Tất nhiên không phải tự nhiên ông Chính nhắc tới "lòng dân" khi đề cập đến "thu thuế". Song khuyén khích "thu được lòng dân" để "thu được thuế" hoàn toàn không tử tế.
Ngành thuế phấn đấu đến 30/6, 100% các tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện Hóa đơn điện tử (Ảnh: Tổng cục Thuế).
Chắc chắn nhiều người sẽ kinh ngạc khi biết ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam – vừa phát biểu như thế này về "thuế" và "lòng dân" tại "Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc" mới tổ chức tại Hà Nội : "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, công chức ngành thuế : ‘Thu thuế phải thu được lòng dân’, bây giờ chúng ta cụ thể hóa rằng, nếu thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế" (1).
Trong "thu thuế phải thu được lòng dân",rõ ràng "lòng dân" là yếu tố có tính chất nền tảng và phải dựa vào đó để đặt định chính sách thuế, chi phối hoạt động "thu thuế". Khi ông Chính "cụ thể hóa" thì "lòng dân" chẳng khác gì một thứ "thức nhắm" để tìm cách chế biến và trục lợi. Làm sao "thu thuế phải thu được lòng dân" lại có thể giống với "nếu thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế" ?
Khoan bàn đến chuyện "Thu thuế phải thu được lòng dân" có đúng là ý tưởng riêng của ông Hồ Chí Minh hay không, bởi ông Hồ Chí Minh thường mượn ý kiến của rất nhiều người và hậu bối của ông rất thích xóa nguồn, lấy tên ông làm "nhãn", chỉ riêng chuyện ông Chính viện dẫn ông Hồ Chí Minh, bóp méo điều được cho là "căn dặn" của ông Hồ Chí Minh để ngụy biện cho việc đặt định chính sách thuế đủ khiến người ta hãi hùng về chuyện "học tập tư tưởng Hồ Chí Minh" !
***
Tuy nhân loại vẫn chưa đạt được quan niệm chung về thuế nhưng đa số đồng thuận trong việc xem thuế là hình thức đóng góp tài chính cho bộ máy quản trị, điều hành của một quốc gia mà các cá nhân, tổ chức ở quốc gia đó bị buộc phải thi hành. Bộ máy quản trị, điều hành một quốc gia được xem là lành mạnh, có năng lực nếu minh bạch, chấp nhận để bị giám sát trong thu - chi tiền thuế, biết dùng chính sách thuế như công cụ để phát triển kinh tế, có thể cung cấp phúc lợi công cộng, thực thi chính sách an sinh bằng tiền thu được từ thuế.
Việt Nam là một trong số không nhiều quốc gia mà bộ máy quản trị, điều hành xem thuế như nguồn tài nguyên vô tận và chính sách thuế chỉ là tập hợp những "giải pháp sáng tạo" phương thức khai thác. Cho nên mới có những chuyện như chính phủ đốc thúc ngành thuế phảithường xuyên rà soát, bảo đảm đầy đủ dữ liệu giải trình khi có yêu cầu với những cá nhân hoạt động không thường xuyên như xe ôm, xe lam, người kinh doanh quán cóc, vỉa hè (3). Hay không cho "tài xế công nghệ" (mỹ từ dùng để gọi giới chạy xe ôm ký hợp đồng với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tìm – nhận khách qua một số ứng dụng trên Internet, điện thoại), nộp thuế theo mức cũ (khoán thuế giá trị gia tăng ở mức 3%) mà phải đóng thuế giá trị gia tăng là 10% trên doanh thu (4). Hoặc có những cá nhân hữu trách như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, công khai chỉ trích hệ thống công quyền bỏ sót những người bán trà đá vì đó là lĩnh vực kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thế giới, từ 5.000% đến 7.000% nhưng không góp đồng nào cho ngân sách (5) ! Những trí thức có học vị "Tiến sĩ" bất chấp dân tình ta thán, khẳng định chính sách thuế và quản lý thuế của Việt Nam rất ổn và khuyên chính phủ :Thu thuế như vặt lôngmột con vịt, vặt là m sao được càng nhiều lông càng tốt (6).
Có lẽ chẳng quốc gia nào trên thế giới lại có nhiều cá nhân thuộc đủ mọi giới, từ năm này qua năm khác, hết dịp này đến dịp khác, liên tục lặp đi, lặp lại một đề nghị cũ mèm là "khoan sức dân" vì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chỉ "khoan" vào nội lực quốc gia bằng thuế - phí. Nếu dùng "khoan sức dân" làm từ khóa để thử xem có bao nhiêu kết quả trên Internet qua Google, sẽ thấy con số 153 triệu !
Điều đáng nói là dẫu gánh về thuế - phí càng ngày càng nặng nhưng diện mạo kinh tế càng ngày càng ảm đạm, phúc lợi công cộng càng ngày càng giảm, cơ hội thụ hưởng giáo dục, y tế miễn phí của những người yếu thế càng ngày càng xa tầm với, nếu không có gì thay đổi, sắp tới sử dụng cao tốc được đầu tư bằng công quỹ cũng phải trả phí (6). Không biết đến lúc nào tiền thu được từ thuế - phí ngưng chảy vào đủ loại dự án, công trình vô bổ kiểu như (cổng chào, tượng đài, quảng trường...). Không biết đến lúc nào việc sử dụng thuế - phí được loan báo rộng rãi, được các đại diện thật sự do dân cử giám sát chặt chẽ, cân nhắc cẩn thận khi bỏ phiếu phê chuẩn.
