Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

06/04/2018

Quốc gia dân chủ : những cấp lãnh đạo tối cao cũng bị xử như dân thường

Tổng hợp

Vụ án Park Geun-hye, một công ba việc của tổng thống Moon Jae-in (RFI, 06/04/2018)

Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị trừng phạt nặng nề. Sau 10 tháng xét xử, bản án rơi xuống ngày 06/04/2018 : 24 năm tù giam vì tội tham nhũng và lạm quyền. Vụ án này mang ý nghĩa gì ? Theo giới phân tích, cường quốc kinh tế thứ 12 thế giới tìm cách trị dứt điểm căn bệnh tham ô trầm kha, lề thói móc ngoặc, đe dọa kinh tế lẫn an ninh quốc phòng.

danchu1

Cựu lãnh đạo Hàn Quốc Park Geun-hye tại tòa án Seoul, ngày 23/05/2017. Reuters/Kim Hong-Ji

Bản án 24 năm tù mà nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc bị tuyên phạt bắt nguồn từ một chính sách muốn tận diệt tham nhũng đã bắt rễ đến thượng tầng lãnh đạo chính trị và kinh tế.

Vào tháng 9 năm 2016, bà Park Geun-hye, với danh hiệu "tổng thống trong sạch" ký ban hành đạo luật chống tham nhũng "Kim Yong-ran" tên của một cựu chủ tịch Ủy ban quốc gia bài trừ tham nhũng. Từ thời điểm đó, mọi hành vi tham ô khoảng 30.000 đô la có thể lãnh án 3 năm tù. Nếu được đãi ăn, thực đơn không vượt quá mức 25 đô la. Quy định này được áp dụng cho tất cả chính giới, công chức, doanh nhân, hay nhà báo.

Trong bản xếp hạng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, Hàn Quốc đứng hàng thứ 43 trên 177 nước.

Trước đó, một loạt tai tiếng tham ô đổ bể trong mọi lãnh vực : Hai tướng hải quân tham ô trong các hợp đồng mua ra-đa , chiến hạm và động cơ trang bị cho các chiến thuyền, một công tố viên nhận quà của Mercedes. Năm 2008, cựu tổng thống, Roh Moo-hyun, tự tử vì bị tình nghi tham nhũng.

Tấm gương của "phép lạ" kinh tế, không chỉ các tập đoàn Chaebol của Hàn Quốc bê bối mà cả một loạt 7 trên 8 chính quyền trước tổng thống Moon Jae-in bị dính líu vào các vụ tai tiếng móc ngoặc. Tình trạng nghiêm trọng gây lo ngại cho cả nước.

Theo giáo sư Park Sang-in, đại học Seoul, nếu không cải cách sâu rộng, tận diệt tệ nạn tham ô, "làm cách nào Hàn Quốc tồn tại nếu Samsung sụp đổ ?", trong quyển sách cùng tên mà ông là tác giả.

Thế mà tại Hàn Quốc, không một ai dám cảnh cáo các đại tập đoàn Chaebol trừ một người : Moon Jae-in. Lãnh đạo dân chủ đối lập trước khi đắc cử tổng thống tuyên bố "cải cách các đại tập đoàn để dọn đường cho thế hệ trẻ thay thế".

Khi tai tiếng tổng thống Park Geun-hye gây áp lực để 18 đại công ty Hàn Quốc hối lộ qua trung gian hai hiệp hội của bà "cố vấn" Choi Soon-sil, nổ ra, có hôm, hai triệu người dân xuống đường đòi truất phế và xử tội tổng thống. Chuyện gì phải đến đã đến.

Được RFI đặt câu hỏi về ý nghĩa của bản án 24 năm tù dành cho bà Park Geun-hye, Antoine Bondaz, chuyên gia về Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên, thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp FRS phân tích như sau :

"Thông điệp thứ nhất là luật pháp tại Hàn Quốc từ nay áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả những cựu tổng thống. Nhiều vị cựu tổng thống Hàn Quốc đã và đang bị xét xử về tội tham ô, tuy không hẳn là bị kết án hay bị tống giam. Người tiền nhiệm của bà Park Geun-hye, cựu tổng thống Lee Myun-bak đã bị tư pháp xét xử trong một số vụ tham nhũng.

