Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

45 năm mất Hoàng Sa : Đảng cộng sản cần chấm dứt sự im lặng đáng nguyền rủa

Trúc Giang, VNTB, 19/01/2019

Phải minh bạch ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh chống giặc Trung Quốc xâm lược ?

tuongnho44

Ông Tâm Chánh tiết lộ báo Sài Gòn Tiếp Thị được lệnh phải ngưng đăng hai bài sau của ký sự "Biên giới tháng Hai" của tác giả Huy Đức

Nhà báo Đặng Tâm Chánh, nguyên tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nói rằng, "10 năm trước báo Sài Gòn Tiếp Thị của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhang tàn khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến. Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kỳ ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối…".

Ông Đặng Tâm Chánh là một đảng viên, gia đình của ông cũng gốc gác cách mạng ở xứ dừa Đồng Khởi.

Một nhà báo từng làm việc ở tờ Thanh Niên đã nhắn trong ‘group’ bạn bè vào đầu giờ sáng ngày 17/1 : "Copy nguyên bài báo trên Thanhnien online (kèm theo link) để phòng khi bài bị gỡ bỏ. 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam : Mưu đồ độc chiếm Biển Đông (1).

Nhà báo N.X.H kể rằng dường như việc buộc báo chí phải đi đúng khuôn phép của ai đó đang tái diễn, mà không cần che đậy bằng bất kỳ mỹ từ tuyên giáo nào. "Họ đốc thúc chúng tôi phải gửi danh sách cụ thể từng cộng tác viên đang cộng tác với báo. Trong danh sách này, họ buộc chúng tôi phải điều tra xem cộng tác viên ấy đang sinh sống ở đâu, từng làm việc những nơi nào, chức vụ gì và bắt đầu cộng tác với chúng tôi từ thời gian cụ thể nào ? Đây là những yêu cầu ngớ ngẩn. Vì nếu báo chí có sai, thì theo Luật Báo chí, chúng tôi sẽ phải hầu tòa. Nhân thân của cộng tác viên là điều chúng tôi phải bảo vệ, hệt như bảo vệ đội ngũ phóng viên của mình !". Ông N.X.H bức xúc.

Có lẽ ai đó đang sợ tái diễn lại câu chuyện của những nhà báo 'bị thu thẻ' giờ đang vào vai cộng tác viên. Trong trường hợp này là nhà báo Trương Huy San, bút danh Huy Đức. Các tòa soạn báo chí ở Sài Gòn vào hơn chục năm trước đã nhận một lệnh, là không được sử dụng bất kỳ một bài viết cộng tác nào ký bút danh Huy Đức. Tờ Sài Gòn Tiếp Thị thời ông Đặng Tâm Chánh làm tổng biên tập đã làm ngơ yêu cầu đó.

Tháng hai năm 2009, với tâm thế từng là người lính trong cuộc chiến tranh biên giới, sau hàng tháng trời chuẩn bị tư liệu và có mặt tại nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, nhà báo Huy Đức đã có bài phóng sự mang tên "Biên Giới tháng Hai". Bài phóng sự đầy mồ hôi của tác giả lẫn máu lệ của đồng bào chiến sĩ biên giới, đã bị buộc phải gỡ bỏ vào ngày 9 tháng 2 sau hai tiếng đồng hồ nằm trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị Online.

Nhà báo Đặng Tâm Chánh cho biết ký sự định đăng ba kỳ báo in trên Sài Gòn Tiếp Thị, nhưng chỉ mới đăng được một kỳ đã kết thúc. "Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất. Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy. Một lần kiểm điểm tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Thanh Hải, phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo Sài Gòn Tiếp Thị về 100 bài "có vấn đề", nhận xét "chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì ? Có phải chuyện của các đồng chí không ? Chuyện của các đồng chí là thị trường…". Người ta là ai ? Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử ? Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng". Ông Đặng Tâm Chánh, kể.

"Trong lần chuẩn bị làm số báo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, ban thư ký tòa soạn nhận một email của cộng tác viên nói rằng (đại ý) ở nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Phúc, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trước đây có ngôi mộ chữ tuy hơi mờ, bia hơi cũ nhưng vẫn đọc được dòng chữ "Anh hùng liệt sĩ" phía trên, hàng dưới ghi "Trần Văn Phương".

Người lính hải quân Trần Văn Phương hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma với giặc Trung Quốc vào năm 1988. Tuy nhiên sau đó không rõ từ lệnh của ai, hai chữ "Anh hùng" đã được đục bỏ trên tấm bia mộ. Cộng tác viên gửi thông tin chỉ nói mình là bạn của Trần Thị Thủy, con gái ông Trần Văn Phương. Có lẽ giờ đây những cộng tác viên đó đang vào tầm ngắm của những nhà quản lý báo chí Việt Nam. Phải chăng họ đang sợ sự thật đến từ những nhà báo công dân mà báo chí vẫn gọi họ là cộng tác viên ?". Nhà báo Cao Minh Tâm, nguyên trưởng ban chính trị của tạp chí Tiếp thị Việt Nam, góp câu chuyện trong dòng kể ký ức.

Ông Đặng Tâm Chánh và ông Cao Minh Tâm cùng chung khóa báo chí ở tờ Tuổi Trẻ, chung khoa ngữ văn, chỉ khác là ông Minh Tâm không là đảng viên cộng sản. Cả hai nhà báo này đều quyết liệt đòi hỏi, nếu thực sự "đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình" như cam kết ở Điều 4.2, Hiến pháp 2013, thì đảng cần trả lời thế lực nào được quyền đứng trên lịch sử ? Ai được quyền nuông chiều khẩu vị chính trị của lãnh đạo để đục bia mộ liệt sĩ ?

"Chúng ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc như vậy đủ rồi !". Nhà báo Đặng Tâm Chánh kết luận, và trong đại từ nhân xưng "chúng ta" đó chính là những nhà báo đảng viên…

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 19/01/2019

(1) http://bit.ly/2W0RPWj

**********************

Hoàng Sa trong trí nhớ người Việt

Lão Tạ, Người Việt, 18/01/2018

Vào ngày này của 45 năm về trước Trung Quốc đưa quân đánh chiếm phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý hợp pháp, trước sự làm ngơ của Hoa Kỳ.

tuongnho1

Tưởng nhớ Hoàng Sa - Hình : Internet

Miền Bắc giữ im lặng, vì há miệng mắc quai.

Trong thời kỳ căng thẳng sau chiến tranh biên giới đẫm máu 1979, sự kiện Hoàng Sa được đưa vào sách trắng của Bộ ngoại giao, tố cáo việc Trung Quốc lợi dụng Việt Nam đang có chiến tranh, đánh chiếm Hoàng Sa như một bước đệm trong âm mưu thôn tính và nô dịch toàn cõi Đông Dương. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, danh từ Hoàng Sa hoàn toàn biến mất trên báo chí chính thống của Việt Nam. Cho đến trước khi vấn đề Hoàng Sa được rụt rè đưa trở lại, hầu như người dân Việt Nam không hay biết gì mấy về phần lãnh thổ này. Thông tin về Hoàng Sa bị kiểm soát chặt chẽ đến mức ông Hữu Thọ, khi làm tổng biên tập báo Nhân Dân, trong một bài in trên báo, sơ suất để lọt hai chữ Hoàng Sa, liền bị ông Đỗ Mười gọi lên quạt cho một trận. Nguyên văn lời kể của ông Hữu Thọ tại trường Viết văn Nguyễn Du : "Cụ Mười đọc báo, gầm lên bảo : Thằng Thọ làm hỏng hết đại sự rồi ! Rồi cụ lôi cổ tôi lên quạt cho một trận".

