Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ năm ngoái đến nay Việt Nam đã chịu đựng sức ép liên tục của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tuy nhiên Hoa kỳ dưới thời tổng thốngi phc Trung mng Quốngi phc m c

doa1

3 tàu hải cảnh Trung Quốc uy hiếp rồi đâm chìm tàu ​​cá của ngư dân Quảng Ngãi

Tuyên bố chính thức của Bộ ngoại giao Hoa kỳ đối lại với thái độ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đang trở thành điểm tựa cho các nước liến qu kn tăa cho các nước liến quan tăa cho các nước liến quan văng vāng can can văn tan vāng kỳ để bảo vệ cho lợi ích quốc gia đang ở tầm thế yếu ớt và bế tắc trước sự hung hăng của Trung Quốc.

Trong bài viết trên BBC News tiếng Việt với tựa đề "Việt Nam có thể "thân Mỹ chống Trung" hay không ?" Nhà báo Trần Đình Thu phân tích về khả năng nêu trên như sau :

Cách đây hơn một năm, nếu ai đặt vấn đề này ra sẽ bị phản đối. Chính tôi cũng bị phản đối khi nói về khả năng đó trên trang Facebook cá nhân của tôi, mặc dù tôi nói khá dè dặt.

Nhưng sự kiện trang fanpage của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng bức thư của Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu để "Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam" trong đó nhắc nhở Việt Nam chớ "phát triển quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc", hay nói cách khác là chớ theo Mỹ để chống Trung, khiến nhiều người thấy rằng vấn đề có thể được thảo luận một cách nghiêm túc hơn được rồi.

Vấn đề đặt ra, liệu Việt Nam, với một thể chế chính trị quá khác biệt với Mỹ, có thể trở thành thân thiết với Mỹ kiểu như đồng minh chẳng hạn, để kiềm chế Trung Quốc hay không.

Lịch sử loài người có một dẫn chứng trong Thế chiến II, khi Anh Pháp Mỹ đứng cùng phe với Liên Xô để chống lại phe phát xít. Lúc đầu có đắn đo nhưng về sau vì quyền lợi chung nên các nước đó đã chấp nhận.

Về nguyên tắc, nếu hai bên cùng bị một bên thứ ba gây thiệt hại thì có thể cùng nhau hợp lực tạm thời để chống bên thứ ba.

Về mặt lý thuyết, trường hợp Mỹ và Việt Nam cũng có thể xem như vậy.

Việt Nam bị Trung Quốc o ép trên Biển Đông, Mỹ bị ảnh hưởng đến tự do hàng hải, vậy thì hai bên có thể hợp lực để chống lại Trung Quốc cũng không có gì là quá khó hiểu.

Có cần lo thay đổi thể chế chính trị ?

doa2

Tổng bí thư và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phủ Chủ Tịch

Đây chính là vấn đề mà nhiều người không tin rằng lãnh đạo Việt Nam chịu xoay trục về phía Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.

Và cũng chính ông Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến lấy ra để nhắc nhở lãnh đạo Việt Nam khi viết "Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, đa số nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều đã sụp đổ, là nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam có thể duy trì cục diện chính trị ổn định, sự nâng đỡ chiến lược tiềm tàng lớn nhất là đến từ ổn định chính trị của Trung Quốc. Thể chế chính trị của Việt Nam rất khó trường tồn lâu dài một mình".

Đó dĩ nhiên là một đòn cân não khiến lãnh đạo Việt Nam phải đắn đo. Liệu họ có thể vượt qua nỗi lo này ?

Nếu làm, thì đã có tính toán ?

Thật sự nếu họ lo lắng thì họ đã không trở nên quá thân thiết với Mỹ như ngày hôm nay.

Nhưng hôm nay Việt Nam đã khá thân thiết với Mỹ và có một số phản ứng mạnh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng đang hợp tác với Mỹ để chống gian lận thương mại từ Trung Quốc.

Vậy thì họ cũng đâu cần đến lời nhắc nhở của ông Hồ Tích Tiến mà họ đã trù liệu rồi.

