Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

30/11/2023

Henry Kissenger chọn đúng dịp thọ 100 tuổi để ra đi

RFI - RFA- BBC - VOA

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời

Thanh Hà, RFI, 30/11/2023

Văn phòng tư vấn về chính trị Kissinger Associates thông báo cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa từ trần hôm qua, 29/11/2023, thọ 100 tuổi. Điều hành bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, ông để lại nhiều dấu ấn tại Châu Á, nhất là trong chiến tranh Việt Nam. Henry Kisinger cũng từng đóng vai trò then chốt trong quan hệ giữa Washington và Matxcơva vào thời kỳ tan băng.

henry1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 02/11/2015. AP - Jason Lee

Sinh năm 1923 tại Đức, Henry Kissinger cùng gia đình sang Mỹ định cư từ năm 15 tuổi, giữ chức cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng từ năm 1969 đến 1975 và đứng đầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1977. Trong lịch sử Hoa Kỳ, đến nay ông là người duy nhất từng đảm nhiệm cùng một lúc hai chức vụ cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng (1973-1975). Năm 1977, Henry Kissinger rút khỏi chính trường, nhưng tiếng nói của ông vẫn rất được các tổng thống Mỹ lắng nghe.

Đối với cựu tổng thống Mỹ George W.Bush, nước Mỹ vừa mất đi "một trong những tiếng nói được lắng nghe nhất" trong chính sách đối ngoại. Thủ tướng Nhật Bản Fumiuo Kishida trả lời báo chí sáng nay 30/11 nhấn mạnh đến "những đóng góp quan trọng vì hòa bình và ổn định tại Châu Á" của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, và nhất là trong việc "bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc". Bắc Kinh thì bày tỏ "xúc động" trước một "mất mát to lớn" bởi ông Kissinger có những "đóng góp mang tính lịch sử trong quan hệ" Mỹ - Trung. Tháng 7/2023 tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp ông Kissinger, được xem là "người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc".

Trong cương vị cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ dưới thời chính quyền Nixon và Ford từ năm 1969 đến 1977, Henry Kissinger đã bí mật đến Bắc Kinh năm 1971, thiết lập quan hệ với chính quyền của Mao Trạch Đông, mở đường cho chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1972. Giới quan sát đều xem năm 1971-1972 là khởi đầu cho việc chấm dứt thế cô lập chế độ cộng sản Trung Quốc, tạo bệ phóng cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế đối với Bắc Kinh. Cũng trong thời gian tan băng giữa Washington với Bắc Kinh, năm 1972 Nhật Bản đã "bình thường hóa quan hệ" với Trung Quốc.

Riêng trong hồ sơ chiến tranh Việt Nam, trong lúc Hoa Kỳ tiếp tục dội bom xuống miền Bắc Việt Nam, ông Kissinger đã bí mật đàm phán với đại diện của Hà Nội, Trung Quốc và Liên Xô để chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng Mỹ đã cùng với Lê Đức Thọ,trưởng đoàn ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ trì các vòng đàm phán Hiệp định Paris năm 1973. Cùng năm đó, ông được đồng trao Giải Nobel Hòa Bình với ông Lê Đức Thọ.

Cũng trong thập niên 1970, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Henry Kissinger là người chủ trương tan băng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Xô.

Tuy nhiên, sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của nhà ngoại giao này cũng gây nhiều tranh cãi. Tên tuổi của ông gắn liền với cuộc đảo chính tại Chile đưa nhà độc tài Augusto Pinochet lên cầm quyền năm 1973. Hai năm sau đó, vì bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại Indonesia, Kissinger nhắm mắt để cho Indonesia dưới thời ổng thống Suharto xâm chiếm Đông Timor, khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.

Cựu ngoại trưởng Kissinger cũng đã đặc biệt dành nhiều công sức cho Trung Cận Đông. Ông đã khởi xướng các chiến dịch không vận để hỗ trợ Israel đối đầu với các nước Ả rập trong chiến tranh Yom Kippur, trước khi đàm phán và thu phục Ai Cập. Cairo đã thoát bóng của Liên Xô để trở thành "một đồng minh then chốt" của Hoa Kỳ.

Thanh Hà

**************************

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

BBC, 30/11/2023

Trong hàng thập kỷ cầm quyền, ông Kissinger đóng vai trò quan trọng, và đôi khi gây tranh cãi, trong chính sách ngoại giao và an ninh của Mỹ.

Kissinger Associates, một công ty tư vấn chính trị do ông Kissinger sáng lập, đã ra thông báo cho biết nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ qua đời ở nhà tại bang Connecticut, Mỹ.

