Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ công chiến lược "Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở" (FOIP) là Hoa Kỳ, nhưng triển khai chiến lược hẳn nhiên cần tới Bộ tứ (Quad). Đến lượt nó, Quad lại cần sự chống lưng của các đồng minh và đối tác mới nổi. Trên tương quan ấy, một trong những ý nghĩa nổi bật của chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm Theodore Roosevelt là sự hội tụ lợi ích về Biển Đông giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

11111111111111111111

Nhóm tàu tác chiến USS Theodore Roosevelt đến cảng Đà Nẳng ngày 5/3/2020 - Courtesy of the US Embassy in Vietnam

Truyền thông Việt Nam dường như nhận được chủ trương thống nhất là hạ thấp tầm quan trọng của sự kiện tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng từ 5 - 9/3. Cho đến hết đêm 6/3 (giờ Việt Nam), một vài trang mạng chủ chốt có đưa tin nhưng tránh bình luận. Đặc biệt chương trình Truyền hình trung ương về lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam chiều 5/3 khá sơ sài. Phía dưới chương trình có dòng chữ "Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online !" nhưng khi cho con trỏ vào đấy, ta nhận được một chương trình khác (?) Điều này không hoàn toàn khó hiểu, vì chẳng ai dại gì đi "chọc tức" Trung Quốc những ngày này…

Cách đây hai năm, lúc mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng, thì bốn ngày sau, khi chiếc mẫu hạm ấy rời Đà Nẵng, Ngoại trưởng Vương Nghị mới tố cáo "các thế lực bên ngoài tìm cách khuấy động tình hình yên ổn của khu vực". Ông Vương tuyên bố : "Việc phái một chiến hạm với đầy đủ vũ khí và phi cơ đến để phô trương sức mạnh đã trở thành nguyên do lớn nhất gây xáo trộn cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông". Còn lần này, USS Theodore Roosevelt mới vào, chưa kịp tổ chức lễ đón, thì ngay ngày đầu tiên, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải Trung Quốc - ASEAN tại Đại học Dân tộc Quảng Tây Ge Junliang đã nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik : "Mỹ hy vọng Việt Nam có thể trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược Ấn Thái Dương". Theo trang Sputnik, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực khiến Trung Quốc lo lắng như một mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc có thể tính đến việc đáp trả.

Khác với chuyến cập cảng Đà Nẵng lần đầu tiên của mẫu hạm Carl Vinson (ngày 5/3/2018), lần này tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cùng với tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG 52) tháp tùng, ghé thăm Đà Nẵng có nhiều ý nghĩa thời sự nóng hổi hơn trong quan hệ song phương lẫn đa phương của Việt Nam. "Cuộc hôn nhân vì lợi" Việt - Mỹ diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ đang cần Biển Đông để vừa kiềm chế Trung Quốc, vừa khẳng định cam kết của mình đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực, trong khi Việt Nam cần sức mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Ý nghĩa song phương, đa phương cùng hội tụ trong sự giao thoa giữa những lợi ích chiến lược này. Ngoài ra, chuyến thăm của hải quân Mỹ phần nào cũng nói lên triển vọng của các mối bang giao "gắn kết" và " thích ứng". Quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam từ nay có thể dẫn đến các ý nghĩa và hệ quả :

Ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất, bang giao Việt - Mỹ có thể đi vào khúc quanh mới. Nói như thế này không phải để thổi phồng, mà là để thấy rõ hơn bối cảnh của chuyến thăm giữa những biến động địa chính trị trong khu vực, trên toàn cầu và những biến động đã/đang xẩy ra trong bang giao Việt - Trung, đặc biệt là những tiến triển bất định và bất toàn về mọi mặt từ nay đến cuối năm. Quả thật, chuyến thăm của mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có thể mở ra một giai đoạn "đột phá", nếu hai nước tiếp tục giữ được nhịp độ cải thiện quan hệ như hiện nay. Đặc biệt, hai bên Việt Mỹ bắt đầu coi trọng hơn những lợi ích sát sườn cũng như những ưu tiên chiến lược của nhau. Không chỉ trên ngôn ngữ ngoại giao mà quan hệ sẽ ngày càng đi vào thực chất hơn. Mỹ cần triển khai mạnh mẽ sự hiện diện trên Biển Đông thông qua các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP), còn Việt Nam cần giữ cho tình hình Biển Đông đừng xấu hơn những năm qua. Mỹ có chiều hướng giảm nhẹ phê phán Việt Nam, không như tinh thần ban đầu của Tổng thống Trump, còn Việt Nam đã tích cực hơn trong quá trình làm cân bằng cán cân thương mại…

Ý nghĩa thứ hai nằm ở sự khác nhau trong chuyến thăm kỳ này của Hải quân Mỹ so với lần 2018. Lần trước, Mỹ và Bộ tứ chỉ mới ra tuyên bố về chiến lược Ấn Thái Dương (IPS), và chiến lược ấy được khai sinh tại Đà Nẵng (ngày nay được đổi tên thành FOIP). Giờ đây FOIP đã được 28 tháng tuổi, và các đối tác ASEAN đã thống nhất với nhau về nhận thức chung đối với cấu trúc liên khu vực này thông qua AOIP (Quan niệm của ASEAN về FOIP) để hình thành bộ khung về hội nhập. Lần trước, chưa có cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (chỉ mới manh nha), chưa có tình hình hậu-Tư Chính và đặc biệt là chưa diễn ra Covid 19 ở TQ cũng như trên toàn cầu. Tất cả những nhân tố này làm cho cái vạc dầu ở khu vực đặc biệt trên Biển Đông tăng thêm độ sôi. Vừa qua, do Covid 19 nên báo chí và dư luận hơi bị lơ là về Biển Đông, trong khi tình hình ở đây rất đáng lo ngại. Không rõ là chính quyền Trump đã đưa công hàm phản đối chính phủ Trung Quốc về vụ Trung Quốc chiếu la-de vào máy bay của Mỹ trên vùng biển quốc tế chưa, nhưng đây là dấu hiệu nguy hiểm trong quan hệ Trung - Mỹ.