Bản án (nghiêm trị bà Park Geun-hye) là thông điệp trấn an người dân Hàn Quốc là luật pháp bất vị thân, không có chuyện bên trọng bên khinh.

Thứ đến, chúng ta cần nhớ rằng tai tiếng tham ô bị đổ bể cùng với tình trạng quản lý kém của tổng thống đã làm dân chúng Hàn Quốc phẫn nộ như thế nào. Đây cũng là thử thách đối với đương kim tổng thống Moon Jae-in, đắc cử vẻ vang hồi tháng 05 năm 2017 trong bối cảnh dân chúng tẩy chay bà Park Geun-hye và tệ nạn tham ô, móc ngoặc giữa giới chính khách và doanh nhân. Mục tiêu của tổng thống Moon Jae-in là tăng cường các biện pháp kiểm soát hầu bài trừ tệ nạn tham ô và nhất là để có thể trừng phạt thật nghiêm khắc chủ tịch các đại tập đoàn Chaebol bê bối".

Tú Anh

********************

Hàn Quốc : Cựu tổng thống Park Geun-hye lãnh án 24 năm tù vì tham nhũng (RFI, 06/04/2018)

Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị tuyên án 24 năm tù giam và 18 tỷ won tiền phạt, trong vụ tai tiếng tham ô đã làm cho bà mất chức và bị tống giam hồi tháng Ba năm 2017.

danchu2

Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh chụp ngày 30/03/2017. Ahn Young-joon / POOL / AFP

Với các tội danh tham ô, nhũng lạm quyền thế và cưỡng bức, bà Park Geun-hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc bị tòa án Seoul tuyên án 24 năm tù giam cộng thêm 15 triệu đô la tiền phạt trong phiên xử kết thúc ngày 06/04/2018.

Theo tường thuật của AFP, chánh án Kim Se-yoon khẳng định bà Park Geun-hye đã lạm dụng quyền uy tổng thống, nghe theo lời người bạn thân thiết "40 năm" Choi Soon-sil để ép buộc nhiều công ty Hàn Quốc góp tiền cho các hiệp hội do nhân vật này kiểm soát.

Cụ thể, các tập đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc đã chuyển ngân khoảng 23 tỷ won (21 triệu đô la) cho hai hiệp hội của bà Choi Soon-sil. "Bị cáo còn để cho bà Choi kiểm soát các hiệp hội này trái với luật pháp", chánh án Kim Se Yoon nói tiếp. Do vậy, tòa quyết định "tuyên phạt bị cáo 24 năm tù và 18 tỷ won tiền phạt".

Cũng theo AFP, hàng trăm ủng hộ viên của cựu tổng thống Park Geun-hye tập họp bên ngoài tòa án với biểu ngữ khẳng định bà Park "vô tội" và tố cáo điều mà họ cho là "cuộc trả thù chính trị".

Vụ tai tiếng tham ô làm hàng triệu người Hàn Quốc bất bình xuống đường phản đối, dẫn đến quyết định truất phế tổng thống Park Geun-hye hồi năm 2007, tạo cơ hội bầu tổng thống mới. Nhà đối lập cánh tả Moon Jae-in đắc cử, góp phần làm giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên và giúp hai miền Nam Bắc nối lại đối thoại.

Người bạn của tổng thống Park, bà Choi Soon-sil, bị tuyên án 20 năm tù trong phiên xử hồi tháng 02/2018.

Tú Anh

******************

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị tuyên phạt 24 năm tù vì tham nhũng (VOA, 06/04/2018)

Một tòa án Hàn Quc va kết án cu Tng thng Park Geun-hye 24 năm tù giam vì phm ti lm dng quyn lc và tham nhũng.

danchu3

Cựu Tổng thống Park Geun-hye bị tuyên phạt 24 năm tù giam vì tham nhũng.

