Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 23 mai 2020 16:19

Chim hót ngoài lồng

Sống dưới một chế độ xấu xa, hủ bại mà không dám lên tiếng là có lỗi với con cháu.

Phạm Thành

chim1

Trong ký ức thơ ấu của tôi, Đà Lạt không phải là nơi có nhiều chim chóc. Ngoài những bầy sẻ ríu rít đón chào nắng sớm trên mái ngói, và những đàn én bay lượn khắp nơi vào lúc hoàng hôn – thỉnh thoảng – tôi mới nhìn thấy vài chú sáo lò cò giữa sân trường vắng, hay một con chàng làng lẻ loi (và trầm ngâm) trên cọc hàng rào.

Chào mào tuy hơi nhiều nhưng chỉ ồn ào tụ họp, giữa những cành lá rậm ri, khi đã vào hè và trái mai (anh đào) cũng đà chín mọng. Họa hoằn mới thấy được thấy đôi ba con chim lạ, đỏ/vàng rực rỡ (chả biết tên chi) xa tít trên những cành cây cao ngất, giữa đồi thông vi vút.

Ở California thì chim chóc nhiều hơn, và cũng dạn dĩ hơn. Tiếc vì vốn liếng tiếng Anh giới hạn (và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên cũng thế) nên tôi chỉ gọi tên được dăm ba loại chim thôi : robin, blue bird, hummingbird, mockingbirdhouse sparrow – sẻ nhà. Nơi đâu có người là có chim se sẻ, tiếng kêu gần gũi thân quen của chúng vào lúc chiều tàn – ở bất cứ phương nao – cũng đều khiến cho tôi cảm thấy được an ủi (phần nào) trong suốt những tháng ngày lưu lạc.

Mãi cho đến những năm gần đây (khi không còn phải bận bịu với chuyện áo cơm) tôi mới có dịp tìm biết thêm ít/nhiều về thế giới của loài chim, qua những tập phim tài liệu, và qua ống kính của giới birder (hay con gọi là birdwathcher) chuyên nghiệp tự quê nhà.

Hôm đầu năm nay, người ngắm chim Huynh Ngoc Chenh mới trình làng một chú Sơn Ca (trông) rất bảnh.

chim2

Bên dưới bức ảnh là lời bình của FB Nghiem Vietanh :

"Sơn ca có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo địa phương, như chiền chiện ; Huế gọi là Cà lơi ; Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là Chà chiện, ở bãi sông Hồng còn một loại nữa cũng giống sơn ca nhưng nhỏ hơn và không biết hót, à con sẻ mía. Con của ông Chênh, bắc cờ kêu chiền chiện, con này cũng hót nhưng chỉ hót khi chúng bay trên không trung, nuôi trong lồng chúng không hót…".

Tôi nghe tên Sơn Ca từ khi còn thơ ấu nhưng mãi đến nay mới được thấy hình, và được biết thêm đôi điều lạ lẫm : "Bắc cờ kêu chiền chiện, con này cũng hót nhưng chỉ hót khi chúng bay trên không trung, nuôi trong lồng chúng không hót…".

Hay nhỉ ?

Hóa ra có những con chim không hót trong lồng ! Chi tiết thú vị này khiến tôi nhớ đến những dòng chữ của Huy Đức trong Bên Thắng Cuộc :

Ngày 14-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký "Sắc lệnh về chế độ báo chí", buộc người dân ra báo phải xin phép, chấm dứt trên miền Bắc thời kỳ ai muốn làm báo chỉ cần đăng ký mà người dân An Nam được hưởng gần một thế kỷ dưới thời thực dân Pháp… Ngày 5-6-1958, dưới sự chủ trì của Tố Hữu, "800 văn nghệ sỹ" đã ký vào một nghị quyết "hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm". Ngày 7-7-1958 Ban Chấp hành Hội Nhà văn ra thông báo "kỷ luật nhóm Nhân Văn"…

Lê Đạt gọi thời kỳ "hậu Nhân Văn" là những ngày "khôn ngoan không dám làm người". Phần lớn các nạn nhân, vốn là những văn nhân tài hoa, đều phải cúi đầu, tự mình viết bài xỉ vả mình. Họ được ở lại Hà Nội và sau một thời gian lao động phần lớn được trở lại hành nghề. Cũng có những nhà văn, nhà thơ bỏ về rừng như Hữu Loan, Nguyên Hồng. Nhưng, cái giá mà họ và gia đình họ phải trả là vô cùng đau đớn.