Sau một thời gian dàn xếp, chuyến thăm lần này của mẫu hạm Roosevelt đến Đà Nẵng gửi đi một thông điệp kép. Như giới nghiên cứu đã thống nhất với nhau, đối với người Mỹ, thông điệp rõ ràng là Hà Nội không chỉ coi trọng quan hệ song phương mà còn nghiêm túc trong việc phát triển quan hệ chiến lược lâu dài với Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà chuyến thăm trùng vào dịp đánh dấu kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Hà Nội - Washington. Đối với Trung Quốc, sau hơn ba tháng căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt trên khu vực Bãi Tư Chính vào mùa hè năm ngoái, Hà Nội lần này biểu thị một quyết tâm cao trong việc giữ vững lập trường về Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục áp đặt yêu sách của mình một cách hung hăng, coi thường lợi ích của Việt Nam, thì Việt Nam sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn, ngay cả khi điều này phải trả giá bằng mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc.

Với hai ý nghĩa sát sườn như vừa phân tích ở trên, việc Việt Nam chấp thuận đón đội tàu Hải quân Mỹ, phát lộ ra ý nghĩa thứ ba, đó là Hà Nội đã có một động thái khá nhuẫn nhuyễn trong việc kết hợp giữa ngoại giao song phương với đa phương. Một mặt, chuyến thăm lần này đã tạo được dấu ấn nổi bật sau một phần tư thế kỷ (25 năm) trong mối quan hệ vừa duyên vừa nợ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặt khác, trên bình diện khu vực, thậm chí liên khu vực, so với các thành viên ASEAN khác, Việt Nam đã có bước đi khá ngoạn mục. Bước đi chủ động này càng có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ Mỹ - ASEAN, Việt Nam - ASEAN vừa qua không phải lúc nào "cơm cũng lành canh cũng ngọt". Philippines đang tính chuyện rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ (VFA), Việt Nam và Malaysia tranh chấp nhau ở vùng chồng lấn trên Biển Đông. Rồi chuyện chỉ có 3 nước ASEAN gặp đoàn Mỹ ở Thái Lan, việc đình hoãn gặp cấp cao Mỹ - ASEAN tại Las Vegas (Trước đó, chỉ có 5 nước trong khối cam kết qua Mỹ)…

Ý nghĩa thứ tư, nếu như rồi đây Bộ Ngoại giao Việt Nam có kế hoạch thúc đẩy ý tưởng xây dựng đất nước thành một cường quốc bậc trung, thì những động thái song phương và đa phương quyện trong nhau như chuyến thăm Hải quân Mỹ hiện nay sẽ mở ra viễn cảnh ngoại giao sáng sủa cho đất nước. Chữ "nếu" ở đầu mệnh đề này muốn đề cập đến tính thận trọng của dự báo lạc quan này. Bởi vì sự thành công của khung khổ quan hệ, cái pe-rơ-đam này không chỉ tuỳ thuộc vào ngoại giao, mà nó còn được quyết định bởi nhiều chiều kích khác. Trong các nhân tố ấy, tính tự cường, ý chí độc lập trong quyết sách, "độ giãn Trung" của elite lãnh đạo, tư thế "đồng dẫn dắt" các chuyển động tích cực trong khu vực (cùng trên tuyến đầu với các thành viên ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Mã Lai) có ý nghĩa quyết định. Nhất là trong tình hình khủng hoảng nội bộ ở Mã Lai, Thái Lan, Campuchia gia tăng, Việt Nam hy vọng nổi lên như một đối tác ổn định tương đối.

Và ý nghĩa thứ năm : Mỹ, Bộ tứ và ASEAN thấy rõ hơn chuyển biến bước đầu của Việt Nam trong việc đáp ứng cái đón đợi của Bộ tứ, để rồi đây, khi các điều kiện khác hội đủ, Việt Nam có cơ để trở thành một "thành viên theo sát" (shadow member) của FOIP. Vào thời điểm hiện tại, nhiều người có thể vẫn nghĩ điều này chỉ là ảo tưởng. Nhưng nếu ta nhìn lại 25 qua, thì đúng như các nhà ngoại giao Việt Mỹ từng khẳng định nhiều lần qua các hội thảo khoa học, nếu một khi cục diện địa-chiến lược đòi hỏi, không gì là không thể trong quan hệ Mỹ - Việt. Trước đây, khi chưa có khoa học vũ trụ, loài người đã từng có giấc mơ bay lên mặt trăng... Kết luận lại một câu, chuyến thăm của tàu sân bay Theodore Roosevelt có thể là quả ngọt đầu tiên trong năm nay của nền ngoại giao "gắn kết" và "thích ứng". Một bước tiến nữa trên con đường dài lâu "nối vòng tay lớn"… Hẳn nhiên, nếu không có những vị chua và vị chát từ các sự kiện ở Việt Nam vừa qua như vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm hay những vấn đề liên quan đến đám tang của Hoà thượng Thích Quảng Độ, thì quả ngọt của nền ngoại giao "gắn kết" và "thích ứng" ấy sẽ còn phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa, vì lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 06/03/2020

Mời tham khảo thêm tại :

Tàu hải quân Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng : Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online !

Trung Quốc 'không thích thú gì' về tàu chiến Mỹ thăm Việt Nam

Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng : Bắc Kinh tuyên bố Hà Nội phản bội, Trung Quốc sẽ đáp trả ?

Published in Diễn đàn

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Thám hoa Giang Văn Minh, hai Sứ thần Đại Việt ở Trung Quốc – tuy cách nhau hơn 400 năm nhưng lại là những tâm hồn đồng điệu – đã luận bàn về tinh thần kẻ sĩ, nạn nhũng lạm và một số vấn đề thời sự khác của nước Việt hiện nay tại buổi hội ngộ đầu tiên vào đêm mồng 5 rạng mồng 6 tháng Giêng 2020 tại xứ Gò Đõng, Đường Lâm, thành trấn Sơn Tây, cách Hà Nội 44 km nhằm hướng Tây Bắc 

(Tiểu đệ mạn phép lược ghi lại cuộc nói chuyện giữa hai ngài).

