Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

https://youtu.be/ZeoAj1vB0CQ

Nguồn : RFA, 24/09/2018

Published in Video

Hệ thống sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh, thành phía Nam là một trong 3 lưu vực sông lớn và quan trọng nhất tại Việt Nam. Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm của sông Đồng Nai được giới chuyên gia gióng lên tiếng chuông cảnh báo rằng nếu chậm giải cứu là có tội.

dongnai1

Khai thác cát tràn lan gây sạt lở nghiêm trọng trên sông Đồng Nai. RFA

Ô nhiễm và sạt lở nghiêm trọng

Hệ thống sông Đồng Nai, có tên gọi khác là Phước Long Giang với chiều dài 600 km, được xem là dài nhất trong hệ thống sông ngòi tại Việt Nam, chảy qua 12 tỉnh/thành bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đắc Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở các tỉnh/thành từ thượng nguồn đến hạ lưu của dòng sông mà còn cho cả quốc gia.

Thế nhưng, trong những ngày cuối tháng 8 năm 2018, Báo Người Lao Động Online đăng tải một loạt bài phóng sự với tiêu đề "Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai" do dòng sông này đang trong tình trạng bị ô nhiễm và sạt lở nghiêm trọng bởi nạn xả thải chưa qua xử lý và nạn khai thác cát tràn lan hàng năm dài.

Sông Đồng Nai bị ô nhiễm được dư luận đặc biệt chú ý kể từ khi nhà máy của Công ty Vedan, đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn không qua xử lý ra sông Thị Vải bị phát hiện hồi giữa năm 2008. Thảm trạng sông Đồng Nai bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp có chiều hướng lan rộng trong một thập niên qua.

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát môi trường, toàn bộ hệ thống lưu vực sông Đồng Nai tiếp nhận hơn 4500 điểm xả từ nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khóang sản, làng nghề, nước sinh hoạt, nông nghiệp, y tế, chăn nuôi… Trong đó, khoảng 80 doanh nghiệp hoạt động tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 xả hơn 9000 m3 nước thải ra sông Đồng Nai nhưng chỉ có hơn 1000 m3 được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải mà tỉnh Đồng Nai kiểm soát được. Cục Cảnh sát môi trường cho biết phát hiện các doanh nghiệp không xây hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây nhưng không vận hành, thậm chí còn xây hệ thống xả thải ngầm để xả thải chưa qua xử lý ra kênh rạch và sông Đồng Nai.

Đài RFA ghi nhận các hộ dân sinh sống trên lưu vực sông Đồng Nai bằng nghề nuôi cá lồng bè là những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi nguồn nước sông bị ô nhiễm. Chúng tôi được dịp gặp gỡ với hai người nuôi cá lồng bè trên sông Đồng Nai và được cho biết :

"Ảnh hưởng cũng nhiều lắm. Tại vì mỗi lần nước thải xả ra thì cá và hàu chết nhiều lắm. Nhìn cá chết như vậy thì tiếc lắm ! Tôi cũng mong sao các công ty đỡ xả nước thải ra, chứ cá chết như vậy thì dân khổ quá. Làm ăn khó khăn quá !"

"Mưa thì nước bị ô nhiễm nhiều. Cá bị bệnh ghẻ. Cá gặp phải nước độc là nổi lên hết. Mưa xuống hòa với nước xả thải thì cá ngộp, nổi lên chết hết".

Đời sống của dân chúng ở lưu vực sông Đồng Nai bị ảnh hưởng như thế nào ? Một người dân tại khu vực Hồ Trị An lên tiếng :

"Rác thải của mấy công ty rình đem về chỗ cầu Đồng Nai trong khu vực gần đập thủy điện Trị An đổ, cho nên bị ô nhiễm. Vì bị ô nhiễm nên muỗi vằn nhiều khiến dịch sốt xuất huyết tràn lan. Tình trạng sông ô nhiễm gây ảnh hưởng cá chết, người bệnh, súc vật cũng bị lây nhiễm".

