Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ muốn củng cố quan hệ với ASEAN để khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 23/05/2021

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken họp trực tuyến với các đồng nhiệm ASEAN ngày 23/05/2021. Cuộc họp đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao dưới thời tổng thống Joe Biden với khối 10 nước Đông Nam Á được cho là để củng cố quan hệ song phương trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực.

asean1

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken họp báo sau cuộc gặp với Ngoại giao Trung Quốc tai Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 19/03/2021.  AFP – Frederic J. Brown

Theo trang Foreign Brief, khác với chính quyền tiền nhiệm Donald Trump ưu tiên quan hệ song phương với các đồng minh, ông Joe Biden muốn tập trung đến quan hệ đa phương, với một khối. Theo hướng này, chính quyền Mỹ được cho là sẽ có nhiều cam kết hơn với ASEAN nhằm khống chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở trong vùng, khiến một số nước phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế.

Washington cũng sẽ tham gia nhiều hơn vào các cuộc gặp gỡ cấp cao hoặc các cuộc họp thượng đỉnh về kinh tế, quốc phòng với ASEAN, duy trì các cuộc tập trận với khối. Ngoài ra, quan hệ song phương với một số nước đồng minh trong khối, như Philippines, Thái Lan, cũng sẽ được Hoa Kỳ tiếp tục củng cố.

Tuy nhiên, một trở ngại, được trang Foreign Brief coi như trắc nghiệm thực sự đối với chính quyền Joe Biden, là Washington phải khôn khéo xoay sở với lập trường trung lập của ASEAN trước Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việc ASEAN kéo hai đối tác lớn cùng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Miến Điện là một ví dụ cho thấy Hiệp Hội muốn gây ảnh hưởng với cả hai cường quốc thế giới. Do đó, Washington khó thuyết phục được ASEAN đứng cùng bên trong những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thu Hằng

*********************

Căng thẳng quân sự : Mỹ nhiều lần tìm cách đối thoại, Trung Quốc từ chối

Thu Hằng, RFI, 22/05/2021

Kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, các lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Trung ít nhất đã họp với nhau tại Alaska vào tháng Ba dù trong không khí căng thẳng nhưng lãnh đạo quốc phòng hai nước chưa từng gặp mặt. Một số nguồn tin của Reuters ngày 21/05/2021 cho biết bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin đến nay vẫn không thể nói chuyện với các đồng cấp Trung Quốc, dù đã nhiều lần thử tìm cách tổ chức đàm phán.

quansu1

Lầu Năm Góc, trụ sở bộ Quốc Phòng Mỹ. Ảnh minh họa.  Reuters

Một quan chức quốc phòng ẩn danh của Mỹ nhấn mạnh với Reuters là "không nghi ngờ gì, mối quan hệ quân sự đang căng thẳng" trên nhiều hồ sơ từ Đài Loan đến hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông và cả vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Mỹ khẳng định "muốn có một đối thoại ở cấp độ phù hợp" để giảm bớt các căng thẳng hoặc dự trù các nguy cơ đối đầu.

Một quan chức thứ hai trong bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết chính quyền của tổng thống Joe Biden từng có một cuộc thảo luận về vấn đề liệu bộ trưởng Lloyd Austin có nên đối thoại với đồng nhiệm Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hoặc với phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, ông Hứa Kì Lượng (Xu Qiliang), người được cho là có thế lực và ảnh hưởng hơn đối với chủ tịch Tập Cận Bình.

Lẽ ra bộ trưởng Quốc Phòng hai nước có cơ hội gặp nhau tại Đối Thoại Shangri-La, dự kiến diễn ra trong hai ngày 04-05/06 tại Singapore, nhưng sự kiện quốc phòng quan trọng này đã bị hủy do đại dịch Covid-19.

Những nỗ lực đối thoại quân sự của Lầu Năm Góc với Trung Quốc từng được Financial Times đưa tin. Vào cuối năm 2020, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã trao đổi với nhau về cách liên lạc khủng hoảng. Tuy nhiên, hai bên chưa từng có các trao đổi cấp cao về quân sự dưới thời tổng thống Joe Biden.

