"Tôi muốn họ nói về phân biệt chủng tộc mỗi ngày", Steve Bannon, cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump kể với The American Prospect năm ngoái. "Nếu cánh tả tập trung vào chủng tộc và bản sắc, còn chúng ta đi với chủ nghĩa dân tộc kinh tế "Economic nationalism", chúng ta có thể đè bẹp Đảng Dân Chủ".
Bannon đã đang khai thác vào một truyền thống cũ của Mỹ. Vào thời gian đầu thời kì 1680s, những người da trắng quyền thế dọn món "Phân biệt chủng tộc" lên như để làm dịu đi vết thương giai cấp, nâng cao vị thế của những công nhân có khế ước da trắng (white indentured servants) so với những người nô lệ da đen. Vài thế kỉ sau đó, W.E.B. Du Bois quan sát thấy rằng những người da trắng nghèo khổ được trợ cấp một khoản "lương công cộng và tâm lý" "public and psychological wage" - "khoản lương của dân da trắng" the "wages of whiteness",như nhà sử học David Roediger ghi nhớ nó. Những khoản lương này khiến những người thuộc các chủng tộc khác nhau chống lại nhau, cản trở một không gian liên đới dựa trên lợi ích kinh tế chung.
Và những liều thuốc tiêm "phân biệt chủng tộc" được Trump cẩn thận sắp đặt : Lệnh cấm Hồi Giáo ; những tuyên bố gây sốc sau vụ bạo lực xảy ra ở Charlottesville, Virginia ; những lời khuyên không mong đợi đến NFL về cách xử lý những cầu thủ biểu tình ; chia cách gia đình nhập cư và vũ trang hóa Cơ Quan Thực Thi Di Trú Và Hải Quan. Những hành vi này thoạt nhìn như để làm vui lòng những kẻ phân biệt chủng tộc. Nhưng thực tế là chúng được nhắm đến những người cánh Tả, trong nỗ lực để giữ sự chú ý của những người Phóng Khoáng Liberals sang chủng tộc hơn là giai cấp. Nếu Đảng Dân Chủ đã dành sự quan tâm nhiều hơn lên các vấn đề kinh tế, họ đã có thể giành lại phiếu từ những cử tri da trắng thuộc thành phần Non-elite mà họ đã mất dần trong nửa thế kỉ trở lại đây. Những người như Bannon dường như nhận ra điều này. Nếu Đảng Dân Chủ muốn giành lại chức vị tổng thống vào năm 2020. Họ cần nhìn nhận ra điều này.
Vào đêm bầu cử năm 2016, những người cấp tiến San Francisco trong đám đông của tôi đã bối rối về lý giải tại sao những người da trắng ở một vài bang Rust Belt, nhiều trong số họ là thành viên đoàn đã bầu cho Obama trước đó, vừa bỏ phiếu cho Trump trong cuộc tranh cử. Cùng buổi tối hôm đó, tôi đã viết một bài luận cho Havard Business Review giải thích những gì tôi (Một người da trắng, phóng khoáng Liberal và một giáo sư luật) suy tư về điều mà rất nhiều người đồng nhiệm da trắng, Liberal, có trình độ giáo dục cao không nhìn thấy : Những người da trắng trung lưu đã bầu cho Trump không nhiều vì không thích ông ấy (mặc dù có nhiều người thích) hoặc bởi vì họ là những người phân biệt chủng tộc…nhưng trước hết là một biểu hiện của sự tức giận giai cấp. Sau khi bài luận lan truyền, Tôi đã mở rộng nó thành một quyển sách, White Working Class : Overcoming Class Cluelessness in America.
