Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong thời sự Việt Nam năm 2019, đó là áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông, thể hiện qua vụ Bắc Kinh đưa tàu khảo sát xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

vntq1

Tàu Trung Quốc dùng tốc độ cao, vây ép và đâm vào mạn phải tàu kiểm ngư Việt Nam - Ảnh minh họa

Trong khoảng thời gian từ ngày 04/07 đến 24/10/2019, Trung Quốc đã điều tàu Hải Dương Địa Chất 8 đến tiến hành 4 cuộc khảo sát địa chất trong vùng biển 200 hải lý của Việt Nam, có lúc tiến gần bờ biển tỉnh Phú Yên khoảng hơn 65 hải lý. Trong cùng thời gian đó, tàu Hải Cảnh 35111 của Trung Quốc quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakyryu-5 do một công ty liên doanh Việt – Nga sử dụng tại Lô 06.01 nằm cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý.

Đối với Hà Nội, rõ ràng đây là một mưu toan của Bắc Kinh nhằm biến "vùng biển không tranh chấp" thành "vùng biển tranh chấp", lấy cớ để ngăn chặn các nước ven bờ hợp tác với các công ty dầu khí quốc tế trong khu vực này.

Căng thẳng chỉ giảm bớt sau khi Trung Quốc cho rút tàu khảo sát của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam hôm 23/10. Sau đó, vào cuối tháng 11, một phái đoàn do thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đã qua Bắc Kinh để thảo luận về những vấn đề quan hệ song phương, trong đó có Biển Đông. Bản thông cáo cho biết là phía Việt Nam đã "nêu rõ lập trường" của mình về Biển Đông, nhưng xác định rằng hai bên nhất trí "xử lý thỏa đáng các bất đồng" để duy trì ổn định trong khu vực. Bản thông cáo cũng không đề cập đến vụ Bãi Tư Chính.

Trong bài viết đề ngày 06/12/2019, đăng trên trang mạng East Asia Forum, ông Đỗ Thanh Hải, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, nhận định về căng thẳng Biển Đông năm nay :

"Việt Nam chưa bao giờ loại trừ giải pháp quân sự để phòng thủ, nhưng rõ ràng dùng đến vũ lực có nghĩa là thất bại về ngoại giao. Mặc dù lực lượng quốc phòng đang trong tư thế sẳn sàng chiến đấu, nhưng chính sách của Hà Nội là tận dụng các biện pháp hòa bình. Các quan chức Việt Nam đã gởi hàng chục công hàm phản đối cho phía Trung Quốc. Trong khi các đối tác ASEAN im hơi lặng tiếng về mặt ngoại giao thì bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ra 4 tuyên bố công khai lên án Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS".

Về đối sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vụ Tư Chính, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nhận định :

"Nhiều người cho rằng trong trường hợp này, Việt Nam tương đối đã kềm chế và phản ứng có vẻ yếu ớt hơn rất nhiều so với vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Cũng đã có những chỉ trích nhất định đối với cách ứng xử của Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào phản ứng của hai bên và so sánh với năm 2014, chúng ta có thể hiểu được ít nhiều tại sao lần này Việt Nam lại hành xử như vậy và không có những phản ứng quyết liệt như vào 2014.

Trong trường hợp này, chúng ta có hai lựa chọn. Thứ nhất là điều các tàu Việt Nam ra ngăn chặn, cản trở các hành vi vi phạm của phía Trung Quốc, như trong trường hợp năm 2014. Thứ hai là dùng các biện pháp phản đối ngoại giao và kiên nhẫn chờ Trung Quốc rút tàu vì một lý do nào đó. Có lẻ Việt Nam đã cân nhắc thiệt hơn và cho rằng chọn phương án thứ hai thì hợp lý hơn, vì những lý do như sau :

Nếu sử dụng phương án thứ nhất thì sẽ đẩy căng thẳng lên cao và có thể dẫn tới các phản ứng tiêu cực, như các cuộc biểu tình, bạo loạn chống Trung Quốc năm 2014. Đây là điều Việt Nam rất muốn tránh.

Thứ hai là, trong trường hợp Việt Nam đưa các tàu ra đâm, va vào tàu của Trung Quốc, do tương quan lực lượng thì Việt Nam yếu hơn, số lượng tàu ít hơn, cho nên có thể gây ra các thiệt hại cho lực lượng Việt Nam, mà lại không nhất thiết dẫn đến các kết quả mà Việt Nam mong muốn.

Thứ ba, tôi nghĩ cũng là nguyên nhân quan trọng, đó là so với vụ Trung Quốc năm 2014 hạ đặt giàn khoan lên vùng biển của Việt Nam, trường hợp tàu khảo sát của Trung Quốc, mặc dù đi ra đi vào rất là ngang nhiên, trắng trợn, nhưng hành động khảo sát ấy không nghiêm trọng bằng việc hạ đặt giàn khoan, không tới mức mà Việt Nam phải hành động cứng rắn.

