Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Quyết định cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc về thực chất sẽ đưa đến kết quả đồng nhân dân tệ trở thành công cụ tài chính chính thức, thay thế đồng tiền Việt Nam hiện nay. Điều này không có gì là khó hiểu và sẽ xảy ra sớm hơn rất nhiều dự đoán của bất cứ chuyên gia về tài chính nào khi mà Việt Nam đang trong tình thế áp lực trả nợ quốc tế – trong các khoản nợ đó thì Trung Quốc lại là quốc gia chiếm tỷ lệ rất lớn"...

nhandante0

Quyết định cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng tiền Việt Nam hiện nay

Sau sự kiện Trần Đại Quang qua đời, động thái "nhất thể hóa" ở thượng tầng cụ thể là việc Tổng bí thư "được đề cử kiêm Chủ tịch nước" đã chỉ ra xu thế giành lại vị trí quyền lực tối cao vào tay phe đảng đã hoàn tất. Sẽ không có có gì để bàn cãi nếu xét vấn đề thuần túy trên khía cạnh ổn định bộ máy chính trị của chế độ trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, ngay sau đó là một chuỗi các sự kiện mang tính thông điệp liên tiếp xuất hiện, trong đó 2 sự kiện đang làm nóng dư luận mà rõ ràng bộ máy chính quyền đã âm thầm chuẩn bị từ trước bất ngờ được bạch hóa là Nghị định thi hành luật an ninh mạng và chính thức cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại 7 tỉnh phía bắc.

Có lẽ không cần bàn sâu về tính pháp lý của các chính sách này vì nó cũng như bao nhiêu các quyết sách khác của chế độ Việt Nam hiện nay vốn luôn không tuân thủ các nguyên tắc luật pháp mà chính chế độ đề ra. Nói ngắn gọn và dễ hiểu nhất là cả 3 sự kiện đình đám trên thực tế đều vi hiến.

Trong việc Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, tuy nó là xu thế tất yếu đối với cục diện chính trị nhưng rõ ràng bộc lộ ý đồ thống lĩnh quyền lực một cách hết sức nóng vội. Theo Hiến pháp hiện hành thì Tổng bí thư không thể kiêm Chủ tịch nước và vị trí Chủ tịch nước phải thông qua một quá trình bầu bán rộng rãi hơn, rõ ràng hơn. Nghĩa là nếu Đảng Cộng sản Việt Nam muốn như vậy thì phải sửa Hiến pháp trước khi thực hiện, tương tự như Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay Putin ở Nga, đều phải đi qua một bước là sửa đổi hiến pháp trước khi thâu tóm quyền lực.

Tại sao ở Việt Nam lại không cần ? Câu trả lời hợp lý duy nhất là phe đảng đã có một niềm tin về một thứ quyền lực chống lưng đủ mạnh để bất chấp hướng bất ổn có thể xảy ra trong nội bộ đất nước, kể cả khả năng vấp phải sự phản đối ở trong và ngoài bộ máy nhà nước. Mặt khác, phía sau hẳn có những yếu tố bắt buộc nào đó đã khiến Trung ương đảng cộng sản không thể dành thời gian cho giai đoạn chuyển tiếp dù rất ngắn để thực hiện công việc chiếu lệ là sửa đổi hiến pháp – điều mà Đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thề làm dễ dàng chỉ trong vài ba tháng.

Về Nghị định thi hành luật an ninh mạng, – một văn bản dưới luật lẽ ra phải là Hướng dẫn thi hành – ngay khi nó được công bố thì cư dân mạng đã chỉ ra điểm bất thường : Nghị định được soạn thảo và công bố thời gian biểu quyết (lấy ý kiến) tại quốc hội trước khi thông qua luật an ninh mạng, chưa thể xác định qui trình biểu quyết, lấy ý kiến Nghị định trước luật là đúng hay sai. Nhưng điều đáng nói là ở chỗ : Bản thân Luật an ninh mạng vốn đã bộc lộ tham vọng kiềm chế xã hội, xâm phạm nhiều quyền của công dân trong hiến pháp nhưng Nghị định lại còn mở rộng hơn, sử dụng nhiều chi tiết theo hướng gia tăng quyền lực hành pháp cho ngành công an, bao trùm lên mọi lĩnh vực, tầng lớp và mọi ngõ ngách của xã hội. Theo nhiều ý kiến trên mạng thì Nghị định này cho phép Bộ công an "nắm đầu" bất cứ ai, kể cả quan chức và phớt lờ vai trò của các bộ khác trong các vấn đề liên quan đã được luật hóa. Nó không chỉ chúng minh chủ ý tập trung quyền lực vào tay Bộ công an mà còn chỉ ra ý đồ tổ chức Bộ công an thành công cụ siêu quyền lực để cai trị toàn xã hội.