Thu Hằng

*********************

Nhật Bản tăng tốc phát triển tiềm lực quốc phòng đối phó với Trung Quốc

Thùy Dương, RFI, 21/05/2021

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng ngày 20/05/2021, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản cho biết Tokyo phải tăng cường sức mạnh của quân đội với "tốc độ hoàn toàn khác" so với trước đây, nhằm đối phó với năng lực quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.

quánu2

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trong chuyến thăm căn cứ Không quân Iruma ở Sayama, tây bắc Tokyo, ngày 28/11/2020.  AP - David Mareuil

Trả lời báo Nikkei Asia, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cảnh báo "cán cân quân sự đã ngả nhiều về phía Trung Quốc" trong những năm gần đây và khoảng cách giữa quân đội Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng "lớn lên theo thời gian".

Ông Kishi khẳng định Nhật Bản phải "tăng cường năng lực quốc phòng với một tốc độ hoàn toàn khác so với trước đây", đồng thời nêu lên những con số về chi tiêu của Trung Quốc cho quân sự cũng như trong các lĩnh vực chiến tranh mới như không gian, mạng internet và điện từ.

Chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản thường dao động ở mức khoảng 1% GDP. Nhưng bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết mức này sẽ được điều chỉnh căn cứ vào nhu cầu, thay vì định mức như trước đây.

Báo Nikkei Asia dẫn lời bộ trưởng Quốc Phòng theo đó, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang thay đổi nhanh chóng với sự bất ổn đang gia tăng. Vì thế, Tokyo sẽ phân bổ hợp lý nguồn tài chính mà nước Nhật cần để bảo vệ quốc gia.

Theo trang mạng Japan Today, những phát biểu của bộ trưởng Kishi được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản ngày càng lo ngại về tình hình an ninh khu vực và đặc biệt là về hành động của Trung Quốc. Ông Kishi cũng cho biết Tokyo coi trọng các vấn đề liên quan đến Đài Bắc cũng như vấn đề của riêng Nhật Bản trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức ép lên Đài Loan.

Trong những tháng qua, Nhật Bản cũng đã nhiều lần lên tiếng về các hành động của Trung Quốc trong vùng biển khu vực, đặc biệt là về sự hiện diện của các tàu tuần duyên xung quanh các đảo mà Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Quân sự : Trung Quốc chuẩn bị đương đầu với Mỹ ?

Thanh Hà, RFI, 24/09/2020

Việc không quân Trung Quốc công bố video mô phỏng một cuộc tấn công nhắm vào một căn cứ quân sự rất giống địa bàn của quân đội Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương là một bước ngoặt trong chính sách phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Nhưng còn quá sớm để cho rằng Trung Quốc chuẩn bị một kế hoạch quân sự tấn công Hoa Kỳ.

mytrung1

Máy bay ném bom Trung Quốc H-6 bay trên bầu trời Bắc Kinh, ngày 15/09/2019.  AP - Ng Han Guan

Trung Quốc dồn dập tập trận tại eo biển Đài Loan, điều máy bay vượt qua đường trung tuyến vốn được xem là ranh giới giữa Hoa lục và Đài Loan đúng vào lúc thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Keith Krack có mặt tại Đài Bắc.

Hành động đó dường như chưa đủ. Ngày 19/09/2020 Bắc Kinh lao vào một cuộc chiến hình ảnh khi tung lên mạng Vi Bác video với hình ảnh oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc đang nhắm vào mục tiêu trông rất giống căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam với lời giải thích : "Nếu nổ ra chiến tranh, đây là hành động chúng tôi đáp trả". Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Vương Văn Bân không che giấu tức giận, xem sự hiện diện của quan chức trong chính quyền Mỹ tại Đài Bắc là "hành vi khiêu khích chính trị và cổ vũ cho thái độ ngạo mạn của những lực lượng ly khai Đài Loan".

Trả lời hãng tin Anh Reuters, nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược IDSS của Singapore cho rằng, hành động nói trên là một "lời cảnh báo nhắm tới Hoa Kỳ" với thông điệp chính là ngay cả những vị trí được coi là an toàn nhất của quân đội Mỹ cũng có thể bị đe dọa nếu như "xảy ra xung đột tại Đài Loan hay Biển Đông".

Nhìn từ Pháp, các chuyên gia thận trọng hơn khi cho rằng, kịch bản Trung Quốc đối đầu quân sự không phải là không có. Dù vậy có ít nhất ba yếu tố cho thấy là còn quá sớm để cho rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị một kế hoạch quân sự nhằm đáp trả Hoa Kỳ trong trường hợp nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hay Biển Đông.