Bên cạnh đó, nạn khai thác cát gây ra hậu quả sạt lở nghiêm trọng trên sông Đồng Nai. Những địa phương mà đoạn sông Đồng Nai chảy qua như xã Tân Uyên, tỉnh Bình Phước hay xã Tân Hạnh, phường Bửu Hòa, phường Tân Vạn, thuộc thành phố Biên Hòa thì đôi bờ con sông bị đào bới vô tội vạ do khai thác cát hợp pháp lẫn cát tặc. Người dân ở dọc dòng sông Đồng Nai đầy lời kêu than nhà cửa, ruộng vườn bị sạt lở. Hàng trăm người dân ở huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa gửi đơn khiếu nại đến chính quyền phản ánh những bất cập liên quan nạo vét và tận thu khoáng sản. Mặc dù vậy, những người dân mà Đài RFA tiếp xúc và truyền thông trong nước ghi nhận thì hầu như các cấp chính quyền địa phương tỏ ra "vô can".

Trách nhiệm của chính quyền

dongnai2

Nguồn nước sông Đồng Nai do nhiều ngành khác nhau quản lý. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thiennhien.net

Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập hồi tháng 12 năm 2008 để thực hiện đề án bảo vệ môi trường sông Đồng Nai đến năm 2020 trong bối cảnh dòng sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đe dọa nguồn nước sinh hoạt của hơn 15 triệu dân.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm hoạt động, tại phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban sông Đồng Nai, giới chức chính quyền của tỉnh Tây Ninh đề nghị cần đánh giá lại vai trò của ủy ban này trong công việc thực hiện đề án.

Qua loạt bài phóng sự "Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai", Báo Người Lao Động Online ghi nhận thực tế quản lý còn nhiều hạn chế, buông lỏng và không hiệu quả do sự phối hợp giữa chính quyền các địa phương của 12 tỉnh/thành trên lưu vực sông Đồng Nai và các bộ, ngành không chặt chẽ và yếu kém. Phóng viên của Báo Người Lao Động Online chia sẻ rằng họ cố gắng liên lạc với giới chức chính quyền các địa phương để tìm hiểu thêm về những biện pháp khắc phục hậu quả trên sông Đồng Nai, nhưng hầu hết đều không nhận được sự hồi đáp nào và các số liệu thống kê mà họ thu thập được cho thấy mục tiêu kiểm soát nguồn thải trên sông Đồng Nai được Chính phủ đưa ra gần như thất bại.

Đài Á Châu Tự Do nêu vấn đề với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, thuộc trường Đại Học Cần Thơ và được nghe ông nhận định 12 tỉnh/thành quản lý nguồn nước trên sông Đồng Nai chưa được rõ ràng mặc dù có Ủy ban sông Đồng Nai để phối hợp quản lý. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói :

"Các ủy ban đó chỉ họp theo định kỳ và những người đứng đầu của các ủy ban thường không có chuyên ngành về quản lý sông ngòi. Do đó, những bất cập do sự phát triển quá nhiều so với khả năng của tự nhiên thì làm cho dòng sông này bị mất cân đối về nguồn nước sử dụng và nguồn nước thải ra cần phải xử lý. Như vậy, nếu chúng ta không có một giải pháp nào để quản lý sông tốt hơn, mà mỗi tỉnh/thành quản lý dòng sông chảy qua trrên địa phương của mình thì sẽ không đủ để cả một hệ thống sông hoạt động điều hòa và bền vững được".

Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng chỉ còn 2 năm nữa để Ủy ban sông Đồng Nai thực hiện mục tiêu của đề án đến năm 2020 thì việc quan trọng mà ủy ban này cần làm là gì, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhấn mạnh :

"Tôi nghĩ rằng ủy ban này cần tổ chức cuộc họp mà trong đó sẽ mời các chuyên gia khoa học hoạt động độc lập, để họ đánh giá khách quan những mặt được cũng như chưa được của ủy ban này và họ sẽ đưa ra kiến nghị những thay đổi cần thiết về mặt chính sách và các phương tiện hoạt động, hoặc liên quan về nhân sự để cho ủy ban hoạt động hiệu quả hơn".