Như chúng ta đã thấy, sau hơn 3 tháng thì Trung Quốc đã rút tàu khảo sát và tình hình đã trở lại nguyên trạng như lúc trước khi xảy ra vụ việc. Mặc dù vậy, rất có nhiều khả năng là trong thời gian tới, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động gây hấn, xâm phạm vùng biển Việt Nam. Việt Nam cũng phải suy nghĩ thêm những cách đối phó khác hiệu quả hơn những sự vi phạm trở lại của Trung Quốc đối với các vùng biển của Việt Nam".

Căng thẳng Việt Trung đã lên cao đến mức mà vào đầu tháng 11 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tuyên bố, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, chính phủ Việt Nam có thể sẽ sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây cũng là đòi hỏi của công luận Việt Nam trong những tháng qua. Thế nhưng, vì sao Hà Nội chưa đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp giải thích :

"Lựa chọn về mặt pháp lý, tức là đưa Trung Quốc ra một tòa trọng tài quốc tế để phân xử vẫn là lựa chọn mà Việt Nam đang suy nghĩ, cân nhắc và tôi hiểu là cũng cần có một sự chuẩn bị nhất định. Tuy nhiên, trong vụ Tư Chính cũng như trong các vụ việc khác, Việt Nam vẫn kềm chế và chưa áp dụng biện pháp này.

Thứ nhất, kiện về vấn đề nào, kiện ở tòa án nào vẫn là vấn đề còn gây tranh cãi và có thể là chưa có sự đồng thuận trong phía Việt Nam để làm sao phương án này mang lại hiệu quả tối ưu cho Việt Nam, đồng thời giảm thiểu những hệ lụy về mặt chính trị, về mặt pháp lý mà Việt Nam có thể phải gánh chịu.

Thứ hai, biện pháp pháp lý, cho dù có thể mang lại chiến thắng cho Việt Nam, nhưng tác dụng thực tế có thể không như mong đợi. Chúng ta có thể nhìn vào vụ Philippines kiện Trung Quốc. Mặc dù Philippines thắng kiện, nhưng điều đó không mang lại tác dụng tích cực, tức thì cho phía Philippines và Trung Quốc vẫn tiến hành các vi phạm như chưa từng có phán quyết đó.

Trong trường hợp của Việt Nam cũng vậy, nếu Việt Nam thắng kiện thì chưa chắc đã đảo ngược được tình thế và Trung Quốc sẽ tiếp tục làm ngơ phán quyết đó và tiếp tục vi phạm các vùng biển của Việt Nam. Trong khi đó, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc thì sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi rất nhiều. Tôi nghĩ phía lãnh đạo Việt Nam chưa sẳn sàng chấp nhận rũi ro này, vì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy, nhiều tác động mà có thể phía Việt Nam chưa lường trước được hoặc chưa sẳn sàng để đối phó.

Việt Nam vẫn tiếp tục cân nhắc hành động pháp lý, nhưng đang trì hoãn thời điểm để thực hiện biện pháp đó và có thể sử dụng trong bối cảnh tương lai, khi mà thời điểm đã chín mùi hoặc là khi mà Việt Nam không có lựa chọn nào khác khả dĩ hơn để đối phó với các vi phạm của Trung Quốc".

Sách trắng quốc phòng mới của Việt Nam được công bố vào tháng 11 cũng phản ánh mối lo ngại về nguy cơ Trung Quốc xâm lăng, như nhận định của chuyên gia phân tích cao cấp Lê Thu Hương, thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) trong một bài viết đăng trên trang mạng Foreign Policy ngày 06/12/2019.

Theo nhận xét của bà Lê Thu Hương, Sách trắng Quốc phòng đầu tiên từ 10 năm qua không nêu chi tiết về những thay đổi trong cơ cấu và tổ chức lực lượng quân sự Việt Nam và chỉ nói sơ qua về chi tiêu quân sự tính theo tỷ lệ trên GDP. Nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là Sách trắng này nói rõ về bối cảnh chiến lược và chiến lược quốc gia để bảo vệ Tổ quốc.

Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông là một những yếu tố đe dọa đến ổn định, hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Tuy vẫn tránh gọi đích danh bất cứ quốc gia nào, nhưng so với Sách trắng 2009, tài liệu mới nêu rõ :

"Những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe dọa hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực".

Chuyên gia Lê Thu Hương còn ghi nhận một điểm mới trong Sách trắng Quốc phòng 2019 : "Việt Nam không chấp nhận hợp tác quốc phòng dưới áp lực hoặc dưới những điều kiện áp đặt nào". Điều này có nghĩa là Việt Nam bác bỏ mọi quan hệ đối tác bất lợi cho mình và khẳng định quyền tự chủ trong quyết định về các mối quan hệ quốc phòng và về các lợi ích an ninh, nhưng vẫn để mở cửa cho các hợp tác thân thiện để bảo vệ biên giới trên biển cũng như trên bộ. Lập trường này ngầm bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, vốn chỉ muốn giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương, không chấp nhận các giải pháp đa phương, cũng như sự can dự của một nước thứ ba, như Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc gia tăng áp lực lên Việt Nam càng khiến Hà Nội xích gần lại Washington, nhưng Việt Nam trong thời gian tới sẽ vẫn duy trì chính sách "ba không", theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp :

"Theo tôi, Việt Nam vẫn kiên trì chính sách "ba không", như Sách trắng Quốc phòng 2019 vừa đề cập. Nhưng đó là về mặt chính thức, còn trên thực tế Việt Nam không để cho chính sách "ba không"ràng buộc, trói tay mình trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác khác, để giúp Việt Nam có một ưu thế chiến lược tốt hơn trên Biển Đông và có thể cân bằng lại các sức ép của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong thời gian qua, một mặt Việt Nam vẫn duy trì và tuyên truyền chính sách "ba không", mặt khác vẫn kiên trì mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác quốc phòng với một số cường quốc chủ chốt, có chung các lợi ích chiến lược với Việt Nam trên hồ sơ Biển Đông, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cả hai nước này đều đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc xây dựng năng lực hàng hải để giúp Việt Nam đối phó tốt hơn với Trung Quốc trên Biển Đông. Những nước này cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trên mặt trận ngoại giao, cung cấp cho Việt Nam những sự hỗ trợ cần thiết khi Trung Quốc o ép Việt Nam trên Biển Đông.

Tôi nghĩ là trong thời gian tới, xu hướng này sẽ tiếp tục. Việt Nam sẽ cố gắng thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược với các cường quốc này, đặc biệt Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn muốn giữ sự cân bằng giữa Trung Quốc với Mỹ và các cường quốc khác, cũng như do các cam kết của Việt Nam với chính sách "ba không", mặc dù thúc đẩy quan hệ với các cường quốc, nhưng Việt Nam sẽ cố gắng thận trọng về tốc độ, cũng như phạm vi hợp tác, để làm sao vừa nâng cao vị trí chiến lược của mình, đặc biệt là trên Biển Đông, vừa bảo đảm là không bị Trung Quốc nhìn nhận là đã từ bỏ chính sách "ba không" hoặc chọn nghiêng về phía Mỹ và các đồng minh để chống lại Trung Quốc.

Đây sẽ là xu hướng tiếp diễn trong những năm tới và là một sự lựa chọn không hề đơn giản, sẽ có nhiều khó khăn, thử thách đối với Việt Nam trong thời gian tới".

Nhưng Hà Nội cũng ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ thế cân bằng giữa hai siêu cường quốc đối địch, đó là nhận định của tờ Asia Times trong một bài viết đăng ngày 04/12/2019.

Lý do là vì, theo Asia Times, Trung Quốc rõ ràng là gây áp lực ngày càng mạnh để buộc Việt Nam từ bỏ các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời ngưng thăm dò dầu khí tại các vùng đang tranh chấp. Nhưng đồng thời, Hoa Kỳ cũng phản ứng mạnh mẽ hơn trước những mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh ở khắp vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Trong các Sách trắng quốc phòng do Lầu Năm Góc công bố, Trung Quốc ngày càng bị chỉ đích danh là kẻ thù của Mỹ.

Nếu Hà Nội không còn giữ tư thế trung lập và ngả theo Trung Quốc nhiều hơn thì họ gần như chắc chắn là sẽ phải từ bỏ một số yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, và đổi lại Bắc Kinh chắc là sẽ hứa gia tăng đầu tư và trao đổi mậu dịch với Việt Nam.

Cũng theo Asia Times, về mặt chính trị, ngả hoàn toàn theo Trung Quốc sẽ làm xấu đi hình ảnh của đảng đối với người dân, vốn có tinh thần chống Trung Quốc ngày càng mạnh. Chơi với Mỹ mất chế độ, chơi với Trung Quốc mất nước. Nhưng theo Asia Times, ngả hẳn theo Trung Quốc thật ra sẽ khiến chế độ cộng sản sụp đổ hơn là ngả hẳn theo Mỹ.

Tuy nhiên, Hà Nội chắc là vẫn nghi ngại không biết Hoa Kỳ có sẽ bảo vệ Việt Nam trong trường hợp xung đột vũ trang với Trung Quốc hay không. Nhiều người trong khu vực vẫn còn nhớ là vào năm 2012, Washington đã không có phản ứng gì khi Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, một đồng minh đã ký hiệp định phòng thủ với Hoa Kỳ.

Nguồn : RFI tiếng Việt, 13/12/1019

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng Mỹ đả kích thái độ thực sự thù địch của Trung Quốc (RFI, 31/10/2019)

Trong một phát biểu tại trung tâm tham vấn Hudson Institute -New York ngày 30/10/2019, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không ngần ngại tố cáo thái độ "thực sự thù địch" của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, đồng thời cam kết sẽ tăng cường áp lực lên Bắc Kinh trên nhiều mặt trận.

my1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đả kích thái độ thù nghịch của Trung Quốc.Angerer/Getty Images/AFP Drew Angerer / GETTY IMAGES NORTH AMERI

Nhân một buổi dạ tiệc có sự tham gia của Henry Kissinger, người đã đàm phán việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung đầu thập niên 1970, ngoại trưởng Pompeo công nhận Hoa Kỳ ngày nay "rốt cuộc đã nhận thức được mức độ "thực sự thù địch" của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với nước Mỹ và các giá trị của nước Mỹ".