Theo quan điểm của chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FSR Trung Quốc đang "giương đủ cao đe dọa tấn công nhằm khủng bố tinh thần các đối tác của Mỹ và nếu có thể, là kể cả của Châu Âu và các quốc gia Châu Á khác" để những nước này "gây áp lực với Mỹ, thuyết phục Washington tránh chọc ngoáy vào hồ sơ Đài Loan", hay ít ra là giữ nguyên trạng tình hình ở eo biển Đài Loan và "kể cả trên một số những hồ sơ khác". Theo bà Niquet, Trung Quốc muốn tránh rủi ro xảy ra xung đột, một cuộc xung đột mà "có nhiều khả năng là bản thân Bắc Kinh cũng không mong muốn chút nào".

Một tiếng nói khác có uy tín trong số các nhà Trung Quốc học của Pháp là giáo sư Jean Pierre Cabestan, giảng dậy tại đại học Baptiste Hồng Kông thì cho rằng, mục đích mà Bắc Kinh nhắm tới "trong ngắn hạn là bóp nghẹt kinh tế Đài Loan, mở rộng ảnh hưởng chính trị của Hoa lục với Đài Loan đồng thời gia tăng sức ép quân sự" để ngăn chận mọi ý tưởng ly khai. Nhưng về phía Mỹ, Washington không loại trừ khả năng Trung Quốc đủ tự tin vào sức mạnh quân sự của mình để trong tương lai chiếm đoạt hòn đảo này bằng vũ lực.

Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc nhìn nhận Trung Quốc đang có lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Do vậy, chuyên gia Cabestan cho rằng nhìn xa hơn một chút, "với đội ngũ tàu thuyền hùng hậu nhất thế giới với khoảng 350 hải thuyền và tàu ngầm, với rất nhiều chiến đấu cơ mà Trung Quốc có thể huy động được trước cửa ngõ Đài Loan trong tương lai, cái giá phải trả sẽ khá đắt trong trường hợp Mỹ phải can thiệp tại khu vực này". Nói cách khác, giáo sư Cabestan không mấy tin vào kịch bản Hoa Kỳ huy động quân đội bảo vệ chưa đầy 24 triệu dân Đài Loan.

Sau cùng trong bài viết đăng trên báo Le Point hôm 21/09/2020 trong mục tập hợp các quan điểm của giới chuyên gia, Antoine Bondaz, chuyên gia về Đông Bắc Á Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp giảng dậy tại trường Khoa học Chính Trị Paris nêu lên một yếu tố khác cho thấy Trung Quốc chưa sẵn sàng đương đầu với Mỹ trên mặt trận quân sự.

Lý do đơn giản là "công nghệ của Trung Quốc về mặt quân sự vẫn bị Hoa Kỳ bỏ xa lại phía sau". Theo ông, hiện tượng toàn cầu hóa mà ở đó một số công cụ có thể sử dụng được cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự, cộng thêm với các vụ tin tặc và công nghệ thông tin ngày càng hiện đại đã tạo cơ hội cho Trung Quốc bắt kịp công nghệ của Mỹ nhưng đồng thời kỹ nghệ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự cũng đã có những bước tiến nhanh đến chóng mặt.

Nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc từ hàng chục năm qua đã lợi dụng đầu tư nước ngoài từ lĩnh vực chế tạo máy đến tin học, điện tử… để vươn lên. Nhưng chỉ cần so sánh chiến đấu cơ F22 của Mỹ với J20 của Trung Quốc cũng đủ thấy cách biệt quá rõ ràng mà ở đó phần thắng nghiêng về phía Mỹ.

Vẫn theo Antoine Bondaz, Bắc Kinh đã huy động nhiều phương tiện kể cả một số tập đoàn từ Alibaba hay Hoa Vi để nâng cấp mảng công nghiệp và công nghệ, đẩy mạnh khả năng sáng tạo… nhưng trong lĩnh vực quân sự thì Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới.