Báo Người Lao Động Online, vào ngày 30 tháng 8, dẫn lời của Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh thái học Miền Nam đưa ra một biện pháp cần làm ngay để bảo vệ sông Đồng Nai là thành lập những nhóm cộng đồng tự quản để cùng tham gia giám sát tình trạng khúc sông chảy qua địa phận sinh sống của họ. Tuy nhiên, một vài chuyên gia mà Đài RFA trao đổi cho rằng biện pháp vừa nêu sẽ gặp nhiều bất cập như chưa có chính sách nào hỗ trợ cho người dân để họ được trang bị các kiến thức cơ bản về dòng chảy, đặc điểm, chất lượng nước của sông hoặc họ nhận biết được những nguy cơ bị sạt lở được đánh giá như thế nào để họ thông báo cho chính quyền, cũng như cần có cơ chế hỗ trợ về kinh phí nào đó để người dân có thể làm những việc liên quan giám sát dòng sông.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 19/09/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 30 août 2018 16:23

Cát, phá và… Bộ Quốc phòng

Giống như Tây Nam bng bng sông Cu Long), đa hình, đa mo Đông Nam b tiếp tc biến dng, v nát vì khai thác cát. Trong lot bài mô t tình trng tuyt vng ca sông Đng Nai, phóng viên t Người Lao Đng k rng, tình trng st l không th ngăn chn được đã tr thành đi ha thường trc, đe da dân chúng cư ng dc sông Đng Nai, sut t Cát Tiên – Lâm Đồng (thượng ngun) đến Tân Uyên – Bình Dương (h du). Chng riêng vườn tược, nhà ca mà ch cũng sp xung sông. Dòng sông hin hòa, ngun cung ng nước cho các cng đng dân cư rng ln, bao gm c Sài Gòn đang quy đp trong cơn hp hi. Nguyên nhân chính là do khai thác cát tràn lan, vô tội v, dòng chy biến đi, cng thêm vi tác đng ca thy đin và sn xut công nghip.

cat1

Khai thác cát lậu làm "biến mất" 42 ha đất ven sông Đồng Nai - Hình minh họa.

Nguyên nhân đó đã được xác đnh cách nay chng… 20 năm nhưng nước thi công nghip vn đ thng vào sông, giy phép xây dng các công trình thy đin, giy phép khai thác cát vn được h thng công quyn t trung ương ti đa phương tung ra như bươm bướm. Không tìm được tm áo "no vét, tn thu" thì khai thác lu. V lý thuyết, lu là bt hp pháp, vi sông Đng Nai, lu đng nghĩa vi hy dit môi sinh, môi trường sng nhưng h thng công quyn không hành đng mà ch than… "quá khó" (1).

***

Các chuyên gia thuộc nhiu lĩnh vc ti Vit Nam tng liên tc nhc nh, cát không ch là khoáng sn hay vt liu xây dng mà còn là nn móng lãnh th nhưng ti Vit Nam, gii hu trách t trung ương đến đa phương vn thi nhau ký - cp giy phép hoc "tha thun ming" cho một s doanh nghip khai thác cát.

Theo sau những t giy phép do h thng công quyn t trung ương đến đa phương thi nhau ký – cp là tình trng st l ven sui, ven sông, b bin xy ra khp nơi. Bi khai thác cát – st l còn hy hoi tài sn và hủy dit sinh kế ca dân chúng, hàng trăm cuc biu tình, mt s biến thành bo đng sut t ngoài Bc vào ti trong Nam vn không làm nhng viên chc hu trách run tay.

Phần ln cát đã khai thác được xut cng vi giá r mt. Theo các s liu do Tng cc Hải quan Vit Nam công b, t 2007 đến 2016, Vit Nam đã xut cng 67 triu mét khi cát. Trong giai đon t 2007 đến 2009, cát xut cng ch yếu được móc t lòng các con sông khu vc đng bng sông Cu Long vi khi lượng khong 24 triu mét khi. Do bị các chuyên gia và dân chúng chỉ trích kch lit, cui năm 2009, chính ph Vit Nam cm xut cng cát.

