Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

xảy ra chiến tranh Đài Loan

Hàng năm, gần 60 tàu chở đầy dầu, đi lại giữa Vịnh Ba Tư và các cảng của Trung Quốc, chuyên chở gần 50% sản lượng dầu cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo một phân tích của Reuters.

indo1

Đảo Diego Garcia, thuộc quần đảo Chagos và nơi đặt một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ trên Ấn Độ Dương

Sau khi đi vào Biển Đông, những con tàu này phải di chuyển qua vùng hải phận đang ngày càng bị Trung Quốc gia tăng sức kiểm soát quân sự, từ các bộ pin tên lửa, đường băng tại những căn cứ trên các hòn đảo tranh chấp, cho đến những tàu khu trục lớp 055.

Nhưng khi đi qua Ấn Độ Dương, cùng với những tàu từ Châu Phi và Brazil hướng đến Trung Quốc, những tàu dầu này thiếu sự bảo vệ trong vùng hải quân mà Mỹ thống trị.

Một nhóm các quan chức và học giả quân sự cho biết rằng những yếu điểm của Trung Quốc đang bị theo dõi chặt chẽ, trong bối cảnh các nhà chiến lược quân sự và học thuật của Phương Tây cẩn trọng đưa ra các kịch bản về một cuộc xung đột có thể xảy ra hoặc leo thang với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan, hoặc các nơi nào khác ở Đông Á.

Trong một cuộc chiến tranh lớn, các tàu chở dầu của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương "sẽ rất dễ bị rơi vào thế yếu hơn", David Brewster, một nhà nghiên cứu an ninh từ Đại học Quốc gia Úc nhận định.

"Các tàu hải quân của Trung Quốc sẽ dễ bị rơi vào bẫy trên Ấn Độ Dương... và nhận được ít hoặc không có sự hỗ trợ nào từ không quân, bởi vì không có căn cứ hoặc cơ sở hạ tầng của chính Trung Quốc mà quốc gia này có thể dựa vào".

Bốn phái viên và tám nhà phân tích nắm các cuộc thảo luận tại những thủ đô ở những nước Phương Tây và Châu Á, một số người trả lời Reuters trong điều kiện ẩn danh, khi thảo luận một chủ đề nhạy cảm, cho biết những điểm yếu vốn đã hiện hữu trong khoảng thời gian dài, đã mang đến cho các đối thủ của Trung Quốc một lựa chọn về nấc thang leo thang mới, đặc biệt khi xảy ra cuộc xung đột toàn diện, như cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine.

Những kịch bản này từ các hoạt động xâm hại và đánh chặn việc tàu Trung Quốc di chuyển, có thể làm chệch hướng những tàu hải quân của Trung Quốc trong khu vực, cho đến ngăn chặn và hơn thế nữa.

Trong một cuộc chiến tranh toàn diện, các tàu chở dầu - có thể chuyên chở đến hai triệu thùng dầu - sẽ là một mục tiêu ‘hấp dẫn’ để bị đánh chìm hoặc bắt giữ, cho thấy những hành động tác chiến hải quân của thế kỷ qua, theo đó những bên tham chiến nhắm vào nguồn lực kinh tế của kẻ thù, ba nhà phân tích nói với Reuters.

Các lựa chọn này có thể được dùng để ngăn cản Trung Quốc tiến hành hành động, hoặc sau đó nhằm đẩy cao những cái giá phải trả nếu xâm lược Đài Loan.

Những chuyên gia này nói việc những yếu điểm này có thể thay đổi những tính toán của Bắc Kinh đối với Đài Loan như thế nào, dường như trở nên ít rõ rệt hơn.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không phản hồi trước các câu hỏi về lập trường về Ấn Độ Dương của Reuters.

Các chiến lược gia người Trung Quốc cũng hiểu vấn đề nhưng cuối cùng bất kỳ quyết định tiến hành một hành động quân sự sẽ do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra, theo các tài liệu từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) và những quan chức về hưu cho Reuters biết.

indo2

Tàu neo đậu tại đảo Bukhom của Singapore vào năm 2014

Tập Cận Bình đã chỉ đạo PLA chuẩn bị tính sẵn sàng tác chiến trước năm 2017 nếu xảy ra một cuộc chiến tranh Đài Loan, Giám đốc CIA, William Burns phát biểu hồi tháng Hai. Trung Quốc cũng đã gia tăng sức mạnh quân sự trước thềm cuộc bầu cử tổng thống của hòn đảo này vào tháng Giêng.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2013, Tập Cận Bình và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của lực lượng quân đội được hiện đại hóa để thể hiện sức mạnh trên toàn cầu và đảm bảo các tuyến đường thương mại mang tính quan trọng sống còn của Trung Quốc.

Nhưng trong các lo ngại về xảy ra xung đột, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ chật vật trong việc đảm bảo các tuyến huyết mạch trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng, có thể khó khăn để duy trì một chiến tranh Đài Loan kéo dài.