Vấn đề là họ sẽ đi xa đến đâu mà thôi.

Chống Bắc Kinh, thân Mỹ, nhưng không đa đảng ?

Đây cũng có thể là mô hình của Việt Nam trong thời gian trước mắt cho tới lúc nào nó còn phù hợp.

Đứng cùng phe với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc nhưng vẫn giữ thể chế chính trị cũ.

Tuy nhiên màu sắc của chủ nghĩa xã hội có thể nhạt dần cho phù hợp. Cũng có thể mở rộng dân chủ một phần nhưng không có đa đảng.

Nhưng nếu không có dân chủ đa đảng trong thời gian truớc mắt, liệu có đáp ứng được khát vọng của nhân dân ?

Thay lời kết luận, tôi xin chia sẻ thêm rằng một cuộc khảo sát từ Singapore truớc đây cho biết có đến 80% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ thích Việt Nam quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Tỷ lệ này cao nhất ASEAN.

Đồng thời Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ người không tin tưởng vào Trung Quốc rất cao.

"Như vậy nếu lãnh đạo Việt Nam xoay trục qua chống Trung thân Mỹ thì theo tôi cũng đáp ứng phần nào nguyện vọng của nhân dân và điều ấy cũng sẽ có tác động đến sự phát triển nói chung". Nhà báo Trần Đình Thu đưa ra kết luận.

Hoàn Cầu Thời Báo : Việt Nam sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông

doa3

Bài "Mỹ và Việt Nam thân cỡ nào ?" của Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc.

Hôm 16/7, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ mà Hà Nội đang theo đuổi, nói rằng Việt Nam sẽ "trắng tay" nếu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Biển Đông tạo thêm căng thẳng hay phá vỡ sự cân bằng của mối quan hệ Trung-Việt-Mỹ. Trong khi giới quan sát trong nước nói với VOA rằng, "xét trong hai mối quan hệ, quan hệ với Mỹ phải được ưu tiên".

Bài báo có tựa "Hoa Kỳ và Việt Nam thân cỡ nào ?" của tác giả Li Jiangang thuộc Viện nghiên cứu Nam và Đông Nam Á và Châu Đại Dương thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, tố cáo rằng Washington "không quan tâm đến đạo đức và công lý", và đã can thiệp vào các vấn đề của các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

"Việt Nam từ lâu đã là một quốc gia mà Hoa Kỳ muốn tận dụng để ngăn chặn địa chính trị Trung Quốc", bài báo viết.

Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông…Nhưng nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được.

Tờ Hoàn cầu viết : "Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông. Đây là một lựa chọn chiến lược mà Việt Nam đưa ra trước nhu cầu về sức mạnh quốc gia và tình hình khu vực".

"Nhưng nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được", bài báo viết.

Tờ báo còn viết rằng chắc hẳn Việt Nam đã "quá quen" với các "thủ đoạn" của Mỹ, cho rằng Washington chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực thúc đẩy "các cuộc cách mạng màu" tại Hà Nội, hay "lợi dụng"các vấn đề xã hội khác nhau như dân chủ và nhân quyền, để "khuấy động mạnh mẽ các cuộc xung đột tại Việt Nam".

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình luận chính trị Quang Hữu Minh phân tích với VOA lý do vì sao Trung Quốc không muốn Mỹ – Việt ký kết đối tác chiến lược như Thời báo Hoàn cầu đề cập.

"Trung Quốc có nhu cầu ngăn cản việc Việt – Mỹ có thể trở thành Đối tác Chiến lược. Hiện giờ thì quan hệ Việt – Mỹ đang thấp hơn quan hệ Việt – Trung : Quan hệ Việt – Mỹ là Đối tác toàn diện, còn quan hệ Việt – Trung là Đối tác Chiến lược".

