Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Câu chuyện người Việt vượt biển tìm tự do ở nước khác đã và vẫn đang hiện hữu. Tại sao họ phải tìm mọi cách dù đối mặt quá nhiều khó khăn.

Câu chuyện về thuyền nhân Việt Nam thời nay ra sao, là đề tài của Hội luận tại RFA Studio với ba vị khách mời :

1. Nhà báo Shira Sebban – đến từ nước Úc, Tác giả cuốn sách Vietnam’s Modern Day Boat People Thuyền Nhân VN Thời Hiện Đại.

2. Cô Grace Bùi, thiện nguyện viên độc lập chuyên tranh đấu về nhân quyền và pháp lý cho người tị nạn VN ở Thái Lan trong chín năm qua.

3. Luật sư nhân quyền Võ An Đôn, đến Mỹ tháng Mười Một 2023 sau khi bị nhà cầm quyền VN trù dập vì đứng ra bênh vực cho những vượt biên sang Úc và sang Indonesia. Đài Á Châu Tự Do RFA trụ sở tại thủ đô Washington Hoa Kỳ, cung cấp thông tin đa dạng, chính xác, trung thực về các vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội, đời sống tại Việt Nam và trên Thế Giới.

Nguồn : RFA, 10/09/2024

Additional Info

  • Author Thanh Trúc, Shira Sebban, Grace Bùi, Võ An Đôn
Published in Video
dimanche, 03 mai 2020 23:52

Một ngày cho Thuyền nhân

Lời tác giả :

Cuộc tấn công "thần tốc" của quân đội miền Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn, và kết thúc vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, đã kéo theo một thảm họa nhân đạo chưa từng xảy ra đối với nhân loại kể từ sau Thế Chiến II. Thảm họa này được thế giới gọi tên "Boat People" (thuyền nhân), cái tên đã trở thành lịch sử. Nhưng thảm họa thuyền nhân – bỏ nước ra đi - đã diễn ra nhiều ngày trước 30/04/1975 và vẫn còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, dù bằng những hình thức khác, với những bi kịch khác, như vụ tất cả 39 người Việt đã cùng chết ngạt trong một xe tải trên đường trốn vào Anh tháng 10/2019. Lịch sử thuyền nhân Việt Nam chắc chắn vẫn còn kéo dài chừng nào cái chính thể đã chiến thắng vào ngày 30/04/1975 còn tồn tại.

boat1

Cuốn sách L’exode vietnamien – les réfugiés de Pulau Bidong của Patrice Franceschi, ấn hành 08/1979, là một nỗ lực quí giá ghi lại đoạn đầu lịch sử thuyền nhân của người Việt Nam chúng ta. Đây là một lịch sử không đáng hãnh diện nhưng không thể và không nên chối bỏ hay quên lãng.

Nhân dịp 30/04, xin mời quí vị xem một vài thông tin có tính phóng sự, thống kê trong cuốn sách này về Thuyền Nhân.

Người dịch và tóm lược Phạm Hồng Sơn, 25/04/2020

* * *

Chắc chắn ngày 15 tháng Sáu năm 1979 sẽ được các sử gia tương lai ghi nhận là một trong những mốc quan trọng trong lịch sử của những người tỵ nạn Việt Nam. Bởi vào ngày này toàn thế giới mới bắt đầu thực sự mở to đôi mắt để nhìn vào những thảm cảnh đã diễn ra trên các vùng biển gần bờ tại Biển Đông. Trong bốn năm, đã có hàng trăm ngàn người Việt bỏ nước ra đi trước sự thờ ơ ráo hoảnh của công luận quốc tế. Có mấy ai biết trước thời điểm này đã có khoảng 100 tới 200 000 người đã chết đuối giữa biển khơi trên đường trốn chạy khỏi Việt Nam ?

boat0

Số người tỵ nạn cứ tiếp tục tăng dần lên, chen chúc trong các trại dựng tạm ở Thái Lan, Indonésie, Mã Lai, Philippines và ở nhiều nơi không mấy ai biết. Thi thoảng báo chí cũng có vài dòng cho biết lại xảy ra một thảm cảnh chìm thuyền nghiêm trọng hơn thảm cảnh mới xảy ra, một cuộc họp thượng đỉnh ở đâu đó hay một vài quyết định nào đó. Thậm chí một bài báo còn viết rõ "ở đó đang diễn ra một chuyện không bình thường". Nhưng chẳng có mấy ai để ý đến những vụ chết chóc đó. Thảm cảnh người tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi đã chìm nghỉm trong biển cả thông tin hàng ngày của thế giới với muôn vàn sự kiện.

Mọi sự hẳn sẽ còn tiếp diễn như thế, với số người tỵ nạn chết đuối cứ chồng lên trên biển hay sự đau khổ của họ cứ kéo lê trong các trại tỵ nạn, nếu như không có sự xuất hiện của con tàu Đảo Ánh Sáng (Île de lumière) [i] và nhất là nếu không có ngày 15 tháng Sáu năm 1979 - đồng loạt các nước có trại tỵ nạn tạm cư tuyên bố sẽ đẩy tất cả hàng ngàn thuyền nhân ra biển khơi vì các quốc gia của họ đang khốn đốn. Lời đe dọa hóa ra lại biến thành tiếng kêu cứu đánh thức con người. Bỗng nhiên, người ta biết rằng 300 000 thuyền nhân đang sắp bị giết chết. Đây chẳng còn là vấn đề trục trặc trong việc giải quyết dòng người di cư nữa, mà là một cuộc thảm sát holocauste mới đang chuẩn bị thực hiện, công khai và ráo riết ngay trước mắt công luận.

Như để chứng minh không phải đe dọa suông, chính quyền Malaisie đã tăng cường các cuộc xua đuổi và cho đăng tải các con số hàng ngàn thuyền nhân đã bị xô ra ngoài bể. Chính quyền Thái Lan còn mạnh bạo hơn, họ đẩy người tỵ nạn Cambodge về lại xứ sở gốc dù biết rõ hậu quả sẽ là cái chết. Ở châu Âu, công luận hét lên : Ôi, Khủng khiếp !

Ngày 15 tháng Sáu năm 1979, lương tâm của phương Tây, cả chính quyền lẫn dân thường, đã thức tỉnh trước thảm họa thuyền nhân.

* * *

Tại trại Pulau Bidong (Malaisie), mười lăm ngày đầu của tháng Sáu vẫn diễn ra mọi sự buồn khổ giống như gần 300 ngày trước đó. Trong thời gian này đã có khoảng 30 thuyền tỵ nạn cập đảo đưa tổng số thuyền tỵ nạn tới đảo lên thành 450 và tổng số thuyền nhân trên đảo lên con số 42 000 người trên một diện tích 1,2 km­­2. Có lẽ đây là nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Trên tàu Đảo Ánh Sáng, công việc cứu chữa bệnh tật cho thuyền nhân vẫn tiếp tục. Tới nay, nhóm bác sĩ tình nguyện thứ ba người Pháp đã tới luân phiên thực hiện công việc nhân đạo này. Ngoài chuyên môn y tế, những người tình nguyện còn phải đối mặt với những vấn đề đã diễn ra từ trước : Giới chức Mã Lai ngày càng cay nghiệt với thuyền nhân. Những con thuyền tỵ nạn mới vẫn cố tiến gần tới Đảo Ánh Sáng trước sự cảnh giới, xua đuổi của các cảnh sát Mã Lai. Một lần, trong đêm, một con thuyền mỏng manh đã thoát được sự vây bắt của giới chức Mã Lai và cập sát vào Đảo Ánh Sáng. Người trên thuyền cho biết có nhiều thuyền nhân đang bị bệnh hoặc bị thương. Trước tình cảnh này, thuyền trưởng Herbelin đã quyết định đưa hết mọi người từ thuyền lên Đảo Ánh Sáng. Nhưng cảnh sát đã lao tới phản đối các bác sĩ. Viên chỉ huy ra lệnh phải trả lại ngay lập tức tất cả các thuyền nhân cho họ. Herbelin trả lời rằng anh là người có toàn quyền quyết định trên Đảo Ánh Sáng và không thể đẩy những thuyền nhân ốm yếu, thương tật này ra biển khơi, tất cả sẽ chết mất. Đứng trên Đảo Ánh Sáng, các dây thần kinh của cô y tá trẻ Guylaine Martin, người Pháp, chạy dần dật. Chứng kiến cảnh tượng ngang trái ngay từ đầu, Guylaine Martin, giận điên người, đã khạc và nhổ một bãi nước bọt vào thẳng toán cảnh sát. Để tránh rắc rối, thuyền trưởng Herbelin đã phải giải thích ngay rằng người phụ nữ này là một bệnh nhân bị viêm phế quản từ lâu và rất hay khạc nhổ. Toán cảnh sát dường như đã tin ngay vào lời giải thích. Nhưng để chắc chắn hơn, để buộc cảnh sát phải chấp nhận để 300 thuyền nhân ở lại Đảo Ánh Sáng, anh thợ máy cùng vài thủy thủ khác đã nhanh chóng dùng một chiếc rìu đục thủng một lỗ to vào lòng thuyền của thuyền nhân. Thần chết đã bị đuổi đi trong gang tấc !

Ngày 15 tháng Sáu đã tới : ông phó Thủ tướng Mã Lai M. Mahathir tuyên bố thẳng rằng 76 000 "di dân bất hợp pháp" đang tạm trú trên đất nước của ông sẽ bị đẩy ra ngoài vùng biển quốc tế và chính quyền sẽ ra luật mới để ngăn tất cả các thuyền nhân mới.

Trong những ngày tiếp theo, không một thuyền tỵ nạn nào cập đảo Pulau Bidong. Giới chức Mã Lai đã thực sự xua đuổi thuyền nhân. Họ còn tiến hành sửa chữa, đóng mới các tàu thuyền cần thiết để đưa thuyền nhân trong trại ra biển. Để tránh bạo động, họ tung tin để những người sắp chết tin rằng ở ngoài khơi các tàu Mỹ đang chờ họ.

Tại Pháp, ủy ban "Một con tàu cho Việt Nam" dưới sự điều hành của bác sĩ Bernard Kouchner đã cho tổ chức ngay một cuộc họp báo tại khách sạn Lutetia nhằm báo động công luận và yêu cầu chính phủ phải hành động ngay. Tham dự cuộc họp báo là đại diện của nhiều tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, thế tục và người ta lại thấy các trí thức danh tiếng, nhiều người còn là đối thủ của nhau cùng xuất hiện : Glucksmann, Sartre, Aron, Montand, Signoret, v.v. Bernard Kouchner thông báo sẽ thành lập một ủy ban châu Âu cho người tỵ nạn Đông Dương và yêu cầu, không cần chờ phải có hội nghị quốc tế, nước Pháp và một số nước khác phải lập ngay các trại tỵ nạn trung chuyển trên lãnh thổ của mình để chia sẻ gánh nặng với các nước Đông Nam Á. Ông đề nghị lập ngay một cầu hàng không. Bernard Kouchner nói rằng dù Pháp đã có hành động khá lớn, nhận hơn 50 000 thuyền nhân, nhưng với tình trạng khẩn cấp hiện nay nước Pháp vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa.

Bernard Stasi, phó Chủ tịch Hạ viện, đảm bảo rằng ít nhất quota thuyền nhân của Pháp sẽ được chu tất và cho biết trong những ngày tới sẽ triệu tập một cuộc họp nghị viện về vấn đề nhân quyền.

Raymond Aron cho rằng những hành động tự nguyện của xã hội như Đảo Ánh Sáng là cần thiết nhưng chưa đủ, cần phải có thêm hành động từ chính phủ.

Jean-Paul Sartre thì khẳng định cần phải giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các tỵ nạn-thuyền nhân cho dù những người này không phải luôn luôn đứng cùng chính kiến với ông và dù tỷ lệ thất nghiệp của Pháp vẫn cao.

Nhiều tổ chức, cá nhân đã đưa ra các sáng kiến, cam kết hành động, từ việc nhận một gia đình thuyền nhân tới ở nhà mình trong 06 tháng cho tới việc nhận các trẻ em đã mất cha mẹ làm con nuôi.

Cuộc họp báo kết thúc bằng một yêu cầu từ cử tọa gửi tới Tổng thống Giscard d’Estaing về việc mở ngay một trại tỵ nạn đầu tiên và lập một cầu hàng không để đưa thuyền nhân tới Pháp, bất kể họ là người Việt Nam, Cambodge hay Lào.

