Sau những tranh cãi dữ dội xen lẫn với những phản biện của những người có tinh thần xây dựng cao nhất liên quan các đề xuất về thuế của Bộ tài chính, một trong những thứ vũ khí mà Bộ tài chính thường dùng là "thực hiện nghị quyết của Đảng ; chủ trương, chính sách của nhà nước…". Kết quả cuối cùng là những đề xuất mà Bộ tài chính đưa ra, nếu có một con số nguồn thu càng lớn thì càng sớm được áp dụng, bất chấp đời sống nhân dân, bất chấp mọi nguyên tắc mà chính "Đảng và nhà nước" thường rêu rao trước công chúng.
Nguồn thu từ các khoản thuế ở Việt Nam đi đâu ?
Trong một bài viết, không thể đo đếm hay phân tích hết hơn 400 loại thuế, phí ở Việt Nam tạm thời chỉ phân tích vài khoản thu liên quan gần gũi nhất với đề xuất thu thuế tài sản của Bộ tài chính vừa đưa ra.
Thuế chồng thuế, nhưng thuế ở Việt Nam dùng làm gì ?
Cách đây hơn 10 năm, Bộ tài chính đề xuất khoản thu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhân theo hệ số khu vực và biểu giá đất khu vực đã giúp "Đảng và nhà nước" thu về hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là lúc mà các khẩu hiệu "nộp thuế là vinh quang ; nộp thuế để phát triển đất nước ; nộp thuế là yêu nước…" tràn ngập trên mỗi cung đường, góc phố hay cơ quan, trường học trên cả nước. Cùng với các khẩu hiệu, đây cũng là lúc xuất hiện ồ ạt các cuộc lo lót, chạy chỗ, chạy ghế nóng nhất trong chế độ từ trước tới nay. Con số hàng trăm ngàn tỷ mỗi năm khi đó là một con số làm nức lòng những nhà lãnh đạo đang say sưa với cuộc mua quan bán chức để đẻ ra bộ máy hành chính cống có số lượng nhân sự đồ sộ bậc nhất thế giới. Mặt khác, tăng thu để nuôi bộ máy nhưng chính bộ máy ấy lại là lý do để tiếp tục lý giải nguyên nhân lạm chi của mà nhà nước đưa ra để giải thích về khoản nợ vay nước ngoài - còn gọi là nợ công - khổng đồ ngày càng đè nặng lên vai người dân. Tất cả đều được lấp liếm bởi kiểu lập lờ đánh lận con đen là "sử dụng thuế cho đầu tư phát triển" bề nổi được chỉ ra là các công trình đầu voi đuôi chuột.
Bản chất thuế tại Việt Nam
Trên thực tế, những con đường ngàn tỷ đều được công khai là vay vốn ODA, một số là do các hợp đồng B.O.T cũng vay từ chính nguồn thu phí giao thông mà đến đứa trẻ vừa lọt lòng chưa chạm chân xuống đất đã phải đóng. Không chỉ tiền phí giao thông đã nộp, người dân tiếp tục gánh thêm khoản nợ công mà "đảng và nhà nước" tự thay dân đi vay qua các hợp đồng vay từ nước ngoài nhưng vẫn phải tiếp tục một lần nữa vẫn phải móc tiền ra trả phí B.O.T khi sử dụng con đường hình thành từ chính nguồn vốn mình đã bỏ ra (!). Những cao ốc, chung cư mọc lên thực ra là khoản tiền thu được mà các đại gia bằng các móc nối, lợi ích nhóm đẩy dân ra ngoài bằng đền bù với giá rẻ mạt, sau đó đẩy giá ảo lên để thu lợi cũng từ túi tiền còm cõi của người dân. Trường học, bệnh viện đúng là có xây thêm nhưng thực chất người dân phải trả qua các khoản thu từ đủ các loại phí, muc thuốc với giá cắt cổ và ban đầu lại cũng được hình thành từ vốn vay, tiền đóng góp khác dù chất lượng ngày càng tồi tệ mà không có bất cứ ngôn từ nào có thể miêu tả đúng nghĩa.
Như vậy hơn 400 loại thuế, phí mà người dân Việt Nam phải trả theo "chủ trương của Đảng và nhà nước" được dùng vào đâu nếu không phải chỉ sử dụng để nuôi bộ máy nhân sự của "đảng và nhà nước" ? Người ta thường nói và biết tới sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Nhưng ít ai biết được rằng nguồn vốn của các tập đoàn này cũng là tiền thuế của dân và các khoản vay mà các tập đoàn này để lại sau thua lỗ cuối cùng cũng chính dân sẽ phải trả. Những đại án tham nhũng được phanh phui dù chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nhưng nó quá đủ để chỉ ra rằng : Các tập đoàn nhà nước ngoài việc chiếm giữ tài nguyên của đất nước để trục lợi thì đây cũng là nơi để rửa khoản tiền thuế mà dân đóng góp nhằm "phát triển đất nước" sang túi riêng cá nhân trong các phe nhóm lợi ích xâu xé.