-----------------------------

linh1

Hình minh họa. Lễ tang tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại Hà Nội hôm 2/1/2020 Courtesy of FB Dũng Trương

"Mừng Lão tướng đã thoát khỏi một kiếp người và cảm ơn ông đã chủ động yết kiến để luận bàn về thế sự : ‘Sống hay không sống ? Đi tới hay lụi tàn ?’ Vẫn biết uyên nguyên của chủ đề này đâu phải chỉ là vấn nạn của riêng ta hay của riêng xứ Đại Việt, nhất là trong bối cảnh kế hoạch của Trung Quốc giành quyền kiểm soát Biển Đông ngày càng nóng lên. Việt Nam không can thiệp vào nội bộ nước khác, nhưng cũng không để cho ai quẳng rác hay xả đạn sang nhà mình…

Trung Quốc không có tư cách gì để mượn việc gây hấn trên Biển Đông nhằm giải tỏa bớt mâu thuẫn riêng của họ. Cảm ơn nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare từ xứ sương mù đã đồng hành trong việc kết hợp giữa cõi đời với cõi tiên, giúp chúng ta giải bày nỗi trăn trở về lẽ sống, về ước vọng của con người trong mọi thời đại"…

Sứ thần Giang Văn Minh vào đầu câu chuyện. Ông vốn sinh ra tại xã Đường Lâm này (thị xã Sơn Tây), từng đỗ Thám hoa khoa Mậu Thìn, đời Vua Lê Thần Tông (năm 1628). Năm ấy không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy, ông là người đỗ cao nhất. Năm 1637, vua Lê Thần Tông sai Giang Văn Minh làm chánh sứ sang tuế cống nhà Minh.

linhhon2

Hình minh họa. Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh Hình do tác giả cung cấp

Nhà ngoại giao Nguyễn Trọng Vĩnh cách Giang Văn Minh 400 năm (Để tránh tên húy các ngài, từ nay xin được nhắc danh xưng của "nhị vị" là Lão tướng và Thám hoa).

Trong buổi hội ngộ đầu tiên, Lão tướng và Thám hoa đã trở thành đôi bạn vong niên. Thám hoa thăm hỏi Lão tướng : "Ông đi đường lâu thế ? Ta đã cho người đón Lão tướng sau Noel (26/12/2019), thế mà mãi đến giờ này, sang năm 2020 mấy ngày rồi Lão tướng mới tới đây là sao ?" (Cười !)

Biết là Thám hoa đang vui vì gặp tri kỷ, Lão tướng trần tình : "Thời của tôi phức tạp hơn thời các tiên sinh. Trước hết, tôi phải xin ra khỏi khu Mai Dịch để được an táng tại Xứ đồng Gò Đõng này với Cụ".

Thám hoa không giấu nỗi ngạc nhiên : "Ôi, tôi tưởng vào cỡ ‘công thần’ như ông thì còn phải xin với xỏ cái gì, mọi chuyện cứ tuỳ nghi di tản thôi chứ !"

Lão tướng đáp : "Không ! Không đơn giản như thế. Tất cả theo quy định, tiêu chuẩn tôi ‘phải táng’ trong đấy, nay ‘muốn an táng’ bên ngoài phải xin phép", Lão tướng giải thích tiếp : "Thì đấy, con cháu tôi đang xin cho bà nhà tôi ra khỏi Mai Dịch về đây nhưng chưa được. Bà ấy từng là Uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, chúng tôi an táng bà ấy trong Mai Dịch từ năm 2010".

Thám hoa nghe ù cả tai, chóng cả mặt liền hỏi : "Tại sao chết rồi mà vẫn phân biệt chỗ chôn như thế ?"

Lão tướng phân bua : "Vâng, chúng tôi hứa xây dựng một xã hội công bằng, nhưng thưa tiên sinh, xã hội ấy vẫn có người bình đẳng nhiều, có người bình đẳng ít, tuỳ theo đánh giá của tổ chức".

Thám hoa chủ động chuyển "topic" vì thấy câu chuyện đi vào ngõ cụt, hỏi tiếp : "Trước khi tới đây, ông đã dặn lại con cháu những điều quan trọng nhất đang làm dở chưa ?"

Được lời như cởi tấm lòng, Lão tướng giải bày : "Đương nhiên là đã, thưa tiên sinh, tôi đã dặn con gái đầu, đừng lo điếu phúng rườm rà phức tạp, mà phải tiếp tục chí bền, gìn giữ và phát huy tinh thần kẻ sĩ bao lâu nay của nếp nhà".

linhhon3

Hình minh họa. Tượng Thám hoa Giang Văn Minh Hình do tác giả cung cấp

Thám hoa chợt hỏi : "Kẻ sĩ Đại Việt ngày nay liệu đã vượt thoát khỏi vòng kim cô của Hán triều thời hiện đại ?"

Lão tướng phân trần : "Chuyện kẻ sĩ thời nay dài lắm. Xưa, Tôn Ngộ Không chỉ có một vòng kim cô, thời nay, ngoài cái ‘gông’ của Đại Hán còn nhiều vòng kim cô khác, đặc biệt nguy hiểm là di sản ‘hủ Marx’, tư duy nhiệm kỳ. Các vòng kim cô này huỷ hoại tư duy kiến tạo và giải pháp đột phá. Điều đáng tiếc là số trí thức dũng cảm phản biện các chủ trương chính sách chưa nhiều, nhưng điều đáng tiếc hơn là chính quyền ít khi chịu lắng nghe họ. Nhìn chung, sức dự báo và định hướng dư luận xã hội của kẻ sĩ thời nay chưa cao".

Thám hoa : "Ồ, chính trong bối cảnh ấy, ta càng bái phục Lão tướng trong vai trò ‘chim báo bão’, mang trong mình tinh thần của tiền nhân như Chu Văn An, Ức Trai và dám chủ động ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ để trở thành nhà yêu nước hợp thời cuộc", Thám hoa tỏ ra hiểu biết sâu sắc về người hàng xóm mới dọn đến, đánh giá cao "chất kẻ sĩ" trong Lão tướng : "Ta trân trọng khí phách của ông, nhất là những kiến nghị, vừa thực tiễn vừa khoa học trong các đề xuất chống lại nạn nhũng lạm mà hình như ở trên ấy các ông coi là ‘quốc nạn’ đúng không ?"

