Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các nước Châu Á sợ Trung Quốc nhưng một số sẽ không đứng về phía Mỹ (RFI, 10/06/2019)

Trong một bài phân tích ngày 06/06/2019, tuần báo Anh The Economist cho rằng : "Dù các nước Châu Á có thể không ưa thích kiểu cách bắt nạt của Trung Quốc, nhưng họ cũng có những thắc mắc, ưu tư đối với Mỹ".

thuongchien1

Lãnh đạo bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại diễn đàn an ninh Shangri-La. Ảnh ngày 31/05/2019.Reuters

Vào đầu tháng 6/2019 này, nhân cuộc Đối Thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn an ninh quan trọng nhất tại Châu Á, bộ Quốc phòng Mỹ đã chính thức công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, với trọng tâm là xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, kết hợp các nước Châu Á chống lại đường lối bị cho là ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc. Có mặt tại Singapore, quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã ra sức thuyết phục các nước về chiến lược của Washington.

Câu hỏi hóm hỉnh mà tác giả bài viết đặt ra, là làm thế nào để mua chuộc một bộ trưởng Quốc phòng đã có tất cả ? - ý nói đến bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Bằng một tập ảnh "đẹp đẽ" về tàu Bắc Triều Tiên đã nhận dầu hỏa một cách phi pháp trên biển chăng ?

Đó là điều mà theo tác giả bài báo, quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Patrick Shanahan, đã làm với đồng nhiệm Trung Quốc, khi ông cho tướng Ngụy Phượng Hòa xem một bộ không ảnh. Hai bên gặp nhau tại Đối Thoại Shangri–La, diễn ra từ ngày 31/05 đến 02/06/2019 tại Singapore, tập hợp các gương mặt quân sự quan trọng nhân một hội nghị thường niên.

Hành động của ông Shanahan là một cử chỉ để xoa dịu đối phương trong thời kỳ căng thẳng. Khi được The Economist hỏi về những điều mà ông dự kiến nói với tướng Ngụy Phượng Hòa trong cuộc trao đổi song phương, câu trả lời của ông Shanahan không phải là những lời chỉ trích Hoa Vi hay chỉ trích chính sách Trung Quốc ở Biển Đông, mà là thái độ "hứng khởi" của ông trước việc thăm dò được các địa hạt hợp tác với Trung Quốc.

Hành động của Bắc Triều Tiên vi phạm trừng phạt quốc tế, và diễn ra trên các vùng biển Trung Quốc, là chủ đề hàng đầu.

Việc hợp tác như thế cho thấy là Mỹ và Trung Quốc có thể "cạnh tranh với nhau một cách xây dựng".

Ngày 01/06, Lầu Năm Góc công bố kế hoạch cho cuộc tranh đua này trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trọng tâm là ý tưởng về một vùng "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" - (FOIP hay Free and Open Indo-Pacific), một khái niệm chung chung mờ ảo của Nhật Bản mà chính quyền Trump đã phấn khởi thu nhận và phát triển.

FOID là phản ứng thượng tôn luật pháp chống lại Trung Quốc

Về cơ bản, FOID là phản ứng trên tinh thần tôn trọng luật pháp để chống lại chủ trương của Trung Quốc về vùng ảnh hưởng, về chính sách ngoại giao pháo hạm, và những khoản cho vay mờ ám. Trong báo cáo của mình, Lầu Năm Góc cảnh báo "Không quốc gia nào có thể hay có quyền thống trị vùng Ấn Độ Thái Bình Dương".

Theo The Economist, khái niệm cạnh tranh có trách nhiệm của quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngược lại với quan điểm va chạm văn minh của một số đồng nghiệp của ông, rất đáng được hoan nghênh. Khái niệm này cũng sáng suốt. Các quốc gia Châu Á sẽ hưởng ứng FOIP nếu họ tin là Mỹ không tìm cách gây chiến.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ quả là đang đứng trước một việc làm vô cùng khó khăn, khi vừa phải ổn định quan hệ với Trung Quốc, vừa phải vận động các đối tác để chống lại Trung Quốc.

Về cành ô liu mà Mỹ chìa ra cho ông, tướng Ngụy Phượng Hòa đã không ngần ngại bẻ nó ra thành từng đoạn. Trong phát biểu ngày 02/06, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã trích dẫn quốc ca của Trung Quốc - "Đứng lên ! Những người không muốn làm nô lệ ! Với máu thịt chúng ta, hãy cùng nhau xây dựng Trường Thành mới !" – để cảnh cáo là quân đội Trung Quốc không sợ hy sinh. Ông cũng không hứa là sẽ không sử dụng sức mạnh đối với Đài Loan.

Trước những lời lẽ hăm dọa đó, người ta có thể nghĩ là các quốc gia Châu Á sẽ đổ xô nhau ủng hộ chiến lược FOID và lao vào vòng tay của Mỹ. Một số nước đã làm như thế.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trong nhiệm kỳ hai sẽ thắt chặt hơn quan hệ quốc phòng với Mỹ. Nhật Bản thì củng cố lực lượng quân sự và gởi tàu đến Biển Đông. Các quan chức Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản – thuộc nhóm Bộ Tứ, hội ý thường xuyên hơn, lần gần đây là vào ngày 31/05/2019.