Thông tin ngày 12/10/2018, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được phép lưu hành, thanh toán ở 7 tỉnh phía bắc đã lý giải khá nhiều nghi vấn. Cũng không cần đi sâu về việc tại sao một quyết định như vậy lại im ắng trên truyền thông cho đến tận ngày có hiệu lực thực hiện. Điểm then chốt của nó là : Đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền lưu hành chính thức trên thị trường Việt Nam ! Con số "7 tỉnh" nghe qua thì người ta dễ ngộ nhận khi nghĩ nó chỉ là một khu vực, một phần lãnh thổ.. nhưng đồng tiền cũng như dòng máu, dòng nước.. khi ở trong cơ thể nó sẽ chạy đến từng tế bào cần nó để sống. "Thanh toán ở 7 tỉnh" vì vậy thực chất chỉ là cái bình phong đánh lừa người dân, che đi sự vi hiến của quyết định này – Theo hiến pháp thì tiền đồng Việt Nam là loại tiền tệ duy nhất được phép lưu hành. Trong quyết định này, việc không sửa hiến pháp thực chất là một chiêu trò cố ý để lấp liếm bằng lý luận kiểu ngộ nhận hạn chế từ con số 7 tỉnh thành nói trên.

Thực ra việc sử dụng đồng nhân dân tệ ở các tỉnh giáp biên với Trung Quốc đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn ở hoạt động biên mậu với Trung Quốc và mức độ ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ lên tiền đồng Việt Nam bị hạn chế khá nhiều. Với văn bản "cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ tại 7 tỉnh thành", thực tế bất cứ ở đâu cũng có thể lưu giữ đồng nhân dân tệ, thực hiện các giao dịch cho bất cứ lĩnh vực nào chỉ cần một điều kiện duy nhất là thực hiện "thanh toán" tại 7 tỉnh thành kia là được. Nói cách khác : Thực chất quyết định cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thực chất sẽ đưa đến kết quả đồng nhân dân tệ trở thành công cụ tài chính chính thức, thay thế đồng tiền Việt Nam hiện nay. Điều này không có gì là khó hiểu và sẽ xảy ra sớm hơn rất nhiều dự đoán của bất cứ chuyên gia về tài chính nào khi mà Việt Nam đang trong tình thế áp lực trả nợ quốc tế – trong các khoản nợ đó thì Trung Quốc lại là quốc gia chiếm tỷ lệ rất lớn – và tỷ trọng thương mại qua xuất nhập khẩu với Trung Quốc luôn áp đảo và ngày càng gia tăng khoảng cách thì đồng nhân dân tệ bóp chết tiền đồng Việt Nam hết sức dễ dàng. Chính trị Việt Nam phía sau sự thật đó là gì chắc không cần phải lý giải thêm.

Những ngờ vực về hiệp ước Thành Đô sau việc công nhận đồng nhân dân tệ và các đặc khu dù chưa được luật hóa nhưng vẫn đang tiến hành đầu tư mạnh mẽ đến bất thường.. đã khiến các nghi ngờ không còn là ẩn số. Chắc chắn ngay đầu năm 2019 sắp tới, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (trừ Trung Quốc) vào Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm dần và kết thúc, làn sóng thoái vốn của các nhà đầu tư ở các quốc gia sử dụng đồng dollar hay ngoại tệ khác sẽ tăng mạnh. Các nhà đầu tư chứng khoán đã thoái vốn qua đợt khủng khoảng vừa qua sẽ không dại dột đưa vốn trở lại chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang ngày càng gay gắt hơn bởi rủi do từ đồng nhân dân tệ.

Một viễn cảnh xáo trộn và hố sâu chôn vùi sự tồn vong của Việt Nam đã hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết.

Thiên Điểu

Nguồn : VNTB, 18/10/2018

Published in Diễn đàn

Xã luận

Thông tư 19 và những câu hỏi phải được trả lời

Cùng với Thông tư 19 và sự phát giác của Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN đã đến lúc Đảng cộng sản phải trả lời một loạt câu hỏi đã được đặt ra từ lâu và ngày càng gây lo âu và phẫn nộ trong nhân dân Việt Nam.

thongtu1

Trên thực tế đồng nhân dân tệ đã được người Việt ở các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc sử dụng từ lâu - Ảnh minh họa (BBC tiếng Việt)

Thông tư 19 (số 19/2018/TT-NHNN) đã gây một xúc động lớn trong dư luận rồi sau một hai tuần không còn được nhắc lại nữa. Người ta xúc động mạnh vì thấy chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nhưng không biết nói gì vì thông tư này dài, nhập nhằng, khó hiểu, nhiều chi tiết và quy chiếu tới nhiều văn bản khác. Tuy vậy không nên để bị lạc lõng trong các chi tiết và để cho cây che khuất rừng.

