Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhiu hãng chuyn sang Vit Nam, các tnh Trung Quc cu cu Bc Kinh

VOA, 27/11/2020

Vit Nam đang rút rut khu vc xut khu ca Trung Quc, làm cho các quan chc đa phương nước này phi cu cu Bc Kinh đưa các chính sách mi nhm gi chân doanh nghip và vic làm gia lúc các nhà sn xut ni đuôi nhau ra đi, còn ngun thu t thuế thì st gim, mt phóng s ca Asia Times cho hay hôm 26/11.

bo1

Apple ca M đ ngh các hãng chế to chuyn t Trung Quc sang Vit Nam

Samsung đã ln lượt đóng ca hai nhà máy lp ráp đin thoi ln nht ca hãng ti các thành ph Thiên Tân và Hu Châu tnh Qung Đông, min nam Trung Quc, vào cui năm 2018 và 2019.

Sau 27 năm sn xut, hãng công ngh khng l ca Hàn Quc đã đóng ca dây chuyn sn xut Hu Châu vào tháng 9 năm ngoái và cho ngh vic khong 6.000 công nhân.

Samsung rút khi Thiên Tân và Hu Châu kéo theo vic đóng ca mt lot nhà máy các thành ph khác tng cung cp linh kin cho Samsung, thm chí c các quán ăn giá r và siêu th phc v công nhân cũng b v lây.

Gi đây, hơn mt na s thiết b cm tay hàng đu mi nht ca Samsung, bao gm c đin thoi có th gp li tiên tiến ca hãng, được lp ráp ti các th trn nh các tnh Bc Ninh và Thái Nguyên ca Vit Nam, Asia Times cho biết.

Samsung cũng sn xut màn hình phng và các loi màn hình khác ti Vit Nam.

Vn Asia Times viết rng các quan chc Đng Cng sn Vit Nam, mt đt nước đang ni lên trong lĩnh vc chế to, hin đang bt chước các chiến lược ca các đng chí Trung Quc và tri thm đ cho các nhà đu tư nước ngoài vi các khon ưu đãi thuế ln, giá thuê đt cc thp và lc lượng lao đng lương thp rt di dào.

T đu năm nay cũng có nhiu tin tc nói rng Apple s bt đu thc hin các bước chuyn hot đng sn xut các sn phm đình đám ca h sang Vit Nam, bt đu vi các thiết b ngoi vi như AirPods, vn bn tin ca Asia Times cho biết.

Dn li báo Nikon Keizai ca Nht Bn, Asia Times nói Apple đã bt đu sn xut th nghim AirPods Vit Nam thông qua các nhà sn xut là Goertek và Luxshare trong quý 1/2020 và sn lượng hàng năm có th là 15% tng lượng hàng toàn cu ca hãng.

Cũng liên quan đến Apple, Reuters đưa tin hôm 26/11 rng đi tác sn xut linh kin ln nht ca Apple là Foxconn đang chuyn mt phn vic lp ráp iPad và MacBook t Trung Quc sang Vit Nam.

Dn li mt ngun tin không mun nêu tên, Reuters cho hay vic dch chuyn này là do yêu cu ca Apple, vào lúc công ty M mun đa dng hóa các cơ s sn xut đ gim thiu tác đng ca chiến tranh thương mi Trung-M.

Chính quyn sp mãn nhim ca Tng thng M Donald Trump lâu nay vn khuyến khích các công ty M chuyn hot đng sn xut ra khi Trung Quc.

Trong nhim k ca Tng thng Trump, M đã nhm mc tiêu vào các thiết b đin t sn xut ti Trung Quc và đánh thuế nhp khu cao hơn, đng thi cũng hn chế cung cp các linh kin được sn xut bng công ngh ca M cho các công ty Trung Quc mà M coi là cha đng nguy cơ v an ninh quc gia.

Reuters dn ngun tin giu tên cho biết Foxconn đang xây dng dây chuyn lp ráp máy tính bng iPad và máy tính xách tay MacBook ca Apple ti nhà máy ca Foxconn tnh Bc Giang ca Vit Nam đ đưa vào hot đng trong na đu năm 2021.

Sunny Optical, nhà cung cp ln ca Apple v linh kin camera có tr s tnh Chiết Giang, Trung Quc, gn đây cũng đã m nhà máy Vit Nam, bn tin hôm 26/11 ca Asia Times cho hay.