Như đã nói, tôi đã dành rất nhiều thời gian trong suốt hai năm qua nói chuyện với những người cấp tiến về mối quan hệ rạn nứt giữa giai cấp da trắng quyền thế Elite và giai cấp công nhân da trắng. (Tôi sử dụng thuật ngữ working class để liên hệ đến những người Mỹ với hộ thu nhập phân vị từ thứ 30 đến 80. Nhóm này, có thu nhập trung bình vào khoảng 75,000 USD, thường được gọi là tầng lớp trung lưu). Những đảng viên Đảng Dân Chủ hiện tại có một cơ hội độc nhất để thu hút giai cấp công nhân, bởi vì nền tảng của họ mở ra một thông điệp dân túy : Thu nhập bất bình đẳng đã trở nên tồi tệ đến mức mọi người, có học vấn đại học hay không, đều đang cảm nhận sự túng thiếu. Bernie Sanders đã nhận được 72% số phiếu từ những đảng viên Đảng Dân Chủ độ tuổi dưới 30 trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016 một phần bằng cách giải mã nền kinh tế bị thao túng và gian lận. Trong vòng ba thập kỉ, chi phí giáo dục tăng gần gấp ba lần ở hệ thống công và gấp đôi ở hệ thống giáo dục tư ; cùng thời gian đó, rất nhiều người với bằng cao đẳng, đại học đang làm những công việc mà không thực sự yêu cầu đào tạo tốn kém vậy. Tỷ lệ thất nghiệp có thể ở mức thấp, nhưng mức lương trung bình thực tế vẫn không thay đổi kể từ cuộc bầu cử cho Trump. Giá nhà, trong khi đó, tiếp tục tăng. Vào năm 2014, Khảo sát của General Social Survey cho thấy chỉ 35% thế hệ Millennials (nhóm người sinh trong khoảng đầu thập niên 80 đến năm 2000) tự mô tả mình thuộc tầng lớp trung lưu, thấp hơn mức 46% những người cùng độ tuổi khảo sát vào năm 2002.
Tất cả những điều này sẽ tăng thêm tiềm năng thắng cử cho những người đảng Đảng Dân Chủ. Nhưng nhiều người dường như đang rút ra những bài học sai lầm từ những bất ổn chính trị gần đây. Trong khi tôi đang viết bài này, kết quả của cuộc bầu kì giữa kì chưa được biết, nhưng có một điều rất rõ ràng : Những người đản Đảng Dân Chủ đã đánh cược rất nhiều vào tiềm năng rằng cơn giận giữ của những cử tri ủng hộ họ có thể vượt qua cơn giận dữ của những cử tri đã đẩy Trump vào Nhà Trắng. Dù chiến lược này có thắng trong một cuộc bầu cử hay không, việc xóa bỏ một đại dương của nông thôn và Rust Belt đỏ là một chiến lược tồi tệ trong dài hạn. Nếu những người Đảng Dân Chủ muốn chiến thắng và tiếp tục chiến thắng, với nhiệm vụ đưa chính sách của họ thành hiệu lực, họ cần đối mặt với bốn sự thật phũ phàng.
1. Cơ cấu dân số không phải định mệnh
"Tại sao không đợi cho giai cấp công nhân da trắng chết đi ?" Một khán giả hỏi trong Berkeley Festival of Ideas vào năm trước. Tôi nhận được câu hỏi này nhiều lần, và tôi luôn đáp lại : "Bạn có hiểu bây giờ tại sao người ta bầu cho Trump chứ ? Thái độ của bạn rất phản cảm, và Trump là ngón tay giữa của họ".
Khi Hoa Kỳ tiến tới trở thành một quốc gia đa số- thiểu sổ, một số người bên cánh Tả đã tin rằng Đảng Dân Chủ sẽ được giải cứu bởi cơ cấu dân số - Đảng có thể bỏ qua giai cấp công nhân da trắng và tập trung vào các cộng đồng da màu, những người trẻ tuổi và những phụ nữ độc thân thuộc mọi chủng tộc. Đây là một suy nghĩ viển vông. Đầu tiên, Hoa Kì sẽ không thành quốc gia đa số- thiểu số cho đến năm 2045. Nếu có những người nghĩ rằng Đảng Dân Chủ, hoặc đất nước này - có thể tồn tại ở mức độ hỗn loạn chính trị trong một phần tư thế kỉ, tôi không biết nên nói gì với họ nữa.
