Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 15 décembre 2020 19:19

Dân chủ Mỹ - Độc tài Việt

"Lửa dân chủ đã thắp lên ở đất nước này từ lâu. Chúng ta biết không có bất cứ thứ gì, dù là nạn dịch hay một hành động lạm quyền, có thể dập tắt ngọn lửa đó" (1).

Đó là thông điệp của Tổng thống đắc cử Joseph Robinette Biden của đảng Dân chủ gửi nhân dân Mỹ tối ngày 14 tháng 12 năm 2020, vài giờ sau khi Đại cử tri đoàn của 50 tiểu bang và quận hạt District Columbia của Thủ đô Hoa Kỳ bỏ phiếu chứng nhận ông sẽ là Tổng thống thứ 46 của Hiệp chủng quốc. Ông Biden, sinh ngày 20/11/1942, có số phiếu áp đảo 306, vượt qua số phiếu Hiến định tối thiểu phải có là 270, trên tổng số 538 phiếu.

Đối thủ của ông Biden, đương kim Tổng thống thứ 45, Donald Trump của đảng Cộng hòa được 232 phiếu.

danchu1

Ông Biden, một chính trị gia lão luyện với 36 năm Thượng nghị sĩ của Tiểu bang Delaware và 8 năm Phó Tổng thống thời Tổng thống Dân chủ Barack Obama (2009-2017), đạt số phiếu đại chúng trong cuộc bầu cử 3/11/2020 là 81.282.376 phiếu (51,3%), so với Donald Trump có 74.222.576 (46,9%). Cả hai con số của kẻ thắng người thua đều cao nhất trong lịch sử bầu Tổng thống Mỹ.

Việc chứng thực phiếu của Cử tri đoàn là hợp pháp, một thủ tục Hiến định nhưng cũng chỉ là hình thức, sẽ diễn ra tại phiên họp lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 06/01/2021. Sau đó, liên danh đắc cử Joe Biden-Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức vào trưa ngày 20/01/2021 tại khán đài trước Quốc hội.

Thượng nghị sĩ California, Kamala Harris, sinh ngày 20/10/1964, là nữ Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tai tiếng và hòa giải

Trái với tất cả các cuộc bầu cử trước, kết quả năm 2020 đã đẩy nước Mỹ vào vòng tranh chấp pháp lý dài một tháng sau ngày bầu cử. Tổng thống thất cử Donald Trump và đảng Cộng hòa ở một số tiểu bang đã chủ động cáo buộc bầu cử có "gian lận" từ phía đảng Dân chủ.

Có khoảng 30 vụ kiện lớn nhỏ tại các Tòa án địa phương và Tối cao Pháp viện, nhưng đều thất bại vì ông Trump và đảng Cộng hòa không có bằng chứng cụ thể. Phe Cộng hòa đã đâm đơn kiện có ăn gian như danh sách "cử tri đã chết", "tên sai", "vứt bỏ phiếu bầu cho ông Trump vào thùng rác", "xe chở thùng phiếu bầu sẵn cho Joe Biden vào phòng kiểm phiếu", "dùng máy kiểm phiếu của Trung Quốc có gắn chip thay phiếu từ Trump qua Biden", hoặc "ngăn cản không cho quan sát viên Cộng hòa chứng kiến bỏ phiếu và kiểm phiếu", hay "đòi kiểm phiếu lại" ở những tiểu bang ông Biden thắng với số phiếu khít khao, đặc biệt tại các tiểu bang được gọi là "chiến trường" gồm Michigan, Wisconsin, Georgia, Arizona, Nevada và Pennsylvania.

Một đặc điểm khác "không giống ai" lần đầu xẩy ra trong lịch sử là chính ông Trump và một số lãnh tụ Cộng hòa tại chức và nghỉ hưu vẫn chưa chịu nhìn nhận cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã thắng cử, kể cả sau khi Đại cử tri đoàn đã có kết luận chiều ngày 14/12/2020.

Riêng lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sĩ Mitch McConnell của Tiểu bang Kentucky, sau 6 tuần im tiếng, đã tuyên bố tại diễn đàn Thượng viện hôm thứ Ba (15/12) rằng sau cuộc họp của Đại cử tri đoàn hôm thứ Hai, "đất nước chúng ta đã chính thức có một Tổng thống đắc cử và một Phó Tổng thống đắc cử" (2).