Tôi có đọc "Lời Tự Thuật Của Hữu Loan" nên cũng biết qua về "cái giá" mà nhà thơ và cả gia đình phải trả cho quyết định "về rừng" của ông. Kể thì "đau đớn" và khốn nạn thật nhưng vẫn chưa đến nỗi nào, nếu so với tình cảnh của nhiều người cầm cầm bút độc lập hiện nay. Xin ghi lại đôi ba trường hợp.

Trương Duy Nhất sinh năm 1964, bắt đầu viết báo từ năm 1987. Đến năm 2011, ông đột nhiên tuyên bố "nghỉ báo viết blog để viết theo lẽ phải !" Nói cách khác, và nói theo cách riêng của Trương Duy Nhất, là ông ngang nhiên ra khỏi cái "Hợp tác xã Tư tưởng" của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tôi không hiểu – vào thế kỷ trước, ở miền Bắc – khi một nông dân bỏ Hợp tác xã Nông nghiệp thì sẽ bị trừng phạt ra sao nhưng thấy cái giá mà Trương Duy Nhất phải trả hiện nay thì cay nghiệt quá, "một đòn thù chính trị đê hèn" : hai cái án tù, tổng cộng là 12 năm chẵn. Cả hai vụ án này – chắc chắn – đã không xẩy ra, nếu bạn Nhất vẫn chịu hót… trong lồng !

Trường hợp chia tay với làng báo quốc doanh của Đoan Trang thì hơi khác, nhẹ nhàng và kín đáo hơn. Nhân vật này lặng lẽ rời bỏ cái Hợp tác xã Tư tưởng Việt Nam không một lời tuyên bố hay tuyên ngôn gì ráo. Tuy thế, cái giá mà Đoan Trang phải trả – xem ra – cũng không rẻ lắm. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, vào hôm 5 tháng 3 năm 2020, cô cho biết :

"Từ khi tôi trở về nước vào năm 2015, về được 3 tháng thì tôi bị công an tấn công trong một cuộc tuần hành cây xanh, chấn thương 2 chân. Sau liveshow ca sĩ Nguyễn Tín năm 2018 thì tôi bị chấn thương ở tay. Sức khỏe của tôi gần như xuống dốc không phanh nên tôi không biết còn chịu được bao lâu".

Nói tóm lại và nói cho chính xác là Đoan Trang chỉ bị truy sát và truy lùng thôi chứ chưa mất mạng và cũng chưa bị túm. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, không được "may mắn" thế.

Năm 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân." Qua năm 2019, ông lại bị khởi tố và bắt giam lần nữa với cáo buộc là đã "đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội".

Tuy không rành rẽ về bói toán hay lý số, tôi vẫn có thể đoán (chắc) được rằng lòng bàn tay của ông Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập có đường tù ngục vì đường này cũng có thể thấy ngay được qua cái chức vụ của ông. Cái gì chứ Độc Lập với Tự Do là "hai món" mà đám cầm quyền ở Việt Nam hiện nay tối kỵ (họ nuốt không trôi) nên Phạm Chí Dũng vướng vòng lao lý là chuyện tất nhiên.

chim3

Sau Phạm Chí Dũng đến lượt Phạm Thành, nguyên Tổng thư ký báo Thanh Niên. Ông vừa bị "tó" tại nhà, với cáo buộc là đã vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình Sự. Điều này có khoản ghi rõ như sau :

"Người phạm tội có hành vi làm ra, tạo ra, xác lập thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân… tạo ra hình ảnh méo mó, phản cảm, sai lệch về việc làm, hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị...".

BBC, nghe được vào hôm 22 tháng 5 năm 2020 ái ngại loan tin :

Blogger 'Bà Đầm Xòe', cây bút chỉ trích Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bị bắt vì cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" do ông tự xuất bản năm 2019 đã gây xôn xao dư luận. Nội dung chính cuốn sách "ngoài luồng" này tập trung vào thái độ và hành động của ông Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc… Trước đó, ông từng tự xuất bản một số cuốn sách khác như "Hậu Chí Phèo", "Nền Kinh tế Thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa Xuống hố cả lũ".

Phen này Phạm Thành chắc chết, chết chắc, với Đảng và Nhà nước ta chứ chả phải bỡn đâu !