Lão tướng : "Đa tạ Thám hoa, tôi chưa có công trạng gì. Đến cái lò của ông Tổng chủ thiêu cả củi khô lẫn củi ướt mà dư luận vẫn còn ì xèo, vì hình như vẫn còn khu vực cấm, vẫn bị cho là cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích nhiều hơn là cuộc tổng công kích để dẹp ‘quốc nạn’".

Cả Lão tướng lẫn Thám hoa cùng im lặng nghe bản tin từ Liên Hiệp Quốc : "Thực tế là hàng năm, Việt Nam vẫn tiếp tục ‘góp lửa’ vào danh sách nước có tỷ lệ tham nhũng cao (65%), đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Với mức tăng có vẻ đều đặn, Việt Nam có mặt trong số 5 nước bị dư luận cho là ‘tham nhũng nhất’ theo tổ chức Minh bạch Quốc tế".

Lão tướng giải thích thêm cho Thám hoa : "Tiên sinh cứ nhìn cách quan chức trên hạ giới làm giàu, sắm hàng hiệu, cho con sang Mỹ và phương Tây học hành, khám chữa bệnh… sẽ thấy niềm tin của họ đang đặt vào đâu. Khi nhận ra lý tưởng cộng sản sai lầm, mọi sự tuyên truyền là giả dối, quan chức chỉ xem dân là đối tượng để họ cai trị, làm giàu trên sự đói nghèo của người dân, bán tháo tài nguyên lấy tiền nhét đầy túi riêng".

Đang bàn về nạn nhũng lạm cả hai linh hồn bỗng chuyển đề tài. Thám hoa chất vấn Lão tướng về câu chuyện đặc khu và cách làm sao ngăn được chính quyền vay tiền làm đường cho Trung Quốc sử dụng : "Câu chuyện đặc khu nghe nói nhờ dân làm dữ nên có vẻ như dẹp được rồi, nhưng đề phòng họ ‘làm chui’.

Còn chuyện vay tiền để làm đường cho Tàu thì ở dưới này cũng có nghe nhưng vẫn còn bán tín bán nghi. Tại sao đang nợ đầm đìa mà lại hè nhau đi vay tiền để làm đường cho Trung Quốc khai thác như một tuyến trung chuyển hàng Tàu dán mác Việt, xuống Hải Phòng xuất đi Mỹ là sao ? Liệu Trump biết ngón gian lận này chưa ? Mà hình như ông ấy đã cảnh cáo Việt Nam mình lợi dụng nước Mỹ còn tệ hơn cả Tàu, sao không lo giải quyết dứt điểm, người Mỹ họ không đùa đâu ?"

Lão tướng giải thích sự phẫn nộ của người dân trên hạ giới khi nghe Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc. Tâm nguyện và ý chí của người dân là không để các nhà thầu Trung Quốc "dây vào" tuyến đường huyết mạch quan hệ đến an ninh quốc phòng và vận mệnh quốc gia.

Lão tướng chưa kịp giải trình xong, Thám hoa đã tới tấp : "Sao Lão tướng không kể lại câu chuyện chính ông bị ngăn cản đi lại trên tuyến đường sắt Côn Minh – Thành Đô dạo ấy ? Vào cái năm nào nhỉ… ? À, đúng rồi, năm 1977, Trung Quốc cố làm bằng được con đường chiến lược bí mật để năm 1979 họ chở đại quân khu Thành Đô đến biên giới đánh ta. Chính cái đại đội của Sư 150 ta bắt sống được, đã khai ra như thế.

Từ đấy, Thành Đô là một cơn ác mộng, nhưng đặc biệt là trong năm 2020 này, thời điểm được coi là giới hạn cuối của ‘tiến trình Thành Đô’. Từ cõi này mà bọn ta vẫn mất ăn mất ngủ, không rõ trên ấy thì sao ?"

Lão tướng cho biết, không những ông đã kể lại khá chi tiết mọi động thái của Trung Quốc trong những năm chuẩn bị tấn công ta, mà còn hoàn thành được một tài liệu mật dưới dạng hồi ký khá công phu về kinh nghiệm 13 năm làm sứ thần trên đất Tàu cộng sản.

Thám hoa tỏ ý thán phục bản lĩnh kiên cường của Lão tướng nhưng lấy làm tiếc là tài liệu đúc kết chỉ được "chôn chặt" trong két sắt Bộ Ngoại giao. Dù sao con số thống kê do Lão tướng và nhiều nhà nghiên cứu khác tổng kết đã có ý nghĩa cảnh báo.

Từ Bắc thuộc đầu tiên đến khi ta giành được độc lập, qua hàng ngàn năm, Trung Quốc 12 lần gây chiến tranh lớn hòng nô dịch Đại Việt. Tuy nhiên, chỉ trong 70 năm hai nước "chung đại cục", "chung vận mệnh", Trung Quốc đã liên tục áp dụng nhiều chính sách làm Việt Nam suy yếu, đặc biệt là trực tiếp tiến hành 4 cuộc chiến tranh và xung đột tàn khốc.

Hai linh hồn lại trao đổi tiếp về các vấn nạn môi trường, từ nước sông Đà đến không khí bị nhiễm độc, đặc biệt là việc tích nước và giảm xả nước xuống vùng hạ lưu sông Mêkông từ đập thủy điện Cảnh Hồng bên Trung Quốc đã diễn ra trong nhiều mùa khô, giờ đây mực nước sông Mêkông hạ thấp kỷ lục trong gần 100 năm nay. Cả 10 trong 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long phải ra công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.

Năm nay, do tác động của hiện tượng El Nino, khô hạn trở lại vùng hạ lưu sông Mêkông với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2016. Nhiều số liệu cho thấy mực nước ở các trạm đầu nguồn Việt Nam từ Thái Lan, Lào và Campuchia đều thấp hơn nhiều năm khô hạn trước đó, ngay cả trong giai đoạn cao điểm của mùa lũ năm 2019.