Ninh Nam Sơn, mt nhà phân tích thuc Hc vin Chiến lược và Phát trin Quc gia, Đi hc Nhân dân Trung Quc, cũng là mt nhà bình lun tài chính ni tiếng, nói vi Asia Times rng vic các nhà máy và công nhân Vit Nam có th sn xut hàng lot các sn phm phc tp ca Samsung và Apple là bng chng cho thy Vit Nam có năng lc sn xut đang phát trin nhanh chóng và chui cung ng hoàn thin.

Tng kim ngch xut khu ca Vit Nam đã tăng lên 264,3 t đô la vào năm 2019, t mc ch có 72,2 t đô la vào năm 2010, theo thng kê ca T chc Thương mi Thế gii. Giá tr xut khu bình quân đu người ca Vit Nam hin cao hơn mc ca Trung Quc.

Mt mt c gng gi chân các nhà sn xut, nhiu chính quyn đa phương trên khp đt nước Trung Quc cũng đang kêu gi chính quyn trung ương Bc Kinh phi hành đng.

Mt công văn ca S Thương mi tnh Chiết Giang gi B Thương mi Trung Quc, mà Asia Times xem được, có đon viết rng đ duy trì công ăn vic làm và thu nhp tài khóa, Bc Kinh cn phi đưa ra các bin pháp mi và cp thêm các khon tr cp trong bi cnh u tư trc tiếp nước ngoài và ngành chế to nhm đến xut khu đang b rút rut".

Các đa phương cũng thúc gic Bc Kinh phi làm an lòng hơn na các nhà đu tư nước ngoài và các doanh nghip trong nước có đnh hướng xut khu khi hin nay Ch tch Tp Cn Bình nhm đến đưa nn kinh tế Trung Quc dch chuyn khi xut khu và thương mi quc tế vi ch trưởng mi ca ông là ưu tiên "lưu thông ni đa" đ to ra nhu cu trong nước.

China Business News trích dn mt ngun tin cho biết B Thương mi Trung Quc trong tháng 11 đã viết và trình lên lãnh đo trung ương mt báo cáo v tình trng mi, đáng chú ý, đó là các nhà sn xut ri đi mt s tnh.

Báo cáo nêu các khuyến ngh v chính sách chính, bao gm cn giao nhiu quyn hơn cho các chính quyn đa phương khi h xây dng các chính sách mi đ gi chân doanh nghip, cũng như phi đt ra các quy đnh v tr cp tht nghip và tr cp thôi vic cao hơn đ khiến vic sa thi hàng lot s gây ra tn kém hơn.

********************

Foxconn sẽ chuyển dây chuyền sản xuất Ipad và Macbook sang Việt Nam ?

Yimou Lee, VNTB, 26/11/2020

Foxconn sẽ chuyển một số dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple Inc. Được biết, đây là việc đa dạng hóa sản xuất để công ty Apple giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.

bo2

Foxconn sẽ chuyển một số dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple Inc.

Việc di chuyển này diễn ra khi chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Donald Trump khuyến khích các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ của ông Trump, Hoa Kỳ đã nhắm mục tiêu vào các thiết bị điện tử sản xuất tại Trung Quốc để đánh mức thuế nhập khẩu cao hơn và hạn chế cung cấp các linh kiện được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ cho các công ty Trung Quốc mà họ coi là có nguy cơ an ninh quốc gia.

Các nhà sản xuất Đài Loan, cảnh giác với việc bị cuốn vào cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng, đã chuyển hoặc đang cân nhắc chuyển một số hoạt động sản xuất từ​​ Trung Quc sang các nước như Việt Nam, Mexico và Ấn Độ.

Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook của Apple tại nhà máy ở tỉnh Bắc Giang, sẽ đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2021

Các dây chuyền sản xuất cũng được dời khỏi ​​Trung Quốc nhưng không rõ sản lượng sẽ thay đổi như thế nào.

Người này cho biết : "Động thái này là do Apple yêu cầu. Họ muốn đa dạng hóa sản xuất sau cuộc chiến thương mại".

Foxconn cho biết trong tuyên bố : "Vì vấn đề chính sách của công ty và vì lý do nhạy cảm thương mại, chúng tôi không bình luận về bất kỳ khía cạnh nào trong công việc của chúng tôi đối với bất kỳ khách hàng hoặc sản phẩm nào của họ".

Apple đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Foxconn của Đài Loan, chính thức là Hon Hai Precision Industry Co Ltd, hôm thứ Ba đã công bố khoản đầu tư 270 triệu USD để thành lập một công ty con mới có tên FuKang Technology Co Ltd – một động thái được người này cho là nhằm hỗ trợ việc mở rộng ở Việt Nam.