Lê Đạt gọi thời kỳ "hậu Nhân Văn" là những ngày "khôn ngoan không dám làm người." Xét ra thì thời kỳ "hậu đổi mới" còn ti tiện và tàn tệ hơn nhiều. Dân Việt, tuy thế, vẫn chưa bao giờ thiếu vắng những nhân vật cầm bút vẫn nhất định làm người. Xin chân thành cảm ơn quí vị.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 23/05/2020 (tuongnangtien's blog)

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn

Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền hàng năm cho ba người là blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, và nhà đấu tranh vì quyền lao động Trần Thị Nga.

doantrang1

Blogger, nhà hoạt động xã hội, tác giả, Phạm Đoan Trang. RFA

Nhân dịp này blogger Đoan Trang trao đổi với đài RFA về những vấn đề xung quanh giải thưởng này cũng như phong trào nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Đoan Trang : Khi nhận giải này tôi hơi bối rối, vì không nghĩ rằng mình đã làm cái gì để nhận được giải này. Nhất là tôi nhận giải này với hai người nữa là nhà hoạt động môi trường và nhân quyền Hoàng Bình, nhà hoạt động cho quyền lao động Trần Thị Nga. Cả hai người vẫn đang ngồi tù với mức án rất nặng. Tôi thấy mình chưa làm được gì cả, và cảm thấy buồn nữa, thương cho chị Nga và anh Hoàng Bình.

Kính Hòa : Chị viết trên Facebook rằng việc nhận giải nhân quyền mà cứ kéo dài thì đó là một điều đáng buồn, chị có thể giải thích rõ hơn ?

Đoan Trang : Tôi nghĩ rằng một đất nước nào mà công dân nhận những giải Nobel về kinh tế, vật lý, hóa học,… thì có thể tự hào, nhưng mà Nobel hòa bình thì lại dễ gây tranh cãi, hoặc đặt ra vấn đề về nền dân chủ của nước đó. Thì giải thưởng nhân quyền này của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cũng tương tự. Chừng nào mà còn có người nhận giải nhân quyền thì nó chứng tỏ rằng đất nước đó, nền chính trị của đất nước đó, còn có rất nhiều vấn đề, còn vi phạm nhân quyền. Hễ còn vi phạm nhân quyền thì còn có người nhận giải về nhân quyền.

Kính Hòa : Giải thưởng này được một tổ chức có trụ sở ở California trao tặng hàng năm. Chị nghĩ gì về sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại đối với phong trào nhân quyền trong nước ?

Đoan Trang : Việc mà họ trao giải hàng năm, nếu tôi nhớ không lầm là từ năm 2002, đến nay đã gần 20 năm, chứng tỏ họ luôn sát cánh với những người hoạt động trong nước. Họ theo dõi tình hình nhân quyền trong nước, theo dõi sự hoạt động của những người hoạt động nhân quyền trong nước. Đó là một sự khích lệ tin thần rất lớn với những người hoạt động.

Tôi rất cảm ơn Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Tôi luôn nhấn mạnh là những người trong nước đấu tranh là khó khăn vất vả. Những người Việt ở nước ngoài đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam cũng là một hoạt động đáng quý. Thật sự cũng khó khăn cũng có cản trở, và rất đáng được tri ân.

Những người Việt Nam ở trong nước đấu tranh vì dân chủ trong một nền chính trị tệ hại như thế này là một việc đương nhiên. Nhưng đối với người Việt ở nước ngoài thì chẳng có lý do gì để quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam cả. Họ có thể hưởng một cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về môi trường, và còn đầy đủ về tinh thần nữa, không có lý do gì để quan tâm tới một đất nước xa vời vợi và còn chìm ngập trong lắm vấn đề phức tạp. Nhưng mà họ vẫn quan tâm, theo dõi mà còn đặt ra một giải thưởng nữa, để hổ trợ, khích lệ tinh thần những người trong nước.

Kính Hòa : Tù nhân lương tâm liên tục bị tống xuất ra nước ngoài. Chị thấy chính sách đó của Việt Nam có hiệu quả hay không ?

Đoan Trang : Đó là một chính sách mang rất nhiều lợi ích cho họ. Tôi vẫn hay viết và nói ra thế này : Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước buôn dân. Cấp trên hay cấp dưới đều buôn cả.

Cấp trên thì đổi tù nhân lương tâm để lấy những điều lợi về kinh tế, với cộng đồng quốc tế. Như là một hiệp định với EU hay một hiệp định với Mỹ.

Cấp dưới thì bắt những tù nhân lương tâm, những người hoạt động dân chủ để được lên lon, lên lương.

Tù nhân lương tâm ngày càng trở nên một món hàng rất là hời cho nhà cầm quyền này ở các cấp.

Không có lý do gì để họ không làm điều ấy cả. Bắt thì họ chẳng thiệt gì, thả thì được tiếng tôn trọng nhân quyền với các đối tác phương Tây. Tôi nghĩ là việc bắt người rồi trục xuất sẽ còn dài dài, chừng nào chính thể này còn tồn tại.

Kính Hòa : Nó có làm ảnh hưởng đến hoạt động cho quyền dân sự, cho nhân quyền trong nước không ?