Không phải nước ASEAN nào cũng tin Mỹ

Người ta cũng có thể tưởng tượng ra việc hiệp hội Đông Nam Á ASEAN sẽ là nòng cốt của FOID. Nhưng vấn đề là không phải tất cả các quốc gia trong ASEAN đều hưởng ứng FOID. Lý do là có nhiều nước không tin tưởng là Mỹ sẽ thật sự bám trụ lâu dài trong lúc mà giá phải trả cho bất kỳ cuộc chiến nào với Trung Quốc ngày sẽ tăng cao. Do đó họ tự hỏi là tại sao phải liều mình chọc giận Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã than thở : "Tàu tuần duyên Trung Quốc còn to hơn tàu chiến của Malaysia".

Ông Shanahan đã ra sức trấn an. Ông khẳng định Ấn Độ Thái Bình Dương là ‘địa bàn ưu tiên’ của Mỹ, với một lực lương đông gấp 4 lần nơi khác, với số lượng chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông cũng gia tăng và được tiến hành thường xuyên. Chỉ riêng trong tháng 5 đã có 2 chiến dịch tương tự.

Nhưng sức mạnh quân sự chỉ là một phần. Vấn đề rộng lớn hơn là chính sách ngoại giao cứng rắn và khó lường của ông Trump không phù hợp lắm với các quy tắc của FOIP.

Căng thẳng với Iran đã thu hút sự quan tâm của Mỹ trở lại vùng Trung Đông. Việc áp thuế quan đã phá vỡ quy tắc thương mại dựa trên luật lệ, sự thiếu quan tâm của ông Trump đối với nhân quyền khó mà giúp cho phát triển quyền tự do.

Đối với nhiều người ở Châu Á, cuộc chiến của Mỹ chống Hoa Vi hay trừng phạt những người mua vũ khí của Nga hay dầu hỏa Iran cũng đáng ngại không kém gì "bộ dụng cụ cưỡng bức của Trung Quốc" như ông Shanahan nêu lên.

Đối với The Economist, so sánh như trên quả là không công bằng. Một trật tự Châu Á do Trung Quốc nhào nặn sẽ còn tồi tệ, khó thở hơn là bất kỳ phương sách gì của ông Trump. Việc tướng Ngụy Phượng Hòa bảo vệ vụ đàn áp Thiên An Môn được ông gọi là một "chính sách đúng đắn" mang lại sự ổn định cho Trung Quốc để trở nên giàu có hơn chỉ là những lập luận mang tính chất ý thức hệ.

Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã đi theo chiến lược FOIP. Thái độ thông cảm của Singapore và Việt Nam đã khá rõ. Nhưng phần đông các nước ASEAN rất ghét việc phải chọn phe cho dù vẫn có thái độ nghi ngại ý đồ của Trung Quốc ngày càng lan rộng.

Mai Vân

*********************

Thương chiến Mỹ-Trung : Hà Nội sẽ chống hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam (RFI, 10/06/2019)

Chính quyền Việt Nam cam kết sẽ bài trừ tệ nạn hàng Trung Quốc được đưa vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu với nhãn hiệu "Làm tại Việt Nam", để tránh lệnh áp thuế của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Hà Nội lo ngại bị Mỹ trừng phạt lây.

thuongchien2

Một dây chuyền của nhà máy sản xuất thiết bị súng Yakesa Tactical Gear Co, chuyên xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ảnh chụp tại Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 01/06/2019 Reuters/Jason Lee

Theo bản tin của Reuters ngày 10/06/2019, hải quan Việt Nam cho biết phát hiện rất nhiều vụ lách né lệnh áp thuế xuất khẩu 25% của Mỹ từ khi thương chiến Mỹ-Trung nổ ra. "Giả mạo xuất xứ, đóng lại bao bì bất hợp pháp thường xảy ra đối với hàng dệt may, thuỷ sản, nông sản, gạch men, mật ong, sắt, thép, nhôm và gỗ ép".. của Trung Quốc, theo một bản thông cáo của Tổng cục Hải quan.

Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tìm cách chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp vào Việt Nam sau đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…nếu thương chiến kéo dài, hải quan cảnh báo.

Hàng Trung Quốc nhưng có giấy chứng nhận gốc Việt Nam

Cụ thể là một số công ty Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, sau đó thay bao bì, dán nhãn "Made in Vietnam", xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…

Cũng theo thông cáo của Tổng cục Hải quan được Reuters trích dẫn, Việt Nam đang tiến hành một số thủ tục cho phép "kiểm soát nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu và sẽ trừng phạt răn đe những kẻ phạm pháp".

Trước nguy cơ Việt Nam biến thành trạm trung chuyển tái xuất khẩu hàng Trung Quốc, một đại biểu thuộc Ủy ban Kinh tế Quốc Hội Việt Nam cảnh cáo coi chừng bị Mỹ trừng phạt lây.

Trong một bản tuyên bố, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh lên án thủ đoạn này "làm hại cho uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam".

Tình trạng nêu trên được báo chí Việt Nam đề cập rộng rãi nhưng không ai rõ vì sao "cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ" lại có hành động làm hại mặt hàng Việt Nam chính gốc.

Tú Anh

Published in Châu Á

Mỹ bắt đầu thu thuế cao hơn đối với hàng Trung Quốc đi đường biển (VOA, 01/06/2019)

Hoa Kỳ bắt đu thu thuế cao hơn, vi thuế sut là 25%, đi vi nhiu hàng hóa Trung Quc cp cng bin ca M vào sáng th By 1/6, vào lúc cuc chiến tranh thương mi leo thang gia hai nn kinh tế ln nht thế gii và dn đến s tr đũa t Bc Kinh.

mytrung1

Hàng hóa tại cng Long Beach, California

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã quyết đnh tăng thuế đi vi danh mc hàng hóa Trung Quc tr giá 200 t đô la vào ngày 10/5, nhưng cho phép có khong ân hn đi vi hàng hóa đi đường bin đã ri Trung Quc trước ngày đó, vn được hưởng thuế sut 10% trước đó.