Trong một phán quyết được truyn hình toàn quc, Tòa án th đô Seoul đã kết án bà Park 24 năm tù v ti nhn hi l, vòi tin, lm dng quyn lc và các cáo buc khác. Thm phán nói rng cu tng thng phi "chu trách nhim v các hành vi phm ti, nhm ngăn chặn vic mt tng thng lm dng quyn lc mà người dân giao phó và đng thi ngăn chn vic gây ra s hn lon trong các vn đ ca quc gia".

Ngoài án tù 24 năm, bà Park còn bị pht hơn 16 triu đôla. Cu tng thng Hàn Quc có mt tun đ kháng cáo. Từ trước đến nay bà Park khăng khăng rng bà vô ti, cho rng bà là mt nn nhân ca s tr thù chính tr. Trước đó, các công t viên đã đ ngh tuyên pht bà mc án tù 30 năm.

Bà Park bị buc ti thông đng vi người bn thâm niên Choi Soon-sil gây áp lực đòi nhiu doanh nghip đóng góp tng cng 72 triu đôla đ thành lp hai qu t thin do bà Choi kim soát. Hai ph n này cùng b buc ti nhn hi l t mt s công ty.

Bà Park đã bị phế trut chc tng thng vào đu năm ngoái sau nhiu tháng xy ra các cuộc biu tình trên các đường ph yêu cu bà phi t chc.

*****************

Hai cựu tổng thống Brazil và Nam Phi tiếp tục đối mặt với tư pháp (RFI, 06/04/2018)

Do một trùng hợp ngẫu nhiên, vào lúc cựu tổng thống Hàn Quốc bị kết án tù ngày hôm nay, 06/04/2018, hai cựu nguyên thủ Nhà nước quan trọng khác cũng bị ngành tư pháp nước họ truy cứu : Tại Brazil, tòa án đã ra lệnh cho cựu tổng thống Lula phải vào tù để thụ án về tội tham nhũng ; trong lúc đó, cựu tổng thống Nam Phi Jacob Zuma vừa từ nhiệm, cũng bị triệu ra tòa để trả lời về cáo buộc nhận hối lộ lúc tại chức.

danchu4

Cựu tổng thống Brazil Lula da Silva tại Sao Paulo, Brazil lúc còn đương chức - Reuters/Paulo Whitaker

Về trường hợp cựu tổng thống Brazil, theo lệnh của thẩm phán Moro vào hôm qua, ông Lula có 24 tiếng đồng hồ, tức đến 17g, giờ địa phương, hôm nay, 06/04, để ra trình diện cảnh sát liên bang ở Curitiba, miền nam Brazil, và thi hành bản án 12 năm và một tháng tù về tội tham nhũng.

Ông Lula bị tố cáo nhận đút lót của một tập đoàn xây dựng dưới dạng một villa sang trọng ở gần bờ biển, để ủng hộ tập đoàn này trong việc đấu thầu xây dựng. Ông Lula luôn phủ nhận tố cáo trên và cho đây là âm mưu chính trị để ngăn chặn ông ra tranh ghế tổng thống vào tháng 10 tới đây.

Còn tại Nam Phi, hôm nay, 06/04, tổng thống từ nhiệm Jacob Zuma cũng phải ra trình diện trước tòa ở thành phố Durban để trả lời về tội tham nhũng, gian lận và rửa tiền.

Cựu tổng thống Nam Phi bị tố cáo nhận đút lót của tập đoàn vũ khí Pháp Thomson CSF - tức Thalès hiện nay - trong khuôn khổ hợp đồng vũ khí trị giá 4 tỷ euro, đúc kết vào năm 1999. Ông Zuma lúc ấy là phó tổng thống Nam Phi, bị cáo buộc đã nhận đươc 50 triệu euro của tập đoàn Pháp để thúc đẩy hợp đồng này.

danchu5

Cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma lúc còn đương chức - afriquenewsinfo

Tuy nhiên, theo giới luật sư, phiên tòa hôm nay chỉ là hình thức mà thôi và việc xét xử có thể kéo dài rất lâu.

