Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam gia tăng vay nợ ODA trong 3 năm tới (RFA, 12/11/2018)

Việt Nam sẽ gia tăng vay vốn ODA nước ngoài thêm 60.000 tỷ đồng (khoảng 2,6 tỷ USD) cho đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và sẽ giảm nguồn vốn vay quốc nội để bảo đảm an toàn nợ công.

oda1

Một phụ nữ gánh hàng rong đi qua một pano tuyên truyền Đại hội đảng toàn quốc trên đường phố Hà Nội ngày 15/01/16. AFP

Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 12 tháng 11, dẫn nguồn từ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết trong cùng ngày Quốc Hội vừa thông qua nghị quyết điều chỉnh như vừa nêu của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Ban đầu Quốc hội chốt mức vốn vay là 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát tiển, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ Việt Nam đã ký kết kết các hiệp định vay vốn ODA với tổng số vốn cần bố trí để triển khai thực hiện theo cam kết với nhà tài trợ vượt mức trần này. Việc điều chỉnh thêm 60.000 tỷ đồng vì vậy được cho là cần thiết nhưng việc giữ mức trần tổng vốn đầu tư 2 triệu đồng vẫn cần đảm bảo để kiểm soát chi tiêu nợ công và bội chi.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng cho biết vào sáng ngày 12 tháng 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sử dụng nguồn dự phòng trong phạm vi 2 triệu tỷ đồng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư phát triển ; mặc dù có những ý kiến của Đại biểu Quốc hội can ngăn vì cho rằng thu ngân sách trung ương không đạt kế hoạch, không cân đối được vốn.

Năm 2018, dư nợ công của Việt Nam ước tính đạt 3,4 triệu tỷ đồng, tăng so với năm 2017 (3,1 triệu tỷ đồng). Với mức dư nợ công hiện nay, bình quân mỗi người Việt gánh hơn 34 triệu đồng.

********************

Giám đốc Hàn Quốc nợ lương công nhân và trốn khỏi Việt Nam (RFA, 12/11/2018)

Một ông chủ Hàn Quốc mới đây đã bỏ trốn khỏi Việt Nam trong khi vẫn còn nợ lương của khoảng 40 công nhân địa phương.

oda2

Các công nhân công ty Texwell đình công vì chưa được thanh toán lương. (Ảnh minh họa) - Screen Capture From Baodongnai.com.vn

VNexpress đưa tin vào hôm 12/11 cho biết, người bỏ trốn là ông Kim Dae-gun, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cho Won, có trụ sở tại Đồng Nai. Ông này đã đi công tác từ ngày 22/10 nhưng đến nay vẫn chưa trở lại Việt Nam.

Các công nhân và nhân viên tại công ty đã tìm cách liên lạc với vị giám đốc này nhưng đều không thể được. Do đó, các công nhân chính thức nộp đơn khiếu nại.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai xác nhận với truyền thông trong nước rằng, công ty này đang mắc một khoảng nợ 120 triệu đồng gồm các khoản bảo hiểm xã hội cũng như nợ các ngân hàng địa phương với số tiền lên tới 23 tỷ đồng. Ngoài ra, phía công ty đã không thanh toán tiền lương cho công nhân hai tháng qua.

Công ty Cho Won không phải là công ty đầu tiên xảy ra vụ việc như vừa nêu tại Việt Nam.

Vào hồi tháng 2/2018, gần 2000 công nhân bị thất nghiệp khi giám đốc và quản lý của công ty Texwell Vina bỏ trốn khỏi Việt Nam trong thời gian các công nhân đang trong dịp nghỉ tết. Công ty này nợ lương công nhân và nhiều khoản nợ khác với số tiền 31 tỷ đồng.