Đoan Trang : Đối với cá nhân tôi thì nó không ảnh hưởng gì lắm. Xưa nay tôi vẫn làm những công việc đó. Có ai bên cạnh giúp hay không thì tôi vẫn làm. Còn đối với phong trào thì tôi nghĩ là cũng có, vì người ta nghĩ rằng những gương mặt nổi bật đại diện cho phong trào, ít nhất về mặt hình ảnh, không còn nữa thì còn ai ? Có thể nhiều người sẽ nghĩ như vậy.

Kính Hòa : Gần đây có trường hợp chị Lê Thu Hà, bị trục xuất sang Đức, rồi lại trở về Việt Nam, lại bị trục xuất. Cũng có những ý kiến bàn tán về việc này. Chị nghĩ sao ?

doantrang2

Biểu tình chống thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Hà Nội, 1/5/2016. AFP

Đoan Trang : Khi biết chuyện đó tôi rất lo lắng và thương cho Hà. Tôi nghĩ là tôi hiểu tâm trạng của Hà. Một phụ nữ trẻ, đấu tranh là vì cái chung, cho dân chủ cho Việt Nam, bị bắt giam hai năm rưỡi, trong phòng tạm giam chắc là ba đến sáu mét vuông một người, như là cái cũi. Ngày này qua ngày khác, không có bất kỳ một thông tin nào từ bên ngoài vào, chưa kể điều kiện vật chất thì vô cùng tồi tệ. Một phụ nữ rất lãng mạn, yêu thơ văn, rất yêu nước,… sống như vậy trong vòng hai năm rưỡi. Đó là một địa ngục trần gian. Hà chưa có một ngày nào gặp lại gia đình cả. Đùng một cái rời nhà tù đến một đất nước xa lạ, mùa đông rất lạnh lẽo.

Những điều đó đủ cho chúng ta cảm thấy xót xa cho Hà.

Khi Hà về Việt Nam tôi rất lo lắng không biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ làm gì với Hà. Dù sao thì khi họ trục xuất thì sai pháp luật, nhưng rất là may vì nếu không họ lại bắt nữa thì lại còn khổ cho Hà.

Việc đó làm tôi thật sự áy náy, mình không làm gì được và cũng sẽ không làm gì được cho Hà.

Kính Hòa : Giải nhân quyền lần này có ba người, thì anh Hoàng Bình là về hoạt động môi trường, chị Nga về quyền lao động, chị có nghĩ rằng nếu hoạt động vì môi trường và quyền lao động ra khỏi cái từ nhân quyền mà những người cộng sản rất sợ, thì có dễ hơn không ?

Đoan Trang : Nói chung những khái niệm như dân chủ, nhân quyền, tự do, đều kiên kỵ với người cộng sản, họ không thích. Đấu tranh nói chung hay là tách ra với những quyền môi trường, hay những quyền nghe rất vô hại như là quyền của người thiểu số chẳng hạn, quyền lao động… nghe có vể nhân văn không mang tính chính trị, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì cả. Cộng sản đã ghét rồi thì họ đàn áp thẳng tay, đừng tưởng đấu tranh vì môi trường mà họ không đàn áp. Không hề !

Kính Hòa : Có hai việc, thứ nhất là hiệp định thương mại với châu Âu có bắt Việt Nam cho phép lập nghiệp đoàn lao động độc lập, thứ hai là những vụ bê bối về môi trường như Formosa, hay Vĩnh Tân đã gây những xáo trộn xã hội lớn. Chị có nghĩ rằng tới đây nhà nước Việt Nam sẽ nới ta trong các vấn đề lao động và môi trường, vì rõ ràng nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính họ ?

Đoan Trang : Có một điều tôi rất nghi ngờ là sự thay đổi suy nghĩ của những người cộng sản, để họ có tầm nhìn dài hạn hơn, vì dân vì nước hơn. Tôi không tin.

Những người cộng sản lúc nào cũng sợ mất quyền và tiền. Thứ hai là họ không có tầm nhìn xa như thế. Chúng ta có thể nói với họ là môi trường và nhân quyền mà tốt thì mọi người đều có lợi, nhưng họ sẽ không tin và họ không quan tâm. Họ thấy cái gì trong ngắn hạn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ là họ phải dập, phải đàn áp.

Đặc biệt nhà nước công an trị có một cái tư tưởng là phải tiêu diệt tổ chức phản động từ trong trứng nước. Tức là bất cứ khi nào người dân có sự tu tập, kết nối với nhau mà họ không kiểm soát được, hay nói theo từ cộng sản là không có sự quản lý và định hướng của nhà nước, thì cứ phải diệt, diệt ngay lập tức.

Cho nên là công đoàn, môi trường, hay quyền giáo dục, quyền ý tế… tất cả những cái đó chẳng có nghĩ gì với họ cả.