Trung Quốc đã nhập khẩu 515,65 triệu tấn dầu thô trong 11 tháng qua, tính đến tháng 11, tương đương 11,27 triệu thùng dầu mỗi ngày, theo số liệu chính thức, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lầu Năm góc ước tính khoảng 62% lượng dầu và 17% khí đốt tự nhiên của Trung Quốc được nhập khẩu qua eo biển Malacca và Biển Đông, các cửa ngõ chính trên Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đang dịch chuyển để đa dạng hóa nguồn cung, với ba tuyến ống dẫn chính từ Nga, Myanmar và Kazakhstan, chiếm khoảng 10% sản lượng dầu thô nhập khẩu trong năm 2022, theo số liệu hải quan và truyền thông nhà nước.

Các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào Moscow sau cuộc xâm lược Ukraine cũng dẫn đến việc Trung Quốc trữ thêm nhiều dầu thô rẻ từ phía Nga, quốc gia cung cấp hàng đầu.

Thực phẩm cũng là một bức tranh phức tạp. Số liệu đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc – dùng làm thực phẩm cho động vật - được vận chuyển từng phần qua Ấn Độ Dương, nhưng các mặt hàng khác như kali carbonat (K2CO3), cần dùng trong phân bón, lại di chuyển qua các tuyến đường khác.

Căn cứ vây xung quanh

indo3

Máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ, dừng nạp nhiên liệu trên một căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Garcia, vào tháng 10/2001

Trung Quốc có một mạng lưới vệ tinh quân sự rộng khắp nhưng chỉ một căn cứ quân sự, và không có hệ thống phòng không đi từ đất liền ra biển, đối với các hoạt động hải quân triển khai trên Ấn Độ Dương.

Trong báo cáo thường niên hồi tháng 10 về quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã liệt kê 11 căn cứ tiềm năng của Trung Quốc trên các rìa của Ấn Độ Dương, gồm tại Pakistan, Tanzania và Sri Lanka. Những địa điểm này cho thấy quy mô thương mại và ngoại giao theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập. Nhưng những địa điểm này không trở thành một tài sản quân sự chính, không có sự hiện diện vĩnh viễn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hoặc được công khai biết đến là các đảm bảo tiếp cận trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột, các phái viên và một nhà ngoại giao Châu Á nói với Reuters.

Báo cáo của Lầu Năm góc nêu, trong ngôn ngữ được sử dụng lần đầu trong năm nay, rằng Trung Quốc vẫn có "ít khả năng thể hiện sức mạnh" trên Ấn Độ Dương.

Căn cứ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc là ở Djibouti, rìa phía tây của Ấn Độ Dương, được mở vào năm 2017 và có sức chứa 400 tàu biển, cho thấy Trung Quốc tham gia tuần tra chống hải tặc quốc tế quanh Sừng Châu Phi kể từ năm 2008.

Thế nhưng căn cứ này lại không có đường băng và bị kẹp giữa các cứ điểm quân sự của bảy quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Pháp và Anh.

Sự hiện diện của Mỹ trên Ấn Độ Dương là tương phản rõ rệt, cho thấy cách thiết lập lực lượng thời Chiến tranh Lạnh. Hạm đội 5 đóng ở Bahrain trong khi Hạm đội 7 đặt chính tại Nhật Bản, chỉ hoạt động ở Diego Garcia, một hòn đảo thuộc Anh có đường băng cho những máy bay ném bom tầm xa và vùng biển để các tàu sân bay của Mỹ có thể neo đậu.

Ở phía đông, Úc đang tăng cường tuần tra sử dụng máy bay P-8 Poseidon trên biển và mở rộng căn cứ ở vùng biển phía tây dành cho Anh và các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, và cuối cùng, là các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Úc.

indo4

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ di chuyển qua eo biển Malacca vào năm 2018

Đang diễn ra

Châu Ba, một vị tướng cấp cao đã về hưu của Quân đội Nhân dân Trung Hoa, và là một nhà nghiên cứu an ninh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho biết, ông biết được các cuộc tranh luận ở nước ngoài về những điểm yếu của Trung Quốc nhưng những kịch bản đưa ra chỉ mang tính giả định.

Nếu Trung Quốc và Phương Tây đụng độ quân sự trên Ấn Độ Đương, thì cuộc xung đột đó, về bản chất sẽ "hầu như không thể kiểm soát được" xét về quy mô và địa điểm, ông Châu nói. "Ở điểm đó, đây là một cuộc chiến tranh lớn, liên quan đến nhiều nước", ông nói với Reuters. Ông vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ dần dần mở rộng việc triển khai và lựa chọn các căn cứ để tăng cường vị thế.

