức nói chung. Cứ đến bảy giờ tối là cấp trên sẽ gửi khoảng hai đường dẫn đến trang facebook nào đó cho đội và toàn đội sẽ tác chiến (báo cáo) cho đến khi nó sập. Đánh từ 7 giờ tới 9 giờ tối, khi nào hai tài khoản facebook ấy sập thì thôi. Không sập là "không hoàn thành nhiệm vụ", sẽ bị "xử lý" bằng khiển trách, hạ thi đua hay các hình thức khác.
Hắn nói : "Mệt mỏi lắm, đã đánh bốn tháng nay rồi, cứ thứ hai – tư – sáu hàng tuần, đúng 7 giờ là tác chiến mà hầu hết các trang ấy đều là trang nói thật, nhiều bài viết hay lắm Ai cũng ngao ngán cả, có ai muốn đánh đâu nhưng không làm thì không được. Cẩn thận đấy, Facebook của mi có thể bị đánh sập đó. Sập thì tiếc lắm, tao không bỏ sót bài nào, dù không dám like".
Tôi hỏi : "Chỉ giáo viên mỗi tỉnh của ông thôi hay tỉnh khác cũng làm thế ?". "Không biết, thấy hai tỉnh lân cận cũng làm thế, còn các tỉnh khác nữa thì không rõ. Mà tôi tưởng ông phải biết chuyện này chứ ?". "Ai giao danh sách các Facebook cần đánh cho các ông ?". "Không biết, cứ đến 7 giờ là gửi cho nhóm". "Rồi ai kiểm tra ?". "Trường kiểm tra, báo cáo kết quả lên huyện".
Tự dưng nhớ tới bài của Phùng Gia Lộc, "Cái đêm hôm ấy đêm gì ?". Tôi thực sự không hiểu chuyện gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta. Và giáo dục Việt Nam đang làm cái gì vậy ? Thầy cô giáo đang phải gánh vác nhiệm vụ đi tiêu diệt những tiếng nói thẳng thắn thật thà. Tiêu diệt những tâm tư tình cảm và bao nhiêu nỗi lòng của đồng bào mình. Thầy cô đang bị buộc phải chà đạp lên nhân quyền và dân quyền trong tối nay để sáng mai lên dạy cho học sinh làm người. Có lẽ nó đã hết thuốc chữa thật rồi. Muốn văng tục một câu quá (2).
Sau đó, Thái Hạo viết thêm một status nữa vì người bạn đã kể ông nghe câu chuyện giáo viên có nhiệm vụ chính trị mới đề nghị đính chính :Không phải là đánh từ 7giờ tới 9 giờ mà có thể chỉ một lúc là xong. Nhiều trang cũng cực đoan lắm chứ không phải trang nào cũng hay. Không phải là "đi" đánh mà chỉ cần ngồi nhà cầm điện thoại. Làm gì thì làm nhưng xin đừng để ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn ông. Tôn trọng bạn, Thái Hạo chấp nhận đính chính nhưng bởi đã từng là giáo viên, ông nhắn các đồng nghiệp :Nhiệm vụ của giáo viên phải tiêu diệt. Việc của các bạn là dạy. Nếu vì người ta bắt làm mà làm thì họ bắt mình ăn… cái gì mình cũng ăn ư ? Làm người và nhất là làm thầy thì không thể bạc nhược như thế được. Hèn quá không đủ tư cách dạy người đâu. Tốt nhất nên tìm nghề khác phù hợp hơnThái Hạo nhấn mạnh :Cộng đồng cần biết sự thật. Tôi thấy mình có trách nhiệm phả i nói ra(3).
