Hàng trăm doanh nghiệp bị thanh tra môi trường, Formosa nằm ngoài danh sách (Dân Trí, 27/04/2018)
Bộ Tài nguyên và môi trường vừa có kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của hàng trăm doanh nghiệp, khu công nghiệp trên khắp cả nước.
Theo đó, tại khu vực miền Bắc sẽ có khoảng 90 doanh nghiệp bị thanh tra như : Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội, Công ty cổ phần Him Lam, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng…
Vùng biển ô nhiễm quanh khu công nghiềp Formosa Hà Tĩnh lọt sổ : Bộ Tài nguyên và môi trường nhắm mắt bỏ qua
Tại khu vực miền Nam, dự kiến thanh tra 106 doanh nghiệp, trong đó có những tên tiêu biểu như : Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - trách nhiệm hữu hạn một thành viên - chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 1, Công ty cổ phần Đại Nam - chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 2, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận, Công ty cổ phần Hải sản Minh Phú Hậu Giang, Công ty cổ phần VietStar, Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta…
Danh sách đối tượng dự kiến thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vê môi trường tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên (tỉnh Quảng Nam) gồm 14 công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và đô thị Chu Lai - Trường Hải, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai…
Tại Đà Nẵng, thanh tra 13 doanh nghiệp, khu công nghiệp gồm : Khu công nghiệp Liên Chiểu, Công ty cổ phần thép Dana Úc, Công ty cổ phần Thép Đà Nẵng…
Tuy nhiên, trong danh sách này không có tên của Formosa tại Hà Tĩnh, khi năm 2016 Formosa đã xả thải ra biển gây thảm họa môi trường của nhiều tỉnh miền Trung.
Về kinh phí, theo ước tính khoảng hơn 34,5 tỷ đồng được trích ra từ nguồn chi phí quản lý hành chính của thanh tra Bộ, và các Cục, Tổng cục thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường.
Trong số các cuộc thanh tra sắp tới, nổi bật lên việc thực hiện các kết luận thanh tra, trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của UBND tỉnh, thành phố như tại Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và môi trường còn thanh tra, giải quyết đơn thư, khiếu nại và tranh chấp, tố cáo của người dân, doanh nghiệp tại các địa phương.
Về thanh tra đất đai và việc quản lý tài sản đất, môi trường dự án tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, Thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường giao cho Tổng cục Quản lý đất đai thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế tại Thái Nguyên, Cần Thơ, Đồng Nai ; các nông, lâm trường ở một số tỉnh Tây Nguyên…
An Linh
*****************
Formosa không bị thanh tra về môi trường (RFA, 27/04/20148)
Công ty gang thép Formosa không nằm trong danh sách các doanh nghiệp sẽ bị thanh tra về môi trường trong năm nay.
Cuộc biểu tình lớn chống Formosa diễn ra tại Hà Nội, ngày 1/5/2016. AFP
Thông tin này được báo mạng Dân Trí loan tải vào hôm 27/4 dựa trên một danh sách hơn 200 doanh nghiệp sẽ bị Bộ Tài nguyên & Môi trường thanh tra trong năm nay.
Công ty Formosa đóng trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu công nghiệp Vũng Áng. Vào tháng tư năm 2016 nhà máy của công ty này đã xả chất thải độc hại ra biển làm cá chết hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của hàng chục ngàn ngư dân cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Thảm họa môi trường Vũng Áng Formosa còn gây ra hàng chục cuộc biểu tình, có khi lên đến 10 ngàn người tại khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Công ty Formosa, do người Đài Loan làm chủ, đã nhận trách nhiệm và bồi thường cho Chính phủ Việt Nam một số tiền trị giá 500 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên việc đền bù cho những người bị thiệt hại cũng chưa làm chấm dứt được những vụ đi khiếu kiện cũng như nhiều người than phiền là không được đền bù thỏa đáng.
Gần đây, tháng tư 2018 lại có tin nói rằng nuôi tại khu vực Hà Tĩnh bị chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.
Trong danh sách các doanh nghiệp bị thanh tra có một số những cái tên gây chú ý vì là những doanh nghiệp lớn hoặc đã có những vấn đề về môi trường tại đia phương trước kia như công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội, Công ty cổ phần Him Lam, Công ty cổ phần thép Dana Úc.
Theo báo Dân Trí, Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng sẽ làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân một số tỉnh và thành phố, đó là Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Bộ Tài Nguyên Môi trường cho biết bộ này cũng sẽ thanh tra, giải quyết đơn thư, khiếu nại và tranh chấp, tố cáo của người dân, doanh nghiệp tại các địa phương.
Bên cạnh đó các đoàn thanh ta sẽ xem xét đến những vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và các doanh nghiệp, việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp.
*********************
Hải sản quanh cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh chết hàng loạt (RFA, 25/04/2018)
Nước biển khu vực cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào rạng sáng ngày 24 tháng 4 đã chuyển sang màu xanh lục, cùng lúc hàng tấn hải sản trong bè nuôi của người dân thi nhau chết.