Nhà sản xuất theo hợp đồng cũng có kế hoạch sản xuất TV tại nhà máy Việt Nam cho các khách hàng như Sony của Nhật Bản, dự kiến ​​t cui năm 2020 đến đầu năm 2021 s bt đầu sn xut. 

Sony từ chối bình luận về việc này.

Nhà máy cũng sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử khác như bàn phím máy tính, người này cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu TrendForce có trụ sở tại Đài Bắc, tất cả iPad đều được lắp ráp tại Trung Quốc và do đó, động thái của Foxconn sẽ đánh dấu lần đầu tiên iPad được sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Theo Reuters

*************************

Apple sẽ chuyển sản xuất Ipad và máy tính sang Việt Nam để tránh rủi ro ở Trung Quốc

RFA, 26/11/2020

Công ty Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple đang chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (Ipad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple để tránh những rủi ro ở Trung Quốc. Hãng tin Reuters ngày 26/11 dẫn nguồn tin từ một cá nhân giấu tên, biết về kế hoạch này cho biết như vậy.

bo3

Người đi qua tấm biển của công ty Foxconn ở Đài Bắc hôm 31/1/2019 - AFP

Việc chuyển dịch này diễn ra vào khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang khuyến khích các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Hiện Mỹ và Trung Quốc đang có những căng thẳng về thương mại. Mỹ đã nhắm đánh thuế cao đối với các mặt hàng điện tử được sản xuất ở Trung Quốc, đồng thời hạn chế việc cung cấp các linh kiện sử dụng công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia.

Công ty Foxconn của Đài Loan hiện đã dịch chuyển hoặc đang dịch chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mình khỏi Trung Quốc sang các nước khác bao gồm Việt Nam, Mexico và Ấn Độ.

Hiện Foxconn đang xây dựng một dây chuyền sản xuất Ipad và máy tính MacBook ở Bắc Giang. Nguồn tin giấu tên cho Reuters biết dây chuyền này sẽ đi vào sản xuất vào năm 2021.

Published in Diễn đàn

Làm gì để nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc ?

Đinh Hoàng Anh, RFA, 21/05/2020

Báo cáo của Nhà Trắng vừa mới đây, với tựa đề "Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" đã nêu bật các lo ngại của phía Hoa Kỳ trước các thách thức và đe doạ từ Trung Quốc, trong đó có các đe doạ về kinh tế.

thoat1

Một em học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc và Việt Nam tại lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 12/11/2017 Reuters

Phần các biện pháp cần thiết để thực hiện việc bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ trước các đe doạ từ Trung Quốc, có nhắc tới một biện pháp quan trọng là Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tăng cường khả năng và sức mạnh của Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ (CIFIUS) nhằm bảo vệ an ninh kinh tế Hoa Kỳ trước sự đe doạ từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trông người lại ngẫm đến ta

Gần đây, báo chí Việt Nam đang hồ hởi đăng các thông tin về việc các địa phương đua nhau xây dựng các khu công nghiệp để đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc "chiến tranh thương mại".

Dư luận Việt Nam có vẻ hồ hởi khi kỳ vọng về một sự thu hút đầu tư nguồn vốn từ Trung Quốc tràn sang. Một số báo chí nước ngoài còn cho rằng Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong "Thương chiến Mỹ - Trung".

Tuy nhiên, "ngày vui ngắn chẳng tày gang", trong thực tế, cho tới nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Chính vì vậy, những rủi ro rất lớn đang đe doạ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trước bối cảnh Việt Nam "sẵn sàng" đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Những con số không phản ánh thực chất

Số liệu trên báo chí cho biết, năm 2019 ghi nhận đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông), Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,5 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc…

Bộ kế hoạch đầu tư nhận xét là đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so với cùng kỳ 2018 và nhận định : "đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung".

Một tờ báo chuyên về kinh tế đã đánh giá về sự tăng trưởng từ dòng vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 như sau :

"1. vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước là 10,4 tỉ đô la, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng là tăng trưởng không thực chất vì chỉ là nhà đầu tư "chuyển từ tay trái sang tay phải".

2. Hà Nội thành địa phương thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất qua 9 tháng với tổng số vốn đăng ký 6,15 tỉ đô la song thực chất cũng chỉ là thu hút đầu tư trên giấy vì thực chất cũng là xử lý số liệu như trên.

