Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Công an Lâm Đồng khủng bố, nhằm muốn ép Minh Hạnh phải đi tỵ nạn, ra khỏi Việt Nam ?

Từ nhà của mình, cô Đỗ Thị Minh Hạnh thử tìm một câu trả lời cho việc công an cộng sản Việt Nam liên tục khủng bố cô và người cha già tại tư gia ở Di Linh, Lâm Đồng, là có thể "Công an muốn tôi đi tỵ nạn, ra khỏi Việt Nam để dứt bỏ mối lo ngại về sự có mặt của tôi ở trong nước cùng sự nối kết với giới công nhân".

dtmh1

"Công an muốn tôi đi tỵ nạn, ra khỏi Việt Nam để dứt bỏ mối lo ngại về sự có mặt của tôi ở trong nước cùng sự nối kết với giới công nhân" (Đỗ Thị Minh Hạnh)

Được biết, để bảo đảm tính mạng cho cha mình, cô Hạnh đã dự định rời nhà đi nơi khác, nhưng 3 lần cô nhờ người chở đi đều bị các loại côn đồ do công an hậu thuẫn ngăn chận, đe dọa.

Thậm chí anh Đinh Văn Hải, một người khuyết tật ở Di Linh khi ghé thăm gia đình cô, khi ra về đã công an cho người đánh gãy xương vai và tay.

Đêm 3/7, tại Di Linh, Lâm Đồng, với sự làm ngơ đầy tính tổ chức của công an địa phương, các toán côn đồ trong đêm lại tấn công nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, lần này có cả khí gas độc, khiến cô Hạnh đang trong tình sức khỏe bất thường.

Nhiều hình ảnh ghi lại vào các đêm qua, cũng như với đợt tấn công thứ 4 đã có trên các trang mạng.. Đó là những cuộc khủng bố cách ngày, vào những giờ cố định, khi mọi gia đình đang say giấc và cũng quá sợ hãi để lên tiếng.

Không có gì bất thường trước những câu chuyện bạo lực rất đỗi bình thường tại vùng đất Lâm Đồng, khi những hồ sơ tấn công người bất đồng chính kiến dùng côn đồ được bảo trợ bằng công an, được ghi nhận từ năm 2015, với trường hợp đốt ruộng, tấn công nhà của cựu tù nhân Trần Minh Nhật, rồi mới đây, tháng 6/2018 là vụ công an gõ cửa nhà đại lão Hứa Phi, Chánh trị sự Đạo Cao Đài, nói để đưa giấy mời rồi ập vào nhà tấn công, đánh đập khiến ông hôn mê, phải đưa đi cấp cứu.

Theo cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhận định, các đợt tấn công vào nhà cô, kể cả tấn công vào ông Đỗ Ty, cha cô mà nay đã hơn 70 tuổi, vì công an cho rằng cô có liên quan đến việc công nhân ở các vùng biểu tình đòi cải thiện đời sống cũng như phản ứng về luật đặc khu và an ninh mạng.

Hình ảnh hôm nay của đời sống công dân tại Lâm Đồng, sự xấu đi của bộ mặt vùng đất này, dù biện minh thế nào trước các sự việc nói trên, chắc không thể nào thiếu được phần trách nhiệm và tiếng nói của thiếu tướng Bùi Văn Sơn, giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng.

Dưới đây là phần trả lời của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, từ ngôi nhà của mình tại Di Linh, mà nay không khác gì một ngôi hầm trú ẩn.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 05/07/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Tối hôm thứ Tư 16/5/2018, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn độc lập đã đến sân bay quốc tế Tân Sớn Nhất làm thủ tục xuất canh đi Cộng hòa Liên bang Đức về việc riêng.

Sau khi làm xong thủ tục ký gi hành lý, sang quầy kiểm tra an ninh cô Đỗ  Thị Minh Hạnh đã được đại diện công an cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thông báo cô không được xuất cảnh vì lý do an ninh. Khi lập biên bản, cô Hạnh đã từ chối ký tên vi không được ghi vào biên bản ý kiến phản đối của mình

Từ cửa khẩu sân bay quốc tế  Tân Sơn Nhất, cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã tường trình sự việc xảy ra như sau :

YouTube cô Đỗ Thị Minh Hạnh tường trình vụ việc bị cấm xuất cảnh

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 17/05/2018

Published in Video

Ngày 21/3/2018, Đỗ Thị Minh Hạnh, chủ tịch phong trào Lao Động Việt tại Việt Nam được Hoa Kỳ vinh danh với giải thưởng Người Phụ nữ Dũng cảm 2018 (International Women of Courage Awards), đối với những hoạt động không mệt mỏi của chị và các đồng sự cho quyền lợi của người lao động Việt Nam.

mh1

Đỗ Thị Minh Hạnh, chủ tịch phong trào Lao Động Việt tại Việt Nam, được Hoa Kỳ vinh danh với giải thưởng Người Phụ nữ Dũng cảm 2018

Trên trang Facebook Phòng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ ngoại giao  Hoa Kỳ nêu rõ :  Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã đồng sáng lập Phong trào Lao động Việt để cổ võ cho các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Bà đã phải chịu 4 năm tù giam vì khuyến khích công nhân tại các nhà máy biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động.