Hải sản nuôi bè của người dân quanh cảng Vũng Áng chết hàng loạt. Courtesy of Baodanhsinh
Truyền thông trong nước cho biết vào khoảng 5 giờ sáng, nước biển khu vực này chuyển màu xanh như nước chè đặc, sau đó các loại hải sản như cá mú, cá hồng, mực nhảy, tôm hùm, cua, ghẹ người dân nuôi chết hàng loạt. Có hộ mất đến vài ngàn con cá, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.
Tin cũng ghi nhận hiện tượng tương tự xảy ra tại khu vực biển cách cảng Vũng Áng hàng trăm mét.
Ông Phạm Văn Hùng, trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã Kỳ Anh cho biết đây là khu vực đang thi công nhiều dự án cầu cảng, cho đắp kè xung quanh, nên có thể khiến nước biển không lưu thông được, cộng với nước thải sinh hoạt từ những công trình này khiến nước bị thiếu ô xy. Ông Hùng cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến hải sản chết
Hiện tại cơ quan chức năng thị xã Kỳ Anh đã lấy mẫu nước và hải sản để kiểm nghiệm.
Khu vực Vũng Áng cũng chính là khu vực có nhà máy Formosa Hà Tĩnh mà vào năm 2016 đã xả thải ra biển gây thảm họa cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh bắc Trung bộ, khiến hàng trăm ngàn hộ dân mất sinh kế, trong đó nhiều người phải bỏ nghề hải sản đi tha hương.
*********************
Phát hiện 3,8 tấn vảy tê tê nhập vào Việt Nam (RFA, 27/04/2018)
Hình chụp hôm 21/3/2018 : một con tê tê Trung Quốc ở Hong Kong - AFP
Lực lượng chức năng Việt Nam vào ngày 27 tháng 4 đã phát hiện gần 3,8 tấn vảy tê tê được cất giấu kỹ trong 2 container gỗ tại cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh).
Đây được coi là vụ nhập lậu vảy tê tê có số lượng lớn nhất từ trước đến nay, ước tính giá hàng chục tỉ đồng, tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Tuổi Trẻ loan tin cho biết Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã chủ trì với Đội kiểm soát Hải quan, Cục điều tra chống buôn lậu, PC46 và Bộ đội biên phòng khám xét và thực hiện vụ bắt giữ.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh nói qua thu thập thông tin, cơ quan này đã rà soát và phát hiện 2 container gỗ nói trên được nhập khẩu từ Congo và trung chuyển qua cảng ở Singapore.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phước Đức tại tỉnh Bình Phước khai báo nhận lô hàng và khai báo hàng hóa là gỗ.
Chuyên gia của cơ quan bảo tồn các loài nói tê tê là loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng vì bị buôn lậu nhiều nhất trên thế giới. Vảy tê tê nằm trong danh mục hàng hóa cấm buôn bán.
Tại Châu Á, thịt của tê tê được tin là có thể dùng như một loại thuốc trị bệnh, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2017 xếp Việt Nam vào danh sách những nước cần chú ý về buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã. Việt Nam còn bị cho là một điểm trung chuyển lớn và cũng là nơi tiêu thụ ngà voi và sừng tê giác lậu.
********************
Quảng Ngãi chưa xin ý kiến Thủ tướng đã ấn định ngày khởi công dự án FLC (Lao Động, 28/04/2018)
Dù chưa có văn bản xin ý kiến của Thủ tướng chính phủ chuyển đổi hơn 55 ha rừng phòng hộ, 185 ha đất trồng lúa để phục vụ dự án FLC, nhưng UBND tỉnh Quảng Ngãi đã "vội vàng" ấn định ngày khởi công là 19/5 tới.
Người dân ven biển xã Bình Châu vẫn chưa biết gì về dự án FLC sắp triển khai. Ảnh : T.H.
Ngay sau khi nhận được chỉ đạo "thần tốc" của UBND tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, và dựa trên cơ sở thông tin quy hoạch Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn, Trung tâm Phát triển quỹ đất Dung Quất đã tổ chức điều tra, khảo sát, phân tích hiện trạng sử dụng đất, lập khái toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực quy hoạch với quy mô giai đoạn 1- 1.243 ha.
Theo quy hoạch của dự án FLC giai đoạn 1 có 3 xã Bình Hải, Bình Phú, Bình Hòa (huyện Bình Sơn) bị ảnh hưởng, trong đó có hơn 55 ha đất rừng phòng hộ, 185 ha đất trồng lúa...
Và theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất Dung Quất, dự án sẽ ảnh hưởng đến gần 4.200 hộ dân 1.146 hộ dân phải di dời nhà cửa cùng gần 11.000 ngôi mộ.
Ngoài ra, phải di dời 1 Đồn biên phòng xã Bình Hải ; 3 Nhà văn hóa thôn ; 1 trường phổ thông trung học Vạn Tường ; 1 trường Tiểu học xã Bình Hải...
Khái toán tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong giai đoạn 1 lên đến 2.740 tỉ đồng.
Ngày 26/4, ông Nguyễn Sẵn - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Dung Quất (đơn vị vừa được tỉnh giao khảo sát) cho biết, hiện nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa được triển khai, vì phải chờ đến khi nào quy hoạch được duyệt, có dự án, có chủ trương đầu tư, có thông báo thu hồi đất, sử dụng đất mới tiến hành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Trong khi trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các bên liên quan phải bắt đầu thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng từ khu vực 1 đến 5 từ ngày 23/4 và sẽ kết thúc trước ngày 30/8.