3. Những e ngại hay đánh giá khả quan về tình hình góp vốn tăng mạnh của doanh nghiệp ngoại vào doanh nghiệp nội qua hình thức mua cổ phần, góp vốn do nhìn những số liệu thống kê trên cũng không có cơ sở, bởi như đã nói là doanh nghiệp trong cùng hệ sinh thái ThaiBev chuyển đổi vốn cho nhau. Còn thực chất, 9 tháng đầu năm, vốn đăng ký FDI cấp mới không có dự án lớn nào vượt quá 300 triệu đô la".

Như vậy, số liệu thống kê về dòng vốn đầu tư nước ngoài chỉ cho thấy một mảnh ghép nhỏ trong một bức tranh rộng lớn của kinh tế Việt Nam. Đó chưa phải là tăng trưởng thực sự. Tuy nhiên, số liệu lại chỉ cho ta thấy sự đáng lo ngại trước nguồn vốn từ Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư trung gian từ Hồng Công, Thái lan…

Mới đây, đánh giá về việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ cho biết kinh nghiệm trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Viết tắt là FDI), thường phải đảm bảo 4 vấn đề trong đó, bao gồm :

Một là, thu hút FDI phải được đặt trong một kế hoạch tổng thể. Những ngành cần thu hút FDI là những ngành mà doanh nghiệp chưa có khả năng nhưng sẽ là ngành phát triển trong tương lai. Đặc biệt là các ngành sử dụng hàm lượng tri thức cao.

Hai là, khuyến khích thu hút FDI dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Bởi vì không chỉ tạo điều kiện thu hút FDI mà còn phải tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp trong nước một cách song hành.

Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa. Từ đó mới kéo toàn bộ nền sản xuất phát triển.

Bốn là, ưu tiên các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc tôn trọng các quy định về lao động, môi trường.

Xét trên bốn tiêu chí trên thì việc thu hút FDI ở Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu này. Thậm chí, Giáo sư Trần Văn Thọ cũng chỉ ra những lo ngại về nguồn vốn FDI từ Trung Quốc đối với nền an ninh quốc gia. Theo đó, trong 100 công ty đa quốc gia lớn nhất của Trung Quốc hiện nay thì có tới 81 là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần nhưng nhà nước Trung Quốc chi phối. Vì thế, với những tham vọng lãnh thổ và cách thực hiện "phương cách kinh tế cưỡng đoạt", thì các hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc luôn ẩn giấu đằng sau là các âm mưu của chính quyền Trung Quốc.

Thêm nữa, hình thức FDI ra nước ngoài chính của doanh nghiệp Trung Quốc là mua bán và sáp nhập (M&A). Đây là hình thái xâm nhập, sở hữu kinh doanh nhanh chóng nhất ở thị trường nước ngoài. Báo chí Việt Nam mới đây cho biết nhiều nhà máy điện đã bị nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm. Đây là lĩnh vực nhạy cảm đối với an toàn năng lượng. Ngoài ra, mới đây Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng chỉ rõ các tư nhân Trung Quốc núp bóng hoặc thâu tóm để sở hữu các bất động sản có vị trí quân sự quan trọng.

Doanh nghiệp trong nước bị vắt kiệt

Việc thu hút FDI là cần thiết, nhưng phải nằm trong sự kiểm soát và song song với đó, phải tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Trong suốt thời gian qua, kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Chính quyền Việt Nam chỉ tập trung vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Còn các doanh nghiệp trong nước thì bị kỳ thị, chèn ép và hành hạ bởi bộ máy chính quyền.

Cho tới nay, sau hơn 30 năm thu hút vốn FDI thì lượng vốn FDI thực hiện khoảng 211,78 tỷ đô. Con số này là ngang ngửa với tài sản nhà nước hơn 7,79 triệu tỷ đồng (gồm : tổng nguồn vốn của Nhà nước là trên 4,65 triệu tỷ đồng ; tổng nợ Nhà nước phải trả là 3,14 triệu tỷ đồng).

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam nhỏ về quy mô so với mức trung bình tại các nước ASEAN. Quy mô vốn hóa trung bình của các công ty niêm yết, đại diện điển hình về những công ty tư nhân tốt nhất của Việt Nam, chỉ đạt mức khoảng 190 triệu USD. Trong khi đó, con số này là 810 triệu USD tại Indonesia, 840 triệu USD tại Thái Lan, 1,16 tỷ USD tại Singapore và 1,2 tỷ USD tại Philippines.

Quy mô nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam khiến cho các hoạt động đầu tư về nghiên cứu phát triển, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất gặp nhiều khó khăn. Trình độ về quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thua xa so với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN.