Điều chắc chắn là Thông tư 19, có hiệu lực từ ngày 12/10/2018, chính thức nhìn nhận, đúng ra là tái xác nhận, đồng Nhân dân tệ (CNY) như là đồng tiền chính thức trong bảy tỉnh biên giới Việt Trung (theo các điều 3 và 8). Các điều khoản khác trong Thông tư chủ yếu có mục đích giới hạn hậu quả của việc cho lưu hành đồng CNY. Thí dụ như quy định rằng việc xuất và nhập đồng CNY của các thương nhân phải có chứng từ ; một hợp đồng thanh toán bằng CNY chỉ được sử dụng một tài khoản ngay cả nếu thương nhân có nhiều tài khoản CNY tại nhiều chi nhánh ngân hàng biên giới ; các ngân hàng phải báo cáo mỗi quý khối lượng CNY xuất và nhập ; cư dân Việt Nam tại biên giới không được nộp tiền mặt CNY vào tài khoản v.v. Tuy nhiên tất cả đều mơ hồ và lúng túng, thí dụ như quy chế "cư dân có hoạt động thương mại biên giới". Có khác gì một thương nhân ?

Quan trọng nhất trong Thông tư này là câu :

"Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực thi hành".

Vậy Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 là gì ?

Một cách vắn tắt, đó là quyết định cho phép đồng Nhân dân tệ (CNY) được lưu hành tự do, tương đương với đồng tiền Việt Nam tại các tỉnh biên giới và vì, một mặt, mọi ngân hàng đều có thể mở chi nhánh tại các tỉnh biên giới và, mặt khác, không có gì trong quyết định này phân biệt một chi nhánh biên giới với các chi nhánh khác nên đồng CNY trên thực tế cũng là một phương tiện thanh toán như đồng tiền Việt Nam trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Quyết định này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo chỉ thị của thủ tướng.

Thủ tướng lúc đó là ông Phan Văn Khải nhưng người ta phải hiểu đây là một quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng lúc đó là phó thủ tướng thường trực nhưng có quyền hành áp đảo hơn hẳn ông Khải. Ông là con đỡ đầu của ông Lê Đức Anh -nhân vật có mọi quyền lực vào lúc đó- và được công khai chuẩn bị để làm lãnh tụ của chế độ trong khi ông Khải gần như chỉ là một gia nhân của Lê Đức Anh. Hơn nữa ngoài chức vụ phó thủ tướng thường trực, ông Dũng còn là chủ tịch Hội đồng Tài chính và Tiền tệ. Ông cũng đã là thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi giao chức vụ này cho ông Lê Đức Thúy. Ngoài ra Nguyễn Tấn Dũng còn giữ một chức vụ đặc biệt quan trọng khác là Thường vụ Bộ chính trị Đảng cộng sản.

thongtu2

Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 5/1998 đến 12/1999 (Báo Mới, 11/04/2016)

Quyết định 689/2004 này rất nghiêm trọng. Tuy ngoài mặt và trên nguyên tắc nó chỉ áp dụng cho các tỉnh biên giới phía Bắc (còn có hai quyết định khác cho các vùng biên giới với Lào và Campuchia) nhưng vì không có quy định ngân hàng nào được có chi nhánh biên giới và cũng không có phân biệt một tài khoản biên giới với một tài khoản bình thường nên có thể nói tóm tắt là trên thực tế bất cứ ai, doanh nghiệp cũng như cá nhân, đều có thể có tài khoản CNY và tài khoản này có thể được sử dụng trên toàn lãnh thổ. Hơn nữa quyết định này còn cho phép mọi ngân hàng và doanh nghiệp đều được mở những "bàn đại lý" để trao đổi tiền Việt Nam và tiền Trung Quốc, các ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc còn được quyền tự do thỏa thuận hối suất trao đổi. Nếu dụng tâm của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, hay ít nhất của các ông Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh, không phải là chuyển giao dần dần chủ quyền Việt Nam cho Bắc Kinh thì quyết định này hoàn toàn không thể hiểu được.

Và tại sao đây lại là một "quyết định" thay vì một đạo luật do quốc hội biểu quyết ? Tiền là một vấn đề chủ quyền đặc biệt quan trọng. Vô tình hay cố ý quyết định 689/2004 là một hành động vừa lạm quyền vừa phản quốc.

