Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam và Trung Quốc bàn về Biển Đông và Sông Mê kong (RFA, 17/12/2018)

Ngày 16/12/2018, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 ở Luang Prabang, Bắc Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với người tương nhiệm Trung Quốc Vương Nghị để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương bao gồm Biển Đông và sông Mekong.

CAMBODIA-CHINA-CONSERVATION-ENVIRONMENT-MEKONG-DIPLOMACY

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar trong cuộc gặp hợp tác Mekong - Lan Thương ở Phnompenh, Campuchia hôm 10/1/2018 - Hình minh họa. AFP

Theo Tân Hoa xã, hai bên đã cam kết sẽ giải quyết hợp lý các vấn đề trên biển để tạo môi trường tốt cho phát triển quan hệ song phương.

Theo Vietnam News, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đánh giá cao cơ chế hợp tác và đàm phán trong các vấn đề ít nhạy cảm trên biển giữa hai nước và tiến trình để đạt được một Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi tắt là COC).

Đại diện chính phủ Việt Nam kêu gọi hai bên tiếp tục thực hiện hiểu biết chung giữa lãnh đạo cao cấp hai nước và đảng để giải quyết các tranh chấp trên biển theo phương cách hòa bình và theo luật quốc tế, bao gồm cả Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Việt Nam thúc đẩy việc kết nối sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai kinh tế của Việt Nam, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác và trao đổi với Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương.

Hội nghị Hợp tác Mekong – Lan Thương được tổ chức tại Lào lần này có chủ đề "Thúc đẩy đối tác vì sự thịnh vượng chung" với sự tham gia của đại diện 6 nước thành viên là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Diễn đàn Hợp tác Mekong – Lan Thương được Trung Quốc bắt đầu từ năm 2015 và thường được coi như đối trọng với Ủy hội sông Mekong giữa các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan được thành lập từ năm 1995. Trong những năm qua, thông qua cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương, Trung Quốc đã cam kết chi hàng tỷ đô la hỗ trợ cho 45 dự án, bao gồm các trung tâm nghiên cứu bảo vệ nguồn nước, các dự án kết nối, thương mại biên giới, nông nghiệp và xóa đói nghèo.

Sông Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới chảy qua nhiều nước từ Trung Quốc xuống nước cuối dòng là Việt Nam. Việc Trung Quốc liên tục cho xây các đập thủy điện ở đầu nguồn sông này bị cho là đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sông và điều tiết nguồn nước đối với các nước ở hạ nguồn sông như Việt Nam và Campuchia.

*****************

Thương mại : Hy vọng Mỹ-Trung "buông súng" ? (RFI, 17/12/2018)

Cuối tuần trước, tổng thống Hoa Kỳ để ngỏ cánh cửa Washington và Bắc Kinh gần đạt được một "thỏa thuận lớn" về thương mại. Liệu đây có là món quà cuối năm Hoa Kỳ và Trung Quốc dành cho thế giới ?

chaua2

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Bắc Kinh ngày 03/05/2018. Reuters/Jason Lee

Cử chỉ đầu tiên thể hiện thiện chí của Bắc Kinh được ghi nhận qua hai quyết định : một là Trung Quốc cho nhập khẩu trở lại đậu nành của Mỹ kể từ ngày 01/01/2019 trong một thời hạn 90 ngày, và hai là tạm ngưng dùng đòn tăng thuế nhập khẩu nhắm vào xe Mỹ.

Theo giới phân tích, cả hai quyết định nói trên cùng cho thấy Trung Quốc có dấu hiệu hòa hoãn sau thượng đỉnh Donald Trump-Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 ở Buenos Aires hôm 01/12/2018. Ban cố vấn của chủ tịch Trung Quốc đã khôn ngoan nhắm vào hai hồ sơ quan trọng đối với Nhà Trắng đó là nông nghiệp và xe hơi, như thể để bảo đảm ghi được một số bàn thắng trong các cuộc thương lượng với Washington dự trù mở ra trong những tuần lễ sắp tới.

Chính quyền Trump đã phải dự trù dành 12 tỉ đô la đền bù thiệt hại cho giới nông gia không bán được, ngũ cốc, lúa mì, bắp hay đậu tương cho Trung Quốc. Ngành sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ cũng có dấu hiệu mệt mỏi. Điển hình là sự kiện tập đoàn General Motors cuối tháng 11/2018 thông báo cho 15 % nhân viên nghỉ việc, đóng cửa 5 nhà máy trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Quyết định này của hãng xe Mỹ đã khiến tổng thống Trump vô cùng giận dữ.

Về phía Washington, hai tuần trước, tại Buenos Aires, phía Hoa Kỳ đã thông báo hoãn 90 ngày việc tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 200 tỷ hàng của Trung Quốc báng sang Mỹ. Tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump trong tin nhắn trên Twitter hôm 14/12/2018 tỏ ra lạc quan nói tới khả năng đạt được một "thỏa thuận lớn" với Bắc Kinh về thương mại và đôi bên đã có những cuộc "trao đổi rất bổ ích". Nguyên thủ Mỹ giải thích thêm, ông tin tưởng sẽ nhanh chóng tìm ra đồng thuận với Bắc Kinh do kinh tế Trung Quốc đã bị chựng lại và đây là thành quả mà các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã đem lại.

Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố trên đúng vào lúc bộ Ngoại Giao Canada và Mỹ thảo luận về trường hợp của bà Mạnh Vãn Châu : Giám đốc tài chính tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi bị tư pháp Canada bắt giữ theo yêu cầu của Washington và bà Mạnh vừa được tại ngoại hầu tra. Vụ bắt giữ này diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Trung căng thẳng về thương mại. Thổng thống Trump trong tuần qua nói thẳng ông sẵn sàng "can thiệp" trong vụ kiện lãnh đạo Hoa Vi, hàm ý Nhà Trắng có thể can thiệp nếu đấy là một phương tiện để đạt được thỏa thuận về thương mại với Tập Cận Bình.

Nhưng bên cạnh các dấu hiệu hòa hoãn của cả đôi bên, liệu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có cơ may chóng kết thúc ?

Edward Alden, một chuyên gia về thương mại quốc tế thuộc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế của Mỹ, Council on Foreign Relations được AFP trích dẫn cho rằng "Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng thực sự bắt đầu nghiêm túc đàm phán" sau nhiều đòn hù dọa lẫn nhau để gây sức ép. Trong hai tuần vừa rồi, Washington và Bắc Kinh đã đạt được "nhiều tiến bộ" hơn so với những vòng đàm phán đã kéo dài trong suốt gần hai năm dưới nhiệm kỳ Donald Trump.

Một dấu hiệu khác cho phép hy vọng chiến tranh thương mại Mỹ -Trung sẽ có tiến triển tốt, là Nhà Trắng đã cử ông Robert Lighthizer làm trưởng đoàn đám phán. Trong mắt các nhà quan sát, đây là một "tín hiệu mạnh" của Washington, vì ông Lighthizer là một chuyên gia về luật thương mại giàu kinh nghiệm, và nổi tiếng là một người tháo gỡ những hồ sơ khó khăn nhất.

Dù vậy, còn quá sớm để kết luận rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ san bằng những bất đồng thương mại trong 90 này sắp tới, đặc biệt là trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh còn nhiều sung khắc về ngoại giao, từ Biển Đông đến Đài Loan, rồi Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiến hành các vụ tấn công tin học, "ăn cắp" công nghệ cao của Hoa Kỳ. Đấy mới là cốt lõi của cuộc đọ sức giữa hai siêu cường kinh tế thế giới.

Thanh Hà

*****************

Liệu Hoa Vi có thể sống sót ? (RFI, 17/12/2018)

The Economist tuần này đã đặt ra câu hỏi : "Liệu Hoa Vi có thể sống sót sau một loạt những biện pháp hạn chế hoặc cấm đoán từ Hoa Kỳ và một số nước khác hay không ?"

chaua3

Logo tập đoàn Hoa Vi (Huawei) tại văn phòng ở Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 06/12/2018. Reuters/Thomas Peter/File Photo - Ảnh minh họa

Rúng động vì vụ bắt Mạnh Vãn Châu

Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) không tìm kiếm sự nổi tiếng. Là con gái của Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập Hoa Vi (Huawei), một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc, bà bắt đầu bằng công việc thư ký, và 25 năm sau mới giữ chức giám đốc tài chính. Nếu các doanh nhân giàu có thường là những ngôi sao, thì bà Mạnh khá lặng lẽ.

Nhưng đến ngày 05/12/2018, mọi cái nhìn đều tập trung vào bà. Cảnh sát Canada cho biết Mạnh Vãn Châu đã bị bắt trước đó bốn ngày ở Vancouver khi định đi Mêhi cô. Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ, do cáo buộc đã giấu nhẹm việc một chi nhánh của Hoa Vi buôn bán với Iran, vi phạm cấm vận của Washington. Ngày 11/12/2018, tòa án Vancouver cho phép Mạnh Vãn Châu được tại ngoại, buộc đeo vòng điện tử.

Trung Quốc đòi thả ngay bà Mạnh, đe dọa "hậu quả nghiêm trọng" đối với Canada. Cả thủ tướng Canada Justin Trudeau và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đều nhấn mạnh vụ bắt giữ bà Mạnh chỉ đơn thuần là vấn đề của tư pháp, là một phần của cuộc điều tra về Hoa Vi và các đối tác từ nhiều năm qua. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm phương hại đến nỗ lực của ông Lighthizer khi tuyên bố hôm 11/12 là ông có thể can thiệp (được cho là có lợi cho bà Mạnh), nếu việc này góp phần tạo thuận lợi cho cuộc thương lượng về thương mại Mỹ-Trung.

Hoa Vi, chìa khóa của "Made in China 2025" gây lo sợ

Từ lâu Hoa Vi vẫn gây nhiều quan ngại. Hoa Vi nhanh chóng lớn mạnh, từ một nhà sản xuất hàng điện tử giá rẻ, trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh số bán từ 93,8 tỉ nhân dân tệ (12,8 tỉ đô la) năm 2007, nay đã lên đến 603 tỉ nhân dân tệ, đứng ngang hàng với những tên tuổi lớn như IBM và Microsoft. Mới đây Hoa Vi đã qua mặt Apple, trở thành tập đoàn bán điện thoại thông minh thứ nhì thế giới.

Với mục tiêu thống trị thị trường thông qua việc cung cấp thiết bị cho các công ty viễn thông cần thiết lập mạng điện thoại thế hệ thứ năm (5G), Hoa Vi là chìa khóa của kế hoạch "Made in China 2025". Do tham vọng của mình, Hoa Vi nay là trung tâm quan ngại của phương Tây, liên quan đến an ninh quốc gia và trọng lượng kinh tế của Trung Quốc.