Tôi không tin là họ có thiện chí nào cho sự thay đổi.

Kính Hòa : Việt Nam cải cách kinh tế từ năm 1986, đã hơn 30 năm rồi. Có những ý tưởng cho rằng cải cách kinh tế sẽ dẫn đến chính trị, nhưng có vẻ chúng ta đang chứng kiến một chuyện ngược lại, khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đây nói sự suy thoái về chính trị còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế. Chị nghĩ khi nào thì cải cách chính trị đến với Việt Nam ?

Đoan Trang : Tôi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc cung cấp cho thế giới hai ví dụ cho việc cải cách kinh tế không nhất thiết dẫn đến cải cách chính trị. Huống chi là Việt Nam cũng chẳng tự do về kinh tế. Việt Nam chưa bao giờ tự do về kinh tế cả.

Cho nên tôi không thấy lý do gì mà những chuyện 32 năm qua sẽ dẫn đến cải cách chính trị. Tôi chẳng thấy dấu hiệu nhượng bộ nào từ nhà cầm quyền cả.

Kính Hòa : Cho tự do kinh tế một chút xíu, nhưng vẫn nắm chặt về chính trị, thì việc này chị có cho là nó cũng có nguồn gốc từ truyền thống Á Đông, những xã hội Việt Nam Trung Quốc đều theo Khổng giáo vốn có truyền thống độc tài đàn áp từ lâu rồi, chị có thấy vậy không ?

Đoan Trang : Tôi cho rằng ở những đất nước mà thay đổi kinh tế dẫn đến chính trị, thì do là thay đổi kinh tế dẫn đến thịnh vượng hơn, hình thành tầng lớp trung lưu, một tầng lớp có đòi hỏi mạnh mẽ nhất về cải cách chính trị.

Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc thì cho thấy ngược lại. Tầng lớp trung lưu có hình thành thì nó cũng chẳng dẫn đến cải cách chính trị. Ho không có nhu cầu cải cách chính trị.

Trước hết là quyền lợi của họ gắn chặt với nhà cầm quyền.

Ở Việt Nam, những công ty lớn, những đại gia, tất cả những thành công của họ đều xuất phát từ quan hệ với nhà cầm quyền. Đều là sân sau, cửa sau của nhà cầm quyền. Không có sự thành đạ nào xuất phát từ sáng kiến, từ đổi mới từ tài năng kinh doanh cả.

Điểm thứ hai là đúng như anh nói, dường như cái não trạng của người Việt Nam có ảnh hưởng từ Khổng giáo. Giới trung lưu Việt Nam họ không có khát vọng về dân chủ. Còn thượng lưu ở Việt Nam thì không có nghĩa là tinh hoa. Đại gia của Việt Nam thì có nghĩa là ăn bò Kobe, hay là đi mua giường,… Tầng lớp "tinh hoa" ở Việt Nam, xin lỗi phải dùng từ là xôi thịt, không có tầm văn hóa để dẫn dắt xã hội.

Kính Hòa thực hiện

Published in Diễn đàn

Blogger Phạm Đoan Trang được trao giải nhân quyền (RFA, 14/02/2018)

Blogger-nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng Homo Homini năm 2017 của tổ chức nhân quyền People In Need, trụ sở tại Praha, Cộng Hòa Czech.

doan1

Blogger - nhà báo Phạm Đoan Trang - Courtesy FB Pham Doan Trang

Tên gọi Homo Homini theo tiếng Latinh dịch ra tiếng Việt là từ người đến người.

Thông cáo báo chí ra ngày 13 tháng 2 của People In Need nhắc lại câu nói của cô Phạm Đoan Trang, rằng ‘Các bạn không thể sợ hãi’. People In Need cho biết blogger Phạm Đoan Trang được chọn để trao giải Homo Homini vì lòng can đảm vững bền trong suốt quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho đất nước của cô. Biện pháp đe dọa thường xuyên của các lực lượng, công cụ đàn áp của nhà nước, không thể làm cô nản chí.

Theo People In Need đánh giá, cô Phạm Đoan Trang đã nêu rõ những bất công mà chế độ cộng sản gây ra ; đồng thời cô nỗ lực giải thích cho người dân Việt Nam biết họ có quyền đứng lên chống lại áp bức.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên cho biết cảm nghĩ khi nghe tin blogger-nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải Homo Homini năm 2017 :

"Trước tiên với tư cách là người bạn và blooger độc lập, tôi xin chúc mừng Đoan Trang được trao giải. thứ đến tôi hoàn toàn đồng ý với Đoan Trang và những người từng được những giải thưởng như thế là giá như đừng có những giải thưởng như thế vì đó là những minh chứng cho thấy Việt Nam chưa có nhân quyền. Chừng nào còn có những giải thưởng như thế là người Việt Nam không có quyền con người. Tôi ước đến lúc nào Việt Nam đạt những giải thưởng về văn hóa, nghệ thuật hay những lĩnh vực khác chứ không phải là những giải thưởng về đấu tranh để đòi lại những quyền làm người chính đáng của mình".