Thứ hai, vấn đề địa lý. Các cử tri thiểu số không được phân bổ đồng đều khắp cả nước, và phiếu bầu của người da trắng ở nông thôn và Rust Belt được thể hiện quá mức bởi vì hệ thống cử tri Đoàn và Thượng Viện. Hơn nữa, thậm chí đến năm 2040, 37 bang vẫn sẽ duy trì đa số da trắng. Các cơ quan lập pháp Nhà Nước kiểm soát việc tái phối trí, mà ảnh hưởng đến thành phần của Hạ Viện, cũng như các lĩnh vực quan trọng của chính sách xã hội, như giáo dục. Có phải Đảng Dân Chủ sẵn lòng từ bỏ hầu hết các bang ?
2. Lo Lắng Kinh Tế là trọng tâm của chủ nghĩa dân túy
Rất nhiều người đàng hoàng, nhạy cảm bầu cho Trump bởi vì họ tin rằng cả Đảng Dân Chủ lẫn Đảng Cộng Hòa đều không ngăn được xoắn ốc đi xuống dần của tầng lớp trung lưu - và họ đã đúng.
Những người phủ nhận kinh tế là trọng tâm của làn sóng dân túy thường viện dẫn rất nhiều người bỏ phiếu cho Trump có thu nhập cao. Điều đó đúng nhưng không liên quan : Những cử tri trung lập giúp quyết định cuộc bầu cử 2016 không phải giới quý tộc blue bloods ; họ là những người cổ cồn xanh blue-collar. Một số nhà khoa học chính trị đã hạ thấp nỗi đau kinh tế của những cử tri, hoặc đánh đồng những khó khăn tài chính và phẫn nộ chủng tộc như là một. Ví dụ, một nghiên cứu giảm bớt sự ảnh hưởng của kinh tế bởi việc tập trung lên năm 2012 đến năm 2016. Sự sụp đổ của Giấc Mơ Mỹ bắt đầu từ nhiều thập niên trước đó.
Các biện pháp rộng hơn về tình trạng bất bình đẳng thu nhập chỉ ra rằng tại sao nhiều người Mỹ cảm thấy không an toàn. Nhà kinh tế Raj Chetty và các đồng nghiệp của ông ở Harvard đã thu thập sự giảm mạnh trong tính di động xã hội những thập niên gần đây : Hầu như tất cả người Mỹ sinh ra trong thập niên 1940s đều vượt xa cha mẹ mình ; chỉ khoảng một nửa số người sinh ra trong thập niên 1980s sẽ như vậy. Đồng thời, tỷ lệ thu nhập quốc dân mà những người Mỹ nhận được trong nấc giữa của phân phối thu nhập đang giảm dần.
Liệu công nhận rằng chủ nghĩa dân túy liên quan đến vấn đề kinh tế có nghĩa là bỏ qua sự cuồng tín ? Không. Trump thì đang trao một thứ chủ nghĩa dân túy xen kẽ với phân biệt chủng tộc (Nhiều hơn về sau). Nhưng nó cũng đúng là những người da trắng ưu tú trong việc gạt bỏ những người da trắng non-elite như những kẻ phân biệt chủng tộc -và do đó bỏ qua mối quan tâm kinh tế của họ. Như Bannon đã nói vào năm ngoái, "Việc của chúng ta là đổ thêm dầu vào lửa".
3. Chống lại Mở Cửa Biên Giới không chỉ là phân biệt chủng tộc
Một phần của chiến lược này liên quan đến việc lái những người quyền thế phóng khoáng Elite liberal tới việc vận động các biên giới mở, đồng thời thuyết phục giai cấp công nhân da trắng rằng những người nhập cư là nguyên nhân cho việc mất đi những công việc tốt.