Hoa lục là thị trường lớn nhất của Hoa Vi, chiếm phân nửa thu nhập. Hoa Vi cũng rất thành công khi vươn ra nước ngoài, ký kết nhiều hợp đồng cơ sở hạ tầng cho các mạng lưới, từ Đan Mạch cho đến Ấn Độ ; và chiếm được thị phần của các công ty lâu đời hơn như Ericsson của Thụy Điển, Nokia của Phần Lan.

Khi những luồng dữ liệu ngày càng được lưu thông nhiều hơn qua các mạng lưới của Hoa Vi, cái tên Hoa Vi hiện diện khắp nơi, thì các chính phủ bắt đầu lo lắng. Ngay sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, ông Andrus Ansip, một viên chức Ủy ban Châu Âu nói rằng người ta có lý khi quan ngại về tập đoàn Trung Quốc. Ông cảnh báo khả năng các mã độc được cài trong thiết bị của Hoa Vi có thể chuyển thông tin về Bắc Kinh, và ngay cả việc mở ngõ vào cho tin tặc nhà nước.

Đồng minh của Mỹ ngại ngần

Một số nước đặc biệt là đồng minh của Mỹ, sau đó tỏ ra ngần ngại. Úc cấm Hoa Vi bán thiết bị cho các công ty trong nước, Đài Loan cũng thế. Trước khi bà Mạnh bị bắt, New Zealand cũng đã cấm công ty Spark mua thiết bị 5G của Hoa Vi vì lý do an ninh quốc gia. Vài ngày sau đó, Nhật loan báo chính sách mới, dường như đưa ra để ngăn chận Hoa Vi và ZTE hoạt động tại xứ phù tang.

Hoa Vi bác bỏ những cáo buộc, nói rằng không có bằng cớ gì. Vincent Pang, giám đốc chi nhánh Hoa Vi ở Tây Âu biện minh là tập đoàn Trung Quốc có mặt ở 170 nước không hề dọ thám khách hàng. Tuy nhiên vẫn không thể trấn an được các nước, do ông Nhậm Chính Phi xuất thân từ quân đội Trung Quốc, và luật pháp Trung Quốc buộc các công ty tư nhân phải hỗ trợ Nhà nước khi được yêu cầu.

Như Edward Snowden đã tiết lộ năm 2013, các tình báo viên Mỹ đã chỉnh sửa những sản phẩm công nghệ để nghe lén mục tiêu theo dõi, thì không có lý do gì mà các đồng nghiệp Trung Quốc lại không sử dụng chiến thuật tương tự.

Vụ bà Mạnh Vãn Châu bị bắt ảnh hưởng đến Hoa Vi như thế nào, còn tùy thuộc vào phản ứng của các nước. Nhưng các quyết định quan trọng nhất là từ Hoa Kỳ, nơi mà nghi ngờ đối với tập đoàn này hết sức lớn. Washington gây áp lực lên các đồng minh, đặc biệt tại Châu Âu – thị trường lớn thứ nhì của Hoa Vi – để cấm đoán hoặc hạn chế tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

Hoa Vi sẽ có cùng số phận với ZTE ?

Theo ông Shaun Collins, công ty tư vấn CCS Insight, thì đây là một vố rất đau cho Hoa Vi nhưng chưa đến nỗi làm công ty này phải phá sản. Các thị trường khác vẫn có triển vọng, nhất là Hoa lục : Trung Quốc có thể là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất đối với 5G trong những năm tới.

Nhưng còn có những khả năng khác nữa. Tương tự như trường hợp bà Mạnh, năm 2017 một tập đoàn khác của Trung Quốc là ZTE cũng bị cáo buộc là vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran. tháng Tư năm ngoái, các công ty Mỹ bị cấm bán thiết bị cho ZTE, khiến tập đoàn này có nguy cơ phá sản vì phải sử dụng chip điện tử và phần mềm của Mỹ. Nhờ sự can thiệp của tổng thống Donald Trump – một động thái ưu ái cho Tập Cận Bình – mà ZTE mới có thể tồn tại. Trong báo cáo mới nhất, ZTE cho biết bị thiệt mất 7,2 tỉ nhân dân tệ trong năm, so với năm trước đó lợi nhuận đạt được 4,6 tỉ nhân dân tệ.

Một số chính khách Mỹ, trong đó có ông Mark Warner, phó chủ tịch (Dân Chủ) Ủy ban Tình báo Thượng Viện, cho rằng các biện pháp tương tự cần được áp dụng với Hoa Vi.

Nếu điều này xảy ra, Hoa Vi sẽ bị tê liệt, mặc dù chính quyền Trung Quốc hay các ngân hàng quốc doanh vẫn có thể rót thêm vốn nếu cần thiết.

Lệ thuộc vào công nghệ Mỹ

Cũng giống như ZTE, Hoa Vi lệ thuộc vào các thiết bị của Mỹ, như hệ điều hành Android của Google và chip điện tử của Qualcomm.