Nghị sĩ McConnell nói với các nghị sĩ : "Đại cử tri đoàn đã lên tiếng. Hôm nay, tôi muốn chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden" (3).

Thừa nhận của Nghị sĩ McConnell, một lãnh tụ Cộng hòa có nhiều quyền lực ở Quốc hội chắc chắn không làm cho ông Trump vui, nhưng sẽ lôi kéo sự đồng tình của nhiều Lãnh đạo đảng Cộng hòa.

Tuy vậy hành động phủ nhận kết quả bầu cử của đương kim Tổng thống Donald Trump và của một số không nhỏ Lãnh đạo đảng Cộng hòa cũng đã đủ tiêu cực gây tai tiếng cho chính phe chống đối và tác hại không nhỏ cho uy tín và sự tin cậy của các nước đang phát triển vào nền dân chủ truyền thống của Hoa Kỳ.

Vì vậy, Tổng thống đắc cử Biden mới nói thẳng : "Tôn chỉ của luật pháp, Hiến pháp của chúng ta và ý nguyện của người dân đã chiến thắng" (4).

Ông Biden gọi những hành vi chống bầu cử của Cộng hòa là "khá cực đoan mà chúng ta chưa từng thấy" (5).


Cuối cùng, Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên bố "giờ là lúc lịch sử phải sang trang để đoàn kết và hàn gắn vết thương" (6).

Ông nói : "Trong cuộc tranh đấu cho giá trị cốt lõi của nước Mỹ, dân chủ đã thắng cuộc. Chúng ta đã bỏ phiếu. Niềm tin vào cơ chế của chúng ta đã giữ vững. Giá trị của cuộc bầu cử vẫn nguyên vẹn. Vì vậy, bây giờ là lúc cần sang trang. Cần đoàn kết và hàn gắn đỗ vỡ" (7).

Với những lời lẽ này, quả thật nước Mỹ, dù chỉ lớn lên trong 244 năm, nhưng đã văn minh và trưởng thành vượt xa hơn nhiều quốc gia có số tuổi lớn hơn trên thế giới, kể cả Việt Nam.

Nước Mỹ chỉ có hai đảng chính, Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nhân dân Mỹ, với nhiều sắc dân địa phương và di dân từ khắp nơi trên hành tinh đến lập nghiệp, lại luôn là một khối thống nhất và đoàn kết khi cần phải đối phó với kẻ thù chung.

Nhân dân Mỹ đã hy sinh, chiến đấu cho sự thịnh vượng và tồn tại của nhiều dân tộc từ Thế chiến I, Thế chiến II đến chiến tranh Triều Tiên (Nam-Bắc Hàn), chiến tranh Việt Nam, Aghanistan, Iraq, Syria, v.v…

Đã có 58.209 Quân nhân Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, trong khi có khoảng trên 4 triệu người Việt đã tử thương sau 30 năm nội chiến do Đảng cộng sản Việt Nam chủ động (1945-1975).

Ngoài những hy sinh nhân mạng và khí tài cho chiến tranh, sự thịnh vượng của Hoa Kỳ cũng đã đóng góp cho cả thế giới. Nhưng tất nhiên nước Mỹ và người Mỹ cũng có nhiều khuyết tật như các dân tộc khác khiến nhiều nước không hài lòng.

Tuy nhiên, mỗi lần có chia rẽ, người dân Mỹ lại nhớ về bài học lịch sử của Cuộc nội chiến dẫm máu Bắc-Nam (1861-1865) với khoảng 750.000 binh sĩ tử vong, và số thương vong dân sự rất cao nhưng không được xác định.

Và tất nhiên, những hình ảnh oai hùng và lòng vị tha, hòa giải của tướng chiến thắng miền Bắc, Ulysses Simpson Grant đối với tướng bại trận của miền Nam, Robert Edward Lee và binh sĩ của ông cũng đã ghi đậm nét trong lịch sử của một dân tộc đã biết đặt quyền lợi Tổ quốc trên hết.

Tướng Lee khi ấy vẫn oai phong trong quân phục khi ký giấy đầu hàng ngày 09/04/1865, tại làng Appomattox Court House.

danchu2

Hình ảnh vị tha và hòa giải của tướng chiến thắng miền Bắc, Ulysses Simpson Grant (trái) đối với tướng bại trận của miền Nam, Robert Edward Lee (trái) đã ghi đậm nét trong lịch sử của nước Mỹ.