Published in Việt Nam

2018 rất có th là năm chng kiến s st gim thm thiết nht ca ngun vn ODA (vin tr phát trin chính thc) vào Vit Nam, bổ túc một du n cho năm ‘thng li kinh tế chưa tng có’ theo li tuyên truyn không còn biết tri cao đt dày ca chính th đc đng này, chìm nghm trong bc tranh tng th mang gam màu xám ngoét - được đc t bi s phi ngu ca ba thành phn ‘binh chủng hợp thành’ : n công - n xu - ngân sách.

oda1

Đồng h n công ca tp chí The Economist nêu con s n công ca Vit Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn 94 tỉ USD. (Hình : Trích t website ca The Economist)

Đến lúc này, người ta đã có th hiu vì sao gii quan chc cao cp Vit Nam đã tn dng các s kin hi tho quc tế, các cuc gp song phương Hà Ni ln các chuyến công du nước ngoài đ phát ngôn ‘xin tin’ không biết mt mi.

Chỉ bng 1/7 !

Tròn một năm sau thi đim Vit Nam chính thc không còn nhn được ưu ái trong kênh vay ODA t các t chc tín dng quc tế, mt bn báo cáo ca B Tài chính vào tháng By năm 2018 cho biết lũy kế 6 tháng đu năm 2018, Việt Nam đã ký kết được 4 hip đnh vi vay ODA vi tng tr giá 193,2 triu USD.

Báo cáo trên cũng phải tha nhn rng ước tính gii ngân ngun vn vay ODA, vay ưu đãi ch bng 21% kế hoch và thp hơn so vi cùng kỳ năm trước.

Giá trị ký kết ODA ca na đu năm 2018 trong báo cáo trên cho thấy trong nguyên năm 2018, Vit Nam ch có th đt được giá tr ký kết ODA khong 400 - 500 triu USD, tc ch bng khong 1/7 giá tr ký kết bình quân 3,5 t USD/năm ca giai đon 1993 - 2014 (tng vn đã ký kết ca giai đoạn này là 73,68 t USD).

1993 là thời đim mà Vit Nam đã m ca kinh tế được vài năm và bt đu được nhn ngun vn ODA ưu đãi v lãi sut và thi gian ân hn ca mt s chính ph Thy Đin, Đan Mch, Nht Bn… và các t chc quc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Qu Tin t quc tế (IMF), Ngân hàng Phát trin Á châu (ADB)…

Sau năm 2015 là thời đim mà quan h Vit - M được bình thường hóa hoàn toàn, dòng chy ODA vào Vit Nam đã t sui biến thành sông, m ra mt thi kỳ ‘tin vào như nước sông Đà’ và cũng biến hóa thành thi hoàng kim ca gii quan chc Vit ‘ăn không cha th gì’ đi vi tin ODA được xem là ‘lc tri’.

Nhưng sau hai chc năm nhn ‘lc tri’, ODA đã tr thành mt trong nhng bi kch ‘vĩ đi’ nht ca chính th Vit Nam.

Bi kịch đến ni mà vào một bui sáng mùa thu năm 2017, Th tướng Phúc đã phi "đ ngh Ngân hàng thế gii tìm kiếm ngun vn tài tr cho Vit Nam các khon không hoàn li đ gim ti đa làm chi phí vay vn, tăng thành t ưu đãi ca các khon vay" - c ch xin tin đu tiên và hình như không còn quá nng v lòng t trng k t ngày quan chc này phi lãnh trách nhim ‘đ v’ cho đi th tướng trước b xem là ‘phá chưa tng có’ là Nguyn Tn Dũng…

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, cuc gp ca Phó Th tướng Vương Đình Hu vi Bộ Tài chính Hoa Kỳ ở Washington đã khiến l ra mt ‘bí mt quc gia’ mà my năm qua gii quan chc Vit Nam c tình giu nhm : ông Hu đ ngh M "m li kênh cho vay ODA và vay ưu đãi cho Vit Nam, tăng cường các chương trình vin tr trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ đ thc hin các d án nhân đo và h tr phát trin ti Vit Nam".

Cũng có nghĩa là trong những năm gn đây, lượng ODA và vin tr không hoàn li được cp t M cho Vit Nam đã gim v 0.