Tất nhiên không phải tự nhiên ông Chính nhắc tới "lòng dân" khi đề cập đến "thu thuế". Song khuyến khích "thu được lòng dân" để "thu được thuế" hoàn toàn không tử tế. Kiểu lập ngôn này cho thấy tâm địa của ông Chính. Chẳng lẽ ông cũng như đảng của ông, chính phủ của ông tin rằng quản trị, điều hành quốc gia chỉ là đầu tư thời gian, trí lực, sức lực để sáng tạo "chiêu, trò" nhằm "thu được lòng dân" thì tiền thu được từ thuế lại sẽ dồi dào và có thể tiếp tục duy trì sự "ổn định chính trị" ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 22/04/2022
Chú thích
(3) https://tuoitre.vn/tai-xe-xe-cong-nghe-run-vi-thue-sap-tang-20201124210837981.htm
(4) https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/thue-voi-toi-nguoi-ban-tra-da-967152.html
Thu thuế như vặt lông một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt, nhất là trong bối cảnh ngân sách như thế này...
Các thành phần của cao tốc Bắc-Nam đang được xây dựng. Hình minh họa.
Theo hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì Bộ Giao thông và vận tải đang chuẩn bị trình Dự luật "Đường bộ" cho Quốc hội xem xét và "sáng kiến" đáng chú ý nhất của dự luật này là cao tốc dẫu có được xây dựng bằng ngân sách thì vẫn tổ chức thu phí như các dự án hạ tầng do tư nhân bỏ vốn thực hiện.
Trả lời tờ Dân Việt, một số chuyên gia khẳng định, "sáng kiến" đó nguy hiểm vì "dễ gây bất bình trong xã hội". Ông Lê Đăng Doanh – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế cho rằng không nên áp dụng "sáng kiến" vì : Lấy tiền đóngthuế của dân làm đường rồi bắt dân phải trả phí dùngchính con đường đó là bất hợp lý ! Trong tình hình kinh tế khó khăn nhưhiện nay, nếu thu phí sẽ gây ra tình trạng phí chồng phí, khiếngiá thành tăng, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người dân.
Ông Nguyễn Văn Thanh – cựu Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết, ông và nhiều người đã từng phản đối "sáng kiến" này vì "dù họ lý giải là để thu hồi vốn hay cải tạo hệ thống đường cũ thì cũng không hợp lý". Theo ông Thanh, "sáng kiến" đã bị phản đối từ khi Dự luật Đường bộ được giới thiệu cho công chúng góp ý nhưng giờ vẫn còn nguyên để trình Quốc hội. Đó cũng là lý do ông Thanh nhấn mạnh :Đây là chuyệnliên quan đến chi phí doanh nghiệp, tính hợp lý, hợp pháp của vấn đề.
Ở góc độ doanh nhân, ông Thanh chỉ ra một yếu tố khác :Nếu nhà nước đầu tư vàohạ tầng và cũng thu phí thì ai sẽ cạnh tranh lại ? Làmsao có thể khuyến khích bỏvốn đầutư vào hạ tầng ? Ông Khúc Hữu Thanh Hải – giám đốc một công ty vận tải ở Hải Phòng - lưu ý :Doanh nghiệp sẽthêm khó khăn do chí phí gia tăng. Áp lực từ cước vận tải sẽ đẩy gánh nặng sang vai người dânvà doanh nghiệp, trong khi hầu hết doanh nghiệp đang rất khó khăn để hồiphục sau hai năm đại dịch(1).
Ở góc độ dân sinh, chắc chắn không có bất kỳ ai muốn trả quá nhiều cho dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là ở thời điểm "gạo châu, củi quế", tất cả mọi thứ dịch vụ, sản phẩm đều tăng giá, ngoại trừ lương. Phí cầu đường tăng sẽ khiến mọi thứ đắt đỏ hơn vì chi phí vận chuyển, phân phối cao hơn. Doanh giới cũng vậy, thuế và phí càng nhiều thì giá thành càng cao, mãi lực càng giảm, khả năng cạnh tranh suy yếu cả trong xuất cảng lẫn trên sân nhà khi Việt Nam đã mở toang cửa bằng đủ thứ hiệp định thương mại tự do.
Liệu Quốc hội có bác "sáng kiến" dùng ngân sách đầu tư cho cao tốc rồi tổ chức thu phí như các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT hay không ? Câu trả lời dường như là không vì ông Phạm Minh Chính đã dõng dạc tuyên bố"sẽ hoàn thành 2.000 km đường cao tốc trong nhiệm kỳ Thủ tướng của ông - giai đoạn từ 2021 – 2026" (2). Không may, ngoài việc là Thủ tướng, ông Chính còn là Ủy viên Bộ Chính trị mà Bộ Chính trị lại lãnh đạo Quốc hội !