Điểm sáng chói mà cuộc nội chiến Mỹ đã lưu lại cho cả thế giới là quyết định của tướng Grant đã "cho phép hàng quân được tiếp tục giữ súng tay bên hông, và cho giữ lừa ngựa. Tướng Lee khuyên nhủ quân sĩ của mình : "Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và ngoan cường chưa từng thấy, Binh đoàn Bắc Virginia bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn" (theo Bách khoa Toàn thư mở).

Sau đó, nhiều binh sĩ quân miền Nam đã được gia nhập đội quân chiến thắng để trở thành Quân đội của nước Mỹ sau này.

Bài học nào cho Đảng cộng sản Việt Nam ?

Nhắc lại chuyện này để thấy khi quân cộng sản miền Bắc chiếm Việt Nam Cộng Hòa bằng võ lực ngày 30/4/1975, chính quyền cộng sản miền Bắc, khi ấy là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã đối xử tàn tệ và nhục mạ quân-dân miền Nam khi họ tiến quân vào Sài Gòn và các thành thị khác của Việt Nam Cộng Hòa.

danchu3

Chính quyền cộng sản miền Bắc, khi ấy là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã đối xử tàn tệ và nhục mạ quân-dân miền Nam khi tiến quân vào Sài Gòn và các thành thị khác của Việt Nam Cộng Hòa.

Về quân sự và chính trị, Đảng cộng sản đã bắt bỏ tù và đem đi gọi là "học tập cải tạo" hàng trăm ngàn quân-cán-chính miền Nam. Hàng chục ngàn người đã bị hành hạ, bỏ đói và lao tù khổ sai trong những trại tù thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần từ Nam ra Bắc. Nhiều sĩ quan đã mất xác trong tù hay khi được thả về sau hơn 10 năm giam cầm, có người tới ngót 20 năm, thì thân xác chỉ còn da bọc xương. Có nhiều người về đến nhà chưa được bao lâu đã lăn ra chết !

Nhiều chính trị gia nổi tiếng cũng bị chết trong tù, trong số có nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát ở khám Chí Hòa và cựu Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên ở trại tù Hòa Bình ngày 26/10/1976.

Một số nhà văn, nhà báo, nhà lý luận nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa cũng bị chết trong tù hay tại gia, sau khi bị bắt rồi để cho bệnh không chăm sóc. Trong số này có Thi bá Vũ Hoàng Chương, cụ Hồ Hữu Tường, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn.

Cũng không ai quên, hàng trăm ngàn vợ con và thân nhân của quân-cán-chính miền Nam đã bị chế độ cộng sản cướp nhà, tống đi vùng được mệnh danh là "kinh tế mới", nhưng thực chất là đem đi đầy đọa ở những khu rừng hoang, nước độc và đất cằn cỗi không thể sinh sống được. Một số không nhỏ đã phơi thây không một manh chiếu bó xác ở những vùng đất hoang vu này.

Sau cùng, từ 1978, hàng chục ngàn thuyền nhân đã bị chết chìm, hay bị hải tặc tấn công, hãm hiếp và giết trên đường vượt Biển Đông tìm tự do chỉ vì không thể sống nổi với chế độ cộng sản ở miền Nam.

Với tất cả những hệ lụy này, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tự hào đã "giải phóng miền Nam" và, sau 45 năm thống nhất đất nước và 35 năm gọi là "đổi mới", ông Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hồ hởi tự khoe rằng "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Nhưng cái "cơ đồ" và "tiềm lực" này đang ở trong tay ai, nếu chẳng phải đã nằm gọn trong tay Đảng cộng sản với một đội ngũ cán bộ cầm quyền tham nhũng, thối nát và tranh giành quyền lực tệ hại hơn bao giờ hết.

Bằng chứng như núi

Bằng chứng là công tác phòng, chống tham nhũng, bắt đầu từ năm 2005 đến nay vẫn "còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp". Tình trạng cán bộ, đảng viên, kể cả không nhỏ cấp lãnh đạo đã suy thoái đạo đức, lối sống, tranh giành quyền lực, bè phái, suy thoái tư tưởng để "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa", không còn tha thiết vối công tác đảng. Nhiều nơi, từ trung ương xuống cơ sở, nhiều cấp lãnh đạo đã buông trôi trách nhiệm, lơ là công tác, phó mặc cho cấp dưới tự tung tự tác gây chia rẽ và chống đối nhau trong nội bộ.