Có thể mức độ khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 sẽ nặng nề hơn và nước mặn sẽ đến sớm và tràn sâu vào nội đồng vùng ven biển và vùng giữa đồng bằng. Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác, chắc chắn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

"Về nội tình đất nước, mối lo lớn nhất của Lão tướng tới đây là gì ?", Thám hoa đột ngột chất vấn.

"Thưa tiên sinh, có hai nỗi lo chính, từ lãnh đạo đến người dân ai cũng biết, nhưng giải pháp thì đang bế tắc", Lão tướng trả lời tiếp : "Lo nhất là đối phó với lũ làm nội ứng cho Tàu. Theo một sĩ quan cấp tướng bên an ninh, trước đây bọn này ít thôi, nhưng hiện nay quân số chúng lên đến hàng trăm…

Mà điều nguy hiểm hơn, nguyên văn vị tướng này nói, hàng trăm này đang kéo theo hàng trăm khác ! Nỗi lo thứ hai là các nhóm lợi ích. Bọn này vừa có tiền vừa có quyền. Đồng giao trong khắp chốn cùng quê hiện nay là :

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ tiền không nhiều

ào núi và lấp biển

Không làm được thì thuê".

Thám hoa dò hỏi tiếp Lão tướng về các Sứ thần Việt Nam dưới trào cộng sản làm ăn như thế nào trên đất Tàu. Thoáng nhận ra nét âu lo trên sắc diện của Lão tướng, Thám hoa hỏi có phải Lão tướng phiền lòng về việc Sứ thần và triều đình đang đôn đáo tổ chức 70 sự kiện hoành tráng để chào mừng 70 năm thiết lập bang giao hai nước ?

Thấy Lão tướng không "Yes" mà cũng chẳng "No", Thám hoa lắc đầu mấy vòng rồi khuỵ dần xuống, hình như ông có dấu hiệu choáng sốc. Đám tùy tùng đưa Thám hoa vào phòng nghỉ ngơi. Lão tướng còn lại một mình trong phòng khách, băn khoăn tự hỏi, nếu cứ thế này thì quốc gia sẽ tiến lên hay lụi tàn. Tại sao đất nước lại "không muốn phát triển" như nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan đã tổng kết.

Lão tướng thiếp đi trong tiếng khua chiêng gõ mõ của lũ âm binh vừa đi xem chính quyền thành phố Hồ Chí Minh huy động 4.000 người diễn tập đàn áp, chống "tập trung đông người" biểu tình. Bọn này từ Sài Gòn đã về đến cổng tam quan, đáng náo động sân đình. Không khí trở nên ngột ngạt, đầy lo âu.

Linh cảm về những biến động dữ dội sắp xẩy ra, Lão tướng – Nhà ngoại giao cáo từ lên kiệu trở về biệt viện. Cụ cũng không ngờ, cuộc đối thoại đầu tiên này lại tạo ra bầu không khí bi tráng bao trùm không gian Xứ đồng Đõng như vậy. Thế giới âm cũng sống trong lo âu và sợ hãi. Sợ hãi nhưng vẫn còn hy vọng ! Có cái gì đó đang sụp đổ ở đây ? Hy vọng sẽ có đột phá nào cho năm 2020 này ?

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 08/01/2020

______

Chú thích của người kể chuyện : 

Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục

Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

"Giai thoại ghi lại như sau : Khi vào triều, vua Tàu đã ngạo mạn ra một vế đối bắt sứ thần Đại Việt đối lại. Vế đối ra là : "Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là : Cột đồng đến nay rêu mọc xanh. Ý nhắc lại việc xa xưa, khi Mã Viện đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã dựng một chiếc cột đồng rồi khắc lên đó mấy chữ : "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" nghĩa là khi nào chiếc cột đồng này gãy thì xứ Giao Chỉ sẽ bị diệt vong. Vua nhà Minh hàm ý chẳng bao lâu nữa An Nam sẽ bị quân phương Bắc kéo sang tiêu diệt.

Không để cho kẻ khác làm nhục quốc thể, Thám hoa đã dùng sự tích quân Nam Hán bị Ngô Quyền dìm chết trên sông Bạch Đằng năm 938 để đối lại : "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là : Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ đó. Vế đối là một lời cảnh cáo, khi đó được xem như cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan và sứ bộ các nước.

Vua Minh giận tím mặt, quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng "xem bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu". Đó là ngày 2 tháng 6 năm Kỷ Hợi 1639. Năm ấy ông 66 tuổi".

Published in Văn hóa

Liệu Việt Nam có cam kết sâu hơn đi vi tiến trình FOIP (Free and Open Indo-Pacific - Khu vc Ấn Độ-Thái Bình Dương t do và rng m) ? Vic tăng thêm các yếu t chiến lược trong đi tác toàn din song phương tiến trin đến đâu ? Việt Nam và các nước trong khu vc mà Mattis gi là "trái tim đa chính tr" đã tìm được thế cân bng nào trong căng thẳng M-Trung ? B trưởng Quc phòng Jim Mattis ri Sài Gòn song các câu hi này dường như vn chưa có câu tr li rt ráo.

matthis1

Ông Mattis, thứ ba t phi, nói chuyn cùng các sĩ quan quân đi Vit Nam khi thăm sân bay Biên Hòa, 17 tháng 10, 2018. (Kham/Pool Photo via AP)

Đây là lần th 8 Mattis đến n Độ - Thái Dương (Indo-Pacific) và là ln th 5 ông đến Đông Nam Á, khu vc được ông coi là "trái tim địa chính tr". Đây cũng là cuc gp g ln th 5 gia hai b trưởng Quc phòng M-Vit. T Spunik (Nga) cho rng chuyến đi ca tướng Mattis ln này sang Vit Nam là bt ng và bt thường. Nhưng tht ra, chuyến thăm Thành phố H Chí Minh ln này đã được lên kế hoch t trước. Đu tháng 10/2018, tr lý ca Jim Mattis là Randall G. Schriver, không nhng đã khng đnh v lch trình chuyến thăm, mà còn cho truyn thông biết trước mt s ni dung c th.