Hôm sau, 7 tháng 4, Thái Hạo viết "Lần cuối về việc giáo viên tham gia đánh facebook" :Tôi có mười năm đi dạy ở Bình Phước nhưng chưa từng nghe hay thấy giáo viên bị huy động tham gia "tác chiến mạng". Vì vậy, nó gây sốc khi biết có những địa phương khác đang làm việc này. Tôi không bao giờ chấp nhận chuyện dập tắt những tiếng nói trái chiều, nhưng nếu có thực hiện việc ấy thì dứt khoát không được đưa giáo viên vào, dù nhiều người hay chỉ một người. Sứ mệnh của một nhà giáo là tôn trọng sự thật cùng giáo dục thẩm mỹ và điều thiện cho thế hệ tương lai. Khi nhà giáo vi phạm nguyên tắc cao cả này thì họ không thể hoàn thành được trọng trách thiêng liêng ấy nữa. Đó là chưa nói tới những cái sai về pháp lý (vi phạm luật lao động và luật giáo dục) khi điều động giáo viên làm công việc trái với hợp đồng lao động.
Đánh phá các trang facebook là có thật, ai cũng biết điều này, nhưng việc giáo viên phải tham gia thì ngoài sức tưởng tượng. Sự việc này (giáo viên tham gia) có lẽ chưa phải đã trở nên phổ biến trong mọi địa phương trên cả nước. Nhưng nếu một khi nó đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" thì giáo dục coi như bị phá hủy từ gốc bằng cách phá hủy người thầy. Tuyệt đối không được phép để điều ấy trở thành sự thật. Nền giáo dục cần được bảo vệ và xây dựng, mà việc có thể làm ngay bây giờ là chấm dứt tình trạng này. Cần phải có chỉ đạo khẩn trương từ các cấp cao nhất, yêu cầu các địa phương đang tiến hành việc này phải rút ngay giáo viên ra khỏi lực lượng kia. Và giáo viên cũng hãy tự bảo vệ sự tôn nghiêm của bản thân bằng cách bất tuân trước những yêu cầu và áp đặt vô lý như thế.
Với trách nhiệm của một công dân ý thức được vai trò to lớn của nhà giáo và ý nghĩa quyết định của giáo dục đối với sự phát triển con người cũng như tương lai đất nước, tôi đề nghị chấm dứt sự điều động này. Tôi tin rằng, đó cũng là yêu cầu của đa số những người Việt trưởng thành biết lo lắng cho con trẻ và tiền đồ nước nhà (4).
Bất bình và đề nghị dẫu được nhiều người xem là chính đáng ấy chắc chắn đã lọt vào cả mắt lẫn tai của những viên chức hữu trách nhưng chúng không có đường đi lên não của họ. Chỉ trong vòng một ngày, cả hai status viết về chuyện ép giáo viên làm "biệt kích mạng" của Thái Hạo đã bị facebook "che". Không rõ có bao nhiêu người đã tham gia "báo cáo" hai status này "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng", trong số đó có bao nhiêu người là giáo viên.
Thật ra, Thái Hạo không phải là người đầu tiên phát giác và cảnh báo về việc giáo viên bị buộc phải làm "biệt kích mạng" để tiêu diệt thông tin, nhận định, hình ảnh trên những trang facebook của những cá nhân mà đảng xác định là kẻ thù của đảng. Hồi đầu tháng trước, Lan Le – một facebooker khác đã đề cập đến tình trạng này, theo đó, khi đến Mộc Châu, có dịp trò chuyện với Hiệu trưởng và một số giáo viên của một ngôi trường, bạn của Lan Le hết sức ngỡ ngàng trước việc họ phải làm"xung kích mạng" ba tối mỗi tuần – cùng tấn công đánh sập trang facebook nào đó.Bạn của Lan Le nhận định,việc ép các cô giáo vùng cao phải làm thêm ngoài giờ, không trả lương, nếu không làm sẽ trừ điểm thi đua là mất dạy. Theo bạn Lan Le, do các cô giáo kêu quá nên nay đã giảm còn hai tối mỗi tuần và đó là lý do tại sao nhiều trang facebook rụng như sung (5).
Từ những bí mật được bật mí, Mai Pham nhận định, hàng chục ngàn dư luận viên không đủ sức chống đỡ sự cuồng nộ của công chúng và Tuyên giáo chỉ còn một cách, huy động giáo viên làm "biệt kích mạng" để đánh sập các trang facebook bất lợi cho đảng. Cô nhắn giáo viên :Các thầy cô những nơi nào khác nữa đang làm du kích mạng xin làm ơn, bằng cách này hay cách khác, lên tiếng. "Chữ tin còn một chút này", thưa các "thầy cô" (6) !