Chuyên gia Pháp này mượn lời kết luận của giáo sư Michael Beckley đại học Tufts University, bang Massachusetts, Hoa Kỳ : "Mỹ đang và sẽ tiếp tục là một siêu cường trên thế giới trong nhiều thập niên nữa, ngoại trừ trường hợp phương Tây, mà đứng đầu là Mỹ không còn xem khả năng phát minh (capacité d’innovation) là một ưu tiên".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 24/09/2020

***********************

Không quân Trung Quốc công bố video mô phỏng cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ 

Ntdvn, 22/09/2020

Trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng, Binh chủng Không quân Trung Quốc công bố một đoạn video mô phỏng máy bay ném bom H-6 mang hạt nhân thực hiện một cuộc tấn công vào một căn cứ giống hệt Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, theo Reuters đưa tin ngày 21/9.

Video được đăng trên tài khoản Weibo của Binh chủng Không quân thuộc quân đội Trung Quốc hôm 19/9.

Đoạn video được đăng trên tài khoản Weibo của Binh chủng Không quân thuộc quân đội Trung Quốc hôm 19/9. Video này xuất hiện khi quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận ngày thứ hai gần Đài Loan. Cuộc tập trận này được cho là để thể hiện sự tức giận trước chuyến thăm của một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tới Đài Bắc.

Đảo Guam thuộc Hoa Kỳ là nơi đặt các cơ sở quân sự lớn của nước này, gồm có căn cứ Không quân. Các căn cứ quân sự ở đây là chìa khóa để đối phó với bất kỳ cuộc xung đột nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đoạn video dài hơn 1 phút của Không quân Trung Quốc có nhạc nền thể hiện sự nghiêm trọng và kịch tính giống như một đoạn giới thiệu phim Hollywood. Video cho thấy máy bay ném bom H-6 cất cánh từ một căn cứ quân sự trên sa mạc. Đoạn video có tên "Thần chiến tranh H-6K tấn công!"

Khi máy bay ném bom H-6 đang bay được nửa chặng đường, thì phi công nhấn nút và phóng tên lửa tại một đường băng ven biển không xác định.

Từ một hình ảnh vệ tinh cho thấy, các tên lửa nằm trên đường băng được bố trí giống hệt như tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam của Hoa Kỳ.

Trong video, mặt đất rung chuyển, sau đó là một vụ nổ trên không.

Phần mô tả trong video ghi: "Chúng tôi là những người bảo vệ an ninh trên không của đất mẹ ; chúng tôi có sự tự tin và khả năng luôn bảo vệ an ninh cho bầu trời của tổ quốc".

Cả Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đều chưa đưa bình luận về video này.

Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Singapore, cho biết, video này có thể nhằm mục đích thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc phóng chiếu sức mạnh tầm xa.

Ông nói : "Đoạn video nhằm cảnh báo người Mỹ rằng, ngay cả những vị trí được cho là an toàn, ở phía xa như đảo Guam cũng có thể bị đe dọa khi nổ ra xung đột ở một số nơi trong khu vực, có thể là Đài Loan hoặc Biển Đông".

Không quân Đài Loan cho biết, H-6 đã tham gia vào nhiều chuyến bay của Trung Quốc đến gần Đài Loan, bao gồm cả những chuyến bay được thực hiện vào tuần trước.

H-6K là mẫu máy bay ném bom mới nhất, dựa trên thiết kế Tu-16 cổ điển của Liên Xô vào những năm 1950.

Ngày 21/9, Bộ Tư lệnh phía Đông của quân đội Trung Quốc, cơ quan sẽ phụ trách các cuộc tấn công vào Đài Loan, đã công bố một video tuyên truyền của chính họ, có tên "Điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh bùng nổ ngày hôm nay ?". Video cho thấy, những người lính chạy trên những ngọn đồi với cây cối rậm rạp và phóng tên lửa đạn đạo.

"Quê hương, tôi thề tôi sẽ chiến đấu cho bạn cho đến khi chết!", trích từ dòng chữ được đặt ở cuối video với các vụ nổ phát ra ở hậu cảnh.

Ngày 21/9, trong một cảnh báo rõ ràn g đối với Trung Quốc, Đài Loan cho biết, các lực lượng vũ trang của quốc đảo có quyền tự vệ và phản công trong bối cảnh bị "quấy rối và đe dọa". Tuần trước, Trung Quốc đã điều hàng chục máy bay phản lực đến khu vực eo biển Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố rằng, họ đã "xác định rõ ràng" các quy trình để quốc đảo phản công trong bối cảnh "tần suất quấy rối và đe dọa cao từ tàu chiến và máy bay của đối phương trong năm nay".

Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đã công bố 2 video   cho thấy tên lửa được bắn vào máy bay F-16 trên không để thể hiện quyết tâm bảo vệ quốc đảo của mình.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh trong phần chú thích cho video rằng: "Hãy dám chiến đấu và chiến đấu đến người lính cuối cùng".

Nguyễn Minh

***********************

Trung Quốc 'mượn' phim Hollywood để dọa Mỹ ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương ?

BBC, 21/09/2020

Không quân Trung Quốc mới đây đăng tải một đoạn video ngắn, với cảnh các máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân H-6 tấn công giả định vào nơi trông giống Căn cứ Không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam, Thái Bình Dương.

hudoa1

Căn cứ Không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam, Thái Bình Dương.

Đoạn video được đăng trên tài khoản Weibo của Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân hôm thứ Bảy 19/9, là ngày thứ hai Trung Quốc có cuộc diễn tập ở gần Đài Loan.

Việc này nhằm tỏ ý giận dữ đối với chuyến thăm của một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tới Đài Bắc, Reuters tường thuật.

'Mượn' hình ảnh

Video dài 2 phút 15 giây, được trình bày theo kiểu giống như trailer giới thiệu của phim Hollywood, với phần nhạc nền trang nghiêm, gây xúc động.

Trong phim có cảnh các máy bay ném bom H-6 cất cánh từ một căn cứ ở sa mạc. Video này được đặt tên là "Thần chiến tranh H-6K tấn công".

Bay được nửa đường, một viên phi công nhấn nút thả tên lửa xuống đường băng cạnh biển, không được xác định cụ thể là nơi nào.

hudoa2

Cảnh nơi bị ném bom trong đoạn phim do quân đội Trung Quốc đăng tải được cho là trông giống thiết kế của Căn cứ Không quân Andersen

Quả tên lửa rơi xuống đường băng, và hình ảnh vệ tinh cho thấy nơi này có thiết kế rất giống với Căn cứ Andersen.

Guam là nơi đặt các cơ sở quân sự lớn của Hoa Kỳ, trong đó có một căn cứ không quân nơi sẽ đóng vai trò then chốt trong việc ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Âm nhạc đột ngột dừng khi các hình ảnh hiện lên với cảnh mặt đất rung chuyển rồi tới cảnh vụ nổ, nhìn từ trên không xuống.

"Chúng tôi là những người bảo vệ an ninh cho bầu trời đất mẹ ; chúng tôi có niềm tin, và có khả năng bảo vệ an ninh cho bầu trời quê hương", không lực Trung Quốc viết trong một đoạn miêu tả ngắn về video.

Cả Bộ Quốc phòng Trung Quốc lẫn Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đều chưa bình luận gì về video này, Reuters nói.

Tuy nhiên, video "nhằm cảnh báo Mỹ rằng ngay cả ở những vị trí tưởng chừng an toàn, ở phía sau như Guam cũng có thể bị đe dọa khi cuộc xung đột liên quan tới các điểm nóng trong khu vực như Đài Loan hoặc Biển Đông bùng nổ", theo nhận xét của Collin Koh, nhà nghiên cứu tại tại viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Singapore.

Báo South China Morning Post (SCMP) ở Hong Kong dẫn nguồn một số nhà quan sát, nói rằng một số cảnh trong đoạn video trông giống như được lấy trực tiếp từ bộ phim giành giải Oscar hồi năm 2008, The Hurt Locker, và bộ phim hành động ra hồi 1996, The Rock.

Báo này cũng dẫn nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc xác nhận việc 'mượn' hình ảnh.

Nguồn tin ẩn danh này nói với SCMP rằng việc cơ quan tuyên truyền của quân đội Trung Quốc 'mượn' các cảnh trong phim Hollywood để làm sản phẩm của mình trông huy hoàng hơn là điều khá phổ biến.

hudoa3

Máy bay ném bom H-6 trong một lần trình diễn tại Bắc Kinh hồi 10/2009 (hình minh họa)

Tuy "mượn", nhưng quân đội Trung Quốc khó có khả năng phải đối diện với các vấn đề về vi phạm bản quyền khi "chỉ dùng vài giây", và "không nhằm mục đích thương mại", nguồn tin này nói.

