Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

05/02/2017

Quan hệ Hoa Kỳ - Nga và Trung Quốc ra sao ?

tổng hợp

Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài "thất sủng" tại Trung Quốc (VnEconomy, 05/02/2017)

Có vẻ như Trung Quốc không còn là "miền đất hứa" đối với nhiều công ty nước ngoài...

tq1

Best Buy là một trong những công ty nước ngoài đã rút khỏi Trung Quốc - Ảnh : Getty/CNBC.

Seagate, nhà sản xuất ổ đĩa cứng lớn nhất thế giới của Mỹ, đã đóng cửa nhà máy ở Tô Châu, Trung Quốc vào tháng trước, khiến 2.000 lao động mất việc làm. Sự ra đi của Seagate làm gia tăng những lo ngại vốn có từ trước rằng Trung Quốc không còn là "miền đất hứa" đối với nhiều công ty nước ngoài.

Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ hồi đầu tháng 1 được kỳ vọng sẽ giải quyết mối lo ngại này, trấn an các nhà dầu tư rằng Trung Quốc vẫn cởi mở với vốn đầu tư ngoại.

Trong bài phát biểu, ông Tập thể hiện sự ủng hộ đối với toàn cầu hóa và cam kết tăng cường mở cửa thị trường Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài. Nhiều người xem bài phát biểu này là một tín hiệu tích cực cho thấy Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách mở cửa nền kinh tế.

Hết thời "thượng khách"

Tuy nhiên, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Seagate đã gia nhập một danh sách dài các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc trong những năm gần dây vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là do mức thuế tăng, giá nhân công tăng, và sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty trong nước.

Chẳng hạn, hãng điện tử Nhật Bản Panasonic đã dừng toàn bộ hoạt động sản xuất TV tại Trung Quốc vào năm 2015 sau 37 năm hoạt động tại đây.

Vào năm 1979, Panasonic là nhà máy nước ngoài đầu tiên mở tại Trung Quốc. Khi đó, hãng này được Chính phủ Trung Quốc dành cho nhiều ưu ái mà các công ty trong nước không có được, như thuế suất thấp hơn, giá thuê đất rẻ hơn, và sự tiếp cận dễ dàng hơn với chính quyền các địa phương.

Tuy nhiên, gần 4 thập kỷ sau, những ưu đãi đó dần lùi vào dĩ vãng.

Tháng 11 năm ngoái, một hãng điện tử khác của Nhật là Sony đã bán lại toàn bộ cổ phần trong Sony Electronics Huanan, một nhà máy ở Quảng Châu chuyên sản xuất hàng điện tử tiêu dùng. Cùng tháng, hãng bán lẻ Marks & Spencer của Anh cũng tuyên bố đóng toàn bộ cửa hàng ở Trung Quốc vì thua lỗ kéo dài.

Góp mặt trong danh sách những công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc còn có Metro, Home Depot, Best Buy, Revlon, L’Oreal, Microsoft, và Sharp. Theo dự báo, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Từng được Bắc Kinh coi là "thượng khách" mang theo vốn, kỹ năng quản lý và bí quyết công nghệ mà Trung Quốc rất cần khi mới mở cửa nền kinh tế, nhiều công ty nước ngoài giờ đây đã bị "thất sủng" ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

"Trung Quốc giờ đây không còn quá cần các công ty nước ngoài để có được công nghệ tiên tiến và vốn như những năm trước nữa", giáo sư Chong Tai-Leung thuộc Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông nhận xét. "Bởi vậy, dĩ nhiên Chính phủ Trung Quốc thể sẽ giảm dần những chính sách ưu đãi đối với các công ty nước ngoài".

Cạnh tranh khốc liệt

Trong khi đó, theo chuyên gia Keith Pogson thuộc công ty tư vấn và kiểm toán Ernst & Young, một nguyên nhân chính khiến nhiều công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ Trung Quốc.

"Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường ở các quốc gia khác, và dĩ nhiên điều này gây nhiều áp lực đối với các công ty nước ngoài", ông Pogson đánh giá. Chuyên gia này cũng cho rằng việc dần loại bỏ các chính sách ưu đãi đối với các công ty nước ngoài chắc chắn nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc.

Chẳng hạn, năm 2016, các thương hiệu TV Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua các đối thủ Hàn Quốc để chiếm vị trí số 1 thế giới về doanh số. Thị phần của TCL, một thương hiệu hàng điện tử gia dụng của Trung Quốc, đã tăng hơn 50% tại thị trường Bắc Mỹ trong vòng 1 năm qua.