Cũng bàn về thực trạng tuyên giáo và hệ thống tác chiến trên không gian mạng đang điên cuồng chống đỡ cho đảng, Nguyễn Anh Tuấn lưu ý :Không phải chỉ giáo viên mà còn cán bộ, công chức cấp thấp ở các ban ngành, đoàn thể cũng được huy động làm nhiệm vụ chính trị kiểu này. Đây không phải sáng kiến của Việt Nam mà là bài, học của Trung Quốc. Nhiều người tưởng nhầm Dư luận viên Trung Quốc (còn gọi là đảng năm xu – ngũ mao đảng) là lực lượng riêng được thuê nhưng những nghiên cứu mới đây cho thấy, đa số họ là công chức cấp thấp, không được trả lương cho công việc này. Bên cạnh đó Trung Quốc còn duy trì lực lượng dư luận viên cao cấp – dạng này được thuê – là các giáo sư đại học, nhà báo, KOLs với những đãi ngộ riêng. Việt Nam chắc cũng không khác mấy. Muốn nhận diện loại này không khó. Thử vào BBC tiếng Việt, dưới một bài có quan điểm trái chiều (chẳng hạn gần đây là những bài về bầu cử) tìm các bình luận chửi bới BBC được nhiề u likes, sẽ thấy đa số tài khoản không có thông tin thật về nhân thân, không có bao nhiêu bạn bè, chỉ đăng vài post, không thấy ai thân quen tương tác (7).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 09/04/2021
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=969499297192592&id=100023975920044
(2) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=967302360745619&id=100023975920044
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=967773617365160&id=100023975920044
(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=968268143982374&id=100023975920044
(5) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2868436660039319&set=p.2868436660039319&type=3
(6) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10157895911711937&id=726626936
(7) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=967302360745619&id=100023975920044
Hai viên gạch cuối cho tượng đài về nhiệm kỳ thành công !
Trân Văn, VOA, 07/04/2021
Một ngày trước khi được Quốc hội nhất trí miễn nhiệm vai trò Thủ tướng (1), ông Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt hai dự án lớn :
- Dự án thứ nhất, cho phép chuyển mục đích sử dụng 156 héc ta vốn là rừng ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai thành Sân golf Đắk Đoa (2).
- Dự án thứ hai, chấp thuận cho Vinhomes – thành viên của Vingroup đầu tư vào xã Tân Quang, thị trấn Như Quỳnh thuộc huyện Văn Lâm và xã Nghĩa Trụ thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đẻ xây dựng Khu đô thị Đại An, diện tích khoảng 294 héc ta (3).
Sân golf Đồi Cù Đà Lạt. Hình minh họa. (Hình : Lê Sơn)
Theo nhận định của Quốc hội trước khi nhất trí miễn nhiệm ông Phúc, trong nhiệm kỳ vừa qua ông đã cùng các thành viên trong nội cáclàm nên một nhiệm kỳ thành công, với nhiều dấu ấn của một chính phủ kiến tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân.
Muốn biết nhiệm kỳ vừa qua, nội các do ông Phúc lãnh đạothành công thế nào thì cứ nhìn vào thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam và nhìn vào hai dự án ông Phúc vừa phê duyệt ắt sẽ thấydấu ấn của chính phủ kiến tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân.
***
Dự án Sân golf Đak Đoa ở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã từng là nguyên nhân của nhiều cuộc tranh luận gay gắt giữa các chuyên gia, dân chúng với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ địa phương đến trung ương :Nên thực hiện dự án – phá bỏ 174 héc ta rừng hay đình chỉ dự án để bảo vệ 174 héc ta rừng, trong đó có 156 héc ta là rừng thông ba lá được đánh giá là quý, hiếm và đã gần 50 tuổi này ?
Tháng 4 năm 2019, chính phủ Việt Nam ban hành mộtnghị định riêng về đầu tư xây dựng, kinh doanh sân golf, trong đó, cấm sử dụng đất rừng làm sân golf. Tuy nhiên đến tháng 11 năm 2019, chính quyền tỉnh Gia Lai vẫn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để thực hiệnDự án Sân golf Đak Đoa (diện tích 500 héc ta). Dân chúng, nhiều chuyên gia, kể cả Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cũng phản đối, bởi dự án ấykhông chỉ phá rừng mà còn xóa sổ cả thảm thực vật vốn được xem là hết sức độc đáo tại đó.