Các phái viên và nhà phân tích quân sự theo dõi việc triển khai trên Ấn Độ Dương nói Trung Quốc nhìn chung vẫn duy trì bốn hoặc năm tàu thăm dò và số lượng tàu chiến và tàu ngầm tấm công vào bất kỳ lúc nào. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thử nghiệm tài sản tiềm năng nhất trên Ấn Độ Dương, một nhà cựu phân tích tình báo từ Phương Tây nói.

Một số nhà phân tích kỳ vọng điều này sẽ thay đổi, trong bối cảnh các tài liệu của PLA nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tuần tra chống hải tặc để bảo vệ các tuyến đường cung ứng trên Ấn Độ Dương. Trung Quốc có thể mở rộng việc tuần tra nếu "các quốc gia bá quyền" thực thi sự kiểm soát liên quan đến các tuyến vận chuyển quan trọng, theo 2020 Science of Military Strategy, một báo cáo năm 2020 chính thức phác thảo những ưu tiên chiến lược của Trung Quốc.

Trong khi hải quân Trung Quốc vẫn giữ các tàu ngầm hạt nhân có trang bị tên lửa đạn đạo, gần căn cứ trên đảo Hải Nam, các tàu ngầm tấn công của Bắc Kinh được cho sẽ có tầm hoạt động rộng hơn khi được cải tiến, tạo nên một thách thức đối với Mỹ.

"Chúng ta có thể thấy họ đang thận trọng, rõ ràng thận trọng hơn mức mong đợi", cựu Chuẩn Đô Đốc Mỹ Admiral Michael McDevitt, người trong quyển sách hồi năm 2020 đã dự đoán về cuối cùng có một sự hiện diện quân sự quan trọng của Trung Quốc để đảm bảo các tuyến đường biển trên Ấn Độ Dương.

"Tôi không nói rằng họ sẽ không đạt được, nhưng dường như họ chưa thấy thoải mái, đặc biệt với các tàu sân bay của mình – và việc mở rộng kiểm soát vùng trời sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với họ khi xảy ra một cuộc xung đột.

Vấn đề ngăn chặn

indo5

Một cầu tàu trên đảo Madae, thị trấn Kyaukpyu, bang Rakhine của Myanmar vào tháng 10/2015

Thậm chí khi Trung Quốc không thể đạt được sự thống trị, một số nhân tố có thể chuyển sang hướng có lợi cho Bắc Kinh, một số nhà phân tích nói. Việc ngăn chặn khó thực thi xét trong bối cảnh về tính lưu động của nền thương mại, và dầu thô đôi khi được tiến hành giao thương trong chuyến hải hành.

Theo dõi và kiểm soát các chuyến tàu sẽ là một công việc khổng lồ, trong bối cảnh các hoạt động chống Trung Quốc sẽ cần để đảm bảo việc di chuyển đến các nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.

"Bạn không ngăn chặn các chuyến tàu của đối thủ và cho phép tàu của mình đi tiếp", nhà nghiên cứu Brewster nói.

Các sử gia vẫn còn tranh cãi về tính hiệu quả trong việc ngăn chặn Đức trong Thế chiến lần nhất và Nhật Bản trong Thế chiến lần hai.

Trung Quốc vẫn lĩnh hội được một số bài học. Quốc gia này đã có nguồn dự trữ chiến lược và thương mại dầu thô đủ trong 60 ngày, theo công ty phân tích Vortexa and Kpler. Nguồn dự trữ xăng của Trung Quốc được trữ một phần dưới đất và không thể bị vệ tinh phát hiện.

Trung Quốc có ít nguồn khí đốt tự nhiên dư thừa nhưng ngày càng gia tăng được số lượng khí đốt từ các ống dẫn của Nga, Trung Á và Myanmar.

Trung Quốc cũng tự cung cấp phần lớn nguồn lúa mì và gạo, và có trữ một số lượng lớn, mặc dù số lượng bao nhiêu vẫn là bí mật quốc gia.

Hồi năm 2022, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) tại Washington đã yêu cầu Lầu Năm Góc đưa ra một báo cáo mật về những yêu cầu quân sự về ngăn chặn vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, chi tiết chưa được nêu trước đó.

"Báo cáo cũng cân nhắc mức độ Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng khi xảy ra một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột qua các nguồn cung, bằng phân bổ nguồn cung, và dựa vào vận chuyển trên đất liền", ủy ban này nêu.

Nguồn : BBC, 17/12/2023

Published in Châu Á

Thế giới hiện nay đang dần hình thành trật tự đa cực mới, với hàng loạt chính sách đối ngoại - an ninh toàn cầu của các nước lớn. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến các nước nhỏ và những khu vực địa chính trị chiến lược quan trọng - trong đó có Việt Nam và khu vực Biển Đông. Trong quá trình hình thành trật tự thế giới mới, sự va chạm giữa đại chiến lược của các cường quốc là khó tránh khỏi.

vacham1

Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc trên Biển Đông - Courtesy photo

Trật tự thế giới và Châu Á nay đã khác

Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang xoay vần liên tục, nhanh chóng với sự chạy đua về khoa học - kỹ thuật ngày càng tân tiến, cạnh tranh về kinh tế, các cường quốc trên thế giới liên tục hoạch định và thay đổi chính sách đối ngoại - an ninh quốc gia của mình theo hướng bảo đảm lợi ích quốc gia tối ưu và tranh giành ảnh hưởng, vai trò chi phối trên toàn cầu.