Đàng sau đồng tiền nào cũng là một uy quyền. Khi một người đổi một tài sản của mình –một con gà, một chiếc xe hay một căn nhà- lấy một tờ giấy, dù tiền mặt hay chi phiếu, thì phải hiểu là người đó tin rằng đàng sau tờ giấy đó có một uy quyền bảo đảm sẵn sàng trao lại một tài sản tương đương bất cứ lức nào. Tiền là chủ quyền. Nhìn nhận cho tiền Trung Quốc tự do lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam tương đương với nhìn nhận quyền lực của Bắc Kinh trên đất nước Việt Nam, cụ thể là chấp nhận hậu quả của những quyết định kinh tế tài chính của Bắc Kinh.

Không thể ngụy biện rằng việc cho lưu hành một đồng tiền nước ngoài đã có tại một số nước. Chỉ có một vài nước hoặc quá nhỏ để vấn đề chủ quyền không đặt ra hoặc đã quá suy sụp về mặt kinh tế khiến đồng tiền quốc gia mất hết giá trị mới phải chấp nhận một đồng tiền nước ngoài làm phương tiện thanh toán.

Quyết định 689/2004 đồng thời cũng là một hành động gian trá dấm dúi, gần như lén lút, vì ngay cả nhiều chuyên gia kinh tế và tài chính làm việc trong bộ máy nhà nước cũng không biết tới. Dĩ nhiên các ngân hàng đều nhận được để thi hành và quyết định này có lẽ cũng được đăng trên Công Báo nhưng nó đã bị chìm khuất trong vô số công bố khác. Mọi người đều có thể biết nhưng thực tế là hầu như không ai biết. Một số biết được thì im lặng thay vì báo động dư luận. Do thiếu tinh thần trách nhiệm hay thiếu hiểu biết hay cả hai ? Kết quả là một hành động gây tác hại nghiêm trọng cho chủ quyền và quyền lợi quốc gia đã bị giấu nhẹm.

Một câu hỏi mà bây giờ nhiều người có thể đặt ra là tại sao dù được ban hành từ năm 2004, Quyết định 689/2004 đã không khiến đồng CNY tràn ngập Việt Nam và gây sự phẫn nộ đáng lẽ phải có ? Đó là vì một lý do thuần túy kỹ thuật. Cho đến gần đây đồng CNY được coi là một đồng tiền rất mạnh, tỷ giá hối đoái so với các đồng tiền khác, kể cả đồng tiền Việt Nam, chỉ có thể lên chứ không thể xuống, Mỹ và Châu Âu có lúc còn gây áp lực để Trung Quốc tăng giá đồng CNY. Vì thế nên đồng CNY đã không được dùng làm đồng tiền thanh toán mà là đồng tiền để cất giữ. Tiền xấu đuổi tiền tốt và đồng CNY là một đồng tiền tốt.

Nhưng ngày nay tình hình đã thay đổi, kinh tế Trung Quốc dù trên mặt thống kê chính thức vẫn còn tăng trưởng ở tỷ lệ hoang đường gần 7% mỗi năm nhưng trên thực tế đã suy thoái từ nhiều năm nay. Bắc Kinh ngày càng khó che đậy sự suy thoái ngày càng lộ liễu này bằng những chi tiêu công cộng và xây dựng kết cấu hạ tầng. Thế giới đã dần dần nhận ra là Trung Quốc sắp khủng hoảng. Trong một năm qua các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã xuống giá gần 20% và đồng CNY cũng đã sụt giá gần 10% so với đồng đô la Mỹ trong khi đồng tiền Việt Nam chỉ sụt giá khoảng 5%. Hậu quả là đồng CNY trở thành một đồng tiền xấu so với đồng tiền Việt Nam. Đồng CNY vì vậy đang trở thành đồng tiền để tiêu xài thay vì để cất giữ và nó đe dọa tràn ngập thị trường Việt Nam. Trên thực tế người ta có thể thấy từ mấy năm qua du khách Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu mua sắm trong các cửa hàng Trung Quốc để thanh toán bằng đồng CNY. Tình trạng mới này chắc chắn đã là lý do ra đời của Thông tư 19 : thay thế để giảm bớt hậu quả độc hại của Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN.