Vào giai đoạn năm 1990s, khi nhà xã hội học Michele Lamont phỏng vấn những người cổ cồn xanh da trắng New York cho quyển sách "The Dignity of Working Men" của mình, cô tìm thấy rằng rất nhiều người trong chủ đều phỏng vấn của mình bộc lộ một thái độ tích cực về những người nhập cư, mô tả họ như những gia đình mẫu mực và những người làm việc chăm chỉ, giống như chúng tôi". Điều gì đã thay đổi ? Trong phần lớn, dòng truyện cực hữu : Tại sao những công việc tốt rời đi ? Thỏa ước thương mại. Tại sao những công việc thay thế trả công ngày một kém ? Những người nhập cư.
Không cần nghi vấn, thái độ chống nhập cư khuyến khích bởi câu truyện này nuôi dưỡng sự phẫn nộ chủng tộc. Rất nhiều người da trắng hoảng sợ khi họ được kể rằng họ sẽ sớm trở thành thiểu số : Các thực nghiệm chỉ ra rằng khi những người da trắng được kể họ sẽ sớm mất đi trạng thái đa số và những lợi ích xã hội liên quan, họ phản ứng với sự tức giận và sợ hãi hướng về các sắc dân thiểu số. Nhưng phản ứng này không chỉ độc nhất với những người công nhân da trắng - Những sinh viên cao đẳng, đại học phản ứng cùng một cách tương tự như những người da trắng khác.
Để chống lại những dòng chuyện cực hữu, những người Đảng Dân Chủ phải thừa nhận sự kiên trì về vấn đề phân biệt chủng tộc trong khi chuyển sự lưu tâm sang Giấc Mơ Mỹ của tính di động xã hội. Bước đầu tiên là thừa nhận những người nhập cư thỉnh thoảng thương tổn lên công nhân Mỹ, chủ yếu là những người không có bằng cấp trung học. Nhập cư có thể có tác động tích cực lên toàn bộ nền kinh tế tổng thể, nhưng mọi người không sống theo mức trung bình cộng : Họ sống ở nơi họ sống, nhìn thấy những gì họ thấy, những gì mà giới chủ sử dụng lao động nhập cư để giảm tiền lương và làm suy yếu công đoàn. Tại sao không thừa nhận điều này và chỉ ra cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người nhập cư, xứng đáng nhận được phẩm giá của phiếu lương mà đủ cho cả tuần (diễn giải Martin Luther King Jr.) ?
Nếu những người Đảng Dân Chủ muốn xây dựng một liên minh chiến thắng bao gồm không chỉ các bờ biển xanh mà còn cả những dải màu đỏ ở giữa, họ phải nắm vững thông điệp kinh tế này. Chiến lược mới "Heartland" của Đảng, được phát biểu thành thục bởi Dân biểu Cheri Bustos của Illinois, thì đầy hứa hẹn. Buston đã thắng tái cử vào năm 2016 bởi 20 điểm - Một kì tích, nếu xem rằng Trump đã nắm giữ phần lớn những quận nông nghiệp và công nghiệp cổ cồn xanh. Cô ấy đã nở rộ bằng việc giảm bớt việc nhấn mạnh lên các vấn đề gây chia rẽ xã hội (những điều này dẫn đến những cuộc hội thoại không ai thắng", Cô ấy nói) và tô đậm lên vấn đề kinh tế. Những người Dân Chủ nên nói nhiều về cách trao quyền cho người lao động, một ví dụ tốt là Đạo Luật Accountable Capitalism Act của thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, mà yêu hơn 40% các thành viên thuộc hội đồng quản trị của công ty được bầu bởi công nhân của mình.
Một ghi chú cuối : Nếu những người Đảng Dân Chủ dành ít thời gian hơn nhử mồi lên vấn đề nhập cư và nhiều thời gian hơn ưu tiên lên những công việc tốt cho những người không có bằng đại học, họ sẽ không chỉ giúp giai cấp công nhân da trắng - Họ sẽ giúp tất cả mọi người cuộc mọi chủng tộc. Sau tất cả, những sinh viên gốc da đen và Tây Ban Nha thì ít có bằng đại học hơn những người da trắng.