Gần đây hơn một chút là vụ thuế xăng dầu được ẩn sau lý do "bảo vệ môi trường" nhưng thực chất chỉ là vừa nhằm tăng thu và để cứu phe lợi ích liên quan các dự án xăng sinh học đã chết. Bởi nếu để bảo vệ môi trướng, không hề có cơ sở khoa học nào chứng minh xăng R92 pha etanol giảm khí thải bao nhiêu. Nếu để bảo vệ môi trường, "đảng và nhà nước" đã không để mặc cho thép Formosa giết chết biển, hàng trăm, hàng ngàn dự án, nhà máy xả thải khắp nơi mà dân khiếu kiện được trả lời bằng những án tù ! Từ nông thôn tới thành thị, từ bãi rác đến nhà máy mọc ra ở đâu thì người dân khổ sở ở đó. Khiếu nại, phản đối thì đã có hàng loạt tội danh hình sự được chụp lên để bịt miệng dân. Thực tế ấy lý giải cho mục đích "bảo vệ môi trường" thực chất nó là gì khi mà giá xăng dầu thế giới đang thấp hơn, thậm chí là đang giảm nhưng thuế xăng xầu Việt Nam vẫn tăng, nó cũng là lý do tại saoBộ tài chính và Bộ công thương kiên quyết không công khai cách tính giá cơ sở bất chấp mọi thứ miễn sapo thu được tiền của dân.
Với đề xuất thu thuế tài sản là nhà ở và xe có giá trị từ 1,5 tỷ trở lên vừa công bố. Khoản thuế đưa ra cũng bằng một cách tính thuế mà chỉ một mình chế độ của "đảng và nhà nước" ở Việt Nam mới có. Cũng như tất cả những đề xuất thuế được ví von rất hình tượng "thu thuế như vặt lông vịt, phải vặt làm sao để vịt nó không kêu toáng lên". Kịch bản đề xuất rồi úp mở nói "chưa xem xét", sau đó là một ê líp lãnh đạo thông qua truyền thông bắt đầu tung hỏa mù, thậm chí đưa ra những lý luận mà dân gian giờ gọi tên thành câu cửa miệng là của loại người "lú lận ; không có não" để bịt mồm, phớt lờ "vịt" kêu hay khóc.
Chung giọng với đề xuất thuê thuế tài sản lần này, trên phapluatonline ngày 18/4/2018 đăng tải bài phỏng vấn với ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội. Với cương vị của mình, phát ngôn của ông Kiên thì dư luận cần hiểu rằng : Quốc hội đã đồng ý. Bởi vì Ủy ban kinh tế của Quốc hội chính là cơ quan xem xét và quyết định các đề xuất liên quan tiền bạc, kinh tế cấp quốc gia. Đồng thời, với danh nghĩa "đại diện cho dân" của Quốc hội, phát ngôn của ông Kiên tương tự như thông tin "hầu hết người dân đồng ý và ủng hộ" qua vụ thuế xăng dầu đã được áp dụng. Điều đó có nghĩa, gần như không có kịch bản nào để thay đổi kế hoạch thu thuế tài sản đang gây tranh cãi dữ dội củaBộ tài chính - theo dự kiến là sẽ áp dụng vào năm 2020. Đáng nói hơn, phát biểu của ông Kiên lại phơi bày thêm những kiểu lý luận trơ trẽn chưa từng có ở tổ chức "đại diện cho dân" này.
Có thể tóm tắt các ý chính trong trả lời phỏng vấn của ông Kiên như sau : Việc thu thuế tài sản là bình thường ; người dân cần thay đổi nhận thức không cần sở hữu nhà ; thu thuế nhà không khác đi đường cao tốc phải trả phí, v.v.
Xuyên suốt bài trả lời phỏng vấn, ông Kiên cũng vòng vo đưa ra các câu dẫn luận mang tính ám chỉ lấp lửng về "các nước khác" nhằm biện minh cho việc thu thuế tài sản là "bình thường" nhằm lấp liếm đi cái "bất bình thường" nhưng bản thân ông Kiên lại không đủ nhận thức để che giấu ngay chính trong câu trả lời của mình nếu không nói là không biết gì, nói lấy được !