Begin, Thủ tướng Israël gửi thư cho Tổng thống Mỹ Carter nói về các hạn chế của cuộc họp báo và đề nghị tất cả các quốc gia nên chấp nhận ngay một số lượng thuyền nhân tương ứng với khả năng của mình.

Jean-Paul II, Giáo hoàng Vatican, phát ra lời kêu gọi "lương tâm nhân loại" và đề nghị mỗi con người hãy nhận lấy một phần trách nhiệm.

Ngày 20 tháng Sáu, Bernard Kouchner cùng bác sĩ gây mê Michel Bonnot lên đường bay tới Pulau Bidong mang theo một hàng hóa đặc biệt : 75 000 liều vaccin TAB chống thương hàn. Vài ngày sau 480 Kg các loại vaccin khác (bại liệt, bạch hầu) tiếp tục được gửi đến để bắt đầu chương trình tiêm chủng cho thuyền nhân.

Ngày 22 tháng Sáu, hai thuyền chở 900 thuyền nhân đã bị đẩy ra khơi xa bất chấp thỉnh cầu của Đại sứ Pháp Travert tại Mã Lai kêu gọi chính quyền Mã Lai đừng xua đuổi thuyền nhân. Ngày 24 tháng Sáu, lợi dụng một cơn bão biển, một chiếc thuyền dài 24 m, mang số hiệu 0020, chở 600 người đã lọt được vào đảo. Song phải nhờ có sự can thiệp của Bernard Kouchner và sự hiện diện của nhiều nhà báo, những thuyền nhân này mới không bị đẩy ra biển. Cũng ngày này tại Pháp, có chừng 2 000-3 000 người gốc Đông Dương biểu tình ở chân tháp Eiffel kêu gọi mở một hội nghị quốc tế về thuyền nhân.

François Mitterrand kêu gọi các thị trưởng trong đảng xã hội của ông nhận 20 000 thuyền nhân trong 6 tháng hoặc 1 năm. Ông còn nói rõ rằng đảng của ông "sẽ hợp tác với mọi sáng kiến của Pháp, bất chấp mọi phản đối chính trị, để cứu giúp thuyền nhân".

Jacques Chirac, Thị trưởng Paris, tuyên bố thành phố Paris đã quyết định thuê một tàu biển để đi đón 1 500 thuyền nhân ; Hội đồng Paris đã thành lập một ủy ban cho thuyền nhân và sẽ gây một quĩ tín dụng trợ giúp các chi phí phát sinh.

Kênh truyền hình Antenne 2 tổ chức một Soirée de Solidarité nhằm kêu gọi các thị trưởng Pháp đón nhận các thuyền nhân tới sống ở các địa phương của họ. France Inter tung ra chiến dịch "S.O.S thuyền nhân Đông Dương chết đuối" để thu thập các đóng góp về vật chất (quần áo, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh) cho thuyền nhân. Giám mục Etchegaray và Alain Poher, chủ tịch Hiệp hội các Thị trưởng Pháp, cũng lên TV kêu gọi "nếu mỗi quận hạt của đất nước chúng ta sớm tiếp nhận ngay một gia đình thuyền nhân… đó sẽ là một đóng góp quan trọng để giúp bớt khổ đau cho những nạn nhân này". Michel Debré đăng một bài viết trên La Croix kêu gọi mỗi thành phố hãy nhận một hoặc nhiều gia đình thuyền nhân. Tất cả các tổ chức từ thiện, từ Médecins Sans Frontières cho tới l’Armée du Salut, đều đưa ra các chương trình huy động tương tự. Sự đáp ứng, đóng góp vô cùng rộng lớn và tích cực.

Nhưng liệu nước Pháp có khả năng để thay thế Malaisie và chấp nhận rủi ro để tiếp nhận mãi mãi 50 000 hay 100 000 thuyền nhân nếu không nước nào hành động ?

Đây không phải là câu trả lời của Tổng thống Giscard d’Estaing khi ông tiếp một phái đoàn của ủy ban "Một con tàu cho Việt Nam". Tuy nhiên, ai cũng hiểu Tổng thống sẽ phải cân nhắc hiện trạng nội bộ của nước Pháp.

Phái đoàn tới gặp Tổng thống gồm Claudie Broyelle, Jean-Paul Sartre, André Glucksmann, Raymond Aron, Jean-Claude Sénéchal và Aurore Miquel đã được ông đảm bảo sẽ nêu vấn đề thuyền nhân tại hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới tại Tokyo. Tổng thống cũng khẳng định đã cho quyết định nhận ngay 5 000 thuyền nhân nữa.

Ở phía bên kia của bán cầu, chính quyền Nam Hàn cho biết sẽ cấp 200 000 đô-la Mỹ cho chính quyền Indonésie để được đến cứu giúp các thuyền nhân. Trong khi đó, Đại sứ của Việt Nam tại Malaisie đã tuyên bố rằng chính quyền Việt Nam sẵn sàng nhận trở lại các thuyền nhân nếu những người này biết "thừa nhận lỗi lầm", và lần đầu tiên người ta thấy trong các trại tỵ nạn ở Hong Kong có cả các thuyền nhân là người Bắc Việt.

Về phía đảng cộng sản Pháp, đáp lại không khí khẩn trương, đoàn kết cứu giúp thuyền nhân, đảng này đã ra tuyên bố tố cáo đang có một chiến dịch chống cộng. Montdargent, một hạ nghị sĩ của đảng này cũng tuyên bố : "Chúng tôi tố cáo chính quyền đang lợi dụng thảm kịch này để che đậy các hậu quả trong chính sách điều hành đất nước vào lúc cần phải có các sửa đổi về hành chính và ra luật để tống xuất hàng ngàn dân nhập cư đang gây tổn hại cho sự phát triển của đất nước". Pierre Juquin, người mới nắm chức trưởng bộ phận thông tin của đảng cộng sản, còn nói rõ thế này : "Các thành phố do thị trưởng cộng sản điều hành đang phải chịu đựng việc tiếp nhận các nhân công nhập cư sẽ không tiếp nhận các thuyền nhân Việt Nam để tránh gánh nặng cho dân chúng".

Tại Thượng đỉnh G7 ở Tokyo, Tổng thống Mỹ Carter cho biết Hoa Kỳ đã quyết định tăng gấp đôi quota hàng tháng lên 14 000 thuyền nhân. Cùng lúc tại Mỹ, một chiến dịch lớn được huy động nhằm thúc đẩy chính quyền liên bang phải hành động nhiều hơn nữa.

Khắp nơi, mọi người đều bàn luận về các giải pháp để giải quyết bi kịch thuyền nhân. Nhiều người đề xuất huy động tất cả các tàu thuyền thương mại hay hải quân trong vùng để cứu vớt những thuyền nhân đang lên đênh trên biển. Nhưng vấn đề chính vẫn còn nguyên : thuyền nhân sẽ đi đâu sau đó ?

Chính quyền Việt Nam cũng tỏ ra nhượng bộ chút ít. Theo thỏa ước với Cao Ủy Tỵ Nạn, có khoảng 100 người đã được rời Việt Nam bằng máy bay sang Trung Quốc.

Ngày 28 tháng Sáu, ASEAN (Indonésie, Mailaisie, Philippines, Singapore, Thaïlande) nhóm họp tại Bali với mục tiêu thúc Hà Nội đồng ý lập một trung tâm trung chuyển thuyền nhân ngay tại lãnh thổ Việt Nam dưới sự điều hành của Cao Ủy Tỵ Nạn thuộc Liên Hợp Quốc. Hội nghị cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tác động Việt Nam để sớm chấm dứt cuộc di tản thuyền nhân. Michaël O’Kennedy, đại diện cho CEE (Cộng đồng kinh tế châu Âu) trong hội nghị này đã tuyên bố CEE có thể sẽ cắt viện trợ lương thực cho Việt Nam nếu chính quyền này không có hành động để chấm dứt cuộc chạy trốn ; các viện trợ này sẽ chuyển cho những nước ASEAN tiếp nhận thuyền nhân. Thủ tướng Anh Thatcher đang có chuyến thăm tới Canberra cũng đồng ý với giải pháp này sau khi đã lên án sự "ác độc" của chính quyền Hà Nội.

Tại Genève, sau phiên họp của ủy ban điều hành của Cao Ủy Tỵ Nạn, các quốc gia Argentine, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Israël, Na Uy, Thụy Điển và Thụy sĩ đã cam kết nhận nhiều hơn các thuyền nhân. Riêng Mỹ cho biết có khả năng nhận 20 000 thuyền nhân. Trong khi đó các nước mới mạnh lên nhờ dầu lửa vẫn tỏ ra điếc đặc trước các lời kêu gọi.

Nghị viện của Hội đồng châu Âu, nhóm họp tại Stockholm đã kêu gọi mọi thành viên của mình ủng hộ đề xuất về một hội nghị quốc tế.

Tại Hạ viện, Raymond Aron cho biết rằng các tàu của Pháp đã nhận được lệnh cứu vớt tất cả các thuyền nhân khi gặp trên biển. Thủ tướng Pháp cũng cho biết từ ngày 15/05/1975 đến 31/12/1978 các gói tín dụng trong ngân sách sức khỏe dành cho thuyền nhân đã tăng lên 440 triệu quan, không kể các chi phí giáo dục và y tế.

Oilivier Stirn, Quốc vụ khanh tại bộ Ngoại giao đã tới thị sát vùng Nam Thái Bình Dương và tới Kuala Lumpur để đảm bảo việc triển khai các biện pháp hỗ trợ do chính phủ Pháp bảo trợ, nhưng ông chỉ nhận được lời đảm bảo của chính quyền Malaisie sẽ không đẩy thuyền nhân ra biển khi nào hội nghị quốc tế được tổ chức.

Các thuyền nhân trên đảo ngày càng lo lắng trong ngóng đợi cho tới ngày 01/07/1979 khi Kurt Waldheim, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, thông cáo một hội nghị quốc tế về thuyền nhân sẽ tổ chức tại Genève trong hai ngày 20 và 21. Từ nay, các thuyền nhân chỉ còn cần phải kiên nhẫn hơn và hy vọng rằng, giống như nhiều quốc gia, hội nghị sẽ không trở thành một phiên tòa kết án Hà Nội – điều sẽ làm cho tình trạng của họ trở nên bấp bênh hơn. Đối với ban quản lý trại, vận may còn mỉm cười hơn khi Simone Veil tới thăm trại và đã hứa sẽ đưa 450 trẻ mất gia đình tới Pháp, ngoài quota chính thức. Lúc này, có người mới chợt nhớ ra năm 1979 là năm được gọi : "Năm của Trẻ Thơ".

Hội nghị tại Genève đã qui tụ sự hiện diện của 65 quốc gia, bàn thảo trong 48 giờ về thảm họa thuyền nhân. Kết thúc Hội nghị, Kurt Waldheim, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết : "Mục tiêu của chúng tôi là nhằm giải quyết hoàn toàn thảm trạng đang diễn ra và chúng tôi đã gần như đạt được tất cả". Số lượng thuyền nhân dự kiến được tái định cư đã chuyển từ 125 000 lên 260 000. Cao Ủy Tỵ Nạn có một ngân sách bổ sung 190 triệu đô-la Mỹ, cùng với lời hứa của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Sonoda sẽ chịu 50% tổng chi phí cần thiết cho các hoạt động cứu trợ thuyền nhân tại Đông Nam Á.

Philippines đề xuất thiết lập một trung tâm tạm cư trên lãnh thổ của họ giống ở đảo Galand (Indonésie). Trung Quốc sẽ nhận 10 000 thuyền nhân "với điều kiện những người này thực sự muốn làm lại cuộc đời mới ở Trung Quốc". Hoa Kỳ thông báo các chiến hạm Hoa Kỳ sẽ tuần tiễu quanh Việt Nam để tìm kiếm, cứu vớt thuyền nhân. Tuy nhiên, đại diện của Hoa Kỳ tại Hội nghị, phó Tổng thống Mondale đòi hỏi phải có một thời hạn cho việc chấm dứt thảm trạng thuyền nhân, không để Việt Nam tiếp tục "tống xuất" công dân của họ nữa.

Con tàu Đảo Ánh Sáng, cái tên như một định mệnh, đã chấm dứt sứ mệnh tại Pulau Bidong. Nhưng Đảo Ánh Sáng vẫn tiếp tục sứ mệnh nhân đạo ở những nơi khác. Trên đường trở lại Singapore, Đảo Ánh Sáng đã cố tìm và cứu vớt được nhiều thuyền nhân.