Mãi đến đầu năm nay, chính quyền tỉnh Gia Lai vẫn tìm mọi cách chống chế cho Dự án sân golf Đăk Đoa với những lý do làm nhiều người bật cười : Chẳng hạn, chính phủ đã từng phê duyệtDự án Sân golf Đak Đoa từ năm 2009 đểthúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, thể thao, dịch vụ ở địa phương. Hoặc theo các viên chức hữu trách của tỉnh Gia Lai, rừng thông mà nhiều người muốn bảo vềkhông phải rừng tự nhiên mà chỉ mới được trồng vào năm 1976, không theo quy cách, không đồng đều !Mặt khác, nếu muốn bảo tồn,có thể di dời những cây thông cổ thụ đi nơi khác (4)...
Đã có rất nhiều người từng tin rằng, khi chính phủ đã soạn – ban hành riêng một nghị định về đầu tư xây dựng, kinh doanh sân golf, trong đó, cấm sử dụng đất rừng làm sân golf và khi cả dân chúng, lẫn các chuyên gia, báo giới đồng loạt lên tiếng, phân tích lợi – hại, thiệt – hơn, ở cương vị Thủ tướng, ông Phúc sẽ không chấp nhậnDự án Sân golf Đắk Đoa. Không ai dè ngày cuối cùng ở cương vị Thủ tướng, ông lại đồng ý giao rừng cho FLC – tập đoàn vốn nổi tiếng vì các dự án đầu tư trong rừng, trên đất rừng (5) !
***
Cũng không ai dè khi đang có rất nhiều hồi chuông cảnh báo liên tục được gióng lên vì những bất cập, bất toàn trong hoạch định chính sách và quản lý – sử dụng đất tại Việt Nam, ở ngày cuối cùng trên cương vị Thủ tướng, ông Phúc phê duyệt Dự án Khu đô thị Đại An, giao cho Vinhomes của Vingroup khoảng 294 héc ta đất ở hai xã, một thị trấn của hai huyện thuộc tỉnh Hưng Yên ! Tính ra, chỉ trong vòng ba tháng đầu năm nay, ông Phúc đã chấp thuận giao cho Vinhomes gần 740 héc ta đất tại Hưng Yên !
Ngoài những tin tốt lành vừa kể dành riêng cho Vingroup, vừa có thêm một tin tốt lành khác cũng của riêng Vingroup. Đó là chỉ thành lập các công ty bất động sản để xin giấy phép đầu tư vào các dự án tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi lần lượt chuyển nhượng ba trong số những công ty này cho một vài tập đoàn của Nhật, riêng năm ngoái, Vingroup thu về khoản lãi khoảng 17.000 tỉ đồng (6) !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 07/04/2021
Chú thích
(1) https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-da-co-mot-nhiem-ky-thanh-cong-894924.ldo
(2) https://vietnamfinance.vn/news-20180504224251473.htm
(3) https://zingnews.vn/thu-tuong-phe-duyet-du-an-1/4-ty-usd-cua-vinhomes-post1199477.html
(5) https://kinhtemoitruong.vn/flc-va-nhung-lum-xum-xin-dat-rung-lam-du-an-52007.html
Lục quân Mỹ điều chỉnh để thích ứng với xung đột ở Thái Bình Dương
Trân Văn, VOA, 07/04/2021
Một số sĩ quan cao cấp nhất của Lục quân Mỹ vừa khẳng định :Những thay đổi gần đây cả về cấu trúc, chiến thuật lẫn trang bị đều nhằm giúp lục quân có thể thích ứng với những đặc điểm của khu vực Thái Bình Dương chứ không phải để thay thế vai trò của Thủy quân lục chiến Mỹ tại khu vực này(*).
