Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

25/04/2018

Tự do báo chí : Việt Nam bị liệt vào nhóm tồi tệ nhất

Tổng hợp

Tổ chức Phóng viên không biên giới : Việt Nam tiếp tục không có tự do báo chí (RFA, 25/04/2018)

Báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) cho biết tại Việt Nam hiện nay, mọi cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản đang tìm cách đàn áp và xách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử công an thường phục. Bên cạnh đó, đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "lạm dụng quyền tự do dân chủ" theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

tudo1

Bà Margaux Ewen (áo đen) tại buổi công bố về Chỉ số tự do báo chí toàn cầu của tổ chức Phóng viên không biên giới năm 2018 - RFA

Nhận xét về điều này, bà Margaux Ewen, giám đốc điều hành của Tổ chức RSF tại Washington D.C cho biết :

"Truyền thông Việt Nam hoàn toàn bị kiểm duyệt và những blogger và nhà báo độc lập luôn bị chính quyền đe dọa hay xách nhiễu. Nếu trước đây hình phạt cho những blogger này thường là 2 năm thì hiện nay họ có thể đối mặt với những bản án lên tới 15 năm tù giam. Ngoài ra chính phủ luôn tìm cách kiểm soát việc biểu đạt cảm xúc và truyền đạt thông tin qua internet, đồng thời ngăn cản các blogger cung cấp thông tin trung thực đến cho người đọc".

Bà Ewen cũng nhấn mạnh, kể từ năm 2017, đã có rất nhiều nhà báo độc lập bị tuyên phạt những bản án nặng nề vì những bài viết liên quan đến tình trạng tham nhũng hay đưa tin về thảm họa môi trường. Cụ thể là trường hợp blogger mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Trần Thị Nga hay nhà báo Nguyễn Văn Hóa đã bị chính quyền Việt Nam tuyên phạt từ 7 cho đến 10 năm tù giam vì những bài viết liên quan đến thảm họa môi trường Formosa.

Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ, Việt Nam đã giam giữ ít nhất 10 nhà báo năm 2017, và nằm trong danh sách sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch năm 2018 cũng cho biết có hơn 100 nhà hoạt động, blogger đang bị cầm tù ở Việt Nam. Trước đó đã có 36 vụ những kẻ lạ mặt mặc thường phục đánh đập những người vận động nhân quyền và blogger, nhiều trường hợp gây thương tích nặng, trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017. Ngoài ra, các nhà nhà báo độc lập, các bloggers còn nói rằng gần đây chính quyền tăng cường phối hợp với Facebook để gỡ bỏ những bài viết của họ, thậm chí là khóa cả trang Facebook cá nhân – một phương tiện chính giúp lan tỏa tiếng nói của họ. Chính phủ Việt Nam cũng thông báo đã gỡ bỏ hàng ngàn bài viết, video mà họ cho là "độc hại" trong thời gian qua. Đặc biệt, mặc dù hiện nay Việt Nam có khoảng 800 cơ quan báo chí nhưng tất cả các cơ quan báo chí này đều được chỉ đạo và kiểm soát thông tin bởi Ban Tuyên giáo Trung ương. Chính vì vậy, blogger và các nhà báo tự do là kênh thông tin quan trọng đối với nhiều người dân trong việc tiếp cận những thông tin đa chiều và trung thực nhất.

Trước thực trạng này, bà Ewen kêu gọi các blogger tiếp tục đưa tin trung thực đến với người dân, bất chấp những đe dọa và bắt bớ từ phía chính quyền nhà nước :

"Những blogger và nhà báo độc lập ở Việt Nam quả thật là những người vô cùng dũng cảm và tôi hy vọng họ có thể tiếp tục giữ được tinh thân đó để đấu tranh nhằm cải thiện tình trạng phi tự do báo chí như hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cũng kêu gọi các quốc gia, cụ thể là Hoa Kỳ và tổ chức báo chí cùng gây áp lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam thả tự do cho các blogger đồng thời từ bỏ kiểm soát mạng xã hội để người dân có thể tự do biểu đạt cảm xúc và chia sẻ thông tin trên internet"

Báo cáo thường niên về Chỉ số tự do báo chí toàn cầu là sáng kiến được Tổ chức Phóng viên không biên giới đưa ra từ năm 2002, thu thập ý kiến đánh giá từ các chuyên gia do RSF lựa chọn. Câu hỏi được đưa ra dựa trên những tiêu chí về tính đa nguyên đa đảng, sự độc lập của ngành truyền thông, chất lượng khung pháp lý cũng như sự an toàn của những nhà báo khi tác nghiệp tại 180 quốc gia trên toàn cầu.