"Nếu như Trung Quốc để cho Việt Nam yên ổn trong việc hợp tác quốc phòng với Mỹ thì có khả năng là tàu Trung Quốc bị trục xuất ra khỏi Biển Đông, hay trên vùng biển của Việt Nam, là rất lớn. Vì một khi Việt Nam ký kết hợp tác quốc phòng với Mỹ thì tàu chiến của Mỹ sẽ hiện diện thường xuyên trong vùng biển của Việt Nam. Mà như vậy, về mặt chiến lược thì Trung Quốc bị bất lợi.

"Trung Quốc bịa ra chuyện Mỹ muốn lật đổ Đảng cộng sản Việt Nam hay gây xáo trộn nội tình Việt Nam. Tôi nghĩ Trung Quốc còn giựt dây để gây làn sóng người Việt công kích Tổng thống Mỹ Donald Trump, hơn là người Việt Nam có nhu cầu thật sự đi công kích một Tổng thống Mỹ".

"Xét ba lý do vừa nêu trong bối cảnh hiện nay, Hoàn cầu Thời báo hoàn toàn có động cơ để làm như vậy".

Từ Hà Nội, nhà hoạt động nhân quyền Trần Bang nhận định rằng Trung Quốc từ lâu nay "chưa bao giờ từ bỏ âm mưu phá hoại hay xâm chiếm" Việt Nam và việc họ ngăn cản mối quan hệ ngày càng thắt chặt hơn giữa Hà Nội và Washington cũng nằm trong các thủ đoạn của Bắc Kinh. Chính vì vậy, ông nói rằng Việt Nam nên ưu tiên mối quan hệ với Mỹ.

"Xét trong hai mối quan hệ, thì quan hệ với Mỹ phải được ưu tiên.

"Như vậy không phải là không nên quan hệ với Trung Quốc, vẫn làm ăn thương mại với họ, nhưng chọn thể chế chính trị thì không nên chọn Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng nâng cấp quan hệ ngoại giao, chính trị, quân sự với Mỹ là điều tốt cho Việt Nam".

doa4

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về bài báo của Tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo.

Vào đầu tuần, Tổng Biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến viết bài nói rằng "chúng tôi sẽ phản đối việc sử dụng quan hệ Việt – Mỹ để chống Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào".

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm 13/7 đăng lên trang Facebook chính thức của họ bài viết của ông Hồ Tích Tiến, với đại ý nói rằng việc Mỹ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là có mục đích "ly gián quan hệ Trung– Việt", cũng như nhằm biến Việt Nam thành "con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc".

Hôm 16/7, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về bài báo của ông Hồ Tích Tiến, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định : "Trong một thế giới hội nhập phát triển như ngày nay, Việt Nam cho rằng việc các quốc gia thể hiện thiện chí và phát triển quan hệ hữu nghị với nhau là xu thế tất yếu và đóng góp cho hòa bình, ổn định chung ở khu vực và thế giới".

"Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới".

" Chúng tôi mong các nước chia sẻ quan điểm này của chúng tôi ", bà Hằng nói.

Theo báo Tiền Phong, bài viết của ông Hồ Tích Tiến nhanh chóng bị gỡ bỏ khỏi trang của Đại sứ quán Trung Quốc, sau khi nhận được hàng loạt bình luận phản đối gay.

Hoàng Trung

Nguồn: Thoibao.de, 18/07/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Trung
Published in Diễn đàn

Cách đây hơn một năm, nếu ai đặt vấn đề này ra sẽ bị phản đối. Chính tôi cũng bị phản đối khi nói về khả năng đó trên trang Facebook cá nhân của tôi, mặc dù tôi nói khá dè dặt.

thanmy1

Chiều 12/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam tại sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm 3 ngày để tham dự APEC ở Đà Nẵng và chuyến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội

Nhưng sự kiện trang fanpage của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng bức thư của Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu để "Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam" trong đó nhắc nhở Việt Nam chớ "phát triển quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc", hay nói cách khác là chớ theo Mỹ để chống Trung, khiến nhiều người thấy rằng vấn đề có thể được thảo luận một cách nghiêm túc hơn được rồi.