Ông Pompeo đã nêu bật chiến dịch đàn áp của Trung Quốc đối với phong trào biểu tình dân chủ ở Hồng Kông và hành vi bắt giam người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương để cho rằng Bắc Kinh đang tìm kiếm quyền thống trị thế giới.

Đối với ngoại trưởng Mỹ,"Đảng cộng sản Trung Quốc đang cung cấp cho người dân nước họ và thế giới một mô hình quản trị hoàn toàn khác - đó là một chế độ do một đảng Lênin-nít lãnh đạo, trong đó mọi người phải suy nghĩ và hành động theo ý muốn của giới tinh hoa cộng sản".

Ông Pompeo khẳng định : "Đó không phải là một tương lai mà tôi mong muốn... và đó không phải là một tương lai mà những người yêu tự do tại Trung Quốc" mong muốn.

Tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông và hành vi bức hiếp các láng giềng của Trung Quốc trong đó có Việt Nam cũng được ông Pompeo nêu bật khi ông tỏ ý tiếc rằng Washington từ lâu đã quá dễ dãi với Trung Quốc với hy vọng là nước này sẽ thay đổi :

"Chúng ta (tức là nước Mỹ) đã chần chờ và đã làm quá ít so với những gì cần phải làm khi Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines và khi họ đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông".

Bên cạnh những lời đả kích nặng nề kể trên, ngoại trưởng Mỹ Pompeo vẫn khẳng định rằng Washington không tìm kiếm sự đối đầu với Bắc Kinh mà vẫn muốn khuyến khích một Trung Quốc "tự do hóa" hơn hiện nay.

Bài đả kích Trung Quốc của ngoại trưởng Mỹ, đưa ra một tuần sau những lời tố cáo Bắc Kinh được cho là rất nặng nề của phó tổng thống Mỹ Mike Pence, sẽ không dừng ở đây.

Theo chính lời ông Pompeo, trong những tháng tới đây, ông sẽ tiếp tục có một loạt bài phát biểu tố cáo Bắc Kinh trong mọi lãnh vực, từ ý thức hệ, thương mại, cho đến những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tại Hoa Kỳ.

Ngay sau các tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 31/10/2019 đã tố cáo những lời tấn công đầy ác ý nhắm vào Trung Quốc và Đảng cộng sản đương quyền. Bắc Kinh cho rằng mọi mưu toan nói xấu hay cản trở sự phát triển của Trung Quốc sẽ thất bại.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhận định, những tuyên bố ông Pompeo phản ánh tâm trạng sợ hãi, tính kiêu ngạo và phơi bày một tư duy chống cộng.

Mai Vân

******************

Đô đốc Mỹ lên án Trung Quốc không ngừng quân sự hóa Biển Đông (RFI, 20/10/2019)

Bắc Kinh tiếp tục tăng cường lực lượng tại Biển Đông, đe dọa con đường hàng hải chiến lược và nhiều nước trong đó có các đồng minh của Hoa Kỳ. Trên đây là tuyên bố của đô đốc John Aquilino, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong cuộc họp báo tại New Delhi, được báo chí Ấn Độ loan tải hôm nay 30/10/2019.

my2

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và các chiến hạm hộ tống thuộc hạm đội 7 hoạt động trong vùng Biển Đông, ngày 06/10/2019. (Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp cho AFP)Hải quân Mỹ/ AFP

Trong bối cảnh hải quân ba nước trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản chuẩn bị cuộc tập trận thường niên Malabar, đô đốc John Aquilino đến thăm Bộ Tư Lệnh hải quân Ấn Độ và các viên chức cao cấp trong bộ Quốc Phòng.

Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết đã thảo luận với tư lệnh hải quân Ấn Độ Karambir Singh về kế hoạch "hợp tác, chia sẻ thông tin giữa hải quân hai nước". Hai bên có cùng quan điểm về tôn trọng luật pháp quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho mọi quốc gia cùng phát triển.

Đô đốc John Aquilino đã trực tiếp lên án Trung Quốc chỉ biết quyền lợi riêng, lấn át chủ quyền các nước Đông Nam Á ở Biển Đông đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương khẳng định chính mắt ông chứng kiến Trung Quốc hù dọa các nước phương nam, biến các bãi đá ngầm thành tiền đồn, "ngang nhiên thách thức các nước trong đó có đồng minh và bạn của Hoa Kỳ"". Tham vọng của Bắc Kinh không giới hạn ở đó mà còn dòm ngó đến Ấn Độ Dương.