Đến năm 2013, B Xây dng Vit Nam tìm ra mt con đường mi đ tiếp tc móc cát mang đi bán : Giao cho mt s doanh nghip t b tin "khai thông, no vét luồng lch" ri được "tn thu, xut cng" cái gi là "cát nhim mn" đ trang tri chi phí. B Xây dng Vit Nam gi con đường mi này là "xã hi hóa hot đng bo đm hàng hi" !

Dẫn đu "xã hi hóa hot đng bo đm hàng hi" là B Quc phòng Vit Nam. Kế đó là chính quyn 11 tnh ven bin : Kiên Giang, Bình Thun, Ninh Thun, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Đnh, Qung Nam, Tha Thiên - Huế, Qung Bình, Qung Tr, Hà Tĩnh. Tính đến đu năm ngoái, các ch đu tư bao gm B Quc phòng và chính quyn 11 tnh đã trình 40 dự án, nhm móc khong 250 triu khi cát t lòng bin đ xut cng.

Từ 2013 đến cui năm 2016, Vit Nam tiếp tc xut cng 43 triu khi cát nhim mn sang Singapore. T 1960 Singapore liên tc mua cát khp nơi trên thế gii đ bi đp, m rng din tích lãnh th ca h. Đến nay, din tích lãnh th ca Singapore đã tăng thêm 24%, phn ln nh cát mua t Vit Nam. Vit Nam mt bao nhiêu phn trăm din tích do khai thác cát ? Không có s liu chung v st l nhưng chc chn con s đó hết sc kinh khng. Theo một vài thng kê đã được công b thì gn đây, mi năm, riêng khu vc đng bng sông Cu Long mt năm cây s vuông mt đt do st l ti sông rch và b bin. Vi tc đ st l như hiên nay, người ta ước đoán sau vài thp niên na, Cà Mau s biến mất.

Đầu năm 2017, t Tui Tr công b mt lot phóng s điu tra v khai thác – xut cng cát sang Singapore. Theo đó, trên các hp đng xut cng, giá bán cát ch t 80 cents đến 1,3 M kim/khi, trong khi giá bán trên thc tế là hơn 4 M kim/khi. Nói cách khác, Việt Nam không ch mt tài nguyên, lãnh th rng rut mà chng thu được bao nhiêu t thuế xut cng cát bi trên giy t, giá bán cát xut cng quá thp.

Do tác động ca dư lun, sau lot phóng s điu tra va k, tháng 3 năm 2017, chính ph Vit Nam triệu tp mt cuc hp bt thường và ch đo tm dng cp giy phép xut cng cát nhim mn tn thu t các d án xã hi hóa đ bù đp chi phí no vét, duy tu các thy đo, gia tăng kim tra, giám sát cht ch các d án đang thc hin, kp thi phát hin, kiên quyết x lý nghiêm các trường hp vi phm.

Chẳng biết có phi các d án "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" đ xut cng sang Singapore vi khi lượng ln đu thuc B Quc phòng Vit Nam (ch nhiu quân cng) hay không mà scandal trốn thuế, có đy đ du hiu t chc buôn lu tài nguyên, hy dit môi sinh, môi trường, đã được t Tui Tr tường trình c th, chìm nghm. Tác đng duy nht ca lot phóng s điu tra tưởng như s bc mt cây cu, đưa nhiu viên chc, "doanh nhân kh úy" ra vành móng ngựa ch là lnh tm dng xut cng cát nhim mn ri… thôi.

***

Bởi cát gn cht vi các công trình, chng riêng các chuyên gia mà mt s doanh nghip ti Vit Nam bt đu đ cp đến vic x lý cát nhim mn, theo h, nếu phi "khai thông, nạo vét lung lch, tn thu cát nhim mn" thì con đường tt nht là tn dng cát nhim mn đ tha mãn nhu cu trong nước (san lp, thay cát sông làm vt liu xây dng) (2). Thm chí có nhng chuyên gia b thi gian phân tích sâu đ chng minh cát bin quý hơn vì tt hơn, đa dng hơn, r hơn cát sông (3). Tn dng cát nhim mn t nhng d án "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" s gii quyết được chui vn đ đang là vn nn mà các viên chc hu trách Vit Nam vn than là không có hướng ra : Không khai thác cát thì thiếu vt liu xây dng cn thiết, giá cát tăng, phi nhp cng cát. Khai thác cát thì st l còn xut cng cát rõ ràng ch mt tài nguyên, ngân sách chng thêm được bao nhiêu chưa k di ha cho môi sinh, môi trường.