Đỗ Thị Minh Hạnh, người tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn bị bắt ngày 23 tháng hai năm 2010 cùng với hai người bạn đồng hành là và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, sau khi giúp đỡ 10.000 công nhân nhà máy giầy Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Sau đó cô bị tuyên án 7 năm tù giam và được trả tự do vào ngày 27 tháng 6 năm 2014.  Còn anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng hiện vẫn đang thụ án 9 năm tù giam. Một thành viên khác của Phong trào lao động Việt là ông Hoàng Đức Bình, Phó Chủ tịch của phong trào, vào năm ngoái cũng bị tuyên án 14 năm tù giam.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện, trong lúc Đỗ Thị Minh Hạnh phải sống  và di chuyển liên tục để làm việc, cũng như để tránh bị ngăn chặn, cản trở liên tục từ phía chính quyền.

Cuộc phỏng vấn cũng bị ngắt đoạn bởi hai lần Đỗ Thị Minh Hạnh nằm viện do sức khỏe suy sụp, và làm việc quá sức.

*************

Tuấn Khanh : Chào chị Minh Hạnh, chúc mừng chị vừa được chính phủ Hoa Kỳ trao danh hiệu Người Phụ nữ Dũng cảm 2018 (International Women of Courage Awards), một giải thưởng mà năm ngoái, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng được vinh danh như chị…

Đỗ Thị Minh Hạnh : Tôi rất cám ơn nước Mỹ đã trân trọng những phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này là sự khích lệ sâu sắc, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội tốt hơn. Riêng bản thân tôi cảm thấy mình vẫn chưa thật sự xứng đáng, vì trên đất nước Việt Nam vẫn còn rất nhiều phụ nữ vô cùng dũng cảm như cô Cấn Thị Thêu, chị Phạm Đoan Trang... Tôi nghĩ rằng mình chỉ thay mặt cho anh chị em trong Phong trào Lao Động Việt đã dấn thân cùng tôi để hoạt động vì quyền lợi và danh dự của những người lao động trên đất nước mình. Tôi hy vọng trên thế giới này, mọi đất nước đều tôn trọng quyền lợi của người dân và không có đàn áp nhân dân bằng bạo lực và nhà tù một cách khốc liệt như Việt Nam.

Tuấn Khanh : Nhận được giải thưởng này, với ý nghĩa là cũng với những anh chị em đã hoạt động vì quyền lợi công nhân nhưng lại bị nhà nước Việt Nam hành xử thô bạo nặng nề, cô nghĩ sao về những người đồng sự của mình hiện đang rơi vào tình cảnh khốn khó, như anh Hoàng Bình, anh Trương Minh Đức, anh Đoàn Huy Chương… ?

Đỗ Thị Minh Hạnh : Trước khi nói về tình trạng của các anh em trong Phong trào Lao Động Việt, tôi xin được nhắc đến hoàn cảnh của anh Nguyễn Nam Phong, người bị án hai năm tù chỉ vì đã chở anh Hoàng Bình và linh mục Nguyễn Đình Thục trên xe. Anh Phong có hai con nhỏ, gia đình khó khăn. Anh chỉ làm hết trách nhiệm của mình là bảo vệ những người trên xe, khi thấy một đám đông côn đồ thường phục bao vây và hành hung, nhưng không có một dấu hiệu hay văn bản nào cho thấy là công an như họ tuyên bố. Bản án dành cho anh chỉ là một sự trả thù và răn đe đối với người dân ở Nghệ An.

Đối với Hoàng Bình, thì mọi hoạt động của anh ta đều chính đáng và không hề có chuyện "chống người thi hành công vụ" như bản án áp đặt cho anh. Chính những người tấn công anh Bình và những người trong xe của linh mục Nguyễn Đình Thục mới bộc lộ rõ sự hung bạo chống con người. Bản án 14 năm dành cho Hoàng Bình chỉ cho thấy tòa án đã bao che cho một thế lực độc ác đang gây thảm họa cho đất nước, đỡ đầu cho Formosa làm hại Việt Nam.