Trong báo cáo năm nay, Bắc Hàn tiếp tục là nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trong khi Na Uy được xếp vào đầu bảng trong lĩnh vực này.

Việt Nam năm nay đứng trên một bậc so với Trung Quốc, quốc gia bị RSF chỉ trích đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt báo chí, bằng cách sử dụng nhiều các công nghệ mới và đã gây ảnh hưởng về mô hình kiểm soát thông tin đối với một số các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Vietnam và Campuchia.

****************

RSF : 21 nước đàn áp báo chí nghiêm trọng (RFI, 25/04/2018)

Tự do báo chí tiếp tục bị tấn công trên khắp thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trong bản báo cáo tình hình 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng "rất nghiêm trọng", một kỷ lục mới. Việt Nam đứng hạng 175 trên 180.

tudo2

Ảnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017. Paul Bradbury/Getty Images

Bản đồ thế giới do RSF công bố dựa theo bản xếp hạng toàn cầu về quyền tự do báo chí năm 2017 là một bức tranh ảm đạm : 21 nước đứng trong danh sách bị xem là tệ hại nhất. Trong danh sách này, năm nay có thêm Iraq 160, cùng đứng chung với các chế độ có thành tích trấn áp báo chí như Ai Cập 161, Cuba 172, Việt Nam 175, Trung Quốc 176, hay Bắc Triều Tiên hạng 180, cuối bảng.

Với hạng 175, Việt Nam được mô tả là một nước mà toàn thế các cơ quan truyền thông báo chí "phải theo lệnh của đảng Cộng sản". Nguồn tin độc lập duy nhất là "blogger và người dân làm báo". Nhưng các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực . Bị cáo buộc "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước nhằm lật đổ chính quyền", nhiều blogger lãnh án tù rất nặng nề.

Nếu tại Châu Âu, Na Uy vẫn đứng đầu các nước tôn trọng tự do báo chí theo Tổng thư ký của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Christophe Deloire, các nền dân chủ tây phương đang bị đe dọa. Cho dù Châu Âu là nơi là báo chí được hoạt động tự do nhất địa cầu nhưng một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu như Cộng hòa Séc, Slovakia, Serbia và Malta bị xuống hàng chục hạng trong bảng tổng kết 2017. Ngay nước Pháp (33), tuy lên được 6 hạng, nhưng không thiếu trường hợp báo chí bị giới chính trị gièm pha.

Theo RSF, các nền dân chủ đang bị tâm lý "Hận thù giới làm báo" đe dọa.

Tú Anh

********************

Việt Nam sao chép cách kiểm soát thông tin của Trung Quốc (BBC, 25/04/2018)

Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra ngày 25/04 nói mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh được các nước Châu Á, điển hình là Việt Nam và Campuchia, sao chép.

tudo3

Từ đầu năm 2018, luật hình sự mới của Việt Nam có hiệu lực quy định về các biện pháp điều tra đặc biệt, trong đó có việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử

"Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, kiểm duyệt và theo dõi tại Trung Quốc chặt chẽ chưa từng với việc sử dụng diện rộng công nghệ mới.

"Phóng viên nước ngoài khó tác nghiệp và công dân Trung Quốc nay có thể đi tù chỉ vì chia sẻ thông tin trên mạng xã hội hoặc trò chuyện qua tin nhắn.

"Trên bình diện quốc tế, chính phủ Trung Quốc đang cố tạo 'một trật tự truyền thông mới' dưới sự ảnh hưởng của Bắc Kinh bằng việc xuất khẩu các phương pháp trấn áp, hệ thống kiểm duyệt thông tin và cách thức theo dõi trên Internet.

"Thật không may là mong muốn trấn áp bất kỳ sự phản kháng nào từ công chúng của Trung Quốc lại có những nước theo gót", báo cáo của RSF viết.

Trung Quốc hiện đứng thứ 176 trong Bảng xếp hạng về Tự do Báo chí Thế giới 2018 của RSF trong khi Việt Nam đứng thứ 175.

Tổ chức này cho rằng truyền thông tại Việt Nam bị kiểm soát toàn bộ nhưng các blogger đã dũng cảm bảo vệ quyền tự do của mình.

tudo4

Mạng xã hội ngày càng phổ biến với người dân.