Văn phòng Đại din Thương mi Hoa Kỳ trong thông báo đăng trên Công báo Liên bang ngày 15/5 đt ra hn chót cho các hàng hóa đó đến Hoa Kỳ là ngày 1/6. Sau đó, Cơ quan Hi quan và Biên phòng Hoa Kỳ s bt đu áp dng thuế sut 25% ti các cng ca Hoa Kỳ. Đã hết hn chót lúc 12g01 sáng ngày 1/6, gi min Đông Hoa Kỳ.

Mức thuế cao hơn nh hưởng đến mt lot các mt hàng tiêu dùng và các hàng hóa trung gian nhp t Trung Quc, bao gm c các b modem và router internet, mch in, đ ni tht, máy hút bi và các sản phm chiếu sáng.

Trước đó, cũng trong ngày 1/6, Trung Quc đã bt đu thu thuế cao hơn đ tr đũa. Mc tiêu là danh mc hàng hóa M tr giá 60 t đôla. Khon thuế đó, được công b vào ngày 13/5 và có hiu lc vào na đêm Bc Kinh, có thuế sut b sung là 20% hoc 25% đi vi hơn mt na trong s 5.140 sn phm ca Hoa Kỳ b nhm làm mc tiêu. Bc Kinh trước đây đã tăng thuế thêm 5% hoc 10% vào s hàng hóa mc tiêu.

Chưa có lch v đàm phán thương mi gia các nhà đàm phán hàng đu ca Trung Quc và Hoa Kỳ kể t khi vòng đàm phán mi đây kết thúc trong bế tc hôm ngày 10/5, cũng là ngày ông Trump công b mc thuế cao hơn đi vi 200 t đô la hàng hóa Trung Quc và sau đó tiến hành các bước đ đánh thuế đi vi tt c hàng nhp khu còn li t Trung Quốc.

Trung Quốc đã ra lnh tăng thuế gn đây nht đ đáp tr đng thái ca ông Trump.

****************

Trung Quốc leo thang thương chiến, dự định lập sổ đen về các hãng Mỹ (VOA, 01/06/2019)

Chính phủ Trung Quc hôm th Sáu 31/5 cho biết h đang lp s đen v các đi tượng "không đáng tin cy" gm các công ty và người nước ngoài. Đây dường như là bước đi đu tiên đ tr đũa vic Hoa Kỳ không cho phép cung cp các công ngh quan trng ca M cho các công ty Trung Quốc.

mytrung2

Bộ Thương mi Trung Quc (nh tư liu, tháng 1/2019)

Bộ Thương mi Trung Quc cho biết s đen s bao gm các công ty, cá nhân và t chc nước ngoài "không tuân th các quy đnh th trường, vi phm tinh thn hp đng, phong ta và ngng cung cp cho các công ty Trung Quc vì lý do phi thương mi, và làm tn hi nghiêm trng đến quyn và li ích hp pháp ca các công ty Trung Quc".

Bộ không nói chi tiết là các công ty hoc t chc nào s b b đưa vào s đen, hoc điu gì s xy ra vi h. B cho biết các bin pháp c th s được công bố "trong tương lai gn".

Mặc dù vy, ngôn t ca h khá ging vi nhng li l ca chính ph M. Trong nhng tháng gn đây, chính ph M đã đưa các công ty Trung Quc vào s đen mà M gi là danh sách các công ty cn có giy phép đc bit mi được mua các cấu kin và công ngh ca M.

Nếu đng thái hôm 31/5 là s tính toán đ đánh vào các công ty công ngh M theo kiu ăn miếng tr miếng, Bc Kinh s có nhiu mc tiêu vì hu hết các công ty công ngh M đu có s hin din đáng k Trung Quc.

Thông báo với li l mơ h ca Trung Quc cũng dn đường đ h có cơ hi tr đũa theo các hình thc khác, có th đánh vào các cá nhân hoc công ty ph thuc nhiu vào th trường Trung Quc đ bán sn phm.

Nếu Trung Quc quyết đnh nhm mc tiêu vào các cá nhân c thể, điu đó có th làm cho người nước ngoài phi cân nhc k v vic có nên kinh doanh Trung Quc hay không. Điu đó cũng có th giúp Bc Kinh có cách đ trng pht các công ty M mà không buc h phi ngng hot đng theo cách có th gây tn hi cho nn kinh tế Trung Quc hoc cho trin vng tăng trưởng dài hn ca nước này.

Nhưng Trung Quc phi cn thn trong cách tr đũa, vì nhiu công ty M đã xem xét li vic h ph thuc vào th trường Trung Quc và các nhà cung cp Trung Quc.

Nếu c Trung Quc lẫn Mỹ đu không xung thang, tình trng bên b vc chiến tranh có th vĩnh vin làm đt gãy các chui cung ng đang qun nn kinh tế hai nước li vi nhau.

Bất kỳ đng thái nào làm đóng ca các công ty công ngh ca M hot đng ti Trung Quc đu có thm tổn thương các công ty Trung Quc và s phát trin công ngh v dài hn ca nước này.