Khu vực 6 đến khu vực 10 thời gian đền bù giải phóng mặt bằng từ ngày 4/9 kết thúc trước ngày 30/12 để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư FLC.
Đặc biệt, giữa tháng 4/2018 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra công văn "hỏa tốc" chỉ đạo, ưu tiên thực hiện phần diện tích khoảng 50ha dọc tuyến đường Bắc - Nam đô thị Vạn Tường (Bình Sơn) thuộc khu vực 1 để FLC tổ chức khởi công dự án vào ngày 19/5.
Trao đổi với báo Lao Động ngày 27/4, ông Đỗ Minh Hải - Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Quảng Ngãi thừa nhận, trong quy hoạch dự án FLC có hàng trăm ha đất rừng phòng hộ và đất trồng lúa. Nhưng đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có văn bản nào xin ý kiến của Thủ tướng.
"Có nghe thông tin rằng, 19/5 khởi công dự án, nhưng chắc đó là "mong muốn" thôi, bởi vì đến bây giờ hàng loạt thủ tục, chủ trương đầu tư vẫn chưa có thì sao mà làm. Trong khi thời điểm này, dự án mới làm xong quy hoạch, và phải chờ duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, đưa vào trong kế hoạch sử dụng đất, mới triển khai công tác bồi thường" - ông Hải nói.
Trần Hóa
************************
Huyện Lý Sơn từ chối thẳng : Không cắt đảo Bé cho FLC (Đất Việt, 28/04/2018)
Tập đoàn FLC muốn lấy 61ha ở khu vực đảo Bé làm quần thể khu du lịch Bình Châu - Lý Sơn nhưng bị từ chối.
Ngày 25/4/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Thanh - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, không đồng ý với đề nghị của Tập đoàn FLC về việc lấy 61ha ở đảo Bé để làm quần thể khu du lịch Bình Châu - Lý Sơn.
Đảo Bé Lý Sơn là một trong những đảo có diện tích nhỏ bé nhưng tuyệt đẹp với san hô nhiều màu sắc, được ví như thiên đường Madives ở Việt Nam.
Năm 2017, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thông qua phương án dành gần 50 tỉ đồng để thực hiện Đề án xây dựng khu vực Lý Sơn - Bình Châu thành Công viên Địa chất toàn cầu, giai đoạn 2017 - 2024.
Cùng với đó, Quảng Ngãi sẽ hợp tác với Viện Khoa học địa chất Việt Nam hoàn thiện hồ sơ liên quan, sớm trình UNESCO công nhận.
Một góc đảo Bé - Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Chính vì thế, ông Thanh cho rằng, không một đơn vị nào được tác động phá vỡ cảnh quan, môi trưởng của đảo Bé Lý Sơn.
Lý do mà ông Thanh đưa ra là do khu vực đảo Bé đã được quy hoạch để làm Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Sơn.
"Chúng tôi chỉ chấp nhận khu vực đảo Bé là nơi khách du lịch của Tập đoàn FLC có thể đến tham quan" - ông Thanh nói.
Được biết, quần thể du lịch Bình Châu - Lý Sơn có diện tích đề xuất quy hoạch 1.243ha, thuộc địa giới hành chính các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu, huyện Bình Sơn và đảo nhỏ thuộc xã An Bình, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Để tạo điều kiện của doanh nghiệp thực hiện dự án trên địa bàn, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký nhiều công văn hỏa tốc trong thời gian ngắn, yêu cầ cả hệ thống quyết tâm, đồng hành cùng FLC.
Thậm chí, Quảng Ngãi còn tính đến cả phương án đổi vị trí đồn biên phòng Bình Hải - huyện Bình Sơn để phục vụ dự án. Điều này đã khiến dư luận có nhiều thông tin trái chiều.
Ngày 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát đi thông báo, cho biết : Dự án quần thể khu du lịch và đô thị Bình Châu- Lý Sơn do Tập đoàn FLC đầu tư vào Quảng Ngãi mới trong giai đoạn chủ trương kêu gọi đầu tư.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phát đi công văn chưa chặt chẽ về câu chữ khiến dư luận hiểu nhầm.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng dịnh, không bất chấp các quy định pháp luật bỏ qua các trình tự thủ tục cấp phép đầu tư, triển khai dự án. Mọi thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư, triển khai dự án, đánh giá tác động môi trường, sử dụng đất đều phải tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Về đất quốc phòng và dời đồn biên phòng, lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định nếu thu hồi, điều chỉnh quy hoạch cũng phải đảm bảo các quy định pháp luật ; có sự tham gia của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Quốc phòng.
Việc quy hoạch dự án của FLC phải đảm bảo đời sống ổn định, phát triển kinh tế của người dân, nhất là gắn với không gian biển, đảo phù hợp với tình hình thực tế chứ không có chuyện cách 8 km mới mở một đường xuống biển.
Liên Phương
Đảng kỷ luật Đồng Nai để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ?
Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018
Đồng Nai là một tỉnh rộng lớn và trù phú nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong quá khứ gần, địa phương này không có nhiều dấu hiệu bị chi phối nhiều bởi "phe cánh quyền lực" – một khái niệm đang rất phổ biến trong cuộc xung đột triền miên của nội bộ đảng, nhưng lại mang nhiều sắc màu của nạn gia đình trị trong giới lãnh đạo, dẫn đến nạn cát cứ quyền lực và còn thể lộ ra hình dạng sứ quân – một hậu quả tất yếu của cơ chế độc đảng mà Bộ Chính trị ở Hà Nội luôn lo sợ vì sẽ khiến dần phi tập trung hóa quyền lực của cấp trung ương.
Đảng kỷ luật Phan Thị Mỹ Thanh không chỉ "chống tham nhũng" mà còn để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ? Ảnh : Tuổi Trẻ
Ngày 23/4/2018, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương với sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã họp xét kỷ luật đối với hai lãnh đạo chóp bu của tỉnh Đồng Nai là Phan Thị Mỹ Thanh – Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng đoàn đại biểu quốc hội, và Đinh Quốc Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Riêng bà Phan Thị Mỹ Thanh bị cho là có những sai phạm thuộc loại "rất nghiêm trọng", đủ để bị khai trừ đảng và do đó phải bị cách chức. Nếu tệ hơn, bà Thanh còn có thể bị khởi tố và bị bắt giam với những dấu hiệu của tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", hoặc nặng hơn là "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong số nhiều quan chức vun vén và phát triển chế độ gia đình trị ở Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Thanh là một trường hợp quan chức thuộc loại "điển hình tiên tiến". Không ít lần, bà Thanh đã trực tiếp ký văn bản ưu đãi cho công ty của chồng bà này trong vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và những vụ việc khác.
Không chỉ thế, ở Đồng Nai còn xuất cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về "xây dựng lực lượng vũ trang riêng".
Tại Đồng Nai, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.
Vào ngày 26/10/2017, vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa như một cách "khủng bố" việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của "lực lượng vũ trang riêng".
Một khi không được "chống lưng" bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại trạm BOT Biên Hòa để "dằn mặt" lái xe là một hành vi "khủng bố" quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi "có đủ điều kiện", chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.
Ở Việt Nam, ngoài tình trạng tham nhũng chất chồng như núi trong "phe địch" lẫn "phe ta", còn một nguồn cơn khác – không kém nguy biến – khiến Nguyễn Phú Trọng ngày càng lo lắng và tìm cách gia tăng cơ chế "kiểm soát quyền lực" đối với cả "phe ta" : nạn cát cứ quyền lực.
Từ cuối năm 2015, có nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng sứ quân và cát cứ quyền lực địa phương đã trở thành mối lo sợ lớn nhất của đảng, chứ không chỉ là nạn tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam, "thế lực thù địch" hay phong trào dân chủ nhân quyền trong nước.
Kể từ sau đại hội 12 đến nay, bất chấp việc Tổng bí thư Trọng đã phần nào "trấn" được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông này, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương không những không giảm mà còn tăng lên. Những bóng ma mới đang mau chóng thay thế những bóng ma cũ. Ở nhiều địa phương, mỗi bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh, hoặc cả hai, đã trở thành những ông vua không ngai.
Nhưng cho đến nay, đảng cầm quyền vẫn chưa có được cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về "nhất thể hóa", do đó sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tụ tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là "có tâm có tầm" do đảng chỉ định làm "lãnh chúa địa phương".
Đó là lý do chắc chắn để không còn cách nào khác, trong những năm tới ông Trọng phải xử cả "phe ta" nhằm "kiểm soát quyền lực" và "trung ương tập quyền".
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 25/04/2018
*****************
Chênh lệch gần 200 tỷ đồng : Tất Thành Cang sẽ bị khởi tố hình sự ?
Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018
Vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè giữa Công ty Tân Thuận (vốn 100% của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai tiếp tục có diễn biến bất lợi cho Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang – nhân vật được dư luận xem là "đệ ruột" của cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đang trực tiếp "nhúng chàm" vụ mua bán này.
Trong trường hợp tồi tệ nhất, Tất Thành Cang (trái) có thể bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng (phải) đã từng. Ảnh : Chân Trời Mới Media
Sau khi Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu "Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ lập tức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành uỷ về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành uỷ trong việc chuyển nhượng hơn 320.000 m2 ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè)", làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan và báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ trước ngày 8/5/2018, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) đã giật tít "Dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) có dấu hiệu vi phạm pháp luật".
Theo cách nhìn của VOV, "Chuyển nhượng khu đất có giá trị lớn không thông qua Ban thường vụ thành ủy, không đấu giá quyền sử dụng đất là có dấu hiệu vi phạm pháp luật".
VOV cũng là một kênh báo đảng chủ chốt đang nhiệt tình cổ vũ công cuộc "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng. Chính đài này là cơ quan truyền thông đã xưng tụng Nguyễn Phú Trọng là "Người đốt lò vĩ đại".
Trước đó, cơ quan Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo cho rằng "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Cần chú ý cụm từ "tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Thông thường, các văn bản hành chính đảng chỉ ghi ngắn gọn "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" hoặc "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" mà không có từ "tập thể".