"Các blogger thường bị xử tù tới 2 năm nhưng nay những ai viết về các chủ đề bị cấm như tham nhũng hay thảm họa môi trường có thể phải ngồi tù tới 15 năm", báo cáo viết.

RSF cũng đặc biệt để tâm tới Campuchia, nước mà họ mô tả là đi theo con đường nguy hiểm của Trung Quốc.

Tổ chức này mô tả chế độ của Thủ tướng Hun Sen đã có chiến dịch trấn áp mạnh tự do truyền thông vào năm 2017, đình chỉ hoạt động của hơn 30 cơ quan báo chí và bỏ tù tùy tiện nhiều nhà báo.

Phương pháp trấn áp các tiếng nói độc lập và kiểm soát truyền thông mạng xã hội không chỉ được các nước như Việt Nam hay Campuchia sao chép mà hiện còn được các nước như Thái Lan, Malaysia và Singapore áp dụng.

Nằm đội sổ tại Châu Á là Bắc Hàn trong khi các nước Châu Á khác trấn áp nhà báo và bloggers ở mức độ đáng quan ngại gồm Afghanistan, Ấn độ, Pakistan, Myanmar và Philippines.

*****************

Nhà báo không biên giới : Việt Nam dùng bạo lực với blogger và nhà báo (RFA, 25/04/2018)

Việt Nam bị xếp hạng 175 tức không có tự do báo chí theo báo cáo mới được Tổ chức Nhà báo không Biên giới (RSF) công bố hôm 25/4.

tudo5

Một người bán báo đang sắp xếp lại sạp báo gần một villa ở nội thành Hà Nội hôm 26/6/2012. AFP

Theo RSF, chính phủ đang dùng bạo lực để đối lại với các blogger và nhà báo độc lập, trong khi báo chí nhà nước phải chịu sự chỉ đạo của Đảng cộng sản.

Báo cáo cho biết trong năm qua, Việt nam đã gia tăng việc sử dụng công an thường phục để xách nhiễu các blogger. Việt Nam cũng gia tăng việc sử dụng các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự để kết tội các nhà báo độc lập và các blogger.

Báo cáo mới của RSF có tựa tạm dịch là ‘thù hận đối với báo chí đe dọa các nền dân chủ’.

Báo cáo cho thấy xu hướng căm ghét tăng cao trên toàn cầu đối với các nhà báo. Xu hướng này đặc biệt được khuyến khích bởi các lãnh đạo chính trị, bởi các nỗ lực của các chính phủ độc tài nhằm xuất khẩu cái nhìn về báo chí của họ và đặt ra mối đe dọa cho các nền dân chủ.

Trong báo cáo năm nay, Bắc Hàn tiếp tục là nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trong khi Na Uy được xếp vào đầu bảng về tự do báo chí.

Trung Quốc bị RSF chỉ trích đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt báo chí, bằng cách sử dụng nhiều các công nghệ mới.

******************

RSF xếp Việt Nam hạng 175/180 về tự do báo chí năm 2018 (VOA, 25/04/2018)

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) hôm 25/4 ra báo cáo thường niên xếp hng Vit Nam th 175 trong s 180 quc gia v t do báo chí. Cũng như năm 2017, t chức này tiếp tc lit Vit Nam vào đim đen v t do báo chí trên thế gii.

tudo6

RSF xếp hng Vit Nam th 175 trong s 180 quc gia v t do báo chí năm 2018. (nh : RSF.org)

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii trong bn báo cáo tình hình t do báo chí năm 2017, cho biết có 21 nước đang trong tình trng vi phm "rt nghiêm trng", như Ai Cp xếp hng thứ 161, Cuba 172, Việt Nam 175, Trung Quc 176, hay cui bng là Triu Tiên, đng hng 180.

tudo7

RSF liệt Vit Nam là đim đen v t do báo chí năm 2018.

Về phn Vit Nam, RSF nhn đnh quc gia cng sn này toàn th các cơ quan truyn thông báo chí nhà nước đu "phi tuân theo mnh lnh ca Đng".

RSF cho biết thêm ngun tin đc lp duy nht ti Vit Nam là t các "blogger và người dân làm báo". Thế nhưng các phóng viên đc lp này thường xuyên b công an trn áp bng bo lc. H b xét x án với án tù giam nng n vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước" hay "lt đ chính quyn".