Cũng theo People In Need thì cô Phạm Đoan Trang là một trong những khuôn mặt hàng đầu trong giới bất đồng hiện thời ở Việt Nam. Cô sử dụng những ngôn từ đơn giản để chống lại đàn áp tự do, chống tham nhũng và chuyên quyền của chế độ cộng sản. Cô sử dụng mạng xã hội Facebook để đưa ra những bài viết nêu rõ thực trạng tại Việt Nam.

Gần đây blogger Phạm Đoan Trang xuất bản cuốn sách có tên ‘Chính Trị Bình Dân’, trong đó cô trình bày và giải thích những khái niệm chính trị căn bản dễ hiểu đối với mọi người. Cuốn sách bị chính quyền Hà Nội cấm lưu hành.

Vào ngày 14/2, blogger- nhà báo Phạm Đoan Trang đã viết một đoạn ngắn trên internet bày tỏ cảm tưởng của mình khi được nhận giải thưởng. Cô viết rằng mặc dù cô rất mừng vì được nhận giải nhưng cô ước đó là là một giải thưởng nào đó chứng tỏ sự văn minh, dân chủ và phát triển của đất nước. Phạm Đoan Trang viết "chừng nào, một quốc gia còn có người được trao những giải thưởng về nhân quyền – dân chủ, chừng đó, quốc gia đó còn có rất nhiều vấn đề".

Giải thưởng Homo Homini được trao cho những đối tượng được đánh giá có những hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền. Thông trường giải được trao tại buổi khai mạc Liên Hoan Phim Tài Liệu Nhân Quyền có tên One World.

Năm nay buổi lễ trao giải diễn ra vào ngày 5 tháng 3 tại Trung Tâm Quốc Tế Prague Crossroads ở thủ đô Praha, Cộng Hòa Czech.

Trước nhà báo Phạm Đoan Trang, giải cũng đã từng được trao cho 3 người Việt Nam khác là Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý. Họ đều là những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

*****************

Nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải nhân quyền Homo Homini (VOA, 14/02/2018)

Nhà báo tự do Phm Đoan Trang va được t chc People In Need trao gii thưởng quc tế Homo Homini vì "s dũng cm không mt mi khi theo đui mt s chuyn đi dân ch cho đt nước mình, bt chp vic b sách nhiu và khng b".

doan2

Nhà báo tự do Phm Đoan Trang

Trong thông cáo hôm 13/2/2018, tổ chc People In Need mô t bà Phm Đoan Trang như là mt trong nhng tiếng nói đi đu trong gii các nhà bt đng chính kiến đương thi ca Vit Nam.

Trang clovekvtisni.cz của Cng Hòa Séc hôm 13/2 viết rng nhà báo t do Đoan Trang đã truyn đt thông điệp đến cng đng rng người dân có quyn lên tiếng chng li các v đàn áp nhân quyn. Trang mng này viết : "Mc dù b liên tc đe do nhưng bà không lùi bước. Nhiu ln phi ln tránh chính quyn, bà vn không ngng viết".

Trong Chính trị bình dân, một cun sách mi xut bn gn đây nhưng b cm lưu hành Vit Nam, nhà tranh đu Phm Đoan Trang tho lun mt cách sâu sc v các vn đ dân ch và nhân quyn, vi mong mun "đánh tan cái đnh kiến tai hi ‘chính tr là xu xa, th đon.’"

Hàng ngày trang blog của bà thu hút đến 20 ngàn lượt người xem, và có đến 40 ngàn người đăng ký nhn thông tin.

Nói về vic được trao gii thưởng năm nay, bà Phm Đoan Trang cho biết : "S tt hơn nếu chúng ta sng trong mt thế gii mà nhng gii thưởng như thế này không hề tn ti".

doan3

Chính Trị Bình Dân-Phm Đoan Trang

Trang Prague Daily Monitor cho biết Gii thưởng Homo Homini s được trình chiếu ti Liên hoan phim nhân quyn ln nht thế gii có tên One World Film Festival. Năm nay, bộ phim nói v cuộc đi hot đng ca nhà báo Đoan Trang Vit Nam s được trình chiếu vào ngày 5/3 ti th đô Prague ca Cng Hòa Séc.