Trong xu hướng này, không loại trừ khả năng hàng không mẫu hạm Trung Quốc và tàu ngầm sẽ tìm cách xâm nhập Ấn Độ Dương. Đô đốc Mỹ cho biết là hải quân Mỹ-Ấn Độ, từ lâu nay, đã tiến hành nhiều cuộc tập trận phối hợp hàng không mẫu hạm hai nước để bảo vệ tự do. Trái lại, lực lượng hải quân, tên lửa Trung Quốc là mối đe dọa cho các nước yêu chuộng tự do.

Tú Anh

*******************

Thứ trưởng Mỹ hối thúc ASEAN thách thức Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (VOA, 31/10/2019)

Thứ trưởng Ngoi giao M đc trách Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, hôm th Năm hi thúc các nước Đông Nam Á đang t tu ti Bangkok vào cui tun này, hãy mnh m đng lên chng hành đng ca Trung Quốc, quân s hóa các vùng bin tranh chp trong Bin Đông.

my3

Thứ trưởng Ngoi giao M đc trách Đông Á-Thái Bình Dương David Stilwell. (Facebook US Consulate General Ho Chi Minh City)

Cùng lúc, ông Stilwell tìm cách giảm nh các quan tâm ca Bc Kinh v s hin din ca Hoa Kỳ trong khu vc.

Lên tiếng ti mt din đàn Malaysia, ông Stilwell nói khái nim v mt khu vc n Độ-Thái Bình Dương rng m không phi là mt đng thái nhm bành trướng v thế hàng đu ca M trong khu vc, mà nó phn ánh s dn thân lâu dài ca Washington, cam kết giúp cho khu vc tr nên thnh vượng.

Các nước láng ging nh hơn ca Trung Quc, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia đang thách thc các tuyên b ca Bc Kinh đòi ch quyn trên hu ht Bin Đông, mt vùng bin có tm quan trng chiến lược. Bc Kinh khng đnh ch quyn vùng bin này bng cách xây 6 đo nhân to, đy đ vi phi đạo dành cho máy bay quân sự, h thng phòng th tên la và các tin đn.

Đang trên đường ti Bangkok đ d các hi ngh cp cao vi 10 nước thành viên ASEAN, ông Stilwell nói t chc khu vc này l ra phi cưỡng li mnh m hơn các đng thái ca Trung Quc, quân sự hóa Bin Đông.

Ông nói :

"Đấy là sân sau ca quý v, khu vc nhà ca quý v. Vit Nam đã làm tt khi thách thc các hành vi ca Trung Quc. Thiết nghĩ, vi khái nim tp trung ca ASEAN, t chc khu vc này l ra phi cùng Vit Nam chng li nhng hành động gây bt n, nh hưởng ti an ninh khu vc".

Dự kiến v tranh chp ch quyn Bin Đông s li là mt ngun gây xích mích ti các cuc hp Bangkok vào cui tun này. Cho ti nay, ASEAN đã tht bi, không đưa ra được mt lp trường mnh m v vn đ này, do s chng đi ca các đng minh ca Trung Quc, như Campuchia.

Ông Stilwell nói một b Quy tc ng x trên bin đang được thương thuyết gia Trung Quc và ASEAN phi tuân th Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin đ bo v các quyn li kinh tế ca các nước nh, đng thi bo đm các nước được s dng các vùng biển trong trt t.

Toà Bạch c trước đó loan báo rng C vn An ninh Quc gia Robert C. O’Brien và B trưởng Thương mi Wilbur Ross s thay mt Tng thng Donald Trump ti hai hi ngh thượng đnh khu vc. Đng thái này có phn chc s được các nước Đông Nam Á din gii như th hin s thiếu quan tâm ti khu vc ca Washington vào mt thi đim khi mà nh hưởng và đu tư ca Trung Quc đang gia tăng nhanh chóng.

Hôm thứ Tư, B trưởng Ngoi giao M Mike Pompeo cũng dùng nhng li l mnh m đ ch trích Đng cộng sản Trung Quc, nói rng Bc Kinh đang quyết tâm thng tr thế gii, và cn phi b thách thc.

Ông Pompeo đưa ra nhng phát biu này, bt chp chính quyn Tng thng Trump đang trông đi ký kết giai đon đu ca mt tha thun nhm chm dứt chiến tranh thương mi vi Trung Quc trong tháng ti.

Ông Pompeo nói Hoa Kỳ trân quý tình bạn vi nhân dân Trung Quc, nhưng chính quyn nước này đã tìm cách gây khó khăn cho Hoa Kỳ và thế gii, và tt c các nước cn phi sát cánh đ trc din vi nhng thách thc đó.