Chuyện này đã được Báo điện tử của Trung ương đảng chứng minh :

"Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ trong xã hội đã lưu truyền câu vè : "Thứ nhất quan hệ. Thứ nhì tiền tệ. Thứ ba hậu duệ. Thứ tư trí tuệ". Câu vè này còn có một số dị bản như : "Thứ nhất tiền tệ. Thứ nhì hậu duệ. Thứ ba đồ đệ. Thứ tư trí tuệ". Hoặc như : "Thứ nhất hậu duệ. Thứ nhì quan hệ. Thứ ba tiền tệ. Thứ tư trí tuệ"… Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp" (trích Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 22/10/2019)

Vậy thực chất của câu vè đã diễn ra như thế nào ?

Bài báo tiết lộ :

"Trên thực tế, trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít vụ việc bổ nhiệm cán bộ sai quy định khiến dư luận hết sức bất bình. Bố ký quyết định bổ nhiệm con dù chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn ; chồng làm Cục trưởng ký quyết định quy hoạch vợ làm Cục phó. Cá biệt có trường hợp chưa làm việc ngày nào cũng được bổ nhiệm làm Vụ phó như ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Hay có những cán bộ vi phạm chỗ này lại được đề bạt, luân chuyển sang chỗ khác với chức vụ cao hơn hay chí ít cũng ngang bằng. Nhờ mối quan hệ "thân hữu" mà những trường hợp trên được bổ nhiệm đầy "ưu ái" "nâng đỡ".

Còn gì nữa, hãy nghe tiếp :

"Xã hội cũng đã chứng kiến những "hoàng hôn" nhiệm kỳ với hàng loạt đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thậm chí còn thiếu nhiều tiêu chuẩn. Hay "chạy tuổi" nhằm kéo dài thời gian công tác, giữ chức vụ.

Cũng có những cán bộ trẻ chưa đầy 30 tuổi, rất thiếu vốn kiến thức chuyên ngành và thiếu cả kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, không thể bỗng chốc "nhảy phóc" lên tới chức vụ trưởng, cục trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch cấp huyện, cấp tỉnh hay tổng giám đốc một tổng công ty có tới mấy nghìn cán bộ, công nhân viên. Có những cán bộ mới vào làm việc được ít năm nhưng đã được thăng tiến một cách "thần tốc" khiến dư luận bất bình".

Nhưng bấy nhiêu đã nhằm nhò gì. Hãy bình tĩnh đọc tiếp cho vui :

"Dư luận cũng có những phen "giật mình" với những con số được thống kê danh sách được cho là "cả họ làm quan" ở một số địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

Có thể là bằng tiền, có thể là bằng quan hệ và nhiều thứ khác nữa mà các bên cùng có lợi ích, một số cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền đã thao túng công tác cán bộ, bằng việc ưu ái, bổ nhiệm người nhà, người thân quen vào vị trí có nhiều lợi ích. Chưa khi nào tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay bổ nhiệm dựa vào "thân quen, cánh hẩu" lại trở nên đáng báo động như vậy và được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng ta chỉ đạo phòng, chống quyết liệt như hiện nay".

Lại kêu gọi và chỉ thị

Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Phú trọng, từ hai năm qua đã tập trung khuyến cáo đảng phải quan tâm đặc biệt trong vấn để chọn "nhân sự cho khóa đảng XIII", dự trù diễn ra trong Đại hội vào trung tuần tháng Giêng năm 2021. Ông ra lệnh phải :

"Ngăn ngừa không để lọt vào Trung ương, Bộ Chính trị những phần tử không đủ tiêu chuẩn nhưng cũng đừng nghe dư luận mà bỏ sót những người thực sự có tài, thực sự có đức, người khiêm tốn thường không hay nói ra, nhưng đó là những người đáng quan tâm, cái trống đánh kêu to nhưng chưa chắc đã phải là cật...

Những người đúng không dám bảo vệ, sai không dám đấu tranh, mũ ni che tai, giữ mình là chính, cứ bo bo vào chưa chắc đã tốt mà lại là "cái mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong" (VietnamNet, 26/05/2020).