Trung Quốc có chiến lược "Vành đai - Con đường" ("One Belt – One Road" / BRI) ; Mỹ - Nhật - Ấn - Úc có chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" ("Indo – Pacific" / IPS) ; bản thân Mỹ tiếp tục chuyển hướng mạnh mẽ sang Châu Á ; Ấn Độ có "Hành động hướng Đông" nhắm tới hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương ; Nga có chiến lược tiến xuống phía Nam, quay trở lại Thái Bình Dương…

Tại khu vực Châu Á, trải trên hai đại dương, trong nhiều năm gần đây, cấu trúc an ninh khu vực liên tiếp có sự thay đổi bởi những căng thẳng leo thang tại các điểm nóng, gắn liền với tranh chấp chủ quyền, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Trong đó nổi bật là sự tham gia Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất hành tinh và siêu cường của thế giới là Hoa Kỳ. Các nước nhỏ hơn liên tiếp bị kéo vào vòng xoay tạo trật tự mới, tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia của chính họ.

Những va chạm của các đại chiến lược tại Châu Á

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương chưa bao giờ "nóng" như lúc này, bởi sự va chạm giữa hai đại chiến lược lớn của Trung Quốc và "tứ giác an ninh kim cương" Mỹ - Nhật - Ấn - Úc trên các khu vực địa chính trị trọng yếu mà chúng được vạch ra.

Kể từ khi ông Tập Cận Bình đề ra và Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến "Vành đai - Con đường", nhiều nước đã cảm nhận được khát vọng "trỗi dậy" của Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh khu vực và quyền lợi quốc gia của họ. Nhằm đối phó lại, trong tuần lễ cấp cao APEC tại Việt Nam, tháng 11/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói về "Indo-Pacific" lần đầu tiên và chính thức tuyên bố ra đời chiến lược này với sự đồng thuận của Ấn - Nhật - Úc tại Manila vài ngày sau đó, bên lề Hội nghị cấp cao giữa ASEAN và các nước đối tác.

Trên Ấn Độ Dương, từ lâu Trung Quốc đã có kế hoạch "chuỗi ngọc trai" từ Miến Điện, xuống Sri Lanka, Maldives, lên Pakistan, vòng qua Trung Đông, Đông Phi để "vây hãm" Ấn Độ. Từ cuối năm 2017 đến nay, qua cuộc đảo chính ở Maldives và Trung Quốc điều tàu chiến tới, câu chuyện đó càng nóng hổi và rõ ràng hơn. Ngay lập tức, Ấn Độ không ngồi yên mà đã bắt tay xây dựng căn cứ quân sự liên hợp trên quốc đảo Seychelles nhằm đối trọng lại.

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển Việt Nam, đây không phải là lần đầu các nước lớn có sự tranh giành ảnh hưởng tại các quốc đảo nhỏ, hoặc các khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương toàn cầu.

"Điều này cho thấy, Ấn Độ đang ngày càng chú ý đến sự lấn lướt của Trung Quốc tại các khu vực mà trước đến giờ là "sân sau" của Ấn Độ. Đây là nơi tập trung các tuyến đường thương mại, không chỉ liên quan đến Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Đại Dương, mà còn Châu Âu đều phải đi qua tuyến đường".

Giáo sư Trần Ngọc Vương nhìn nhận, các động thái trên Ấn Độ Dương như vậy là sự tiếp nối của "chủ nghĩa thực dân mới" và Trung Quốc bị xem là gây ra "ác cảm hơn" bởi mọi hành động của nước này chỉ phục vụ cho mưu đồ ích kỷ và sự lớn mạnh của mình.

"Chủ nghĩa ích kỷ đó Ấn Độ cũng có một phần, nhưng họ không gây ra ác cảm cho thế giới và các thế lực dân chủ, mà trong một ý nghĩa khác, người ta còn coi là yếu tố đối trọng cần thiết để mà tạo ra thế cân bằng giữa các thế lực chính trị khác nhau trên bàn cờ chính trị hiện đại. Đó là khắc chế lẫn nhau giữa hai nước, các thế lực chính trị".

Phân tích sâu hơn về chiến lược và hành động của Trung Quốc, Giáo sư Vương nhấn mạnh, Trung Quốc muốn "chinh phục thế giới", mà để làm được điều này thì cần phải thực hiện bằng con đường trên biển là chính yếu, nên Trung Quốc sẽ còn nỗ lực tạo ưu thế trên biển bằng việc phát triển, mở rộng lực lượng hải quân và phạm vi hoạt động của họ một cách nhanh chóng.