Việc ép buc các công ty M bt ra khi chui cung ng đin t ca Trung Quc có th có tác đng ln đến các nhà sn xut Trung Quc. Điu đó cũng rt có th s đy nhanh chiến lược ca các công ty công ngh M v đa dng hóa chui cung ng ca h ra xa khi Trung Quc.

(Thời báo New York, CNN)

********************

Trung Quốc nhắm mục tiêu vào FedEx, đưa ra ‘cảnh báo’ với Mỹ (VOA, 01/06/2019)

Trung Quốc nhm mc tiêu vào hãng FedEx trong cuc chiến thương mi đang leo thang vi Hoa Kỳ. Đng thái này gi ý v nhng công ty nước ngoài mà Trung Quc có th đưa vào s đen v nhng thành phn "không đáng tin cy".

mytrung3

Trung Quốc hôm 1/6 tuyên b điu tra v FedEx giao hàng sai

Vào lúc các quan chức Trung Quc sẽ ra tuyên bố trong ngày 2/6 cho biết quan đim ca h v đàm phán thương mi vi Hoa Kỳ, cuc điu tra v vic FedEx "giao hàng sai" được xem như mt li cnh báo ca Bc Kinh sau khi chính quyn ông Trump áp đt lnh cm kinh doanh vi hãng vin thông Huawei Technologies.

Động thái mi nht này báo hiu rng chưa thy có s hòa hoãn nào trong cuc đu gia hai nn kinh tế ln nht thế gii ti thi đim cuc đàm phán thương mi đã đ v.

FedEx đã xin lỗi trong tun này vì li giao hàng liên quan đến các gói hàng của Huawei sau khi có các báo cáo rng bưu kin đã được tr li cho người gi, và công ty công ngh ln nht ca Trung Quc nói h đang xem xét li mi quan h ca h vi hãng vn chuyn bưu kin ca Hoa Kỳ. Hai bưu kin cha các tài liu được gi t Nht Bn đến công ty Trung Quc đã b chuyn hướng đi đến Hoa Kỳ mà không được phép, theo tin ca Reuters.

Tân Hoa Xã đưa tin hôm 1/6 rng Trung Quc m cuc điu tra vì FedEx đã vi phm lut pháp và quy đnh ca Trung Quc, và gây thit hi cho khách hàng khi thay đổi hướng vn chuyn các bưu kin.

"Giờ đây, khi Trung Quc đã lp s đen v các thành phn không đáng tin cy, cuc điu tra v FedEx s là mt li cnh báo cho các công ty và cá nhân nước ngoài khác vi phm lut pháp và quy đnh ca Trung Quốc", Đài Truyn hình Trung ương Trung Quc nói trong mt bài bình lun.

Trung Quốc cho biết hôm 31/5 là h s lp s đen v "các thành phn không đáng tin cy" gây hi cho các công ty Trung Quc. Điu đó m đường cho nước này nhm mc tiêu vào mt lot các hãng công nghệ toàn cu, t nhng hãng khng l ca Hoa Kỳ như Alphabet, Google, Qualcomm và Intel, cho đến các nhà cung cp ngoài nước M đã ct đt hot đng vi Huawei, như Toshiba và Arm.

(Bloomberg, New York Times)

Published in Quốc tế

Thương chiến Mỹ-Trung : trước giờ sự thật

Donald Trump làm mưa làm gió tại vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Tối hậu thư Iran. Châu Âu bước vào mùa bầu Nghị Viện Châu Âu, Macron lên võ đài. Bài trừ tệ nạn ấu dâm trong Giáo hội, Giáo hoàng đánh mạnh là những chủ đề chiếm các trang quan trọng.

trade1

Từ trái sang phải : Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin, phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Dịch Cương tại Bắc Kinh, ngày 29/03/2019.Nicolas Asfouri/Pool via REUTERS

Bắc Kinh : thà bị phạt hơn là đổi luật chơi

Với tựa "Donald Trump làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán", Les Echos cho biết trong vòng một tuần, hơn 1300 tỷ đôla bốc thành mây khói. Căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, lệnh áp thuế đánh lên hàng Trung Quốc đã làm cho các sàn giao dịch Á - Âu chao đảo.

Câu hỏi đặt ra là vì sao căng thẳng leo thang ? Chính quyền Trump thật sự muốn gì và vì sao chính quyền Trung Quốc từ chối ?

Trên Libération, David Dollar, cựu chuyên gia kinh tế tài chính của chính phủ Mỹ, thẩm định tổng thống Donald Trump rất bực bội vì ông bị chỉ trích từ nhiều phía. Đã có 10 vòng đàm phán mà không đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Do vậy ông cần phải tỏ ra cứng rắn để trấn an cử tri Cộng hòa. Nhưng Hoa Kỳ cũng có mối lo âu chính đáng, đó là sợ Trung Quốc không giữ lời hứa. Do vậy, chính quyền Trump mới nhiều lần cảnh cáo là sẽ không chấp nhận một thỏa thuận nếu không có các biện pháp kiểm soát Bắc Kinh có tôn trọng hay không.

Trên thực tế, nếu Trung Quốc muốn tỏ thiện chí thì chỉ cần thay đổi luật chơi giống như phần còn lại của thế giới, chấm dứt các chính sách bất bình đẳng như sau : tài trợ cho công ty quốc doanh cạnh tranh bất chính, bắt đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ và phát minh. Trong khuôn khổ "mậu dịch tự do", Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mở cửa thị trường đúng nghĩa. Do đó, Mỹ có lý do chỉ trích Trung Quốc không tôn trọng các nguyên tắc vận hành, phá hoại tính hợp pháp và hợp lý của hệ thống tự do thương mại toàn cầu. Hiện nay, hàng loạt lãnh vực kinh tế ở Hoa lục như xe hơi, viễn thông cấm cửa đầu tư nước ngoài. Chính ở điểm này mà Hoa Kỳ được Châu Âu hoàn toàn ủng hộ.