Chưa đủ. Chúng ta cần một quy định rõ ràng và dứt khoát rằng đồng CNY cũng chỉ là một ngoại tệ như mọi ngoại tệ khác và đồng tiền duy nhất được dùng làm phương tiện thanh toán là đồng tiền Việt Nam, trừ những hợp đồng hợp tác quốc tế trong đó các đối tác đã thỏa thuận trước về một đồng tiền thanh toán. Quản lý tiền tệ là một vấn đề phức tạp, các nước phát triển đã có kinh nghiệm và đã cùng rút ra những kết luận căn bản. Việt Nam cần học hỏi và áp dụng những kết luận của họ thay vì đòi phát minh lại môn tài chính quốc tế, nhất là với trình độ hiểu biết rất sơ sài và sự vô trách nhiệm của các quan chức tài chính.

Phải rất cảnh giác. Bãi bỏ thẳng thắn và toàn bộ mọi quan hệ đặc biệt với đồng CNY không chỉ cần thiết mà còn khẩn cấp. Nền kinh tế Trung Quốc và đồng CNY có thể khủng hoảng bất cứ lúc nào. Trung Quốc khó còn che đậy lâu hơn nữa tình trạng suy thoái và một căn bệnh bị cố tình che giấu có thể sẽ rất dữ dội khi không còn che giấu được nữa. Việt Nam có thể bị lôi kéo vào một khủng hoảng lớn cùng với Trung Quốc. Càng nguy hiểm hơn vì về mặt kinh tế "biên giới Việt - Trung" không chỉ là các tỉnh phía Bắc. Lào và Campuchia trên thực tế đã gần như là những vùng kinh tế của Trung Quốc. Đây cũng là một thành tích đáng ghi nhận của Đảng cộng sản Việt Nam và khiến chúng ta bị Trung Quốc bao vây.

Cùng với Thông tư 19 và sự phát giác muộn màng của Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN đã đến lúc Đảng cộng sản phải trả lời một loạt câu hỏi đã được đặt ra từ lâu và ngày càng gây lo âu và phẫn nộ trong nhân dân Việt Nam.

- Việt Nam nợ Trung Quốc bao nhiêu và trong những điều kiện nào ?

- Các khu rừng đầu nguồn cho Trung Quốc thuê dài hạn có quy chế nào ?

- Dự án Bôxit Tây Nguyên sẽ bị đình chỉ hay không ?

- Vũng Áng là một đặc khu kinh tế hay là một nhượng địa ?

- Có hay không có một mật ước Thành Đô?

Cho tới nay Đảng cộng sản vẫn cố tình làm ngơ nhưng càng ngoan cố không chịu trả lời họ càng mặc nhiên nhìn nhận giả thuyết bất lợi nhất cho đất nước và cho chính họ.

Nguyễn Gia Kiểng

(30/09/2018)

Published in Quan điểm

Ngày 12/09/2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VViệt Nam và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Cao Hồ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND), hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

tuyenbo1

Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND), hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung. Ảnh minh họa

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 19), theo đó kể từ ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành (tức ngày 12/10/2018), thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam-Trung Quốc (kéo dài trên 1450 km) được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng.

Khái niệm thương nhân không được định nghĩa trong Thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm khá tù mù về "thương nhân" và cư dân Việt Nam "có hoạt động thương mại" cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Trong những trường hợp cần thiết nhất thì cùng lắm chỉ có thể cho phép thanh toán qua ngân hàng bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi cho các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung, nhưng hành văn mập mờ của Thông tư cho phép việc thanh toán bằng CNY cho hàng hóa và dịch vụ (có thể không phải hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu) trên lãnh thổ Việt Nam có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam một thời đã bị đô-la hoá, vàng hóa và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xóa bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà nước đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải CHỐNG như đã chống đô-la hóa và vàng hóa. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hóa cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.

Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi – các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự – đồng lòng tuyên bố như sau :

Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hóa và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung.

Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc.

Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An


Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ : 

//Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser./">Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Danh sách các hội tổ chức và cá nhân ký Tuyên Bố

I. Danh sách các tổ chức :


1. Diễn đàn xã hội dân sự, do Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A đại diện

2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, do Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh làm đại diện

3. Ban vận động Văn đoàn độc lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc ký đại diện

4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, do Giáo sư Phạm Xuân Yêm đại diện

5. Hội Bầu Bí Tương Thân, do ông Nguyễn Lê Hùng làm đại diện

II. Danh sách cá nhân

Đợt 1

1. Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Nha Trang

2. Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học – Hà Nội

3. Võ Văn Thôn – nguyên Giám đốc sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

4. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn.

5. Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ sĩ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

6. Vũ Trọng Khải, Phó Giáo sư Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp 2, Sài Gòn

7. Hoàng Hưng, Nhà thơ - Dịch giả, Sài Gòn

8. Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ – Đà Lạt

9. Trần Minh Thảo – Viết văn – Bảo Lộc, Lâm Đồng

10. Hồ Ngọc Nhuận – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

11. Nguyễn Thu Giang- Cử nhân Kinh tế, Luật sư, nguyên Phó Giám đốc sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

12. Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

13. Kha Lương Ngãi – Nguyên Phó Tổng biên tập báo SGGP, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

14. Tô Lê Sơn- Kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

15. Phan Lữ – Nhà thơ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

16. Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ ưu tú, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

17. Trần Minh Quốc – Giáo chức, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

18. Đinh Đức Long – Tiến sĩ Bác sĩ – Sài Gòn

19. Lê Phú Khải – Nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

20. Lê Công Định - Luật sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng- Sài Gòn

21. Huỳnh Ngoc Chênh – Nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Hà Nội

22. Nguyễn Thúy Hạnh – thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Hà Nội

23. Đặng Bích Phượng – Hưu trí – Hà Nội

24. Nguyễn Huệ Chi – Giáo sư Ngữ văn – Hà Nội

25. Đặng Thị Hảo – Tiến sĩ Văn học – Hà Nội

26. Nguyễn Đình Nguyên – Tiến sĩ Y khoa – Austalia

27. Hoàng Dũng – Giáo sư Tiến sĩ – Sài Gòn

Đợt 2 :

28. Nguyễn Đăng Hưng – Giáo sư đại học Liège vương quốc Bỉ – Sài Gòn

29. Nguyễn Thị Khánh Trâm – Hưu trí – sài Gòn

30. Giáng Vân – Nhà thơ – Hà Nội

31. Như Quỳnh de Prelle – Vương Quốc Bỉ

32. Trịnh Đình Hòa – Hưu trí – Đống Đa, Hà Nội

33. Nguyễn Thị Từ Huy- Tiến sĩ Văn học Pháp và triết học chính trị – Sài Gòn

34. Phan Quốc Tuyên – Kỹ sư – Thụy Sĩ

35. Nguyễn Ngọc Sơn- Bác sĩ nghỉ việc – Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.

36. Nguyễn Thị Bích Hoa - Nội trợ – Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.

37. Võ Xuân Tòng – Nhà văn, hội viên Hội Nhà Văn – Hà Nội

38. Phạm Toàn – Nhà nghiên cứu giáo dục – Hà Nội

39. Trần Bang – Kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

40. Đỗ Như Ly – Kỹ sư, hưu trí – Sài Gòn

41. Dương Thị Tân – Công dân – Sài Gòn

42. Ngô Thanh Ngân – Kinh doanh – Hà Nội

43. Nguyễn Lân Thắng – Nhà hoạt động xã hội – Hà Nội

44. Lại Nguyên Ân – Nghiên cứu văn học – Hà Nội

45. Trần Tiến Đức – Nhà báo đọc lập, đạo diễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội

46. Tuấn Khanh – Nhạc sĩ – Sài Gòn

47. Hà Quang Vinh – Hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

48. Hoàng Thị Hà – Hưu trí – Hà Nội

49. Trần Hữu Quang – Phó Giáo sư Tiến sĩ xã hội học – Sài Gòn

50. Trần Thế Việt – Nguyên bí thư thành ủy Thành phố Đà Lạt

51. Nguyễn Xuân Thọ - Kỹ sư truyền thông – Cộng hòa liên bang Đức

52. Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập – Hà Nội

53. Hoàng Cường – Kỹ sư giao thông – Hà Nội

54. Phan Thị Hồng – Giáo viên hưu trí- Đà Nẵng

55. Đoàn Khắc Xuyên- Nhà báo – Sài Gòn

56. Đỗ Thành Nhân – MBA, tư vấn đầu tư – Quảng Ngãi

57. Nguyễn Trung Dân – Nhà báo, nguyên trưởng chi nhánh xuất bản Hội Nhà Văn phía Nam.

58. Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu –

59. Nguyễn Thành Nga – Bác sĩ, Bà Rịa - Vũng Tàu

60. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng - Nhà văn, nguyên Giáo sư Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Laval – Québec, Canada.