Quan điểm đi vi FOIP

Việt Nam là điểm đến đu tiên của người đng đu Lu Năm Góc trong chuyến đi ĐNÁ được đn đoán, có th là chuyến công du cui cùng ca ông trên cương v hin nay. Điu này cho thy các chương tình làm vic có th là khá cn kíp và không th trì hoãn. Trước chuyến thăm, tr lý ca tướng Mattis, ông Schriver tuyên bố, Hoa Kỳ cm thy rt lc quan trước chiu hướng phát trin hp tác hin nay gia hai nước. M rt mong mun Vit Nam tr thành mt "đi tác chiến lược" và thân thiết vi M. T nay, Hoa Kỳ thúc đy các mi bang giao theo hướng đó, với tiến đ và phm vi tùy theo mong mun ca phía Vit Nam.

Cuộc gp g gia tướng Lch và tướng Mattis ln này chc chn có đ cp ti nhng tình hình mi nht ca mi bên. Th nht, lãnh đo cao nht ca Việt Nam tiếp Mattis hi đu năm, Tổng bí thư Nguyn Phú Trọng nay sp tr thành Ch tch nước. Th hai, Ban chp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ln đu tiên tuyên b, s tng bước đưa đt nước tr thành quc gia mnh v bin, giàu lên t bin và hướng ra bin. Th ba, Washington ngày càng t rõ là rt quan tâm đến vic cùng các đối tác trong vùng to dng mt FOIP.

Vì vậy, vai trò ca Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đi vi FOIP, tc cũng là quan đim ca Việt Nam đi vi "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương" (IPS-Indo Pacific Strategy) ca "b t kim cương" Nht-M-Úc-n là một đim nhn na trong các cuc trao đi. V thế ca Việt Nam như mt "đi tác mi ni" s ch đng đến mc nào là vn đ hết sc thi s ! Bi vì, IPS là mt tiến trình ch chưa phi là mt đim đến, nên s phi hp trong khuôn kh đa phương là không th thiếu. Dịp thượng đnh Nht Bn-Mekong (9/10) ti Tokyo, Th tướng Shinzo Abe cũng đã gii thiu v chiến lược FOIP. Sáng kiến này được xem là nhm đi phó vi tm nh hưởng ln lướt v an ninh ca Trung Quc khi Bc Kinh tăng cường quân s hoá các đo cưỡng chiếm và tuyên b ch quyn hu hết c din tích Bin Đông. Dp y, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã tuyên b, Vit Nam hoan nghênh và ng h nhng n lc và sáng kiến ca Nht Bn nhm bo đm s thnh vượng v kinh tế, t do v thương mi và an toàn v hàng hi trong khu vc FOIP.

Trong một phân tích trên Scribd (website chia s tài liu ln nht thế gii), ngày 15/10, Giáo sư Carl Thayer t Hc vin Quc phòng Úc nhn đnh : "B trưởng Mattis cn tìm kiếm mt liên minh tm thi vi các quc gia trong khu vc, bao gồm Vit Nam, đ ng phó vi Trung Quc. Vit Nam phi chp nhn mt môi trường đi đu hơn gia Trung Quc và M c trong khu vc và quc tế. Ngoài ra, vic Bc Kinh quân s hóa tuyến hàng hi chiến lược và xây các đo nhân to (trái phép) trên Bin Đông trong các khu vực tranh chp vi nhiu nước láng ging, trong đó có Vit Nam, nhiu kh năng cũng là mt trong các ch đ hàng đu ti bui hp quy t các b trưởng quc phòng ASEAN vi các v tương nhim t Trung Quc, Hoa Kỳ, Australia và Nht Bn.

Các vấn đ còn b ng

Chuyến thăm ca Mattis din ra sau các tuyên ngôn gây sc t phía các nhà hành pháp Hoa Kỳ. Phát biu ca Tng thng Trump trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, din văn ca Phó tng thng Pence ti Vin Hudson và tr li phng vn ca C vn an ninh quc gia Bolton đều chn đng công lun. C 3 phát biu này được gii phân tích coi là nhng tuyên ngôn rõ ràng ca M v cuc chiến tranh lnh mi trên toàn tuyến chng Trung Quc. Đng ý là Việt Nam không cn chn gia M và Trung Quc, nhưng đ duy trì được mt tâm thế độc lp trong trường hp "trâu bò húc nhau" như thế này, hoàn toàn không đơn gin đi vi Hà Ni. Đó là vn đ th nht.

Vấn đ th hai, Hoa Kỳ hin đang rt quan tâm đến s phn ca b Quy tc ng x trên Bin (COC-Code of Conduct). Hi ngh các b trưởng Quc phòng ASEAN tới đây s din ra trong bi cnh Trung Quc và ASEAN hi tháng 8/2018 đã đng ý v d tho ca COC. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rng, thi gian ti đây, vn chưa th tiến ti mt tha thun rt ráo. Người đng đu Lu Năm Góc tuyên b, ASEAN là trung tâm trong các lợi ích an ninh và duy trì hòa bình ti Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nhưng vi tình trng "tan đàn x nghé" va qua, t chc chc khu vc này làm thế nào có th tìm được mt tp hp cân bng và đi trng hu lý trong cán cân quyn lc đang thay đi ngày một bt đnh trong quan h Trung-M ?

Vấn đ th ba là căng thng thương mi M-Trung leo thang và nguy cơ đng đ trên Bin Đông gia các tu chiến ca hai nước lên cao. Đy là chưa k, ngày 10/10 va qua, Thượng Vin M đã thông qua đo lut ct đt đường lưỡi bò ca Trung Quc trên Bin Đông. Ngoài ra, Hm đi Thái Bình Dương ca hi quân Hoa Kỳ đã đ xut mt lot các cuc din tp eo bin Đài Loan và Bin Đông đ chng minh cam kết ca Hoa Kỳ vi trt t quc tế da trên quy tc và lut l. Hm đi này sẽ tiến hành các hot đng kéo dài khong 1 tun trong tháng 11 ti đ chng minh kh năng M có th đi phó vi các k thù tim năng mt cách nhanh chóng, trên nhiu mt trn.