"Trung Quốc ngộ ra vai trò của cường quốc biển và nhiệm vụ lẽ ra của quốc gia ấy trong việc chinh phục biển muộn rồi và chậm chân, nên hành xử nhiều khi là thô bạo để tranh giành lấy không gian biển, ưu thế trên biển cho mình".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng chia sẻ quan điểm với Giáo sư Trần Ngọc Vương và ông phân tích thêm, chuỗi sự kiện trên Ấn Độ Dương là sự cọ sát của hai mô thức phát triển, hai chiến lược toàn cầu đang tác động mạnh đến Châu Á và toàn cầu. Tuy nhiên, truyền thông thế giới đã loan tải những "trái đắng" của "Vành đai - Con đường" mà Trung Quốc mang lại, nên nhiều quốc gia đã không còn mặn mà với chiến lược này. Còn Ấn Độ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn "lật ngược thế cờ" và tiến vào những vùng sát với Trung Quốc, như trên Biển Đông trong những năm gần đây.

"Tóm lại, cuộc cọ sát giữa "Indo-Pacific" và "Vành đai - Con đường" ngày càng trực diện, mở rộng ra quy mô không chỉ khu vực mà toàn cầu".

Điều Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói tới hoàn toàn hợp lý với những diễn biến ngoại giao, quân sự tấp nập tại khu vực Châu Á từ đầu năm 2018 đến nay và cả trước đó. Chuyến thăm của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ tới Việt Nam tuy đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng vẫn có thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc và các nước trong khu vực Thái Bình Dương như lời ông John Kirby - Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã hồi hưu nói trên CNN ngày 5/3/2018 rằng, "the United States is here and we're here to stay" - "Nước Mỹ ở đây và chúng tôi ở tại đây".

Bên cạnh đó, Nhật Bản và Úc cũng có những động thái liên quan đến những điểm nóng trong chuỗi những va chạm, đặc biệt là bảo vệ và thực thi quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hảng hải, hàng không trong khu vực Biển Đông - vốn đang bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng, quân sự hóa nhằm kiểm soát vùng biển huyết mạch thương mại toàn cầu này.

Việt Nam và sự va chạm chiến lược

Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, là điểm giao thoa, xung đột khi là điểm bắt đầu của "Vành đai - Con đường" và trung tâm về mặt địa lý và chiến lược của "Indo-Pacific". Đặc biệt, Giáo sư Trần Ngọc Vương nhấn mạnh đến vị trí "yết hầu" trên con đường vươn ra biển rộng của Trung Quốc chính là Việt Nam với Biển Đông đang tranh chấp.

Trong chuyến thăm Đà Nẵng, đã có ít nhất hai lần, nữ thủy thủ Hải quân Hoa Kỳ phục vụ trên tàu USS Carl Vinson đã hát bằng tiếng Việt bài "Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây có lẽ là một thông điệp nữa nhắn tới Việt Nam trong việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược với Washington. Cũng là thêm một lần nữa, nước Mỹ muốn thúc đẩy Việt Nam nâng cao tinh thần bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Giáo sư Trần Ngọc Vương vẫn đau đáu nghĩ về nội lực của Việt Nam.

"Tôi chỉ muốn là làm thế nào để Việt Nam phát triển lành mạnh, ổn định, với tốc độ xứng đáng với tiềm lực quốc gia, để không vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với thế giới".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng, Việt Nam là một quốc gia nhỏ, có nhiều khó khăn và thách thức trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt là những mối quan hệ đan cài, phức tạp và nhạy cảm với các phía.

"Phải có một chính sách, ứng xử thế nào để vẫn thúc đẩy hội nhập, nhưng vẫn duy trì, bảo vệ được sự độc lập, tự chủ, thì đây là một bài toán không đơn giản. Nó đòi hỏi một tầm nhìn, một quyết tâm và sự minh triết về chính trị của lãnh đạo quốc gia. Vì thế, chúng ta đã tiến hành chính sách đa phương, nhưng phải đa phương có trọng điểm. Đây là động thái mà chúng ta đang chứng kiến, Việt Nam và các nước trong khu vực đang thúc đẩy mạnh".

Giáo sư Trần Ngọc Vương nói rõ hơn, Việt Nam nhu nhược là điều không thể được, nhưng hành xử cần khôn ngoan và điều quan trọng nhất là chính kiến của lãnh đạo về chủ quyền quốc gia.

"Nhà lãnh đạo nào không nói lên được tinh thần lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, thì nhà lãnh đạo ấy còn đáng bị nghi ngờ. Còn thì tất cả những thứ khác, trước câu chuyện này là phải lui xuống, nhường quyền ưu tiên cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc".

