Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/02/2017

Mỹ : Tường biên giới và luật di trú đụng rào cản pháp lý

tổng hợp

Tường biên giới đụng rào cản pháp lý, hậu cần (VOA, 06/02/2017)

Sắc lnh xây tường thành dài 3.200 kilômét dc biên gii M-Mexico ca Tng thng Donald Trump nay được đưa ra bàn tho ti Quc hi đ các nhà lp pháp quyết đnh liu chính ph liên bang s tài tr mt phn cho d án này hay không. B trưởng Ni an John Kelly theo dự trù s hp vi mt y ban ca H vin vào th Ba 7/2 đ tho lun v các kế hoch bo đm an ninh biên gii ngn hn và dài hn. Thông tín viên Ramon Taylor ca đài VOA mi đây đã đến thăm min nam bang California, nơi đã có mt tường rào dc theo biên giới vi Mexico.

my1

Hàng rào dọc biên gii M-Mexico Tecate, tây bc Mexico, 26/1/2017.

Nếu tường thành cao khong t 10 đến 12 mét được xây dc theo biên gii gia M và Mexico như d đnh ca Tng thng Trump, tường thành đó s kéo dài sut t Vnh Mexico cho đến b Thái Bình Dương phía tây.

Ông Enrique Morones là giám đốc ca tổ chức Thiên thn Biên gii. Ông nói :

"Thật đáng bun là nhiu người tìm cách vượt qua tường rào, bơi hay dùng my chiếc thuyn đánh cá nh t Thái Bình Dương vào, và đã chết đui".

Nhà sáng lập tổ chức Thiên thn Biên gii tích cc trợ giúp các di dân dc biên gii phía nam ca M. Có rt nhiu di dân b chết khát trong sa mc – nguyên nhân hàng đu làm nhiu di dân thit mng c hai bên biên gii.

Ông Morones nói :

"Tường rào kim soát biên gii này t năm 1994 đến nay đã dn đến cái chết ca hơn 11.000 người. Biên gii M-Mexico dài khong 3.145 kilômét. Và mt phn ba chiu dài đó đã có tường rào. Ch nào có thành ph là ch đó có tường rào".

Tổng thng Trump nói tường rào biên gii là "hết sc cn thiết" đ ngăn chn di dân bt hợp pháp từ trung M vào Hoa Kỳ. Nhng nơi chưa có tường rào phn ln là nhng nơi có đa thế him tr. Nhng nơi đó được kim soát t trên không.

Ông Ev Meade là giám đốc ca Vin nghiên cu Xuyên Biên gii. Ông nói :

"Nếu mi người nghĩ rng biên gii m ng hoàn toàn là không đúng. Đã có khong 1.000 km tường rào biên gii. Phn ln tường rào đó rt kiên c, bên cnh đó còn có nhng rào cn thiên nhiên. Có nhiu nơi là nhng dãy núi có đnh cao đến 3.350 mét, chng hn như khu vc Altar, mt đim vượt biên khá phổ biến Arizona. Đa hình đó cc kỳ him tr".

Cựu phó giám đc s cnh sát thành ph San Diego, ông Sean Murphy cho biết k t khi có tường rào biên gii đây, s di dân bt hp pháp băng qua biên gii nam California đã gim xung, nhưng h di chuyển v phía đông :

"Đường đi ca di dân b đy sang khu vc sa mc, và nhng tên đưa người lu không quan tâm đến nhng nguy him đó. Bn chúng nói vi nhng người vượt biên rng : các anh đang trên đt M ri, c theo hướng đó mà đi. Và ri nhng người vượt biên chết vì khát, vì nóng và kit sc. Nhng tên đưa lu người đó là nhng k mà chúng ta mun truy lùng".

Dự đnh xây tường thành biên gii cho na chiu dài chưa có tường rào có th s tiêu tn đến 25 t đôla, theo như mt nghiên cu được báo Washington Post tổng hp. Ước tính phí tn xây tường rào được ông Trump đưa ra trong thi gian tranh c là chưa ti mt na con s đó.