Tin mới nhất là sau mt năm rưỡi im hơi lng tiếng, B Quc phòng Vit Nam va đ ngh Th tướng Vit Nam cho phép b này tiếp tc thc hin ba d án "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" theo "cơ chế đc thù cá bit". C th là nhng doanh nghiệp được chn "no vét lung vào các cng quân s ti Cam Ranh và Phú Quc" xong thì được xut cng 25 triu khi cát nhim mn. Cn lưu ý rng tiếng là "xin ch trương" nhưng công văn ca B Quc phòng có tính cht ging như mt "ti hu thư" : Th tướng lc đu thì chính ph phi chi 6.000 t đng, gt đu thì không mt 6.000 t và có thêm 656 t tin thuế ! Ging như trước, vi B Quc phòng, "xã hi hóa hot đng bo đm hàng hi" mà không cn t chc đua tranh, lng nhng trong vic la chn nhà thu, chưa cn biết Th tướng gt hay lc, doanh nghip đã được B Quc phòng tín nhim có th ch đng tìm kiếm đi tác, thương lượng hp đng – đnh giá mua bán, thay luôn c h thng công quyn xác đnh nghĩa v thuế chính xác đến… hàng đơn v (656.077.911.360 đồng) (4).

Các dự án "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" mà Vùng 5 Hi quân làm ch đu tư tng là nguyên nhân khiến chính quyn tnh Kiên Giang phn đi kch lit vic móc hàng triu khi cát quanh đo Phú Quc xut cng sang Singapore, trong khi các công trình xây dựng trên đo này phi ch cát t đt lin ra. Đó cũng là nguyên nhân kích thích t Tui Tr thc hin lot phóng s điu tra vch trn nhng lt léo liên quan đến "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" hi đu năm ngoái.

Còn các dự án "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" mà Vùng 4 Hi quân làm ch đu tư Cam Ranh, Khánh Hòa thì tng đy dân chúng th xã Cam Ranh đ ra quc l 1 biu tình vì tôm, cá nuôi ti các ao quanh đm Thy Triu chết sạch trong khi vic bi thường và h tr di di thì li không tha đáng. Cuc biu tình khiến quc l 1 b nghn ba ngày hi tháng 4 năm 2015 y đã bùng phát tr li hi tháng 9 năm 2015. Ln này có hai trong s 60 ghe, xung ca dân chúng phường Cam Phúc Bắc tham gia ngăn chn vic "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" b tàu ca Vùng 4 Hi quân đâm chìm và hàng chc người b bt, b pht tù vì "gây ri trt t công cng", cn tr vic thc hin mt… "d án quc phòng" !

Theo Bộ Quc phòng, do "tác động mnh ca biến đi khí hu", li ra vào các quân cng ca các chiến hm, thy phi cơ không còn an toàn, no vét – khơi thông các thy đo là "cn thiết và cp bách". B Quc phòng chưa cho biết s "cn thiết và cp bách" y nhm bo đm cho các chiến hm, thy phi cơ tiếp tc quay mũi vào b hay hướng ra bin Đông.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 30/08/2018

Chú thích :

(1) https://nld.com.vn/thoi-su/tieng-keu-tuyet-vong-tu-song-dong-nai-tan-nat-doi-bo-20180827221724528.htm

(2) https://www.thesaigontimes.vn/td/276346/dung-tao-tien-le-co-che-dac-thu-ca-biet-voi-cat-.html

(3) https://www.thesaigontimes.vn/td/276682/cat-bien-quy-hon-cat-song.html

(4) http://vneconomy.vn/bo-quoc-phong-kien-nghi-duoc-xuat-khau-25-trieu-m3-cat-nhiem-man-20180728113152715.htm

Published in Diễn đàn