Đối với trại Pulau Bidong, một trang đời mới đã mở ra phía trước.

boat3

Bảng thống kê số thuyền nhân ra đi định cư tại nước thứ ba từ Pulau Bidong trong L’exode vietnamien – les réfugiés de Pulau Bidong.

Patrice Franceschi

Nguyên tác : L’exode vietnamien – les réfugiés de Pulau Bidong, L'Harmattan, 08/1979

Phạm Hồng Sơn dịch và tóm lược

Nguồn : Dân Luận, 30/04/2020

********************

Đảo Chết gặp Đảo Ánh Sáng [*]

Patrice Franceschi, Phạm Hồng Sơn, Dân Luân, 27/04/2020

Lời tác giả :

Sau khi tới Pháp, tôi hay lang thang xem xét và lục tìm trong các quán sách cũ, mới tràn ngập tại trung tâm Paris. Một lần, trong một buổi chiều tà, trong tâm trạng của một kẻ tỵ nạn mới xa quê hương tôi lại mò tới một quán sách tại Quận 6 gần rạp hát le Théâtre Lucernaire bên bờ tả sông Seine. Quán sách ở Pháp có rất nhiều kệ hay thùng sách để lộ thiên bên ngoài vỉa hè cho khách xem thoải mái. Lần vào một thùng và cầm đại lên tay một cuốn, trang bìa đập vào mắt tôi là một đôi mắt mở to và một dòng chữ : L’exode vietnamien – les réfugiés de Pulau Bidong.

Cuộc đời vẫn còn ngắn, so với tha nhân, của tôi đã nhiều lần chứng nghiệm những sự ngẫu nhiên tương tự. Cuốn sách vừa nói là một cuốn có tính phóng sự về một phần của cuộc bỏ nước ra đi của người Việt chúng ta khi chính quyền cộng sản miền Bắc giành chiến thắng vào ngày 30/04/1975. Tác giả của cuốn sách là Patrice Franceschi người Pháp có tính phiêu du. Năm 1979, khi 24 tuổi, Patrice Franceschi đã tự thực hiện một chuyến thám hiểm tới trại tỵ nạn Pulau Bidong (Malaisie) trong nhiều tuần để gặp gỡ trực tiếp các nạn nhân-tỵ nạn và lấy thông tin, tư liệu tại chỗ cho cuốn sách mà nhà xuất bản Arthaud cho biết "Trước đây, chưa có một cuốn sách nào viết về hành trình bi thương của các ‘boat people’". Cuốn sách được ấn hành vào tháng 08 năm 1979.

Tháng 03 năm 2019, tôi và cuốn sách mới được gặp nhau. Dường như, chúng tôi đã âm thầm chờ đợi nhau suốt 40 năm. Đối với tôi, cuốn sách là một tư liệu sống về một phần lịch sử đau thương và bi tráng cần phải biết nhưng đã bị nhiều thế lực giấu kín, chôn vùi. Cuốn sách có những khắc họa chân dung sống động của khoảng một chục thuyền nhân khác nhau ; ghi nhận về các cách thức ra đi của người tỵ nạn ; tất nhiên tác giả phải thay đổi căn cước thật của nhân vật để bảo vệ họ trong một thời điểm hết sức gay cấn – năm 1979. Cuốn sách còn có những tư liệu thống kê chi tiết, như về số lượng tàu tỵ nạn, người tỵ nạn cập trại Pulau Bidong hàng ngày, hàng tháng từ khi trại thành lập cho tới tháng 05/1979 ; số người đi tới các nước thứ ba tính tới một số thời điểm. Cuốn sách có những tấm ảnh, những kỷ vật xúc động về tình cảnh của người tỵ nạn khi đó ; những thông tin thời sự tả lại sự bối rối, do dự của Liên Hợp Quốc và các cường quốc trước một thảm họa nhân đạo chưa từng xảy ra trong thời hiện đại. Trước sự ngập ngừng đó, một số người Pháp đã muốn tự làm ngay một điều gì thiết thực cho các đồng loại – "thuyền nhân".

Nhân dịp tưởng nhớ tới Tháng Tư Tàn Nhẫn – gọi theo nhan đề Cruel Avril của một cuốn sách viết về chiến thắng của người cộng sản, cũng của một tác giả người Pháp Olivier Todd, xin mời quí vị xem một vài thông tin trong cuốn sách của Patrice Franceschi. Trước tiên là bài phóng sự của ban quản lý trại Pulau Bidong, được phát trên loa phóng thanh địa phương, đã được một người tỵ nạn Việt Nam khi đó dịch sang tiếng Pháp và được ghi lại trong cuốn L’exode vietnamien – les réfugiés de Pulau Bidong.

Người dịch Phạm Hồng Sơn, 23/04/2020

******************

Chiếc ca-nô hai màu trắng-vàng đang lướt trên những ngọn sóng xanh dương của biển, hướng thẳng vào bãi cát trắng của đảo tỵ nạn Pulau Bidong ngập tràn ánh nắng, báo hiệu một ngày rất tốt lành. Chiếc ca-nô tiến dần vào bờ trong con mắt ngóng chờ của hàng ngàn người tỵ nạn. Trên ca-nô là các bác sĩ người Pháp đến từ con tàu bệnh viện đang neo ngoài khơi xa. Con tàu mang tên : Đảo Ánh Sáng (Île de lumière). Hầu hết các bác sĩ có tuổi đời còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết, năng động, và tràn ngập tình yêu thương đồng loại. Nếu thiếu những trái tim như thế, chắc chắn họ đã không thể gặp nhau trên Đảo Ánh Sáng, họ đã chẳng thể cùng nhau thực hiện một tâm nguyện giống nhau và dứt khoát : San bớt một chút khổ đau của người tỵ nạn. Họ không hẹn mà lại cùng đi trên một con đường, cùng làm một công việc của những kẻ truyền bá đức tin nhân bản. Đảo Ánh Sáng đã tới giống như một cơn mưa rào cho những cơn khát cháy bỏng của những người tỵ nạn. Một sự an ủi, động viên vô cùng quí và đúng lúc.

boat4

Hành trình của tàu Đảo Ánh Sáng cứu vớt thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông

Sáng nào cũng thế, chiếc ca-nô trắng-vàng tràn đầy lòng nhân hậu của người Pháp lại tới nhiều lần để đưa những người bị bệnh lên Đảo Ánh Sáng. Và bây giờ xin mời các bạn hãy nghe vài nét sơ lược về nguồn gốc của Đảo Ánh Sáng.

Năm 1962 tại một cảng của Hà Lan, một con tàu chở hàng dài 86 m, rộng 12,50 m đã được hoàn thành. Năm 1974, sau 12 năm chuyên chở trên đại dương một cách bình an, con tàu với tải trọng 1 400 tấn đã đi từ Hà Lan hướng về Đại Tây Dương phía châu Phi, đi lên Biển Bắc rồi đi về Nouméa (Nouvelle-Calédonie) để chuyển giao cho ông chủ mới. Nouvelle-Calédonie là một hòn đảo có hình giống như một điếu xì-gà dài 400 Km, rộng 50 Km nằm ở Thái Bình Dương, về phía Đông-Nam Việt Nam và gần ngay Australie, với dân số chừng 120 000 người, phần lớn sống nhờ nghề chài lưới, khai thác mỏ nickel. Tại đây, con tàu được nhận một cái tên mới Đảo Ánh Sáng với ngầm ý ánh sáng không bao giờ tắt trên đảo. Với cái tên mới, con tàu lại tiếp tục vi vu trên biển cả.

Năm 1978, không thể sống một cách nhục nhã dưới chế độ độc tài phi nhân và ngu xuẩn (la dictature inhumaine et idiote) của cộng sản, nhiều người Việt Nam đã bỏ quê hương bản quán ra đi trên những chiếc tàu cũ nát với hy vọng tìm lại được tự do, được sống một cuộc đời xứng đáng, song họ đã phải sống trong các trại tỵ nạn. Trước tình cảnh khẩn cấp của những con người đang sống khắc khoải, đang chết hao mòn, đang tìm mọi cách để sống sót trên một hòn đảo nổi tiếng là "Đảo Chết", nhiều người Pháp đã nghĩ tới việc phải kiếm một con tàu có trang thiết bị thật tốt như một bệnh viện nổi để đưa gấp tới Pulau Bidong. Chỉ như thế mới có thể phần nào giúp được chút ít cho những người tỵ nạn khốn khổ này. Mong muốn này đã được thực hiện nhờ sự đóng góp tài chính của 8 000 người Pháp từ mọi tầng lớp xã hội.

Đảo Ánh Sáng đã được chuyển đổi dần cho phù hợp với sứ mạng mới của nó. Công việc sửa chữa ban đầu khá khó khăn, phải mất 8 ngày ở Nouméa. Sau đó Đảo Ánh Sáng lên đường với một hải đoàn gồm 16 người, tất cả đều là công dân Pháp nhưng có gốc rất khác nhau : Pháp, Tahiti, châu Phi, Calédonie, Australie, v.v. Với động cơ 1 400 mã lực, tàu chạy dọc theo bờ bắc Australie và Nouvelle-Guinée, lượn qua Bali (Indonésie) trước khi tới Singapore ngày 11 tháng 04. Tại đây, tàu dừng lại 05 ngày để tiếp tục sửa chữa, hoàn tất sự chuyển đổi thành tàu bệnh viện. Đảo Ánh Sáng, được thuê với giá 5 000 đô-la Mỹ/ngày, cuối cùng đã cập Pulau Bidong dưới sự điều khiển của vị thuyền trưởng Herbelin, người Pháp, 28 tuổi, gốc Normandie, một xứ sở rất nổi tiếng sau Thế Chiến II. Trên tàu có 4 bác sĩ, gần như tất thảy đều rất trẻ, rất năng động giống như vị thuyền trưởng. Các bác sĩ này đều làm việc thiện nguyện không thù lao, trong đó có hai phẫu thuật viên, bác sĩ Cheysson và bác sĩ Laburthe, một chuyên môn tiêu hóa, bác sĩ Bonniaud, một chuyên môn gây mê, bác sĩ Radoman, và một y tá cực kỳ nhanh nhẹn, cô Martin.

Về cấu trúc y tế, tàu bệnh viện Đảo Ánh Sáng có 120 giường bệnh với nệm dày và drap trắng tinh. Các giường đều được xếp theo hàng ngay ngắn và được chia thành nhiều khu, trong đó có cả khu dành cho bệnh nhi. Giữa tàu là khu vực phẫu thuật được trang bị cực tốt. Bên cạnh là phòng X-ray nơi sẽ thực hiện các thăm dò hình ảnh. Việc tráng rửa phim X-ray có thể làm ngay tại chỗ. Tàu cũng có một labo để thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, v.v.

Các bác sĩ cho biết, tính tới ngày 27 tháng Tư, đã có 12 cuộc phẫu thuật, tất cả đều thành công. Các bệnh nhân khi tới tàu được chăm sóc rất tận tình bởi chính các bác sĩ và một y tá duy nhất, tất cả đều người Pháp. Có một người tỵ nạn Việt Nam, tới Nouméa khoảng cuối năm 1978, đảm nhận việc nấu ăn cho bệnh nhân. Mỗi tuần Đảo Ánh Sáng lấy thêm nước ngọt một lần và cứ ba ngày lấy thêm rau xanh. Đảo Ánh Sáng có hệ thống thông tin bằng radio để duy trì liên lạc với Trengganu, Kuala Lumpur và với cả Paris.

Mười lăm ngày trước khi Đảo Ánh Sáng tới Đảo Chết, tất cả các tờ báo của Paris đều loan tin bằng những bài báo dài, riêng tờ báo của đảng cộng sản Pháp, L’Humanité, câm lặng.

Các kênh truyền hình lớn của thế giới từ Đức, Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Colombie đã tới thăm Đảo Ánh Sáng. Riêng đoàn của Mỹ, đại diện cho Tổng thống, đã lên Đảo Ánh Sáng trong chuyến thăm của họ tới Đảo Chết – Pulau Bidong.

Theo tin của bác sĩ Radoman, tờ Paris-Match sẽ có bài viết vào tuần này về Đảo Ánh Sáng và Đảo Chết-Pulau Bidong. Các quốc gia của thế giới tự do sẽ phải chú ý nhiều hơn tới những người tỵ nạn, những người được gọi là "Thuyền Nhân" (boat people).