4. Phân biệt chủng tộc là vấn đề của người da trắng, không phải vấn đề của giai cấp công nhân
Một ý chí sôi nổi sau cùng sẽ rất khó hàn gắn : Mối quan hệ rạn nứt giữa những người da trắng quyền thế ưu tú Elite và Non-Elite, mà tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc đều phải trả giá. Đây là vấn đề của người da trắng, người da trắng cần sửa chữa nó. (Tôi sẽ không giả định để khuyên mọi người da màu về cách đối phó với phân biệt chủng tộc, hoặc gợi ý rằng họ nên hạn chế xem cuộc bầu cử năm 2016 thông qua lăng kính chủng tộc. Nhưng như một người da trắng thuộc giới Elite, Tôi thấy đó là vị trí của tôi để nói với những người da trắng Elite hãy ngừng đổ tội cho sự phân biệt chủng tộc của chính họ lên những người da trắng non-elite.)
Đúng là những kẻ phân biệt chủng tộc đã tụ hợp về Trump ; ớn lạnh, nâng nâng ; 35% những cử tri bỏ phiếu cho Trump được báo cáo rằng có sử dụng từ mọi đen N-word. Nhưng điều đó có nghĩa là mọi người bỏ phiếu cho Trump đều là rác rưởi mà những người Đảng Dân Chủ không thể giành chiến thắng, và sẽ không bao giờ muốn điều này ?
Không. Một nghiên cứu quan trọng, phần lớn bị bỏ qua năm 2017 của The Democracy Fund's Voter Study Group đã xác định năm loại cử tri khác nhau bầu cho Trump. Hai trong số đó - Những người bảo thủ trung thành Staunch Conservatives và những người tôn thờ thị trường tự do Free Marketeers, cùng nhau chiếm hơn một nửa số cử tri ủng hộ Trump - dường như không bao giờ đi đến Đảng Dân Chủ trong số lượng đáng kể ( Những người tôn thờ thị trường tự do có lẽ không thích chiến tranh thương mại của Trump, nhưng nhiều trong số họ cố xúy cho những sắc lệnh của ông ấy.) Hai khối lớn khác, những người bảo tồn giá trị Mỹ American Preservationists và những người chống lại giai cấp quyền thế Anti-Elites, mỗi khối chiếm tỷ lệ 1/5 cử tri bầu cho Trump, và tin rằng nền kinh tế thì đang bị gian lận và thao túng để trục lợi vào túi những người Mỹ giàu có nhất. ( Khối cuối cùng, những người vô công rỗi nghề The Disengaged, chiếm 5% cử tri bầu cho Trump).
American Preservationists và Anti-Elites thì thường bị đánh đồng, nhưng họ khác biệt trong những điểm quan trọng. Preservationists đã rất nhiệt tình với Trump : Gần một nửa ủng hộ ông trong các cuộc bầu cử sơ bộ và 87% nói họ đã bỏ phiếu vì ông ấy nhiều hơn là hành động bỏ phiếu nhằm chống lại Hillary Clinton. Họ cũng được đầu tư rất nhiều vào chủ nghĩa Nativism (Thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư) : 86% nói rằng họ được sinh ra ở Mỹ đã là một phần quan trọng của việc trở thành người Mỹ và 77% nói điều tương tự về việc trở thành những người Cơ Đốc Giáo. 2/3 coi chủng tộc quan trọng hơn bản sắc của họ ; duy nhất một nửa bày tỏ tình cảm nồng hậu dành cho các cộng đồng chủng tộc thiểu số. Đây không phải là nhóm mà Đảng Dân Chủ có thể thu hút được số lượng đáng kể.