Cũng thông thường, nếu Công ty Tân Tuận tự quyết định việc bán 30 ha đất Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai, văn bản của Văn phòng thành ủy hoàn toàn có thể nêu "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Vậy vì sao lại có từ "tập thể" một cách bất thường trong văn bản báo cáo của Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ?
Đối nghĩa của "tập thể" là "cá nhân".
Phải chăng đã có một quan chức lãnh đạo nào đó của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh "ký lén" phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" ?
Hiểu cách khác, đó là một kiểu "ăn mảnh" ?
Thái độ có vẻ dứt khoát của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi chỉ đạo kiểm tra và xử ý vụ việc mua bán 30 ha đất Nhà Bè cho thấy ông Nhân đã nắm rõ được văn bản của "Thường trực thành ủy" với tên người ký để phê duyệt vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, và văn bản này là một bằng chứng không thể chối cãi.
Trong khi đó, ngày càng nhiều tờ báo khác của nhà nước đã đồng loạt vào cuộc. Một số tờ báo còn đặt thẳng vấn đề về "lãnh đạo nào của Thành ủy ?". Một vài tờ báo đã bắt đầu nêu tên Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang như "người có liên quan"…
Mới đây, "cây bút tín hiệu" Huy Đức cũng đã ‘gọi tên" Tất Thành Cang như một quan chức phải chịu trách nhiệm về ký tá vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè "có dấu hiệu tham nhũng".
Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.
Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và "quy án" cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.
Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).
Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ?
Khả năng "kịch bản Đinh La Thăng" lặp lại là khá cao. Nếu Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè, mà khả năng này là cao, ông Cang rất có thể sẽ bị "bay chức" ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.
Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Với Tất Thành Cang, trong trường hợp tồi tệ nhất, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự, cho dù hậu quả chưa phải là quá nghiêm trọng. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 25/04/2018
**********************
Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng có ‘ăn chịu’ của Tập đoàn FLC ?
Thiền Lâm, CaliToday, 23/04/2018
Dự án "đang trong giai đoạn lấy ý kiến" nhưng lại "tổ chức lễ khởi công dự án vào ngày 19/5/2018" ; chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi ứng 500 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án của Tập đoàn FLC ; huy động "toàn bộ hệ thống chính trị" phục vụ cho dự án… là những thứ "mùi" rất đặc trưng và cũng rất quen thuộc toát ra từ "lãnh chúa Quảng Ngãi", Chủ tịch Trần Ngọc Căng.
Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ? Ảnh : TTVN
Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu-Lý Sơn giai đoạn 1 tại huyện được đề xuất có tổng quy mô thực hiện 1.243ha thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và xã An Bình (đảo Bé, huyện Lý Sơn). Dự án gồm các hạng mục sân golf, khách sạn, hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng…
Chủ của Tập đoàn FLC lại là một cái tên rất quen thuộc trong giới đại gia và tài phiệt ở Việt Nam : Trịnh Văn Quyết.
Vào những năm 2016 và 2017, cái tên Trịnh Văn Quyết lại được dư luận xã hội gắn với một họ Trịnh khác-Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Hai họ Trịnh này bị đồn đoán quá nhiều về những cú "đi đêm" mà một tỉnh gần như năm nào cũng phải xin gạo cứu đói như Thanh Hóa đã ưu ái đến mức tối đa cho các dự án của FLC tại địa phương này.
Chẳng khác gì Thanh Hóa, Quảng Ngãi cũng là một tỉnh phải vác rá ra chính phủ xin gạo cứu đói hàng năm.
Nhưng còn thê thảm hơn Thanh Hóa, Quảng Ngãi là địa phương có số tàu cá ngư dân bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm va, hành hung và bắn giết nhiều nhất trong năm 2017. Song bất chấp cái hiện tồn cùng cực ấy, "cả hệ thống chính trị vào cuộc" ở Quảng Ngãi vẫn chỉ là "ngư dân bám biển, hải quân bám bờ", còn những gia đình ngư dân có tàu bị tàu Trung Quốc đâm chìm thì chỉ được "hỗ trợ" qua loa và cho có.
Vậy với tư cách là một tỉnh "nghèo rớt mùng tơi", chính quyền Quảng Ngãi lấy đâu ra số tiền 500 tỷ đồng, hoặc phải thẳng tay cắt vào ngân sách an sinh, để đền bù giải tỏa trong thời gian sớm nhất để Tập đoàn FLC có được "đất sạch"-mà hiểu một cách trần trụi là đuổi sạch ngư dân khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn và làm kiệt đường sinh nhai của họ ?
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Lê Mai (trú huyện Bình Sơn) bức bối "Họ làm như thế thì cư dân chúng tôi lấy gì sống ? Tôi mới nghe tin hôm trước trên đài tỉnh mà họ định một tháng nữa khởi công. Chúng tôi chưa có chuẩn bị gì cả".
"Dân chúng tôi xưa nay mở mắt là ngó thấy biển. Chừ họ bao vây lại hết, chúng tôi phải đi cả gần chục cây số mới ra tới biển thì làm ăn chi nữa ?", một ngư dân xã biển Bình Châu lo lắng.