Chính thể này đã mắc sai lầm quá lâu trong việc tuyên truyền cho người dân về phần lãnh thổ có tên là Hoàng Sa. Trong khi Trung Quốc thì tận dụng mọi cơ hội để nhét vào đầu hơn một tỷ dân của họ về cái gọi là "chuỗi ngọc trai của đất mẹ Trung Hoa vĩ đại", bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Một học sinh cấp ba của Trung Quốc cũng sẵn sàng bảo Việt Nam và một số nước đang ngày đêm hút trộm dầu của Trung Quốc ! Vì họ được học như vậy, rằng thế hệ trẻ Trung Quốc có nghĩa vụ phải thu hồi các lãnh thổ ấy về cho đất mẹ Trung Hoa ! Thậm chí họ đã đặt hẳn cả thời hạn, nghe nói là nhiệm vụ đó phải hoàn tất trước năm 2049 ?

Không thể phủ nhận việc công khai tuyên truyền về biển đảo của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đã thấy chút dấu hiệu của "bản lĩnh dân tộc". Nhưng mọi việc vẫn cứ như gà mắc tóc, ấm ớ và không rõ ràng. Những phản ứng yếu ớt, đơn điệu, nhàm chán của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao trong mấy chục năm qua mỗi khi nhắc đến chủ quyền lãnh thổ trước một gây hấn nào đó của Trung Quốc ngoài biển Đông, là một bằng chứng. Tôi không thấy tí gì gọi là sự khôn ngoan chính trị trong những phát ngôn ấy, trái lại, nó chỉ chứng tỏ một sự bạc nhược là có thật. Nguy hại hơn, những tuyên bố kiểu như vậy khiến dư luận mất dần sự chú ý về một vấn đề rõ ràng là vô cùng lớn mà họ không thể đứng ngoài cuộc. Người dân có quyền nghĩ, có vẻ như Nhà nước đã buông xuôi, nói thì cứ nói, đòi thì cứ đòi, khẳng định thì cứ khẳng định, nhưng thực chất là đã chấp nhận an bài ! ?

Rất may cho dân tộc này là vào lúc nước sôi lửa bỏng, đã kịp có một phong trào dân sự rộng lớn, được hình thành và kết nối thông qua mạng xã hội. Hoàng Sa trở lại mạnh mẽ, làm nhức nhối tâm thức cộng đồng, là nhờ ở phong trào này. Mạng xã hội cần phải tiếp tục nói không mệt mỏi cho người dân rằng Hoàng Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể thương lượng, hiện vẫn còn bị ngoại bang tàn bạo chiếm đóng. Cần phải cho các thế hệ người Việt ghi nhớ điều này, một cách rõ ràng và chính xác về bản chất. Chỉ trên cái nền tảng sự thật ấy của hiện tình đất nước, mới có thể đề ra được các sách lược thông minh và đúng hướng trong việc gắn kết chặt chẽ với ai thì có lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ. Nếu chúng ta, vì kém cỏi đành thoái thác nhiệm vụ to lớn ấy cho thế hệ tương lai, thì đừng tiếp tục bịt tai, bịt mắt, bịt miệng họ ?

Lão Tạ

Nguồn : Người Việt, 18/01/2019

***********************

Chính quyền Việt Nam ngăn cản người dân tưởng niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa

Hòa Ái, RFA, 18/01/2019

Ngày 19/01/2019 là ngày đánh dấu tròn 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra ở Biển Đông giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. Trận hải chiến không cân sức khiến cho 74 tử sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống trong lúc bảo vệ lãnh hải quốc gia.

tuongnho2

Nhà báo Lê Phú Khải cầm biểu ngữ tưởng niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa. Courtesy : Facebook Lê Phú Khải

Đài RFA ghi nhận tinh thần tưởng niệm biến cố 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa của người dân tại Việt Nam.

An ninh đe dọa và ngăn cản

Vào tối ngày 18 tháng 1 năm 2019, Facebooker Lê Hoàng chia sẻ trên mạng xã hội rằng anh liên tục nhận được các cuộc gọi của an ninh Việt Nam răn đe không cho anh đi đến Tượng đài Lý Thái Tổ để thắp nhang tưởng niệm biến cố 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa.

Từ Hà Nội, anh Lê Hoàng thuật lại với RFA nội dung cuộc đối thoại giữa anh và một nhân viên an ninh mà anh quen mặt :

"Viên an ninh bảo là ‘Mai anh có đi đâu không ?’ Tôi đáp rằng ‘Mai anh có nhiều việc lắm, mà nói thật bố mẹ anh còn chẳng tra hỏi anh đi đâu, làm gì thế nọ thế kia. Không thể hỏi anh như thế được, nên em đừng hỏi anh những việc như thế và anh không trả lời những chuyện đó. Đi đâu là quyền của anh. Anh có bị quản chế đâu mà em hỏi như thế ?’ Viên an ninh bảo tiếp rằng ‘Thôi, mai anh đừng ra đấy. Anh ra đấy rồi chụp hình các thứ…rồi làm ầm ĩ lên’. Tôi nói ‘Em buồn cười nhỉ, người ta thắp hương tưởng niệm chứ làm gì ầm ĩ. Người ta rất trật tự. Từ trước đến nay, chưa có ai ra đó để phá bỉnh gì. Tôi chỉ biết có những người được cài đặt ra để phá những người dân đi thắp hương tưởng niệm’. Viên an ninh lại bảo ‘Tốt nhất là anh đừng có ra. Em nói trước đấy. Không thì mai em sẽ chặn ở cửa’. Như kiểu hăm dọa mình trước".

Mặc dù không bị gọi điện thoại răn đe như Facebooker Lê Hoàng, nhưng rất nhiều cư dân mạng tại Việt Nam cho RFA biết họ bị canh gác trước cửa nhà trong mấy ngày qua và họ cho rằng chính quyền muốn ngăn cản không cho họ đi đến Tượng đài Lý Thái Tổ ở Thủ đô Hà Nội và Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Thành phố Hồ Chí Minh để tưởng niệm 74 tữ sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Từ Sài Gòn, tù nhân lương tâm-Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình nói với RFA biết có đến cả chục người quanh quẩn canh chừng việc đi lại của mình từ ngày 17 tháng 1. Tương tự như vậy, nhà báo độc lập Sương Quỳnh, nhà hoạt động dân chủ Trần Bang đều cũng bị canh gác, cản trở không cho đi ra khỏi nhà.