Thông tín viên RFA

Nguồn : RFA, 19/03/2018

Published in Diễn đàn

Tàu chiến Trung Quốc vào Ấn Độ Dương (RFA, 20/02/2018)

11 tàu chiến của Trung Quốc đã vào vùng Đông Ấn Độ dương trong tháng này giữa lúc có những khủng hoảng về hiến pháp tại đảo nhỏ Maldives, quốc gia hiện đang bị đặt trong tình trạng khẩn cấp.

tauchien1

Một người lính Maldives đứng gác bên ngoài nhà của Tổng thống ở Male hôm 8/2/2018 - AFP

Trang tin Sina.com.cn của Trung Quốc hôm 20/2 cho biết một đội tàu khu trục và một tàu Frigate cùng 3 tàu hộ tống đã vào Ấn Độ dương. Tuy nhiên, trang tin không cho biết nguyên nhân vì sao các tàu này lại được triển khai ra Ấn Độ Dương và các tàu được điều đi vào lúc nào và ở lại bao lâu.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang cạnh tranh gây ảnh hưởng lên Maldives kể từ sau khi Tổng thống Abdulla Yameen của nước này tham gia vào sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Ấn Độ là nước đã có quan hệ về chính trị và an ninh lâu dài với quần đảo này. Hiện Ấn Độ đang tìm cách làm giảm nhẹ sự hiện diện của Trung Quốc ở Maldives, quốc gia Hồi giáo có 400.000 dân. Các lãnh đạo phe đối lập tại Maldives cũng thúc giục New Dehli can thiệp vào khủng hoảng chính trị tại nước này.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện không đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin tàu chiến ở Ấn Độ Dương.

Tổng thống Maldives hôm 5/2 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày, sau khi bác bỏ phán quyết của tòa tối cao. Phán quyết của tòa hủy bỏ những cáo buộc đối với các lãnh đạo của phe đối lập và yêu cầu chính phủ phải trả tự do cho họ. Hôm thứ hai, ngày 19/2, Tổng thống Yameen đã yêu cầu quốc hội chấp thuận kéo dài thời hạn tình trạng khẩn cấp lên 30 ngày.

*****************

Trung Quốc đưa chiến hạm vào Ấn Độ Dương giữa khủng hoảng chính trị ở Maldives (VOA, 20/02/2018)

Cổng thông tin ca chính ph Trung Quc cho biết 11 tàu chiến Trung Quc đã di chuyn vào n Đ Dương trong tháng này, gia lúc đang xy ra cuc khng hong chính tr Maldives.

tauchien2

Tàu khu trục Trung Quc.

Hãng tin Reuters dẫn ngun tin t Cng thông tin Sina.com.cn nói mt hm đi tàu khu trục và ít nht mt tàu khu trc c nh, mt tàu đ b vi trng ti 30.000 tn và ba tàu ch du tiếp liu tiến vào n Đ Dương. Tuy nhiên, cng thông tin này không đ cp đến cuc khng hong Maldives hoc đưa ra mt lý do nào c.

"Nếu quý v quan sát các tàu chiến và các thiết b khác, quý v s không thy khác bit lm gia hi quân n Đ và hi quân Trung Quc", cng thông tin Sina.com.cn cho biết hôm Ch nht 18/2.

Tuy nhiên, cổng thông tin Trung Quc không nói rõ đi tàu đã được trin khai vào thời gian nào hoc s kéo dài trong bao lâu.

Việc Trung Quc và n Đ tranh giành nh hưởng ti Maldives càng thêm rõ nét k t khi Tng thng Maldives Abdulla Yameen ký kết D án Vành đai và Con đường do Bc Kinh khi xướng đ xây dng các tuyến đường thương mi và vn ti xuyên Á.

**************

Ấn Độ - Trung Quốc giành ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương (BBC, 19/02/2018)

Lo lắng về Trung Quốc khiến Ấn Độ ngày càng có những nỗ lực để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của nước này tại Ấn Độ Dương.

tauchien3

Một tên lửa được phóng từ tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ INS Ranvir, trong một cuộc diễn tập tại Vịnh Bengal, ngày 18 tháng 4 năm 2017

Hôm 14 tháng Hai, sau chuyến đi thăm Oman của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn và Oman đã hoàn tất một thỏa thuận, qua đó, Ấn Độ được phép sử dụng cảng Duqm, nằm ở trên bờ biển phía Nam của Oman. Cảng này nằm về phía Tây Bắc của Ấn Độ Dương và tạo điều kiện vào Biển Đỏ và Vịnh Aden một cách dễ dàng.

Cảng Duqm là một nút quan trọng cho mạng lưới các cơ sở đang được các nước trong vùng phát triển ở Ấn Độ Dương để duy trì hiện trạng, mong bảo vệ quyền lợi của mình.

sử dụng cảng Duqm để thiết lập cơ sở hậu cần và hỗ trợ, cho phép nó duy trì các hoạt động lâu dài ở Ấn Độ Dương.