Dân cư ở đây chủ yếu sống nhờ nghề biển. Gia đình nào cũng có người đi biển, buôn bán các hải sản trên biển. Việc triển khai dự án khiến người dân hết sức lo lắng vì bờ biển bị bao bọc hoàn toàn…
Trong khi đó, giới lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và huyện Bình Sơn đang lo sốt vó vì chỉ còn khoảng một tháng là đến ngày khởi công dự án. "Nhiều hộ dân và 5.000 ngôi mộ nằm trên diện tích 50 ha phải bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công trong tháng tới. Thời gian quá gấp, không biết cơ quan chức năng có chạy theo kịp tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng hay không", một lãnh đạo huyện Bình Sơn lo lắng.
Chỉ một tháng nữa, "lãnh chúa" Trần Ngọc Căng sẽ đuổi sạch ngư dân ven biển để dâng toàn bộ "đất sạch" cho Tập doàn FLC của Trịnh Văn Quyết ?
Cái "mùi" toát ra từ Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ngày càng đậm và nồng nặc, khiến người ta không thể không liên tưởng đến một thứ mùi đặc trưng rất quen thuộc ở Đà Nẵng : hai cựu chủ tịch ủy ban nhân dân là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã dâng hiến 31 nhà, đất công sản cho đại gia Vũ "nhôm".
Cả Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến vừa bị "lò" của Nguyễn Phú Trọng khởi tố. Riêng Trần Văn Minh còn phải tra tay vào còng…
Quảng Ngãi bán lưng cho trời… Trong khi hàng trăm ngàn ngư dân các tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình ở miền Trung đã phải treo thuyền treo niêu vì thảm họa xả thải của Formosa-được "nối giáo cho giặc" bởi bí thư Hà Tĩnh vào thời đó là Võ Kim Cự, một vài rẻo đất miền Trung còn lại trong xơ xác như Quảng Ngãi lại đang bị xác xơ thêm bởi những quan chức như Trần Ngọc Căng-học tập cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tinh thần "cả hệ thống chính trị vào cuộc" mà chỉ mang lại lợi ích cho giới doanh gia giàu có và siêu giàu, bỏ mặc lớp dân đen khốn khổ phải hàng ngày đối mặt với mối nguy hiểm khôn cùng từ bóng đen Trung Quốc.
Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : Vì sao dự án đang lấy ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy, Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và cũng chưa có ý kiến của các bộ ngành trung ương, ông lại "ký tắt" để khởi công sớm dự án này như một cách tạo sự đã rồi ?
Và ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ?
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 23/04/2018
Đảng kỷ luật Đồng Nai để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ?
Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018
Đồng Nai là một tỉnh rộng lớn và trù phú nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong quá khứ gần, địa phương này không có nhiều dấu hiệu bị chi phối nhiều bởi "phe cánh quyền lực" – một khái niệm đang rất phổ biến trong cuộc xung đột triền miên của nội bộ đảng, nhưng lại mang nhiều sắc màu của nạn gia đình trị trong giới lãnh đạo, dẫn đến nạn cát cứ quyền lực và còn thể lộ ra hình dạng sứ quân – một hậu quả tất yếu của cơ chế độc đảng mà Bộ Chính trị ở Hà Nội luôn lo sợ vì sẽ khiến dần phi tập trung hóa quyền lực của cấp trung ương.
Đảng kỷ luật Phan Thị Mỹ Thanh không chỉ "chống tham nhũng" mà còn để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ? Ảnh : Tuổi Trẻ
Ngày 23/4/2018, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương với sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã họp xét kỷ luật đối với hai lãnh đạo chóp bu của tỉnh Đồng Nai là Phan Thị Mỹ Thanh – Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng đoàn đại biểu quốc hội, và Đinh Quốc Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Riêng bà Phan Thị Mỹ Thanh bị cho là có những sai phạm thuộc loại "rất nghiêm trọng", đủ để bị khai trừ đảng và do đó phải bị cách chức. Nếu tệ hơn, bà Thanh còn có thể bị khởi tố và bị bắt giam với những dấu hiệu của tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", hoặc nặng hơn là "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong số nhiều quan chức vun vén và phát triển chế độ gia đình trị ở Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Thanh là một trường hợp quan chức thuộc loại "điển hình tiên tiến". Không ít lần, bà Thanh đã trực tiếp ký văn bản ưu đãi cho công ty của chồng bà này trong vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và những vụ việc khác.
Không chỉ thế, ở Đồng Nai còn xuất cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về "xây dựng lực lượng vũ trang riêng".
Tại Đồng Nai, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.
Vào ngày 26/10/2017, vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa như một cách "khủng bố" việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của "lực lượng vũ trang riêng".
Một khi không được "chống lưng" bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại trạm BOT Biên Hòa để "dằn mặt" lái xe là một hành vi "khủng bố" quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi "có đủ điều kiện", chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.
Ở Việt Nam, ngoài tình trạng tham nhũng chất chồng như núi trong "phe địch" lẫn "phe ta", còn một nguồn cơn khác – không kém nguy biến – khiến Nguyễn Phú Trọng ngày càng lo lắng và tìm cách gia tăng cơ chế "kiểm soát quyền lực" đối với cả "phe ta" : nạn cát cứ quyền lực.