Ông Pompeo nói : "Tiếp tc làm ngơ nhng s khác bit căn bn gia hai th chế, và tác đng ca nhng khác bit y đi vi an ninh quc gia M, không còn là thái đ thc tin. "

(Theo AP và Reuters)

****************

Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc ‘lấy thịt đè người’ đối với Việt Nam (VOA, 25/10/2019)

Trong bài phát biểu bao quát v các quan hệ M-Trung ti Trung tâm Woodrow Wilson, mt trung tâm nghiên cu–tư vn phi đng phái hôm qua, 24/10/2019, Phó Tng thng Mike Pence t cáo cách hành x ‘ngày càng hung hăng’ ca Trung Quc, gây mt n đnh nhiu hơn cho khu vc trong năm qua.

my4

Phó Tổng thng Mike Pence phát biu v TQ hôm 24/10/2019

Phó Tổng thng M nói 1 năm trước, ông có đ cp đến các chính sách ca Trung Quc ‘xâm hi các li ích và các giá tr ca M’, trong đó có các hành đng bành trướng quân s, đàn áp tôn giáo, xây dng mt nhà nước kim soát nht c nht đng ca dân, bên cnh những chính sách không nht quán ca Trung Quc, bt công cho các nước đi tác thương mi, trong đó có M.

Về vn đ Bin Đông, Phó Tổng thống Mike Pence t Bc Kinh nói mt đàng làm mt no vì sau khi tuyên b ti Vườn Hng Toà Bch c năm 2015, rng "Bc Kinh không có ý định quân s hóa Bin Đông", Trung Quc sau đó đã trin khai phi đn tiên tiến chng hm và đi không ti các căn c quân s được xây dng trên nhng hòn đo nhân to trong Bin Đông.

Ông Pence nói : "Bắc Kinh đã gia tăng s dng nhng tàu mà h nói là ca ‘dân quân bin’ đ thường xuyên da nt các thy th và ngư dân Philippines và Malaysia". Và ông chỉ trích Trung Quc bt nt Vit Nam trong v tranh chp ch quyn Bin Đông.

Ông nói : "Cảnh sát bin Trung Quc đã c ly tht đè người đ ngăn cn Vit Nam khoan du khí ngoài khơi trong vùng bin ca chính Vit Nam".

Ông Derek Grossman, chuyên gia cao cấp thuc Trung tâm Chính sách Châu Á-Thái Bình Dương, RAND Corporation, chia s bài phát biu ca Phó Tng thng M trên trang Twitter ca ông, và bình lun : "Vic Trung Quc bt nt Vit Nam Bin Đông đã được Phó Tng thống M nêu bt hôm nay. Không có mt nước nào đng lên đ bo v Vit Nam như vy".

Trong bài phát biểu, ông Mike Pence cũng nhc đến các bn tin nói rng Bc Kinh đã ký mt tha thun bí mt đ thành lp mt căn c hi quân ti Campuchia, và cũng đang ngắm nghé nhiu đa đim trên Đi Tây Dương đ lp căn c hi quân.

Ngoài ra, Phó Tổng thng M cũng đ cp ti các vn đ ni cm khác liên quan ti Trung Quc trong quan h M-Trung, như vn đ Đài Loan và Hong Kong, và cuc thương chiến vn kéo dài vi Hoa Kỳ.

Ông Pence khẳng đnh M không tìm cách kim hãm s phát trin ca Trung Quc, mà mưu tìm các quan h có tính xây dng vi các nhà lãnh đo Trung Quc, như đã có vi nhân dân Trung Quc trong sut nhiu thế h qua.

Ông nói người M tuyt đi tin tưởng rng Hoa Kỳ và Trung Quc có th, và phi tn lc làm viêc đ có th "chia s mt tương lai hòa bình và thnh vượng. Nhưng ch có đi thoi thành thc và thương thuyết có thin chí mi có th biến tương lai y thành hiện thực".

Published in Châu Á

Có thể có khả năng hãng dầu mỏ khổng lồ của Hoa Kỳ thoái vốn khỏi dự án Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ đô la ở Biển Đông.

exxon1

Khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) khoanh tròn màu đỏ. Hình : Wikimedia Commons

Có tin đồn rằng tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã sẵn sàng rút khỏi dự án Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ đô la bao gồm mỏ khí đốt lớn nhất Việt Nam ở Biển Đông.

Blogger Huy Đức tuyên bố rằng ExxonMobil đã thông báo cho chính phủ Việt Nam vào ngày 28 tháng 8 rằng họ có kế hoạch bán 64% cổ phần của mình trong dự án Cá Voi Xanh dự kiến sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2023.

Trước đó, nhà phân tích thị trường dầu mỏ Tim Daiss đã viết rằng các chuyên gia năng lượng Việt Nam có cùng ý kiến rằng Bắc Kinh rất có thể chuẩn bị thách thức hoặc ít nhất là gây áp lực lên dự án Cá Voi Xanh với bài báo có tiêu đề "Bắc Kinh sẽ đá ExxonMobil ra khỏi Biển Đông ?".

ExxonMobil chưa bình luận công khai về tn đồn này. Nhưng nếu ExxonMobil thực sự đang tìm cách thoái vốn và bỏ chạy khỏi dự án Cá Voi Xanh, câu hỏi sẽ được đặt ra là đó là quyết định thương mại hay được do áp lực của Trung Quốc.