Ramon Taylor

************************

Sắc lệnh nhập cư : Tư pháp Mỹ tiếp tục thách thức Donald Trump (RFI, 06/02/2017)

my2

Chưởng lý Dennis Herrera trong cuộc họp báo tại San Francisco, California, Hoa Kỳ, ngày 31/01/2017 - REUTERS/Kate Munsch

Mười ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm công dân bảy nước có đa số dân theo Hồi giáo vào nước Mỹ trong thời hạn 90 ngày, cuộc đọ sức giữa tư pháp và hành pháp vẫn tiếp tục. Hàng loạt di dân và sinh viên trong diện bị cấm, nhưng có visa hợp lệ nhân cơ hội sắc lệnh bị đình chỉ để bay sang hoặc hay trở lại nước Mỹ trước khi thắng bại được phân định.

Sắc lệnh di trú của nhà tỷ phú Donald Trump trong chiếc áo của tổng thống siêu cường tiếp tục bị công luận trong lẫn ngoài nước Mỹ công kích là kỳ thị và phân biệt đối xử. Đặc biệt, chính bên trong nước Mỹ, sắc luật bị xem là đi ngược lại truyền thống tự do và nhân đạo của Hoa Kỳ bị chống phá kịch liệt từ nhiều giới.

Trên mặt trận pháp lý, trận đấu diễn ra tại toà phúc thẩm liên bang San Francisco mà phần thua đầu tiên nghiêng về phía Nhà Trắng. Ngày Chủ nhật 05/02/2017, đơn kháng cáo của bộ Tư Pháp nộp vào chiều hôm trước, chống lại một phán quyết của thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, tiểu bang Washington, đã bị toà phúc thẩm bác bỏ.

24 giờ trước, thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle , do tổng thống George W Bush bổ nhiệm, ra phán quyết đình hoãn sắc lệnh gây tranh cãi của tổng thống Donald Trump.

Như vậy, tân chủ nhân của Nhà Trắng bị thua keo đầu tiên. Công dân 7 nước có đa số dân theo đạo Hồi (Libya, Somalia, Iran, Iraq, Syria, Yemen và Sudan) và dân tị nạn tiếp tục được sang Mỹ. Tuy nhiên, theo AFP, cánh cửa hé mở này có thể bị đóng lại nhanh chóng. Thật vậy, Donald Trump là một người đa mưu và không có thói quen nhượng bộ. Ông cho biết đã chỉ thị cho bộ An Ninh Quốc Nội "kiểm sóat nghiêm nhặt hơn những người đến Mỹ mà tư pháp làm công việc này trở thành rất khó khăn".

Một cách chi tiết, tòa phúc thẩm liên bang San Francisco đòi hai bên xung khắc phải cung cấp thêm bằng chứng và lập luận. Kỳ hạn chót của hai tiểu bang Washington và Minnesota, bên nguyên đơn, vào lúc 11 giờ 59 phút đêm Chủ nhật 05/02/2017, giờ địa phương. Còn bộ Tư Pháp Mỹ thì đến trưa thứ Hai 06/02.

Chủ nhật, chính quyền Trump cử phó tổng thống Mike Pence đến các đài truyền hình để "giải thích và thuyết phục công luận về tính chính đáng của sắc lệnh nhằm bảo vệ Hoa Kỳ chống khủng bố". Ông Mike Pence tuyên bố một cách tự tin : chính phủ sẽ thắng trên mặt trận pháp lý.

Phe chống đối cũng năng nổ huy động lực lượng biểu tình tại New York và ở các thủ đô Tây phương. Tại Mỹ, cựu ngoại trưởng Madeleine Albright (Dân Chủ) và cựu cố vấn an ninh Stephen Hadley (Cộng Hoà), trên đài truyền hình CNN, người thứ nhất chỉ trích tính chất "lừa dối và thiếu cơ sở" của sắc lệnh, còn người thứ hai nhấn mạnh đến "khuyết điểm chính trị của cách vận hành".