Anti-Elites - Các cử tri Trump thường có thói quen bỏ phiếu lưỡng đảng nhất- là một câu chuyện khác. Duy nhất một phần tư trong số họ bỏ phiếu cho Trump trong các cuộc bầu cử sơ bộ, và gần một nửa cho biết họ đã bỏ phiếu cho Trump như một hành động chống lại Clinton nhiều hơn là vì thích ông ta. So với Preservationists, tỷ lệ nhỏ hơn nói rằng sinh ra ở Hoa Kì thì rất quan trọng để trở thành người Mỹ (58%) và là người Cơ Đốc Giáo (49%). Khoảng hai phần ba những người Anti- elites bày tỏ tình cảm nồng hậu hướng đến các cộng đồng chủng tộc thiểu số (Mặc dù ít người trong số họ bày tỏ tình cảm nồng hậu đối với người Hồi Giáo). Điều quan trọng, chỉ có 13% trong số họ tin rằng con cái của họ sẽ đạt được một mức sống tốt hơn chính họ hiện tại. Đây là nhóm mà Đảng Dân Chủ nên hướng đến. Nhưng có một cách chắc chắn để đảm bảo sự thất bại : Sự cẩu thả gộp hết những cử tri bỏ phiếu cho Trump thành những người phân biệt chủng tộc.
Thực tế, khi chúng ta chuyển trọng tâm từ nhóm công khai phân biệt chủng tộc ( như được thể hiện bằng cách sử dụng từ mọi đen N-word) sang nhóm thiên vị ngầm (mà định hình cách chúng ta thấy ai đó, nói, tài năng hay nguy hiểm), những người quyền thế ưu tú Elite không khá hơn những người thuộc giai cấp công nhân. Người tốt nghiệp đại học cũng có thể có khuynh hướng phân biệt chủng tộc mạnh như những người không có bằng đại học. Ditto Physicians, M.B.Á, và hầu hết những người có bằng sau đại học. Các giai cấp xã hội khác nhau đơn giản là có khuynh hướng khác nhau về phân biệt chủng tộc. Những người da trắng cổ cồn xanh, những người thường có khuynh hướng tự hào về đạo đức, có thể có nhiều tiềm năng hơn những người da trắng Elite để rập khuôn những người da đen là thiếu đạo đức. Điều này là không hay, nhưng giai cấp quyền thế ưu tú Elites không nên bắt đầu cảm thấy rằng họ vượt trội. Elites, mà thường có nhiều khả năng và may mắn hơn những người khác tự hào về thành tích học tập hoặc trí tuệ, thường cho rằng người da màu thiếu nó. Điều này có lẽ giúp giải thích tại sao, trong một thực nghiệm nổi tiếng, một hồ sơ xin việc gắn mác "Jamal" yêu cầu thêm 8 năm kinh nghiệm để tạo ra sự quan tâm giống như mác "Greg".
Ở đâu bạn tìm thấy người da trắng, bạn sẽ tìm thấy phân biệt chủng tộc. Tất cả người da trắng Mỹ phải chiến đấu với nó. Họ có lẽ cần phải ngừng lạm dụng chống phân biệt chủng tộc như một cái cớ để hợm hĩnh.
Với mỗi sự phẫn nộ dành cho Trump, mọi người thường hỏi tôi trên Twitter rằng liệu tôi cuối cùng có sẵn sàng thừa nhận rằng giai cấp công nhân da trắng đơn giản là những người phân biệt chủng tộc. Những gì bạn bè trên Twitter của tôi dường như không nhận ra là đặc quyền riêng của họ. Nếu giới Elite bám vào ý tưởng rằng người da trắng ở tầng lớp lao động thấp là thủ phạm của sự bất bình đẳng, hơn là họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân, có lẽ bởi vì họ muốn tin rằng họ ở nơi họ thuộc về bởi vì họ đã làm việc rất chăm chỉ và là những người thông minh nhất. Một khi bạn bắt đầu một cuộc thảo luận về giai cấp, những người eEite phải thừa nhận rằng họ không chỉ có đặc quyền chủng tộc mà còn cả đặc quyền về giai cấp.
