Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/11/2019

Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu, Paris và Bắc Kinh hợp tác

RFI tiếng Việt

Pháp - Trung ra tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ Hiệp định Khí hậu (RFI, 06/11/2019)

Hai ngày sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp định Khí hậu, tổng thống Pháp và chủ tịch Trung Quốc ra tuyên bố chung tái khẳng định "kiên quyết ủng hộ" Hiệp định Paris 2015. "Lời kêu gọi Bắc Kinh" được đưa ra hôm nay, 06/11/2019, trong ngày cuối cùng chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Emmanuel Macron.

climat1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6/11/2019 Reuters/Jason Lee

Tuyên bố Pháp – Trung nhấn mạnh Paris và Bắc Kinh coi tiến trình thực thi Hiệp định Khí hậu là "không thể đảo ngược" và là "kim chỉ nam" cho các hành động mạnh mẽ vì khí hậu. Trong bản tuyên bố mang tên gọi chính thức "Kêu gọi Bắc Kinh về bảo tồn sinh học và biến đổi khí hậu", nguyên thủ hai nước khẳng định kiên quyết hành động nhằm cải thiện các hợp tác quốc tế về Khí hậu "để bảo đảm việc thực thi hiệu quả và triệt để Hiệp định Paris".

Tuyên bố Pháp – Trung thể hiện sự bất bình đối với quyết định chính thức rút khỏi thỏa thuận khí hậu của chính quyền Donald Trump. Theo AFP, trong cuộc họp báo chung với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Pháp đã phê phán một số quốc gia từ bỏ Hiệp định Khí hậu, tuy không nêu đích danh Hoa Kỳ. Nguyên thủ Pháp cũng lưu ý là một sự lựa chọn "mang tính đơn lẻ" như vậy không đủ để làm thay đổi đà đi tới của cộng đồng quốc tế, và chỉ khiến cho các quốc gia liên quan bị cô lập.

Cũng trong chuyến công du của tổng thống Macron, theo thông tin chính thức từ Bắc Kinh, Pháp và Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng, với tổng trị giá hơn 15 tỉ đô la, trong các lĩnh vực năng lượng – môi trường, công nghiệp thực phẩm, công nghệ hàng không – không gian và thương mại. Hiện tại phía Pháp chưa xác nhận con số nói trên.

Về hợp tác kinh tế Pháp – Trung, giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc Paris và Bắc Kinh hôm nay cam kết ký kết, trước cuối tháng Giêng 2020, thỏa thuận chung cuộc về việc xây dựng một nhà máy xử lý rác thải hạt nhân, với tổng trị giá hơn 20 tỉ euro, mà hai bên thương lượng từ 10 năm nay. Một khi hoàn tất, nhà máy đầu tiên loại này tại Trung Quốc – do tập đoàn Pháp Orano thực hiện - cho phép xử lý hàng năm 800 tấn nhiên liệu hạt nhân, đã qua sử dụng. Quá trình xây dựng dự kiến kéo dài 10 năm.

Cũng trong cuộc họp báo nói trên, tổng thống Pháp hoan nghênh việc Trung Quốc lần đầu tiên trở lại mua trái phiếu bằng đồng euro phát hành tại Pháp, kể từ năm 2004. Theo Tân Hoa Xã, tổng trị giá trái phiếu mua vào là 4 tỉ euro.

Bên lề chuyến công du của tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc hôm nay chính thức ký kết một thỏa thuận "lịch sử", nhằm bảo hộ 100 chứng chỉ "chỉ dẫn địa lý" của Châu Âu (IGP), bao gồm hàng loạt các đặc sản địa phương Châu Âu : từ rượu sâm banh Pháp đến pho mát feta Hy Lạp hay giăm bông Ý prosciutto … Ủy viên Châu Âu phụ trách thương mại, Phil Hogan, thành viên phái đoàn của tổng thống Pháp, nhấn mạnh là việc bảo hộ các chứng chỉ địa lý nói trên cho phép người Trung Quốc mua được các sản phẩm tin cậy, có chất lượng cao, và các nhà nông Châu Âu được thù lao xứng đáng.