Nhưng tại sao có bấy nhiêu tệ trạng mà ông Trọng cứ phải nói đi nói lại mãi, từ tháng này qua năm nọ, từ Hội nghị Trung ương 8 đến Trung ương 14, mới bắt đầu từ ngày 14/12/2020.

Điều này chứng tỏ "ngựa vẫn quen đường cũ", và chứng tật vẫn đứng nguyên tại chỗ, không nhúc nhích, vẫn trơ ra như đá thì ông Trong thành công hay thất bại ?

Theo phát biểu của ông Trọng tại buổi khai mạc thì trọng tâm của Hội nghị 14 là "giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII".

Tại Hội nghị Trung ương 13, diễn ra từ ngày 5 đến 10/10/2020, Ban Chấp hành trung ương đã "bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Ủy viên Trung ương chính thức, Ủy viên Trung ương dự khuyết và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra trung ương khóa XIII".

danchu4

Bộ Chính trị thì Trung ương khóa mới dự trù có "227 người đã được quy hoạch", nhưng chưa hẳn tất cả sẽ được bầu vào Trung ương tại Đại hội đảng.

Theo quyết định của Bộ Chính trị thì Trung ương khóa mới dự trù có "227 người đã được quy hoạch", nhưng chưa hẳn tất cả sẽ được bầu vào Trung ương tại Đại hội đảng.

Bởi vì, theo báo cáo của ông Trọng, đã có : "119 ủy viên Trung ương khóa XII (cả chính thức và dự khuyết) tái cử Ban Chấp hành trung ương khóa XIII ; 107 người lần đầu tham gia ủy viên chính thức và 44 người tham gia ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương khóa XIII".

Như vậy, tổng số là 270 người. Nếu chọn 227 người thì số bị loại là 43 người. Ngược lại, nếu chỉ lấy 180 Ủy viên chính thức và 20 dự khuyết, giống như Khóa đảng XII, thì số bị loại sẽ là 70 người.

Việc này không mới và càng không ngạc nhiên vì ông Trọng đã từng khuyền cáo nên có "số dư" để dễ bầu chọn.

Ông Tổng bí thư lưu ý : "Tuy nhiên, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phải bảo đảm dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, minh bạch, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện công tác nhân sự, gây dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân" (Diễn văn ngày 05/10/2020).

Như vậy xem ra chuyện bầu chọn nhân sự cho Khóa đảng XIII, dù kỹ cách mấy, cũng chỉ là chuyện lấy thúng úp voi, không giấu được con thò lò sáu mặt thao túng của Bộ Chính trị. Từ khâu tổ chức các đại hội đảng địa phương đến trung ương đều phải theo khuôn mẫu làm việc và bầu chọn theo tiêu chuẩn của Ban Tổ chức trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính làm Trưởng ban.

Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại là Trưởng Tiểu ban Nhân sự đảng và Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng nên chung quy mọi việc phải qua tay ông.

Hơn nữa, tuy làm việc theo tiêu chuẩn gọi là "dân chủ tập trung" với "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là người "ăn trùm" vì ông đứng đầu Bộ Chính trị. Ông là cánh dù chụp lên đầu mọi người nên chả anh nào dám ngo ngoe.

Ông Trọng là người có bằng Tiến sĩ "Xây dựng đảng", nhưng xuất thân từ Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nên ông rất khéo ví von khi đưa ra đề án "nhốt quyền lực vào lồng cơ chế" để kiểm soát tham vọng quyền lực của "cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược".

Như vậy, có phải ông là một nhà độc tài không, hay ông chỉ là người lái đò của con thuyền độc quyền đảng trị của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Dù có bao biện hay che giấu cách mấy thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không thể nói ở Việt Nam có dân chủ. Bởi vì nếu có dân chủ thì tại sao vẫn còn cái kiểu "đảng cử dân bầu" từ Hội đồng nhân dân lên đến Quốc hội ?

Và tại sao cho đến bây giờ Đảng vẫn không dám tạo điều kiện cho dân "làm chủ đất nước" thật sự như Hiến pháp đã quy định ?

Hay Đảng cộng sản Việt Nam lại muốn bắt chước bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, khi còn giữ chức Phó Chủ tịch nước đã viết văng mạng trên báo Nhân Dân ngày 5/11/2011 rằng :

"Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội".