Bên cạnh những giúp đỡ không thể kể xiết và không thể lượng hết, Đảo Ánh Sáng đã mang tới cho những người tỵ nạn một phần thưởng vô giá, đó là những ánh mắt đồng cảm, những nụ cười khích lệ và những quan tâm chân thành của các bác sĩ người Pháp. Tất cả những điều này cho chúng ta thấy những tình cảm sâu đậm của những con người mà chúng ta không hề biết mặt, không hề biết tên cho tới khi Đảo Ánh Sáng cập bến. Những người đã đến từ một xứ sở rất xa với chúng ta : Pháp quốc.

Rất thân tình và cởi mở, trước câu hỏi của chúng tôi về những suy nghĩ trong công việc, bác sĩ Cheysson nhún vai và nở một nụ cười trìu mến, còn bác sĩ Radoman cũng cười đôn hậu và nói rằng : "Công việc và sự có mặt của chúng tôi ở đây đã nói lên tất cả rồi còn gì". M.L.

Patrice Franceschi

Nguyên tác : L’exode vietnamien – les réfugiés de Pulau Bidong, L'Harmattan, 08/1979

Phạm Hồng Sơn dịch và tóm lược

Nguồn : Dân Luân, 27/04/2020

----------------------

[*] Nhan đề này là của người dịch

Additional Info

  • Author Patrice Franceschi, Phạm Hồng Sơn
Published in Diễn đàn

Vấn đề trục xuất những di dân gốc Việt từng sống ở Hoa Kỳ mấy chục năm nhưng không có quốc tịch Mỹ vẫn đang gây tranh luận trên báo chí tại quốc gia này. 

Dưới đây là tóm lược một bài ý kiến của nhà báo Max Boot viết cho tờ The Washington Post, được đăng lại trên nhật báo Houston Chronicle số ra ngày 3 tháng 1, 2019. Ông Boot cũng là một chuyên gia về an ninh làm việc cho Council on Foreign Relations (Hội Đồng Ngoại Giao) và thỉnh thoảng cung cấp những bài nghiên cứu về tình hình thế giới cho đài CNN. Bài viết của ông mang tựa đề "Trump's betrayal of Vietnam's boat people".

VIETNAMESE DEPORTATIONS

Ông Lê Hưng Khánh bị tê liệt cơ thể sau một tai nạn, có thể bị trục xuất về Việt Nam, để lại vợ con ở Texas. (The Washington Post)

Ông Lê Hưng Khánh, 47 tuổi, đã lo lắng về những gì sẽ xảy ra cho ông và đứa con gái 7 tuổi, nếu ông bị trục xuất về Việt Nam. Ông Khánh và con gái sống tại nhà chị của ông tại thị xã Spirng (ngoại ô phía bắc Houston, Texas). Ông đến Mỹ hợp pháp vào thập niên 1990, và có hồ sơ phạm tội hình sự khi còn trẻ. Một vụ tai nạn xe cách đây mấy năm đã làm cho cơ thể của ông bị tê liệt từ ngực trở xuống. Ông liên tục bị đau dây thần kinh, và lo sợ rằng ông sẽ chết trong vòng mấy tháng nếu bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ.

Việc Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Việt Nam là có thiện ý - giới lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Việt Nam Cộng Hòa khỏi ách cai trị của cộng sản. Cuộc xung đột đó đã cướp mất sinh mạng của 58.000 người Mỹ và 3,1 triệu người Việt Nam ở cả hai phía. (Nhiều nạn nhân bị các lực lượng cộng sản giết chết.)

Một trong những hành động chuộc lỗi của Hoa Kỳ là sẵn sàng mở rộng tấm lòng để đón những người từ miền Nam Việt Nam khi họ tìm cách thoát khoải chế độ cộng sản độc tài cộng sản bắt đầu từ năm 1975.

Lúc đầu Hoa Kỳ giúp di tản 125.000 người tị nạn. Ngày nay có 1,3 triệu người sinh ra ở Việt Nam đang sống ở nước Mỹ. Họ có mức lợi tức trung bình cao hơn những người sinh ở Mỹ, và trong hàng ngũ của họ có các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ, có bác sĩ, luật sư, tiểu thuyết gia, dân biểu Quốc Hội, và các viên chức điều hành thành công.

Tuy nhiên chắc chắn trong bất cứu nhóm dân số lớn nào cũng sẽ có những người lầm lạc. Tổng Thống Donald Trump hiện thời đang tìm cách trục xuất hơn 9.000 người Việt tị nạn đang gặp rắc rối với pháp luật - ngay cả khi tất cả những người này đã mãn hạn tù từ nhiều năm trước, vì những tội phạm bất bạo động khi họ còn trẻ hơn nhiều.

Điều duy nhất cản trở lệnh trục xuất hiện nay là một thỏa thuận được ký vào năm 2008, giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Thỏa thuận này ngăn chặn việc trục xuất những người tị nạn đến Mỹ trước năm 1995. Thế nhưng chính phủ Trump đang tìm cách ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ thỏa thuận đó. Nếu ông Trump thành công, kết quả sẽ là việc trục xuất những người Mỹ gốc Việt như Nguyễn Nam, 43 tuổi.

Ông được sinh ra chỉ cách một tháng sau khi Sài Gòn thất thủ. Cha ông là một sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ, và người cha đã bị đưa vào trại tù cải tạo một cách tàn bạo, trong khi mẹ vất vả nuôi Nam và anh ông. Đến năm 1983, trong lúc tuyệt vọng, người mẹ đã đưa Nam, 8 tuổi, và em trai, 9 tuổi, lên một chiếc ghe nhỏ chật cứng những người tị nạn khác, để thoát khỏi Việt Nam.

Có 200.000 thuyền nhân đã chết ngoài biển. Nam và em trai nằm trong số những người may mắn. Chiếc ghe của họ bị hải tặc tấn công, nhưng hai cậu bé đến được trại tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Nam Dương. Hai năm sau đó, vào năm 1985, hai anh em đến Mỹ. Từ đó ông Nam đã sống trong những nhà nuôi trẻ và nhà tập thể ở Quận Cam, California. Nam nhập vào những phần tử xấu. Năm lên 17 tuổi, một số bạn bè của Nam đánh nhau với một nhóm thiếu niên khác trong một phòng chơi billiard (bi da). Cuộc hỗn chiến leo thang ra bên ngoài, và một vài phát súng được bắn lên trời. Không ai bị thương, nhưng cả đám đều bị buộc tội tấn công bằng súng.

Theo Nguyễn Nam cho biết, được hỗ trợ bởi hồ sơ di trú do luật sư của ông cung cấp, ông bị tuyên án tạm tha có điều kiện. Ngay trước khi thời gian tạm tha kết thúc, ông bị bắt cùng với một người bạn có ma túy. Nam lại phải ở tù thêm 16 tháng, và khi ra tù, ông được trả lại cho Cơ quan Di trú và Nhập tịch (nay là Di trú và Thực thi Công lực Quan thuế). Ông trải qua thêm bốn năm bị giam trong mấy nhà tù khác nhau. Nói cách khác, Nam đã ở tù lâu hơn nhiều so với một công dân ngồi tù nếu phạm cùng một thứ tội.

Sau đó Nam nghiện ma túy. Trong năm 2004, ông dùng ma túy quá liều và trải qua kinh nghiệm gần chết. Khi bình phục, Nam trở thành một tín đồ Thiên Chúa Giáo. Ông theo học tại một chủng viện để trở thành mục sư, và hiện nay trợ giúp những thanh thiếu niên người Mỹ gốc Việt gặp rắc rối, đồng thời làm quản đốc của một cửa hàng ở miền bắc Virginia phục vụ cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ông Nam không gặp rắc rối với pháp luật kể từ năm 2009.

Hiện nay Nguyễn Nam có một ngôi nhà, một công việc ổn định, có vợ và hai đứa con nhỏ đều là công dân Mỹ. Nhưng chính ông lại thiếu quốc tịch Mỹ, không có cả thẻ xanh. Thế nên ông cần phải xin giấy phép làm việc mỗi năm.

Cá nhân ông là một bằng chứng cho khả năng cứu chuộc từ tội lỗi, nhưng ông và gia đình đang sống trong nỗi sợ hãi triền miên về hình phạt cuối cùng - lệnh trục xuất.

Ông nói, "Nếu tôi bị trục xuất, các con tôi sẽ không có cha, vợ tôi sẽ không có tiền để trả tiền nhà hoặc bảo hiểm y tế. Họ sẽ trở thành người vô gia cư. Nếu tôi bị trục xuất, chính gia đình tôi bị biến thành nạn nhân".

Nguyễn Nam cũng sẽ là nạn nhân, nếu ông bị trả về Việt Nam. Ông nói, "Tôi cảm thấy tôi là người Mỹ, tôi sống ở đây cả đời. Nếu tôi trở về Việt Nam, tôi có thể sẽ bị hãm hại vì tôi là một đứa trẻ từ chính quyền cũ - tôi sẽ bị coi là một kẻ phản bội".

Nếu ông Trump thành công trong việc trục xuất Nam Nguyễn và hàng ngàn người Mỹ gốc Việt khác, đó sẽ là một thảm kịch không chỉ cho họ và gia đình họ. Đó sẽ là một thảm kịch cho toàn nước Mỹ. Hoa Kỳ thiết lập một quan hệ gắn bó kết thiêng liêng với các quốc gia đồng minh, khi các quân nhân Mỹ đổ máu cùng với những người Việt Nam. Những người Việt Nam tị nạn bị trục xuất sẽ là một sự phản bội mới, đối với Việt Nam Cộng Hòa và các cựu chiến binh Việt Nam của chính nước Mỹ.

Max Boot

Nguyên tác : Trump's betrayal of Vietnam's boat people, The Washington Post, 03/01/2019

Nhật báo Viễn Đông tóm lược

Published in Diễn đàn

Nhân dịp các hội đoàn Việt Nam ở Đức xây tượng để tri ân ông Rupert Neudeck, người đã cứu trên 10 ngàn thuyền nhân với chiếc tầu Cap Anamur, cũng nên nhớ tới một chiếc tàu khác, Île de Lumière. Một chiếc tàu Pháp đã cứu hàng chục ngàn boat people khác.

Cái bắt tay lịch sử

Île de Lumière (Đảo Ánh Sáng) cũng tạo ra cái bắt tay lịch sử của hai trí thức, triết gia hàng đầu của Pháp : một của phe tả, Jean-Paul Sartre, một của phe hữu, Raymond Aron. Và làm lung lay, nếu không tan vỡ, giấc mộng thiên đường xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng của cả một lớp trí thức không tưởng.

idl1

Cái bắt tay lịch sử giữa Jean-Paul Sartre và Raymond Aron

Île de Lumière ra đời do sáng kiến của Bernard Kouchner, được gọi là French Doctor, vì đã sáng lập Médecins Sans Frontières, tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới, đưa các y sĩ Pháp đi giúp đỡ nạn nhân chiến tranh hay thiên tai trên khắp thế giới.

idl2

Bernard Kouchner, người chủ trương đưa tàu sang cứu thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông

Trí thức Pháp thời đó có một ranh giới không ai muốn, hay có can đảm, vượt qua : tả và hữu

Sartre và Aron chống nhau kịch liệt. Sartre thiên cộng, đã từng nói "những người chống ộng là những con chó" (tout anticommuniste est un chien). Và không lỡ một cơ hội đả kích, miệt thị Aron.

Aron là triết gia, bình luận gia chính trị hiếm hoi đã viết sách báo không ngừng nghỉ, để vạch trần bộ mặt thực của cộng sản, thực chất của chiến tranh Việt Nam, và hiểm họa độc tài toàn trị đe dọa thế giới.