Trong báo cáo mới đây, ngân hàng Jefferies cho biết Hoa Vi không thể tự sản xuất điện thoại thông minh hay các trạm thu phát sóng điện thoại di động, nếu không có các sản phẩm Mỹ. Cũng như nhiều công ty công nghệ khác, Hoa Vi phải dựa rất nhiều vào những con chip được thiết kế theo giấy phép của ARM, một công ty Anh thuộc quyền sở hữu của SoftBank, một công ty Nhật. SoftBank nay đang có kế hoạch gỡ bỏ một số thiết bị Hoa Vi khỏi mạng lưới của mình.

Hồi tháng 11, Hoa Vi đã tổ chức lễ trao giải thưởng cho 92 nhà cung cấp hàng đầu, trong đó có 33 nhà cung cấp Mỹ. Intel (sản xuất chip vi xử lý, Mỹ) và NXP (sản xuất chất bán dẫn, Hà Lan được tặng bằng danh dự để đánh dấu một thập kỷ cùng làm việc. Trông cậy vào sự hợp tác trong quá khứ, ông Pang tỏ ra lạc quan là cơn bão sẽ đi qua.

Tuy nhiên mới đây tập đoàn Orange của Pháp loan báo sẽ không mời Hoa Vi tham gia thiết lập mạng lưới 5G, và Deutsche Telekom, tập đoàn điện thoại lớn nhất nước Đức cũng cho biết sẽ xem xét lại các nhà cung cấp, vì "hết sức quan tâm đến cuộc tranh luận trên thế giới về tính an toàn của các thiết bị Trung Quốc".

Xem ra số phận của Hoa Vi khá mong manh.

Thụy My

Published in Châu Á

Mỹ chấm dứt đàm phán chính thức về kinh tế với Trung Quốc (CaliToday, 18/03/2018)

Chính quyền Tổng thống Trump đã chấm dứt cuộc đối thoại kinh tế chính thức kéo dài một thập niên với Trung Quốc vì Hoa Kỳ tin rằng họ đang đi lùi trong việc mở cửa thị trường của mình cho sự cạnh tranh với nước ngoài. Ông David Malpass, Bộ trưởng Bộ Tài Chính nói rằng chính quyền "thất vọng" với Trung Quốc và "bởi vì không có con đường trở lại để định hướng thị trường, tôi đã ngưng cuộc đối thoại kinh tế với Trung Quốc".

Thay vì tổ chức các cuộc thảo luận chính thức, thứ Trưởng Steven Mnuchin thường xuyên nói chuyện riêng với các quan chức cao cấp ở Trung Quốc để định hướng lại chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. "Một trong những điều chúng tôi đang làm là cố gắng giữ đường dây liên lạc…

Một viên chức Bộ Tài Chính hàng đầu cho biết ông không chính xác khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã kết thúc cuộc đối thoại kinh tế chính thức với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng ông Steven Mukuchin vẫn tiếp tục thảo luận riêng với Trung Quốc.

mytrung1

Ông Steven Mukuchin vẫn tiếp tục thảo luận riêng với Trung Quốc ? Photo Credit : Bloomberg

Việc chấm dứt đã tạo ra sự hoang mang vào Chủ Nhật, vì tương lai của cuộc đối thoại vẫn chưa biết rõ. Những nhận xét của ông Malpass gợi ý rằng chính quyền ông Trump đã rời khỏi thủ tục chính thức để thuận lợi cho các cuộc đàm phán của ông Mukhin, nhưng không phải các quan chức Malpass cũng như Ty Ngân Khố Kho sẽ làm rõ tình trạng của các cuộc đàm phán. Ông Malpass từ chối cho biết liệu văn phòng tiến hành các cuộc đàm phán vẫn còn cởi mở, và thêm rằng quyết định về tương lai của các cuộc đối thoại vẫn chưa được quyết định.

Chính quyền ông Trump đã thất bại năm ngoái và kết thúc với cả hai bên không thể đưa ra một tuyên bố chung. Bế tắc xảy ra sau khi Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross mở đầu cuộc đàm phán bằng cách trách Trung Quốc về sự mất cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Ông Malpass đã phát biểu một ngày trước khi cuộc họp của nhóm 20 bộ trưởng tài chính ở Buenos Aires, nơi mà các chính sách của Tổng thống Trump nhằm tái cân bằng thương mại toàn cầu với lợi ích của Mỹ sẽ chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự. Hoa Kỳ đang áp đặt thuế nhập khẩu thép và nhôm trong tuần này và đang xem xét kìm hãm các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ và áp đặt các phương sách chặn đứng sự bổ sung đối với hàng nhập khẩu.

Ngọc Thạch

(Theo Yahoo News)

******************

Donald Trump bảo hộ mậu dịch : Món hẩu cho Bắc Kinh ? (RFI, 19/03/2018)

Ngày 08/03/2018, Donald Trump đã ký sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% trên thép và 10% trên nhôm nhập khẩu vào Mỹ. Một số nguồn tin thân cận với giới chức có thẩm quyền còn tiết lộ là Washington dự trù áp đặt các hạn chế trên đầu tư Trung Quốc và đánh thuế trên một loạt các sản phẩm từ Trung Quốc. Cho dù vậy, tuần báo Pháp Courrier International ngày 15/03 đã trích dẫn tuần báo Mỹ Bloomberg Businessweek (New York)cho rằng : xu hướng bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ rốt cuộc chỉ làm lợi cho Trung Quốc.

mytrung2

Một xưởng thép của Trung Quốc ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Reuters/Stringer

Lý do mà tờ báo nêu ra rất đơn giản : Khi đánh thuế nhập khẩu trên thép và nhôm, Washington đã quay lưng lại các nước thân hữu mà lẽ ra Mỹ nên liên minh để ngăn chặn Trung Quốc.

Nhôm thép Mỹ đúng là bị Trung Quốc đe dọa

Theo tờ báo Mỹ, phải công nhận rằng lập luận của Donald Trump có điểm đúng. Đó là ngành thép và nhôm của Mỹ đã thực sự bị sự cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc tàn phá.

Đối mặt với áp lực quốc tế, Bắc Kinh đã đóng cửa một số nhà máy thép, nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006, bất chấp việc công bố nghị định đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp có năng suất dư thừa. Đối với nhôm, toàn cảnh cũng tương tự.

Donald Trump và giới thân cận với ông cũng đúng trên một điểm khác : sức mạnh kinh tế là một vấn đề an ninh quốc gia. Đây là một vấn đề mà rõ ràng là Trung Quốc đã hiểu hơn cả Hoa Kỳ.

Bắc Kinh thường buộc các công ty nước ngoài muốn vào thị trường Trung Quốc là phải chuyển giao tài sản trí tuệ - điều quý giá nhất của của họ - cho Trung Quốc. Chương trình "Made in China 2025" của Bắc Kinh có cao vọng phát triển năng lực quốc gia trong một loạt công nghệ tiên tiến để giảm lệ thuộc vào các đối thủ tiềm tàng như Mỹ và Nhật Bản.

Đối với tờ Businessweek, cần phải công nhận giá trị của những lập luận nói trên, chứ không nên chỉ xem việc áp thuế là biện pháp câu phiếu cử tri hay phô trương cơ bắp...

Trung Quốc tạo ra vấn đề nhôm thép, nhưng Trump làm Mỹ bị chê trách

Có điều là việc đánh thuế nhôm thép có một hệ quả nghiêm trọng : Chính vì tổng thống Donald Trump mà sự chê trách của thế giới lại chĩa vào Hoa Kỳ, chứ không phải là vào Trung Quốc.

Viện lý do an ninh quốc gia để biện minh cho sắc thuế trên kim loại, đã vẽ đường cho các nước khác cũng làm như vậy, đồng nghĩa với việc rút đi sợi chỉ đầu tiên của mạng lưới các hiệp định thương mại mà người Mỹ đã phải mất hàng chục năm trời mới dệt nên được.

Và việc áp dụng các rào cản thuế quan đó đối với tất cả các nước, như ông Trump đã đe dọa, có nguy cơ là làm suy yếu mặt trận thống nhất của các đối tác thương mại của Washington, một mặt trận cần thiết để đối phó với Trung Quốc và buộc họ phải thay đổi thái độ. Roland Rajah thuộc Viện Lowy tại Úc phân tích :

"Sáng kiến đánh thuế sẽ bị coi là bằng chứng mới nhất và rõ ràng nhất là nước Mỹ của ông Trump không phải là đối tác kinh tế đáng tin cậy".

Những người chống lại biện pháp đánh thuế luôn nhắc lại rằng Trung Quốc chỉ là nhà cung cấp thép thứ 11 của Mỹ, và đứng thứ 4 về nhôm. Theo Tom Orlik, chuyên gia bộ phận kinh tế của hãng Bloomberg, thuế nhôm thép của Mỹ là một đe dọa ở mức "không phần trăm" đối với nền kinh tế Trung Quốc...

Nguy cơ chiến tranh thương mại lộ rõ giữa Mỹ và đồng minh

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ngày 02/03 đã có tuyên bố theo phong cách Donald Trump : "Chúng ta sẽ áp đặt thuế đối với các hàng nhập (từ Mỹ) như mô tô Harley-Davidson, rượu Bourbon, quần jean Levi. Chúng ta cũng có thể ngu ngốc như họ. Chúng ta phải ngu ngốc như vậy".

Tổng thống Mỹ đã đáp trả, dĩ nhiên là trên Twitter, là nếu Châu Âu dùng biện pháp trả đũa, Hoa Kỳ cũng sẽ làm như vậy bằng cách đánh thuế, lần này là trên ô tô nhập khẩu.

Ngày 05/02, Donald Trump đã nói trên Twitter rằng Canada và Mexico có thể được miễn thuế nếu chấp nhận đàm phán lại một Hiệp định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA "mới và đúng đắn". Tuyên bố này rủi thay đã làm suy yếu lập luận đánh thuế là vì nhu cầu an ninh quốc gia.

Vào lúc mà các lãnh đạo phương Tây đang chơi trò ai sẽ là người người ngốc nhất, thì Trung Quốc vẫn tương đối kín đáo, đúng như phương châm mà Napoléon từng nêu lên : "Không bao giờ làm gián đoạn công việc của kẻ thù đang phạm sai lầm".

Quan điểm thô thiển về thương mại

Nếu Donald Trump không ngừng tấn công các đồng minh của mình, đó là do quan niệm của ông, theo đó thương mại là một cuộc chiến, tức là dứt khoát phải có kẻ thua. Trong quan điểm kinh tế của Trump, xuất khẩu là tốt còn nhập khẩu là xấu. Sự tồn tại của thâm hụt thương mại là bằng chứng cho thấy đối tác chơi xấu.