Nó bộc lộ những bản chất vừa tàn bạo, vừa thô lỗ, bất nhân khi lấy dẫn chứng về một khuynh hướng của một số rất ít người ở các nước tiên tiến dù có đủ điều kiện nhưng không muốn mua nhà mà để tiền đi chơi, đi du lịch cho thỏa mãn sở thích cá nhân nhằm che giấu sự thật là kiểu thu thuế tài sản mà ở Việt Nam màBộ tài chính đưa ra là đẩy người dân tới bần cùng hóa, có muốn cũng không thể mua nhà để ở. Thực chất, những cá nhân thiểu số rất ít ở nước ngoài không muốn mua nhà dù họ dành tiền đi chơi nhưng họ vẫn có nhà để ở - đó là nhà xã hội mà chính phủ của họ đã trích tiền thuế ra để xây cho chứ không phải họ không có nhà.
Sẽ rất khó đưa ra những ý kiến phản biện mang tính xây dựng với những cách đưa ra chính sách trong chế độ hiện nay. Cũng rất khó để đưa ra tiếng nói mang tính trao đổi một cách thiện chí với những phát biểu kiểu như ông Nguyễn Đức Kiên đã đưa ra vì mọi ý kiến đều bị xem như như một ý đồ đối nghịch. Những bản án dành cho những người bất đồng chính kiến là minh chứng không cần phải tranh luận.
Kết quả của sự dối trá và tán ác là sự khinh ghét, thù hận. Một chế độ mà bộ máy gồm những kẻ hợp lại thành ê kíp bất nhân và trơ trẽn như vậy thì qui luật nhân quả sớm báo ứng nhãn tiền dù có tàn ác đến đâu cũng không thoát được trừng phạt của lịch sử.
Thiên Điểu
Nguồn : VNTB, 20/04/2018
Bài viết liên quan :
http://www.vietnamthoibao.org/2018/04/vntb-thu-thue-nha-bo-tai-chinh-ay-oi.html
http://www.vietnamthoibao.org/2018/04/vntb-che-o-thu-cung-diet-tan-700-trieu.html
Nguồn tham khảo :
http://plo.vn/kinh-te/ong-nguyen-duc-kien-danh-thue-tai-san-cung-binh-thuong-thoi-765894.html
"Thuế tài sản, trong đó có thuế nhà ở là đúng đắn, cần thiết" - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phát ngôn trên báo chí nhằm ủng hộ "Dự thảo dự luật thuế tài sản" do Bộ tài chính đề xuất.
Ngân sách kiệt quệ đến nỗi phải cào cấu, quơ quào mọi thứ để có tiền chi tiêu cho bộ máy - Ảnh minh họa. Nguồn : internet
Người dân đã quen với những phát ngôn kiểu nịnh nọt mỗi khi một bộ ngành nào đó muốn "vặt lông vịt", nghe riết quen tai, kiểu như là "tăng giá điện không ảnh hưởng người nghèo" hay "tăng giá xăng dầu không ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát"…
Hiện nay, có ít nhất 5 loại thuế, phí nhà đất cá nhân, gồm :
1. Thuế chuyển nhượng ;
2. Phí trước bạ(thường gọi là thuế trước bạ) ;
3. Thuế thu nhập cá nhân(đánh vào thu nhập người chuyển nhượng) ;
4. Thuế nhà đất hàng năm(đối với đất thổ cư) ;
5. Thuế chuyển mục đích sử dụng đất.
Nếu đánh thêm "thuế tài sản" vào nhà đất thì sẽ bị "thuế chồng thuế". Điều đáng nói là ngưỡng đánh thuế nhà 700 triệu đồng không chỉ đánh vào người giàu mà người trung bình và nghèo cũng bị đánh trúng, khó mà đóng nổi cho chế độ. Nhìn lại, một số loại thuế tăng phi lý từng bị dư luận phản đối nhưng "đảng ta" vẫn cố đấm ăn xôi, quyết thu cho bằng được, rõ ràng nhất là "thuế môi trường" đánh vào xăng dầu liên tục tăng, từ 1.000đ/lít năm 2015 lên 4.000đ/lít năm 2018.
Việc tăng thu một số loại thuế và đặt ra thêm một số loại thuế khác, nói thẳng ra chỉ là nhằm tăng thu ngân sách trong giai đoạn thâm thủng hiện nay do vấn nạn tham nhũng và đầu tư lãng phí trong mấy chục năm dồn tích lại. Tất nhiên có một phần nhỏ do bộ máy cồng kềnh và những nguyên nhân khác làm ngân sách rỗng ruột nhưng tham nhũng và lãng phí vẫn là nguyên nhân chính.
