Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các tựa bài viết trong tuần lễ cuối cùng của năm 2019 trên một số tờ báo ở Việt Nam, đang đưa người đọc tới cảm giác dường như đang có vấn đề gì đó sắp sửa diễn ra theo kiểu cuộc cách mạng trong thể chế ngay ở Bộ Chính trị.

baochi1

"Thường trực Ban Bí thư : ‘Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ thôi’" – báo Thanh Niên.

"’Nhiều thông tin do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch chống phá’" – báo Thanh Niên.

"Không làm tốt thì tự ta lật đổ ta" – báo điện tử Zing.vn.

Cụm từ ‘tự diễn biến – tự chuyển hóa’ được hiểu là tiền đề của phạm tội ?

Theo nghĩa thông thường thì ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ là một quá trình sự vật tự thay đổi về chất. Nhưng các khái niệm ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ được sử dụng trong văn kiện của đảng cộng sản Việt Nam, và trên sách báo chính trị – xã hôi ở Việt Nam không theo nghĩa như vậy.

‘Tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ có nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức và lối sống của cán bộ và đảng viên theo những quy định của đảng. Nôm na, ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ là quá trình tự thay đổi của chủ thể theo hướng tiêu cực. Theo cách nói của Tuyên giáo đảng, thì ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ của cán bộ và đảng viên nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự chuyển hóa của cả chế độ.

Tuy nhiên mới đây theo các phát biểu của ông Trần Quốc Vượng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thì nguyên nhân của mọi nguyên nhân về chuyện cán bộ, dường như đó là ‘người đứng đầu’ của thể chế.

Bài viết trên báo Thanh Niên tường thuật về chia sẻ của ông Trần Quốc Vượng chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai niệm vụ năm 2020 : "Cán bộ là vấn đề quyết định, là then chốt của then chốt. Do vậy, chúng ta phải đặc biệt chú ý. Đây là thực tiễn và thời sự. Thành bại là do cán bộ. Thành trì xã hội chủ nghĩa cả hệ thống Đông Âu như vậy ai cũng tưởng rằng không bao giờ đổ mà "cơ đồ đổ xuống biển sâu. Có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là nguyên nhân công tác cán bộ, là người đứng đầu", ông Vượng nói.

Ông Vượng cho hay, khi sang Châu Âu 10 năm sau Liên Xô sụp đổ, nghe các phương tiện thông tin đại chúng ở đây nói về sự kiện này như một ngày hội, ông đã rất đau xót. "Mình nghĩ lại làm sao để Đảng ta không bao giờ vướng vào chuyện như vậy", ông nói (nguồn đã dẫn)

Có một thực tế là giả dụ "Đảng ta không bao giờ vướng vào chuyện như vậy", song quan sát trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, qua những khiếu nại, khiếu kiện của dân chúng về đất đai… cho thấy mặc dù thể chế chính trị lâu nay ở Việt Nam vẫn tồn tại, nhưng lòng dân oán thán và với họ sẽ là cả chuổi ngày hội kéo dài hơn cả Liên Xô hồi nào, nếu thể chế chính trị thay đổi.

Ngày 31/12/1991, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết chính thức chấm dứt tồn tại với tư cách một thực thể pháp lý quốc tế. Sự sụp đổ của nhà nước có vẻ ngoài hùng mạnh kéo dài hơn nửa thế kỷ này không hề được dự đoán trước, và tin tức về nó khiến người Liên Xô, các nhà lãnh đạo và giới quan sát quốc tế phải bất ngờ.

Trước đó, Liên Xô có hàng loạt những vấn đề hệ thống vô cùng nghiêm trọng. Từ thói tham nhũng và thân hữu, giới lãnh đạo bảo thủ thiên cực (ultra-conservative), cho đến giai đoạn kinh tế phát triển chững lại và hơn 20% ngân sách quốc gia phải chi cho hoạt động quân sự để gìn giữ "chế độ xã hội chủ nghĩa" ở nước ngoài, có nhiều lý do để tin rằng Liên Xô đã đi đến chỗ buộc phải cải cách nếu muốn sống còn.

Với ba cái chết liên tục của các đời tổng bí thư Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, Konstantin Chernenko chỉ trong ba năm, phương thức tuyển chọn lãnh đạo của các chính thể chuyên chế như Liên Xô không còn nhiều sự lựa chọn – và Mikhail Gorbachev trở thành người kế nhiệm của "đế chế" Liên Xô khổng lồ.

Nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô đang trong tình trạng khủng hoảng, và một nhân vật có tư tưởng cấp tiến như Gorbachev cuối cùng có cơ hội trỗi dậy. Không ít ý kiến cho rằng Mikhail Gorbachev chính là kẻ tội đồ làm cho liên bang này sụp đổ.

Trên báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, đã có loạt bài viết quy kết việc Liên Xô sụp đổ là do "đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev".

Việt Nam đang ‘thù trong’ nhiều hơn giặc ngoài ?

Trong bài báo "Nhiều thông tin do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch chống phá", tờ Thanh Niên đã thuật lời của phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Trọng Nghĩa tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 : "Về lực lượng thế lực thù địch, phản động, ông Nghĩa chỉ rõ, ngoài lực lượng hoạt động thù địch của chế độ cũ thì hiện nay đã có lực lượng mới là những cán bộ thoái hóa, biến chất, những người đã bị xử lý kỷ luật, xử lý về pháp luật, thậm chí có những cán bộ cao cấp, có cả những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, rồi thanh niên, sinh viên và tầng lớp khác, do đó, công tác đấu tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất phức tạp" (nguồn đã dẫn)