Trong thực tế, một giao dịch quốc tế là một quan hệ có lợi cho cả hai bên, bằng không thì sẽ không có giao dịch. Đối với mọi quốc gia, có thặng dư thương mại với đối tác này và thâm hụt với đối tác khác là một điều bình thường. Chẳng hạn như mỗi hộ gia đình đều có một "thâm hụt thương mại" với các siêu thị, các bác sĩ hoặc nha sĩ, và "thặng dư" với ông chủ trả lương.

Nói như vậy, nhưng việc Hoa Kỳ thường xuyên bị thâm hụt với phần còn lại của thế giới là một điều không lành mạnh. Các hiệp định thương mại tốt hơn có thể Mỹ giúp giải quyết vấn đề bằng cách loại bỏ các rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Hoa Kỳ. Trên điểm này thì Donald Trump có lý.

Nhưng vấn đề là những khoản thâm hụt lại bắt nguồn từ việc người Mỹ không tiết kiệm để có đầu tư cần thiết vào công nghiệp, nhà ở, đường xá… : Nước Mỹ đi vay vốn để tiêu dùng, thay vì chi trả nhập khẩu với tiền thu nhờ xuất khẩu.

Tiền lệ không hay khi viện đến an ninh quốc gia

Đối với Bloomberg Businessweek, khi viện đến an ninh quốc gia, Hoa Kỳ đã đặt ra một tiền lệ không hay. Theo bà Nicole Lamb-Hale, nguyên trợ lý bộ trưởng Thương mại trong chính quyền Obama và hiện là giám đốc một bộ phận trong văn phòng tư vấn tình báo kinh tế Kroll : "Lý do an ninh quốc gia thường chỉ được viện ra trong những trường hợp ngoại lệ… Các nước khác giờ đây có thể tự nhủ : Nếu Hoa Kỳ làm như vậy, chúng ta cũng có thể làm như vậy".

Khi lớn tiếng đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại, Trump đã làm phức tạp công tác phối hợp cần thiết để đối phó với các chính sách đầu tư và thương mại mang tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc.

Năm ngoái 2017, Jean Claude Juncker đề xuất một hệ thống cấp Châu Âu để truy nguyên nguồn gốc các khoản đầu tư trực tiếp vào Châu Âu. Về phần mình, Australia đã tiến hành kiểm kê cơ sở hạ tầng nhạy cảm của mình để đánh giá tốt hơn những rủi ro mà việc bán [cho người nước ngoài] các tài sản nhất định có thể đe dọa an ninh của đất nước.

Hoa Kỳ từ nay có nguy cơ mất ưu thế đạo đức trong thương mại và đầu tư. Washington đã cáo buộc Trung Quốc trong nhiều năm là sử dụng an ninh quốc gia như là một cái cớ. Daniel Rosenthal, một chuyên gia về vấn đề này của văn phòng tư vấn Kroll, đã than là Mỹ "đang làm mất uy tín của mình bởi vì bây giờ Mỹ cũng làm y như Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

******************

Alibaba tăng gấp đôi đầu tư vào thương mại điện tử Đông Nam Á (RFA, 19/03/2018)

Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba sẽ đầu tư thêm 2 tỷ đô la và bổ nhiệm một giám đốc điều hành mới vào tập đoàn mua sắm trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á (Lazada Group SE), để mở rộng kinh doanh trong khu vực.

mytrung3

Quảng cáo của Alibaba tại Hồng Kông, hôm 29 tháng 10 năm 2007. (Ảnh minh họa) AFP

Hãng AFP loan tin này hôm 19 tháng 3.

Theo đó bà Lucy Peng, chủ tịch hiện tại của Lazada sẽ kiêm luôn vị trí Giám đốc điều hành CEO của công ty. Ông Max Bittner Giám đốc điều hành hiện tại của Lazada sẽ rút lui nhưng vẫn còn là cố vấn cấp cao của công ty.

Alibaba đã chi 1 tỷ đô la để mua cổ phần của Lazada trong năm 2016 và sau đó bỏ thêm 1 tỷ đô la trong năm 2017, với hai khoản đầu tư 2 tỷ đô la tính đến tháng 6 năm 2017 đã nâng tỷ lệ sở hữu lên đến 83%.

Hiện nay, Lazada hoạt động ở các quốc gia gồm có Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với hơn 560 triệu người tiêu dùng trong khu vực.

Xin thưa thêm, Amazon đối thủ cạnh tranh của Alibaba hiện đã chú ý đến thị trường Việt Nam. Amazon hợp tác cùng với Hiệp Hội Thương mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) với bao gồm 140 thành viên và là một trong những doanh nghiệp trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng mối quan hệ đối tác này sẽ giúp Amazon gia tăng lượng sản phẩm trên nền tảng của mình và đồng thời cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bán và xuất khẩu hàng hóa của họ ra nước ngoài.

Tuy nhiên, điều này chỉ là giai đoạn đầu tiên của Amazon cho việc thâm nhập vào một nền kinh tế mới với hơn 93 triệu dân.