Nói hoang mồm như bà Doan thì Tuyên giáo là đám chỉ biết ăn hại đái nát vô tích sự hay sao ? Bà thử hỏi Trưởng ban Tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng xem có thật sự vì thiếu tuyên truyền mà người dân chưa biết dân chủ bây giờ ở Việt Nam "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản" hay vẫn còn thấp hơn đáy tầng địa ngục ?

Dó đó, nếu nhìn bài học dân chủ Mỹ qua lăng kính cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, và đọc lại những lời kêu gọi nhân dân Mỹ đoàn kết và hàn gắn những khác biệt của Tổng thống đắc cử Joe Biden thì lãnh đạo Việt Nam có biết xấu hổ không khi nhìn lại những gì họ đã làm đối với nhân dân Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ?

Phạm Trần

(15/12/2020)

(1) "The flame of democracy was lit in this nation a long time ago. And we now know nothing, not even a pandemic or an abuse of power, can extinguish that flame" - President-elect Joe Biden, December, 14, 2020.

(2) As of this morning, our country officially has a President-elect and a vice president-elect", CNNNews, 12/15/2020.

(3) The electoral college has spoken. Today I want to congratulate President-elect Joe Biden

(4) The rule of law, our Constitution and the will of the people prevailed".

(5) so extreme we've never seen it before.

(6) It time to "turn the page, to unite, to heal" ).

(7) "In this battle for the soul of America, democracy prevailed," Biden said. "We the people voted. Faith in our institutions held. The integrity of our elections remains intact. And so, now it is time to turn the page. To unite. To heal.

Published in Diễn đàn

Sau khi Nguyễn Th Kim Ngân - Ch tch quc hi - đến Pháp và B nhm vn đng ‘sm ký kết EVFTA’, chuyến đi Châu Âu vào cui tháng 5 năm 2019 ca Th tướng Phúc, đc bit ‘thăm’ Na Uy và Thy Đin, còn mang tham vng hơn nhiu khi nhm đến mc tiêu ‘ký trong những tun ti’ cho không ch EVFTA (EU-Vietnam Free Trade Agreement-Hiệp đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam) mà còn cả EVIPA (EU-Vietnam Investment Protection Agreement - Hip đnh Bo h đu tư vi Liên Hip Châu Âu).

evipa1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Czech Milos Zeman. Ảnh minh họa (Thống Nhất/TTXVN)

EVIPA quan trọng đến mc nào vi chính th Vit Nam ?

Không phải EVFTA, mà EVIPA mi ‘có ăn’

Trước đây trong quá trình còn đàm phán giữa EU và Vit Nam, ch có EVFTA là hip đnh thương mi duy nht, tc theo phương án 1 - không có EVIPA nhưng thi gian đàm phán s lâu hơn mt s tháng, có th là nhiu tháng hoc vài ba năm. Bi điu kin bt buc đ thông qua EVFTA là không chỉ được phê chun ca Ngh vin Châu Âu mà hip đnh này còn phi nhn được s đng thun ca 28 quc gia trong khi EU, mà như thế chính th Vit Nam s phi mt rt nhiu thi gian đ vn đng tng quc gia.

Sau một thi gian đôn đáo vn đng và đã phi liên tc c các đoàn ‘quc tế vn’ ca Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân, Phó th tướng Vương Đình Hu và c Trưởng ban đi ngoi trung ương Hoàng Bình Quân đi các nước Thy Sĩ, B, Slovakia, Czech, Hungary… nhưng vn không mang li kết quả rõ rt nào, cui cùng não trng quen ‘ăn sn’ Vit Nam đã chn phương án 2 ‘ăn non’ nhưng không ăn chc, tc tách ri EVIPA khi EVFTA đ EVFTA được kết thúc rà soát pháp lý sm hơn và do vy cũng mang li hy vng được thông qua nhanh hơn.

EVIPA là hiệp đnh mang ni dung bo h đu tư và cơ chế gii quyết tranh chp gia Nhà nước và nhà đu tư (ISDS).

Làm thế nào đ ‘ăn’ EVIPA ?