Sự yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu từ trong chính sách của Nhà nước Việt Nam. Chính sách phát triển doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đặt trọng tâm nhiều hơn tới hình thức thay vì quan tâm đến chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam.

Một rào cản quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam đó là tư duy phát triển bị lạc hậu khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Từ đó đi đến các chính sách kiểu "bao cấp" và thậm chí quan điểm "bao cấp" chỉ ưu tiên một số nhóm doanh nghiệp. Đó là điều kiện tạo môi trường cho tham nhũng, nhất là đất đai, tài sản công và gây ra tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp, với cơ chế "xin - cho".

Vì vậy, yêu cầu đòi hỏi là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và thích ứng với quá trình chuyển đổi. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp cho thấy vẫn còn tư tưởng gây cản trở, phiền hà để "hành" doanh nghiệp với các quy định quá rườm rà.

Sau luật đến hàng loạt thông tư, nghị định cũng rất chậm, thậm chí có một số điều bị "gài" để cán bộ các ban ngành, địa phương có quyền "hành" doanh nghiệp và người dân do quyền "anh", quyền "tôi" rất phổ biến hiện nay. Thậm chí, các ngành, địa phương đến cấp thấp nhất cũng ra các "quy chế" gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, từ đó có thể dẫn đến những hệ luỵ nguy hiểm đối với an ninh quốc gia thì một mặt, Chính quyền Việt Nam cần phải tìm cách hạn chế "sự cưỡng đoạt kinh tế" từ phía Trung Quốc. Mặt khác, cần tạo điều kiện để cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện để phát triển bình đẳng so với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nhà nước. Làm được như vậy, nền kinh tế Việt Nam mới có bước phát triển thực sự.

Đinh Hoàng Anh

Nguồn : RFA, 21/05/2020

*******************

Việt Nam khó thu hút các nhà đầu tư phương tây !

Diễm Thi, RFA, 20/05/2020

27 công ty Mỹ sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc tới Indonesia. Địa điểm di dời các nhà máy Mỹ sẽ là khu vực rộng 4.000 hecta ở Công viên công nghiệp Brebes tại tỉnh Trung Java. Mạng tin Policy Times cho biết như vừa nêu.

thoat2

Tổng thống Pháp Jacques Chirac, đệ nhất phu nhân Bernadette và bộ trưởng tài chính Thierry Breton trong ngày khởi công xây dựng nhà máy Peugeot-Citroen tại thành phố Vũ Hán, 27 tháng 10 năm 2006. AFP

Thông tin này khiến nhiều người Việt Nam quan tâm bởi ngay khi có thông tin các công ty nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, sẽ rời Trung Quốc trong tương lai, Việt Nam cũng hy vọng sẽ là điểm đến hấp dẫn.

Cậu Ba, một doanh nhân Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực thực phẩm, chia sẻ với RFA qua ứng dụng facebook messenger về việc này sáng 20/5 :

"Indonesia rất nhạy trong việc lobby (vận động). Cũng có thể do chiến tranh thương mại nên những công ty kia đã chuẩn bị trước. Indonesia là nước cũng có chữ cái alphabet như Việt Nam nhưng cơ sở hạ và thượng tầng tốt hơn. Điều đáng lưu ý là Việt Nam bị vấn nạn các công ty Trung Quốc núp bóng làm mất uy tín".

Khác với nhiều nền kinh tế tại Châu Á, Indonesia không dựa hoàn toàn vào xuất khẩu. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa.

Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Việt Nam đừng có hy vọng thu hút được nhiều công ty Mỹ về vì nhiều yếu tố. Đầu tiên là cơ sở hạ tầng, đường xá, bến cảng, số nhân công, tay nghề công nhân, hệ thống pháp lý, pháp luật… trong khi Indonesia là một nước dân chủ, dân số đông gấp hai lần rưỡi dân số Việt Nam và nền kinh tế Indonesia lớn gấp 4 lần kinh tế Việt Nam hiện nay. Ông phân tích thêm :

"Cái ít tốn kém nhất là phải cải thiện về mặt quản lý nhà nước, tức là luật pháp phải nghiêm chỉnh. Nhưng cái này lại đụng vào chuyện độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam nên không phải dễ. Phải cải cách thể chế về mặt kinh tế và cả về mặt chính trị. Quan trọng hơn là phải tăng cường đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề.