61. Phan Thị Hoàng Oanh- Tiến sĩ Hóa học – Sài Gòn.

62. Thùy Linh – Nhà văn – Hà Nội.

63. Vũ Ngọc Tiến – Nhà văn – Hà Nội

64. Mai Văn Tuất – Định cư tại California, Mỹ

65.Lê Thị Thanh Bình- Doanh nhân – Cộng hòa liên bang Đức

66. Lâm Quang Mỹ – Tiến sĩ, nhà thơ, dịch giả

67. Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam

68. Trần Thanh Vân – Kiến trúc sư – Hà Nội

69. Lê Văn Tâm – nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

70. Nguyễn Xuân Diện – Tiến sĩ – Hà Nội

71.Vũ Hồng Ánh – Nghệ sĩ Violoncelle – Sài Gòn

72. Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp

73. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường) – Dịch giả – Vũng Tàu

74. Cao Lập – Hưu trí – Hoa Kỳ

75. Nguyễn Văn Đức – Lao động tự do – Sài Gòn

76. Nguyễn Đào Trường – Hưu trí – Hải Dương

77. Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo, nguyên Phõ Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – Hội An

78. Hà Trọng Tấn – Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

79. Đặng Quốc Tuấn – Kỹ thuật viên – Hà Nội

80. Phạm Văn Hiền- Chuyên viên trường chính trị Tô Hiệu Hải Phòng đã nghỉ hưu – Hải Phòng

81. Mai vệ – Nguyên Giám Đốc quản lý đường bộ Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột.

82. Nguyễn Đức – Giảng viên Đại học Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột.

83. Nguyễn Hồng – Giáo viên cao đẳng sư phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột.

84. Nguyễn Thị Kim Ngân – Giáo viên trung học Sư Phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột

85. Nguyễn Trí – Nhà văn, cựu chiến binh – Đăk Lăk, Buôn Ma Thuột.

86. Trần Hằng – Nhà báo Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột

87. Uông Đinh Đức – Hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

88. Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt.

89. Vũ Ngọc Lân – Kỹ sư luyện kim – Hà Nội

90. Vũ Thư Hiên – Nhà văn – Pháp

91. Hoàng Lê Thanh – Hưu trí – Đà Nẵng

92. Hà sĩ Phu – Tiến sĩ sinh học, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ – Đà Lạt

93. Trần Thị Kim Phụng – Nội trợ – Sài Gòn

94. Lê Văn Oanh – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội

95. Mã Lam – Nhà thơ – Sài Gòn

96. Lê khánh Luận- Tiến sĩ, nguyên Giảng viên Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

97. Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang

98. Nguyễn Văn Kết – Cán bộ hưu trí, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

99. Nguyễn sĩ Kiệt – Tiến sĩ khoa học kỹ thuật, hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

100. Nguyễn Nguyên Bình – Nhà văn – Hà Nội

101 – Trần Đức Quế – Chuyên viên hưu trí – Hà Nội.

102 – Trần Đình Sử – Giáo sư Ngữ văn – Hà Nội

103. Đào Văn Tùng – Cán bộ nghỉ hưu – Tiền Giang, Mỹ Tho

104. Nguyễn Văn Nghi – Tiến sĩ – Hà Nội

105. Tiêu Dao bảo Cự – Nhà văn tự do – Đà Lạt

106. Võ Thị Hảo – Nhà văn tự do – Cộng hòa liên bang Đức

107. Phùng Thị Ly – Thanh Hóa, Long An

108. Lư Văn Bảy – cựu tù nhân lương tâm – Kiên Giang

109 – Trần Thị Ngọc Anh – cựu tù nhân lương tâm – Bà Rịa, Vũng Tàu

110. Ca Dao – Nhà báo – Pháp

111. Vũ Phương Chiến – Lao động – Cộng hòa liên bang Đức

112. Hà Dương Tuấn – Việt kiều – Pháp

113. Phạm Hồng Hà – Cán bộ nghỉ hưu – Nghệ An

114. Chu Anh Tuấn – Công dân Việt Nam – Vũng Tàu

115. Đinh Nguyện Yến – Công dân Việt Nam

116. Dương Quang Trung – Công dân Việt Nam – Phan Thiết

117. Tôn Quang Trí – Nguyên phó giám đốc sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

118. Đào Tiến Thi- Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hôi ngôn ngữ học Việt Nam – Hà Nội

119. Vũ Công Minh – Cử nhân tài chính – Hải Dương

120. Nguyễn Khắc Mai – Hưu trí – Hà Nội

121. Trần Hoàng Minh – Công dân Việt Nam – Thanh Xuân, Hà Nội

122. Vũ Thái Ngọc Đinh – Tư vấn tài chính – Thanh Xuân, Hà Nội.

123. Thiều Thị Tân Daniele – cựu tù Côn Đảo , thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

124. Tống Văn Công – Nguyên Tổng biên tập báo Lao Đông – Hoa Kỳ.

Đợt 3 :

125. Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ công an – Hà Nội

126. JB Nguyễn Hữu Vinh – Nhà báo tự do – Hà Nội

127. Lê Mai Đậu – Hưu trí – Hà Nội

128. Ngô Văn Hiền – Kỹ sư xây dựng – Sài Gòn

129. Nguyễn Ngọc Thạch – Hưu trí – Sài Gòn

130. André Menras Hồ Cương Quyết – Nhà giáo Pháp – Việt

131. Triệu Sang – Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa – Sóc Trăng

132. Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – Thành phố Hồ Chí Minh

133. Nguyễn Quý Thắng – Bác sĩ – Hà Nội

134. Đào Minh Châu – Tư vấn độc lập – Hà Nội

135. Ngô Thị Kim Cúc – Nhà văn, nhà báo – Sài Gòn

136. Nguyễn Thị Hạnh – Hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

137. Nguyễn Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp

138. Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ Pháp

139. Chu Văn Keng – Berlin, Cộng hòa liên bang Đức

140. Vũ Thế Cường – Tiến sĩ cơ khí – Cộng hòa liên bang Đức

141. Nguyễn Thị Hiền – Cộng hòa liên bang Đức

142. Linh Hoàng – Hưu trí – Canada

143. Huỳnh Nhật Hải – Hưu trí – Đà Lạt

144. Huỳnh Nhật Tấn – Hưu trí – Đà Lạt

145. Vũ Thành Sơn – Nhà văn – Sài Gòn

146. Đoàn Công Nghị – Công dân Việt Nam – Nha Trang

147. Thiếu Khanh – Nhà thơ, dịch giả – Sài Gòn

148. Phạm Đình Trọng – Nhà văn, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

149. Trần Xuân Hoài – Công dân Việt Nam – Hà Nội

150. Trương Minh Sâm – Nội trợ – Đồng Nai

151. Nguyễn Đình Cống – Giáo sư – Hà Nội

152. Trần Kế Dũng – Austalia

153. Hà Văn Thùy – Nhà văn – Sài Gòn

154. Nguyễn Hồng Khoái – Giám Đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp – Hà Nội

155. Khổng Hy Thêm – Kỹ sư điện – Khánh Hòa

156. Nguyễn Thiết Thạch – Lao động tự do – Sài Gòn

157. Ngô Thị Thứ – Nhà giáo về hưu – Sài Gòn

158. Nguyễn Minh Toàn – Giáo viên – Hà Nội

159. Chu Sơn – Nhà thơ tự do – Thủ Đức , Thành phố Hồ Chí Minh

160. Nguyễn Thị Kim Thoa – Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

161. Lê Phước Dạ Đăng – Làm thơ – Sài Gòn

162. Uông- Nguyễn Thị Xuân Hương – Thụy Sĩ

163. Phạm Hải – Biên kịch , đạo diễn, nhà sản xuất phim – Thành phố Hồ Chí Minh

164. Nguyễn Việt – Công dân Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh

165. Phan Loan – Công dân Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh

166. Nguyễn Vinh – Công dân Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh

167. Nguyễn Ly – Công dân Việt Nam –Thành phố Hồ Chí Minh

168. Nguyễn Tấn Lộc – Làm tự do- Khánh Hòa

169. Nguyễn Tâm- Kỹ sư cơ điện –Thành phố Hồ Chí Minh

170. Hoàng Minh Tường – Nhà văn – Hà Nôi

171. Huỳnh Thu Nguyên – Kỹ sư, hưu trí – Austalia

172. Hồ Quang Huy – Kỹ sư đường sắt – Nha Trang

173. Nguyễn Trọng Hoàng – Bác sĩ – Paris, Pháp

174. Nguyễn Văn Tạc- Giáo học hưu trí – Hà Nội

175. Cao Thị Vũ Hương- Nguyên giáo viên trường Đại học Tài chính, nguyên cán bộ nghỉ hưu – Hà Nội

176. Phan Hồng Hiên- chưa chấp nhận huy hiệu 50 tuổi đảng – Sài Gòn

177. Tô Oanh – Giáo viên Trung học phổ thông nghỉ hưu – Bắc Giang

178. Nguyễn Đắc Thắng – Kỹ sư hóa học – Genève, Thụy Sĩ

179. Chí Thảo – Nhà báo – Sài Gòn

180. Trương Minh Nghiêm – Hưu trí – Sài Gòn

181. Đoàn Huy Chương – cựu tù nhân lương tâm

182. Nguyễn Quang Minh – Kinh doanh – Sài Gòn

183. Trần Văn Tòa – Công nhân

184. Nguyễn Hữu Đổng – Tiến sĩ Kinh tế, Phó Giáo sư chính trị học, giáo viên – Hà Nội

185. Võ Văn Quyết – làm tại Ngân hàng Vietinbank – Nghệ An

Published in Diễn đàn