Đối với anh Đoàn Huy Chương và anh Trương Minh Đức là những trường hợp tôi và các anh chị em trong Phong trào Lao Động Việt đang theo dõi chặt chẽ và tìm cách vận động cho họ. Anh Đức là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, nhưng là người tích cực giúp về truyền thông cho Phong trào. Anh Đoàn Huy Chương thì vừa mới ra tù đã lại bị sách nhiễu đến mức phải chạy sang Thái Lan. Cả hai anh đều là những người một lòng cho con người và đất nước Việt Nam. Họ vẫn luôn luôn hoạt động ôn hòa vì sự phát triển của đất nước. Những gì đang xảy ra với họ đều bất xứng và áp đặt khiên cưỡng.

Tuấn Khanh : Vì sao hoạt động của anh Hoàng Binh là đưa tin về người dân với thảm họa Formosa, tham gia tuần hành cùng người dân Nghệ An… nhưng mức án của anh lại tăng vọt đến 14 năm ? Theo chị, mức án này được đưa ra có mục đích như thế nào ?

Đỗ Thị Minh Hạnh : Bản án nặng bất ngờ như vậy, tôi nghĩ rằng họ sợ anh Hoàng Bình, vì bởi những hoạt động hợp pháp của anh có sức ảnh hưởng rất lớn. Không chỉ giúp cho ngư dân, giáo dân mà anh Bình còn giúp cho các linh mục trong vùng. Người dân ở Nghệ An yêu mến anh. Khi anh bị bắt, hàng ngàn giáo dân đã đi đòi trả tự do cho anh. Đây chính là những điều mà chính quyền phải thấy lo ngại nên thấy cần hành động.

Tuấn Khanh : Theo mô tả, phiên sơ thẩm diễn ra với phần bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn, đã khẳng định rằng cáo trạng là vô lý. Luật sư Hà Huy Sơn đã yêu cầu tòa trả tự do ngay tức khắc cho Hoàng Bình. Ấy vậy mà mọi thứ đã diễn ra như một sắp đặt trước mức án 14 năm. Hiện được biết Hoàng Bình đã gửi kháng cáo cho kỳ phúc thẩm. Chị có nghĩ rằng Hoàng Bình sẽ được giảm án  trong kỳ này không ?

Đỗ Thị Minh Hạnh : Theo kinh nghiệm tôi thấy, thì rất hiếm có những vụ án chính trị xã hội thay đổi hay giảm nhẹ mức án. Tôi nghĩ là họ sẽ giữ nguyên mức án với anh Hoàng Bình mà bất cần tranh tụng gì cả.

Trong phiên tòa của tôi cách đây 8 năm, luật sư cũng không được tranh tụng tại tòa. Những phiên tòa như vậy, chỉ là che mắt thiên hạ. Lúc nào tòa xử cũng nói công khai, nhưng người đến dự thì bị ngăn cản. Bản thân tôi từng là bị cáo, có kinh nghiệm rằng cũng không được cho nói hay thắc mắc gì.

Nhưng vì sao họ lại làm vậy? Bởi họ đuối lý. Nên đặt ra mức án và không cho tranh tụng.

Tuấn Khanh : Trong năm 2017, Hội Anh em Dân chủ liên tục bị bắt giữ và khởi tố. Cùng thời kỳ thì các thành viên của Phong trào Lao Động Việt cũng bị thiệt hại nặng nề. Chị có nghĩ rằng sau Hội Anh em Dân chủ, sẽ đến những thành viên còn lại của Phong trào Lao Động Việt bị nhắm đến hay không ?

Đỗ Thị Minh Hạnh : Chúng tôi đã dự trù tình huống này, và đã chuẩn bị sẳn sàng đón nhận mọi thứ ập xuống. Bản thân tôi sẳn lòng đối đầu với mọi tình huống xấu nhất. Nhưng tôi tin rằng các thành viên của Phong trào Lao đông Việt luôn vững lòng, vì một tổ chức có thể bị cản phá, nhưng tinh thần của những người muốn cống hiến cho nhân dân, đất nước Việt Nam không thể nào bị tiêu diệt. Ngay cả sau sự tồn tại của chúng tôi, vẫn có những con người sẽ nối bước, nối ý chí của chúng tôi.

Chúng tôi quyết tiếp tục công việc yểm trợ cho công nhân, những người lao động mà các anh em đi trước đã thực hiện và để lại. Chúng tôi không cho phép mình ngừng nghỉ.