Cũng theo chiều hướng phân tích này, Le Figaro cho biết thêm Trung Quốc nhất quyết bảo vệ lập trường, chống lại mọi cơ chế đi ngược lại mô hình tư bản Nhà nước. Bắc Kinh sẵn sàng nhập thêm hàng hóa Mỹ nhưng sẽ không chấp nhận ghi các nhượng bộ này thành luật, tạo ra tình trạng không thể đảo ngược. Rút kinh nghiệm trong quá khứ, Washington nghi ngờ Bắc Kinh hứa hão, một khi hết bị trừng phạt, thì sẽ tiếp tục chứng nào tật nấy. Bắc Kinh tự tin, dám đương cự lại áp lực của Donald Trump vì theo suy đoán của các chiến lược gia của chế độ, tương quan lực lượng đã khá thuận lợi : tăng trưởng phất lên nhờ Nhà nước can thiệp. Diễn đàn "Con đường tơ lụa" mới đây thu hút được nhiều nước tham gia, cho dù Washington chống kịch liệt, cho phép chủ tịch Tập Cận Bình tự tin hơn vào khả năng kết hợp một liên minh rộng lớn, không bị lẻ loi, trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại với Washington. Do vậy, Le Figaro dự đoán, kể từ thứ Sáu, biện pháp áp thuế 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc sẽ được thi hành.

Theo một chuyên gia ở Hồng Kông, thái độ cứng rắn của Donald Trump phản ảnh tâm trạng bất lực không thuyết phục được Bắc Kinh chuyển đổi chế độ kinh tế quốc doanh sang kinh tế thị trường.

Trung Quốc có phải là một đồng minh đáng tin cậy hay chỉ lo bảo vệ quyền lợi riêng ?

Sau khi tường thuật cuộc khẩu chiến giữa Tehran và Washington cũng như đòn mặc cả của Iran trên hồ sơ hạt nhân, Le Monde lưu ý tối hậu thư của Iran kỳ hạn cho các nước ký kết Hiệp Định 2015 có 60 ngày để thực thi lời hứa giúp Iran thoát cấm vận dầu hỏa và giao dịch ngân hàng. Tối hậu thư nhắm vào Liên Âu và Trung Quốc. Trong khi Liên Hiệp Châu Âu nghiêng theo phía Mỹ dứt khoát bác bỏ tối hậu thư gây áp lực thì Trung Quốc làm gì ?

Trong bài "Trung Quốc, cha đỡ đầu của Tehran trốn mất", Le Monde cho biết, đây cũng là câu hỏi của báo chí Iran. Trong ba năm từ 2012 đến 2015, Bắc Kinh luôn mạnh mẽ ủng hộ Iran đương cự với áp lực của Mỹ nhưng từ từ thì biến đi dần. Trước hết là về dầu hỏa. Năm 2018, Trung Quốc đặt mua 580.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Đầu tháng 05/2019, trong bối cảnh bị Mỹ trừng phạt thương mại, Trung Quốc không mua một lít dầu nào của Iran. Đầu tư dài hạn cũng ngưng lại. Trong các lĩnh vực khác cũng thế, từ tháng 10/2018, hầu hết các cơ sở thương mại Trung Quốc ở Tehran đều ngưng trả lời điện thoại vì sợ lãnh đòn của Hoa Kỳ. Thương mại cũng sụt giảm đáng kể : xuất khẩu Trung Quốc từ hơn 1 tỷ đôla năm 2018, trả bằng dầu thô, sụt xuống còn 396 triệu. Cùng lúc, các kênh chuyển ngân cũng khép lại. Ngân hàng Côn Luân của Nhà nước Trung Quốc ngày càng như vỏ ốc khô, không giúp gì được cho đồng minh Trung Đông. Trong hoàn cảnh này, Ngân Hàng Trung Ương của Iran chỉ thị cho các ngân hàng trong nước ngưng mua đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Tú Anh

Published in Quốc tế

‘Việt Nam là lựa chọn duy nhất’ để né tác động thương chiến Mỹ-Trung (VOA, 14/12/2018)

Foxconn Technology, công ty chế to linh kin đin t và máy tính ln nht vi các nhà máy khng l Trung Quc, đang tìm nơi chuyn nhà máy sn xut đin thoi sang Vit Nam đ gim thiu thit hi từ cuộc chiến thương mi M-Trung.

made1

Công ty Foxconn ở Trung Quc.

Các chuyên gia thương mi nước ngoài hin làm ăn Vit Nam cho VOA biết càng ngày có nhiu nhà sn xut hàng xut khu đang có kế hoch tương t.

Ông Maxfield Brown, chuyên viên cấp cao ca công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates ti Thành ph H Chí Minh, cho biết :

"Tôi nghĩ rằng Vit Nam là người chiến thng trong cuc chiến này do nm bên cnh Trung Quc, ngoài ra, Vit Nam cũng có nhiu kết ni vi các th trường mc tiêu ca các nhà sn xut này".