Với sự nổi lên của các doanh nghiệp trong nước như vậy, Chính phủ Trung Quốc dĩ nhiên phải chú trọng việc "chăm sóc" các công ty này, và thay vào đó giảm dần các chính sách ưu đãi trước đây vốn chỉ dành cho các công ty nước ngoài.

Cho tới năm 2007, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc chỉ phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 17%, trong khi các công ty trong nước chịu thuế 33%. Tuy nhiên, từ năm 2008, doanh nghiệp nước ngoài và trong nước ở Trung Quốc cùng chịu mức thuế 25%.

Rào cản luật pháp

Các quy định pháp luật thiếu rõ ràng và sự diễn giải thiếu nhất quán cũng bị cho là một nguyên nhân khiến một số công ty nước ngoài rời bỏ Trung Quốc. Một cuộc khảo sát do công ty vấn Bain & Company phối hợp với Hội đồng Thương mại Mỹ (AmCham) ở Trung Quốc thực hiện năm 2016 cho thấy đây là hai nhân tố hàng đầu cản trở khả năng đầu tư và phát triển của công ty nước ngoài ở Trung Quốc.

Theo cuộc khảo sát này, chi phí lao động tăng và tình trạng thiếu lao động là hai nhân tố khác nằm trong top 5 thách thức đối với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc.

Một ví dụ về luật của Trung Quốc khiến các công ty nước ngoài lo ngại là luật an ninh mạng mới được Quốc hội nước này phê chuẩn vào tháng 11 năm ngoái. Luật này làm dấy lên lo ngại rằng các công ty công nghệ nước ngoài ở Trung Quốc sẽ phải chịu sự kiểm soát an ninh mạng gắt gao hơn và dữ liệu của họ sẽ phải lưu trữ trong các máy chủ Trung Quốc. 

Hơn 40 nhóm doanh nghiệp quốc tế đã ký vào một bản đề nghị sửa đổi một số phần của luật trên, nhưng dự thảo cuối cùng được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vẫn không thay đổi, cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc cứng rắn hơn đối với các công ty nước ngoài.

1/4 trong số 532 doanh nghiệp thành viên AmCham tại Trung Quốc tham gia cuộc khảo sát nói trên cho biết có kế hoạch chuyển hoạt động khỏi nước này trước cuối năm 2016. Trong đó, khoảng một nửa cho biết sễ chuyển sang các nước đang phát triển khác ở Châu Á.

"Nếu các công ty nước ngoài còn muốn phát triển ở Trung Quốc trong giai đoạn này, tôi khuyên họ nên xem xét các thành phố cấp 2 hoặc cấp 3", ông Chong nói.

An Huy

*********************

Trump "tôn trọng" Putin, nhưng không chắc sẽ thân mật (VOA, 05/02/2017)

Tổng thng Donald Trump nói rng mc dù ông "tôn trng" Tng thng Nga Vladimir Putin, nhưng không nht thiết hai ông có th hòa thun vi nhau.

quanhe1

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump đin đàm với Tng thng Nga Vladimir Putin, ngày 28/1/2017.

Trong một cuc phng vn vi Fox News d kiến được phát sóng hôm Ch nht, ông Trump nói : "Tôi cho rng hòa thun vi Nga thì tt hơn hơn là không. Và nếu Nga giúp chúng ta trong cuc chiến chng ISIS (Nhà nước Hi giáo), đy là mt cuc chiến ln, và chng khng b Hi giáo trên khp thế gii - đó là mt điu tt. Liu tôi có thân mt vi ông y hay không ? Tôi cũng không biết na".

Khi được hi v hành đng tàn bo ca ông Putin trong quá kh, và làm thế nào ông Trump có th tôn trng ông y khi biết nhng điu trong quá kh như vy, ông Trump đã ví Nga vi Hoa Kỳ.

Theo các trích đoạn t các phng vn hôm Ch nht được Fox News công b, ông Trump nói : "Có rt nhiu k sát nhân. Chúng ta có rt nhiu k sát nhân. Qu v nghĩ sao ? Đt nước ta vô ti lm chc ?"