Vấn đ th tư khá nhy cm, đó là các bàn tho xung quanh đo lut Chng những kẻ thù ca M thông qua chế tài (CAATSA-Countering America's Adversaries Through Sanctions Act). Theo đạo luật này, Mỹ sẽ trừng phạt những nước nào mua vũ khí của Nga, trong khi Nga lại là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Tuy nhiên, James Mattis đã đ ngh Quc hi M đưa Vit Nam và n Đ ra khỏi danh sách các nước b trng pht.

Cuối cùng, sau các chuyến thăm Việt Nam ca "hai thy trò" Mattis trong 9 tháng qua và chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/10, các yếu t chiến lược nào trong đi tác toàn din M-Vit đã được nâng cp đ Việt Nam có th cùng các đối tác khác ca Mỹ trong FOIP nối kết nhau thành một vòng tay ln ? Nói cách khác, liu VN, mt đi tác mi ni, được cho là đã vượt qua Singapore, tr thành "đi tác t nhiên nht" ca Hoa Kỳ trong khu vc s có vai trò điu phi như thế nào trong ASEAN trong bối cnh sang năm Việt Nam s làm ch tch t chc này ? Và ti đây, liu s có hay không mt cuc gp cp cao gia Tổng bí thư-Ch tch Nước Nguyn Phú Trng vi Tng thng Donald Trump trong tương lai, nhanh thì vào dp cui năm nay, chm thì đu năm sau ? Tuy nhiên, ngay cả cuc gp cp cao đang đón đi y chc gì đã gii quyết được mt cách dt đim các vn đ còn b ng nói trên !

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 19/10/2018

Tác giả Đinh Hoàng Thắng nguyên là Đi s Vit Nam ti Hà Lan, hin là Phó Vin trưởng - Giám đc Đi ngoi ca Vin các vn đ phát trin (VIDS) thuộc VUSTA.

Published in Diễn đàn

Một trong những phương án được bàn tán sôi nổi lâu nay là có "nhất thể hóa" các chức danh Tổng bí thư với Chủ tịch nước hay không ?

hoi1

Trong cơ chế chính trị Việt Nam hiện thời, 'tứ trụ', trong đó có Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước, là những người nắm quyền lực cao nhất

Vấn đề không chỉ là sáp nhập ở cấp độ cá nhân, mà phải đi tới sáp nhập cả ở cấp độ các thiết chế. Lãnh đạo hay quản trị là trên cơ sở thượng tôn pháp luật, cá nhân hay thiết chế có phân công phân nhiệm rõ ràng, thông qua hệ thống "kiểm soát và cân bằng".

Khai hội Trung ương 8 từ 2/10/2018, thoạt kỳ thuỷ, là một sự kiện mang tính thông lệ (routine) của đảng cầm quyền, giữa hai kỳ đại hội.

Tuy nhiên, dịp này, do những hoàn cảnh đặc biệt ở cả quốc nội lẫn quốc tế, hội nghị có thể sẽ được ghi nhận như một cột mốc đáng nhớ trong toàn bộ lộ trình định trước và không định trước của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nếu sáp nhập xẩy ra…

"Lộ trình không định trước" bao gồm việc lấy biểu quyết của các ủy viên Trung ương Đảng về việc liệu có "nhất thể hóa" chức danh Tổng bí thư với chức danh Chủ tịch nước hay không ? Việc nhất thể hóa này sẽ được các ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 quyết định.

Đây là cả một câu chuyện đại sự mà kết quả cuộc bỏ phiếu được giới chuyên gia dự đoán từ nhiều góc độ khác nhau.

Khi bàn thảo đề tài này, kể cả tại các bàn tròn của BBC tiếng Việt, mọi người nhấn chưa "đủ độ" tính chất đặc thù của Việt Nam. Đó là, vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam như một định chế toàn trị trong hệ thống quyền lực, từ trung ương đến các địa phương. Vì vậy, sáp nhập hay không thì bản chất "toàn trị" vẫn là đặc điểm nổi trội của cái "lồng quyền lực" dài dài.

hoi2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Hungary hôm 11/09 /2018

Nói như thế không có nghĩa là một sự sáp nhập diễn ra nay mai không hề có tác động gì tới cấu trúc quyền lực nói chung.

Từ "bộ tứ" xuống "bộ tam" trên trung ương, chắc chắn ở các địa phương, cấu trúc "lưỡng đầu chế" (bí thư và chủ tịch ở cấp tỉnh thành) cũng đứng trước thay đổi. Đấy là chưa kể, hiện nay, tại một số cơ sở, tuy chỉ ở cấp xã, phường, thi thoảng có cả cấp huyện, người ta đã "rón rén" sáp nhập bí thư và chủ tịch làm một.

Sự thay đổi từ trên thượng đỉnh (top-down change) nếu gặp sự chuyển động cải cách từ dưới lên (bottom-up) biết đâu sẽ làm nên một trùng phùng lịch sử chưa có tiền lệ.

Nhưng trước khi hy vọng vào điều này, với cái thể chế nhất nguyên ở ta, phải hóa giải cho được nổi lo lạm quyền và lộng quyền ! Phải có thể chế chuẩn rồi mới bàn đến còn người. Làm ngược lại chỉ là cầu may !

Để đạt được hy vọng nói trên, vấn đề không chỉ là sáp nhập ở cấp độ cá nhân, mà phải đi tới sáp nhập cả ở cấp độ các thiết chế.

Lãnh đạo hay quản trị là trên cơ sở thượng tôn pháp luật, cá nhân hay thiết chế có phân công phân nhiệm rõ ràng, thông qua hệ thống "kiểm soát và cân bằng", chứ không thể quản trị đất nước bằng các nghị quyết để rồi trách nhiệm cuối cùng không quy được về ai.

hoi3

Đại diện Amnesty International nói về di sản Trần Đại Quang

Xã hội sẽ chuyển "pha" ?

Cho đến phút này, chưa ai dám đoan chắc, nếu sáp nhập hai chức danh ở cấp trung ương thì Việt Nam có đi tiếp để thay đổi hay chuyển dịch cái mô hình phát triển hiện nay hay không ?

Bởi vì thời chiến thì các tướng lĩnh quân đội thường ở vào vị trí chủ chốt, khi tới giai đoạn chuyển đổi thì thế lực "hình sự" (công an) nắm quyền. Còn giờ đây, đất nước đã/đang vận động sang "status" thời bình thì liệu xã hội dân sự có được lên ngôi ?