Đó là một thái độ can đảm hiếm có ở một nước, một thời điểm, thiên tả đồng nghĩa với trí thức. Những người chống cộng không dám bày tỏ ý kiến của mình, sợ bị coi là phản động (réactionnaire), chưa nói tới chống cộng kiên trì, với những lập luận sắc bén như Raymond Aron, hay Jean-François Revel. Câu nói quen thuộc của trí thức thời đó : "Thà lầm lẫn với Sartre còn hơn có lý với Aron" (Il vaut mieux avoir tort avec Sartre que raison avec Aron). Đó là cái phi lý của tinh thần mù quáng vì ý thức hệ. Sartre được ngưỡng mộ, Aron bị đả kích, chế nhạo, mặc dù với thời gian, người ta thấy, về chính trị, Sartre lầm từ đầu tới cuối, trong khi Aron có lý trên mọi phương diện. Sartre đã mua chuộc những lầm lẫn của mình bằng một thái độ đáng phục : khi tuổi đã cao, gác bỏ tự ái, đã cùng với Aron gõ cửa chính quyền, kêu gọi cứu giúp khẩn cấp các thuyền nhân Việt Nam

Từ Hải Hồng tới Île de Lumière

Một ngày gần cuối năm 1979, chuyện khó tin nhưng có thực đã xẩy ra : hai ông lãnh tụ trí thức không đội trời chung, Sartre và Aron, ngồi lại với nhau, lên tiếng ủng hô dự án Île de Lumière, kêu gọi dân Pháp mở rộng bàn tay tiếp đón thuyền nhân, nạn nhân của cái mà trước đó những trí thức như Sartre nghĩ là một cuộc giải phóng. Khi quân Khmer Đỏ tiến vào Pnom Penh, tờ báo trí thức thiên tả Le Monde viết : dân chúng chen lấn hai bên đường đón rước.

Thảm trạng của boat people trên chiếc thuyền Hải Hồng trên màn ảnh truyền hình đã làm họ tỉnh ngủ.

Hình ảnh lạ hơn nữa là Sartre cùng với Aron vào điện Elysée, yêu cầu tổng thống Giscard d’Estaing đón nhận những thuyền nhân trên lãnh thổ Pháp.

Sartre là một trí thức anarchiste, không nhìn nhận nhà cầm quyền, hay những cơ cấu của xã hội trưởng giả, đã từng từ chối giải Nobel Văn chương.

Nước Pháp còn là nơi tiếng nói của những trí thức lớn có ảnh hưởng đáng kể. Việc Sartre cùng với Aron vào Dinh tổng thống kêu gọi giúp boat people gây mộ tiếng vang lớn trong dư luận.

Tổng thống Giscard d’Estaing chấp thuận, dân chúng vui lòng đón tiếp và tận tình giúp đỡ trên 128. 000 thuyền nhân, chỉ trong những năm đầu, trong đó nhiều người đã được tàu Île de Lumière cứu vớt ngoài khơi.

Nên nhớ lúc đó kinh tế Pháp đang kiệt quệ. Chính phủ Pháp đã quyết định ngưng nhận di dân. Việc đón tiếp, giúp đỡ, cấp giấy cư trú và giấy phép hành nghề dễ dàng cho hàng trăm ngàn boat people đi ngược lại chích sách nhà nước đã được dân Pháp ủng hộ. Hầu như không có một phản ứng tiêu cực nào, tại một xứ chia làm hai : cái gì phe tả cho là tốt, phe hữu cho là xấu. Hay ngược lại.

Là sáng kiến của Bernard Kouchner, dự án Một con tàu cho Việt Nam được sự ủng hộ tích cực của các trí thức tả phái nổi danh như triết gia Michel Foucault, ca sĩ Yves Montand, tài tử Simone Signoret, trước đó là những người chống Mỹ, chống chiến tranh Việt Nam.

idl3

Hình Sartre ngồi họp báo với Aron sau khi gặp Tổng thống Pháp chạy trên trang nhất tất cả các tờ báo lớn nhỏ. Ngồi giữa là André Gluckmann, triết gia thiên tả, maoiste (người tôn thờ Mao), sau vụ này trở thành chống cộng. Ngày nay, tất cả đều đã qua đời, Sartre, Foucault, Aron, Gluckmann, Signoret, Montand. Bernard Kouchner về hưu. Sau khi tàu Île de Lumière ngưng hoạt động, Kouchner rời Médecins Sans Frontières, sáng lập và điều hành tổ chức Médecins Du Monde (Y Sĩ Thế Giới), trước khi trở thành Tổng trưởng ngoại giao dưới thời Sarkozy.

Nhà thương nổi

Île de Lumière là một chiếc tàu cũ, 1.500 tấn, 90m chiều dài, được sửa cấp tốc, chạy tới đảo Poulo Bidong, ngoài khơi Mã Lai, khởi đầu dùng làm nhà thương nổi, với 100 giường, chữa trị cho 20.000 thuyền nhân trên đảo.

idl4

Île de Lumière là một chiếc tàu cũ, 1.500 tấn, 90m chiều dài, được sửa cấp tốc, chạy tới đảo Poulo Bidong, ngoài khơi Mã Lai

Thuyền trưởng François Herbelin, 29 tuổi, nói đó là những kỷ niệm sâu đậm nhất trên đời ông. "Tôi rất cảm phục những người Việt rất bình tĩnh, có tổ chức, có tư cách (digne), quyết tâm ra khỏi đại nạn. Khi mới tới, họ kiệt lực, nhưng hồi phục rất nhanh, nghĩ tới tương lai".

idl5

Thuyền trưởng François Herbelin và Bernard Kouchner trước mũi tàu Île de Lumière tại Poulo Bidong

Chín tháng sau, Île de Lumière bắt đầu sứ mạng mới : ra khơi cứu vớt những thuyền nhân phấn đấu trên biển cả, giữa cái sống và cái chết, giữa mưa bão và hải tặc.

idl6

Hàng triệu người đã liều mạng vượt biển tìm tự do, với những phương tiện thô sơ gây kinh ngạc cho người Tây phương. Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả.

Île de Lumière đã cứu hàng chục ngàn người, chở về Poulo Bidong chờ ngày được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, Canada hay Âu Châu.

idl8

Hàng chục ngàn người đã được chở về Poulo Bidong chờ ngày được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, Canada hay Âu Châu

Sau 14 tháng ngược xuôi, Île de Lumière được thay thế bởi một chiếc tầu mới, Île de Lumière II. Herbelin thành hôn với một phụ nữ thuyền nhân Việt Nam, trở thành thuyền trưởng một tàu thương mại. Làn sóng vượt biển bớt đi từ 1986, khi Việt Nam bắt đầu cởi trói, ít nhất về kinh tế.

Devoir d'ingérence

Île de Lumière đánh dấu một phong trào tương trợ đáng cảm phục ở Pháp, và sau đó ở các nước Tây Phương. Bernard Kouchner nhân đó đưa ra chủ thuyết "Devoir d’ingérence" (Nghĩa vụ can thiệp), theo đó các nước dân chủ Tây phương có bổn phận phải can thiệp, để cứu các nạn nhân, tại những nơi nhân quyền bị chà đạp. Sau đó, các nước Tây phương đã nhân danh nguyên tắc này để can thiệp vào Kosovo.

Île de Lumière cũng đánh dấu sự thức tỉnh của trí thức thiên tả Pháp. Trước đó, từ 1975 tới 1979, Khmer Đỏ thảnh thơi tàn sát dân ở Cambodge, không ai phản ứng gì. Người ta bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để khỏi nghe, khỏi thấy, khỏi nói tới những sự thực phũ phàng.

Người ta không quên câu nói nổi tiếng của Sartre, khi giải thích tại sao ông ta không đề cập đến Goulag và những chà đạp nhân quyền ở Nga Xô Viết : Il ne faut pas désespérer Billancourt. Không nên làm Billancourt tuyệt vọng. Boulogne Billancourt là một ngoại ô của Paris, nơi có trụ sở của hãng Renault, tượng trưng cho thợ thuyền Pháp. Không đả động gì tới những tệ hại ở Nga để khỏi làm tuyệt vọng giới thợ thuyền, đang mơ thiên đường xã hội chủ nghĩa như ông già trong thơ Tố Hữu, ngồi đan rổ mơ nước Nga.

Raymond Aron, tác giả cuốn L’Opium Des Intellectuels (Thuốc phiên của trí thức) viết : những trí thức thiên tả là những nhà cách mạng phòng khách, căm ghét xã hội đang sống, một xã hội cho họ một đời sống sung túc và đủ mọi quyền tự do, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

Sau làn sóng boat people, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, phong trào thiên tả đi xuống, Đảng Cộng Sản Pháp trước đó là một trong hai chính đảng lớn nhất, làm mưa làm gió ở Pháp, ngày nay trở thành một đảng bỏ túi, với trên 1% phiếu bầu.

Paris, 04/09/2017

Từ Thức

Published in Diễn đàn

Chiều hôm ngày 30 tháng 3, chúng tôi, 56 người, gp nhau mt phi trường nh trong một tnh nh, có tên là Hatyai, ca nước Thái Lan. Trong 56 người, ch có 4 người : v chng tôi, Trùng Dương, anh Michael Texas làm cho đài Truyn Hình Saigon-Houston không phi thuyn nhân. S đông thuyn nhân tham gia là các anh ch đến t Úc Châu và rất nhiu người đã tng đi Songkla và Bidong hai, ba ln. Anh ch Dương Phc và Vũ Thanh Thy cũng là thuyn nhân nhưng đây là chuyến đi đu tiên ca anh ch đến đo Kra. Cô Ngc Ân, phóng viên ca đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chn Hng ca đài VietFace TV từ Úc cũng có mt trong chuyến đi này.

nuocmat1

Mắt nào không l chy.

Chúng tôi may mắn có ba Linh Mc, Cha Nguyn Hùng đến t Đài Loan, cha Phm Hng t Úc và Phm Tâm (cũng còn là Bác sĩ Y khoa) đến t Houston, Hòa Thượng Thích Huyn Vit đến t Houston, Thy Tây Tng Geshe Gawa đến t Úc.

Trong nhóm còn một Bác sĩ tr na là Kenneth Nguyn đến t California.

Trại T Nn Songkla

Chuyến hành hương đu tiên ca chúng tôi, bt đu tr li thăm nn tri t nn Songkla. T thành ph ra ti đa đim đó khong mt tiếng lái xe.

Xe đi ra ngoại ô qua nhng vùng trng mía, xoài và rt nhiu cánh rng trng cây c (Palm) dùng cho vic th công ngh. Nhà ca ging ht nhng vùng quê Vit Nam thi chưa đi mi. Cũng nhà tôn, nhà lá, thnh thong chen vào mt ngôi nhà ngói, bên cnh bi chuối, cây hoa s. Cũng nhng con chó trước ca sa bâng quơ, nhng con gà trng nghiêng đu ngơ ngác, thng bé trn va chy va ngã. Chiếc xe như mang chúng tôi tr v quê xưa ngày cũ.

Chiếc xe ca ch hơn 50 người đu li, bin xanh trước mt, nng gt trên đầu. Mt m to, mi người xôn xao ch tay v phía bên phi.

- Cứ đi vào đây, hướng này đúng ri. S thy cái giếng.

- Cái giếng my năm trước tôi tr li còn thy, bây gi đã b bin xâm thc ri. Bin đã mang thêm cát vào, đã chôn mt ming giếng, nhưng còn cây đa. Chính nơi này là tri tm cư cho thuyn nhân ch được đnh cư đ tam quc gia. (mc dù cây đó trông ging mt cây thùy dương hơn là cây đa. Có th h mun gi như thế đ có mt chút hơi hướm quê nhà).

Vùng bờ bin, nn lu tri dng ngày trước đã được dn sch không còn vết tích, mt con đường tri nha, chy song song vi bin đã như có sn t bao gi. Chúng tôi ti gc cây đa đó, vn thy du th cúng chưa cũ lm, có bát cơm đ nghiêng ng, ht cơm va khô, có nhang đèn vt lăn lóc, nhng bc tượng đ v, nhng đ th cúng kiu Thái cái gy, cái b.

nuocmat2

Tác giả và miếu th Songkhla.

Ba linh mục và nhà sư kêu gi mi người t họp li cùng thay nhau đc kinh, tng nim.

Nhang được thp lên, nước mt thi nhau ràn ra. Tên Chúa, tên Pht được tht trên môi mi người, đ cu cho người chết, k lưu vong. Sau phn tng nim, cha Hng bt đu ging cho mi người hát theo.

Giữa bui ta nng chang chang, không mt ngn gió, tiếng hát ca hơn năm mươi người hát vang vang như mun át tiếng sóng bin đang đp vào b :

Tự Do ơi T Do, tôi tr bng nước mt

Tự Do hi T Do, anh trao bng máu xương

Tự Do ơi T Do, em tr bng thân xác

Vì hai chữ T Do, ta mang đi lưu vong

(Nam Lộc)

Mọi người xúm li chp hình. Các anh, ch làm phát thanh, truyn hình bt đu công vic ca mình. Có người đi tách ra riêng mt ch thì thm vi bin, vi dĩ vãng, vi k nim.

Bao nhiêu người đã được đnh cư nơi êm ấm ? Bao nhiêu xác đã trôi git vào bãi bờ này ?