Trang Prague Daily Monitor nói các nhà phê bình chỉ trích chính quyn Vit Nam đàn áp t do báo chí, và luôn tìm cách trn áp nhng tiếng nói bất đng. Nhng người ch trích chính quyn trên mng Internet phi đi mt vi nhng v bt b và nhng án tù dài hn.

Bà Sylva Horakova, Giám đốc Trung Tâm Nhân quyn và Dân ch ca T chc People In Need, nói : "Tình hình đã tr nên ti t hơn trong năm qua khi có hơn 20 người b bt và tng giam vì các bài viết ca h trên blog cá nhân và trên Facebook".

People in Need là một t chc nhân quyn quc tế có tr s ti Cộng hòa Czech, hàng năm thường vinh danh nhng nhân vt có đóng góp đáng k vào việc cổ xúy cho nhân quyn, dân ch, và các gii pháp bt bo đng cho các v xung đt chính tr.

Nhà báo Đoan Trang được biết đến qua nhiu bài viết và hot đng c vũ dân ch, nhân quyn ti Vit Nam như lot bài viết v nhng d án khai thác bauxite Tây Nguyên, bà còn tham gia các cuộc biu tình chng Trung Quc và gn đây hơn, đ phn đi thm ha môi trường Formosa. Nhà tranh đu này luôn b chính quyn canh gi vào nhng thi đim được cho là "nhy cm", chng hn như khi có các gii chc nước ngoài đặc trách nhân quyền ti thăm Vit Nam.

**********************

Bà Đoan Trang nhận giải nhân quyền của Czech (BBC, 14/02/2018)

Tổ chức People in Need hôm 13/2 vừa tuyên bố rằng giải thưởng Homo Homini 2017 sẽ được trao cho nhà hoạt động và blogger Việt Nam, Phạm Đoan Trang.

doan4

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang sẽ nhận giải thưởng quốc tế đầu tiên vì các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ

Trang web của tổ chức này viết nhà hoạt động 40 tuổi này được trao giải thưởng vì "lòng dũng cảm của bà khi không mệt mỏi theo đuổi sự thay đổi dân chủ cho đất nước mình, mặc cho sự sách nhiễu và khủng bố".

'Định từ chối giải thưởng'

Vẫn chưa xuất hiện bình thường trở lại, nhà hoạt động cho BBC biết qua điện thoại rằng, bà được biết tin về giải thưởng cách đây hai tuần.

"Đại diện của People In Need có liên hệ và hỏi tôi có muốn nhận giải hay không, thì tôi từ chối.

"Xong họ thuyết phục nhiều, và cuối cùng họ là đây là một cái dịp các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn, nhất là tình trạng hai năm nay đen tối quá. thứ hai là giải thưởng này cũng không có tiền thưởng, nên tôi đồng ý nhận", bà Trang nói hôm 14/2.

Giải thưởng Homo Homini được tổ chức độc lập của Cộng hòa Czechtrao hằng năm cho những cá nhân có đóng góp to lớn cho hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ.

Hằng năm, giải thưởng này được trao tại Liên hoan phim Một Thế giới, liên hoan phim về nhân quyền lớn nhất thế giới.

"Tôi không thích những giải thưởng về nhân quyền, về dân chủ.

"Cái quy luật chung của thế giới là ở cái nước nào tự do về dân chủ, nhân quyền nó là chuyện bình thường, nó là không khí, như hơi thở. Khi một quốc gia mà công dân nó vẫn còn phải nhận giải thưởng như vậy có nghĩa là quốc gia đó có vấn đề.

doan5

'Nếu sợ thì không làm, mà đã làm thì không sợ' - Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang

"Nên những giải thưởng như thế thì mình cũng không vui vẻ gì khi được trao. Nhưng nếu mà nói không vui chút nào, thì cũng không đúng".

Sylva Horáková, giám đốc Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ cho tổ chức People In Need nói, "Tình hình [ở Việt Nam] đã xấu đi đáng kể. Hơn 20 người bị bắt giam vào năm ngoái - chỉ vì các bài viết trên blog cá nhân hoặc trên Facebook.

"Rất khó khăn để tiếp tục theo đuổi các giá trị dân chủ và bảo vệ nhân quyền trong một môi trường như vậy. Trang không bao giờ từ bỏ và đó là lý do tại sao cô ấy xứng đáng có được sự ủng hộ tuyệt đối của chúng tôi", bà Horáková nói.

'Đây không phải cuộc vui và nếu sợ thì không làm'

Bà Phạm Đoan Trang cho biết nửa năm nay bà đã không về nhà. Vì khi ở nhà bà luôn bị vây hãm, tình thế như "cua trong rọ".