Vấn đề đặt ra, liệu Việt Nam, với một thể chế chính trị quá khác biệt với Mỹ, có thể trở thành thân thiết với Mỹ kiểu như đồng minh chẳng hạn, để kiềm chế Trung Quốc hay không.

Khác thể chế cũng có thể 'cùng phe'

thanmy2

Căng thẳng Mỹ Trung kéo dài trên nhiều mặt trận

Lịch sử loài người có một dẫn chứng trong Thế chiến II, khi Anh Pháp Mỹ đứng cùng phe với Liên Xô để chống lại phe phát xít. Lúc đầu có đắn đo nhưng về sau vì quyền lợi chung nên các nước đó đã chấp nhận.

Về nguyên tắc, nếu hai bên cùng bị một bên thứ ba gây thiệt hại thì có thể cùng nhau hợp lực tạm thời để chống bên thứ ba.

Về mặt lý thuyết, trường hợp Mỹ và Việt Nam cũng có thể xem như vậy.

Việt Nam bị Trung Quốc o ép trên Biển Đông, Mỹ bị ảnh hưởng đến tự do hàng hải, vậy thì hai bên có thể hợp lực để chống lại Trung Quốc cũng không có gì là quá khó hiểu.

Có cần lo thay đổi thể chế chính trị ?

Đây chính là vấn đề mà nhiều người không tin rằng lãnh đạo Việt Nam chịu xoay trục về phía Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.

Và cũng chính ông Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến lấy ra để nhắc nhở lãnh đạo Việt Nam khi viết "Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, đa số nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều đã sụp đổ, là nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam có thể duy trì cục diện chính trị ổn định, sự nâng đỡ chiến lược tiềm tàng lớn nhất là đến từ ổn định chính trị của Trung Quốc. Thể chế chính trị của Việt Nam rất khó trường tồn lâu dài một mình".

Đó dĩ nhiên là một đòn cân não khiến lãnh đạo Việt Nam phải đắn đo. Liệu họ có thể vượt qua nỗi lo này ?

Nếu làm, thì đã có tính toán ?

Thật sự nếu họ lo lắng thì họ đã không trở nên quá thân thiết với Mỹ như ngày hôm nay.

Nhưng hôm nay Việt Nam đã khá thân thiết với Mỹ và có một số phản ứng mạnh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng đang hợp tác với Mỹ để chống gian lận thương mại từ Trung Quốc.

Vậy thì họ cũng đâu cần đến lời nhắc nhở của ông Hồ Tích Tiến mà họ đã trù liệu rồi.

Vấn đề là họ sẽ đi xa đến đâu mà thôi.

Chống Bắc Kinh, thân Mỹ, nhưng không đa đảng ?

Đây cũng có thể là mô hình của Việt Nam trong thời gian trước mắt cho tới lúc nào nó còn phù hợp.

Đứng cùng phe với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc nhưng vẫn giữ thể chế chính trị cũ.

Tuy nhiên màu sắc của chủ nghĩa xã hội có thể nhạt dần cho phù hợp. Cũng có thể mở rộng dân chủ một phần nhưng không có đa đảng.

Nhưng nếu không có dân chủ đa đảng trong thời gian truớc mắt, liệu có đáp ứng được khát vọng của nhân dân ?

Thay lời kết luận, tôi xin chia sẻ thêm rằng một cuộc khảo sát từ Singapore truớc đây cho biết có đến 80% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ thích Việt Nam quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Tỷ lệ này cao nhất ASEAN.

Đồng thời Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ người không tin tưởng vào Trung quốc rất cao.

Như vậy nếu lãnh đạo Việt Nam xoay trục qua chống Trung thân Mỹ thì theo tôi cũng đáp ứng phần nào nguyện vọng của nhân dân và điều ấy cũng sẽ có tác động đến sự phát triển nói chung.

Trần Đình Thu

Nguồn : BBC,15/07/2020

Tác giả là một nhà báo tự do, cựu đạo diễn hãng phim và cựu biên tập viên của báo Thanh Niên, hiện đang sống ở Sài Gòn.

Additional Info

  • Author Trần Đình Thu
Published in Diễn đàn