Nước mt, nước bin, trôi đi hai hàng oan nghit

Tóc bạc, tóc xanh, chìm sâu mt khi ti hn.

Tôi cúi xuống vc lên mt nm cát, nht mt chiếc v c đã v, quay lưng li vi bin, chân thp chân cao, vừa đi vừa lau nước mt.

i đây cũng đã dánh du bao cuc tình t nn. Gp nhau như rong rêu git vào b, bám ly nhau ri li phi buông nhau ra vì mi người phi đi đnh cư hai nơi khác nhau, hay người đi người vn li ngóng trông. Tương lai là mt trang giấy trng ch tay ai v xung.

Chúng tôi rời bãi này đ ti mt b khác.

Tha Sala và 11 cô gái Việt

Trưởng nhóm, anh Hùng Lê ct tiếng :

- Bây giờ Hùng đưa các cô chú đến thăm đn th Mười Mt Cô.

Đó là chuyện 11 cô gái Vit, không mt mnh áo qun, b trói c vào nhau, th ni trên bin. Xác các cô trôi ti bãi Tha Sala này, được người đa phương thương tình vt vào chôn ct. Ai nghe cũng phi xót thương, rùng mình, ut hn.

Những nàng thiếu n như hoa đỏ

Một sm theo nhau bước xung thuyn

Hoa bỗng rơi ra tng cánh mng

Thả vào lòng bin máu oan khiên

Tha Sala không chỉ vt Mười Mt Cô, Tha Sala còn vt thêm bao nhiêu cái xác trôi đơn l, trôi hai ba, trôi năm by, git vào b.

Người đàn bà Thái khoảng 60 tui, gia đình hin sng trên bãi đã lp mt miếu th cho nhng vong linh này. Mi ngày bà mang ra miếu mt bát cơm trng, mt chén nước lnh và my cây nhang.

Đây là câu chuyện ca bà : Khi gia đình bà ti trên bãi này thì vn còn rt hoang vu. H đào đt dng nhà, chm phi nguyên mt chiếc thuyn chôn sâu trong cát. H tin là thuyn ca người vượt bin b đm, sóng đánh vào và cát ph lên. Bà cũng theo người ln tui hơn ra bin mi ln có xác git vào. Khi đó tui ca bà, khong tui các cô con gái Việt này. Gia đình bà dng mt ngôi đn nh th vong linh ca thuyn nhân và 11 cô gái. Chiếc thuyn c thế đ nguyên trước ca đn. Theo năm tháng, bin xâm thc và bão t, ngôi đn ch còn li cái nn v và cái thuyn ch còn li mt mnh ván dài, nng bà vn cơm trng, nước lnh và thp nhang mi ngày.

Người Vit b người Thái giết, thì cũng chính người Thái th cúng nhng oan hn người Vit. Có phi đó là s đn bù ca đt tri không ?

Sau Tha Sala, chúng tôi được đưa ti mt đa đim gn b bin phía lên đảo Koh Kra.

i dng chân là chùa Wat Samphreak, trong chùa còn có mt ngôi trường tiu hc. Ti hôm đó chúng tôi được ng li trong chùa. Chúng tôi tri chiếu ca nhà chùa, nm bình an trong chánh đin, dưới chân nhng tượng Pht. Tôi trăn tr nóng, vì muỗi hay vì câu chuyn thương tâm ca mười mt cô gái bt hnh. Nghe nói tui ca các cô khong t 19 ti 23. Ôi cái tui tinh khôi, mơ mng và tràn đy ước vng !

Biển gi em hay em gi bin

Sóng đang reo sao bỗng khóc gi hn.

Nước mt tôi a ra, trái tim tôi thn thc. Tôi thương các em, thương cha m các em, thương cho dân tc tôi quá đi ! Chúa đâu ? Pht đâu ?

Lên thuyền ra đo Koh Kra

Bốn gi sáng ngày mng 1 tháng 4, t bãi ca làng chài lưới Hua Sai, thuc Nakhar Si Thammarat, cách đảo Koh Kra 80 cây s, chúng tôi lên thuyn ra bin đi ti đó.

nuocmat3

Tại bãi bin.

Trên bãi biển tiếng gọi nhau khe kh, tiếng chân trên cát, ánh đèn pin lóe lên, dt tay nhau, chúng tôi leo lên nhng chiếc thuyn tam bn ca dân đánh cá Thái Lan, thuyn không mui, chy bng máy đuôi tôm.

- Sao đi sớm thế ?

- Giờ này bin êm, không có sóng

- Chạy bao lâu thì ti ?

- Khoảng hơn 3 tiếng.

Ngi sát vào nhau, tám người mt thuyn. Bt đu tách b tiến v đo Koh Kra.

Có tiếng nói kh ct lên :

- Hồi đi vượt biên, chúng em đi bng thuyn nh như thế này, gi là taxi, đưa ra ngoài có thuyn ln hơn đón.

- Nhưng hi đó phi ngm miệng, không được nói, và rt s b bt li, cng thêm ni s bão bin, s hi tc và chúng em chng ai có áo phao mc như thế này.

Tôi ngồi co rúm người li, thuyn đang chy, nước bin bn tung tóe lên mt, nhng ht mui mn trên môi. Tri vn ti chưa nhìn tỏ mt nhau. Bin mênh mông, bin ti om, tôi bt đu hiu mang máng thế nào là ni s ca người vượt bin. Nếu thuyn lt bây gi, cũng khó lòng mà tìm cu được nhau trong bóng ti. Đây thc ra mi là vnh chưa ra ti bin.

Trời dn sáng. Lên ti bãi san hô của đo Koh Kra thì sáng hn. B bin này không có cát, ch toàn nhng mnh san hô, nên không th đi chân trn được. Năm 1979 đã có ti hơn 2000 thuyn nhân b hi tc nht giam đây. V chng ch Vũ Thanh Thy và anh Dương Phc cùng nhóm gn 200 người đã trn hi tc 21 ngày đêm đây. Nhng con thú mang hình người đã hành h thuyn nhân Vit mc đ dã man ngoài s tưởng tượng ca mt đu óc bình thường.

Hàng ngàn người đã b hi tc giam cm trên đo này, con s người chết đây không ai biết rõ là bao nhiêu ? Bao nhiêu phụ n đã b hãm hiếp, bao nhiêu người chng, người yêu, cha m, anh trai, bt lc và bt hnh trước thm nn dưới tay hi tc. Ch có Tri mi biết con s chính xác này.

Những cô gái nn nhân này chu nhiu kh hnh khác nhau. Có người b bt đi luôn không biết còn sng hay đã chết. Nếu sng, h có còn mun tìm v gp li nhng người thân yêu na hay không ? Hay h t coi như cuc đi cũ đã chm hết, đã xóa tên h. H đã chp nhn sng hai đi trong mt kiếp.

Có người khi được cu đã mang thai nhưng h can đm không b đi git máu oan khiên đó, nó là mt phn xương tht h. H mang con đến mt nơi khut lp, xa lánh cng đng Vit, không gp nhng người thân và t nuôi con. H là nhng người m vượt lên trên tt c mi th thách mà định mnh đã đt vào h.

Có cô gái chọn nhy xung bin chết thay vì b hi tc hiếp, nhưng s phn không cho cô chết, cô sng kt trong mt khe đá, cô đói, khát, lnh và b cá tôm rúc ra hai chân cô trong 21 ngày. Khi cu được cô ra, người ta nhìn thy hai ống xương chân không da tht.

Tôi đau đớn t hi : Nước mt nào khóc ra được nhng vết thương này.

Nghe bước chân mình trên đá nhn

nghe trăm gai sắc nhói trong tim

nghe sóng biển đp vào lng ngc

nghe em gào khóc nỗi oan khiên.

Còn bao nhiêu câu chuyện na chưa được k ra. Nhng người sng sót không ai mun nhc li ký c đau thương y. H im lng, lãng quên đi hay thm chí đã mt trí nh sau nhng tai nn khc lit cho c tâm hn và th xác y.

Tác giả Dương Phc và Vũ Thanh Thủy đã ghi lại trong hi ký c ngàn trang "Tình Yêu, Ngc Tù và Vượt Bin" ca anh ch mt phn nào nhng thm cnh trên đo Koh Kra, nhng thm cnh mà Vit Nam và Thái Lan ngày nay đu c tình ph nhn và ln tránh. Tinh thn trách nhim và liêm s ca mt quốc gia là chiếc hp đen c hai nước đu né tránh không mun m ra, nhìn li.

Mỗi người bt tay vào mi vic. Căng lu tp th, căng lu cá nhân. Người lo dng tượng Pht, tượng Đc M, Thánh Giá. Chúa thì phi lp tng mnh vào vi nhau. (Nhng tượng này và vật liu cn thiết đã được anh trưởng nhóm và mt vài anh mang ti trước my hôm). Người lo mc võng cá nhân, người lo treo nhng chiếc đèn lng t thân cây này sang thân cây kia. Sa son sn cho mt đêm hoa đăng trên đo.

Chúng tôi xếp ra t trong hộp nhng tm m bia có khc ghi tên tui thuyn nhân và nhng tm khc li tưởng nim (Được anh trưởng nhóm đt mang t Vit Nam sang), sa son gn nhng bia này chung quanh mt bc tường tượng trưng cho khu nghĩa trang.

Buổi trưa nng qua nhanh. Mi người được ăn trưa mt tô mì gói, trước khi gch, xi măng được chuyn tay nhau vác lên đi tôn giáo. Mt s người xung tm bin, có người leo lên thuyn tr v đt lin mua thêm vt dng.

Công việc dng tượng mi làm được mt phn.

Buổi chiu, mi người còn đang tất bt thì có hai chiếc thuyn tun duyên t đâu r sóng ti, bn năm người lính Thái có vũ trang nhy vào b. Cô bé Nhung thông ngôn thin nguyn (sng Thái) được gi ra đ tr li nhng câu hi. Lính Thái bt chúng tôi chia ra làm hai hàng, bên nam, bên nữ. Chúng tôi vi cho người đi mi my v sư Thái (hin tu hành trên đo) xung, ct nghĩa rõ ràng là chúng tôi đến dng tượng và thăm m thân nhân. Đt Thái là đt Pht, đi đến mi góc đường đu có am, miếu, th cúng, nên người dân Thái rt n trọng các vị sư. H bt chúng tôi cm thông hành ca mi người lên ngang mt đ h chp hình trước khi h xung thuyn. Sau khi nói chuyn vi các nhà sư xong h mi chu xung thuyn, ri bãi.

Khi họ đi ri, mt ni hoang mang dy lên trong lòng nhng cu thuyền nhân : H nói, không ai có th biết được hi tc có thông đng vi lính tun duyên hay không ? Nhưng chúng ta nh có các sư và hin mang thông hành ngoi quc nên tương đi an toàn.

Buổi chiu, cơn mưa to p xung, dù lu được dng dưới nhng tán lá cây, nước mưa vn làm ướt đm chúng tôi. Kh nht là công vic dng tượng và gn bia cho người đã chết không tiến hành được, c nhng tm ghi dòng tưởng nim, cũng phi xếp vào thùng. Nhang đèn, gch, xi măng, phi che chn li. Đêm "Hoa đăng tưởng nim" như dự tính đã không thành.

Buổi ti vn còn mưa. Trong tình cnh, dưới lưng là nhng mnh san hô ln, nh, mp mô, ri nước chy vào thành tng vũng, qun áo, dày dép ướt sũng. Nhưng các anh em cũng kéo nhau ra lu tp th hát dưới nhng git mưa.

Tiếng hát hòa đồng vi tiếng mưa. Trong ánh la nến nh nhoi xoi không t mt người, h hát cho nhau nghe, cho hn ma bóng quế cùng nghe.

Có hay không ! Những hn ma bóng quế đang r nhau cùng v ngi trong lu vi nhng người đng hương ca mình ?

Đêm vẫn rào rào đ mưa xung, nhóm 8 người chúng tôi, nm gia mt tm bt to, gp đôi li, na tri dưới đt, na căng trên đu, buc hai góc bt vào hai thân cây. Frank nm sát ngoài cùng phía bên phi lu, ri Tú, Trâm, Nguyt, Trùng Dương, Thy, Phc và ngoài cùng là Cha Tâm bìa bên trái. Tội nghip Cha Tâm và Frank là hai người nm ngoài bìa lu, ướt như chut t đu tóc, qun áo, đến giày dép.