"An ninh có thể bắt bất cứ lúc nào họ bắt, nhẹ thì họ lôi về đồn, chiều họ thả, bị quấy nhiễu suốt ngày, cho nên tôi đang đi lang bạt khắp Việt Nam.

doan6

"Chính trị bình dân, Phần I" bị hải quan Đà Nẵng cho là "tạo ra nhận thức sai lệch về tình hình nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam".

"Tất nhiên là vất vả, nhất là dịp Tết nhất, Giáng Sinh thì đói, vì không có bếp, mình ăn cơm hàng cháo chợ, mà những dịp đó hàng quán đóng cửa cho nên rất là mệt.

Bà cho biết việc đi lại cũng khó khăn vì đôi chân vẫn còn thương chấn nặng sau khi bị tấn công, khi tham gia cuộc tuần hành vì cây xanh Hà Nội vào tháng 4, 2015.

"Kể từ Đảng cộng sản lên cầm quyền với chính sách độc đảng, các vụ việc đàn áp dân chủ nhân quyền ngày càng gia tăng. Những năm tháng này, các vụ việc đàn áp diễn ra rất mạnh mẽ, việc hoạt động ngày càng khó khăn.

"Nhưng thực sự mà nói hoạt động dân chủ nhân quyền là thứ rất nên làm, đáng để bỏ hẳn cả đời vào làm, vì nó mang lại rất nhiều thứ. Nó đem lại nhiều cảm xúc, tình cảm của rất nhiều người, và kiến thức. Bạn sẽ cảm thấy nó nâng mình lên một tầm khác", bà Trang nói.

"Tôi nghĩ những người hoạt động, ai mà đi con đường này thì không coi đây là cuộc vui mà là cuộc đấu trí thực sự.

"Nếu sợ thì không làm, mà đã làm thì không sợ", nhà hoạt động nói.

Nhà hoạt động cũng vừa xuất bản quyển Chính trị bình dânPhần I vào năm ngoái.

Quyển sách này gần đây bị hải quan Đà Nẵng tịch thu vì cho rằng sách "tạo ra nhận thức sai lệch về tình hình nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam".

Tiếng nói từ Czech

Giải thưởng năm nay dự kiến sẽ được trao tại buổi Liên hoan phim Một Thế giới (One World Film Festival) ở Prague Crossroad vào ngày 5/3/2018.

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang không phải là người Việt Nam lần đầu tiên nhận được giải thưởng này.

Năm 2002, cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý cũng được trao giải này.

Tại buổi lễ trao giải hôm 9/4/2002, cả ba được nêu danh là "những người bảo vệ nhân quyền và tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

"Họ đã nhận được giải thưởng vì sự dũng cảm cá nhân và sự phản đối ôn hòa của họ đối với chế độ cộng sản Việt Nam trong ba mươi năm qua".

Nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc cũng từng được nhận giải thưởng này vào 2008.

Tổ chức People in Need được lập ra tại Czechoslovakia trong giới vận động dân chủ giai đoạn Cách mạng Nhung.

Họ luôn được sự ủng hộ của Tổng thống Vaclav Havel lúc sinh thời.

Chính giới Czech khi đó muốn ủng hộ cho hoạt động của tổ chức này như một tiếng nói nhân quyền mạnh mẽ từ Prague trong các vấn đề quốc tế.

People in Need không chỉ tích cực trong các chiến dịch đề cao nhân quyền và công việc của giới bất đồng chính kiến tại Đông Âu và Liên Xô cũ mà còn đề cập đến các vấn đề Châu Á và nhất là Cuba.

Cựu ngoại trưởng Cộng hòa Czech, lãnh đạo đảng Dân chủ, Cyril Svoboda từng hợp tác với People in Need để đến thăm các nhà bất đồng chính kiến Cuba trong chuyến thăm sang hòn đảo này năm 2009.

Tuy thế, ông Svoboda cũng bị phê phán là đã lên tiếng đề nghị giới đối lập Cuba cần thay đổi đường lối và tổ chức, điều bị cho là "can thiệp" từ bên ngoài.

Gần đây nhất, People in Need lên tiếng bảo vệ ông Igor Shevtsov, sinh viên, nhà vận động chống tân phát-xít người Nga học tại Cộng hòa Czechbị tòa án Czech ra lệnh trục xuất về Nga.

Việt Nam vẫn có đối thoại nhân quyền hàng năm với Liên Hiệp Châu Âu mà Cộng hòa Czechlà thành viên.

Tuy nhiên, nhà chức trách ở Việt Nam giữ quan điểm rằng có các "các thế lực thù địch" đang thực hiện chiến lược Diễn biến hòa bình, qua hai vấn đề dân chủ và nhân quyền.

Nhà chức trách tin rằng mục tiêu của các việc này là "nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội" và "xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa", theo báo Quân đội Nhân dân hồi tháng 10/2017.

Published in Việt Nam