Theo tờ Indian Express, Hải quân Ấn Độ sẽ được cung cấp một bến tại Duqm giúp nước này bảo trì các tàu bè lớn mà không phải đưa về bến ở Ấn Độ.

Tác giả Ankit Panda của tờ The Diplomat bình luận rằng việc Ấn Độ được sử dụng Duqm ''sẽ tạo thành một nhân tố quan trọng trong cuộc tranh đua với Trung Quốc về ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương, vì các nhà chiến lược Ấn Độ từ lâu đã quan tâm đến cái gọi là 'chuỗi ngọc trai' của Bắc Kinh.''

''Chuỗi ngọc trai'' là một cụm từ phổ biến trong giới tinh hoa về chiến lược Ấn Độ, bắt nguồn từ một tường trình giữa năm 2000 của công ty tư vấn Mỹ Booz Allen Hamilton, đề cập đến mạng lưới các cơ sở ven biển cạnh nhau được phát triển một cách có chiến lược của Trung Quốc.

Trước khi ký kết thỏa thuận với Oman, Ấn Độ cũng điều chỉnh một thỏa thuận có sẵn với đảo quốc nhỏ bé Seychelles, cho phép Ấn xây cất một căn cứ quân sự trên đảo Assumption, nằm khoảng 1.650 ký lô mét về phía Đông của lục địa Đông Phi.

Thỏa thuận này là kết quả của nhiều năm đàm phán ngoại giao, sẽ cung cấp cho Ấn Độ một căn cứ quân sự quan trọng trong những gì đang nhanh chóng trở thành một chiến lược cho khu vực.

tauchien4

Lễ hạ thủy một tàu ngầm cấp Scorpène của Ấn Độ - Ảnh minh họa

Tầm quan trọng của Ấn Độ Dương ngày càng lớn. Vào năm 2016, mỗi năm khoảng 40 triệu thùng dầu, tương đương với một nửa lượng cung cấp dầu trên thế giới - đã đi qua các điểm vào và ra của Ấn Độ Dương, gồm Eo biển Hormuz, Malacca và Bab el-Mandeb.

Giao thương của Ấn Độ, với bờ biển dài hơn 7.500 km và nằm ngay ở trung tâm Ấn Độ Dương, lệ thuộc vào việc được tự do qua lại những bến chuyển vận nói trên. Theo Bộ Vận Tải của Ấn, khoảng 95% số lượng hàng và 70% giá trị giao thương của nước này đi qua Ấn Độ Dương.

Giới phân tích cho rằng nỗ lực của Ấn Độ để bảo đảm tự do đi lại ở khu vực này phản ánh một chiến lược tương tự với chiến lược mà Trung Quốc, một láng giềng và đối thủ lâu năm của họ đã triển khai.

Dưới sự lãnh đạo Chủ tịch Tập Cận Bình, hải quân của Trung Quốc đã phát triển đáng kể, vượt hẳn ra khỏi ranh giới gần bờ biển của họ trước đó, vào hẳn các khu vực mà trước đây chưa bao giờ nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Vào tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, gần eo biển Bab el-Mandeb, nằm trong số những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới và là một trong ba động mạch quan trọng của Ấn Độ Dương.

tauchien5

Tàu 999 của Hải quân Quân Giải phóng (PLAN) đưa các đơn vị đầu tiên sang Djibouti

Eo biển Bab el-Mandeb, chỉ rộng khoảng 29 km tại điểm hẹp nhất, kết nối biển Địa Trung Hải qua kênh đào Suez, và Hồng Hải đến Vịnh Aden và Ấn Độ Dương và xa nữa.

Vài tháng sau khi cơ sở Djibouti được thiết lập, Trung Quốc mua lại cảng Hambantota của Sri Lanka, khoảng 22,2 km từ lằn biển chính của Ấn Độ Dương, nối liền khu vực Eo biển Malacca tới kênh đào Suez .

Trả lời phỏng vấn của đài CNN, Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp của Viện Chính sách Chiến lược Úc tại Sydney, mô tả hợp đồng Hambantota - qua đó Sri Lanka cho Trung Quốc mướn cảng trong vòng 99 năm để trả lại một phần trong số tiền nước này nợ Bắc Kinh - như một phần của một "chiến lược quyết tâm bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, một đe dọa lớn cho Ấn Độ.''

"Cảng đó không chỉ cung cấp cho Trung Quốc một điểm tiếp cận chiến lược vào phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ, qua đó nước này không chỉ có thể triển khai các lực lượng hải quân của mình, mà còn giúp cho Trung Quốc có một vị thế thuận lợi để xuất cảng hàng hóa của mình vào lĩnh vực kinh tế của Ấn Độ, vì thế Trung Quốc đã đạt được một số chiến lược nhằm mục đích đó ", ông Davis được trích lời nói.