Nhưng việc công ty Mỹ rời bỏ đi có thể sẽ đánh dấu hợp đồng thứ tư bị một công ty nước ngoài huỷ bỏ sau bao nhiêu năm thăm dò do Hà Nội nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc đã gây áp lực buộc Việt Nam ngừng khai thác dầu khí hợp tác với các công ty nước ngoài trong các khu vực hàng hải đang tranh chấp. Căng thẳng gia tăng trong những tuần gần đây khi các tàu Trung Quốc và Việt Nam đối đầu tại Bãi Tư Chính.

Liên doanh Việt-Nga Rosneft cũng hiện đang thăm dò dầu khí trong khu vực.

Trong năm 2017 và 2018, Hà Nội đã hủy bỏ các dự án thăm dò dầu khí với các công ty nước ngoài, bao gồm cả với Repsol của Tây Ban Nha vì áp lực của Bắc Kinh và các mối đe dọa quân sự ở quần đảo Trường Sa.

Các nhà phân tích cho biết, việc triển khai lực lượng dân binh hàng hải và tàu vũ trang vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền chỉ là một cách để Bắc Kinh cố gây áp lực và dồn Hà Nội vào chân tường.

Trong Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông đang được đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bắc Kinh muốn các thành viên ASEAN đồng ý với điều khoản hoạt động kinh tế trong khu vực hàng hải sẽ không được tiến hành hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

Như vậy, nếu ASEAN đồng ý với bộ quy tắc ứng xử này thì các công ty Việt Nam sẽ không thể hợp tác được với các công ty Nga hay Mỹ để khai thác dầu khí trên biển. Có ý kiến cho rằng là chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới Việt nam có có thể có ý định loại bỏ điều khoản này ra khỏi bộ quy tắc ứng xử.

Rex Tillerson, cựu giám đốc điều hành của ExxonMobil, từng giữ chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Tuy nhiên, nếu ExxonMobil có kế hoạch rút lui khỏi mỏ Cá Voi Xanh vì áp áp lực của Trung Quốc, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ không thừa nhận họ biết gì về việc này.

Vào ngày 22 tháng 8, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus tuyên bố công khai rằng các công ty của Hoa Kỳ là những người tiên phong thế giới trong việc thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm cả ngoài khơi và ở Biển Đông. Do đó, Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hoặc ép buộc các nước đối tác từ chối hợp tác với các công ty không phải công ty Trung Quốc, hoặc nói cách khác là quấy rối các hoạt động hợp tác của họ.

Khi tin đồn lan nhanh dữ dội, một lời giải thích ít giật gân hơn áp lực của Trung Quốc là ExxonMobil đang suy nghĩ lại về khả năng thương mại của dự án tại thời điểm họ đang cắt giảm chi phí và xử lý tài sản trên toàn thế giới.

ExxonMobil gần đây đã tuyên bố rằng họ đang thoái vốn một số tài sản trị giá 15 tỷ đô la. Tuần trước, Reuters đã đưa tin họ muốn thu lại 4 tỷ đô la bằng cách thoái vốn khỏi các dự án ở Na Uy. Vào giữa tháng 8, có thông tin ExxonMobil cũng sẽ bán cổ phần trong các dự án Biển Bắc ở Anh.

Có thể có những lý do thương mại chính đáng để ExxonMobil rời khỏi dự án Cá Voi Xanh. Một số nhà phân tích cho rằng trữ lượng khí đốt của mỏ khí đặc biệt nhiều carbon dioxide, hạn chế việc sử dụng nhiên liệu chiết xuất của công ty và không thân thiện với môi trường.

Vấn đề tài chính của đối tác trong nước – Tập đoàn Dầu khí (PVN) – cũng có thể là một yếu tố khiến họ phải rút đi. PViệt Nam cạn kiệt tài chính rất khó có thể mua cổ phần cảu ExxonMobil trong liên doanh nếu họ thoái vốn.

Ngoài ra còn có khả năng ExxonMobil không có kế hoạch thoái vốn, mà là gây áp lực cho chính phủ Việt Nam thực hiện và thay đổi chính sách cũng như thúc đẩy phê duyệt các phần trọng yếu của dự án.

Tình trạng dự án sẽ trở nên rõ ràng hơn khi Nguyễn Phú Trọng tới Washington vào cuối năm nay, rất có thể là vào tháng Mười. Đã có những gợi ý rằng các quan chức cấp cao của PViệt Nam và Tổng công ty sản xuất thăm dò dầu khí sẽ đi cùng với ông Trọng đi Mỹ.

Ngày 10 tháng 9 Bill Hayton, thuộc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương của Chatham House London tuyên bố "Điều này nghe có vẻ giống như vấn đề thương mại (của ExxonMobil) để bán tài sản hoặc từ văn phòng khu vực (có giá tốt hơn cho khí đốt) - chứ không phải do áp lực chính trị của Bắc Kinh."

Tuy nhiên, không thể bác bỏ hoàn toàn âm mưu địa chính trị.

Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, đã dự đoán vào ngày 17 tháng 8 rằng nếu Bắc Kinh không nghĩ rằng tiến trình quấy rối việc thăm dò dầu hoả của Việt Nam với Rosneft gần Bãi Tư Chính có hiệu quả thì có thể họ sẽ khiêu khích nơi khác liền kề với đường chín vạch như mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil.