Thừa nhận điều này cũng đòi hỏi giới tinh hoa phải nhượng lại một lợi thế khác : Mức độ mà họ kiểm soát các ưu tiên của Đảng Dân Chủ. Các nhà khoa học chính trị đã ghi nhận sự thay đổi của Đảng trong suốt 50 năm qua từ một liên minh tập trung vào các vấn đề của giới cổ cồn xanh sang việc bị chi phối trong vấn đề liên quan đến môi trường và các vấn đề khác mà giới Elites ấp ủ.
Tôi là một trong những nhà hoạt động đó, môi trường và các mối quan tâm khác lên giới tính, chủng tộc và tình dục định hình con đường học thuật và bản sắc của mình. Nhưng giai cấp công nhân đã được yêu cầu chịu đựng nhiều thiệt thòi về kinh tế trong khi Đảng Dân Chủ tập trung vào các vấn đề khác. Đây là thời gian để lắng nghe. Thuốc giải độc duy nhất có hiệu quả đối với chủ nghĩa dân túy xen kẽ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa dân túy không phải chỉ là sự cuồng tín, quá khích.
Joan C. Williams
Nguyên tác : The Democrats’ White-People Problem, The Atlantic, 12/2018
Đảng Dân Chủ kiện Nga và ban vận động tranh cử của Trump (RFI, 21/04/2018)
Ngày 20/04/2018, đảng Dân Chủ Mỹ đã đệ đơn lên tòa án Liên Bang tại Manhattan, New York, kiện Nga, WikiLeaks và nhiều lãnh đạo cao cấp trong ban vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Bên nguyên đơn tố cáo một âm mưu nhằm gây ảnh hưởng tới bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, tạo thuận lợi cho ứng viên Cộng Hòa. Donald Trump hứa sẽ "phản công".
Ông Tom Perez, lãnh đạo Ủy Ban Quốc Gia của đảng Dân Chủ Mỹ trong một hội nghị của đảng này tại Baltimore. Reuters/Joshua Roberts
Đơn kiện của đảng Dân Chủ bao gồm những gì ? Mục tiêu thứ nhất là Nga. Lãnh đạo Ủy Ban Quốc Gia của đảng Dân Chủ Mỹ (DNC) ông Tom Perez trong thông cáo nói rõ : Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ hồi năm 2016, "Nga đã mở chiến dịch tấn công nhắm vào nền dân chủ" của Hoa Kỳ và chiến dịch đó được ban vận động tranh cử của ông Trump "tích cực và hăng hái ủng hộ". Đây là một "hành động phản bội chưa ừng thấy" xuất phát từ một ban vận động tranh cử cho một ứng viên tổng thống Hoa Kỳ.
Đơn kiện của đảng Dân Chủ nhắm tới nhiều nhân vật thân cận với ông Donald Trump như Roger Stone, một người mà theo bên nguyên đơn, đã "có những thông tin chi tiết" về kế hoạch của WikiLeaks tiết lộ thông tin bất lợi cho ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Ngoài ông Stone, còn có nhiều tên tuổi khác như Paul Manafort, nguyên giám đốc ban vận động tranh cử của ứng viên Trump, George Papadopoulos, người từng thu xếp để ông Trump bay sang Moskva ; hay Donald Trump Jr, con trai cả của tổng thống Mỹ tương lai và con rể ông là Jared Kushner.
Trong đơn kiện đệ trình lên tòa án Manhattan, đảng Dân Chủ Mỹ liệt kê ra một danh sách dài với nhiều chi tiết về những diễn biến cụ thể đã được phơi bày ra ánh sáng.
Trong số này phải kể đến cuộc họp tại Tháp Trump ở New York hồi tháng 6/2016 giữa ban vận động cho ông Trump với một nữ luật sư người Nga, hay một loạt các thư điện tử xác định mối liên hệ giữa ê-kíp Trump với phía Nga.
Theo giới quan sát, không có gì chắc chắn là đơn kiện của bên đảng Dân Chủ sẽ dẫn tới việc Tư pháp Hoa Kỳ mở phiên tòa xử vụ này.