Ngay trong các cuộc tranh tài thể thao hay trình diễn văn nghệ, điển hình là Cúp bóng bầu dục Super Bowl và đêm ca nhạc của Lady Gaga ngày Chủ nhật, đã tràn ngập thông điệp nhấn mạnh đến tinh thần bao dung và hào hiệp truyền thống của Hiệp Chủng Quốc.

Trong khi chờ đợi tòa phúc thẩm San Francisco ra phán quyết sau cùng với khả năng dây dưa, kẻ thua kéo người thắng lên tận Toà Án Tối Cao, bộ Ngoại Giao Mỹ mà trong nội bộ cũng chống lại Donald Trump, đã nhanh chóng xếp sắc lệnh nhập cư qua một bên. Hệ quả là khoảng 60.000 visa nhập cảnh bị đình chỉ đã được tái lập giá trị. Giới luật sư thúc giục thân chủ khẩn cấp lên máy bay còn các hãng hàng không quốc tế đón nhận lại hành khách từ 7 quốc gia trong danh sách đen trong các chuyến bay sang xứ "Nữ thần tự do" sau vài ngày gián đoạn.

Tú Anh

**********************

Mỹ : Giới tin học đòi tổng thống Trump hủy sắc lệnh cấm nhập cư (RFI, 06/02/2017)

Nhiều tập đoàn công nghệ cao của Hoa Kỳ dự trù hôm nay (06/02/2017) gửi thư yêu cầu hủy sắc lệnh về di trú của tổng thống Donald Trump. Lý do là biện pháp này không thích hợp với mục đích tăng cường an ninh cho nước Mỹ, nhưng lại gây trở ngại cho hoạt động của các công ty. Apple, Google, Facebook, Twitter và Microsoft hay Yahoo cùng lên tiếng đánh động chủ nhân Nhà Trắng.

my3

Biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của tổng thống Donald Trump ở phi trường quốc tế Los Angeles (LAX), California, ngày 31/01/ 2017. REUTERS/Monica Almeida

AFP trích dẫn nhiều nguồn tin xin được giấu tên vì cho tới hết ngày Chủ Nhật, các tập đoàn công nghệ tin học cao của Mỹ vẫn còn tiếp tục thảo luận về nội dung bức thư gửi đến tổng thống Donald Trump. Các bên tán đồng bộ An Ninh Quốc Nội và một bộ phận trong ngành tư pháp Hoa Kỳ tạm đình chỉ việc áp dụng sắc lệnh về di trú được ban hành hôm 27/01/2017.

Nhiều nhân viên có chuyên môn cao làm việc cho các hãng tên tuổi từ Apple đến Facebook, từ Google, đến Twitter, hay Microsoft, Yahoo là người nước ngoài. Chiếu khán của họ đã bị hoặc có nguy cơ bị hủy vì sắc lệnh nhập cư.

Ngoài việc yêu cầu tổng thống Trump hủy sắc lệnh đang gây nhiều tranh cãi này, các hãng tin học Mỹ cam kết sẵn sàng hỗ trợ chính quyền để tìm ra những biện pháp nhằm bảo đảm là nhân viên của họ không gặp trở ngại trong việc đi lại, gây cản trở đến công việc.

Hai tập đoàn lớn khác của Mỹ trong lĩnh vực phân phối là Expedia và Amazon đã ủng hộ chính quyền của tiểu bang Washington và Minnesota tiến hành thủ tục pháp lý, phản đối sắc lệnh di trú. Hậu quả là thẩm phán James Robart ngày 04/02/2017 đã quyết định cho phép những người có giấy tờ hợp lệ vào Mỹ.

Theo bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, giấy nhập cảnh của 60.000 người vốn bị đình chỉ do sắc lệnh của tổng thống Trump, nay lại có giá trị. Bộ An Ninh Quốc Nội của Hoa Kỳ cũng thông báo các thủ tục kiểm soát ở biên giới được áp dụng trở lại một cách bình thường.

Thanh Hà

Quay lại trang chủ
Read 614 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)