Chắc chn nhng nhóm khác, trong nhng chiếc lu nh kiu cm tri, cũng ướt không kém gì chúng tôi. Nhưng may, sáng ra tri tnh, phải dy thu dn và ra lu tp th ngay đ làm l liên tôn cho các vong linh trên đo.

nuocmat4

Lễ cu siêu trên đo Koh Kra.

Các vị ch tế cùng mi người cùng quay lưng ra bin, mt hướng v phía trong đo, nơi có nhng nm m ca hơn 100 thuyn nhân được biết và thêm bao nhiêu m không được biết đích xác, được chôn vùi t nhng ngày tháng đó ca my ngàn thuyn nhân bị hi tc lùa vào đây.

Chương trình hành l được Cha Tâm đ ngh, bt đu làm l vi các Sư Thái đang đo được mi ti c hành đu tiên bng tiếng Phn, sau đó đến Hòa Thượng Thích Huyn Vit và phn cui là Cha Hùng, Cha Tâm Cha Hương chia nhau dâng lời nguyện.

Vừa xong hai phn v Pht giáo, tiếng các Cha bên Công giáo chưa ct lên thì có tiếng ht hong gi vào lu.

- Xin chấm dt và sa son ra v ngay, vì có tin báo bão s ti lúc 3 gi.

Mọi người hp tp đng dy chy ra khi lu đ thu dn hành lý, riêng các Cha, Hòa Thượng và nhng người Công giáo vn li.

Cha Hùng vừa ct tiếng lên đã nghn ngào :

Giữa biển khơi lồng lộng gió bốn phương.

Chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến tranh huynh đệ đau thương, cùng nhau về đây chiêu hồn lưu xứ.

Xin những đấng tối cao mở lòng đón nhận, vớt lên giữa bọt sóng lênh đênh những oan hồn, uổng tử.

Xin hãy mang hồn vào giấc ngủ ấm yên

Vòng tay Đức Mẹ, vòng tay Phật Bà xin hãy là những tấm khăn mềm thấm khô ngàn máu lệ.

Chúng tôi cúi đầu gửi lời kinh tiếng kệ

Tiếng chuông tiếng mõ gọi hồn về.

Giọng Cha trm trm, bi thương, nghn ngào, Cha đc hết bn trang bài "Văn Tế Mun Màng".

Rồi các Cha thay nhau đc tên tng người trên nhng m bia mi làm. Sóng c nhô cao, bão c ti, mi người vn bình tâm vi nhng dòng kinh nguyn.

Chính lúc thứ tha là khi được tha th

Chính lúc chết đi là khi vui sng muôn đi

(Kinh hòa bình-Thánh Francis)

Chiếc lu cui cùng được kéo xung, gp li, gp c nhng git nước mưa còn đng đêm qua. Tôi ly tay qut trên git nước, nếm thy mn như nhng git l.

Những chiếc thuyn tam bn, không mui, r sóng tr li đt lin. Tri không nng, âm u, nước bin bắn tung tng đt lên mt mũi, qun áo. Trưởng nhóm Hùng khóc rưng rc nhìn hòn đo Koh Kra chìm dn vào nhng đám mây đen đang t t kéo ti. Anh khóc vì nhim v chưa hoàn tt. Chúng tôi phi mi người nói mt câu an i anh, nhưng tht s trong lòng chúng tôi cũng đang thổn thc. Mây đen kéo mi lúc mt dy sau lưng chúng tôi, hòn đo như chìm t t xung bin, tiếng kêu ca nhng vong linh không vng được lên trên tiếng sóng. Hòn đo như biến mt, gia k chết và người sng mt đường vch dài và đen chia đôi.

Bidong và những ngôi m tp th Mã Lai

Xe ca đi từ Thái Lan sang Mã Lai, mt 8 tiếng, qua nhng chng đường biên gii, phi làm th tc nhp cnh. Chúng tôi ti Mã Lai thì đã tri chiu.

Phụ n đây đa s mc quc phc nhiu màu sc, khăn chùm đu ca h rt đp, đ màu, đ kiu qun khác nhau chung quanh khuôn mt. Bn tha h ngm mt môi và nguyên khuôn mt thân thin, hay cười ca h. Hiếm hoi lm mi thy mt vài bà đng tui qun mình kín mít trong tấm vi đen ch đ l hai con mt đ nhìn bước chân mình. Đàn ông cũng thân thin không kém, ông tài xế taxi hay nói v đi sng gia đình cho bn nghe, v vic h vn cu nguyn năm ln mt ngày, mi ln by phút.

Mã Lai là nước đã nhn gn 300 ngàn người t nn Vit Nam trong hai thp niên 1975-1995. Nhng thuyn nhân đi trong nhóm k li : nn hi tc Mã ít hơn hi tc Thái rt nhiu. Lính Mã ban đêm có vào tri kiếm nhng cô va mt mang v làm v, không ai can thip được. Nhưng lính Mã không hiếp ph n và giết người ngay trước mt mình.

Mã Lai cũng là nơi có nhiu xác thuyn nhân tt vào b nht nên cũng là nơi duy nht có nhiu m tp th. Nhng người bn thuyn nhân trong nhóm nói có khi thuyn gn vào ti b vn b lt như thường, người đến trước trên b có th nhìn thy người chết chìm trước mt mà không làm gì cu được. V sau được người đa phương cho biết là khúc bin gn vào đến bãi, dc bin đó có nhiu vũng xoáy, có khi thuyn vào trúng ch xoáy mà không biết, gp bin êm thì thoát, khi biển lúc đó đng thì ch xoáy hút thuyn vào, thuyn lt, không cách nào cu được. Đó là trường hp ca rt nhiu chiếc thuyn đã nhìn thy b mà không vào được bến.

nuocmat5

Viếng ngôi m tp th đu tiên Kelanta.


Mã Lai cũng là quố
c gia duy nht có nhiu m tp th ca thuyn nhân, có đy đ lý lch, vì h chết gn b.

Ngôi mộ tp th s 1 chúng tôi ti Balai Bachock thuc tnh Terengganu, m đó có 46 người, trong đó có 3 em nh.

Lần đu tiên trong đi người, đng trước mt ngôi m tp th. Ngôi m chơ vơ trên đng đt nước người vi nhng cái tên Vit Nam, tôi không cm ni lòng mình, nghe nôn nao, qun đau trong rut, nước mt ràn ra. T bao lâu nay ch nghe tiếng "thuyn nhân" ch nhìn "hình thuyn nhân", cái thương cm đó có đy, nhưng ch thoáng ngm ngùi như vết xước ngoài da. Phi ti đó, trên mt đt nước xa l nhìn thấy nm m đó mi hiu được tình người trong mt nước nó sâu đm đến đâu, mi hiu rõ hai chng Bào" cùng mt ci ngun dân tc vi nhau. Mình bng chc thy thương dân, thương nước mình quá đi ! Vì đâu, vì ai, vì nghip lc nào mà chết thm, chết kh, đến thế này ! Cá nhân mình có lãnh mt phn trách nhim nào trong đó không ?

Nhang, nến, thp lên, li kinh hòa đng, Pht, Chúa có nhìn xung chúng sinh không ?

Tôi nghĩ tới li Sư Huyn Vit nói vi tôi : Nghip lc làm kh nhau. Cái kh phi xy ra một ln trong cuc đi và cái kh vn tiếp tc xy ra.

Ngôi mộ th hai ti Cherang Ruku, cách nơi này không xa còn to hơn na, còn nhiu người hơn na, nó cho ta cái cm tưởng đây là mt cái nghĩa trang nh ch không phi là mt nm m. M chôn 123 người, sau nhận thêm 5 người na chôn nơi khác được đưa v. Tng cng là 128 người. Nhng ngôi m tp th đã được chôn chung như thế nào ? Đây là li k ca bà v ông Alcoh Wong Yahao (s nói đến v ân nhân này sau).

"Chúng tôi xếp xác tng lp, không phân bit nam nữ, tui tác. C mt lp xác người xếp lên mt lp khăn lim, ri li tiếp mt lp xác người khác, trên cùng chúng tôi đt mt lp ván ép, ri xúc đt đ lên. Thế là thành mt ngôi m ln.

Ngôi mộ th hai này và ngôi m th nht vi 46 người, cng thêm 5 người mang ti sau, h cùng đi vi nhau trên chiếc tàu khi hành t M Tho, tên tàu là MT- 065, khi hành ngày 1 tháng 12, ti gn bin Mã Lai ngày 4 tháng 12 thì b lt chìm. Tng s người đi trên thuyn là 300 người.

nuocmat6

Mộ tng cng 128 người.

Chúng tôi cúi đầu khn nguyn Chúa, Pht, cu xin các vong linh về chng giám cho lòng thành ca chúng tôi. Chúng tôi, nhng ph n da vào vai nhau mà đm l.

Sau đó cha Tâm đề ngh mi người cm nhang đi chung quanh ngôi m cm xung. Mi nén nhang có mang theo nhng git nước mt.

Hỡi hn bp bnh trên biển

Về đây nghe li kinh an

Trăm ngàn mảnh hn ướt sũng

Muối nào trong l không tan.

Đừng khóc vi, tôi xin k mt câu chuyn liên quan đến nm m to như mt nghĩa trang nh này.

Trong mấy ngày hôm sau khi chúng tôi đi thăm nhng nghĩa trang có chôn ri rác thuyn nhân, tôi thy xut hin trong đoàn mt thanh niên rt tr, tôi hi chuyn làm quen, khi em giúp nm tay tôi dt bước qua nhng mô đất. Em tên là Alex Trn, 28 tui, em đi thăm m ông bà ngoi và các chú, bác, ca m em. Vì thi khóa biu không trùng hp vi nhóm nên em đến chm mt đôi ngày, em phi đi thăm ông bà ngoi mt mình.

- Tại sao m không đi vi con ?

- Mẹ s, m không dám nhìn li.

Em nói tiếng Vit rt gii, rt l phép, chng t em được ln lên trong mt gia đình tt. Em k :

Gia đình của m con, tt c 18 người đi trên chiếc tàu MT-065 này. Lúc đó m con là mt cô bé 12 tui, dì ca con lên 10. Khi tàu lật, h kt trong khoang, dì con 10 tui dùng đu đp vào ca kính thuyn, hai ch em chui được ra bên ngoài. C hai ch em cùng không biết bơi, ngt xu. Sóng đánh h git vào b, được cu sng. C gia đình chết 13 người, còn li 5 người trong đó có m con, dì con và ba người h hàng.

Em thơ di sao mà em may mn

Cả mt thuyn chết hết ch còn em

Sau đó hai chị em được mt gia đình M bo tr, nuôi ăn hc, cho ti lúc lp gia đình. May mn gia đình đó Orange County, California ngay trung tâm ca người Việt nên hai cô bé đó đã vn gi và nói tiếng Vit. (Khi làm m, cô cũng cho con đi hc tiếng Vit).

Hai chị em cô bé này qu tht trong bt hnh có lng may mn. Hai cô được cha m M cho đi hc tiếng Vit và ln lên vi cng đng Vit.

Nhìn cậu thanh niên khôi ngô, đĩnh ngộ, ln lên M, nói tiếng Vit rõ ràng, l phép trong mt gia đình có hoàn cnh như thế, tôi thy mình không khóc được na. Tôi đng sng nhìn cu, nghe cu k li câu chuyn nhiu ln (vì nhiu người hi). Tôi hình dung ra m và dì ca cậu như nhng viên ngc lăn rơi xung t nhng mn đá cao và sc mà không h xây xát. Không có viên ngc nào có th đp hơn na.

Tôi nghĩ đến đôi ngày va qua, khi cu mt mình đng trước ngôi m tp th, cu chm tay mình lên trên tên ông bà ngoi, tôi biết chc cu đã khóc bng đôi mt ca m mình.

nuocmat7

Một m bia tp th ca người Vit trên đt Mã Lai.


Người ch ca nhng ngôi m thuyn nhân

Một khu nghĩa trang của người Hoa cũng Terengganu vi nhng ngôi m xây theo hình vòng cung như cái bào thai ca người m (người Hoa nói đó là tượng trưng cho ta tr v nơi ta đã t đó ra đi).

 Trong nghĩa trang này có 4 khu A, B,C,D. Khu A có hơn 400 thuyn nhân được chôn đây. Khu B,C,D có hơn 200. M chôn ri rác, khi thì mt người, khi thì ba hay bn người, tùy theo có bao nhiêu git vào b lúc đó. Có m thy lên ti by người, mười người.