Trọng Thành

******************

Mỹ chính thức từ bỏ Hiệp định Khí hậu : Nỗ lực quốc tế có nguy cơ đổ vỡ ? (RFI, 06/11/2019)

Ngày 04/11/2019, chính quyền Trump chính thức thông báo rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris. Việc quốc gia phát thải thứ hai thế giới rút khỏi Hiệp định hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây rất nhiều lo ngại.

climat2

Ô nhiễm không khí nặng nề ở Rashtrapati Bhavan và các khu công sở, New Delhi, Ấn Độ. Ảnh chụp ngày 15/10/2019 Sajjad HUSSAIN / AFP

Bởi việc Trái đất bị hâm nóng nhanh chóng được coi là hiểm họa hàng đầu với hành tinh, và Washington đưa ra quyết định đúng vào lúc mà các cam kết của cộng đồng quốc tế hiện tại dưới xa so với mức đòi hỏi của Hiệp định. Việc Hoa Kỳ rũ áo ra đi liệu có hủy hoại các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ?

Trước hết cần nhấn mạnh là quyết định của tổng thống Mỹ rút khỏi Hiệp định Khí hậu gửi đến Liên Hiệp Quốc ngay lập tức làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Bắc Kinh và Moskva dành những lời lẽ nặng nề để lên án Hoa Kỳ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích đích danh nước Mỹ gây ảnh hưởng "tiêu cực". Người phát ngôn điện Kremlin gọi đây là xâm phạm "nghiêm trọng nhất" đối với Hiệp định Paris. Tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới WWF nhận định đây là một tín hiệu xấu, gửi đến các nước khác, bởi cường quốc kinh tế số một thế giới đã coi nhẹ cuộc khủng hoảng Khí hậu.

Về phần mình, các nước Châu Âu tỏ ra điềm tĩnh hơn. Bộ trưởng Môi Trường Đức thừa nhận việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định là "điều đáng tiếc", nhưng may mắn thay đây chỉ là một hành động "đơn lẻ". Tổng thống Pháp, trong chuyến công du Trung Quốc, cũng nêu ra nhận định tương tự. Hiệu ứng lây lan, từng gây lo ngại lớn, đã không xảy ra.

Cho đến nay, Hoa Kỳ đã không lập được một mặt trận chống Hiệp định Paris. Hiện tại các quốc gia có lập trường gần gũi với ông Donald Trump, như Brazil hay Úc, không đứng về phía Mỹ. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất quyết định rút khỏi thỏa thuận quốc tế, được 197 nước ký kết. Các quốc gia phát thải lớn, như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nam Phi đều khẳng định tiếp tục tuân thủ Hiệp định. Nga cũng vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định hồi tháng 9/2019.

Trên thực tế, quyết định rút khỏi Hiệp định Paris chỉ chính thức có hiệu lực trong đúng một năm tới, tức là vào ngày 04/11/2020, đúng ngày hôm sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chính tân tổng thống Mỹ mới là người quyết định Hoa Kỳ có ở lại với Hiệp định Paris hay không. Chỉ cần tân tổng thống gửi một công văn chính thức đến Liên Hiệp Quốc, yêu cầu trở lại với Hiệp định Paris, thì chỉ 30 ngày sau, quyết định sẽ có hiệu lực.

Quyết định rút khỏi Hiệp định Paris của tổng thống Donald Trump gây phân hóa sâu sắc tại Mỹ. Theo một số ước tính, nhiều tiểu bang, thành phố và doanh nghiệp, chiếm hơn một nửa trọng lượng nền kinh tế Mỹ, cũng như dân số Liên bang, khẳng định tiếp tục tuân thủ các cam kết trong Hiệp định Paris, ngược lại với chính quyền trung ương. Tất cả các ứng cử viên tổng thống chủ chốt của đảng Dân Chủ trong cuộc tranh cử sơ bộ đều tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở lại với Hiệp định Khí hậu, nếu giành thắng lợi, ngay sau khi nhậm chức vào tháng Giêng 2021. Điều đó có nghĩa là, Hoa Kỳ có nhiều khả năng trở lại với Hiệp định Paris ngay từ ngày 21/02/2021.