Quân đội Hoa Kỳ muốn đẩy nhanh tiến độ đưa vào trang bị vũ khí laser và siêu thanh - Meta-Defense.fr
Từ khi Trung Quốc trở nên hung hăng và trở thành ẩn họa ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Thủy quân lục chiến Mỹ đã có những thay đổi đáng kể về cấu trúc lực lượng, chiến thuật và trang bị. Các đơn vị của Thủy quân lục chiến Mỹ đã được sắp xếp lại theo hướng gọn hơn, linh hoạt hơn so với cấu trúc của binh chủng này trong các cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan. Thủy quân lục chiến Mỹ đang giải thể các đơn vị tăng, giảm cả số lượng đại bác lẫn các khẩu đội pháo binh cơ động, thành lập những trung đoàn chuyên tác chiến cận duyên, trang bị thêm hỏa tiễn địa – hải chuyên tiêu diệt chiến hạm được đặt trên các loại thiết giáp đa năng...
Chẳng riêng Thủy quân lục chiến – binh chủng thuộc quân chủng Hải quân Mỹ, Lục quân Mỹ cũng đang tái cấu trúc theo hướng tương tự. Giờ, ưu tiên hàng đầu cho hỏa lực của Lục quân Mỹ là thành lập các đơn vị pháo binh chuyên sử dụng hỏa tiễn tầm trung, tầm xa có thể điều hướng, những khẩu đội có thể sử dụng các loại pháo siêu thanh.
Tại cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) tổ chức vào tuần trước, tướng James McConville - Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, bảo rằng : Tái cấu trúc lục quân, chuyển hướng từ việc không ngừng gia tăng khả năng triển khai nhanh trên toàn cầu, sang nâng cao khả năng thực hiện ngay các chiến dịch cụ thể ở Thái Bình Dương có thể khiến một số người nghĩ rằng, dường như lục quân Mỹ đang có khuynh hướng trở thành bản sao của Thủy quân lục chiến Mỹ nhưng nhận định đó chưa thấu đáo. Những thay đổi đã cũng như đang diễn ra, dẫu có một số điểm tương đồng với những thay đổi của Thủy quân lục chiến đều do đặc điểm của khu vực và đối thủ
Theo tướng McConville : Nếu xung đột với Trung Quốc bùng phát tại các đảo ở biển Đông (South China Sea), biển Hoa Đông (East China Sea – vùng biển tiếp giáp cả với Đài Loan, Nhật lẫn Nam và Bắc Triều Tiên), không chỉ Thủy quân lục chiến mà lục quân cũng sẽ có vai trò hết sức quan trọng, tự điều chỉnh để ứng phó ngay lập tức là tất nhiên.
Tướng Paul LaCamera – Tư lệnh lực lượng Lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, giải thích cặn kẽ hơn :Tất nhiên, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ là lực lượng tiên phong và Lục quân Mỹ sẽ theo sát phía sau để Thủy quân lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiến về phía trước. Đó là tình huống mà Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương buộc phải dự liệu để chuẩn bị khả năng đáp ứng. Trên thực tế, Lục quân Mỹ đã cũng như đang và sẽ còn sát cánh với Thủy quân lục chiến Mỹ trong tập luyện. Thủy quân lục chiến Mỹ và Lục quân Mỹ đã cùng rèn luyện khả năng phối hợp trong một chiến dịch qua các cuộc tập trận có tên Balikatan và Cobra Gold.
Tướng LaCamera nhấn mạnh :Huấn luyện chung giữa Thủy quân lục chiến và Lục quân song song với việc vận hành cấu trúc mới theo chiến thuật mới, sử dụng các trang bị mới sẽ còn tiếp tục vì đặc điểm khu vực và đặc điểm đối thủ là yếu tố sẽ khiến cuộc chiến khác với Thế chiến thứ hai. Điều đó không đơn thuần là tranh đua trong thể hiện sức mạnh quân sự mà là rèn luyện – nâng cao khả năng ứng phó nếu xảy ra xung đột thật sự ở bất kỳ thời điểm nào.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 07/04/2021
Chú thích
Nguyễn Huỳnh, VNTB, 07/04/2021
"Người chết chỉ thực sự chết khi không còn sống trong lòng người khác"
(Lỗ Tấn).
Ông Thiệu (1923 – 2001) không chết, vì người xứ Việt vẫn còn câu cửa miệng : "thì ông Thiệu đã nói rồi mà…".