Hành động "chư hầu" của chính quyền

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận khỏang vài năm trở lại đây, dân chúng tại Việt Nam qua mạng xã hội bày tỏ lòng tri ân đối với những người lính đã ngã xuống trong các trận chiến với Trung Quốc mà Chính quyền Việt Nam né tránh, không nhắc đến như trận hải chiến ở Hoàng Sa, cuộc thảm sát ở Gạc Ma-Trường Sa, cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979. Các cư dân mạng chia sẻ tinh thần tưởng niệm qua việc thắp nhang tại hai Tượng đài Lý Thái Tổ và Trần Hưng Đạo trong những ngày lịch sử 19/01, 14/03 và 17/02. Tuy nhiên, tất cả những lần tưởng niệm của người dân đều bị công an, an ninh phá rối và đàn áp. Nhà hoạt động dân chủ Trần Bang, một thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nói với RFA rằng hàng năm các thành viên trong câu lạc bộ cùng tham dự nghi lễ thắp hương tưởng niệm những vị anh hùng vì nước vong thân trong những cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược, nhưng hầu như tất cả các thành viên đều bị ngăn cản, và những ai đi đến được tận nơi thì cũng khó tránh khỏi tình cảnh :

"Những người đi tưởng niệm liệt sĩ, tử sĩ chống Trung Quốc xâm lược trong các trận chiến Hoàng Sa, Gạc Ma, Biên giới hay biểu tình chống giàn khoan HD 981 hay nhiều sự kiện khác như Formosa xả chất thải độc ra biển…thì khi bị bắt, có lúc giằng co đã bị đánh đập hoặc bị giam trong đồn. Tôi bị bắt lần mới nhất hồi ngày 10/06/18 vào đồn Đa Kao. Công an cho cả chục người của Hội Cờ Đỏ vào đánh rồi đấu tố mình, cho là mình nhận tiền để đi biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng. Mình bị đánh thì mình không cộng tác. Rồi họ lập biên bản và phạt hành chính thì mình không chấp nhận, không ký. Công an, an ninh bắt người phi pháp và đánh người ngay trong đồn công an. Họ cho thường phục vào đánh, đấu tố, đổ nước vào mồm, chọc ngoáy, sỉ vả, lăng nhục, xúc phạm…".

Ông Trần Bang và một số cư dân mạng mà Đài RFA tiếp xúc nói rằng họ ghi nhận lần đầu tiên báo chí nhà nước của Việt Nam rầm rộ đưa tin kỷ niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa, cũng như nêu đích danh Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng, họ nhấn mạnh rằng mặc dù Chính phủ Hà Nội cho phép truyền thông được loan tin như thế, nhưng họ không lấy làm lạc quan rằng việc thắp nhang tưởng niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 2019 sẽ được suôn sẻ.

Luật sư Lê Công Định, vào ngày 18 tháng 1 viết trên trang Facebook cá nhân của ông rằng "Sáng mai chắc chắn Thiên triều Bắc Kinh sẽ xua lực lượng khẩu trang nhân dân của nước chư hầu đi canh nhà chặn cửa con dân chư hầu, đề phòng chúng xuống đường kỷ niệm ngày Thiên triều cướp đất chư hầu. Ôi thân phận chư hầu !" Dòng trạng thái chia sẻ của Luật sư Lê Công Định được nhiều người quan tâm và đồng thuận. Nhà báo độc lập Sương Quỳnh nhấn mạnh với RFA :

"Họ (Chính quyền Việt Nam) cứ cố tỏ ra trước nhân dân rằng họ không phải là chư hầu, để cho người dân còn cố gắng tin tưởng vào họ, nên họ mới đành phải viết ra những chuyện nói là như vậy. Họ làm như là mạnh mẽ, nhưng thực tế với những cách và những việc mà họ làm như họ đã cho các doanh nghiệp, những đàm phán, những chúc tụng với Trung Quốc, đáng lẽ là kẻ thù khi đã lâm le chiếm đảo và chiếm đất nước như thế, thì đó là tư cách của một chư hầu. Chỉ có chư hầu mới ôm ấp kẻ thù làm bạn".

Nhà báo Sương Quỳnh khẳng định rằng mưu đồ xâm lăng và thôn tín Việt Nam của Trung Quốc trong thiên niên kỷ mới này không nhất thiết phải bằng gươm đao hay súng đạn, mà bằng sự vâng phục của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư thế của một nước chư hậu với mỹ từ tình bạn láng giềng "4 tốt-16 chữ vàng".

Những cư dân mạng có ý định tham dự nghi lễ thắp nhang tưởng niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa mà Đài RFA có dịp trao đổi cho biết trong trường hợp công an, an ninh ngăn cản thì họ cũng sẽ tưởng niệm theo cách riêng của mình, như nhà báo Lê Phú Khải tưởng niệm tại gia với biểu ngữ "Nhân dân đời đời nhớ ơn các liệt sỹ Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2019).

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 18/01/2019

*******************

Công an ngăn chặn, đánh người tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa

T.K., Người Việt, 18/01/2019

Sáng hôm 19 tháng Giêng, theo thông lệ hàng năm, một số thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đến tượng đài Trần Hưng Đạo để thắp hương tưởng niệm các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 19 tháng Giêng, 1974, giữ đảo Hoàng Sa.

tuongnho5

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) tại tượng đài Lý Thái Tổ hôm 19 tháng Giêng. (Hình : Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)

Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng (trực thuộc Đảng Bộ thành phố ở Sài Gòn) và là thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, cho biết trên trang cá nhân : "Sáng 19 tháng Giêng, tôi và hầu hết thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đều đã bị ngăn chặn tại nhà. Năm nay, lực lương an ninh được lệnh cấp trên tăng cường ngăn chặn tôi và nhiều anh chị em tại nhà suốt hai ngày hai đêm 18 và 19 tháng Giêng".

Ông Ngãi cũng nhận định : "Việc các báo đài nhà nước đồng loạt đưa tin, bài về Hoàng Sa có vẻ bớt e dè hơn về việc ngấm ngầm khẳng định Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa là nhằm đánh lừa và gieo rắc ảo tưởng rằng đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi về tầm nhìn và đối sách đối với Trung Quốc. Cách hành xử của lực lương an ninh đã cho thấy rõ đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là của ai và họ đang vì ai".

Các thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng tại tượng đài Trần Hưng Đạo hôm 19 tháng Giêng. (Hình : Facebook Hoa Kim Ngo)

Một số blogger khác cho biết chỉ có bốn người đến được tượng đài Trần Hưng Đạo là ông Lê Thân, nhà thơ Phan Đắc Lữ, nhà giáo Trần Minh Quốc và kỹ sư Tô Lê Sơn. Tuy vậy, sau khi vừa xuất hiện tại khu vực tượng đài thì bốn người này bị các nhân viên an ninh mặc thường phục ào tới giật băng rôn chỉ trong vòng vài phút.