Đầu năm nay, Quốc hội đã nhất trí chuyển 12 dự án là 12 phần của cao tốc Bắc - Nam sang hình thức đầu tư bằng ngân sách. Từ 2021 – 2025, nhà nước sẽ chi khoảng 147.000 tỉ đồng (xấp xỉ 6,4 tỷ Mỹ kim) để thực hiện 12 dự án này. Dự luật "Đường bộ" còn đang chờ trình Quốc hội thì Bộ Giao thông và vận tải đã soạn xong "Đề án thu phí với cao tốc đầu tư bằng ngân sách" (3) để chính phủ trình luôn cho Quốc hội xem xét. Nếu chủ trương được Quốc hội gật đầu, liên Bộ Tài chính - Giao thông và vận tải sẽ công bố phương án thu phí cụ thể.
Đầu tháng này, song song với việc khẳng định phải hoàn tất 2.000 km cao tốc trong nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, ông Chính còn nhấn mạnh :Phát triển hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược của đảng, nhà nước ta, trong đó có hạ tầng giao thông.Nhiệm kỳ Thủ tướng cũng là nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ Chính trị khóa 13. Đại hội đảng lần thứ 13 đã đưa 2.000 km cao tốc vào "nghị quyết", đại biểu Quốc hội nào dám lắc ?
***
Dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm mà ngoại nhân không thể nào cảm được hay hiểu được. "Sáng kiến" tổ chức thu phí cả ở những cao tốc được xây dựng bằng ngân sách như các dự án hạ tầng do tư nhân bỏ vốn thực hiện chỉ là một khía cạnh có liên quan đến "làm luật" tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cách nay khoảng 18 tháng - hồi tháng 11 năm 2020, tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội Khóa 14, đa số đại biểu đã bác bỏ việc tách Luật Giao thông đường bộ thành hai bộ luật riêng biệt, một về "Đường bộ" (bao gồm các qui định về hạ tầng Giao thông đường bộ, phương tiện Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ) và một về "Bảo đảm trật tự, an toàn Giao thông đường bộ(bao gồm quy tắc Giao thông đường bộ, các qui định liên quan đến quản lý, kiểm soát xe cộ, tài xế).
Nỗ lực tách Luật Giao thông đường bộ thành hai bộ luật riêng biệt bị xem là quái gở vì :Chẳng có quốc gia nào nghĩ tới việc tách LuậtGiao thông đường bộnhư Việt Nam (4) và bị cả các chuyên gia lẫn doanh giới, đặc biệt là những doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực Giao thông và vận tải phản đối gay gắt do trái thông lệ quốc tế, phá vỡ sự đồng bộ về hệ thống pháp luật Giao thông và vận tải (5).
Sau khi nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 14 kết thúc. Chính phủ Việt Nam tiếp tục trình Quốc hội khóa 15 kế hoạch làm luật mới, đính kèm "sáng kiến" cũ, tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành hai bộ luật là "Đường bộ" và "Bảo đảm trật tự, an toàn Giao thông đường bộ".Nếu không có gì thay đổi thì Dự luật "Đường bộ" sẽ được Quốc hội khóa 15 xem xét vào tháng tới.
Do "sáng kiến" tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành làm đôi bị chỉ trích là chỉ nhằm thỏa mãn yêu cầu của Bộ Công an : Giành việc quản lý đào tạo - sát hạch - cấp giấy phép lái xe tử tay Bộ Giao thông và vận tải với lý dotai nạn giao thông cao và cần xử lý vấn nạn giấy phép lái xe giả,nên tháng trước, Thủ tướng Việt Nam trấn an công chúng "chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông và vận tải" (6). "Chưa" không phải là "không" và Dự luật "Bảo đảm trật tự, an toàn Giao thông đường bộ" vẫn do công an soạn thảo.
Dù sao cũng nên cám ơn ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng - vì trước mắt, dân chúng cũng như doanh giới chỉ phải lo về hậu quả "sáng kiến" thu phí ngay cả với cao tốc đầu tư bằng ngân sách. Giữa năm 2017, khi tham gia thảo luận về kinh tế tư nhân, sau khi khẳng định chính sách thuế và quản lý thuế của Việt Nam rất ổn, một ông tiến sĩ từng nhắn nhủ chính phủ thế này :Thu thuế như vặt lôngmột con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt, nhất là trong bối cảnh ngân sách như thế này (7). "Chưa giao công an quản lý đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe", chỉ tập trung vào "sáng kiến" trong Dự luật "Đường bộ" có giống kỹ năng vặt lông đủ khéo để vịt đừng kêu thảm thiết quá không ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/04/2022
Chú thích
(4) https://tuoitre.vn/khong-nuoc-nao-tach-luat-giao-thong-duong-bo-thanh-2-luat-20220214154154517.htm
(6) https://plo.vn/do-thi/chinh-phu-dong-y-chua-chuyen-bo-cong-an-cap-bang-lai-xe-1047548.html