Tiền nào cũng là tin. Viện tr không hoàn li là tin ca người dân các nước phát trin đóng thuế cho chính ph, và nhng người dân này s phn n đến mc nào khi biết tin ca h đã b mt quc gia nm trong nhóm đu thế gii v tham nhũng như Vit Nam "ăn không cha th gì".

Hiện thi, cn nhìn nhn mt s tht mà có l gii tuyên giáo đng Vit Nam chng h mun đ đng : nhng chuyến công du quc tế ca gii chóp bu Vit Nam din ra trong bi cnh Vit Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế th 10 liên tiếp, n xu ngp đu còn nợ công phi mã đến 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cn kit, trong lúc các kênh "ngoi vin" gn như đóng li.

Bị phát hin

Mỹ không phi là quc gia duy nht đt Vit Nam vào trng thái zero vin tr, mà đng thái này như th ‘không hn mà gp’ đã diễn ra phổ biến gn hết các nước cp vin tr cho Vit Nam, dn đến mt phát hin ln mà ‘đng và nhà nước ta’ đã không dám công b trong sut 4 năm qua : t năm 2014 đến năm 2018, vin tr ODA cho Vit Nam luôn cn k vi vch 0.

Vào tháng Tám năm 2015, Ban Kinh tế Trung ương đã ch trì t chc Hi tho "Hot đng ODA ti Vit Nam - 20 năm nhìn li" ti Đà Nng. Thông tin được tuyên truyn khi đó đy màu sc thành tích : "Hơn 80 t USD vn ODA dành cho Vit Nam giai đon 1993-2014" (1).

Đến tháng By năm 2018, mt quan chc Phó Th tướng Chính ph là Phm Bình Minh khi tham d bui làm vic v vic thc hin chính sách, pháp lut v qun lý, s dụng ngun vn vay nước ngoài giao đon 2011-2016, đã cho biết "Vit Nam đã tiếp nhn 80 t USD vn ODA sau 25 năm" (2).

Độ chênh ca hai kết qu v vin tr ODA t năm 1993 đến năm 2014 (20 năm) và đến năm 2018 (25 năm) là s 0. Tc sau 4 năm, con s tng nhn ODA vn ch là 80 t USD mà không có mt chút tăng tiến an i nào.

Còn con số vài ba t USD vin tr ODA mà chính ph Vit Nam vn công b đã nhn được hàng năm k t năm 2015 đến nay thc ra ch là s chưa được gii ngân trong nhng năm trước, mà ch được gii ngân trong nhng năm gn đây (3).

Có chịu cải cách th chế và ci thin nhân quyn ?

Con số Vit Nam vay ODA ca nước ngoài t năm 1993 đến năm 2014 đã lên ti 80 t USD. Sau khi tr đi 10 - 12% vn vay không hoàn li trong s đó, mi năm ngân sách Vit Nam phi có trách nhim tr n quc tế hàng chục t USD. Mà mun tr được s n này, Vit Nam li phi tìm cách "vay đo n" ca các t chc tín dng quc tế. Trước đây, nhng t chc này vn cho Vit Nam vay vn "đu tư phát trin" và vay đo n khá d dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bt ng thông báo hai "tin buồn" cho Vit Nam : Vit Nam đã "tt nghip IDA" mà s không được xếp vào loi quc gia "xóa đói gim nghèo" ; và t tháng 7/2017 s không được vay vi lãi sut ưu đãi 0,7 - 0,8%/năm cùng thi gian ân hn đến 30 - 40 năm như trước đây, mà mc lãi suất vay s được nâng lên gp ba và thi gian ân hn gim xung mt na.

Trong khi đó, ngân sách Việt Nam vn buc phi làm cái chuyn va lo tr n va phi tiếp tc vay mượn vượt hơn đến 30% s tr n hàng năm đ phc v các khon chi tiêu thường xuyên khổng l ca b máy gn 4 triu công chc viên chc và lc lượng vũ trang vi 30% ‘không làm gì c nhưng vn lãnh lương’. Trong đó t l chi cho lc lượng công an Vit Nam lên đến 12% chi ngân sách - mt mc chi cc kỳ ln cho đi ngũ công an chuyên ngh đàn áp dân chúng và nhân quyền, chưa k gn 5 t USD chi cho b máy quc phòng hàng năm nhưng không h bo v ngư dân trước tài Trung Quc, trong lúc li lp k lc thế gii v các v máy bay quân s đt tin rng như sung.