Các công ty đa quốc gia có nhà máy Trung Quc đang tìm cách m rng sn xut nơi khác có th di chuyn sang Vit Nam sm hơn so vi d kiến, vì đ càng tr thì chi phí càng tăng, ông Brown nói.

Giá lao động ti Vit Nam ch khong 115 đôla/tháng, r hơn so vi Trung Quc. Ngoài ra, Vit Nam có đường hàng hi và đường b d dàng kết ni cũng như vn chuyn nguyên liu t Trung Quc đi lc.

Ông Fiachra MacCana, người đng đu b phn nghiên cứu ca công ty chng khoán Ho Chi Minh City Securities nhn đnh Vit Nam là "la chn duy nht" đi vi các nhà sn xut Trung Quc mun m rng sn xut sang các nơi khác. Các trung tâm sn xut khác Châu Á thì quá xa Trung Quc, chi phí li quá cao hoặc thiếu chui cung ng cho các thiết b đin t có giá tr gia tăng.

made2

Một bui ra mt sn phm iphone Bc Kinh.

Foxconn, nhà thầu lp ráp chính máy đin thoi iPhone cho Apple có các nhà máy khng l Trung Quc, đang đàm phán vi y ban Nhân dân thành ph Hà Ni v vic thiết lp mt nhà máy lắp ráp iPhone đ tránh bt các tác đng t cuc tranh chp thương mi Trung-M, theo báo Đu Tư.

Truyền thông quc tế cho biết GoerTek, công ty sn xut tai nghe không dây Trung Quc cũng có kế hoch chuyn sn xut t Trung Quc sang Vit Nam đ né các tác động ca cuc thương chiến.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài đang làm ăn ti Tp. HCM, vic tìm nơi thuê đt, đt mua thiết b nhà máy và xin giy phép ti Vit Nam đã khiến các nhà sn xut chùn bước.

Ông MacCana nói : "Các công ty chỉ đang đàm phán thôi, chứ chưa có rút khi đi lc".

Ông cho biết thêm rng các công ty né thuế quan ca Hoa Kỳ có th s bt đu thc s đt chân đến Vit Nam vào cui năm ti [2019] khi mà h xin được giy phép và thuê được đt.

Theo ông Frederick Burke của công ty luật Baker McKenzie ti Thành ph H Chí Minh cho biết ti Vit Nam cũng đang khan hiếm lao đng và đt đai.

Ông nói : "Việc chuyn sn xut t Trung Quc sang Vit Nam không phi là vì chiến tranh thương mi, mà đó là s di chuyn t nhiên ca nn sn xuất t Trung Quc sang Vit Nam do chi phí Trung Quc tăng lên và cơ s h tng Vit Nam cũng đã khá hơn".

Ralph Jennings

********************

Thương chiến Mỹ-Trung : Bắc Kinh lùi bước trong "Made in China 2025" (RFI, 12/12/2018)

Trung Quốc dường như đã tạm thoái lui trong chương trình đại quy mô "Made in China 2025", nhằm làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, từ hôm 12/12/2018 Bắc Kinh còn có một số động thái như mua thêm nông sản, giảm thuế cho xe hơi Mỹ.

made3

Nhân viên bảo vệ tại một đại lý bán xe hơn Ford tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/07/2018. GREG BAKER / AFP

Quốc vụ viện Trung Quốc hôm qua đã ra các chỉ thị mới cho chính quyền các địa phương, là không nên nhắc đến kế hoạch "Made in China 2025", tuy đã được tuyên truyền rầm rộ từ ba năm qua.

Chương trình này nhằm đưa Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế từ nay đến 2050, đặc biệt trong lãnh vực tự động hóa, không gian. Tuy nhiên phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, tố cáo Bắc Kinh cạnh tranh bất hợp pháp khi trợ giá cho các tập đoàn quốc doanh, và đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Cũng trong hôm qua, Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn đậu nành của Mỹ, lần đầu tiên kể từ khi đôi bên "hưu chiến". Tập đoàn quốc doanh Sinograin và Cofco đã mua trên 1,5 triệu tấn đậu nành, trị giá 500 triệu đô la, dự kiến sẽ mua tổng cộng từ 2 đến 3 triệu tấn.

Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross hôm qua hoan nghênh quyết định của Bắc Kinh, giảm thuế hải quan cho xe hơi nhập khẩu của Mỹ. Trước đó sau cuộc gặp Tập Cận Bình tại Buenos Aires, tổng thống Donald Trump đã loan báo Trung Quốc sẽ giảm mức thuế xe hơi từ 40% còn 15%.

Song song đó, hôm nay Bắc Kinh loan báo sẵn sàng thương lượng với Washington trong hồ sơ thương mại, tại Trung Quốc hay trên đất Mỹ, để sớm giải quyết các bất đồng.

Thụy My

Published in Châu Á

Đông Nam Á trong trận thương chiến Mỹ-Trung

Le Figarohôm 14/11/2018 nhận định "Đông Nam Á muốn vượt qua cuộc đối địch Mỹ-Trung" : mười nước ASEAN vừa lệ thuộc vào Trung Quốc vừa là đối thủ cạnh tranh ; và cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là mối lợi tình cờ cho Việt Nam.

dna1

Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 03/11/2018. Reuters/Kham

Các cường quốc đều muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại khu vực thuộc loại năng động nhất thế giới, có 647 triệu người tiêu dùng. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể gặp gỡ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Singapore (tuy Donald Trump và Tập Cận Bình không tham dự, còn Châu Âu lại vắng mặt).