Chính Karl Marx chứ không ai khác từng khẳng định, nhà nước chính trị không thể tồn tại nếu không dựa vào yếu tố xã hội dân sự. Marx còn chua thêm, "đây là điều kiện tất yếu cần có" (conditio sine qua non).

Một sự chuyển động rốt ráo từ cả trên lẫn dưới, đạt được đồng thuận sau tranh luận, có thể sẽ thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế nói chung.

Từ những năm 2012 - 2013, vấn đề sáp nhập nói trên đã được xới ra để bàn trong nội bộ đảng cầm quyền. Song đề nghị ấy bị bác bỏ, với lý do, khó có thể kiểm soát một người giữ quá nhiều quyền lực như thế và điều này có thể dẫn tới tai họa.

hoi4

Ông Nguyễn Phú Trọng trước khi nắm vị trí Tổng bí thư đã từng giữ chức Chủ tịch quốc hội, nhiệm kỳ 2006-2011. Trong hình là ông Trọng cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trong một lần tới viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 5/2010

Nhưng ngay thuở ấy cũng đã thấp thỏm, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại bác cái mô hình mà cả Trung Quốc, Lào lẫn Cuba đều đang áp dụng ?

Còn lần này, chúng ta vẫn thấy có nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau, tựu chung lại là ủng hộ và phản bác việc hợp nhất hai chức danh.

Phía phản bác, thì ngoài lý do lo ngại độc tài, còn thể hiện khuynh hướng phổ biến là dị ứng với tất cả cái gì giống với Trung Quốc, hay làm theo Trung Quốc. Thậm chí còn lo, ấy là do Trung Quốc đạo diễn (?)

Phía ủng hộ thì cổ võ đừng sợ tập trung quyền lực vào một người, nếu chúng ta tôn trọng các nhánh quyền lực nhà nước theo thẩm quyền được ghi trong Hiến pháp thì không ai có thể lạm dụng quyền lực, dù đó là nguyên thủ. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để xóa được chữ "nếu" to tướng nói trên, khi chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực của đảng, chưa thay đổi hiến pháp ?

Văn hóa chính trị Việt Nam cho đến nay vẫn chưa chấp nhận các phạm trù gốc là "nhà nước pháp quyền" và "xã hội dân sự", mặc dầu khi đi ra thế giới, đến đâu lãnh đạo ta cũng yêu cầu các nước sở tại công nhận Việt Nam có "kinh tế thị trường" ; khi mà ở trong nước, đối với người dân thì đó là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Mà cái này thì dường như không tồn tại trên trái đất.

hoi5

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Triệu Lạc Tế chiều 27/09 tại Hà Nội, trong chuyến đi của ông Triệu tới Việt Nam viếng Chủ tịch Trần Đại Quang và gặp gỡ nhiều quan chức chủ nhà

Trong khi đó, "kinh tế thị trường", "xã hội dân sự" và "nhà nước pháp quyền" là "tam vị nhất thể" (ba trong một) của cái mô thức phổ quát đối với các quốc gia dân chủ và tiến bộ. Hãy nhìn tấm gương tày liếp của người hàng xóm vĩ đại để thấy không phải cứ ghi được vào hiến pháp để làm vua suốt đời thì sau đó muốn làm gì cũng được cả. Thời đại đã sang trang !

Như một vĩ thanh

Khi trao đổi với một số đồng nghiệp, nhiều người vẫn chưa thấy cơ hội nào cho dân chủ từ Hội nghị Trung ương 8 cả.

Tuy nhiên, một cách tiềm năng, đất nước quả là đang đứng trước cơ hội lớn lao và hiếm có, giống như Hồ Chí Minh khi xưa phát hiện "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Nay là lúc Mỹ-Trung đại chiến và cơ hội của chúng ta.

Cuộc chiến của Trump đâu chỉ là chiến tranh thương mại mà là cuộc chiến trên rất nhiều lĩnh vực. Trump tuyên chiến cả với bạn bè, nhưng căng đấy mà chùng đấy. Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật rồi Mỹ-Mexico-Canada vẫn đạt được thỏa thuận như thường. Sao thấy ít bàn về chuyện tận dụng thời cơ, mà chỉ xăm xăm lo tập trung quyền lực. Liệu trăm con đường ấy rồi sẽ đổ về đâu (về Đông Hải chắc ?).

Làm thế nào sớm hòa hợp và hòa giải dân tộc để đưa đất nước vượt qua "nút thắt" Biển Đông một cách gọn ghẽ và an toàn. Đừng lao vào cuộc chiến quyền lực bằng mọi giá, dễ phát sinh rạn nứt trên thượng tầng. Ghế thì có ít, mà người ham muốn thì nhiều. Tại sao cứ phải kích hoạt sự ham hố mà không tập trung kích hoạt các nhánh quyền lực thật sự của dân, do dân và vì dân ?

Tại khóa họp 72 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái, ông Trump đã tuyên bố : "Những ai tuyên truyền giáo lý cho loại ý thức hệ đã lỗi thời thì chỉ đóng góp vào việc kéo dài nỗi thống khổ của người dân mà thôi". Tại khóa họp 73 năm nay, sự phê phán về ý thức hệ của Trump có vẻ quyết liệt hơn. Quyết liệt hơn, vì trong nội tình nước Mỹ hiện nay, Trump cần phải thoát khỏi "hiệu ứng bóng đè" của cuộc cách mạng "bottom-up" (từ dưới lên).

Và khi chúng ta nhìn vào hội trường của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kín đặc dự khán của các phái đoàn trên thế giới ngồi lại để nghe Trump đọc diễn văn, trái ngược với hình ảnh độc thoại với khán phòng gần như trống rỗng của một vài trưởng đoàn khác, thì có thể nhận ra nước Mỹ không hề "đơn độc" như một số người nghĩ.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : BBC, 02/10/2018

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, hiện là Giám đốc Đối ngoại của Viện các vấn đề phát triển, VIDS thuộc VUSTA. Bài viết được gửi cho BBC tiếng Việt từ Hà Nội.

Published in Diễn đàn