Thanh Hà
*******************
Đảng Dân chủ hôm thứ Sáu đệ đơn kiện Nga, ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump và WikiLeaks, cáo buộc họ thực hiện một âm mưu rộng lớn nhằm gây gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Đơn kiện của Đảng Dân chủ đệ trình lên tòa án liên bang cáo buộc các quan chức hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump đã âm mưu với Nga để gây tổn hại cho ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Đảng này cáo buộc trong đơn kiện đệ trình lên tòa án liên bang ở Manhattan rằng các quan chức hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của ông Trump đã âm mưu với chính phủ Nga và cơ quan tình báo quân sự của nước này để gây tổn hại cho ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton và nghiêng cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump bằng cách xâm nhập máy tính của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc.
Đơn kiện cáo buộc ban vận động của ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã "hăm hở hoan nghênh sự giúp đỡ của Nga" trong cuộc bầu cử năm 2016 và cáo buộc họ là một "tập đoàn kiếm tiền gian trá" làm việc song song với Moscow.
"Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công toàn diện nhắm vào nền dân chủ của chúng ta và họ đã tìm thấy một đối tác sẵn lòng và tích cực nơi ban vận động của Donald Trump", Tom Perez, chủ tịch Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc, nói. "Đây là một hành động phản bội chưa từng thấy".
Nhà Trắng không hồi đáp yêu cầu bình luận, nhưng ban vận động tranh cử Trump, đã được lập ra trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, gọi vụ kiện này là vớ vẩn và mô tả nó là một nỗ lực nhằm gây quỹ.
"Đây là một vụ kiện giả trá về một tuyên bố sai trái về sự thông đồng với Nga, được đệ trình bởi một Đảng Dân chủ túng quẫn, gặp nhiều vấn đề và gần như phá sản", người quản lý chiến dịch tranh cử, Brad Parscale, nói trong một thông cáo.
Các bị cáo trong vụ kiện bao gồm ba người đã bị truy tố do kết quả cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga : cựu quản lý chiến dịch tranh cử Paul Manafort ; cộng sự của ông Manafort, Rick Gates ; và cựu phụ tá chiến dịch tranh cử George Papadopoulos.
Những bị cáo được nêu tên còn có Donald Trump Jr. ; cộng sự của ông Trump, Roger Stone ; và con rể của ông Trump, Jared Kushner.
Ông Trump đã nhiều lần phủ nhận ban vận động của mình thông đồng với Nga và Moscow đã phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử.
Bốn cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận rằng Nga đã bảo trợ một chiến dịch tấn công tin tặc nhắm vào các nhóm thuộc Đảng Dân chủ và các hành động khác trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Một phần của nỗ lực này là nhằm làm lợi cho ông Trump trước đối thủ Clinton, các cơ quan này cho biết.
Đảng Dân chủ đã quy trách Nga về những vụ xâm nhập hệ thống máy tính của họ trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016.
Tin tặc đã phát tán những trao đổi liên lạc nội bộ của các quan chức đảng trong khi quá trình để cử của Đảng Dân chủ bắt đầu và WikiLeaks công bố hàng ngàn email, một số khiến ban vận động Clinton mất mặt và nhằm mục đích khơi lên xung đột giữa những người ủng hộ đảng.
Hầu hết các cáo buộc dường như dựa trên các bản tin và và các tài liệu pháp lý công khai và cung cấp ít thông tin mới về sự thông đồng bị cáo buộc với Moscow.
Phe Dân chủ rất muốn nhắc nhở cử tri về vấn đề Nga và cuộc bầu cử năm 2016 trước cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vào tháng 11 tới đây. Các cuộc khảo sát sớm cho thấy phe Cộng hòa có nguy cơ mất quyền kiểm soát Quốc hội.
Nếu được cho phép xúc tiến, vụ kiện dường như có thể sẽ giữ sự chú ý đối với vấn đề Nga can thiệp bầu cử và sự thông đồng khả dĩ với ban vận động Trump. Cả hai vấn đề này đang được ông Mueller điều tra.