Câu hỏi đặt ra ở đây ai là "những cán bộ cao cấp, có cả những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang" mà ông Nguyễn Trọng Nghĩa muốn ám chỉ với hàm ý đe dọa thanh trừng ? Đó có phải là những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn đang hầu tòa ? Hay đó là Đinh La Thăng, là trung tướng Bùi Văn Thành, trung tướng Phan Văn Vĩnh, là thượng tướng Trần Việt Tân đang thi hành án ?Hay đó là những quan chức vẫn còn ‘tại ngoại’ như cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ?…

Chỉ riêng trong ngành công an – nơi được mệnh danh ‘là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân’ như lời phát biểu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 24/12/2019 tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 75, cho thấy chỉ mới xét riêng về lĩnh vực tham nhũng trong đất đai gần đây, đã có hàng loạt vị tướng nhúng chàm : Trung tướng Nguyễn Công Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng ; Trung tướng Nguyễn Văn Ba, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng ; Thiếu tướng Lê Đình Nhường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) ; Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53) và Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46)…

Với tình cảnh dường chừng ‘thù trong’ đông hơn ‘giặc ngoài’, theo vị Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, vấn đề thành hay bại chính là nằm ở công tác cán bộ, do đó, cần hết sức chú ý công tác nhân sự, nhất là nhân sự cho cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới. "Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi", Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.

Phát biểu hùng hồn đó của ông Vượng ở dịp năm hết tết đến khiến nhiều gia đình của các tù nhân lương tâm chạnh lòng, khi nhớ lại người thân của mình đang phải chịu cảnh lao tù vì cáo buộc ‘lật đổ’ cơ đồ 75 năm đó… mà những đồng chí của ông Vượng đã tuyên.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 26/12/2019

Published in Diễn đàn

Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ Đảng cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y : suy thoái tư tưởng, đạo đức xuống cấp, tham nhũng và lợi ích nhóm trong trong cán bộ, đảng viên.

phongchong1

Phòng chống tự diễn biến tự chuyển hóa trong cán bộ đảng viên là điều kiện sống còn của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay

Đe dọa hàng đầu cho sống còn của đảng hiện nay về mặt tư tưởng là đã có một số không nhỏ đảng viên quay lưng lại với chủ nghĩa cộng sản, công khai bài bác tư tưởng Mác-Lenin và đường lối lãnh đạo sai lầm và lỗi thời của Đảng.

Vô số đảng viên không những đã coi thường lệnh phải bảo vệ chế độ bằng mọi giá mà còn thờ ơ với phong trào "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Tình trạng này đang dâng lên như con nước thủy triều trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra vào tháng 01/2021.

Do đó khi Hiến pháp và Cương lĩnh đảng đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước mà bị nhiều đảng viên phủ nhận cả hai thì đảng lung lay là tất yếu.

Vì vậy không ngạc nhiên khi thấy Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng phải cảnh báo : "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề có tính quy luật và mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay" (Thanh Niên, 05/07/2019).

Nhưng tại sao khẩn trường đến thế ? Vì, theo ông Thưởng, những người xoay chiều chống đảng lại chính là : "những cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ cao trong bộ máy nhưng suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa".

Vì vậy, ông Thưởng, 49 tuổi, đã gay gắt nói : "Những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong bộ máy chính trị là nhóm thế lực thù địch không khó để nhận ra nhưng rất khó đấu tranh".

Chán Đảng còn hơn chán cơm nguội

Tại sao lại "khó đấu tranh" ? Ông Thưởng trả lời : "Vì là lực lượng len lỏi và phức tạp".

Như vậy là rất căng. Mạng lưới an ninh nội bộ của đảng đã bị những kẻ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chui vào nhiều nơi khiến cho tình hình nội bộ khá phức tạp, rất khó biết ai là thù, ai là bạn.

Ông Thưởng đã hằn hộc đặt những cán bộ, đảng viên quay lưng lại đảng vào hàng ngũ "thế lực thù địch", thay vì gọi họ là "thành phần cơ hội trong nước" như trước đây.

Nhưng "thế lực thù địch" này chiếm bao nhiêu phần trăm trong số hơn 4 triệu đảng viên ? Ông Thưởng không nói. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng giấu luôn, dù đã nhiều lần Lãnh đạo thừa nhận đó là "một số không nhỏ".

Vẫn theo bài nói chuyện dài tới 75 phút tại Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 7/2019, ông Thưởng cho biết : "Các thế lực thù địch sử dụng các thủ đoạn, phương thức chống phá rất muôn hình vạn trạng, đặc biệt là sử dụng truyền thông đại chúng, sử dụng internet và truyền thông xã hội" để phổ biến quan điểm chống Đảng.

"Trong khi đó", ông Thưởng nói tiếp, "những người làm công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lại thụ động hơn, rơi vào tình trạng phải chờ định hướng, thậm chí là chờ chế độ chính sách và đây là vấn đề cần lưu ý khắc phục sớm".

Thất bại của ngành tuyên giáo không mới, vì người dân bây giờ đã thông minh hơn và biết tìm ra sự thật nhanh và chính xác hơn tuyên truyền của Đảng.

Vì vậy, theo ghi nhận của báo Thanh Niên (05/07/2019), ông Thưởng yêu cầu các cấp tuyên giáo : "Cần phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. "Trong đánh giá các nghị quyết vẫn có một câu là tổ chức thực hiện nghị quyết là khâu yếu. Tôi cho rằng, quán triệt nghị quyết cũng là khâu yếu. Nhiều cuộc học nghị quyết tôi quan sát được tỷ lệ không nhỏ ngồi dưới xem iPad, iPhone, đọc tin, nhắn tin".

Đây là bằng chứng khác cho thấy các Nghị quyết của đảng không còn hấp dẫn đối với đảng viên. Sự nhàm chán, lặp đi lặp lại, chồng chéo lên nhau, đấm đá lẫn nhau, bản sau tồi hơn bản trước là chuyện thường tình trong nội bộ Đảng.