EVFTA có thể được ký kết và phê chun trước EVIPA vì đây ch là hip đnh mang tính ‘khung’ và vi điu kin Vit Nam phi thỏa mãn mt s điu kin ci thin nhân quyn, trong đó ch yếu là phi ký kết và phê chun ba công ước quc tế còn li s 87, 98 và 105 ca T chc Lao đng quc tế (ILO) mà cho ti nay Vit Nam vn chưa chu ký. Nhng công ước này, đc bit là công ước 87, quy định bt buc v vic Vit Nam phi chp thun cho người lao đng được t do thành lp công đoàn ca h (hay còn gi là công đoàn đc lp) - mt ch đ quá nhy cm chính tr mà chính th đc tr Vit Nam luôn lo s và b ám nh bi nguy cơ ‘lt đ chính quyn’.

Để EVFTA được thông qua, ch cn có s chp thun ca các cơ quan như y ban Thương mi Châu Âu, Cng đng Châu Âu và cui cùng là Ngh vin Châu Âu.

Song với EVIPA thì li ‘rách vic’ hơn nhiu. Khác nhiu vi EVFTA, EVIPA mi chính là cái mà một chính th luôn mun ‘ăn sn’ và ‘ăn đm’ như Vit Nam cn kíp. Nhưng mun có được EVIPA đ mang li li nhun c th ch không phi môt th danh d tru tượng và an i như EVFTA, Vit Nam li cn ‘vn đng’ đ 28 quc gia thành viên ca khi EU, mà nếu 4 trong s các quc gia đó không đng ý thì EVIPA không th được ký kết và phê chun, cũng đng nghĩa vi EVFTA s ‘toi’ dù có được EU phê chun.

Song sẽ hoàn toàn không d dàng đ mt chính th đc tài mà lươn lo đã tr thành bn cht có th thuyết phục các quc gia Châu Âu đã ngày càng nhn ra bn cht đó, nht là đã được ‘m mt’ qua v bt cóc Trnh Xuân Thanh và quá nhiu vi phm nhân quyn đã tr thành h thng ca chính th Vit Nam.

Việt Nam đã ‘ci thin nhân quyn’ ra sao ?

Cho tới gi phút này, không khí đàn áp nhân quyn Vit Nam vn đc st như mt thùng thuc súng. Chưa có bt kỳ mt du hiu nào cho bt kỳ mt ‘ci thin nhân quyn’ nào, dù ch mang tính m dân hoc đ đi phó vi cng đng quc tế.

Ngay sau khi Đối thoại nhân quyn Vit - M kết thúc vào tháng 5 năm 2019, công an Vit Nam li gia tăng bt bi nhng người hot đng nhân quyn và xã hi dân s. Nhà giáo Nguyn Năng Tĩnh Ngh An là mt trong nhng v b bt giam mi nht.

Cũng cho tới nay, ch mi mt phần rt nh ni dung rt rng và sâu ca bn ngh quyết v nhân quyn Vit Nam do Ngh vin Châu Âu tung ra vào gia tháng 11 năm 2018 được phía Vit Nam đáp ng. Trước yêu cu phi ký 3 công ước quc tế còn li ca T chc Lao đng quc tế (ILO), chính th Vit Nam ch mang ra quc hi bàn vic ký và phê chun Công ước 98 mà không nói gì đến hai công ước quc tế còn li v lao đng, khiến l hn ý đ chính th này đang tìm cách qua mt Liên Hiệp Châu Âu, ký cho có Công ước 98 - là công ước thuc loi dng nhất v nhân quyn - đ đt được mc tiêu có được EVFTA, nhưng vn l đi Công ước 87 - công ước then cht quy đnh bt buc v quyn ca người lao đng được t do thành lp công đoàn đc lp.

Việc sa đi B Lut Lao đng cũng trí trá và ma mãnh không kém khi dự tho này tuyt đi không đ cp đến khái nim ‘công đoàn đc lp’, trong khi dng lên mt núi th tc hành chính đ làm nn lòng nhng công nhân mun t tay thành lp công đoàn phi nhà nước.

Bất chp Th tướng Phúc kêu gi ký EVFTA và EVIPA ‘trong những tun ti’, kết qu chuyến đi Châu Âu vào tháng 5 năm 2019 ca ông ta vn cc kỳ nh git. Nhiu kh năng phía Na Uy và Thy Đin đã ch ha hn chung chung ‘ng h Vit Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bt kỳ văn bn cam kết nào v vic này, cũng không khẳng đnh bt kỳ mc thi gian c th nào đ ‘tiến ti ký kết EVFTA’ - thái đ rt tương đng vi cách th hin ca mt s chính ph Châu Âu trước nhng đoàn vn đng EVFTA ca Vit Nam vào năm 2017, cũng là bi cnh mà có đến hơn ba chc nhà hoạt đng nhân quyn và bt đng chính kiến b công an Vit Nam thng tay tng vào ngc ti.