Hình ảnh hin thi tht không khác mấy m treo ming mèo. Tuy được qung cáo vn còn đến 22 t USD ngun ODA chưa gii ngân, nhưng Vit Nam không nhng phi tr lãi sut cao t năm 2017, mà còn phi móc tin ngân sách đ tr mt phn lãi do chm gii ngân d án ODA.

Nếu chính th Vit Nam không cấp thiết ci cách th chế và ci thin nhân quyn mt cách thc tâm, chi tiết và bng hành đng ch không phi li trt tr ming lưỡi như trước đây, e rng sang năm 2019 giá tr ODA mà các t chc quc tế ký kết vi Vit Nam s ch là con zero to tướng.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 20/08/2018

(1) https://baodautu.vn/hon-80-ty-usd-von-oda-danh-cho-viet-nam-giai-doan-1993-2014-d30863.html

(2) http://cafef.vn/25-nam-viet-nam-tiep-nhan-80-ty-usd-von-oda-20180726062228006.chn

(3) Trong giai đon 1993 đến 2014, vn ODA và vn vay ưu đãi gii ngân đt 53,89 t USD, chiếm trên 73,2% tng vn ODA đã ký kết

Published in Diễn đàn

Cuộc gặp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào cuối tháng Sáu năm 2018 đã khiến lộ ra một ‘bí mật quốc gia’ mà mấy năm qua giới quan chức Việt Nam cố tình giấu nhẹm : ông Huệ đề nghị Mỹ "mở lại kênh cho vay ODA và vay ưu đãi cho Việt Nam, tăng cường các chương trình viện trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án nhân đạo và hỗ trợ phát triển tại Việt Nam".

vdh1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị lập kênh đối thoại giữa Bộ Tài chính Việt – Mỹ. Ảnh : NLĐ

Cũng có nghĩa là trong mấy năm qua, lượng ODA và viện trợ không hoàn lại được cấp từ Mỹ cho Việt Nam đã giảm về 0.

Con số vay ODA của nước ngoài từ năm 1993 đến năm 2014 đã lên tới 90 tỷ USD. Sau khi trừ đi 10 – 12% vốn vay không hoàn lại trong số đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế hàng chục tỷ USD. Mà muốn trả được số nợ này, Việt Nam lại phải tìm cách "vay đảo nợ" của các tổ chức tín dụng quốc tế. Trước đây, những tổ chức này vẫn cho Việt Nam vay vốn "đầu tư phát triển" và vay đảo nợ khá dễ dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bất ngờ thông báo hai "tin buồn" cho Việt Nam : Việt Nam đã "tốt nghiệp IDA" mà sẽ không được xếp vào loại quốc gia "xóa đói giảm nghèo" ; và từ tháng 7/2017 sẽ không được vay với lãi suất ưu đãi 0,7 – 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn đến 30 – 40 năm như trước đây, mà mức lãi suất vay sẽ được nâng lên gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa.

Trong khi đó, ngân sách Việt Nam vẫn buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải tiếp tục vay mượn vượt hơn đến 30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi tiêu thường xuyên khổng lồ của bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó tỷ lệ chi cho lực lượng công an ở Việt Nam lên đến 12% chi ngân sách – một mức chi cực kỳ lớn, chưa kể gần 5 tỷ USD chi cho bộ máy quốc phòng hàng năm.