Đáp lại nhng phát biu này, lãnh t phe đa s Thượng vin Mitch McConnell nói trên CNN rng ông không nghĩ rng "có bt kỳ s tương đương" gia Hoa Kỳ và ông Putin.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cáo buc Nga xâm nhp các máy tính kết ni vi Đng Dân ch trong mt chiến dch ln nhm can thip vào cuc bu c tng thng Hoa Kỳ.

Trước khi nhm chc, ông Trump liên tục nêu nghi vn v nhng phát hin ca cng đng tình báo. K t đó, nhng li ch trích đã gim xung. Tuy nhiên, tng thng vn tiếp tc nói công khai rng ông ci m v vic có quan h tt hơn vi Moscow.

Ông Trump và Tổng thng Nga Putin đã đin đàm hôm thứ By tun trước và Tòa Bch c mô t đó là "mt s khi đu quan trng đi vi vic ci thin mi quan h gia Hoa Kỳ và Nga vn cn được sa cha".

Các trích đoạn t cuc phng vn được công b cũng bao gm câu hi v vic ông Trump kêu gi điu tra về gian ln trong cuc bu c tng thng hôi tháng 11/2016. Ông Trump đã có nhiu tuyên b rng nhng người nhp cư không có giy t đã b phiếu bt hp pháp khiến ông b mt nhiu phiếu ph thông trên toàn quc. Ông Trump đã chiến thng tính theo s phiếu đi c tri, đánh bi đi th ca đng Dân ch là Hillary Clinton, nhưng ông thua v s phiếu ph thông vi chênh lch khong ba triu phiếu.

Các quan chức bu c là nhng người đã phân tích cuc b phiếu hôm 8/11/2016 nói rng hu như không có du hiệu gian lận bu c, chc chn không phi quy mô như ông Trump nêu ra.

***************************

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu ? (RFA, 05/02/2017)

Có hai công ty và hai công dân Trung quốc nằm trong danh sách 25 công ty và cá nhân bị Mỹ cấm vận vì buôn bán làm ăn với Iran.

CHINA RMB RENMINBI YUAN US DOLLAR

Chiến tranh thương mại lúc nào cũng bắt đầu từ chính sách tiền tệ - Ảnh minh họa

Chính phủ Mỹ đưa ra danh sách này vào hôm thứ sáu nhằm mục đích siết chặt cấm vận lên Tehran sau khi Iran thử tên lửa đạn đạo.

Hai công ty này có trụ sở ở thành phố Thanh Đảo, và Ninh Ba miền duyên hải Trung quốc. Trên web site của hai công ty này người ta thấy họ xuất nhập khẩu các sản phẩm như lò đốt, ống nước, vỏ ruột xe gắn máy.

Những người đại diện của hai công ty này nói rằng họ không làm điều gì sai, vì chỉ xuất khẩu những sản phẩm bình thường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân mà thôi. Hiện nay những dịch vụ tài chính của họ với các ngân hàng Hoa Kỳ đã bị ngừng lại.

Bộ ngoại giao Trung quốc hiện chưa đưa ra lời bình luận nào về việc này, tuy nhiên trong quá khứ Bắc Kinh đã từng rất giận dữ khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty của họ có làm ăn với Bắc Hàn và Iran.

Xin được nhắc lại là Trung quốc là một trong những cường quốc đã thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa Iran và các cường quốc phương Tây cùng với Nga và Trung quốc.

Trong một diễn biến khác, vào ngày hôm qua, thứ bảy mùng 4 tháng hai, Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc Washington vi phạm những luật lệ thương mại toàn cầu khi áp đặt mức thuế từ 63% đến 190% thép Trung quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Trong một tuyên bố của Bộ thương mại Trung quốc đượcc hãng thống tấn nhà nhà nước Tân Hoa Xã trích lời thì Mỹ đã đối xử không công bằng với các công ty Trung quốc chỉ vì các công ty đó là các công ty nhà nước.

Được biết là cộng đồng Châu Âu cũng áp đặt một mức thuế lên đến 64,9% lên thép nhập khẩu từ Trung quốc.

Trung quốc là quốc gia sản xuất đến phân nửa lượng thép toàn cầu, nhưng do nền kinh tế phát triển chậm lại nên Trung quốc đã bán giá thấp lượng thép dư thùa và hành động này bị cho là phá giá. Bắc Kinh hứa là cho đến năm 2020 sẽ giảm một lượng thép sản xuất mỗi năm là từ 100 đến 150 triệu tấn trong tổng số 1 tỉ hai trăm triệu tấn hiện nay.

Quay lại trang chủ
Read 728 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)