Mười nước thành viên ASEAN theo dõi cuộc song đấu giữa hai đối tác kinh tế chủ chốt Washington và Bắc Kinh với tâm trạng lo ngại xen lẫn hy vọng. Theo báo cáo của HSBC, có đến 86% chủ doanh nghiệp trong khu vực tin vào triển vọng thương mại, cao hơn mức bình quân thế giới.

Việc Mỹ áp thuế vào hàng Trung Quốc có thể làm tăng nhanh tốc độ dịch chuyển sản xuất từ Hoa lục sang Đông Nam Á – một hiện tượng đã diễn ra từ nhiều năm qua trong ngành dệt may và điện tử, do lương công nhân Trung Quốc tăng lên. Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng của Natixis nhận định : "ASEAN rõ ràng có lợi trong cuộc chiến thương mại. Nhu cầu của Mỹ về hàng tiêu dùng thông dụng sẽ không giảm sút".

Đặc biệt đối với Việt Nam, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, có đến 8 mặt hàng cùng loại với đối thủ Trung Quốc đang bị Mỹ đánh thuế. Đây là mối lợi bất ngờ cho Việt Nam, thu hút được hàng loạt đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có những tên tuổi lớn như Samsung. Một số nước khác cũng đang hy vọng trong trung hạn, như nhận xét của Tony Cripps, tổng giám đốc HSBC ở Singapore : "Chuyển đổi một chuỗi sản xuất quy mô cần có thời gian. Nếu căng thẳng tiếp tục, Thái Lan hay Malaysia cũng sẽ được quan tâm".

Tuy nhiên bên cạnh đó chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng đến ASEAN, khi nhu cầu của Trung Quốc giảm xuống – nhà kinh tế Trinh Nguyen của Natixis dự báo. Kịch bản này gây lo ngại cho nước chủ nhà Singapore. Sự hội nhập của khu vực bị Donald Trump bỏ rơi từ sau khi rút khỏi TPP hãy còn phải chờ đợi : kết luận về hiệp định tự do mậu dịch RCEP do Trung Quốc chủ xướng đã được dời lại sang năm 2019.

Thế giới đảo điên, Trung Quốc thủ lợi ?

Cũng liên quan đến Châu Á, La Croix đặt câu hỏi với nhà sử học người Anh Peter Frankopan : "Phải chăng Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất về tình trạng đảo lộn của thế giới ngày nay ?". Trong cuốn sách vừa xuất bản mang tên "Con đường tơ lụa mới, một thế giới mới xuất hiện", ông Frankopan cho rằng tương lai thế giới sẽ được vẽ lại theo những gì diễn ra dọc con đường này.

Nhà sử học nhấn mạnh đến vai trò của khu vực nằm giữa phía đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Trung Đông, Nga và Trung Á tập trung 70% trữ lượng dầu lửa và 65% khí đốt của thế giới, phân nửa số lượng lúa mì và 85% sản lượng toàn cầu về gạo. Về nguyên liệu, Trung Quốc và Nga chiếm ba phần tư sản lượng silicium, cần thiết cho vi điện tử và chất bán dẫn, riêng Trung Quốc sản xuất trên 80% đất hiếm dùng cho pin và máy tính xách tay. Theo Peter Frankopan, chúng ta đang sống trong thế kỷ của Châu Á.

Trung Quốc đã chuẩn bị cho kỷ nguyên này với sách lược "Một vành đai, một con đường". Hiểu rằng đầu tư vào kinh tế sẽ mang lại những lợi ích về chính trị, Bắc Kinh đang ve vãn những người bạn mới, không chỉ ở Châu Á và Châu Phi, mà còn tại Châu Âu và Trung Đông. Tuy nhiên câu hỏi vẫn đặt ra về cách thức Trung Quốc giải quyết những khó khăn trong các dự án hạ tầng lớn thuộc Con đường tơ lụa mới, và nợ nần quá cao của một số nước liên quan. Thách thức khác đối với Trung Quốc là tình trạng lão hóa dân số và bong bóng tín dụng.

Donald Trump thích dùng cây gậy thay vì củ cà rốt

Hoa Kỳ đã trễ tràng nhận ra thực tế thế giới đang thay đổi, và chính sách của Mỹ khá rối rắm, nếu không nói là phản tác dụng. Việc cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao đã làm giảm đi tính chuyên nghiệp, và cảm tình của thế giới đối với nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump muốn bảo vệ lợi ích của Mỹ, nhưng ông sử dụng cây gậy thường xuyên hơn củ cà rốt. Washington dùng các biện pháp trừng phạt và thuế quan, kể cả đối với bạn cũ và đồng minh ; rút khỏi các thỏa ước quốc tế như hiệp ước nguyên tử Iran, hiệp ước khí hậu Paris, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thay vì đóng vai trò tích cực trong lãnh vực an ninh và thương mại thế giới.

Hoa Kỳ cũng nhận lấy rủi ro khi coi Saudi Arabia là trụ cột trong chính sách Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan nay nghiêng sang Nga và Trung Quốc ; còn tại Syria, bộ ba Nga, Iran và Thổ qua mặt Mỹ trong các cuộc đàm phán hòa bình. Moskva cũng quay lại đóng vai trò trung gian hòa giải giữa chính quyền Afghanistan và phe Taliban.

Ngược lại, Washington coi Trung Quốc, Nga và Iran là những "nhân tố gây bất ổn". Nhà sử học Peter Frankopan bày tỏ hy vọng sự đối địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không chuyển thành đối đầu quân sự, nhưng ông nhấn mạnh, lịch sử cho thấy chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.