Mình cố gắng hết sức nhưng hy vọng vào chuyện các nước chuyển dịch khỏi Trung Quốc vào Việt Nam là chuyện ảo vọng. Phải nhìn vào thực tiễn".

Với cái nhìn của một doanh nhân đi về Việt Nam kinh doanh thường xuyên, Cậu Ba lạc quan hơn. Theo nhà đầu tư này thì ‘làn sóng’ di chuyển mới chỉ bắt đầu. 27 công ty quyết định nhanh có thể do họ tìm hiểu trước và do Indonesia quá giỏi. Tuy nhiên có hàng ngàn công ty khác cần phải ‘mồi chài’. Đừng nhìn vào con số 27 mà nản chí.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chánh quốc tịch Mỹ, hiện đang làm việc tại Việt Nam cho rằng, quyết định chọn nước nào để đầu tư sau Trung Quốc có lẽ dựa vào tiêu chí riêng của các nhà đầu tư Mỹ. Việc 27 nhà đầu tư Mỹ không chọn Việt Nam hay các nước Đông Nam Á khác mà chọn Indonesia đủ thấy Indonesia có những tiêu chí phù hợp với họ. Ông nói thêm :

"Tiêu chí thứ nhất là luật lệ của nước nhận đầu tư phải đủ thông thoáng để họ đầu tư, làm ăn một cách dễ dàng ; tiêu chí thứ hai là họ chọn những quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng yêu cầu khắt khe của họ về mặt kỹ thuật, về mặt kinh doanh ; tiêu chí thứ ba là tất cả những chính sách, luật lệ về hối đoái, về đầu tư phải thuận tiện cho các nhà đầu tư cả khi họ vào lẫn khi họ ra. Nhà đầu tư nào cũng quan tâm chiến lược để rút lui (Exit strategy). Không nhà đầu tư nào dại dột đến nỗi chỉ nhắm đường vào mà không có đường thoát".

Ông Nguyễn Trí Hiếu nêu một vấn nạn mà một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, xem nhẹ và coi đó là một điều kiện kinh doanh không chính thức, chi phí được xem như chi phí đầu tư, đó là vấn nạn tham nhũng.

thoat3

Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 3 năm 2019. AFP

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung xảy ra, tiếp theo là đại dịch Covid-19, không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng có kế hoạch chuyển các nhà máy ở Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

Indonesia là nước có nhiều động thái giữ chân các công ty đa quốc gia của Mỹ khi tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp với Tổng thống Trump cùng những người đứng đầu các công ty Mỹ…

Chính phủ Nhật Bản gần đây đã dành 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế 992 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc. Việt Nam là một nước Đông Nam Á. Việt Nam phải làm gì để kéo các công ty muốn rời Trung Quốc ?

Nhà kinh doanh, Cậu Ba, nêu ý kiến qua ứng dụng facebook messenger :

"Tìm hiểu thật kỹ công ty họ cần gì, muốn gì để cho họ cái đó và hơn thế nữa. Không khó nhưng dĩ nhiên không dễ. Cứ giảm thuế đi. Tạo mọi điều kiện. Giờ là lúc giải quyết lao động dôi dư và nâng tầm công ty nhỏ và vừa lên làm sub contract.

Tóm lại, cho dù có dịch chuyển công việc từ Trung Quốc qua thì nó vẫn nằm trong tầm trung và dài hạn. Việt Nam hãy ‘quét dọn nhà sạch sẽ, châm trà tiếp khách’. Nếu Việt Nam không khôn ngoan để mở rộng cửa và tạo điều kiện triệt để để cạnh tranh thì mất cơ hội vàng".

Tại phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/5/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo của Chính phủ. Báo cáo cho biết thời gian qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam được tăng cường nhờ các nỗ lực hợp tác quốc tế để đối phó với dịch Covid-19 và đã được đánh giá cao. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia dự báo có một số điểm sáng.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ Tài chính cho rằng, muốn thu hút các công ty nước ngoài đến Việt Nam thì phải tạo điều kiện kinh doanh tốt và lành mạnh.

"Với cơ hội Covid-19 thì chính phủ Việt Nam cũng đang hy vọng. Nhưng để hy vọng trở thành hiện thực thì phải rà soát lại xem những điều kiện gì, như yêu cầu gì mà các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ họ cần. FTA được Quốc Hội thông qua và thực thi thì đó là điều kiện thúc đẩy thể chế của Việt Nam để làm sao phù hợp, cho tương đồng thì mới thu hút nguồn vốn đầu tư đặc biệt từ Mỹ".