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ thông báo đạt được 253 tỷ đô la thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nhân chuyến công du Bắc Kinh đầu tiên của tổng thống Trump. Nhiều thỏa thuận trong số ấy còn là "những vùng đất đầy sương mù". Tài thương thuyết của doanh nhân Trump không lay chuyển được chính sách thương mại của Tập Cận Bình.

trade1

Tổng thống Mỹ Trump được Tập Cận Bình tiếp đón "hơn thượng khách" tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 09/11/2017. Reuters/Jonathan Ernst/File Photo

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kết thúc vòng công du Châu Á đầu tiên. Bắc Kinh là chặng dừng được chú ý nhất. Washington thông báo thu về hơn 250 tỷ đô la qua một loạt các thỏa thuận kinh doanh, từ lĩnh vực năng lượng đến nông nghiệp, từ giao thông, tin học đến hàng không. Trong số này chỉ riêng dự án đầu tư của Trung Quốc để cùng khai thác khí đốt trong vùng Alaska của Hoa Kỳ trong tương lai cho phép tạo 12.000 công việc làm, giảm 10 tỷ đô la thâm hụt mậu dịch của Trung Quốc so với Mỹ hàng năm, như các thông cáo chính thức cho thấy.

Đó là những yếu tố cho phép Donald Trump chứng minh với công luận trong nước rằng ông thực sự là vị tổng thống "đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết", đạt được mục đích kêu gọi đối tác thương mại Trung Quốc đầu tư vào nước Mỹ, tạo việc làm cho người dân Hoa Kỳ.

Ngoài ra phía Bắc Kinh còn tặng cho lãnh đọa Mỹ một món quà khi thông báo kế hoạch "mở cửa thị trường tài chính cho các doanh nghiệp nước ngoài". Trong ba năm tới các công ty Mỹ sẽ được quyền nắm giữ đến 51 % các liên doanh với Trung Quốc thay vì chỉ từ 20 % cho tới 49 % cổ phần vốn như hiện tại. Phương Tây coi đây là một bước tiến quan trọng. Một lời hứa khác của Trung Quốc là nước này sẽ giảm thuế nhập khẩu đánh vào xe Mỹ.

Trước ngần ấy hứa hẹn và hơn 250 tỷ đô la thỏa thuận kinh doanh, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson lại thận trọng cho rằng về thực chất, đây là một "bước tiến nhỏ" trên con đường cân bằng hóa cán cân thương mại Mỹ-Trung. Báo chí tại New York và Washington lưu ý, một phần lớn các thỏa thuận Hoa Kỳ vừa đạt được với Trung Quốc "không mang tính ràng buộc" hay mới chỉ là "những văn bản ghi nhớ".

Nhìn từ California, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích sâu hơn về thực chất gói 253 tỷ đô la tổng thống Trump mới "thu hoạch" được tại Bắc Kinh lần này.

Nguyễn Xuân Nghĩa : Chúng ta nên coi một thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc gia như màn trình diễn được sắp xếp từ trước với những thông báo ngoài tiền trường trong khi tại hậu trường đôi bên còn thương thảo tiếp về những chuyện lâu dài hơn. Việc bộ Thương Mại Hoa Kỳ loan báo về những giao kết kinh doanh lên tới 250 tỷ Mỹ kim nằm trong chiều hướng hai bên choàng hoa cho nhau.

Về thực chất, đây chỉ là "bản ghi nhớ", "bị vong lục", "mémoranda d’entente" liên quan đến 37 dự án kinh doanh thuộc sáu lãnh vực năng lượng, vận tải, canh nông, tài chánh, thuật lý và công nghiệp, trong đó có nhiều hợp đồng đã đạt trước và những gì đôi bên còn phải đàm phán nhưng được gọi vội như món quà. Vì tính chất mơ hồ bất định ấy, người ta có thể nói tới ngạch số ước lượng là 250 tỷ, thậm chí 280 tỷ, nhưng lạc quan lắm thì chỉ thành hình trong nhiều năm, hay trong 20 năm nữa, như dự án khí đốt và hóa chất tại tiểu bang West Virginia.

Tôi xin nêu hai ví dụ là việc Boeing bán 300 phi cơ trị giá 37 tỷ được đàm phán từ năm 2013 và chiếc máy bay đầu tiên chỉ được giao vào năm 2020. Trong khi đó, dự án bán khí lỏng của tiểu bang Alaska được thương thảo từ năm 2012 giữa nhiều doanh nghiệp mà chưa ngã ngũ, có lúc ngạch số lên tới 65 tỷ rồi thu lại còn 43 tỷ và nếu thành hình thì phải mất cả chục năm thực hiện. Dù sao, những thỏa thuận sơ khởi ấy cũng góp phần giải tỏa mâu thuẫn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và là cử chỉ chính trị của lãnh đạo Bắc Kinh.

RFI : Nhìn kỹ vấn đề thì Bắc Kinh quan tâm đến các lãnh vực "cốt lõi" như năng lượng hay nông nghiệp. Anh đánh giá thế nào về nội dung của các hợp đồng ấy ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc là một xứ "đói ăn", "khát dầu" và cần kiến năng cao cấp trong nhiều lãnh vực, nhưng cần nhất là giải tỏa mâu thuẫn kinh tế với Hoa Kỳ. Chính quyền Donald Trump cũng cần chứng tỏ với quần chúng ở nhà là ông đã tranh đấu để thu hút đầu tư vào Mỹ tạo ra công việc làm cho người dân, nhất là tại các tiểu bang có ảnh hưởng chính trị cho việc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018.