Ông Gurpreet Khurana, giám đốc điều hành của Hiệp hội Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, nói với CNN rằng hợp đồng mới của Seychelles là một phần nỗ lực của Ấn Độ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

"Ấn Độ có một khu vực trọng yếu ở Bắc Ấn Độ Dương, và quan trọng thứ hai là khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Chúng tôi (Ấn Độ) có những mối quan tâm phải bảo vệ. Với Trung Quốc đi sâu vào Ấn Độ Dương một cách hăm hở, chiến lược của chúng tôi cũng phải mở rộng, và đây là cách duy nhất Ấn Độ sẽ có thể tự bảo vệ mình ", Kurana nói.

**************

Anh Quốc trong thế "trên đe dưới búa" tại Biển Đông (RFI, 19/02/2018)

HMS Sutherland, khu trục hạm diệt tàu ngầm của hải quân Hoàng gia Anh sẽ tham gia tuần tra với các đồng minh trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nói cách khác, cựu siêu cường hàng hải của thế kỷ 19 sẽ góp phần vào chiến lược của Mỹ, Úc, Nhật, Ấn ngăn chận ý đồ thống trị Biển Đông của Trung Quốc. Nói dễ nhưng làm phải thận trọng, theo như nhận định của một nhà phân tích trên Asia Times.

tauchien6

Tầu khu trục hạm HMS Sutherland của Anh. @gov.uk

Sự kiện khu trục hạm HMS Sutherland được đưa vào vùng Tây Thái Bình Dương là một trong những nỗ lực của Anh Quốc nhằm củng cố vai trò của một cường quốc và đánh tan những lập luận cho rằng thế lực đang yếu dần. Theo tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Gavin Williams tại Úc hồi tuần trước, hải quân Anh sẽ yểm trợ cho chiến dịch "Tự do hàng hải" tại Biển Đông, con đường huyết mạch của thương mại quốc tế, một nỗ lực của Mỹ hầu ngăn chận Trung Quốc biến thành ao nhà.

Tuy đang vất vả tìm ngân sách để trang bị hàng không mẫu hạm mới nhưng chính phủ Anh Quốc không thiếu lý do chính đáng để tung lực lượng đến tận Châu Á.

Bốn lý do chính yếu

Trước hết, Liên Hiệp Anh là thành viên của Hội Đồng Bảo An. Thứ hai, trong số 18 quốc gia trong Khối Thịnh Vượng Chung, đại đa số lại nằm ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Lý do thứ ba là Anh Quốc bị ràng buộc với Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Canada trong một hiệp ước hợp tác tình báo. Và thứ tư là Anh Quốc có một thỏa thuận quốc phòng chung với Úc, New Zealand, và hai nước Đông Nam Á là Malaysia và Singapore. Luân Đôn có trách nhiệm bảo vệ đồng minh trước tham vọng của Trung Quốc lấy Biển Đông làm ao nhà. Do vậy, tuần tra "bảo vệ tự do hàng hải" là biện pháp tốt nhất để bảo vệ "nguyên tắc giao thương quốc tế".

Bảo vệ đồng minh và đối tác là bảo vệ chính mình sau Brexit

Trong diễn văn hồi tháng 02/2018, tướng Nicholas Carter, tham mưu trưởng liên quân nhận định là tình trạng căng thẳng do Trung Quốc tranh giành chủ quyền tại Biển Đông chứng minh Hoa Kỳ có lý. Như vậy, mục tiêu thật sự của Anh Quốc khi đưa chiến hạm vào Ấn Độ - Thái Bình Dương là vì lý do an ninh sinh tử.

Luân Đôn không che giấu thái độ bất bình Trung Quốc lấn chiếm, nâng cấp các đảo đá ngầm thành căn cứ quân sự tiền phương. Một khi ảnh hưởng quân sự và kinh tế của Trung Quốc bao trùm khu vực thì Anh Quốc có nguy cơ mất hết đối tác thương mại truyền thống. Thế mà, trong bối cảnh Brexit, ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Luân Đôn trông cậy vào sinh lực năng động của Khối Thịnh Vượng Chung.

Thận trọng

Theo Emanuele Scimia, tác giả bài phân tích "trên đe dưới búa", thì để cân bằng những hệ quả tiêu cực của Brexit, Anh Quốc có thể hướng đông, thắt chặt quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Khi chọn giải pháp đưa chiến hạm vào Biển Đông, Anh Quốc sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn hiện nay của các nước láng giềng của Trung Quốc : một mặt phải lo bảo vệ chủ quyền, một mặt "phải chơi" với kẻ xâm lược nhưng mạnh về quân sự lẫn kinh tế.

Lúc sinh thời, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu có đưa ra một đối sách được xem là khôn ngoan trong quan hệ tay ba với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Có lẽ chiến hạm Anh không nên hải hành bên trong 12 hải lý bất cứ "một đảo nhân tạo nào ở biển Đông".

Tú Anh

Published in Châu Á