Tuấn Khanh : Tin tức mới đây cho biết là Nhà nước Việt Nam có thể cho phép hình thành luật về công đoàn độc lập, luật về hoạt động xã hội dân sự… theo thỏa ước EVFTA, muốn ký với liên minh Châu Âu. Chị nghĩ tình hình này có hứa hẹn điều gì tốt đẹp không ?

Đỗ Thị Minh Hạnh : Theo tôi., việc cho phép thành lập các công đoàn độc lập tại Việt Nam thật rất khó xảy ra. Trước đây, khi Việt Nam muốn được tham gia hiệp định TPP (cũ) thì cũng đã có những hứa hẹn về công đoàn độc lập, nhưng khi chữ ký chưa ráo mực thì họ đã ra tay đàn áp công nhân làm việc ở công ty Yupoong, Biên hòa, Đồng Nai, và cả những người hoạt động công đoàn, đồng thời phớt lờ những cam kết. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chưa bao giờ thực hiện đúng, thậm chí là còn đi ngược lại với các giao ước mà họ ký kết với quốc tế.

Để đạt được mục đích, họ hứa hẹn đủ thứ nhưng lại không thực hiện. Đối với quốc tế, dùng sự mập mờ ngôn ngữ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đánh tráo khái niệm công đoàn độc lập thành công đoàn cơ sở. Vì vậy tại Việt Nam sẽ không có công đoàn độc lập mà chỉ có công đoàn cơ sở. Và tính độc lập thật sự của liên hiệp những người lao động sẽ không bao giờ có.

Tuấn Khanh : Xin cám ơn chị.

Tuấn Khanh (ghi)

Nguồn : RFA, 30/03/2018

Published in Diễn đàn

Bộ ngoại giao Mỹ vinh danh Đỗ Thị Minh Hạnh là 'anh thư nhân quyền' (VOA, 16/03/2018)

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm 14/3 xướng danh nhà tranh đu Đ Th Minh Hnh là "anh hùng nhân quyn" nhân tháng 3 là tháng tôn vinh ph n các nước.

dmh1

Trang Twitter của Phòng Dân ch, Nhân quyn và Lao đng ca Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (Twitter US DOS DRL)

Trang thông tin của Phòng đc trách Dân ch, Nhân quyn và Lao đng ca Bộ ngoại giao Hoa Kỳ viết : "Đ Th Minh Hạnh là người đng sáng lp Phong trào Lao đng Vit nhm ng h các công đoàn đc lp ti Vit Nam".

Trích dẫn trang này, Tng Lãnh s Hoa Kỳ ti thành ph H Chí Minh Mary Tarnowka viết trên Facebook rng bà Minh Hnh đã phi "chu 4 năm tù ch vì khuyến khích công nhân biểu tình đòi tăng lương và ci thin các điu kin lao đng".

Nhà tranh đấu Trn Minh Nht viết trên Facebook : "Bà Hnh, người tranh đu cho Phong trào Lao đng Vit, xng đáng được nêu tên cùng vi nhng người ph n kiên trường".

Vào tháng 7/2014, bà Hạnh đươc tr t do vô điu kin gia lúc M tăng áp lc v vn đ nhân quyn Vit Nam trong khi Hà Ni đang mun gia nhp Hip đnh T do Thương mi Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hip đnh này đòi hi các nước thành viên phi tôn trng quyền của người lao đng, k c quyn t do lp hi và công đoàn đc lp.

Việt Nam phóng thích bà Hnh sm 2 năm 8 tháng, so vi bn án 7 năm tù v ti danh ‘Phá ri an ninh trt t nhm chng li chính quyn nhân dân’ v ti t chc cho công nhân đình công đòi tăng lương, và đu tranh bo v quyn li cho nông dân b mt đt. Bà Hạnh b bt vào năm 2010 và b tuyên án vi 2 người bn đng chí hướng là Nguyn Hoàng Quc Hùng và Đoàn Huy Chương.

dmh2

Đỗ Th Minh Hnh, đi din Phong Trào Lao đng Vit trao hoa cho Đoàn Huy Cường va ra tù. (Facebook Phong Trào Lao đng Vit)

Trong một phng vn vi VOA sau khi ra tù, bà Hnh nói :

"Hạnh ln li t Nam ra Bc, đi khp i tìm các nhà đu tranh dân ch. Sau my năm tri, Hnh tìm được anh Chương, anh Hùng và rt nhiu người khác. Nhóm ca Hnh quyết đnh thành lp Lao đng Vit. Tht s Hnh không còn tin tưởng vào công đoàn Vit Nam sau thi gian dài tìm hiu t phía công nhân. Tất c công đoàn Vit Nam không đng ra bo v quyn li ca công nhân".