Ngân sách kiệt quệ đến nỗi phải cào cấu, quơ quào mọi thứ để có tiền chi tiêu cho bộ máy. Giống như một con nghiện nắm trong tay quyền lực, vịt béo vịt gầy đếu bị vặt lông không thương tiếc. Trước đây, cũng liên quan nhà đất, ai đó đề xuất sẽ đánh thuế ngôi nhà thứ hai, nhưng dường như cách ấy sẽ không thu được nhiều nên kỳ này Bộ tài chính đưa ra đề xuất nhằm đánh trúng nhiều người hơn, thu được nhiều tiền hơn. Nói gọn lại là Bộ tài chính toan tính vắt kiệt túi dân để bù ngân sách.
Nợ công - trái bom nổ chậm
Những năm qua, ngân sách thâm thủng nặng, phải bán tài sản quốc gia và cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước để bù. Từ năm 2019 trở đi, vốn nhà nước trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước chẳng còn bao nhiêu, lấy gì bán để bù đắp thâm thủng ngân sách trong khi nợ vay nước ngoài đến hạn không biết lấy nguồn đâu để trả ?
Kiếm tiền nuôi đảng bất chấp hệ lụy, bất chấp thiệt hại cho quần chúng nhân dân. Đó là sự thật diễn ra đã nhiều năm, tăng thuế phí cao ngất và vay một núi nợ công. Chính phủ nước nào cũng có nợ công, tuy nhiên cái cách vay nợ của chính phủ Việt Nam ẩn chứa những rủi ro mà khi vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân vốn đang sống dưới đít đáy nhân loại mà không có một công cụ nào để phản kháng.
Theo Quyết định của chính phủ số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 thì mục tiêu dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ đạt 38% GDP vào năm 2020. Có thể đoán rằng dư nợ trái phiếu chính phủ 2018 khoảng 35%GDP tương đượng 1,75 triệu tỷ. Nắm giữ trái phiếu chính phủ chủ yếu ở 4 nhóm : 1. Ngân hàng, 2. Bảo hiểm xã hội, 3. Các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các định chế tài chính, 4. Nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm ngân hàng nắm giữ nhiều nhất, nắm giữ trên 60% trái phiếu chính phủ, tập trung ở 4 ngân hàng lớn BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Argribank. Bốn ngân hàng này mua trái phiếu chính phủ vì "nhiệm vụ chính trị" theo chỉ tiêu được giao cho nên mới mua nhiều như thế.
Đứng thứ hai là bảo hiểm xã hội. Chính phủ hiện nợ của bảo hiểm xã hội trên 400.000 tỷ bằng hình thức trái phiếu chính phủ, tương đương trên 80% quỹ bảo hiểm xã hội, chủ yếu là trái phiếu chính phủ dài hạn. Số còn lại bảo hiểm xã hội đem đầu tư ở một số công trình, dự án. Cơ cấu quỹ bảo hiểm xã hội như vậy chỉ bình thường trong điều kiện ngân sách bền vững, thu đủ chi, nhưng tình hình Việt Nam hiện nay đang bước vào khủng hoảng ngân sách trầm trọng thì tiềm ẩn rủi ro lớn cho bảo hiểm xã hội mà hàng chục triệu người lao động sẽ gánh hậu quả nếu số tiền ấy bị bốc hơi.
Và sau cùng, khi phát hành tiền vượt giới hạn chịu đựng của nền kinh tế để giải quyết nợ công sẽ làm lạm phát tăng cao và đẩy khủng hoảng ngân sách đến thời điểm suy sụp bất khả kháng, gây ra vòng xoáy bão, tiền sẽ được phát hành số lượng chưa từng có, lạm phát phi mã và hàng chục triệu người điêu đứng.
Kết quả ngày mai thế nào phụ thuộc vào sự tính toán và bước đi của ngày hôm nay. Nhưng con nghiện thì khó mà kiềm chế, chẳng phải xã hội đang kêu gào đó hay sao ?
Nguyễn Thiện Nhân
Nguồn : VNTB, 18/04/20148
Tham khảo :
- http://s.cafef.vn/VIB-212382/tien-rung-rinh-ngan-hang-day-manh-dau-tu.chn
- http://www.nhadautu.vn/lo-trinh-phat-trien-thi-truong-trai-phieu-cac-muc-tieu-da-ro-d2741.html
- http://enternews.vn/trai-phieu-chinh-phu-hap-dan-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-110558.html