Những quc gia nào có th chng Vit Nam vào EVIPA ?

Một s chuyên gia nghiên cu v quan h Châu Âu - Vit Nam đã nhn đnh rng cho dù EVFTA có th được ký và phê chuẩn trong năm 2019, nhưng EVIPA s phi mt nhiu thi gian na.

Một cơ s rt quan trng đ tham kho cho ‘s phi mt nhiu thi gian na’ là thi gian rà soát pháp lý Hip đnh EVFTA.

Mặc dù đã kết thúc giai đon đàm phán t tháng Mười Hai năm 2015 - thời đim trùng vi chiến dch ‘toàn đng, toàn quân, toàn dân tiến đến đi hi 12’ và được h thng tuyên giáo cùng báo đng Vit Nam khoa trương hết li v ‘s phê chun EVFTA ngay trong năm 2016’, phi mt đến hai năm rưỡi sau đó hip đnh ngn ngang này mới kết thúc giai đon rà soát pháp lý, trong khi thông thường khong thi gian rà soát pháp lý đi vi nhng hip đnh tương t ch mt t 6 tháng đến 1 năm.

Không phải ngu nhiên mà thi kỳ rà soát pháp lý cho EVFTA kéo dài quá lâu như thế.

Tuy cho tới nay phía EU vn chưa quá bc xúc vi tình trng thâm ht thương mi hai chiu vi Vit Nam như vic Tng thng M Donald Trump đã liên tc gây sc ép vì Vit Nam đã xut siêu đến 35 t USD vào th trường M hàng năm, nhưng ngun cơn đu tiên ca s chậm chạp EVFTA có l thuc v ‘th vàng hi sn’ - phn ánh mt quá trình hành vi rt thiếu ‘fair-play’ ca Vit Nam đi vi EU.

4 lý do dẫn đến vic EU tiếp tc cnh báo th vàng vi hi sn Vit Nam : vic truy xut ngun gc hi sn xut khu vn chưa đáp ng được yêu cu ; Tái din tình trng tàu cá Vit Nam đánh bt trái phép ti vùng bin các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) ; H thng giám sát tàu cá chưa đy đ; Cn tăng nng chế tài x lý vi phm khi xây dng các văn bn hướng dn thc hin Lut thy sn.

Hành động cng rn ca EU còn có th liên quan mt thiết đến vic chính th Vit Nam đã làm mt hoàn toàn ‘lòng tin chiến lược’ ca các nước trong khi EU qua v ‘bt cóc Trnh Xuân Thanh’, cùng thái đ lp liếm đy th đon ca Hà Ni mà không một li xin li người Đc.

Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của Châu Âu đã chính thc cho biết đ thông qua EVFTA, "EU khăng khăng yêu cu Vit Nam phê chun ba hip ước ca T chc Lao đng Quc tế (ILO) v t do lp hi, quyn t chc và thương lượng tp th, và vic bãi b lao đng cưỡng bc dường như đã mang li kết qu", và khng đnh "Phía sau vic trì hoãn này (EVFTA) còn có mt s lý do chính tr như : ưu tiên đưa ra tha thun ca EU vi Nht Bn, cuc đng đ ngoi giao gia Berlin và Hà Nội, và Liên Hiệp Châu Âu nhn mnh rng Vit Nam cn tôn trng hơn các quyn con người và quyn lao đng".

Hầu như chc chn, chính th đc tài Vit Nam s phi đi mt vi yêu cu ci thin nhân quyn và tr Trnh Xuân Thanh khi tiếp tc vn đng các quốc gia trong EU đng h và sm ký EVIPA’.

Ngay trước mt, nhng quc gia ‘nn nhân’ va trc tiếp va gián tiếp ca v bt cóc Trnh Xuân Thanh là Đc, Slovakia, Czech và có th c Ba Lan rt có th s b phiếu chng Vit Nam vào EVIPA.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 20/06/2019

Published in Diễn đàn