Cũng trong phiên họp hôm 15/5/2020, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu xây dựng các kịch bản vực dậy nền kinh tế và các phương án, kế hoạch phục hồi ngay, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững sau dịch.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A kết luận rằng, Việt Nam muốn đi nhanh, thay đổi nhanh cũng không thể được. Ví dụ cải cách về giáo dục cần phải nhiều năm ; xây dựng hạ tầng cơ sở cũng cần nhiều thời gian và tiền bạc. Cải cách thể chế và sửa đổi luật pháp nhìn có vẻ dễ nhưng cũng rất khó bởi vì đụng đến bao nhiêu lợi ích của nhóm này, nhóm kia bên trong Đảng cộng sản Việt Nam.

Lợi thế công nhân giá rẻ hiện nay không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu của Việt Nam nữa. Đó chỉ là lợi thế tạm thời, trong khi những yếu tố căn bản như hệ thống luật lệ, chính sách minh bạch… vẫn là những điều kiện cần thiết để tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 20/05/2020

**********************

Tại sao không là Việt Nam ?

Cánh Cò, RFA, 20/05/2020

Trong lúc cả bộ máy chính trị Việt Nam bận rộn đề cao lãnh tụ Hồ Chí Minh qua việc khánh thành công trình "ghi lòng tạc dạ" gia đình nội ngoại ông Hồ cùng lúc với việc bận rộn tổ chức đại hội Đảng nhằm chia ghế trong những vị trí "đắc địa" thì nguồn tin 27 công ty, tập đoàn của Mỹ sẽ ra khỏi Trung Quốc về "định cư" tại Indonesia khiến dân chúng Việt Nam một lần nữa ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì thấy rõ sự đần độn của bộ máy nay đã đến lúc cần tháo ra và… vứt bỏ.

indo1

Bản dự đoán đích đến của những công ty Mỹ sẽ rời khỏi Trung Quốc sau đại dịch Covid-19. Việt Nam là đích đến đông nhất, nhưng… Nguồn: Fox Business

Tin tức từ PolicyTimes cho biết Indonesia đã giành chiến thắng khi nhận được sự gợi ý của Tổng thống Mỹ cho phép 27 công ty của Mỹ vào nước này sau khi rút khỏi Trung Quốc vì Bắc Kinh đã lợi dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để tạo sức ép với Mỹ và các quốc gia EU trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Tuy tờ báo cho biết tên của 27 công ty này chưa được tiết lộ nhưng người ta hiểu rằng đó là những công ty lớn, có ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu và chính quyền của Tổng thống Trump đã quyết tâm kéo chúng ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Trong vài tuần vừa qua thế giới chứng kiến sự giận dữ của Hoa Kỳ trước trò làm ăn tráo trở của Trung Quốc cũng như Bắc Kinh đã thừa dịp dịch họa của thế giới đề ung dung làm những việc mà bất cứ chính thể nào có lương tri đều phải tránh xa ngoại trừ cộng sản. Mỹ đã sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc kể cả bằng vũ lực và việc cùng lúc 27 công ty rút ra khỏi Trung Quốc chỉ là bước dạo đầu của một loạt biện pháp ngăn chặn cơn tham vọng làm chủ trái đất của Bắc Kinh.

Nhưng tại sao Tổng thống Trump lại chọn Indonesia chứ không phải là Việt Nam khi Hà Nội có mặt những công ty khác đang hoạt động tại đây ? Câu hỏi này thật ra không khó nếu tìm hiểu sâu hơn.

Điều dễ hiểu đầu tiên bởi Việt Nam đang là tay chân thân cận với Bắc Kinh và Mỹ hiểu rất rõ về vai trò của Hà Nội đã và đang đóng thế vai cho Bắc Kinh trong những lúc được yêu cầu. Bắc Kinh nói không ở đâu thì Hà Nội cũng nói không ở đó. Bắc Kinh chống Mỹ một thì Hà Nội cũng chống Mỹ có khi còn hơn, mặc dù chỉ trên những tờ báo Đảng. Bắc Kinh không chấp nhận nước nào thì Hà Nội có mặt đưa tay ủng hộ, Bắc Kinh truy bắt người Duy Ngô Nhĩ thì Hà Nội lập tức trao trả những người này khi họ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Bắc Kinh không chấp nhận Đài Loan thì Hà Nội giơ tay biểu quyết….