Chuyện thứ hai cần nói là với Trung Quốc, sau khi hợp đồng đã ký kết rồi, người ta mới đi vào thương thảo thực tế vì khi đó Bắc Kinh và các tập đoàn quốc doanh lại cò kè bớt một thêm hai. Các doanh nghiệp Mỹ đã dầy kinh nghiệm với lề lối làm ăn đó của Trung Quốc là một quốc gia vẫn duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch. Cuối cùng thì đôi bên cũng gây ra ấn tượng lạc quan cho Thượng đỉnh kỳ này.

RFI : Đằng sau con số 250 tỷ ấy, phía Hoa Kỳ sẽ phải nhượng bộ những gì, thí dụ như dự án khai thác khí ở Alaska hay dự án đầu tư năm tỷ đô la của tập đoàn quốc doanh China Investment Corp. vào tổ hợp Goldman Sachs ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Đúng là chuyện chưa ngã ngũ. Từ nhiều năm nay, tiểu bang Alaska muốn khai thác khí đốt và ống dẫn khí với Canada và nhiều doanh nghiệp quốc tế khác mà chưa thành. Lần này, dự án trị giá 43 tỷ do liên doanh Alaska Gasline Development Corporation giữa Alaska và tập đoàn năng lượng và các ngân hàng quốc doanh Bắc Kinh như Sinopec, China Investment Corporation và Bank of China còn phải được chính quyền liên bang chấp thuận, là việc chưa tất nhiên.

Về dự án kia của Goldman Sachs với China Investment Corporation của Bắc Kinh thì ta không quên là Tháng Chín vừa qua Chính quyền Donald Trump đã bác bỏ việc một doanh nghiệp Trung Quốc thụ đắc một hãng chế biến vi mạch tích hợp hay 3circuits intégrés3 vì lý do an ninh.

Tuy nhiên, có một biến cố bên lề Thượng đỉnh mà dư luận ít chú ý là Bắc Kinh vừa chấp nhận cho doanh nghiệp đầu tư quốc tế mua từ 51% tới 100% phần vốn của các quỹ đầu tư chứng phiếu của họ. Ủy viên thường vụ Bộ chính trị là Uông Dương còn tuyên bố ở nhà là từ nay Trung Quốc không đòi doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Đây là loại quyết định nhằm thu hút đầu tư ngoại quốc mà cũng là một nhượng bộ cho doanh nghiệp tại Wall Street vì họ có thể gia nhập thị trường Trung Quốc để thực hiện nghiệp vụ trung gian của các dự án đầu tư tài chánh. Các ngân hàng Mỹ thì chưa và còn đang tháo chạy, chứ các tổ hợp đầu tư như Goldman Sachs hay Morgan Stanley sẽ có cơ hội kiếm lời nếu thẩm định được rủi ro trong một thị trường tài chánh khá mờ ảo của Trung Quốc. Có lẽ Bắc Kinh mở cửa cho Wall Street để mong doanh nghiệp Mỹ sẽ vận động chính trường Hoa Kỳ cho họ.

RFI : Anh kết luận thế nào về lẽ thắng bại thương mại vừa qua giữa hai nước ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Câu chuyện này hơi rắc rối và chúng ta cần một chương trình riêng. Nói ngắn gọn thì thuần về kế toán quốc gia, cán cân thương mại - là mua bán hàng hóa và dịch vụ - chỉ là đối phần của cán cân vãng lai hay chi phó tư bản. Khi Mỹ bị thiếu hụt thương mại với Trung Quốc tới hơn 300 tỷ như chính quyền Donald Trump vẫn than vãn thì Mỹ cũng được thặng dư về tư bản, tức là Trung Quốc phải trút 300 tỷ vào thị trường Hoa Kỳ, nhờ đó mà lãi suất tại Mỹ cứ giảm và dân Mỹ mua hàng rẻ và tiêu xài nhiều hơn.

Nhưng nhìn từ Bắc Kinh thì đấy lại là nạn thất thoát tư bản mà chính quyền Tập Cận Bình đang muốn hạn chế. Họ muốn các tập đoàn quốc doanh chủ động đầu tư ra ngoài để thụ đắc kiến thức và chiếm lĩnh thị trường chứ không muốn tư doanh Trung Quốc đem tiền kiếm lời ở ngoài và gây thêm khó khăn về ngoại hối.

Cứ tranh luận về ngoại thương như hiện nay, hai nước mới chỉ gay gắt giải quyết phân nửa mâu thuẫn song phương rất chính đáng. Nhưng vấn đề của Trung Quốc nằm trong hệ thống quản lý tài chánh chật hẹp và lệch lạc của họ. Còn vấn đề của Hoa Kỳ là mức tiêu thụ cao tiết kiệm thấp và bội chi ngân sách quá lớn. Lãnh đạo hai nước chỉ gây ấn tượng thắng bại về ngoại giao chứ thực chất vấn đề còn nằm ở nhà, ở thất quân bình kinh tế bên trong.

Một ghi nhận khác, là tại Bắc Kinh tổng thống Trump không còn đổ lỗi cho Trung Quốc, "cướp đi công ăn việc làm" của người dân Mỹ mà ông lại quy trách nhiệm thâm thủng cán cân thương mại triền miên cho những đời tổng thống tiền nhiệm. Chiều nay nguyên thủ Mỹ đã rời Philippines trở về lại Washington, còn lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình thì tiếp tục "sát cánh" với các đối tác khu vực.

Lãnh đạo Nhà Trắng không thấy nói gì về dự án Con đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 để Bắc Kinh lôi kéo các đồng minh của Mỹ về phía mình.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 14/11/2017

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2