Cùng ngày, việc tưởng niệm các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh viết trên trang cá nhân : "Chúng tôi đến được khu vực tượng đài Lý Thái Tổ để thắp nhang, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa. Gần đó, ngay trước cửa Nhà Hát Lớn, trên bục cao, đám thanh niên được tổ chức nhảy múa tưng bừng. Khi ra về, gần đến bến xe buýt thì tôi và ông Dũng Trương bị chặn lại. Một viên an ninh đã vô cớ đánh ông Dũng Trương dù ông này rất ôn hòa. Công an quận Thanh Xuân sau đó đã "áp giải" chúng tôi về tận nhà…"

Để tránh bị nhân viên an ninh quấy nhiễu, nhiều blogger, nhà hoạt động khác chọn cách giương biểu ngữ tưởng niệm tại tư gia và chụp ảnh post Facebook.

Năm ngoái, do vấp phải phản ứng dữ dội của công luận, giới chức Hà Nội buộc phải thông báo hoãn buổi diễn của Đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc tại Nhà Hát Lớn đúng vào đêm 19 tháng Giêng "vì sự cố kỹ thuật".

Thời điểm đó, báo chí nhà nước tường thuật rằng đêm diễn này "nhằm phục vụ cho chương trình nghệ thuật kỷ niệm 68 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc" nhưng trước giờ diễn thì hệ thống điện tại nhà hát "hoạt động không ổn định, không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn".

Việc giới chức văn hóa cộng sản Việt Nam chào đón Đoàn nghệ thuật Nội Mông đến trình diễn vào đúng ngày tưởng niệm Hoàng Sa khiến nhiều blogger chỉ trích gay gắt rằng đó là "sự vô cảm của nhà cầm quyền khi mà kẻ xâm lược được mời đến ca hát vào ngày kỷ niệm mất mát của kẻ bị xâm lược ngay trên chính đất nước bị xâm lấn". Điều này cũng cho thấy cộng sản Việt Nam chưa bao giờ "thật tâm" khi tưởng niệm vụ Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, cũng như nhìn nhận những nỗ lực của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hải chiến chống quân Trung Quốc.

T.K.

Published in Diễn đàn

Nhiều người bị đánh đập khi tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma (RFA, 14/03/2017)

Tại Hà Nội ngày 14/03 diễn ra cuộc đàn áp, bắt bớ và đánh đập những người tham gia thắp nhang tưởng niệm 64 tử sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến Gạc Ma 29 năm trước, 14 tháng 3 năm 1988.

gacma1

Nguyễn Viết Dũng và Đỗ Thanh Vân bị đánh. Hình : facebook

Tin tức được truyền đi khắp các trang mạng xã hội bởi những người tham gia tưởng niệm cho thấy một số người như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, blogger Nguyễn Thuý Hạnh, blogger Đặng Bích Phượng bị bắt ngay sau khi đến dâng hoa và thắp nhang tưởng niệm tử sĩ Gạc Mac tại đài Cảm Tử. Những người này được thả ra sau đó.

Trong một diễn biến khác, hai bạn trẻ là Nguyễn Viết Dũng, còn có tên là Dũng Phi Hổ và Đỗ Thanh Vân sau khi tham gia tưởng niệm đã bị lực lượng an ninh bắt và bị đánh ngay trước đồn công an phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một đoạn video được truyền trực tiếp trước cổng công an phường Bách Khoa cho thấy cả hai bị đánh đổ máu, trong đó, Nguyễn Viết Dũng cho biết :

Mình thì ôn hoà mà họ thì dùng bạo lực. Hành động này chứng tỏ họ không hề cho người dân biết. Sự thật, không phải là 1 cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát 14 tháng 3 năm 1988.

Đỗ Thanh Vân, từ Hà Nội kể lại sự việc cho đài chúng tôi :

Thành phố Hà Nội đã tung ra rất nhiều công an, an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động để bắt bở những ngườ có ý định tham gia tưởng niệm. Có rất nhiều người bị bắt ngay tại nhà nên không đi được, những người đi giữa đường thì bị bắt. Những người như Vân, Dũng Phi Hổ và nhiều người khác nữa thì không thể tiếp cận bờ hồ. Khi không thể tưởng niệm được ở đó, bọn mình chuyển sang phương án là ra bãi giữa sông Hồng, làm nghi thức tưởng niệm là thả vòng hoa với mong muốn vòng hoa có thể an ủi vong linh người đã khuất.

Sau khi thực hiện việc thả vòng hoa, Đỗ Thanh Vân cho biết cô và Dũng Phi Hổ bị đánh khi đến đòi người ở công an phường Bách Khoa.

Ngay lập tức hai thằng ập vào đạp Dũng Phi Hổ ngã ra. Sau khi đạp Dũng, 4,5 thằng tiếp theo dàn trận sẵn rồi. Hai thằng lao vào đập Dũng, hai thằng lao vào đập mình. Mình bị chúng nó dùng 1 cái ghế nhựa đập thẳng tay chính xác vào đầu. Lẽ ra chúng nó sẽ còn tiếp tục đánh mình nhưng vì cái cú đập quá mạnh và mình bị chảy máu ngay lập tức. Máu chảy suốt một bên mặt và chảy xuống áo, che cả mắt mình.

Chúng nó thấy vậy, có lẽ một phần vì mình là phụ nữ, thứ hai là chúng thấy chảy máu nhiều quá nên không đánh mình nữa, mà tập trung vào đánh Dũng Phi Hổ. Phản xạ đầu tiên mình bị mất bình tĩnh không phải vì mình bị đau mà mình thấy Dũng bị rất là đau, nên mình mất bình tĩnh và chỉ quan tâm xem Dũng có bị nghiêm trọng thế nào hay không.

gacma2

Hình tưởng niệm ở Cần Giờ 14/3/2017. Photo by Nguyễn Phương

Trong lúc đó, ở Sài Gòn, một nhóm bạn trẻ khoảng 6 người thực hiện việc hành động tưởng niệm tại biển Cần Giờ. Nguyễn Phương, người tham gia buổi lễ cho chúng tôi biết mọi người không gặp trở ngại gì.

Sáng nay em đi về phía Cần Giờ nên không bị quấy rối. Ở Sài Gòn thì định tổ chức ở tượng đài Trần Hưng Đạo nhưng bị an ninh và công an chặn nên không ai ra được. Tụi em vì biết trước bị canh nên chọn biển Cần Giờ để làm.

Trịnh Bá Phương, từ Dương Nội cho biết anh cũng bị bắt vào sáng nay nhưng được thả ra ngay sau đó.

Khi bắt em thì họ đưa em về phường công an Lý Thái Tổ. Tuy nhiên khi vào thì họ còn chờ xin ý kiến. trong lúc đó một số viên an ninh của Quận Hà Đông, phường Dương Nội dẫn giải em về tạm giữ phường công an Dương Nội. Sáng nay họ thả em sớm.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, 64 chiến sĩ đã ngã xuống bởi trận thảm sát của quân Trung CỘng tại bãi đá Gạc Ma. Cho đến nay, sự kiện lịch sử này hoàn toàn không được nhắc đến trong sách giáo khoa trong nước. Những cuộc tưởng niệm thắp nhang do người dân tổ chức luôn gặp cản trở từ phía chính quyền trong suốt những năm qua.