***
"Thủ tướng vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đak Đoa (Gia Lai) của Công ty CP Tập đoàn FLC. Trong đó thực hiện chuyển mục đích sử dụng 155,93ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án" – bài báo trên tờ VietnamNet hôm 5/4/2021, viết.
Theo phê duyệt, dự án sân golf Đak Đoa được thực hiện tại thị trấn Đak Đoa, xã Glar và xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Mục tiêu đầu tư xây dựng sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế. Dự án có quy mô 174,01ha, trong đó thực hiện chuyển mục đích sử dụng 155,93 ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án.
Dự án sân golf Đak Đoa có tổng mức đầu tư 1.142 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 172,912 tỷ đồng (chiếm 15,12% tổng mức đầu tư), vốn vay 969,163 tỷ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư. Thời gian hoạt động dự án 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dự kiến quý IV/2024 khai thác đi vào sử dụng.
Theo phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam – ông Phạm Thành Trí cho hay thì thời gian gần đây, ước tính cứ 2 tuần Việt Nam có thêm một sân golf được cấp phép. Sắp tới, dự kiến mỗi năm Việt Nam có thể có thêm 50 – 100 sân golf.
Tuy nhiên xem ra đầy khó hiểu khi hôm 3/4/2021, báo Thanh Niên đưa tin : "Trong Chỉ thị về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch, Thủ tướng yêu cầu Bộ TN-MT phải xử lý dự án đầu tư du lịch phá vỡ môi trường, cảnh quan".
Trước đó, cuối tháng 7-2019, phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (hôm 5/4/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước) có nói rằng : Với định hướng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thì chất lượng môi trường chính là tài nguyên vô giá, do đó, trong quá trình hoạch định, đầu tư phát triển Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng, tuyệt đối cần bảo đảm chất lượng môi trường từ chất lượng nguồn nước cho tới đất đai và không khí phải thực sự tinh khiết và trong sạch. Kiên quyết không phá vỡ môi trường, cảnh quan tự nhiên vì tầm nhìn ngắn hạn...
Vào cuối tháng 9 năm ngoái, báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh có đăng bài viết trong đó dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc, "Không được phá rừng tự nhiên để trồng cà phê".
Trước đó nữa, trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và Liên hoan văn hóa cồng chiêng các tỉnh Tây nguyên 2017, ngày 11-3 Ban Chỉ đạo Tây nguyên phối hợp cùng các tỉnh Tây nguyên tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây nguyên.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật như sau : "Cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ.
Bảo vệ rừng chính là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ an ninh của vùng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này mà là an ninh của toàn Nam Trung bộ, Tây Nam bộ và cả nước. Tất nhiên, ai phá rừng tự nhiên thì người đó vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm mọi tổ chức cá nhân vi phạm.
Chúng ta phải nhận thức được rằng, bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sinh kế của người dân và không gian di sản của cha ông. Do vậy, mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác" – Thủ tướng nói".
Giờ thì ông Nguyễn Xuân Phúc đã chuyển sang làm Chủ tịch nước. Không biết tân Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp tới đây có ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’ nữa không ? Mong rằng với tháng tư của sau 46 năm, lời ông Thiệu bắt đầu… không còn trúng nữa (!?)
Nguyễn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 07/04/2021
***************************
Điều 4 của Luật đất đai 2013 : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này".
‘Ông toàn dân’ là ông nào ? Đó là một đối tượng mông lung, chung chung, không phải là một đối tượng cụ thể. ‘Ông toàn dân’ không thể tham gia mua bán quyền sở hữu của mình. Rồi nhà nước lại là đại diện để sử dụng quyền chủ sở hữu. Nhà nước, chỉ hưởng, chỉ có quyền mà không chịu trách nhiệm. Đó là sự vô trách nhiệm của nhà nước, hành vi khôn lỏi mà dân gian gọi là điếm.
Vì là lũ điếm, nên chúng thoải mái chia chác với nhau.
Một dẫn chứng khác về chuyện ‘điếm’.