Hồi tháng trước ông Thayer cho hay Trung Quốc sẽ không chuyển sang leo thang căng thẳng mạnh đến mức gây áp lực liên tục lên Hà Nội, Manila và Kuala Lumpur để chứng minh rằng có rất ít ba quốc gia này không thể làm để chống lại Trung Quốc được. "Trung Quốc tìm cách chứng minh rằng không có quốc gia nào có thể dựa vào Hoa Kỳ hoặc cộng đồng quốc tế giúp đỡ họ," ông Thayer tuyên bố.

Bennett Murray, Chánh văn phòng của Deutsche Presse-Agentur Hà Nội, đã viết vào tháng 8 rằng Việt Nam "liên kết ngành công nghiệp dầu khí với chính trị quyền lực lớn có thể là cơ hội tốt nhất để bám vào việc khoan thăm dò một số mỏ khí trong đường chín đoạn.

Ông đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của Hà Nội trong việc duy trì sự quan tâm của ExxonMobil ở mỏ Cá Voi Xanh, mà ông lưu ý là "bị kẹp ngoài khơi Đà Nẵng, giữa ranh giới thềm lục địa và đường chín đoạn."

Nếu thực sự ExxonMobil đang tìm cách thoái vốn và chạy khỏi dự án trị giá hàng tỷ đô la - ngay cả vì lý do tài chính, không phải địa chính trị - thì việc đó sẽ thể diện cho một cú đấm vào mối quan hệ Mỹ-Việt tại thời điểm quan trọng về chiến lược địa lý này. Bây giờ hơn bao giờ hết, Hà Nội đang tìm kiếm các cam kết của Washington rằng họ sẽ đứng về phía Việt Nam trong bất kỳ cuộc đối đầu vũ trang nào với Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.

exxon2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 2 năm 2019. Ảnh : AFP thông qua Thông tấn xã Việt Nam

Washington, tuy nhiên, đang phát đi tín hiệu hỗn hợp. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ hơn nữa dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, mối quan hệ sâu sắc được Tổng Thống tiền nhiệm Barack Obama xây dựng. Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi nói bất cứ điều gì quan trọng về quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á.

Nhưng Trump vẫn tỏ ra khó chịu vì thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ, khi có tin Hà Nội đang cho phép hàng hóa Trung Quốc được dán nhãn lại và tái xuất dưới dạng hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Đáp lại, ông Trump đã đề cập đến quốc gia này vào tháng 6 như là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong một cuộc phỏng vấn báo chí.

exxon3

Tập ảnh công nhân Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khoan dầu trong một tập tin ảnh. Ảnh : Facebook

Tuy nhiên, chính phủ Trump đã phản ứng kiên quyết với các động thái gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ortagus chỉ trích Trung Quốc thực hiện một loạt các bước gây hấn để can thiệp vào các hoạt động kinh tế lâu nay của Việt Nam .

Sự tham gia của Nga tại Bãi Tư Chính đã làm phức tạp thêm tình hình. Sự đe dọa của Trung Quốc gần nơi này nhằm gây sức ép buộc Việt Nam hủy bỏ thăm dò dầu khí chung với Rosneft.

Chính phủ Nga sở hữu 50% cổ phần Rosneft, hai cổ đông lớn thứ hai và thứ ba là BP và Qatari QH Oil. Công ty Gazprom của Nga và Zarubezhneft hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước cũng tham gia vào các dự án dầu khí với Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

Có tin đồn rằng ExxonMobil có thể tìm cách bán cổ phần của họ trong dự án Cá Voi Xanh cho Rosneft.

Tổng thống Nga Vladimir Putin không cho ý kiến về các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng điều này có thể thay đổi khi lợi ích năng lượng của Moscow cũng chịu áp lực của Bắc Kinh trong khu vực này.

Ông Murray cho rằng " Ở khu vực Repsol, một công ty tư nhân của một cường quốc nhỏ là Tây Ban Nha không liên quan gì đến địa chính trị của họ, Nga có thể sẽ đóng vai cường quốc chính trị cổ lỗ để bảo vệ dòng tiền cho nhà nước Nga." . Mặc dù Nga có thể không chính thức đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp, nhưng các công ty của họ là những công ty duy nhất hiện đang khai thác dầu khí tại quốc gia này bên trong đường chín đoạn".

Ông Thayer nói rằng khi các bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vàSergei Lavrov của Nga đã gặp nhau tại Bangkok trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh khu vực vào tháng 8, Vương Nghị đã yêu cầu Rosneft ngừng các hoạt động với Việt Nam tại Bãi Tư Chính, một yêu cầu mà Lavrov đã từ chối về mặt ngoại giao.

David Hutt

Nguyên tác : Chinese pressure may drive ExxonMobil from Vietnam, AsiaTimes, 13/09/2019

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 15/09/2019

Published in Diễn đàn