Thứ đến Mỹ cũng hiểu rõ Việt Nam không còn nguyên vẹn chủ quyền khi Trung Quốc đã khống chế mọi thứ từ tài chánh tới đất đai, biển cả và nhất là vị trí lãnh đạo trong guồng máy công quyền. Việt Nam nợ Trung Quốc từ những vụ vay mượn ngân hàng trong các dự án cho tới các món nợ chính trị xa xưa từ hồi còn chiến tranh với Mỹ. Chính những món nợ này khiến doanh nghiệp Trung Quốc xem Việt Nam là đất nhà của của họ, vì vậy mọi vấn đề liên quan tới kinh doanh không cần phải lo ngại luật pháp Việt Nam. Hà Nội bắt buộc phải nương tay đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Chính điều này làm cho Mỹ đặt dấu hỏi liệu sau này doanh nghiệp Mỹ có được đối xử công bằng với doanh nghiệp Trung Quốc khi có tranh chấp xảy ra hay không ? Và đất nhà Trung Quốc ngay tại Việt Nam có giúp cho Bắc Kinh có thêm cơ hội để tránh những đòn phép thuế quan của Mỹ ?

Việt Nam đã chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc chia chát quyền sử dụng đất, vốn là thứ cấm kỵ trong hiến pháp Việt Nam khi lập ra những đặc khu kinh tế trong đó không có hình ảnh nào của phương Tây hiện diện. Những đặc khu đó cho thấy tính chất chính trị mạo danh kinh tế của chính phủ Việt Nam khiến dù có hào phóng cách mấy Mỹ cũng phải chùn chân trước một đất nước không còn chủ quyền trên lĩnh vực đất đai và độc lập trên phương diện chính trị

Tất cả những thứ ấy Mỹ đều thấy và bây giờ tới lượt Mỹ phản ứng có điều kiện với Việt Nam là điều dễ hiểu.

27 công ty này không phải tự ý chọn Indonesia mà do Tổng thống Mỹ chọn lấy. Mặc dù đó chỉ là sự thỏa thuận để được hỗ trợ của chính phủ nhưng điều này cho thấy trong những sự kiện lớn có liên quan tới kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ lúc nào cũng có đủ luật lệ để ứng phó. Thoát Trung lúc này là mục tiêu lớn của Mỹ, cả hành pháp và lập pháp, vì nước Mỹ nhận thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản đã giúp cho Trung Quốc lừng lững đe dọa toàn thế giới. Chỉ có chế độ cộng sản Trung Quốc với nguyên vẹn hình hài độc tài toàn trị mới đủ sức mạnh khiến hơn 1 tỷ 400 triệu người dân Trung Quốc nằm im dưới xích sắt của những chiến xa thời Thiên An Môn.

Vì Việt Nam là một thể chế cộng sản nên Mỹ không thể đưa tay cho Hà Nội trói như đã từng bị Trung Quốc trói trước đây.

Người ta không ngạc nhiên khi năm ngoái chính Tổng thống Donald Trump đã chỉ đích danh Việt Nam mà nói : "Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc". Tại sao như vậy ? Bởi Việt Nam toa rập với các công ty Trung Quốc xuất khẩu thép vào Mỹ qua con dấu Việt Nam.

Nước Mỹ đủ bản lãnh để biết trên sao hỏa đang xảy ra chuyện gì thì Việt Nam làm sao qua được đôi mắt cú vọ của tình báo kinh tế Mỹ trải ra trên toàn cầu ? Có lẽ Hà Nội đánh giá Mỹ là con cọp giấy nên lờ đi hậu quả thấy trước khi tiếp tục chơi với con cọp Trung Quốc.

Nước Mỹ tự do nhưng nước Mỹ có khuôn phép để làm cho sự tự do đó trở nên có ý nghĩa.

Bất cứ công ty nào của Mỹ cũng có quyền vào Việt Nam nhưng cùng lúc 27 công ty vào Indonesia là một câu hỏi lớn cho những người làm chính sách. 27 công ty là một tập thể, tập thể kinh tế ấy có thể làm tiền đề cho hàng loạt công ty khác theo nhau vào Indo gây ra một bối cảnh tốt đẹp cho kinh tế của nước này. Ngược lại, vì mất lòng tin của nước Mỹ nên Việt Nam đang tự bỏ phiếu đẩy mình ra khỏi quỹ đạo dân giàu nước mạnh.

Rồi đây sau khi cuộc bỏ phiếu trong căn phòng tổ chức Đại hội Đảng thành công tốt đẹp có lẽ Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang trang : Cùng chia sẻ với Trung Quốc sự run sợ đối với con cọp giấy Hoa Kỳ.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 20/05/2020 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn