Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

03/02/2017

Phản ứng chung quanh Sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump

tổng hợp

Gần 60 ngàn visa bị rút lại vì sắc lệnh của Tổng thống Trump (VOA, 03/02/2017)

Gần 60 ngàn visa b rút li tuân theo lnh cm du hành ca tân Tng thng M Donald Trump đi vi nhng người thuc 7 nước có đa s dân theo Hi giáo , theo xác nhn ca B Ngoi giao Hoa Kỳ ngày 3/2.

visa1

Fuad Sharef Suleman, một người Iraq b nh hưởng bi sc lnh ca ông Trump, cầm trên tay visa Hoa Kỳ.

Sắc lnh hành pháp v di trú do ông Trump ký ban hành cách đây 1 tuần tm ngưng chương trình t nn, đình ch trong 90 ngày không cho nhp cnh nhng ai đến t Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Tng thng nói bin pháp này giúp bo v người M, tránh nhng cuc tn công khng b.

Phát ngôn nhân phụ trách công tác lãnh s ti B Ngoi giao, ông William Cocks, cho biết ‘chưa ti 60 ngàn visa cá nhân đã b rút li đ tuân th sc lnh hành pháp.’

Tin tức trước đó nói rng có hơn 100 ngàn visa b hy.

Với sc lnh ca ông Trump, người đến t 7 nước vừa lit k, nếu có song tch s được phép vào nước M theo din có passport ca mt nước không b hn chế.

************************

UNHCR bó tay trong vụ tị nạn Việt không được đến Mỹ (VOA, 03/02/2017)

visa2

Giấy phép được vào Mỹ do UNHCR cấp - Ảnh minh họa

Một quan chc đi din Cao y Người T nn Liên Hip Quc (UNHCR) Thái Lan tha nhn h không biết liu M có tiếp tc cho phép người t nn nhp cnh hay không sau lnh cm 120 ngày trong sc lnh hành pháp mà Tng thng Donald Trump ký ban hành hôm 27 tháng 1, và rằng không có cách nào khác ngoài vic ch đi.

Quan chức này nói vi thông tín viên Ron Corben ca VOA Tiếng Anh như vy sau khi VOA Tiếng Vit mi đây đưa tin v trường hp ca mt người đàn ông Vit Nam cùng v và hai con b đình ch chuyến đi đến M đnh cư vào ngày 8 tháng 2 theo din người t nn.

Jennifer Bose, viên chức báo cáo cho văn phòng UNHCR ti Bangkok, nói rng Liên Hip Quc s cung cp h tr cho nhng gia đình b nh hưởng như mt vn đ thuc v chính sách ca cơ quan này.

UNHCR không bình luận vi gii truyn thông v nhng trường hp đơn l.

Bà Bose cho biết có "vài trăm" người chun b ri đi trong vòng vài tun ti theo chương trình tái đnh cư nhưng gi đã b tm ngưng.

"Điều mà chúng tôi đang làm bây gi là ch xem chuyện gì xảy ra sau 120 ngày, bi vì chúng tôi cũng không biết nhiu hơn các bn. Chúng tôi vn đang liên lc vi gii hu trách và Đi s quán M đ c gng hiu được tình hình. Nhưng chúng tôi phi ch xem chuyn gì s xy ra bi vì ngay bây gi chúng tôi không biết", bà Bose nói.

Tiến sĩ Nguyn Đình Thng, người giúp chun b h sơ xin đnh cư ca gia đình nói trên và là ch tch ca y ban Cu Người Vượt Bin (BPSOS), cho biết h không phi là gia đình người Vit duy nht b nh hưởng vì lnh cm ca M.

"Còn nhiều gia đình khác mà chúng tôi can thip trong thi gian qua đã thành công sau rt nhiu năm – ba năm, năm năm, by năm", ông nói. "Bây gi cui cùng h có cơ hi đến mt quc gia t do là Hoa Kỳ thì b đình hoãn hết tt c và không biết là s phi ch đi bao lâu mi được cu xét tr li đ mà đi đnh cư ti Hoa Kỳ".

Tiến sĩ Thng nêu lo ngi rng vic người t nn không được đi định cư c ln la li trên đt Thái Lan có th gây nên áp lc buc nước này tìm cách hi hương thay vì công nhn h là người t nn.

"Lệnh va ri ca Tng thng Donald Trump có l không c tình nhưng mà vô hình trung đã to nên mt s ri lon trong chương trình t nn, không riêng ca Hoa Kỳ mà có th lan ra khp thế gii", ông nói thêm.

Tổng thng Trump trong mt thông cáo Ch nht tun trước nói rng "[nước M] s tiếp tc th hin lòng trc n đi vi nhng người chy lánh s áp bc, nhưng chúng ta sẽ làm như vy trong khi bo v người dân và biên gii ca chính chúng ta".

Chính quyền Trump hôm th Ba cho hay 872 người t nn s vn được cho phép nhp cnh M bt chp lnh cm người t nn ca Tng thng. Kevin McAleenan, Quyn Cc trưởng Cc Hải quan và Bảo v Biên gii Hoa Kỳ, gii thích lý do là nhng người t nn này đã lên đường sang M và vic ngăn cn h s gây nên "khó khăn quá mc".

Ngoài việc tm ngưng chương trình người t nn ca M trong 120 ngày, sc lnh hành pháp ca Tng thng Trump còn đình chỉ vô thi hn vic tiếp nhn người t nn đến t Syria và ngăn cn công dân đến t by nước có đa s dân là người Hi giáo nhp cnh M trong vòng 90 ngày.

Hoàng Long

*****************************

Luật sư di trú Mỹ lên tiếng về sắc lệnh di dân mới (RFA, 03/02/2017)

visa3

Những người biểu tình tụ tập tại quảng trường Bourse, Bỉ hôm 30/1/2017 phản đối sắc lệnh di trú mới do Tổng thống Trump ban hành hôm 27/1/2017. AFP photo

Sắc lệnh hành chính mới về di trú của tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn còn gây xôn xao dư luận. Đặc biệt vài ngày trước, một gia đình tị nạn người Việt ở Thái Lan không thể lên máy bay để đến Mỹ vì bị ảnh hưởng bởi điều luật mới. Và hầu như tất cả những ai dù là thường trú nhân hợp pháp của Mỹ cũng lo lắng với sắc lệnh này vì có nhiều diễn biến mà ngay cả chính giới Hoa Kỳ cũng cho rằng ‘không thể lường trước được’. Đài Á Châu Tự do phỏng vấn ông David Drake, luật sư chuyên về di trú D.C (Drake Immigration Law PLLC, Văn phòng đặt tại Alexandria, VA, Hoa Kỳ).

Phần chuyển ngữ do Ian Bùi thực hiện.

Quyết định vội vàng

Cát Linh : Xin chào ông David Drake. Câu đầu tiên xin được hỏi là một luật sư chuyên về di trú, ông nghĩ thế nào về sắc lệnh di dân mới vừa được thông qua với mục đích là kiểm soát khủng bố từ nước ngoài nhập cư vào nước Mỹ ?

David Drake : Tôi không đồng ý với sắc lệnh di dân mới này và tôi cũng nói rõ với những người bạn cũng như đồng nghiệp của mình. Có nhiều lý do. Thứ nhất là nó được thông qua quá hấp tấp, không có sự cố vấn của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Tình trạng hỗn loạn tại một số phi trường hồi cuối tuần mà các bạn đã biết là bằng chứng. Vì vậy mà nó bị người dân phản đối và biểu tình khắp nơi, trong nước và cả ở nước ngoài.

Thứ hai, sắc lệnh này được nhắm vào 7 quốc gia mà có thể nói là không có thành tích khủng bố hay đe dọa tấn công nào đối với nước Mỹ, cũng không có tin tức nào đưa ra cho biết có báo động đe dọa đến từ những quốc gia đó. Thêm nữa, đó là những người đến Mỹ là theo chính sách nhập cư, di dân hoặc không phải di dân, tôi muốn nói đến những người mang hộ chiếu nhập cảnh tạm thời (temporary visa). Lệnh cấm này rất chung chung, không chỉ định chính xác vào những người nào được cho là nguy hiểm hoặc đe dọa đến an ninh. Nó như một hình thức thể hiện quyền của tổng thống tấn công vào một số cộng đồng người nước ngoài dưới danh xưng bảo vệ đất nước trước hiểm họa khủng bố.

Sự hiểu lầm lớn nhất là những người bị cấm nhập cảnh trong đợt này toàn là những người có giấy tờ hợp lệ. Một số có thẻ thường trú, thẻ xanh, chiếu khán du học hoặc làm việc, có gia đình hay thân nhân tại Mỹ v.v. Ngoài ra còn có những người tị nạn đã được LHQ chứng nhận sau một quá trình thanh lọc. Họ chọn đất nước này là quê hương thứ hai Chính phủ Mỹ có bổn phận cho họ nhập cảnh vì đây là thoả thuận đã có từ trước giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Nhưng dường như giờ đây chúng ta đang thất hứa với họ.

Thật sự rất khó để tôi có câu trả lời là tại sao ông tổng thống lại ra một quyết định như thế, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy có kẻ gian lẫn lộn trong số những người đã được thanh lọc, đang trên đường đến nước Mỹ.

Vì thiếu sự hợp tác của sở Di Trú, của Bộ Cảnh Sát, Bộ Quốc Hội v.v. cho nên sắc lệnh này đã gây nhiều xáo trộn. Thành thử việc nó bị người dân phản ứng dữ dội không có gì là khó hiểu cả.

Liệu có vi hiến ?

Cát Linh : Truyền thông đưa tin rằng sắc lệnh mới này được tổng thống Donald Trump ký thông qua rất vội vàng, nó không được bàn luận cũng như sự chuẩn thuận từ Quốc hội, và nó vi hiến. Ông nghĩ thế nào ?

IRAQ-US-CONFLICT-DIPLOMACY-POLITICS-TRAVEL-BAN

Ông Fuad Sharif Suleman với visa vào Mỹ hợp lệ bị đưa trở về Iraq trong chuyến bay đến Mỹ quá cảnh Ai Cập hôm 30/1/2017. AFP photo

David Drake : Đây là một câu hỏi phức tạp. Ban hành sắc lệnh không cần thông qua Quốc Hội là một trong những đặc quyền của tổng thống (trong một phạm vi nào đó) mà mọi tổng thống Mỹ xưa nay đều sử dụng, kể cả Obama. Chẳng hạn như cấm cửa một nhân vật nào đó, không cho họ vào nước Mỹ mà không báo trước. Nhưng vấn đề ở đây là tầm mức của sắc lệnh này quá rộng, liên can đến nhiều người cùng một lúc mặc dù không có chứng cứ về sự nguy hiểm.

Về mặt Hiến Pháp, muốn trục xuất hay cấm nhập cảnh cá nhân nào, nhà nước cần xét giấy tờ của cá nhân đó để xem họ có hợp pháp, hợp lệ hay không. Nếu là thường trú nhân thì họ sẽ được xử lý khác với người nước ngoài hay người tạm cư. Nhưng ai ai cũng phải được luật pháp bảo vệ.

Tôi nghe nói một số người còn bị nhân viên sở di trú gạt để ký vào tờ đơn I-407, tức đơn phủ quyết quyền thường trú của mình (tức trả lại thẻ xanh). Đối với tôi, đó là những hành động vi hiến của chánh quyền. Nhưng Hiến Pháp chỉ là Bộ luật cao nhất chứ không phải duy nhất ở Mỹ. Các đạo luật về di trú, như Immigration Act 1952 và những đạo luật do Quốc hội ban hành từ đó đến nay, xác định những ai được phép nhập cảnh. Những đạo luật này cần phải được phía Hành Pháp tức tổng thống tôn trọng và thi hành.

Chúng tôi, những luật sư chuyên về di trú, và công chúng Mỹ nói chung, không tin rằng sắc lệnh này hội đủ điều kiện pháp lý để cấm cảnh dựa trên quốc tịch của người du hành. Phía chính quyền thì bảo rằng lệnh này không cấm người theo đạo Hồi (Islam) nhập cảnh. Điều này đúng hay sai phải chờ mang ra tòa để bàn cãi. Nhưng rõ ràng sắc lệnh này quá rộng vì nó gom đũa cả nắm dựa trên quốc tịch.

Trên nguyên tắc, pháp luật phải được thực thi theo đúng quy trình bất kể đối tượng là người nào. Ai muốn ra vào nước Mỹ đều phải thông qua những điều khoản của pháp luật hiện hành. Nhưng nếu một cá nhân nào đó bị cấm nhập cảnh mà không có chứng cứ cho thấy họ phạm luật thì tôi cho rằng việc đó có vấn đề đối với hiến pháp. Bởi vì các đạo luật do Quốc hội  làm ra và các vị tổng thống trước đây ban hành đã quy định rõ ràng những thành phần nào được phép ra vào nước Mỹ. Một lần nữa, sắc lệnh này có vi hiến hay không ta phải chờ tòa xử mới biết được. Nhưng nếu đối tượng bị cấm cảnh không là công dân Mỹ, hoặc tòa án Mỹ không có thẩm quyền xét xử họ tại nơi họ đang cư trú, thì sẽ là điều đáng cho ta quan tâm.

Tôi nghe rằng trong vụ này có khoảng 90 ngàn người có đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn bị cấm cảnh. Và tất nhiên một số giấy tờ đó sẽ bị hết hạn trong vòng 90 ngày hay 120 ngày tới, khi sắc lệnh này có hiệu lực. Việc này sẽ gây rắc rối về mặt hành chánh cũng như luật pháp.

Câu hỏi tiếp theo sẽ là : "Phi pháp" nghĩa là sao ? Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, tòa án Mỹ có thể hoặc không có thể cứu xét quyền nhập cảnh của một cá nhân nào đó. Trường hợp được nhiều người biết đến là vụ các thành viên trong quân đội, là thường trú nhân có thẻ xanh mà vẫn bị cấm nhập cảnh. Đây là những người nếu xét về mặt chính trị lẽ ra phải được chính quyền đặc biệt ưu đãi. Đó là chưa nói đến những người hoàn toàn không hề là mối đe dọa cho sự an toàn của đất nước.

Sắc lệnh không rõ ràng

Cát Linh : Sắc lệnh di trú mới đã gây nhiều tranh cãi trong chính giới Hoa Kỳ, làm xôn xao dư luận . Cho dù trong nội dung không đề cập trực tiếp đến người Việt Nam là thường trú nhân hợp pháp của Mỹ, nghĩa là những người đang giữ thẻ xanh, nhưng nhiều người lo lắng rằng không có nghĩa là họ sẽ không bị ảnh hưởng trong thời gian sắp đến. Ông có đồng ý với điều đó không và lời khuyên ông dành cho họ thế nào ?

US-VIETNAMESE REFUGEES

Một người Việt tị nạn đến Mỹ từ Hong Kong hôm 19/6/1997. AFP photo

David Drake : Có hai vấn đề tôi nhìn thấy ở đây. Thứ nhất là chính quyền đã không thông báo rõ ràng cho các cơ quan hữu trách biết phạm trù của sắc lệnh là gì, giới hạn của nó ra sao. Ta thấy rõ ràng nhân viên nhà nước tại các cửa khẩu bị hoang mang, không hiểu thấu đáo việc gì cần phải làm. Rốt cuộc những người thường trú hợp pháp, có thẻ xanh, cũng bị ngăn chặn không cho trở về nhà. Họ bị gom chung với những người cần được "sàng lọc cực kỳ kỹ lưỡng" (extreme vetting) hoặc những thành phần "chính trị" không dính líu gì tới họ. Về mặt pháp lý, thường trú nhân có quyền lợi nhiều hơn người nước ngoài. Do đó ta thấy chính quyền đã có dấu hiệu thoái lui sau khi nhận ra hậu quả bất ngờ khi sắc lệnh được ban hành. Giờ thì họ công bố là các thường trú nhân nào có thẻ xanh chỉ cần nộp đơn xin được "miễn cấm", sở di trú sẽ theo đó mà cứu xét từng trường hợp riêng.

Vấn đề đặt ra cho các luật sư như chúng tôi là chúng tôi không thể bảo đảm với thân chủ của mình rằng nếu họ rời khỏi nước Mỹ họ sẽ được phép quay trở lại. Chúng ta không thể đặt tin tưởng vào sở Di Trú vì ta đã thấy rằng chính quyền này không quan tâm đến việc thông báo trước để mọi người có thể chuẩn bị. Sự thiếu minh bạch đến từ cấp cao nhất khiến nhiều người phải tạm ngưng công việc. Rất khó mà đoán trước được chính quyền này sẽ làm gì kế tiếp. Cung cách làm việc của họ có vẻ hỗn loạn và bất thần.