Thông báo không nêu rõ nguyên nhân ông qua đời.

henry2

Ông Henry Kissinger tại lễ trao giải thưởng mang tên ông ở Berlin vào năm 2020

Khi Tổng thống Richard Nixon tuyên thệ nhậm chức vào năm 1969 thì ông Henry Kissinger đã được bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.

Ông Henry Kissinger sau đó được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại trưởng từ năm 1973 đến 1977, và kiêm chức cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Ông là người đầu tiên nắm giữ cả hai chức vụ ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia trong nền chính trị của Hoa Kỳ.

Henry Kissinger là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Gerald Ford từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Tuy nhiên, vào tháng 11/1975, Tổng thống Gerald R. Ford đã bãi nhiệm chức vụ cố vấn an ninh quốc gia của ông Kissinger. Và do đó, ông Henry Kissinger chỉ còn giữ chức vụ ngoại trưởng từ năm 1975.

Cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tiến sĩ Henry Kissinger, đã được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ.

Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận Nobel Hòa bình chung với 'đối thủ' Henry Kissinger nhưng sau chiến tranh có nói với truyền thông Phương Tây rằng nếu được 'trao riêng thì ông vẫn nhận'.

Ông Lê Đức Thọ cũng lên án Ủy ban Nobel đã trao giải năm đó "có sai lầm, một sai lầm đáng tiếc".

Giải thưởng gây tranh cãi này đã khiến hai thành viên của Ủy ban Nobel phải từ chức.

Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã cùng đàm phán Hiệp định Paris vào tháng 1/1973, theo đó Washington hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Tổng thống Nixon từng muốn Hiệp định hòa bình Paris là "hòa bình trong danh dự" (peace with honor).

Sinh tại Đức vào năm 1923 trong một gia đình gốc Do Thái, ông Kissinger đã đến Mỹ vào năm 1938, khi gia đình tháo chạy trước sự đàn áp của Đức Quốc xã.

Ông trở thành công dân Mỹ vào năm 1943 và sau đó đi phục vụ quân ngũ trong ba năm và tham gia vào cơ quan chống gián điệp Counter Intelligence Corps của Mỹ.

Sau khi trở thành tiến sĩ, ông đã giảng dạy ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

Vào năm 1969, khi được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia, ông Henry Kissinger được cho là có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Trong thời gian giữ chức vụ ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền của Nixon - và sau đó là Tổng thống Gerald Ford - ông Kissinger đã đi đầu trong các nỗ lực ngoại giao về các vấn đề với Trung Quốc, giúp đàm phán chấm dứt cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và các quốc gia láng giềng, đóng vai trò quan trọng trong đàm phán Hiệp định Paris, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các năm qua, Kissinger lại là người bị chỉ trích kịch liệt từ những người đã cáo buộc ông hậu thuẫn các thể chế đàn áp trên khắp thế giới, bao gồm chế độ của nhà độc tài Augusto Pinochet ở Chile.

Ông Henry Kissinger đã theo đuổi chính sách hòa hoãn (détente) với Liên Xô, dẫn đến các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và gia tăng khả năng kết thúc căng thẳng trong thời Chiến tranh Lạnh cùng mối đe dọa hạt nhân.

Dù rời khỏi chính phủ vào năm 1977, ông Henry Kissinger vẫn tiếp tục là một nhà phê bình có tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề chính trị. Ông luôn là nhân vật được các vị tổng thống Mỹ và giới lập pháp 'săn đón'.

Ông nắm giữ chức vụ trong ban lãnh đạo nhiều công ty khác nhau, là một nhân vật có ảnh hưởng tại các diễn đàn an ninh và đã ra mắt 21 cuốn sách.

Ông Kissinger đã bước sang tuổi 100 vào tháng 5 vừa qua và tiếp tục làm việc cho đến cuối đời, bao gồm chuyến đi bất ngờ đến Bắc Kinh và có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 7.

Ông Henry Kissinger đã sống cùng người vợ thứ hai là bà Nancy Maginnes Kissinger trong 50 năm, có hai người con trong cuộc hôn nhân đầu và có năm người cháu.

Winston Lord, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và cựu cố vấn đặc biệt cho Kissinger ở Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, nói rằng "thế giới đã mất đi một người không ngừng nghỉ ủng hộ cho hòa bình".

"Nước Mỹ đã mất đi một người tranh đấu vì lợi ích quốc gia mang tầm ảnh hưởng lớn", Reuters dẫn lời ông Lord.

"Trong suốt hơn bảy thập niên, ông ấy đã biến chuyển vai trò của nước Mỹ trên thế giới, gắn kết quốc gia cùng nhau trong cuộc khủng hoảng hiến pháp, khắc họa một tầm nhìn xa trộng rộng, cố vấn cho các lãnh đạo thế giới, và làm giàu mạnh các diễn ngôn quốc gia và quốc tế", ông Lord nói.

BBC, 30/11/2023

***************************

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100 tuổi

RFA, 30/11/2023

Ông Henry Kissinger qua đời vào ngày 29/11/2023 (giờ Mỹ) tại nhà riêng ở bang Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi.

henry3

Ảnh chụp ngày 23/1/1973 : Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bắt tay với Ủy viên Bộ Chính trị Bắc Việt Lê Đức Thọ sau khi ký kết thỏa thuận ngừng bắn trong chiến tranh Việt Nam, ngày 23 tháng 1 tại Paris. AFP

Kissinger là một nhà ngoại giao đầy quyền lực cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi. Ông đã tham gia vào nhiều sự kiện toàn cầu mang tính thay đổi thời đại trong những năm 1970, bao gồm Chiến tranh Việt Nam, mở cửa ngoại giao với Trung Quốc, các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Liên Xô và mở rộng quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Ả rập.

Giải Nobel Hòa bình năm 1973 thuộc về Kissinger và Lê Đức Thọ của Bắc Việt là một trong những giải gây tranh cãi nhất trong lịch sử giải thưởng.

Reuters, họ được chọn để làm việc trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, nhằm dàn xếp việc rút quân Mỹ, ngừng bắn và duy trì chính quyền miền Nam Việt Nam. Hai thành viên của ủy ban Nobel đã từ chức vì sự lựa chọn này và ông Thọ từ chối giải thưởng với lý do công việc của họ chưa mang lại hòa bình.

Nguồn : RFA, 30/11/2023

**************************

Cu ngoi trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger qua đi tui 100

VOA, 30/11/2023

Cho ti cui đi, Kissinger vn được nhiu người trng vng như mt chính khách lão thành, được nhiu lãnh đo thế gii tham kho ý kiến v các vn đ an ninh và chiến lược.

henry4

Henry Kissinger, năm 1973, ti B Ngoi Giao Hoa K, Washington.

Tiến sĩ Henry A. Kissinger, hc gi, chính khách và nhà ngoi giao ni tiếng, ngoi trưởng th 56 ca M, người có quyn lc ít ai bì trong chính sách đi ngoi ca M dưới chính quyn ca Tng thng Richard M. Nixon và Gerald Ford, qua đi hôm 29/11 ti nhà riêng Connecticut, hưởng th 100 tui.

Ông là cu ngoi trưởng và là cu c vn An ninh Quc gia Hoa K.

S ra đi ca ông Kissinger được Kissinger Associates, công ty tư vn do ông lp ra, loan báo, Reuters cho biết. Thông báo ca Kissinger Associates không nói rõ nguyên nhân.

Trong nhiu thp k sau khi ri chính trường, vi tư cách là nhà tư vn và nhà văn, Henry A. Kissinger đã đưa ra nhiu ý kiến giúp đnh hình chính tr và kinh doanh toàn cu, t Washington Post nhn đnh.

Mc dù tui cao nhưng trong nhng năm gn đây, Kissinger vn tham d các cuc hp Nhà Trng, xut bn sách v phong cách lãnh đo và ra điu trn trước Thượng vin v mi đe da ht nhân ca Triu Tiên.

Hi tháng 7 năm nay, ông đã có chuyến thăm bt ng đến Bc Kinh và được Trung Quc đón tiếp trng th. Ch tch Tp Cn Bình khi đó đã gi ông là người bn cũ’.

Là mt trong nhng nhân vt đóng vai trò then cht dn ti hòa đàm Paris, dn đường cho các lc lượng M trit thoái ra khi min Nam Vit Nam, rt cuc dn đến kết thúc chiến tranh Vit Nam, ông Henry Kissinger được coi là nhà ngoi giao đi tài, mt chính khách đy quyn lc nhưng gây rt nhiu tranh cãi.

Thân thế s nghip

Sinh Đc ngày 27/5/1923 trong mt gia đình gc Do Thái, Henry Alfred Kissinger thoát khi nanh vut ca chế đ Đc Quc xã khi gia đình di cư sang Hoa K vào năm 1938. Ông nhp quc tch M năm 1943 và phc v trong quân đi trong Thế Chiến th Hai, ri sau đó trong chính ph quân s M chiếm đóng Đc.