RFA tiếng Việt

***********************

Hà Nội : Tưởng niệm Gạc Ma nhanh chóng bị giải tán (BBC, 14/03/2017)

gacma3

Cảnh sát ở khu vực quanh Đài Cảm Tử, Bờ Hồ Hà Nội sáng 14/3

Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán.

Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.

Không có thông tin về biểu tình hay tưởng niệm ở Sài Gòn.

Hôm 14/3, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Thảo Teresa nói : "Khác với mọi năm là chỉ áp chế những người đi tưởng niệm, năm nay, người của chính quyền vây ráp đông, đậu ôtô, xe buýt vây kín bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ nên mọi người phải đi rải rác các nơi khác".

"Tôi thì ra tượng đài Bắc Sơn để thắp nhang tưởng niệm".

"Đến khoảng 14g30, tôi nhận tin hai nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (tự Dũng Phi Hổ) và Đỗ Thanh Vân bị phang ghế vào đầu chảy máu trong lúc đang đi đòi trả tự do cho bà Trần Thị Thảo đang bị tạm giữ tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng".

"Theo như tôi biết thì cũng có 5, 6 người khác đang bị tạm giữ tại các phường".

"Từ thực tế hôm nay thì có thể thấy chính quyền muốn dập tan mọi hoạt động tưởng niệm, trong khi báo chí Việt Nam có đề cập đến Gạc Ma thì cũng chỉ là lừa bịp mà thôi".

"Đảng Cộng sản cố tình bưng bít, lãng quên nhưng nhân dân không quên".

'Không bình luận'

Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty Sách First News - Trí Việt, nói với BBC : "Nhà xuất bản Văn Học thông báo cho tôi biết là bản thảo cuốn sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử sẽ được duyệt xong hai ngày nữa".

"Như vậy là sách có thể phát hành vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4/2017".

"Việc sách ra trễ hơn dự kiến hôm 14/3 nhưng vẫn tốt hơn là không được xuất bản".

Ông cũng nói thêm : "Dù sao cũng cần ghi nhận là truyền thông Việt Nam hiện đã gọi đích danh tàu Trung Quốc bắn vào những người lính Việt Nam tại Gạc Ma năm 1988 chứ không còn ghi là 'tàu lạ' như trước".

"Hà Nội nên xây dựng bia tưởng niệm, ghi công những người đã ngã xuống ở Hồ Gươm để người dân đến thắp hương cho họ", ông nói.

Đề cập về những người đi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, ông nói "đó là hoạt động tưởng nhớ, hợp truyền thống uống nước nhớ nguồn, rất đáng khuyến khích".

gacma4

Đài tưởng niệm Gạc Ma ở Cam Lâm, Khánh Hòa (ảnh của trang Thông tin Chính phủ)

Tuy vậy, ông "không bình luận" về những trường hợp cáo buộc bị đánh khi đi tưởng niệm.

Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam tường thuật : "Sáng 14/3, các cựu binh Trường Sa thuộc Trung đoàn E83 tham gia chiến dịch Chủ quyền 1988 (CQ88) tại Đà Nẵng, đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh ngày 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma".

"Sau lễ tưởng niệm, các đồng chí đồng đội E83 tại Đà Nẵng đã tiến hành thả đèn, hoa tại cửa sông Hàn để ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến sĩ, đồng đội đồng chí đang nằm lại Gạc Ma".

Trang Thông tin Chính phủ cũng cho hay, Khu tưởng niệm đặt tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để tưởng niệm 64 chiến sĩ hải quân hy sinh tại đảo Gạc Ma sẽ được khánh thành vào ngày 27/7/2017.

"Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 hơn 150 tỷ đồng, từ sự đóng góp của người lao động, nhân dân cả nước", website này viết.

Published in Việt Nam

Vong ân bội nghĩa (RFA, 19/01/2017)

 

vongan1

Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. Ảnh fb Lê Anh Hùng

Mỗi lần đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến đấu với quân xâm lược Trung Quốc, tôi mang theo một cảm xúc rất thiêng liêng, đặc biệt là đối với những tử sĩ Hoàng Sa. Cũng là vị quốc vong thân, nhưng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 hay liệt sĩ trong trận Gạc Ma so với tử sĩ Hoàng Sa thì có một sự khác nhau rất đáng kể. Đó là sự phân biệt rất khó san bằng từ phía nhà cầm quyền vì họ vẫn coi các anh là ngụy quân. Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở quốc nội mới chỉ diễn ra trong những năm gần đây, có thể lấy mốc từ cuộc biểu tình ngày 24/7/2011. Cuộc biểu tình đã tôn vinh các chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Những tưởng đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc, một việc làm đúng đạo lý thì sẽ suôn sẻ, đó là sự đương nhiên. Vậy mà chúng tôi vừa bước ra khỏi nhà đã có một đám 6, 7 an ninh chực sẵn ngăn cản, chưa kể số canh vòng ngoài.

Tôi không đi được, quay vào lên mạng thấy Nguyễn Trung Lĩnh, một nhà hoạt động dân chủ nhắn tin anh cũng bị chặn. Lại thấy thông tin Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cũng bị tình trạng tương tự.

Rồi những thông tin về những người bị bắt lần lượt được đưa lên. Chị Trần Thị Thảo nhắn tin chị bị bắt từ nơi tưởng niệm đưa về công an phường Bách Khoa. Buổi trưa, tới tận 1 giờ chiều công an vẫn không cho người nhà đem cơm cho chị và cũng không cho chị xuống lấy. Tới 4 giờ chiều chị mới được thả.

Trịnh Bá Phương cũng bị bắt về công an phường Dương Nội. Tại đây, anh bị dọa giết. Theo băng ghi âm anh công bố lên mạng xã hội cho thấy công an dọa nạt, nói năng với anh như kẻ chợ búa.

Chị Vũ Thị Hải, dân oan Ninh Bình gọi điện cho biết, chính mắt chị thấy Vũ Quang Thuận và Điển Ái Quốc bị bắt, bị đánh tại chỗ trước khi chúng bắt đem về đồn công an.

JB Nguyễn Hữu Vinh, Trương Văn Dũng và nhiều người khác bị bắt sang đồn công an bên quận Long Biên. Tôi gọi điện hỏi thăm thì Trương Văn Dũng cho biết, anh bị đánh rất đau, JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị đánh.

Fb Hồng Thắm Phạm kể trên trang facebook của mình : Sau buổi lễ, chị và chị Gia Đức Hoài còn đứng lại chứng kiến cảnh anh em trẻ bị rượt đuổi, đánh, dồn ép lên xe buýt. Chị thấy cảnh anh em bị đánh, uất quá, không nén được, hét lên : "Đánh người". Một thanh niên bị 4-5 tên khỏe mạnh đuổi theo, đè cổ xuống và đánh rất đau.