Hỏi anh Lưu Dân, mt thuyn nhân Úc đã t chc ti đây nhiu ln, có gia đình nào về li Mã Lai ci táng thân nhân đem đi không ? Anh nói, có mt người đã làm được. Nhưng người Mã thành ph này, không mun cho người Vit đến ci táng mang đi. H nêu ra ba lý do :

Thứ nht, đã chết Mã là người Mã.

Thứ hai, m đây lâu năm đã thành mộ bn.

Thứ ba, nếu người Vit ai cũng ci táng thì đâu còn ai ti thành ph này (Terengganu là mt thành ph cn du khách)

Cha Tâm mặc áo l, dâng bánh Thánh ngay trong nghĩa trang này. Tôi và Vũ Thanh Thy, Ngc Hân cùng ct tiếng hát : Chúa nhân t xin lng nghe linh hn con tha thiết. Ăn năn kêu van, ly Chúa xin d thương, ban xung nim tin p cho tâm hn.

nuocmat8

Hình Cha Tâm dâng lễ.

Nắng rát da, tri cao vi vi, nhng ht nước mt rơi trong tiếng hát, rơi nhòe trên trang giy hát.

Hòa thượng Huyn Vit đã rời Thái lan sau khi Koh Kra v, nên anh Ngô Đc Hu t Úc đi din Pht giáo mi ln ti các phn m, anh ph trách khn nguyn. Tiếng Vit min Nam ca anh nh nhàng, m áp, bài kinh anh rút ra t đo Ông Bà, nghe tht cm đng, xin trích mt đon :

Cầu Thượng đế t bi h x. Cho linh hn n tha nghe kinh. Cu xin gim bt ti tình. Cho vong nhàn h nh mình thnh thơi. Cnh ly bit hi ôi thê thm. Đc Thn Minh pht phưởng tràng phan. Cho hn noi đó nh nhàng. Tr v cu v an nhàn hưởng vui…..

Sau lễ chúng tôi đi thp nhang trên các ngôi m, không phân bit Hoa, Vit, người đa phương hay thuyn nhân. Nghi thc hóa vàng mã tiếp theo rt phong phú, các anh ch trong nhóm mua ngay ti đa phương nên mua được rt nhiu (theo thng kê năm 2010 Mã Lai có 19,8 % theo đạo Pht).

Chúng tôi hóa vàng xong thì xuất hin mt người đàn bà Hoa, được nhng người trong nhóm gii thiu đó là bà Alice Wong, v ca ông Alcoh Wong mt v ân nhân chôn ct gn như là hu hết nhng xác thuyn nhân trôi vào b bãi Mã Lai.

nuocmat9

Chân dung ông Wong

Ông chính là người đã chôn ct nhng ngôi m Tp Th, hơn thế na bao gi có xác táp vào b là người ta đi gi ông. Ông in ra cun sách The Vietnamese Boat People (VBP) along The East Coast Of Malaysia Peninsula để hướng dn nhng người đi tìm m thân nhân dc theo b bin phía đông vùng bin Mã Lai. Vùng bin phía đông Mã Lai đi din vi mũi Cà Mau là nơi thuyn nhân ti đông nht và cũng chết đm nhiu nht.

nuocmat10

Bia công đức.

Ông để hết thi gian ca mình ch đ lo cho nhng cái xác ca thuyn nhân Vit Nam trôi git vào vùng bãi bin Mã Lai, gn nơi ông cư ng. Chiếc thuyn đu tiên ca người Vit t nn ông Wong được nhìn thy vào ngày 23 tháng 11 năm 1978 đã vào gn ti bãi nhưng chưa được lên b. Ông nhìn thy nhng khuôn mt hc hác, s hãi nhưng tràn đy hy vng. (V sau ông được Hi Hng Nguyt - Red Cresent - cho biết, chiếc thuyn đó đã b lt trong khi được hướng dn vào b ngay trong cùng ngày. C thuyn 137 người b chết đui).

Ông và những người bn ca ông ngoài vic chôn ct, còn đi tìm nhng phn m ca thuyn nhân ri rác trên đt Mã đem v gn nhau.

Những nm m thuyn nhân tp th được nhìn như "M vô ch" thì trên mt ý nghĩa nào đó, ông Wong chính là "Ch" nhng nm m này.

Cho tới khi ông mt, năm 2006 trước đó mt tun ông vào nghĩa trang thăm m thuyn nhân ông đã hát bài "I will follow you forever".

Nói theo nhà Phật, kiếp trước ông có nợ người Vit Nam hay chính ông là mt người Vit Nam trong tin kiếp ?

Tấm lòng ca ông Wong đi vi thuyn nhân t năm đu tiên 1978, khi ông nhìn thy chiếc thuyn t nn 137 người kéo vào vùng vnh Kuala Terengganu, ti năm ông qua đi 2006 là 28 năm dài.

Đảo Bidong và nhng khu m

Chúng tôi cũng tới đo Bidong bng thuyn. Thuyn này chy bng máy cao tc và t đt lin ra ti đo khong 20 phút. Đi gia trưa nng gt.

Từ năm 1975- 1991 đã có 250.000 thuyn nhân sng sót tt thuyn vào sinh sng đây. Nhiều người ch bo lãnh có th trên đo t hai ti bn năm, nhiu người b tr li. Có người bnh chết, có người t t. H được mang lên đnh đo chôn ct.

Mộ chia ra tng khu A, B, C… Khu cho tr em riêng. Khu F được coi là đông nht ti hơn 200 ngôi m. Chúng tôi kéo nhau lên đó. Bước thp, bước cao, chng gy, cm dao, va leo va pht cây r li. Cui cùng cũng lên ti tm bia có ghi 151 người (có bia m) Tht ra s m đây trên con s 200.

Đồi Tôn giáo nơi trước đây có nhà th Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Chùa thì nay đã va b phá, va xp đ theo thi gian, trông vô cùng hoang phế. Đau lòng hơn na nhng tượng Pht, tượng Đc M đu b chém ct đu (vì mt s người cung tín tin là mt đầu thì không còn linh thiêng na) Thánh giá Chúa thì ch còn du vết trên tường mà thôi.

Tôi và Thái hai chị em đi lang thang chung quanh đi, Thái lo chp hình, tôi lo… bun. Tôi đng trên cao nhìn mông lung bao quát bãi cát dưới chân đi.

i đây bao nhiêu người dân Vit ca tôi git vào, git vào bng thân xác còn th được, còn hy vng s được chuyn ti mt quc gia nào đó đ gây dng li cuc đi cho con, cháu hay chính bn thân mình ? Bao nhiêu người ch còn là nhng cái xác bp bnh git vào b ? Bao nhiêu cảnh chia ly ca nhng mi tình va nhn được sau nhng đau thương mt mát ? Bao cnh đi ut hn b gi tr v nơi mình đã không sng được phi b đi ? Bao nhiêu người đã phi đây c ba, bn năm trong hy vng, trong tuyt vng trước khi được ri nơi này ?

Biển dưới kia đang p vào tng đc sóng, nước mt ca my mươi năm v trước còn git nào pha trong mui đi dương ?

Biển phi làm gì đ gi mãi được nhng git l, nhng tiếng khóc, tiếng cười, hy vng và tuyt vng ca mt dân tc luôn luôn "Đi không yên ổn, ngi không vng vàng" ngay trên chính đt nước mình.

Chúng tôi xuống đi đ sa son quay v đt lin. Xung đến chân đi ngoái đu nhìn li, mt cánh bướm đen tht ln t trên đi bay xung lượn vòng ngay sau lưng tôi. Mt thoáng rùng mình, mt thoáng rưng rưng, tôi dng li, nói thm trong cung hng mình. "Thôi nhé, tôi v, nh mãi hôm nay". Giơ tay áo lên, qut ngang dòng nước mt. Cánh bướm bay mt hút lên đi.

Sau một đêm mc võng, chùm chăn (cho khi mui) ng lăn lóc trên cu tàu, chúng tôi trở v đt lin, tiếp tc cuc hành trình tìm m thuyn nhân.

Rải rác m thuyn nhân dc đường

Trên đường sang Kuala Lumpur, trong tnh Dungun có hai nghĩa trang. Hai nghĩa trang này có bin trước mt nên khi xác thuyn nhân git vào được vt lên chôn ngay tại đây. Khi h vt được 1 xác, khi được 2, 3, khi được 5, 7. Có khi c trên 10 xác vào mt lúc.

Nghĩa trang thứ nht li vào có đn th vi hàng ch Tao Yan Dian Temple, có 80 ngôi m thuyn nhân, trong đó 38 m có tên. Mt ngôi m tp th nm dưới gc mt cây bàng lớn, chôn trên 100 người, được khc chung mt tm bia. Bia được Văn Kh Thuyn Nhân xây ngày 23 tháng 3 năm 2007.

Những ngôi m trong khu th hai được đt trong mt nghĩa trang đc bit do nhà th Công giáo St.Thomas trông coi. Nhng thân xác thuyền nhân được bao quanh bi ba ngôi thánh đường ca : Thiên Chúa giáo, Pht giáo và Hi giáo. Còn được gi là Migrants Cemetery.

Những linh hn này tht được chúc phúc an i biết bao !

Nhang được thp lên, li kinh được ct lên, nước mt li chy xung, Chúa, Phật trên cao được mi xung d tic bi ai ca nhân loi.

Viết ti đây. Tôi tưởng tượng ra, tôi là người dân Mã Lai sng dc theo min đông bin Mã Lai, mi sáng tr dy nghe tiếng gi nhau ơi i bên ngoài cánh ca : Ra vt xác thuyn nhân Vit đang git vào bờ. Không phi mt xác, hai xác, mà vô s xác. Ri cùng nhau tm lim, chôn ct, có khi lp miếu th.

Tôi tưởng tượng ra trong nhng cái xác bt hnh đó, mt cái xác ca chính mình.

Những cái xác ca đng bào mình (hay ca chính mình) đã được nhng người không cùng chng tc xót thương, được ghi li in thành sách (như sách ca ông Wong) đ sau chính nhng người Vit v tìm li.

Chôn cất c trăm, ngàn, nm m không phi là chuyn gin d. Vic xây ct làm sao chu đáo được. Theo thi gian, mưa nng nhng ngôi mộ không tn ti được.

May mắn thayVăn Khố Thuyn Nhân của người Vit (do ông Trn Đông, từ Úc, sáng lp 2004), đã ti Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương trùng tu li hu hết nhng nm m này. (Theo Văn Khố Thuyn Nhân - Trong vùng Đông Nam Á có hơn 2000 nm m va tp th va cá nhân).

Tôi đọc tên tôi

Hội Hng Nguyt ( Malaysian Red Cresent Societ - Hng Thp T Mã Lai) đã lưu tr hai trăm ngàn (200,000) h sơ ca nhng người sng sót. Đ hôm nay nhng thuyn nhân trong nhóm chúng tôi đến tìm li. Mi khi tìm được tên ca mình hay thân nhân mình, họ òa v ra cùng mt lúc tiếng cười và git l :

Tôi vừa đc tên tôi trên tm th

Có phải tôi không trên lý lch này

Ngày tháng đó tưởng vùi chôn đáy bin

Bỗng sóng đánh vào b sáng hôm nay

Khi chúng tôi tới viếng Hi, câu chào hi đầu tiên của ông Dato’ Sayed A. Rahman, Tng thư ký hi Hng Nguyt là : "Chúng tôi không cn biết anh là người nước nào, chúng tôi ch biết giúp đ mt con người". Nghe mà a nước mt.

Ông Misnan, nhân viên điều hành ca Hi, nói được vài câu bng tiếng Vit rt thân tình. Đc bit là ông hát cho chúng tôi nghe bng tiếng Vit, bài hát "Bài tình ca cho em" ca Vũ Thành An tht hay. Hay mt cách bt ng !

Thế gian đy qu d, nhưng Tri cũng ban phát xuống nhng thiên thn cu tr.

Sau 42 năm nhìn lại, chúng ta có rt nhiu nhng trang s mi. Trên hết, mi mt cái chết ca thuyn nhân, ca tù ci to, ca người Quc gia chết cho T do là mt trang s mi được cng vào.

Tất c con dân Vit đều phi hc S Vit.

Ngày 20 tháng 4 năm 2017

Trần mng Tú

Nguồn : VOA, 23/04/2017

Viết trong cuc hành trình v Tri t nn Songkhla, đo Koh Kra và Tri t nn Bidong t 30 tháng 3 ti 16 tháng 4/2017

(*) Những câu thơ trong bài là ca tác gi Trn Mng Tú

Published in Văn hóa