Cho nên, sẽ không ngạc nhiên khi thấy ông Võ Văn Thưởng yêu cầu phải tăng cường kiểm soát người sử dụng Internet. Ông nói : "Từ nay tới Đại hội Đảng XIII, mỗi địa phương chắt lọc đối tượng trên địa bàn, xử lý một vài đảng viên, cá nhân, công dân sử dụng internet, mạng xã hội vi phạm luật An ninh mạng để xử lý thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều".

Mặt trái của chủ nghĩa Mác-Lênin

Phía sau của chỉ thị này là mối lo xoắn vó lên của ngành tuyên giáo trước sức mạnh của Internet và các mạng xã hội dân sự. Vì nhờ có Internet mà người dân Việt Nam, nhất là những người có học và giới thanh niên đã biết nguyên nhân tại sao chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ở nước Nga và Đông Âu từ 1989 đến 1992.

Họ cũng hiểu tại sao, Đảng cộng sản Việt Nam không dám ra khỏi quỹ đạo cộng sản nếu Trung Quốc chưa từ bỏ thứ gọi là "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".

Do đó, trong bài viết về tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp địa phương,từ tháng 4/2020 đến trước ngày 30/6/2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cấp bảo đảm giữ vững tư tưởng với định hướng hàng đầu là phải : "Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng".

Thứ đến là : "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng", và báo chí và các cơ quan chức năng "phải huy động được lực lượng rộng rãi đẩy mạnh đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch và những thông tin giả, xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc trên mạng xã hội, Internet, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng".

Tuy nhiên, vì còn tình trạng thượng bất chính, hạ tắc loạn nên ông Trọng đã nhìn nhận : "Vẫn còn cấp ủy chưa khẳng định được trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, còn thụ động, trông chờ, ỷ lại, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân ; có biểu hiện "trên nóng dưới lạnh", "trên có chính sách, dưới có đối sách" ; dù có điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi nhưng chưa khai thác, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí còn để xảy ra tiêu cực, vi phạm pháp luật".

Phai nhạt muôn năm

Nhưng mặc cho ông Trọng kêu gào và kiên định, rất nhiều đảng viên đã tự đặt mình ra ngoài vòng cương tỏa của Đảng để tự do suy nghĩ và tự do hành động theo ý muốn.

Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 27/11/2019 cho ta thấy mặt trái không thật của những điều Đảng khoe như : thành công trong chống tham nhũng, đoàn kết trong nội bộ, thống nhất lãnh đạo, quyết chí một lòng theo đảng, tuyệt đối trung thành với đảng, và kiên định, giữ vững và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa do đảng lãnh đạo.

Nội dung bài viết "Nhạt phai lý tưởng cách mạng - "đường gần" dẫn đến suy thoái" đã phơi ra trắng đen giữa thật và giả trong tình hình cán bộ, đảng viên trước Đại hội đảng XIII.

Một số đoạn sau đây đã nói lên tất cả tình hình cán bộ, đảng viên, trong hơn một năm còn lại của Khóa đáng XII (2016-2021) :

"Trước những diễn biến phức tạp của thời cuộc và mặt trái kinh tế thị trường phần nào làm nhạt phai lý tưởng cách mạng của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Sự nhạt phai đó biểu hiện dưới nhiều khía cạnh chệch choạc. Thay vì đề cao lý tưởng "Tổ quốc là trên hết", nhiều người chỉ nhăm nhăm chăm lo quyền lợi cá nhân, bảo kê lợi ích nhóm, bất chấp pháp luật, chà đạp đạo lý để co kéo lợi ích tối đa về bản thân, gia đình và bộ phận nhỏ nhoi của mình…

Một bộ phận cán bộ do tham nhũng, vơ vét mà sa đà vào lối sống vinh thân phì gia, xa hoa, cách biệt với người dân, không quan tâm đến cuộc sống vất vả của biết bao người lao động và dân nghèo.

Thay vì thực hiện phương châm "sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tìm mọi kẽ hở của cơ chế, "khe hổng" của chính sách, luật pháp để bòn rút của công, gây nhiễu nhương, phiền hà doanh nghiệp và người dân mà thực chất là muốn người khác phải lót tay cho mình thì mới giải quyết công việc hanh thông".

Thay vì "nói đi đôi với làm", "nói đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng", thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo, phát ngôn vô tổ chức, vô ý thức kỷ luật, gây tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, tác động xấu đến dư luận xã hội. Rồi tình trạng một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao khi đăng đàn, viết báo, viết sách thì lên mặt "đức cao vọng trọng" để khuyên răn, chỉ bảo, giáo huấn cấp dưới và nhân dân phải đề cao lý tưởng, coi trọng đạo đức, nâng tầm văn hóa, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng phía sau những lời hay ý đẹp, mỹ từ ấy là một tâm địa ích kỷ, nhỏ nhen, ham hố tầm thường của chính người trong cuộc".

phongchong2

Nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn vừa bị công an kết luận điều tra là đã nhận hối lộ 200.000 USD từ Mobifone. Đây chỉ là một phần nhỏ bị lộ hàng trong sự nghiệp "tự diễn biến", tự chuyển hoá" của đa số các quan tham khác.

Vẫn như cũ

Ngoài ra, cũng nên nhìn qua nội dung một bài viết khác về tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị của đảng viên trong báo Quản lý Nhà nước ngày 16/06/2019.

Bài viết mở đầu : "Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp".

Báo này nhắc lại rằng từ Đại hội Đảng XII năm 2016, Trung ương đã nhấn mạnh : "Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên".

Đến Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa XII), Đảng thừa nhận : "Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên không những không được đẩy lùi mà còn biểu hiện rõ nét hơn. Vì vậy, Đảng đã ra nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".

Vậy suy thoái về tư tưởng chính trị của đảng viên là gì ?