Nguyễn Xuân Phúc – nhân vật trở nên quá cám cảnh bởi tư thế phải "đổ vỏ" cho thời thủ tướng trước, đã rơi vào một vòng xoáy "cơm áo gạo tiền" cho đảng và chính phủ cầm quyền ở Việt Nam. Đã quá đủ cho vài chục năm vay nợ nước ngoài, chi xài vô tội vạ và bỏ mặc tham nhũng hoành hành của chính phủ cùng chính quyền các địa phương Việt Nam, để lại núi nợ công lên đến ít nhất 210% GDP, tương đương khoảng 431 tỷ USD.

Thay cho Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ chưa thấy đâu, dường như giới quan chức chính phủ Việt Nam – từ Nguyễn Xuân Phúc đến Vương Đình Huệ – đã phải bỏ kịch bản ‘ăn ngay’ để tính đến phương án "ăn sẵn" : thay vì phải đi vay mượn nhưng sẽ cột chặt thêm trách nhiệm phải trả nợ, cần cố gắng xin được viện trợ không hoàn lại mà sẽ không gắn với bất kỳ trách nhiệm thanh toán nào.

Vào tháng Mười năm 2017, Thủ tướng Phúc đã phải "đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay".

"Lời đề nghị khiến nhã" trên lại xuất hiện trong bối cảnh ngân sách quốc gia Việt Nam có quá nhiều dấu hiệu cạn kiệt và thậm chí có thể vỡ nợ như trường hợp của Argentine vào các năm 2001 và 2014.

Chỉ có điều, xin tiền nước ngoài vào lúc này cũng không còn dễ dàng nữa.

Trong buổi gặp Thủ tướng Phúc vào tháng Mười năm 2017, dù ông Phúc nói nhiều và không quên ca ngợi "tình bạn của Ngân hàng thế giới với Việt Nam", Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã không có bất kỳ hứa hẹn hay cam kết cụ thể nào về những khoản vay không hoàn lại và có hoàn lại. Cũng chẳng có bất kỳ con số nào được thốt ra từ miệng Ousmane Dione.

Tính từ năm 2016 khi Nguyễn Xuân Phúc trở thành thủ tướng đến nay, phía WB đã có một số lần gặp gỡ với giới quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng khác hẳn với thời gian trước, họ trở nên rất kiệm lời, đặc biệt liên quan đến phát ngôn về con số.

Hình như sau khi phải chứng kiến cảnh "ăn của dân không chừa thứ gì" ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Ngân hàng thế giới và Hà Nội đã nhòa nhạt đi nhiều.

Nhưng lại khá khó hiểu về việc tại sao Nguyễn Xuân Phúc – nhân vật đã có thâm niên lâu năm trong Văn phòng chính phủ và có thể đã quá biết, quá hiểu về quốc nạn tham nhũng ODA (nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức) lên tới 40-50% giá trị dự án tại Việt Nam, vẫn có thể "trơ mặt" đến mức đề nghị "các khoản không hoàn lại" với WB.

Còn có thêm một kiểm chứng nữa về hoàn cảnh xin tiền khốn khó.

Mặc dù Trần Đại Quang được chào đón bằng 21 phát đại bác và được đón tiếp với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, đã được đón tiếp bởi Nhà vua Akihito và Hoàng hậu, đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date, đã hội kiến với Thủ tướng Abe, nhưng chuyến công du của nhân vật này đến Nhật Bản vào cuối tháng Năm năm 2018 đã chỉ đạt được một kết quả nhỏ nhoi về ‘xin viện trợ’ : phía Nhật cung cấp thêm khoản viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam trị giá 16 tỉ yên, tương đương 142 triệu USD, cho dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề.

Con số 16 tỷ yen trên chỉ bằng 10% số 160 tỷ yen mà Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam hàng năm, trong 5 tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm.

Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. Nhưng đó chỉ là mức "hợp pháp". Thậm chí tỷ lệ "lại quả" ODA còn lên đến 40% – được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 – 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và "ăn dày" ODA.

Hiện thời, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng hề muốn đả động : những chuyến công du quốc tế của giới chóp bu Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 10 liên tiếp, nợ xấu ngập đầu còn nợ công phi mã đến 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh "ngoại viện" gần như đóng lại.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 30/06/2018

Published in Diễn đàn