Từ cuối năm 2015, có nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng sứ quân và cát cứ quyền lực địa phương đã trở thành mối lo sợ lớn nhất của đảng, chứ không chỉ là nạn tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam, "thế lực thù địch" hay phong trào dân chủ nhân quyền trong nước.
Kể từ sau đại hội 12 đến nay, bất chấp việc Tổng bí thư Trọng đã phần nào "trấn" được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông này, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương không những không giảm mà còn tăng lên. Những bóng ma mới đang mau chóng thay thế những bóng ma cũ. Ở nhiều địa phương, mỗi bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh, hoặc cả hai, đã trở thành những ông vua không ngai.
Nhưng cho đến nay, đảng cầm quyền vẫn chưa có được cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về "nhất thể hóa", do đó sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tụ tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là "có tâm có tầm" do đảng chỉ định làm "lãnh chúa địa phương".
Đó là lý do chắc chắn để không còn cách nào khác, trong những năm tới ông Trọng phải xử cả "phe ta" nhằm "kiểm soát quyền lực" và "trung ương tập quyền".
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 25/04/2018
*****************
Chênh lệch gần 200 tỷ đồng : Tất Thành Cang sẽ bị khởi tố hình sự ?
Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018
Vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè giữa Công ty Tân Thuận (vốn 100% của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai tiếp tục có diễn biến bất lợi cho Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang – nhân vật được dư luận xem là "đệ ruột" của cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đang trực tiếp "nhúng chàm" vụ mua bán này.
Trong trường hợp tồi tệ nhất, Tất Thành Cang (trái) có thể bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng (phải) đã từng. Ảnh : Chân Trời Mới Media
Sau khi Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu "Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ lập tức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành uỷ về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành uỷ trong việc chuyển nhượng hơn 320.000 m2 ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè)", làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan và báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ trước ngày 8/5/2018, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) đã giật tít "Dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) có dấu hiệu vi phạm pháp luật".
Theo cách nhìn của VOV, "Chuyển nhượng khu đất có giá trị lớn không thông qua Ban thường vụ thành ủy, không đấu giá quyền sử dụng đất là có dấu hiệu vi phạm pháp luật".
VOV cũng là một kênh báo đảng chủ chốt đang nhiệt tình cổ vũ công cuộc "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng. Chính đài này là cơ quan truyền thông đã xưng tụng Nguyễn Phú Trọng là "Người đốt lò vĩ đại".
Trước đó, cơ quan Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo cho rằng "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Cần chú ý cụm từ "tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Thông thường, các văn bản hành chính đảng chỉ ghi ngắn gọn "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" hoặc "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" mà không có từ "tập thể".
Cũng thông thường, nếu Công ty Tân Tuận tự quyết định việc bán 30 ha đất Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai, văn bản của Văn phòng thành ủy hoàn toàn có thể nêu "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Vậy vì sao lại có từ "tập thể" một cách bất thường trong văn bản báo cáo của Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ?
Đối nghĩa của "tập thể" là "cá nhân".
Phải chăng đã có một quan chức lãnh đạo nào đó của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh "ký lén" phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" ?
Hiểu cách khác, đó là một kiểu "ăn mảnh" ?
Thái độ có vẻ dứt khoát của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi chỉ đạo kiểm tra và xử ý vụ việc mua bán 30 ha đất Nhà Bè cho thấy ông Nhân đã nắm rõ được văn bản của "Thường trực thành ủy" với tên người ký để phê duyệt vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, và văn bản này là một bằng chứng không thể chối cãi.
Trong khi đó, ngày càng nhiều tờ báo khác của nhà nước đã đồng loạt vào cuộc. Một số tờ báo còn đặt thẳng vấn đề về "lãnh đạo nào của Thành ủy ?". Một vài tờ báo đã bắt đầu nêu tên Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang như "người có liên quan"…
Mới đây, "cây bút tín hiệu" Huy Đức cũng đã ‘gọi tên" Tất Thành Cang như một quan chức phải chịu trách nhiệm về ký tá vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè "có dấu hiệu tham nhũng".
Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.
Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và "quy án" cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.
Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).
Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ?
Khả năng "kịch bản Đinh La Thăng" lặp lại là khá cao. Nếu Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè, mà khả năng này là cao, ông Cang rất có thể sẽ bị "bay chức" ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.
Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Với Tất Thành Cang, trong trường hợp tồi tệ nhất, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự, cho dù hậu quả chưa phải là quá nghiêm trọng. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 25/04/2018
**********************
Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng có ‘ăn chịu’ của Tập đoàn FLC ?
Thiền Lâm, CaliToday, 23/04/2018
Dự án "đang trong giai đoạn lấy ý kiến" nhưng lại "tổ chức lễ khởi công dự án vào ngày 19/5/2018" ; chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi ứng 500 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án của Tập đoàn FLC ; huy động "toàn bộ hệ thống chính trị" phục vụ cho dự án… là những thứ "mùi" rất đặc trưng và cũng rất quen thuộc toát ra từ "lãnh chúa Quảng Ngãi", Chủ tịch Trần Ngọc Căng.
Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ? Ảnh : TTVN
Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu-Lý Sơn giai đoạn 1 tại huyện được đề xuất có tổng quy mô thực hiện 1.243ha thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và xã An Bình (đảo Bé, huyện Lý Sơn). Dự án gồm các hạng mục sân golf, khách sạn, hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng…
Chủ của Tập đoàn FLC lại là một cái tên rất quen thuộc trong giới đại gia và tài phiệt ở Việt Nam : Trịnh Văn Quyết.
Vào những năm 2016 và 2017, cái tên Trịnh Văn Quyết lại được dư luận xã hội gắn với một họ Trịnh khác-Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Hai họ Trịnh này bị đồn đoán quá nhiều về những cú "đi đêm" mà một tỉnh gần như năm nào cũng phải xin gạo cứu đói như Thanh Hóa đã ưu ái đến mức tối đa cho các dự án của FLC tại địa phương này.
Chẳng khác gì Thanh Hóa, Quảng Ngãi cũng là một tỉnh phải vác rá ra chính phủ xin gạo cứu đói hàng năm.
Nhưng còn thê thảm hơn Thanh Hóa, Quảng Ngãi là địa phương có số tàu cá ngư dân bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm va, hành hung và bắn giết nhiều nhất trong năm 2017. Song bất chấp cái hiện tồn cùng cực ấy, "cả hệ thống chính trị vào cuộc" ở Quảng Ngãi vẫn chỉ là "ngư dân bám biển, hải quân bám bờ", còn những gia đình ngư dân có tàu bị tàu Trung Quốc đâm chìm thì chỉ được "hỗ trợ" qua loa và cho có.
Vậy với tư cách là một tỉnh "nghèo rớt mùng tơi", chính quyền Quảng Ngãi lấy đâu ra số tiền 500 tỷ đồng, hoặc phải thẳng tay cắt vào ngân sách an sinh, để đền bù giải tỏa trong thời gian sớm nhất để Tập đoàn FLC có được "đất sạch"-mà hiểu một cách trần trụi là đuổi sạch ngư dân khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn và làm kiệt đường sinh nhai của họ ?
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Lê Mai (trú huyện Bình Sơn) bức bối "Họ làm như thế thì cư dân chúng tôi lấy gì sống ? Tôi mới nghe tin hôm trước trên đài tỉnh mà họ định một tháng nữa khởi công. Chúng tôi chưa có chuẩn bị gì cả".
"Dân chúng tôi xưa nay mở mắt là ngó thấy biển. Chừ họ bao vây lại hết, chúng tôi phải đi cả gần chục cây số mới ra tới biển thì làm ăn chi nữa ?", một ngư dân xã biển Bình Châu lo lắng.
Dân cư ở đây chủ yếu sống nhờ nghề biển. Gia đình nào cũng có người đi biển, buôn bán các hải sản trên biển. Việc triển khai dự án khiến người dân hết sức lo lắng vì bờ biển bị bao bọc hoàn toàn…
Trong khi đó, giới lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và huyện Bình Sơn đang lo sốt vó vì chỉ còn khoảng một tháng là đến ngày khởi công dự án. "Nhiều hộ dân và 5.000 ngôi mộ nằm trên diện tích 50 ha phải bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công trong tháng tới. Thời gian quá gấp, không biết cơ quan chức năng có chạy theo kịp tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng hay không", một lãnh đạo huyện Bình Sơn lo lắng.
Chỉ một tháng nữa, "lãnh chúa" Trần Ngọc Căng sẽ đuổi sạch ngư dân ven biển để dâng toàn bộ "đất sạch" cho Tập doàn FLC của Trịnh Văn Quyết ?
Cái "mùi" toát ra từ Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ngày càng đậm và nồng nặc, khiến người ta không thể không liên tưởng đến một thứ mùi đặc trưng rất quen thuộc ở Đà Nẵng : hai cựu chủ tịch ủy ban nhân dân là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã dâng hiến 31 nhà, đất công sản cho đại gia Vũ "nhôm".
Cả Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến vừa bị "lò" của Nguyễn Phú Trọng khởi tố. Riêng Trần Văn Minh còn phải tra tay vào còng…
Quảng Ngãi bán lưng cho trời… Trong khi hàng trăm ngàn ngư dân các tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình ở miền Trung đã phải treo thuyền treo niêu vì thảm họa xả thải của Formosa-được "nối giáo cho giặc" bởi bí thư Hà Tĩnh vào thời đó là Võ Kim Cự, một vài rẻo đất miền Trung còn lại trong xơ xác như Quảng Ngãi lại đang bị xác xơ thêm bởi những quan chức như Trần Ngọc Căng-học tập cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tinh thần "cả hệ thống chính trị vào cuộc" mà chỉ mang lại lợi ích cho giới doanh gia giàu có và siêu giàu, bỏ mặc lớp dân đen khốn khổ phải hàng ngày đối mặt với mối nguy hiểm khôn cùng từ bóng đen Trung Quốc.
Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : Vì sao dự án đang lấy ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy, Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và cũng chưa có ý kiến của các bộ ngành trung ương, ông lại "ký tắt" để khởi công sớm dự án này như một cách tạo sự đã rồi ?
Và ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ?
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 23/04/2018