Ông Nguyễn Hoàng Quc Hùng vn đang chu án 9 năm tù ti tri giam Xuyên Mc, tnh Bà Ra - Vũng Tàu.

Một thành viên khác là ông Hoàng Đc Bình, tng là Phó Ch tch ca Phong trào Lao động Vit, cũng đang chu án tù 14 năm ti tnh Ngh An.

Phong trào Lao động Vit là mt t chc được thành lp năm 2008 vi mc tiêu giúp người lao đng đu tranh cho các quyn li chính đáng ca h. Chính quyn Vit Nam không công nhn t chc này.

**************************

Nhà hoạt động công đoàn/cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh được Hoa Kỳ vinh danh (RFA, 16/03/2018)

Nhà hoạt động công đoàn và cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được phía Hoa Kỳ vinh danh là nữ anh hùng nhân quyền, nhân tháng tôn vinh phụ nữ.

dmh3

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhận hoa của người thân và bạn bè gởi đến mừng cô được trả tự do - RFA

Trên trang Facebook Phòng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ : Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã đồng sáng lập Phong trào Lao động Việt để cổ võ cho các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Bà đã phải chịu 4 năm tù giam vì khuyến khích công nhân tại các nhà máy biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động.

Đỗ Thị Minh Hạnh, người tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 cùng với hai người bạn đồng hành là và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, sau khi giúp đỡ 10.000 công nhân nhà máy giầy Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Sau đó cô bị tuyên án 7 năm tù giam và được trả tự do vào ngày 27 tháng 6 năm 2014. Còn anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng hiện vẫn đang thụ án 9 năm tù giam. Một thành viên khác của Phong trào lao động Việt là ông Hoàng Đức Bình, Phó Chủ tịch của phong trào, vào năm ngoái cũng bị tuyên án 14 năm tù giam.

Cũng tin liên quan, để vinh danh Ngày Phụ nữ Quốc tế năm 2018, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ bà Melania Trump sẽ tham gia trao giải Phụ nữ Dũng cảm 2018 dự kiến ​​ được tổ chức vào Thứ Tư, ngày 21 tháng Ba tới đây.

Văn phòng Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ ra thông cáo vào hôm 8 tháng 3 vừa qua.

Nội dung bản thông cáo cho biết bà Melania Trump sẽ phát biểu và trao giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm cho những người phụ nữ thể hiện lòng can đảm và có những đóng góp trong việc lãnh đạo phong trào cổ võ cho quyền phụ nữ trên khắp thế giới.

Năm nay, Hoa Kỳ sẽ vinh danh hơn 120 phụ nữ dũng cảm từ hơn 65 quốc gia.

Bà Melania Trump nói rằng những nỗ lực bất chấp sự sợ hãi của những người phụ nữ đấu tranh cho sự bình đẳng và tự do ở những nơi không an toàn là rất đáng ghi nhận. Bà nói thêm rằng sự dũng cảm của phụ nữ khiến bà tăng thêm niềm tin vào những tác động mạnh mẽ mà phụ nữ có thể đem lại thông qua sự đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau.

Năm ngoái, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam cũng được trao giải này khi cô đang bị cầm tù. Cô là người tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường và đòi hỏi quyền con người chính đáng cho người dân Việt Nam nhưng đã bị chính quyền Việt Nam tuyên án 10 năm tù giam.

Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm là giải thưởng dành cho nữ giới duy nhất của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

Published in Việt Nam

"Nhà cầm quyền đã hành động đê hèn và bẩn thỉu đối với người yêu nước"

Nhà hoạt động công đoàn độc lập Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Hôm 24/1 vừa qua, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao Động Việt, đã từ Sài Gòn ra Nghệ An để dự phiên tòa xử 2 người yêu nước lên án Formosa gây thảm họa môi trường biển là các anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong.

Khi máy bay vừa hạ cánh xuống đến sân bay Vinh, cô Minh Hạnh đã bất ngờ bị lực lượng công an Nghệ An chặn lại và hành xử một cách thô bạo : cưỡng bức trở lại Sài Gòn ngay trong đêm 24/1/2018.

Từ Sài Gòn, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, cô Đỗ Thị Minh Hạnh khẳng định  rằng "Nhà cầm quyền đã hành động đê hèn và bẩn thỉu đối với người yêu nước".

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng nghe.

YouTube PV cô Đỗ Thị Minh Hạnh

 

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 26/01/2018

Published in Video