Xut ngũ, ông theo đui hc vn ti Đi hc Harvard và năm 1954, tt nghip Tiến sĩ chính tr hc t đi hc ni tiếng này.

Ông ni lên trong vai trò mt giáo sư Đi hc Harvard, được mi tư vn v các vn đ an ninh và chiến lược cho nhiu cơ quan chính ph qua nhiu đi Tng thng, t Eisenhower, John Kennedy cho ti Lyndon Johnson.

Thành tích

Được Tng thng Nixon b nhim làm ph tá an ninh quc gia, ri sau này, C vn An ninh quc gia (1969-75), Ngoi trưởng (1973-77), Kissinger đóng vai trò quan trng trong vic đnh hình chính sách đi ngoi ca Hoa K trong giai đon t 1969 cho ti 1976.

Tn dng v thế là nhân vt rt có thế lc trong chính ph ca Tng thng Nixon, ông bí mt đàm phán vi Bc Vit, Liên Xô và Trung Quc. Ông đi đêm vi mt s lãnh đo chính quyn min Bc, đàm phán hip ước vũ khí vi Liên bang Xô viết, và là kiến trúc sư ca chính sách xích li gn Bc Kinh (1972).

Năm 1973, Tiến sĩ Kissinger được Vin Hàn Lâm Thy Đin chn trao Gii Nobel Hòa Bình cùng lãnh đo cộng sn Việt Nam, Lê Đc Th, "vì nhng đóng góp cho hòa đàm Paris, dn ti vic rút quân đi M ra khi chiến tranh Vit Nam". Quyết đnh này gây tranh cãi gay gt, nhiu người cho rng y ban Nobel đã sai lm, hai thành viên trong hi đng đã t chc đ phn đi quyết đnh ca y ban.

Ngay chính nhng nhân vt được chn cũng cm thy ngn ngi, ông Lê Đc Th, trưởng đoàn ngoi giao Vit Nam đàm phán Hip đnh Paris, không nhn Gii Nobel Hòa bình, vin lý do "hòa bình vn chưa được thc hin ti Vit Nam". Kissinger thì tng tin thưởng cho các hot đng t thin, và không tham gia l trao gii.

Kissinger là tác gi nhiu quyn sách v chính tr và chính sách đi ngoi, trong đó có "American Foreign Policy Chính sách đi ngoi M" (1969), "The White House Years Nhng Năm trong Tòa Bch c" (1979), "Diplomacy Ngoi giao" (1994), "Does America Need a Foreign Policy ? : Toward a Diplomacy for the 21st Century- Liu Hoa K có cn mt chính sách đi ngoi ? Hướng ti nn Ngoi giao Thế k 21 (2001) ; Ending the Vietnam War : A History of Americas Involvement in and Extrication from the Vietnam War Chm dt Chiến tranh Vit Nam- Lch s v s tham gia ca M, và rút ra khi chiến tranh Vit Nam (2003), "On China- V Trung Quc (2011)", và "World Order- Trt t Thế gii" (2014).

Cho ti cui đi, Kissinger vn được nhiu người trng vng như mt chính khách lão thành, được nhiu lãnh đo thế gii tham kho ý kiến v các vn đ an ninh và chiến lược.

Là người Do Thái có nh hưởng ln nht trong lch s Hoa K, Kissinger nhn được rt nhiu huân chương cao quý ca M, trong đó phi k ti "Huân chương T do ca Tng thng" do Tng thng Gerald Ford trao tng.

Tai tiếng 'tội phm chiến tranh'

Tuy vy, không ít người cho rng Kissinger phi chu trách nhim v mt s 'tội ác chiến tranh' ti nhiu nước. Mt s nhà báo, nhà tranh đu và lut sư nhân quyn lên án vai trò ca ông trong các ti ác chiến tranh Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, và Nam M.

H nói Kissinger là người 'đo din' các đt oanh kích ti Việt Nam và Campuchia nhm vào thường dân, rng ông hu thun cho các chế độ độc tài tàn bo Châu M La Tinh trong thập niên 1970 và 1980.

Thân nhân ca nhng nn nhân ca nhà độc tài Pinochet ti Chile và nhiu người khác phn đi d di khi ông Kissinger được mi phát biu ti Din đàn y ban Nobel Oslo vào năm 2016. H mô t ông là "tội phm chiến tranh", cn phi b mang ra xét x.

VOA, 30/11/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC, RFA, RFI, Thanh Hà, VOA
Read 297 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)