Cát Linh : Cách đây chỉ vài ngày, một gia đình tị nạn người Việt ở Thái Lan không thể lên máy bay vào ngày 22 tháng 2 này để đến Mỹ vì bị ảnh hưởng bởi điều luật mới. Không có gì chắc chắn rằng hồ sơ tị nạn của họ sẽ được phê chuẩn với sắc lệnh mới này sau 120 ngày chờ đợi. Theo ông, gia đình đó cũng như các trường hợp tương tự khác nên làm thế nào ?

David Drake : Đúng là trong thông báo của sắc lệnh hành chính mới về di dân có đề cập đến việc tạm hoãn nhập cư 120 ngày. Có nghĩa là trong thời điểm hiện tại họ sẽ không có đủ bằng chứng pháp lý hợp pháp vào thời gian bên ngoài nước Mỹ của những hồ sơ di dân đó. Tôi cũng có nghe đến việc chính phủ Canada tiếp nhận những hồ sơ bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ. Nếu điều đó xảy ra thì với tôi là một điều tuyệt vời.

Theo tôi, điều duy nhất nên làm là nếu các bạn có mối liên hệ hay người thân là công dân Hoa Kỳ thì trình bày trực tiếp với các nghị viên, dân biểu nơi mình cư trú đề nhờ sự giúp đỡ.

Ngay lúc này thật sự rất khó để đưa ra lời khuyên pháp lý rõ ràng nhưng riêng tôi đề nghị khi trong trường hợp như thế nên tìm đến những văn phòng hoặc luật sư di trú thực sự đáng tin cậy để giúp đỡ.

*********************

Tị nạn Indonesia khốn khổ vì sắc lệnh của Tổng thống Trump (VOA, 03/02/2017)

visa6

Những người t nn Iraq ti mt nhà tm trú Puncak, West Java, Indonesia, 31/1/2017.

Quyết đnh Tng thng Hoa Kỳ chn công dân t 7 quc gia đa s theo Hi giáo nhp cnh Hoa Kỳ đã gây ra phn ng d di, nhưng b tác đng nng n nht là nhng người t nn, khi chương trình đnh cư người t nn b đình ch trong 120 ngày.

Sắc lnh hành pháp ca Tng thng Trump, được ban hành tun trước, ngưng cp th thc và ngưng cp các quyn li khác cho các công dân Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen. Các quc gia này có tên trong danh sách "các nước đáng quan tâm" trong một đo lut năm 2016 liên quan đến vic cp th thc di trú.

Sắc lnh mi cũng tm ngng chương trình người t nn trong 120 ngày, trong khi ch các quan chc xét li các th tc kim tra. Sc lnh còn gii hn s người t nn được phép nhp cnh Hoa Kỳ xuống còn 50.000 người trong năm tài khóa 2017 kết thúc vào ngày 30 tháng 9.

Khốn kh nht vì lnh đình ch chương trình t nn M là mt nhóm gm 14.000 người t nn Indonesia. Hoa Kỳ là quc gia tiếp nhn nhiu nht thành phn b buc phi di cư người Indonesia, phần ln trong s h là tín đ Hi giáo.

Ông Febi Yonesta, Chủ tch SUAKA, Mng lưới xã hi dân s Indonesia Bo v quyn t nn nói :

"Chỉ riêng năm 2016 đã có 790 người được chp nhn cho đnh cư đến Hoa Kỳ. Nếu chính sách ca ông Trump kéo dài, những người t nn Indonesia s b tác đng nghiêm trng".

****************

Vatican lo lắng về sắc lệnh cấm di dân của ông Trump (SBTN, 01/02/2017)

SBTN, 01/02/2017

Hồng y Blase Cupich của Chicago nói rằng đây là "một thời kỳ đen tối của lịch sử Hoa Kỳ"

visa7

Tổng Giám mục Angelo Becciu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican

Trong nhận định đầu tiên của Tòa thánh kể từ khi ông Trump ban hành lệnh cấm công dân 7 quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi nhập cảnh Hoa Kỳ, khi được hỏi về sắc lệnh cấm di dân của ông Trump, Tổng Giám mục Angelo Becciu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican, tuyên bố trên đài truyền hình của Tòa thánh :

"Tòa thánh Vatican tỏ ra lo lắng về lệnh cấm di dân của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump".

Tổng Giám mục Angelo Becciu là nhân vật đứng hàng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo của Tòa thánh, đã được hỏi về sắc lệnh cấm di dân, cũng như cam kết của ông Trump xây bức tường dọc theo biên giới Hoa Kỳ và Mexico, ông nói :

"Trong thực tế, Giáo hoàng Francis từng nhấn mạnh đến khả năng hội nhập của những người tị nạn đến trong các xã hội và văn hóa của chúng ta".

Một số nhà lãnh đạo Công giáo La Mã tại Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh cấm di dân của ông Trump. Hôm Chủ Nhật 29/01, Hồng y Blase Cupich của Chicago nói rằng đây là "một thời kỳ đen tối của lịch sử Hoa Kỳ" (a dark moment in U.S. history) và nó đã "đi ngược với các giá trị của Hoa Kỳ cũng như Công giáo" (contrary to both Catholic and American values)

Trung tâm Columban có trụ sở tại Washington đưa ra tuyên bố nói rằng Quyết định của Trump "đưa ra các câu trả lời sai trái và vô nhân đạo" đối với thực tế khắc nghiệt của nghèo đói, bạo lực và xung đột, là thực tế khiến người ta phải di cư.

"Là người có đức tin, chúng ta được mời gọi vừa giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của di cư vừa tìm kiếm các chính sách đón nhận anh chị em di cư của chúng ta. Chúng tôi chống lại bất kỳ chính sách nào tìm cách xây dựng một bức tường, bắt giữ vô nhân đạo các phụ nữ và các gia đình, chấm dứt các nơi náu ẩn cuối cùng, tiến hành các cuộc tấn công người nhập cư, hạn chế di cư dựa trên yếu tố quốc gia nguồn gốc của người di cư và gia tăng quân sự hóa biên giới" – tuyên bố nói thêm.

Tổ chức Pax Christi USA tuyên bố sẽ vẫn "đứng về phía anh chị em di dân đang phải sống trong nỗi sợ bị trục xuất và tách khỏi gia đình của họ".

"Không ai thích bỏ trốn khỏi đất nước của họ" – Pax Christi USA tuyên bố. "Chúng tôi tôn trọng sự đa dạng về lý do người di cư đến Hoa Kỳ, nào là nghèo đói, nào là bạo lực băng đảng và khủng bố… Xây dựng một bức tường là biểu tượng trực quan của những lời dối trá chính trị".

Ông Gerry Lee, Giám đốc điều hành của Văn phòng Maryknoll vì Mối quan tâm Toàn cầu, phát biểu :

"Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng người tị nạn không phải là những con tốt trên bàn cờ nhân loại. Họ là những trẻ em, những phụ nữ, và những đàn ông bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ… Thịt của Chúa Kitô trong xác thịt của những người tị nạn". "Câu trả lời của đức tin không phải là xây dựng một bức tường hoặc phân biệt đối xử chống lại người Hồi giáo, nhưng là mở rộng trái tim của chúng ta và nhà cửa của chúng ta cho người tị nạn của tất cả các tôn giáo trong thái độ đón nhận lời mời gọi thiêng liêng, kêu mời chúng ta bảo vệ và nuôi dưỡng sự sống"

Các tu sĩ Dòng Tên tại Canada và Hoa Kỳ nói rằng họ lo ngại về các hành động của chính phủ Trump.

"Ngày càng có nhiều người di cư đến Hoa Kỳ chạy trốn bạo lực và bất ổn" – các linh mục Dòng Tên nói trong một tuyên bố. "Đức tin kêu gọi chúng ta nhìn thấy họ, hiểu hoàn cảnh của họ và cung cấp sự bảo vệ cho họ".

Giám mục giáo phận Austin (Texas) kiêm Chủ tịch Ủy ban Di dân của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Joe Vasquez đã lên án các sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc xây dựng bức tường tại biên giới Mỹ-Mexico và cắt giảm ngân sách liên bang đối với những thành phố chứa chấp di dân bất hợp pháp.

Hồi tháng 2 năm ngoái, khi trở về sau chuyến công du Mexico, Giáo hoàng Francis nói rằng quan điểm của ứng cử viên Trump về việc xây dựng bức tường "không phải là Ky Tô hữu" (Pope Francis said that Donald Trump is "not Christian" if he wants to build a wall along the US-Mexican border).

Song Châu

Quay lại trang chủ
Read 779 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)