Theo một số nhà quan sát, Thượng đỉnh Khí hậu lần thứ 26, tại Anh, được tổ chức ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới, sẽ là "một trắc nghiệm thực sự" đối với "tính vững chắc" của Hiệp định Paris. Bởi đây là thời điểm mà các quốc gia dự kiến xem xét lại mức cam kết cắt giảm khí thải, nhằm giảm mạnh mức phát thải, để hướng tới mức "trung hòa khí thải" vào năm 2050. Con đường duy nhất để giới hạn nhiệt độ không tăng quá 1,5°C, so với thời tiền công nghiệp, mức tăng nhiệt độ với các hệ quả môi trường được coi là nằm trong tầm kiểm soát của con người, theo giới khoa học.

Trong hiện tại, nước Mỹ vẫn nằm trong Hiệp định Khí hậu. Một phái đoàn Mỹ sẽ tham gia Thượng đỉnh Khí hậu lần thứ 25, tổ chức tại Tây Ban Nha, đầu tháng 12 tới, theo quy chế trong Hiệp định, cũng như phía Mỹ từng tham gia tất cả các hội nghị quốc tế về Khí hậu, kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.

Trả lời báo Pháp 20 Minutes, luật gia Sébastian Duyck, Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế (CIEL), lưu ý là từ đây đến khi quyết định rút khỏi Hiệp định chính thức có hiệu lực, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục có tiếng nói trực tiếp trong các thương lượng về Khí hậu của cộng đồng quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là tiếng nói tiêu cực của nước Mỹ có nguy cơ phân hóa mạnh mẽ cộng đồng quốc tế. Và đây chính là điều không thể coi nhẹ. Đe dọa với cộng đồng quốc tế sẽ càng trở nên lớn hơn gấp bội, nếu ông Donald Trump tái đắc cử, với kết quả là nước Mỹ sẽ ở ngoài Hiệp định Khí hậu trong ít nhất là bốn năm.

Trọng Thành

******************

n 11.000 nhà khoa học chính thức tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp về khí hậu’ (VOA, 06/11/2019)

n 11.000 nhà nghiên cu t khp nơi trên thế gii hôm 5/11 đã đưa ra mt cnh báo v "nhng đau kh không k xiết" do biến đi khí hu gây ra nếu nhân loi không thay đi cách sng. Nhóm này nói rng vi tư cách là các nhà khoa hc, h có "nghĩa v đạo đc phi cnh báo như thế", theo CNN.

climat3

Biến đi khí hu. Ảnh minh họa

Trong cuộc nghiên cu, được công b trên tp chí BioScience hôm 5/11, các nhà khoa hc tuyên b : "Mt điu hin nhiên và d nhn thy là hành tinh Trái đt đang đi mt vi tình trng khn cp v khí hu", đe da mi b phn trong h sinh thái ca chúng ta, theo đài CBS News.

Ông Bill Ripple, giáo sư sinh thái hc thuc Đi hc bang Oregon và là đng tác gi ca bài báo khoa hc nói : "Chúng tôi đã cùng nhau tuyên b tình trng khn cp v khí hu vì biến đi khí hu nghiêm trọng hơn và tăng tc nhanh hơn so vi d báo ca các nhà khoa hc trước đây".

Bà Phoebe Barnard, một trong nhng tác gi chính ca báo cáo và là giám đc khoa hc và chính sách thuc Vin Sinh hc Bo tn, mt nhóm khoa hc phi li nhun, nói vi CNN rằng báo cáo cho thy rõ ràng rng "không còn không gian xoay s" cho các nhà hoch đnh chính sách.

Đây là một báo cáo tp hp các nghiên cu v khí hu trong sut bn thp k qua, đng thi nêu lên các xu hướng đáng lo ngi v tăng trưởng dân s, sn xuất tht, đi li bng đường hàng không, mt rng, khí nhà kính (GHG) và tiêu th năng lượng.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFI tiếng Việt
Read 427 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)