Tân Cương, "quần đảo ngục tù" của người Duy Ngô Nhĩ

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde tố cáo "Quần đảo ngục tù mới của người Duy Ngô Nhĩ". Tân Cương nay trở thành "Quần đảo Gulag" (hay "Quần đảo ngục tù") - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga Soljenitsyne – nhưng là một gulag kỹ thuật cao, chỉ dành riêng cho một sắc tộc.

Theo Le Monde, việc buộc cả triệu người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo, nằm trong giấc mơ muôn thuở là Hán hóa vùng đất rộng lớn này, biến một dân tộc nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi thành những công dân Trung Quốc "yêu nước" qua quá trình tẩy não quen thuộc của cộng sản. Trại viên phải tự kiểm điểm, ca ngợi sự khoan hồng của đảng trước mỗi bữa ăn…

Đây cũng là quan điểm đồng hóa của Hồ Liên Hiệp (Hu Lianhe), lý thuyết gia được Tập Cận Bình đặt vào vị trí quan trọng trong Mặt trận Tổ quốc. "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập là cứu cánh để biện minh cho mọi phương tiện. Nhưng công cuộc khủng bố này của Nhà nước Trung Quốc, dù chưa cụ thể thấy máu đổ, cho thấy Bắc Kinh khó thể chính danh khi nắm lấy quyền lãnh đạo Tân Cương, không cho vùng đất này được tự trị.

Thành công và hạn chế của phe Dân chủ Mỹ

Về cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua ở Hoa Kỳ, Le Monde phân tích về "Sự thành công và hạn chế của phe Dân chủ", hiện đang bị giằng co giữa cánh tả và cánh trung. Tuy chiến thắng trong cuộc đua vào Hạ Viện, nhưng các ứng viên cánh tả chỉ giành được lợi thế tại các đơn vị bầu cử không mấy quan trọng.

Dân chủ nay có được đa số tương đối trong Hạ Viện, và giành được thêm bảy ghế thống đốc, trong bối cảnh lý ra phải có lợi cho ông Donald Trump : kinh tế phát triển mạnh và không có cuộc khủng hoảng quốc tế quan trọng nào. Tuy nhiên "làn sóng xanh" không đạt được như mong đợi, Dân chủ thất thế tại các vùng nông thôn.

Những khuôn mặt hàng đầu trong cuộc bầu cử 2018 đều thuộc cánh tả mà Bernie Sander của năm 2016 là biểu tượng, họ chiến thắng nhưng tại các địa phương xưa nay vẫn bầu cho Dân chủ. Cánh tả này không lật đổ được một ghế nào ở Hạ Viện, mà chính phe ôn hòa của Tân Liên minh Dân chủ mới giành được thắng lợi tại 23/29 đơn vị nơi họ ra tranh cử.

Yemen trong tình trạng tuyệt vọng

Libérationnhìn sang Trung Đông, kêu gọi "Hãy nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Yemen". Sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi, phương Tây gây áp lực với Riyad, để kết thúc một cuộc chiến đã kéo dài bốn năm trong sự thờ ơ của mọi người.

Tờ báo bày tỏ mong muốn "Yemen, giờ là lúc khởi đầu cho hồi kết của cuộc chiến ?". Cảng Hodeida, nơi thực phẩm và thuốc men từ bên ngoài đưa vào Yemen đang bị phong tỏa, khiến có nguy cơ xảy ra nạn đói.

Vốn là quốc gia nghèo nhất trong thế giới Ả Rập, phải nhập khẩu 90% thực phẩm, hiện nay có đến 22/28 triệu người Yemen phải sống nhờ viện trợ quốc tế. Nhiều trung tâm y tế không còn hoạt động, y bác sĩ không được trả lương từ tháng 8/2016. Yemen ba năm qua không có ngân sách, đồng tiền quốc gia mất giá 50%, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng vọt. Hiện nay trên 420.000 trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng, và tuy nạn đói chưa diễn ra, nhưng tình hình chung được đánh giá là thảm họa.

Tình báo kinh tế, giá xăng… : Tựa chính báo Pháp

Trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump đả kích Pháp nặng nề chưa từng thấy, Le Figaro hôm nay báo động "Hoa Kỳ đã dọ thám các công ty của chúng ta như thế nào". Tờ báo tiết lộ một báo cáo của cơ quan tình báo Pháp, cảnh báo về các phương pháp tấn công dữ dội của người Mỹ, cho rằng Paris vẫn còn ngây thơ trước tình báo kinh tế.

Về chính trị trong nước, Le Monde nhận định "Tổng thống Pháp Macron lo ngại cử tri của mình sẽ bỏ sang phe Sinh thái" trong cuộc bầu cử Châu Âu sắp tới. La Croix dành trang nhất cho "Chiếc áo gilet phẫn nộ" : Chính phủ Pháp hôm nay loan báo các biện pháp để giảm nhẹ tác động của việc tăng giá xăng, trong lúc phong trào "Gilet vàng" (tức những chiếc áo dạ quang) chuẩn bị xuống đường rầm rộ vào thứ Bảy này để phản đối.

Les Echoschạy tựa lớn "Brexit : Bà May đặt cược vào kế hoạch ly dị" với Châu Âu. Sau nhiều tháng thương lượng, các bên đã đạt được một thỏa thuận về kỹ thuật, và các bộ trưởng Anh hôm nay cho ý kiến đồng ý hay không.

Thụy My

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2