Ông bố Trương Tấn Minh ở Sài Gòn đã rút dòng chia sẻ trên tài khoản facebook cá nhân của ông về tâm sự của người cha đơn thân bán hàng rong nuôi 4 đứa con thơ. Trường hợp của Trương Tấn Minh, nếu có thêm vài triệu mỗi tháng, Minh bảo cha con ông sống đỡ ngột ngạt hơn, bữa cơm có thêm miếng thịt, miếng cá !
Người như Minh ở đất nước này vẫn còn nhiều, dù chúng ta vẫn tự sướng với nhau nằm trong ‘Top’ hạnh phúc nào đó của thế giới.
"Nghe câu chuyện của 5 cha con Minh, tôi lại ứa gan khi đọc những dòng tin về vụ án Khu đất số 1 Trần Hưng Đạo ở Nha Trang vốn là trường cán bộ cũ của Khánh Hòa. Khu đất vàng 7.000 m2 đất này được giao cho Công ty Thanh Yến thuộc Tập đoàn Hoàn Cầu theo hợp đồng BT xây trường cán bộ mới, đổi đất chỉ khoảng 123 tỉ đồng, trên thực tế chỉ quyết toán 114,8 tỉ đồng. Có nghĩa là mỗi m2 đất cùng thời điểm giá hơn trăm triệu đã vào tay Thanh Yến chưa đến 20 triệu ! ?
Ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng không hiểu sao những người kế nhiệm mình lại giao đất không qua đấu giá. Nếu đấu giá thì lô đất số 1 Trần Hưng Đạo này có thể đổi được 3 trường chính trị ở ngoại ô chứ không phải thiếu cả tiền dù chỉ xây ký túc xá như thế !" – một nhà báo nhận xét, và nói rằng đây là hệ lụy của những gã điếm chính trị.
Số tiền ấy cuối cùng không đủ để xây trường cán bộ mới cho tỉnh đã đành, nhưng đau hơn là ngân sách thất thoát trong vụ này không dưới 1000 tỷ đồng !?
"Số tiền đủ để cho hàng vạn đứa trẻ bữa có, bữa không, có thể biết mặt mũi miếng thịt, ca thế nào trong tất cả bát cơm. Số tiền dư dả cho cả trăm ngàn trường hợp như 5 cha con Minh không phải nơm nớp chia lìa nhau vì không biết lấy gì bỏ miệng. Số tiền ấy rơi vào ai, phè phỡn cho cuộc sống của bọn nào chẳng cần nói ra thì ai cũng quá hiểu. Đáng tiếc thay ở Nha Trang, đó không phải là trường hợp duy nhất và nhiều nơi trên đất nước này cũng vậy.
Lò mở hơn 5 năm nay nhưng chưa thể đốt sạch vì thật ra cơ chế để cho không còn những gã điếm chính trị, hay hàng ngàn tỷ bốc hơi dễ như bỡn, bất chấp tất cả như thế vẫn chưa hoàn chỉnh. Bởi một khi đất đai vẫn "sở hữu toàn dân", nhưng lại do "toàn quan" định đoạt như thế, thì các nhóm lợi ích kiếm ngàn tỷ này, tỷ đô kia chẳng có gì lạ !
Trừng trị, ngăn ngừa chúng đã đành, tiếp tục đốn củi và đốt lò vẫn phải tiếp diễn nhưng làm thế nào để dân không còn khổ, kiếm miếng ăn không còn khó và nhất là không đến nỗi khốn cùng như 5 cha con Minh, hay bà cháu nước lã chan cơm ở Đăk Nông mới là điều mà rất nhiều người mong mỏi…" – nhà báo kể trên, chua chát bàn về những gã điếm trong thể chế cũng điếm không kém.
Hai bản tin sau đây sẽ minh họa thêm cho chuyện điếm là gì ?
Báo Thanh Niên hôm 3/4/2021 có bài Thủ tướng : ‘Kiên quyết xử lý dự án đầu tư du lịch phá vỡ môi trường, cảnh quan’.
Báo Vietnam Finance ngày 2/4/2021 có bài Thủ tướng cho phép chuyển mục đích 156ha đất rừng để FLC làm sân golf ở Gia Lai.
Lynn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 06/04/2021