Như vậy, các buổi lễ tưởng niệm mảnh đất Hoàng Sa và tử sĩ Hoàng Sa năm nay so với các năm trước bị đàn áp mạnh hơn cả. Việc tưởng niệm một vùng đất đã bị mất vào tay quân xâm lược và tưởng niệm các tử sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, bị nhà cầm quyền đàn áp và ngăn cản có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Miệng họ thường nói đến hòa giải dân tộc, nhưng với những việc làm như thế thì ai tin được họ thực tâm hòa giải ?

Việc này chỉ có thể nói là hành động vong ân bội nghĩa.

Cần để ý rằng, buổi tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa năm nay diễn ra trong bối cảnh ông Nguyễn Phú Trọng vừa đi Trung Quốc về.

Ngày 19/01/2017

Nguyễn Tường Thụy

Phụ lục :

Danh sách số bị bắt tại Lễ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. 

- Dân Hoàng (từ SG ra).

- Điển Ái Quốc ;

- Đỗ Thanh Vân ;

- Dung Truong ;

- Hoàng Bình ;

- Lê Dũng ;

- Lê Mỹ Hạnh ;

- Lê Trọng Hùng ;

- Lưu Quang Pháp ;

- Mộc Tiên Sinh ;

- Nguyễn Tuấn Nghĩa ;

- Trần Hải Hoàng Anh ;

- Trần Thị Thảo ;

- Trịnh Bá Phương ;

- Vũ Quang Thuận.

Tổng hợp từ các nguồn tin (15 người, có thể chưa đầy đủ)

*************************

Nguyễn Tường Thụyhoangsa1

Biểu tình tưởng niệm trận Hoàng Sa, tại Hà Nội, ngày 19/01/2017. REUTERS/Kham

Ngày 19/01/2017 nhiều người dân Hà Nội và Sài Gòn tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa 1974 và lên án Trung Quốc xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình tại thủ đô, theo tin của AFP.

Nhiều phóng viên của AFP có mặt tại công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội, cho biết vào ngày thứ Năm 19/01/2017, khoảng 100 người Việt Nam đã tập hợp cùng với biểu ngữ "chống kẻ thù truyền kiếp" và lên án "quân xâm lăng". Cuộc biểu tình, không được chính quyền cho phép, được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

Công an ra tay nhanh chóng, xé nát các biểu ngữ của đoàn biểu tình, bắt đi một số người và ra lệnh cho phóng viên tắt máy quay phim, rời hiện trường.

Một người biểu tình tên Phạm Văn Trội nói với AFP rằng "chính quyền Việt nam nên tỏ ra cương quyết với Trung Quốc để lấy lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Các mạng xã hội cung cấp thêm thông tin và hình ảnh biểu tình. "Phản đối Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988", "Đường lưỡi bò của Trung Quốc là vô lý và phi pháp" là nội dung một số biểu ngữ bằng tiếng Việt trong cuộc biểu tình ngày hôm nay.

Tại Sài Gòn, tuy bị kiểm soát gắt gao, nhưng hơn một chục người đã làm lễ tưởng niệm tại tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng.

Tại Nghệ An, hàng chục thanh niên mang vòng hoa và biểu ngữ ra biển tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà hy sinh trong trận Hoàng Sa tháng 01/1974.

Nhắc lại đợt biểu tình dữ dội chống Trung Quốc vào năm 2014 khi Bắc Kinh đưa một dàn khoan thăm dò dầu khí vào lãnh hải Việt Nam, AFP ghi nhận tâm lý chống Trung Quốc ngày càng mạnh tại Việt Nam.

Tú Anh

*************************

Cảnh sát chặn, bắt người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội (BBC, 19/01/2017)

Bas du formulaire

Cảnh sát hôm thứ Năm đã chặn cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, chỉ vài phút sau khi có buổi tưởng niệm vụ hải chiến Hoàng Sa giữa quân Trung Quốc và lính Việt Nam Cộng Hòa hồi hơn 40 năm về trước.

Cuộc biểu tình tại Hà Nội khởi đầu bằng một lễ kỷ niệm ôn hòa nhằm tưởng nhớ hơn 70 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc đối đầu hồi 19/1/1974, là sự kiện qua đó Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa.

Kể từ đó, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Có khoảng 100 người tụ tập tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội. Tin tức nói cảnh sát đã lôi khoảng 20 người biểu tình lên xe buýt sau khi họ phớt lờ yêu cầu giải tán và bắt đầu tuần hành với các biểu ngữ, hô vang nhiều khẩu hiệu.

Các phóng viên có mặt được yêu cầu rời khỏi hiện trường và tắt máy quay, theo AFP.

Truyền thông trong nước không đưa tin về vụ việc, trong lúc chính quyền và cảnh sát từ chối bình luận, hãng tin Reuters nói.

hoangsa2

Người biểu tình tụ tập tại trung tâm Hà Nội hôm 19/1 để kỷ niệm 43 năm trận hải chiến Hoàng Sa

Lần căng thẳng nhất giữa hai quốc gia gần đây là hồi 2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển có tranh chấp, dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối của người dân Việt Nam.

Quan hệ giữa hai bên kể từ đó đã được cải thiện, tuy mỗi bên vẫn âm thầm tăng cường khả năng quân sự.

hoangsa3

Biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa ngày 19/01/2017 tại Hà Nội

Hồi tuần trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã cam kết sẽ kiểm soát bất đồng trên biển, bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp từ lâu nay tại Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích.

Ngoài ra, còn có bốn quốc gia khác, gồm Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền tại vùng biển có tuyến hải hành quan trọng, với lượng hàng hóa trị giá chừng 5 nghìn tỷ đô la được vận chuyển qua lại mỗi năm.

Chủ đề Biển Đông trở thành điểm nóng toàn cầu hồi tuần trước, khi ứng viên được đề cử vào vị trí Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson nói trước Quốc hội Hoa Kỳ rằng Trung Quốc cần phải bị chặn, không cho tiếp cận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp ở vùng biển có tranh chấp.

Published in Việt Nam
jeudi, 19 janvier 2017 16:16

Giải oan cho cuộc bể dâu này

Tuần trước, gây khá nhiều xôn xao trong dư luận tại Việt Nam là sự kiện cuốn sách "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" bị "cấm giới thiệu" và "đưa các thông tin liên quan" cuốn sách này đã được Cục Xuất Bản chấp nhận và đã qua thời hạn lưu chiếu theo luật định, tức được phép lưu hành, được các đơn vị xuất bản dự kiến tổ chức ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ Nhật 8 tháng Giêng 2017. Nhưng bất ngờ ngày 4 tháng Giêng 2017, một "lệnh miệng" được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.

giaioan0

Sách "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" bị "cấm giới thiệu" và buổi ra mắt sách bị hủy bỏ 

Ông Mạnh Kim bạn tôi, một ký giả ở Sài Gòn cho biết : "Tại sao lại cấm "giới thiệu" và "đưa các thông tin liên quan", đối với một quyển sách viết về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử văn hóa nước nhà ? Nếu cần nhắc nhở hậu thế về những tiền nhân với những đóng góp to lớn cho văn hóa dân tộc thì cụ Trương là nhân vật không thể không nhắc. Cần nhắc lại, sau 1975, một tượng cụ Trương dựng gần Bưu điện Sài Gòn, nơi cụ đã đứng uy nghiêm suốt từ năm 1927, đã bị bứng đi.

Báo Tuổi Trẻ (5 tháng Giêng 2016) cho biết : "Tượng cụ Trương Vĩnh Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của cụ. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng – đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của Trương Vĩnh Ký. Trên ngực áo của cụ chạm khắc những huy chương cao quý mà cụ đã đạt được, như : Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và là một trong 18 nhà bác học thế giới (1874), Khuê bài Hàn lâm viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d’Académie) của Hàn lâm viện Pháp (1883), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Pháp (1887), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Campuchia…".

Với những người sống lâu năm ở Sài Gòn thời trước 1975, tên tuổi, cũng như công trạng của cụ Petrus Ký chẳng xa lạ gì. Ngôi trường lừng lẫy nhất miền Nam là trường Petrus Ký, nơi đào tạo rất nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước. Ngôi nhà cổ trầm mặc và u tịch của cụ Trương Vĩnh Ký ngay góc đại lộ Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, trung tâm Sài Gòn là một trong những thứ làm nên "hồi vía" của Sài Gòn suốt hơn một thế kỷ qua. Nhưng ngay khi người cộng sản cưỡng chiếm Sài Gòn và miền Nam, họ đã đổi tên trường Petrus Ký thành trường Lê Hồng Phong (tên của một trùm cộng sản). Họ bứng tượng cụ Petrus Ký đưa về nhà Chú Hỏa (Hui Bon Hoa), nơi này cũng bị họ chiếm đóng và hiện tại là bảo tàng mỹ thuật.

Bình luận về việc này, ông Mạnh Kim cho rằng : "Dường như người ta vẫn còn "sợ" những vĩ nhân thật sự như cụ Trương ? Hay là chân dung vĩ đại của một học giả thông kim bác cổ như cụ Trương có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh một bọn học lóm mà xét về học thuật lẫn nhân cách khi so với cụ Trương chỉ đáng là một đám hạ tiện ? Mà cần gì phải cấm ở thời mà không gian mạng có thể cho biết đâu là một bậc chân học giả và đâu là phường tiểu nhân vô học luôn tự nhận mình là cha thiên hạ !".

Nhận xét của ông Mạnh Kim thật xác đáng, tuy nhiên tôi cho rằng đây là chính sách của những người cộng sản, khi cố tình đổi tên Sài Gòn họ nhằm triệt cái hồn đất Sài Gòn, nhưng điều đó là bất khả, họ bèn quay sang triệt nốt những thứ làm nên "hồn vía" ấy. Hãy thử xem họ đã và đang làm gì với Sài Gòn ? Tôi chỉ nêu vài ví dụ : Còn đâu khu Eden với nhà sách Xuân Thu, Cafe Givral ? Còn đâu thương xá Tax yêu kiều, còn đâu rạp Cine Rex… ?

giaioan2

Tổng Lãnh sự Canada Richard Bale (phải) và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka (thứ ba từ trái) trong một lần đến thăm Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. (ảnh : Facebook)

Hôm nay, tôi nhận được tin tòa Tổng Lãnh sự Gia Nã Đại tại Sài Gòn đã đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để thăm viếng một tu viện xây từ năm 1840 và chụp hình cùng các soeurs như để như để khích lệ và cổ vũ tinh thần cho các nữ tu đang đối diện với nguy cơ tu viện này sẽ bị xóa sổ. Những nhân viên ngoại giao của Gia Nã Đại đã đưa lên Facebook chính thức của Tổng lãnh sự quán và đặt câu hỏi : 

"Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada ? Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng ?".

Câu hỏi ấy làm đau đớn cho những người yêu mến Sài Gòn, vì người ta biết chắc nhà cầm quyền sẽ không đoái hoài đến nguyện vọng người dân, đã có quá nhiều ví dụ tương tự rồi.

giaioan3

Trang Facebook của Tòa Lãnh sự quán Canada

Trở lại với sự kiện "cấm sách" nói trên, tác giả cuốn sách là giáo sư Nguyễn Đình Đầu, một học giả nổi tiếng ở Sài Gòn, tỏ ra rất buồn trước việc này khi trả lời phỏng vấn đài BBC (ngày 9 tháng Giêng 2017), ông còn cho biết tác phẩm của ông còn bị thu hồi và cấm phát hành. Buồn, dĩ nhiên rồi. Với một người trước tác, thì mỗi tác phẩm đều như như đứa con tinh thần mà họ đã thai nghén với biết bao nhiêu tâm huyết và kỳ vọng, nay bị một cái "lệnh miệng" vu vơ không biết từ ai và từ đâu, đứa con ấy bị bức tử, bị bóp mũi cho chết thì "buồn" là một từ quá nhẹ.

Tôi nghĩ ông Nguyễn Đình Đầu (vốn là một nhà nghiên cứu lành tính, nay đã 97 tuổi), suốt đời làm việc với chữ nghĩa, sách vở nên khó lường được các trò tráo trở của bọn hoạt đầu chính trị, nhất là bọn cầm cương văn hóa trong xã hội cộng sản. Lẽ ra ông giáo sư phải "uất ức", phải "căm phẫn" vì hành vi rất vô văn hóa trong một sự kiện văn hóa ấy. Công trình của giáo sư Nguyễn Đình Đầu, như trong tựa cuốn sách nêu rõ : "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" với các tài liệu khả tín, minh chứng những đóng góp to lớn của cụ Petrus Ký về văn hóa cho đất nước, đồng thời có chủ đích "giải nỗi oan khiên" cho cụ Petrus Ký. Ai ngờ, chưa kịp minh oan cho tiền nhân thì chính tác giả chịu thêm nỗi oan mới, đúng là "oan chồng oan".

Oan ức thì ở xã hội nào mà không có, đúng là như thế, nhưng ở Việt Nam nỗi oan càng thêm chập chùng khi nằm trong vòng siết của những người cộng sản. Tôi tự hỏi không biết có một ngôn ngữ nào có từ tương đương như danh từ "dân oan" của Việt Nam ? Hãy thử nghe tiếng kêu gào suốt bao nhiêu năm nay của những người dân oan từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tôi cũng tự hỏi ở đâu trên thế giới có những người tử tù oan ức như ông Nguyễn Thanh Chấn 10 năm, ông Hàn Đức Long 11 năm, ông Huỳnh Văn Nén 17 năm… rồi ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh oan sai 46 năm ròng. Có thể chế nào giam cầm người yêu nước đến vài chục năm như giam ông Nguyễn Hữu Cầu 35 năm, ông Trương Văn Sương 34 năm đến nỗi người ta mệnh danh hai ông này là "người tù thế kỷ" hay không ?… Với vài chục năm cầm quyền của cộng sản, có biết bao oan khiên cho toàn dân tộc, tôi xin phép không kể thêm vì không biết bao giờ cho đủ.

"Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc bể dâu này"

Đó là bốn câu trong bài thơ dài "Ta về" của thi sĩ Tô Thùy Yên, bài thơ được ông viết sau khi đã nếm trải đủ mùi gió bụi phong sương của cuộc đời. Chén rượu hồng như được rưới xuống để tự giải chấp những oan nghiệt đời người, đời mình. Nhưng với ngút ngàn oan nghiệt của dân tộc, có ai dám lên tiếng giải oan ?

Mới đây thôi, trong nước đưa tin bài hát "Ly rượu mừng" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương "đã được phép phổ biến và lưu hành" sau hơn 40 năm cấm đoán (!). Đọc tin ấy tôi thấy thật khôi hài : Người ta cố tình bóp nghẹt và nhận chìm một tác phẩm âm nhạc trong hơn 40 năm, để rồi thấy nó vẫn sống ngời ngời trên môi miệng dân chúng và các phương tiện thông tin thì mới ra bộ "khoan dung" để hồi phục nó. Thực ra, nhạc phẩm "Ly rượu mừng" chẳng cần ai phải khoan dung hay cởi trói chi hết. Giá trị của bài hát đã được khẳng định tự thân, qua sự yêu mến, đồng cảm của nhiều thế hệ người Việt quốc nội cũng như hải ngoại. Công chúng trong nước, dù bị o ép vẫn nghe, vẫn hát những bài bị cấm đoán, không chỉ bài Ly rượu mừng.

Tương tự, khi nhà cầm quyền cộng sản lên án các triều vua nhà Nguyễn, họ xóa ngay các tên đường Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Thị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân… còn các đại thần cũng bị kết tội như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Phan Thanh Giản, Thoại Ngọc Hầu… Cũng thế, họ vu khống, thậm chí giết chết bậc thức giả như Phạm Quỳnh và kết tội ông bán nước. Các chí sĩ Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đều bị cộng sản cố gắng xóa tên khỏi lịch sử.

Gần đây, như để "hạ cố", tên tuổi một số danh nhân đã được đặt trở lại (nhưng vẫn ở vị trí thiếu xứng đáng), vài cuộc hội thảo được tổ chức nhằm "giải oan" cho cụ Phan Thanh Giản, chúng ta đều biết hơn 40 năm qua, tất cả những đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản đều bị xóa bỏ, tượng của cụ cũng bị gỡ. Nhưng có hề chi, tấm lòng và cốt cách của cụ Phan Thanh Giản vẫn sừng sững trong lòng dân miền Nam yêu mến và kính phục cụ. Tôi nghĩ, lịch sử luôn sòng phẳng, nhân tâm luôn khách quan, những trò hạ tiện của nhà cầm quyền Việt Nam khi lên án, dìm chết một cách oan uổng các bậc vĩ nhân thì sớm muộn lịch sử sẽ khôi phục cho họ. Và như vậy, người dân càng thấy rõ, chính người cộng sản Việt Nam sau cuộc bể dâu đã bộc lộ bản chất xảo trá và hèn kém của mình.

giaioan4

Họp mặt cựu binh và thân nhân Hoàng Sa - Gạc Ma ngày 09/01/2017 tại Sài Gòn - Ba thế hệ quả phụ : Hoàng Sa, Gạc Ma và Biên Cương Phía Bắc.

Người dân không cần đến hành động "giải oan" xấc xược của nhà cầm quyền, tôi muốn nói đến sự vinh danh các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa 1974. Cách đây đúng chín năm, vào ngày 19 tháng Giêng 2008 hai vợ chồng tôi và vài người bạn đã công khai biểu tình, giăng biểu ngữ trước thềm Nhà hát Sài Gòn (tòa nhà Quốc hội cũ) để tưởng niệm cuộc hải chiến hào hùng đó, bất chấp nhà cầm quyền luôn muốn xóa sạch ký ức về Hoàng Sa khỏi tâm trí người dân, trong số những người cùng biểu tình đó có blogger Điếu Cày xuất thân là bộ đội miền Bắc, vợ tôi và vài người nữa sinh ra sau năm 1975, không hề sống ngày nào trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Rồi một đêm mùa Vu Lan năm 2011, vợ chồng tôi và một số bạn rất trẻ khác đã làm lễ tưởng niệm, thả hoa đăng ghi tên những vị anh hùng đó bên dòng kênh Nhiêu Lộc. Và vài năm nay, chương trình "nhịp cầu Hoàng Sa" đã thực hiện nhiều công việc thiết thực cho những người đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc, công việc ấy hiện đang tiếp diễn và được sự ủng hộ của nhiều người trong và ngoài nước… Thế đấy, những anh hùng đích thực sẽ được người dân vinh danh, vượt mọi thể chế.

Ngày xưa, khai quốc công thần Nguyễn Trãi vướng vào vụ án oan Lệ Chi Viên, ông và dòng họ bị tru di tam tộc mãi vài chục năm sau vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân mới giải được nỗi oan khuất ấy và truy tặng tước hiệu cho ông. Nhưng thực ra, ngay khi Nguyễn Trãi vừa gặp nạn, người dân ai cũng cho rằng ông bị oan và một lòng nể phục dù không dám nói ra. Danh nhân Trương Vĩnh Ký từng bị nhiều người kết tội (đặc biệt là những người cộng sản) là tay sai giặc Pháp, có lúc ông lại được tôn vinh, tùy vào giai đoạn lịch sử. Nhưng không ai phủ nhận tài năng và sự uyên bác vượt thời đại của ông.

Cách đây vài tháng, giáo sư Phan Huy Lê viết (trích) : "Trương Vĩnh Ký rất thông minh và có năng khiếu đặc biệt về ngôn ngữ, thông thạo nhiều ngôn ngữ từ Hán, Nôm đến tiếng Latin, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn, Nhật, cả tiếng Khmer, Thái, Lào. Ông để lại một di sản đồ sộ với khoảng gần 100 tác phẩm sách, báo, luận văn, bao gồm những khảo cứu về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ đến bút ký, sáng tác thơ văn, dịch sách Hán, phiên âm truyện Nôm, từ điển. Ngoài ra, ông còn để lại nhiều thư bằng tiếng Pháp, tiếng Latin và quốc ngữ giao thiệp với các nhân vật đương thời và một số di cảo, tư liệu chưa ai có thể thống kê đầy đủ. Trước khi làm giám đốc trường Thông ngôn, Trương Vĩnh Ký còn làm chủ bút Gia Định báo. Trên phương diện quốc tế, ông đã từng là thành viên Hội Nhân đạo và Khoa học miền Đông Nam nước Pháp, thành viên thông tấn trường Đông phương Ngữ học, hội viên Hội Á châu. Ông còn được ghi nhận là một trong 18 học giả hàng đầu quốc tế (1873-1874)…".

Tôi tin rằng với thời đại thông tin phổ biến trên mạng ngày nay, mọi điều ẩn khuất sẽ được minh bạch hóa, định công hay luận tội một cá nhân không còn dễ dãi một chiều nữa. Bậc hiền tài bị oan khiên sẽ được đất nước và người dân công tâm minh oan.

Uyên Vũ

Nguồn :  Báo Sài Gòn Nhỏ - Nam Cali, tháng 01/2017

Published in Diễn đàn