Tại Durban, những người ủng hộ ông Zuma đã xuống đường bày tỏ nỗi bất bình trước việc tổng thống "tốt nhất" Nam Phi bị ra tòa.

Về cáo buộc tham nhũng nhắm vào cựu tổng thống Nam Phi, theo AFP, khoản tiền được thương lương qua Shabir Sheik làm trung gian, đồng thời cũng là cố vấn tài chính của ông Zuma. Giới điều tra đã có nhiều bằng chứng đáng tin về vụ thương lượng này trong đó có một fax với mật mã của Alain Têtard, giám đốc địa phương của tập đoàn Thalès, xác định tiền sẽ được gởi ở trương mục quy định, ngày giờ cụ thể…

Năm 2005, cả hai người đã bị truy tố về tội tham nhũng, nhưng chỉ có ông Shabir Sheik bị kết án 15 năm tù. Tội danh của ông Zuma bị nhiều lần hủy bỏ, nhất vào thời điểm bầu tổng thống, với lý do là không đúng thủ tục tố tụng.

Trong suốt 10 năm phe đối lập Nam Phi đã đấu tranh cho việc mở lại hồ sơ tham nhũng của ông Zuma, và đã thắng cách đây hai năm. Chánh biện lý Nam Phi đã phải mở lại hồ sơ với tổng cộng 16 tội danh.

Ngày nay ông Zuma đứng trước một tình huống khá nguy hiểm, không còn là tổng thống, ông mất đi nhiều hậu thuẫn và bằng chứng tham nhũng thì rõ ràng.

Mai Vân

*******************

Cựu chủ tịch vùng tự trị Catalunya được tự do có điều kiện tại Đức (RFI, 06/04/2018)

Thêm một diễn biến mới trong cuộc đọ sức giữa Madrid và phe Catalunya muốn độc lập. Bị cảnh sát biên giới Đức câu lưu khi trên đường từ Phần Lan về lại Bỉ, cựu chủ tịch chính quyền địa phương Carles Puigdemont được trả tự do có điều kiện sau hơn 10 ngày tạm giam. Vì sao khắc tinh của chính phủ Tây Ban Nha không bị trục xuất với tội danh phản loạn theo yêu cầu của chính phủ Mariano Rajoy ?

danchu6

Ông Carles Puigdemont, cựu chủ tịch vùng tự trị Catalunya, Tây Ban Nha trình bày tình hình Catalunya tại Quốc hội Phần Lan, Helsinki, ngày 22/03/2018. Reuters

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut phân tích các lý do :

"Carles Puigdemont sắp được trả tự do có điều kiện trong ngày thứ Sáu 06/04/2018. Lãnh đạo phong trào độc lập Catalunya có thể rời nhà tù Neumunster ở miền bắc nước Đức sau khi đóng tiền thế chân 75.000 euros. Ông không có quyền rời nước Đức và mỗi tuần phải trình diện một lần và phải thông báo với chính quyền mỗi khi di chuyển.

Tư pháp Đức giải thích quyết định này như sau : Đức không thụ lý tội danh "phản loạn" mà Tây Ban Nha cáo buộc trong lệnh truy nã ông Carles Puigdemont. Theo thẩm định của các thẩm phán Đức xem xét hồ sơ thì yêu cầu trục xuất vì tội phản loạn "không thụ lý được" vì đương sự không bao giờ hành động bạo lực.

Trái lại, tội danh thứ hai, biển thủ công quỹ, đang được tư pháp Đức xem xét. Lãnh đạo phong trào Catalunya ly khai có thể sẽ bị trục xuất vì lý do này và vì lý do này mà thôi. Như thế, tư pháp Tây Ban Nha chỉ có thể truy tố lãnh đạo Catalunya với tội biển thủ mà hình phạt tối đa là 8 năm tù. Tội phản loạn, theo luật Tây Ban Nha, bị trừng phạt nặng hơn nhiều".

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 640 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)