Người dân Trung Quốc không quan tâm tới việc có chuyện mượn cảnh phim Hollywood hay không, mà họ để ý nhiều hơn tới nội dung thông điệp mà phim tuyên truyền đưa ra : đó là quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ để bất kỳ thì lực lượng nước ngoài nào can thiệp vào vấn đề Đài Loan, theo một nhà bình luận quân sự từ Hong Kong.

"Quân đội Giải phóng Nhân dân không chỉ tập trung duy nhất tới Guam", Song Zongping được SCMP dẫn lời. "Hoa Kỳ có các máy bay ném bom chiến lược triển khai ở một số căn cứ quân sự tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có cả các căn cứ ở Nhật Bản".

Hôm thứ Hai, Bộ Tư lệnh Tác chiến miền Đông Trung Quốc, vốn chịu trách nhiệm đối với việc tấn công Đài Loan, cũng ra một video tuyên truyền của riêng mình - video có tên "sẽ thế nào nếu chiến tranh nổ ra ngày hôm nay ?".

Trong video này có cảnh binh lính chạy vào những ngọn đồi rậm rạp cây cối và có tên lửa đạn đạo được phóng ra.

"Đất mẹ, tôi thề sẽ chiến đấu vì người cho tới chết", những dòng chữ Trung Quốc lớn màu vàng hiện lên vào cuối đoạn video, và hình ảnh các vụ nổ bùng lên ở phía hậu cảnh màn hình.

Máy bay ném bom H-6 đã thực hiện một số chuyến bay quanh và gần Đài Loan, theo thông tin từ không quân Đài Loan, bao gồm cả các chuyến bay hồi tuần trước.

********************

Không quân Trung Quđăng video dường như mô phng tn công căn c M Guam

VOA, 21/09/2020

Lc lượng không quân ca Trung Quc va công b mđon video mô phng cho thy máy bay ném bom H-6 có kh năng mang vũ khí ht nhân thc hin mt cuc tn công vào mđđim dường như là Căn c Không quân Andersen trêđo Guam ca Hoa K, theo Reuters.

hudoa4

Căn c Andersen ca Không quân Hoa K trêđo Guam.

Đon video, được phát hành hôm 19/9 trên tài khon Weibo ca Lc lượng Không quân Gii phóng Nhân dân, đượđưa ra khi Trung Quc thc hin cuc tp trn ngày th hai gĐài Loan, đ bày t s tc gin trước chuyến thăm ca mt quan chc cp cao B Ngoại giao Hoa Kỳ tĐài Bc.

Guam là nơi có các cơ s quân s ln ca Hoa K, bao gm c căn c không quân, đây s căn c trng yếđđi phó vi bt k cuc xung đt nà khu vc Châu Á - Thái Bình Dương.

Đon video dài 2 phút 15 giây ca không quân Trung Quc, có nhc nn trang trng, kch tính ging như trong đon gii thiu phim Hollywood, cho thy máy bay ném bom H-6 ct cánh t mt căn c trên sa mc. Đon video có tê"Thn chiến tranh H-6K tn công !"

Đến khong gia video, mt phi công nhn nút và phóng tên la ti mđường băng ven bin không xáđnh.

Các tên la nm trêđường băng, mt hình nh v tinh cho thy nó trông ging ht như cách b trí ca căn c Andersen.

Nhc nđt ngt dng li khi hình nh mđt rung chuyn xut hin, sau đó là hình nh mt v n trên không.

"Chúng tôi là nhng người bo v an ninh trên không cđt m ; chúng tôi có s t tin và kh năng luôn bo v an ninh cho bu tri ca t quc", lc lượng không quân Trung Quc viết trong đon video.

B Quc phòng Trung Quc và B Tư lnh Đ Dương - Thái Bình Dương ca Hoa K chưa phn hi ngay yêu cu bình lun ca Reuters vđon video này.

Ông Collin Koh, mt thành viên nghiên cu ti Vin Nghiên cu Chiến lược và Quc phòng ca Singapore, cho biếđon video này nhm làm ni bt sc mnh ngày càng tăng ca Trung Quc trong vic tp trung vào sc mnh vũ khí tm xa.

Ông nói : "Đon video nhm cnh báo người M rng ngay c nhng v tríđược cho là an toàn, hu c nhưđo Guam cũng có th bđe da khi n ra xung đt v các đim chp nhoáng trong khu vc, có th làĐài Loan hoc BiĐông".

Published in Diễn đàn