Báo Quản lý Nhà nước giải thích : "Trước hết, sự suy thoái về tư tưởng chính trị có thể nhận diện qua một số biểu hiện cụ thể như : phai nhạt lý tưởng cách mạng ; nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị ; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng ; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác ; khi có khuyết điểm thì giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật".

Ngoài ra báo này cũng nêu lên những đặc tính xấu của cán bộ, đảng viên như là : "Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức. Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình ; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Thiếu gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị và đời sống sinh hoạt hằng ngày".

Trước mắt ông Nguyễn Phú Trọng

Vậy tình hình hiện nay, sau 10 Hội nghị Trung ương, có gì thay đổi khá hơn trong đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên không ?

Bài viết trả lời thay cho Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng : "Thực tế hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi mà còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Một số cán bộ sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, cơ hội ; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng ; sa sút ý chí phấn đấu, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trục lợi. Có nơi bổ nhiệm cán bộ tràn lan, sai nguyên tắc, gây bức xúc trong xã hội, điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ; vụ ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 người thì 44 người là cán bộ lãnh đạo quản lý…

Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu ; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật…".

Như thế thì tình hình có nhiễu nhương, rối ren không hay toàn là chuyện do các Thế lực thù địch trong và ngoài nước đã cấu kết với nhau tung ra vu khống cho đảng ?

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Võ Văn Thưởng phải nói sao cho dân xuôi tai, dừng để cho "diễn biến hòa bình" giật mất lá cờ thi đua thì nguy to.

Phạm Trần

(05/12/2019)

Published in Diễn đàn

LTS : Tham nhũng tại Việt Nam hiện nay đang là một đe dọa lớn đến sự tồn tại của chế độ cộng sản Việt Nam. Đảng và Chính phủ đã không ngừng ban hành Nghị quyết, Chỉ thị hướng dẫn phòng chống tham nhũng dưới những danh từ hoa mỹ như "chống tự diễn biến", "tự chuyển hóa"… nhưng cho tới nay đã như công cốc. Phong trào tham nhũng đã không bị ngừng trệ mà còn đang biến thành một khoa học luồn lách tuyệt sảo. Không những báo chí trong nước mà cả giai cấp trí thức quốc doanh đều nhảy vào cuộc để phân tích và bình luận trước sự dửng dưng đồng lõa của chế độ.

Điều đáng ngạc nhiên là cả người cho lẫn người nhận đều cho rằng dịch vụ biếu tặng "siêu xe" là hợp pháp, "đúng quy trình" trước sự bất lực của luật pháp và chính quyền đương nhiệm. Thật ra trị giá của những chiếc xe này chẳng là bao tại những quốc gia phát triển, nhưng đối với Việt Nam đó là những "siêu xe" (như báo chí trong nước đặt tên) vì quá đắt tiền so với lợi tức đầu người hiện nay, mà cả một đời làm việc của công nhân viên chức nhà nước hay người dân khó có thể đắc thụ một cách hợp pháp. Chính vì thế, bằng mọi giá, những cho cũng như người nhận đều tìm cách hợp pháp hóa hành vi cho-nhận của mình.

Người cho, dĩ nhiên, không muốn bị trả lại vì, theo như nhận định của báo chí và trí thức quốc doanh, "không ai cho không cái gì". Người nhận, càng dĩ nhiên hơn, không muốn bị tịch thu hay buộc phải trả lại món quà tặng riêng cho mình, vì đó là cả mơ ước của một gia đình : biểu tượng của thành công và giàu sang. Nhưng những biểu tượng này lại chính là đối tượng ganh tức của những người cùng ao ước nhưng không ước mơ không được toại nguyện. Tố cáo, loại trừ những người giàu có hơn mình đang là phản ứng phổ cập của những người đang ở trong guồng máy đảng và nhà nước không được ăn hay không kiếm được nhiều tiền. Ganh tức và t tiêu diệt lẫn nhau đang là nỗi lo của đảng cộng sản Việt Nam.

Nói tóm lại, cố gắng chống tự diễn biến và  tự chuyển hóa trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là những cố gắng bất lực trước thế lực tham nhũng đang hoành hành trên cả nước. Phải thành thực nhìn nhận : còn bao nhiêu đảng viên, cán bộ trong guồng máy đảng và nhà nước quan tâm đến tương lai đất nước ? Chắc chắn là không nhiều.

Nguyễn Văn Huy

*****************

Tặng siêu xe tiền tỷ cho chính quyền Tỉnh, Thành phố : Có ai cho không ai gì đâu ? (Infonet, 26/02/2017)

"Xét cho đến cùng thì có ai cho không ai cái gì đâu ? Doanh nghiệp người ta bỏ ra vài tỷ đến vài chục tỷ để mua xe tặng tỉnh, Thành phố thì người ta thu lại được cái gì, ít ra thì cũng được mối quan hệ, chứ đâu chỉ có chuyện lòng tốt mà bỏ ra ngần ấy tiền"

tang1

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương : "Doanh nghiệp người ta bỏ ra vài tỷ đến vài chục tỷ để mua xe tặng tỉnh, Thành phố thì người ta thu lại được cái gì, ít ra thì cũng được mối quan hệ…".

Đây là quan điểm của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương xung quanh câu chuyện các doanh nghiệp tặng xe cho một số tỉnh, thành phố đang gây chú ý dư luận.

Nhiều doanh nghiệp tặng xế sang cho Tỉnh, Thành phố

Mới đây, dư luận tại Cà Mau bàn tán về 2 chiếc xe Lexus trị giá mỗi chiếc trên 3 tỷ đồng do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau quản lý. Thông tin cho biết, vào tháng 3/2016, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý tặng cho Cà Mau 2 "siêu xe" nói trên với giá xuất hóa đơn mỗi chiếc 3,1 tỷ đồng. Theo giải thích của người đứng đầu UBND tỉnh Cà Mau, thời điểm Công ty Công Lý tặng xe, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang xảy ra hạn hán gay gắt. 

Công ty Công Lý khi tặng xe nêu rõ ràng mục đích tặng xe cho tỉnh là để phục vụ công việc như đi kiểm tra chỉ đạo đê, kè, khắc phục tình trạng hạn hán kéo dài, phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng..., không tặng riêng cho người nào.

Tương tự, tại Đà Nẵng, Thành ủy , Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đang quản lý 8 ô tô do doanh nghiệp tặng, hỗ trợ Đà Nẵng từ nhiều năm trước cho đến nay.

Trước đó, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, cho biết được Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Hoa Lư (xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) tự nguyện tặng cho tỉnh Ninh Bình 3 ôtô tiền tỷ. UBND tỉnh Ninh Bình đã đề nghị Bộ Tài chính đồng ý cho xác lập quyền sở hữu nhà nước và hướng dẫn việc sử dụng đối với 3 ôtô này để phục vụ công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của địa phương. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh Ninh Bình đã từ chối "món quà" mà doanh nghiệp này tặng.

Không đến mức thiếu thì không nên nhận

Trao đổi với phóng viên Infonet về vấn đề này, Đại biểu quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, pháp luật không cấm việc tặng xe với tư cách là quà tặng, biếu đặc biệt trong bối cảnh chính quyền địa phương cũng có thể khó khăn về phương tiện đi lại. Do để giữ cho nợ công không tăng cao, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính cũng yêu cầu thắt chặt mua sắm xe công nên nhiều địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.

Tuy nhiên, Đại biểu Sỹ Cương cũng nhấn mạnh "việc thiếu phương tiện đi lại đấy có đến mức làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ cũng như thực hiện chỉ đạo điều hành của các tỉnh,thành phố hay không thì cần phải xem xét kỹ. Bởi vì lãnh đạo tỉnh, Thành phố thiếu xe để đi tuần tra, kiểm tra, chỉ đạo điều hành trong phạm vi địa phương có đến mức phải nhận xe của doanh nghiệp không ? Tôi khẳng định là không. Như vậy không đến mức thiếu mà phải đi mượn hay nhận xe dưới dạng biếu, tặng… thì không nên làm".

Không phủ nhận thiện ý tốt của doanh nghiệp đối với các địa phương trong điều kiện có khó khăn, nhưng Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương khẳng định : "Thiện ý là một phần. Vấn đề đằng sau phải chăng là để tạo mối quan hệ, tăng cường mức độ ảnh hưởng đối với chính quyền để rồi khi có đề nghị chính quyền phải tạo điều kiện trở lại cho doanh nghiệp".

"Xét cho đến cùng thì có ai cho không ai cái gì đâu ? Doanh nghiệp người ta cũng nghĩ bỏ ra vài tỷ đến vài chục tỷ để người ta thu lại được cái gì, ít ra thì cũng được mối quan hệ, chứ đâu chỉ có chuyện lòng tốt không mà bỏ ra ngần ấy tiền. Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính số tiền như thế không phải là nhỏ. Để kiếm được những khoản tiền tỷ đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính không phải dễ dàng"- Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh.

Việc chính quyền địa phương nhận xe của doanh nghiệp theo Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương sẽ tạo ra suy nghĩ cho các doanh nghiệp khác về sự công bằng. Bởi họ nghĩ rằng, cho rằng, những doanh nghiệp lớn, "hữu hảo" với chính quyền tỉnh đó chắc chắn được quan tâm, được tạo điều kiện hơn những doanh nghiệp khác. "Nhất là với những doanh nghiệp nhỏ, khó khăn, không có điều kiện để biếu tặng xe sẽ cho rằng mình bị lép vế, cũng có thể bị chính quyền quản lý chặt chẽ hơn, trong khi những doanh nghiệp kia được giải quyết thóang hơn. Đó là chưa kể dư luận có thể nghĩ rằng doanh nghiệp đó đã được "cái gì" rồi nên họ trích một phần biếu chính quyền là lẽ đương nhiên"- Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương kiến nghị Chính phủ cần có văn bản quy định nên cấm các địa phương nhận xe dưới dạng biếu, tặng. Bởi việc nhận xe đắt tiền do được doanh nghiệp tặng để làm nhiệm vụ vẽ nên hình ảnh không đẹp.

"Chính phủ nên có sự chỉ đạo yêu cầu các địa phương không nên làm việc đó. Nếu địa phương thực sự khó khăn về phương tiện đi lại làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ thì Chính phủ cũng có thể lo được. Tôi tin không khó đâu, bởi vì dù nợ công cao nhưng mà để trang bị ở mức tối thiểu nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính quyền thì không đến mức mà chúng ta không lo được. Chúng ta không đến mức khó khăn như thế đâu" – Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương khẳng định.

N. Huyền

*********************

Chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ ! (GDVN, 26/02/2017)

Qua hai vụ doanh nghiệp tặng xe cho cơ quan công quyền bị phát hiện, một câu hỏi lớn được đặt ra : Liệu có kẽ hở pháp luật về vấn đề này không ?

Chuyện doanh nghiệp tặng quà cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,… bấy lâu nay đã thành "chuyện thường ngày ở huyện".

Nếu chỉ là những món quà biểu thị tình cảm theo kiểu "vừa đi Nha Trang về có chút quà biếu sếp" thì chẳng ai nói làm gì, âu cũng là hợp với cái lẽ trọng tình xưa nay của người Việt mình.

Nhưng việc tặng quà bây giờ đã thay đổi cả về bản chất và giá trị. Nó không còn xuất phát thuần túy từ tình cảm, từ sự quí trọng nhau. Giá trị món quà cũng tăng theo cấp lũy thừa.

Chuyện một doanh nghiệp ở Cà Mau tặng Tỉnh ủy, UBND tỉnh này 2 xe sang trị giá trên 6,2 tỉ đồng khiến dư luận xôn xao những ngày qua là một minh chứng.

Vụ việc đang tạo ra những ý kiến trái chiều.

tang0

Hướng tới chính phủ liêm chính : Cần chế tài nghiêm cấm cơ quan nhà nước nhận quà doanh nghiệp. (Ảnh : Vietnamnet.vn)

Cả người cho (ông Tô Hoài Dân, Tổng Giám đốc Công ty Công Lý, và người nhận (UBND tỉnh Cà Mau) đều khẳng định việc tặng - cho 2 chiếc xe trên là "đúng quy định pháp luật".

Các chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, giao dịch này không trái với Bộ luật dân sự, không có rào cản với việc một cá nhân hoặc tổ chức tặng tài sản cho một cơ quan cụ thể trong bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, theo luật sư Dương Tuấn Lộc (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), việc tặng - cho giữa một bên là chủ thể quản lý nhà nước và chủ thể bị quản lý ngay trong phạm vi địa phương là vấn đề hết sức nhạy cảm.

Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng (ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội) cũng cho rằng : Rất khó để chứng minh việc cho - nhận như vậy có tiêu cực hay không, nhưng dư luận có quyền hoài nghi.

Có lẽ vì thế mà hồi đầu tháng 8/2016, trước sự phản ứng mạnh mẽ của báo chí và dư luận, UBND tỉnh Ninh Bình trong một hoàn cảnh tương tự đã phải từ chối nhận 3 xe hạng sang có giá gần 7 tỉ được một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tặng

Qua hai vụ doanh nghiệp tặng xe cho cơ quan công quyền bị phát hiện, một câu hỏi lớn được đặt ra : Liệu có kẽ hở pháp luật về vấn đề này không ?

Bộ luật dân sự, như các chuyên gia pháp lí đã khẳng định, không nghiêm cấm việc một cá nhân hoặc tổ chức tặng tài sản cho một cơ quan cụ thể trong bộ máy nhà nước.

Điều 228 của bộ luật này ghi : "Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội !

1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội".

Quyết định số 64/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ giới hạn đối tượng cho - tặng quà và nộp lại quà tặng là các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách.

Phải chăng đang có một khoảng trống pháp luật trong việc doanh nghiệp cho - tặng quà cơ quan nhà nước ?

Khoảng trống này nếu không được khỏa lấp thì hệ lụy sẽ khôn lường. Nhiều câu hỏi đang được dư luận đặt ra trong những ngày qua.

Doanh nghiệp bỏ ra hàng tỉ đồng mua xe tặng cơ quan quyền lực địa phương liệu có phải xuất phát từ nhã ý "đóng góp" cho địa phương và không nhằm mục đích lấy lòng lãnh đạo ?

Nếu vì nhã ý đóng góp cho địa phương sao không tặng những công trình dân sinh khác thiết thực hơn là tặng xe sang khi mà các cơ quan công quyền đã có chế độ sử dụng xe theo qui định

Nếu không lấy lòng lãnh đạo thì tại sao sau khi tặng, doanh nghiệp dễ dàng tạm ứng ngân sách hàng chục tỉ, lại còn được ưu ái các dự án lớn, thậm chí vi phạm pháp luật chỉ bị xử lí nhẹ nhàng ?

Rõ ràng sự việc không đơn giản như cách giải thích của ông chủ doanh nghiệp rằng, "thấy lãnh đạo tỉnh đi xe "bèo" quá

Đường sá ở Cà Mau nhiều nơi rất xấu nên tôi muốn tặng một "cặp" xe cho Tỉnh ủy một chiếc, UBND tỉnh một chiếc", hay trần tình của lãnh đạo tỉnh

"Cá nhân tôi và lãnh đạo Tỉnh ủy không sử dụng xe này, mà chủ yếu dùng vào việc đi kiểm tra phòng chống lụt bão, cháy rừng, kiểm tra đê điều. Thỉnh thoảng có đoàn công tác của trung ương về thì sử dụng xe này để đưa đón..." [1].

Bởi thế, rất khó để loại bỏ nghi ngờ rằng tặng xe sang cho cơ quan, đơn vị, địa phương đang là "chiêu độc" của các doanh nghiệp "thân hữu" nhằm mưu đồ lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân lâu dài.

Mới đây nhất, khi lên tiếng phản bác thông tin một tờ báo đăng tải thông tin cho rằng chiếc xe 43A - 299.99 mang biển số giả, Bí thư Đà Nẵng lên tiếng bác bỏ và cho hay đây là tài sản do một doanh nghiệp tặng

Ông nói rằng, từ thời các vị tiền nhiệm trước cũng đã từng nhận một số xe do doanh nghiệp tặng, trong đó có hai chiếc Mercedes do Thành ủy quản lý, Ủy ban thành phố và đoàn Đại biểu Quốc hội mỗi đơn vị sử dụng 1 chiếc [2].

Ông cha ta từ bao đời nay đã có những lời răn thật thâm thúy : "Bánh ít trao đi bánh chì trao lại", "Ông mất chân giò bà thò chai rượu".

Ngẫm ra thật chí lí. Chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ !

Nguyễn Duy Xuân

Tài liệu tham khảo :

[1] http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170222/co-quan-nha-nuoc-co-duoc-nhan-xe-doanh-nghiep-tang/1268749.html

[2] http://news.zing.vn/bi-thu-da-nang-bac-thong-tin-di-oto-bien-gia-29999-post722694.html

**************************

Những chiếc xe công đắt tiền và sứ mệnh phụng sự nhân dân (VietnamNet, 25/02/2017)

Nhiều tỉnh, thành đang được doanh nghiệp tặng xe đắt tiền làm xe công. Các vị lãnh đạo địa phương nên ứng xử thế nào ? Nhận hay không ? Xung quanh câu chuyện đang là tâm điểm dư luận này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

PV : Từng làm lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, cơ quan cũng phải mua sắm, sử dụng, điều phối xe công, cá nhân ông nhìn nhận thế nào về việc nhiều địa phương được doanh nghiệp tặng xe công thời gian qua ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Tôi cho rằng mọi sự tặng cho tạo ra xung đột lợi ích, thì đều không nên.

Địa phương nhận xe của doanh nghiệp thì cũng giống như bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân. Người bác sĩ sẽ phải quan tâm hơn đến bệnh nhân đã biếu phong bì. Thế các bệnh nhân khác thì sao ? Một bệnh nhân tặng phong bì sẽ gây áp lực bắt buộc các bệnh nhân khác cũng sẽ phải tìm cách để tặng. Hiệu ứng tặng quà cũng sẽ như vậy đối với các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhận quà thì sẽ dễ bị há miệng mắc quai. Và điều này xung đột với chức năng quản lý của địa phương.

tang2

Một trong hai xe Lexus GX460 được Công ty Công lý tặng cho tỉnh Cà Mau - Ảnh : Tuổi trẻ

PV : Theo quy định hiện hành, ai giữ chức vụ gì được sử dụng xe gì... đã rất chặt chẽ. Nếu cán bộ thuộc sử dụng xe do ngân sách Nhà nước mua vượt tiêu chuẩn là vi phạm rõ ràng, nhưng nếu cán bộ nào đó lại sử dụng xe vượt tiêu chuẩn mà xe này lại có từ nguồn gốc là quà được cho, được biếu tặng... thì sao ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Trước hết, xin khẳng định : Không bao giờ nên nhận xe của đối tượng mình đang quản lý.

Nếu xe được tặng không thuộc đối tượng bị quản lý, thì đó vẫn sẽ trở thành tài sản của nhà nước.Tài sản của nhà nước phải được sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là vượt tiêu chuẩn thì không được sử dụng.

PV : Còn việc một số cán bộ sử dụng xe công vượt tiêu chuẩn nhưng lại sử dụng không thường xuyên, tức là có khi họ sử dụng xe đúng tiêu chuẩn, khi khác lại ngồi xe vượt tiêu chuẩn…. những trường hợp này nên được nhìn nhận thế nào cho đúng ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Chúng ta có nhiều xe công nhưng lại để phục vụ riêng cho các quan chức có tiêu chuẩn.

Nếu xe vượt tiêu chuẩn không được bố trí để phục vụ riêng cho một quan chức nào đó thì không có vấn đề gì. Nếu phải đi đón khách quốc tế mà phải ngồi xe vượt tiêu chuẩn thì cũng được chứ sao.

PV : Việc doanh nghiệp tặng xe công cho cơ quan nhà nước gần như chắc chắn là việc làm "đúng quy trình" nhưng người dân thì vẫn băn khoăn tại sao họ tặng xe, phải có mục đích động cơ gì đó, việc này thật sự là rất khó minh định phải không, thưa ông ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Đúng quy trình là một chuyện. Đúng đạo lý, đúng pháp luật lại là chuyện khác.

Người quản lý không thể nhận quà của đối tượng bị quản lý. Đó là đòi hỏi bắt buộc cả về đạo lý, cũng như pháp lý.

PV : Đó là bên tặng, còn bên nhận món quà biếu tặng đó nữa. Ví dụ, nếu ông ở cương vị Bí thư, Chủ tịch một tỉnh, ông nghĩ gì nếu một doanh nghiệp nào đó gợi ý tặng một chiếc xe công đắt tiền cho tỉnh ủy hay ủy ban ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Sứ mệnh của Bí thư, Chủ tịch tỉnh là phụng sự nhân dân tỉnh. Lợi ích của nhân dân, lợi ích của tỉnh phải là tối thượng. Việc nhận xe, nhận quà có xung đột với sứ mệnh của lãnh đạo tỉnh hay không, có ảnh hưởng đến lợi ích của tỉnh hay không là những câu hỏi cần phải được trả lời một cách trung thực và khách quan nhất ?

Nếu câu trả lời là có thì không bao giờ nên nhận bất cứ một thứ quà gì. Ngoài ra, là người của công chúng, lãnh đạo tỉnh cũng cần cân nhắc xem công chúng đánh giá việc nhận quà đó như thế nào để quyết định có nhận hay không.

PV : Vừa rồi báo chí cũng dẫn lại thông tin về việc một số địa phương đã giải trình với Thủ tướng về việc nhận xe sang. Ví dụ, về 2 chiếc xe Lexus của Công ty Công Lý. Cà Mau giải trình "Việc tặng xe là nhằm mục đích phục vụ công tác kiểm tra, chỉ đạo tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hạn hán xâm nhập mặn, phòng chống cháy rừng. Họ cũng viện dẫn nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập sở hữu ; Thông tư 159/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ Tài chính… và ý kiến đề xuất của Sở Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định xác lập quyền sở hữu nhà nước về tài sản (tiếp nhận tài sản sung vào tài sản công của tỉnh) đối với 2 xe ô tô được tặng. Là một chuyên gia luật pháp, ông có bình luận gì ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Về mặt pháp lý, chúng ta cần quan tâm đến quy định của văn bản có hiệu lực cao hơn là Luật phòng, chống tham nhũng. Khoản 3, Điều 40 của luật này quy định như sau : "Nghiêm cấm việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi". 

Mà chúng ta đều biết Công ty Công lý đang phụ thuộc rất nhiều vào tỉnh, nên chứng minh sự bất vụ lợi của hành vi cho và nhận ở đây là rất khó khăn.

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh, Luật phòng, chống tham nhũng còn nghiêm cấm cán bộ, công chức nhận quà của "cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình" (Khoản 2, Điều 40, Luật phòng, chống tham nhũng).

PV : Cà Mau còn nói rằng, tại thời điểm cho và nhận xe Cà Mau đang xảy ra hạn hán gay gắt kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là thời điểm Chính phủ không có chủ trương mua xe công, trong khi tỉnh Cà Mau đang thiếu rất nhiều xe sử dụng. Chính vì vậy, công ty Công Lý đặt vấn đề nhiều lần với tỉnh và sau đó có văn bản gửi UBND tỉnh nêu rõ rằng mục đích tặng xe cho tỉnh Cà Mau là để phục vụ tình trạng hạn hán kéo dài, phòng chống lụt bão, cháy rừng… không tặng cho riêng cá nhân nào. Theo ông như vậy có hợp lý không ?

Nguyễn Sĩ Dũng : Tôi cho rằng tỉnh Cà Mau hơi đơn giản ở đây. Cũng có thể đây là việc rất mới mà tỉnh lại chưa có đủ các chuyên gia pháp lý.

PV : Xin cám ơn ông đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam

Lan Anh thực hiện

*********************

Cục trưởng chống tham nhũng 'bào chữa' cho việc nhận xe sang ? (VOA, 27/02/2017)

thamnhung1

Việc tng xe Cà Mau và Đà Nng không phi ln đu có vic doanh nghip tng ô tô hay quà vt cht giá tr cao cho quan chc hay chính quyn đa phương. (nh minh ho)

Trong một cuc phng vn được nhiu trang tin ln Việt Nam đăng ti trong ngày 26 và 27/2, Cc trưởng Cc chng Tham nhũng Phm Trng Đt nói nếu có doanh nghip tng xe sang cho cc ca ông, ông "s nhn và báo cáo xin ý kiến ca Chính ph, Th tướng".

Báo chí đã phỏng vn ông Đt sau khi trong tun trước có tin các doanh nghiệp khác nhau đã tng tng cng 10 xe hơi hng sang cho chính quyn hai tnh Cà Mau và Đà Nng. Giá tr mi chiếc xe dao đng t trên 1 t đến hơn 6 t đng.

Trước gi đnh ông s quyết đnh thế nào nếu có doanh nghip ng ý tng Cc chống Tham nhũng thuc Thanh tra Chính ph mt chiếc xe tr giá vài t đng, v cc trưởng nói : "Tôi s nhn và báo cáo xin ý kiến ca Chính ph, Th tướng".

Ông Đạt cũng nói rõ thêm rng điu kin quan trng nht là doanh nghip đó "phi không có liên quan gì đến hot đng công v ca cc". Ông nhn mnh là "doanh nghip đang làm ăn thua l, có nhiu vn đ hoc đang trong quá trình thanh tra thì tuyt đi không được vì xung đt li ích".

Phần trích nhng phát biu này ca ông Đt đã dn đến nhng li ch trích trên mạng xã hi. Nhiu người cho rng nhng li ca ông không phù hp vi nhng chun mc ti thiu trong hành x công v. T Hà Ni, lut sư Trn Vũ Hi nhn xét vi VOA :

"Tôi nghĩ chắc là ông cũng mun bin bch cho my cơ quan đang b kêu là nhn tiền, nhn ô tô ca doanh nghip. Theo tôi thì nó cũng rt là vô duyên. Trong trường hp đy, theo tôi cc trưởng chng tham nhũng không nên nói như vy. Mi giao dch mang tính cht v li, đi vi các công chc và cơ quan nhà nước, cn phi có quyết đnh rằng là không được phép. Bt kỳ mt doanh nghip nào mà biếu mt quan chc, theo chúng tôi đu là v li hết. Không có ai li cho không ai cái gì. Tôi nghĩ là cái li ca ông ý là mt cái li vô trách nhim. Thc ra là đ gi là bào cha cho cái hành vi mà lẽ ra phi x lý ca chính quyn ca Cà Mau cũng như Đà Nng trong vic nhn ô tô ca doanh nghip".

Việc tng và nhn xe va qua đã gây s chú ý ln trong báo gii và công chúng. Trong cuc phng vn vi báo gii Vit Nam, bn thân ông Đt, Cc trưởng Cc chng Tham nhũng cũng cho rng "cn phi xem đng cơ, mc đích ca vic này".

Cụ th hơn, ông nói cn kim tra li nhun ca các doanh nghip va tng xe Cà Mau và Đà Nng đ xem h hoàn thành nghĩa v thuế vi nhà nước thế nào, hiu qu kinh doanh ra sao, mà có thể tng xe vài t đng. Ông cũng nói cn làm rõ sau khi tng xe, doanh nghip có được chính quyn đa phương ưu đãi gì không. Tuy nhiên, ông Đt cũng ch ra rng vic làm rõ đng cơ, mc đích này là "không d".

Đây không phải ln đu có vic doanh nghiệp tng ô tô hay quà vt cht giá tr cao cho quan chc hay chính quyn đa phương. Bày t trên các din đàn khác nhau và mng xã hi, công chúng lâu nay cho rng vic tng quà có th thc hin kín k v lut đt lý" song vn "khó thu tình".

Theo họ, nếu mun đóng góp, tng quà cho các đa phương, các doanh nhip có nhiu cách ý nghĩa to ln hơn rt nhiu, như xây nhà tình nghĩa, xây bnh vin, trường hc, đóng góp vào các n lc xóa đói gim nghèo, và nhiu hot đng khác.

Họ lp lun rng lợi ích từ nhng chương trình như vy d được mi người nhìn thy, trong khi vic tng xe thì ch phc v cho rt ít người, do đó, đương nhiên dư lun đt ra mi nghi vn.

Published in Quan điểm