Theo RSF, tự do báo chí Hoa Kỳ năm 2018 t hng 43 xung hng 45 trong s 180 quc gia. T chc này nói rng nn báo chí M đã có thêm nhiu vn đ, nht là việc đưa "tin gi to" k t khi Tng thng M Donald Trump làm tng thng, và ông tuyên b rng "báo chí là k thù ca nước M".

**********************

"Hận thù giới làm báo", củi khô đốt nền dân chủ (RFI, 25/04/2018)

Báo chí trên thế giới tiếp tục bị đàn áp kỷ lục trong năm 2017. Báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố ngày 25/04/2018 báo động về tình trạng "căm ghét giới truyền thông" đang lan ra ở nhiều Châu lục, kể cả tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Hư thực và hệ quả nguy hiểm ra sao ?

tudo8

Nhà báo Alexandre Sokolov bị chính quyền Nga kết án 3 năm rưỡi tù (Ảnh chụp site Phóng viên không biên giới)(Capture d'image site rsf.org)

Báo chí bị tấn công, nền dân chủ bị đe dọa. Trên đây là nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) trong bản tổng kết tình hình 2017.

Trump, Putin, Tập, khắc tinh của tự do báo chí

Trước hết, RSF tố cáo ba đại cường thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc đứng đầu xu hướng chống tự do báo chí nhưng với những biện pháp và quy mô khác nhau.

Tại Trung Quốc, xếp hạng 176 trên 180, chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng công nghệ mới, áp đặt một mô hình xã hội dựa trên việc kiểm soát thông tin và theo dõi công dân. Bắc Kinh tìm cách "xuất khẩu" mô hình đàn áp này ra phần còn lại của Châu Á, thiết lập "trật tự thế giới mới" trong ảnh hưởng của Trung Quốc.

Khá hơn Trung Quốc, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin, hạng 148, cũng không ngừng bóp nghẹt báo chí qua các đạo luật chống quyền tự do thông tin, xem các cơ quan truyền thông độc lập là "nhân viên" của nước ngoài theo nghĩa nhậy cảm. Các đài truyền hình Nhà nước hàng ngày ra sức tuyên truyền cho dân tộc chủ nghĩa trong khi những nhà báo Nga muốn bảo vệ thông tin độc lập, ít nhất là 5 người, đã vào nhà giam trong năm 2017. RSF còn tố cáo Moskva xuất khẩu "tuyên truyền" ra thế giới, qua trung gian đài Russia Today và hãng thông tấn Sputnik.

Donald Trump, tuy là tổng thống thứ 45 của "siêu cường thế giới tự do" cũng thường xuyên gièm pha, công kích các phóng viên, thậm chí mượn một câu nói của Stalin, lên án phóng viên là "kẻ thù của nhân dân". Hệ quả là nước Mỹ bị xuống hai bậc trong bảng xếp hạng từ 43 xuống 45.

Theo nhận định của Christophe Deloire, tổng thư ký tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, điều đáng lo ngại, là hiện tượng thù ghét nhà báo đã lan đến các nền dân chủ khác nhau : Nhà báo ở Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte (xếp thứ 133) được cảnh báo là "không bảo đảm an toàn" ; tại Ấn Độ của thủ tướng Narendra Modi (138), nhiều đảng thuê dư luận viên sách động giết ký giả.

Lo ngại tại Châu Âu

Nhưng trong các nước bị xuống hạng thảm nhất, từ 10 đến 18 điểm, có bốn thành viên Liên Hiệp Châu Âu : Cộng Hòa Czech 34, Slovakia 27, Malta 65 và Serbia 77. Tổng thống Czech, Milos Zeman, trong một cuộc họp báo, giương khẩu súng AK bằng nhựa có hàng chữ : dành cho nhà báo. (Cựu) thủ tướng Slovakia, Robert Fico gọi nhà báo là "gái điếm", còn tại Malta, một nữ phóng viên điều tra tham nhũng bị sát hại bằng chất nổ.

Theo Phóng Viên Không Biên Giới, những sự kiện này là dấu hiệu cho thấy mô hình tự do báo chí, một trong những cột trụ của nền dân chủ, suy yếu.

Mồi dẫn hỏa : Lòng hận thù nhà báo

Nước Pháp, do các quốc gia láng giềng tụt hạng, lên được sáu bậc, đứng hạng 33. Tuy nhiên, Phóng Viên Không Biên Giới khuyến cáo hiện tượng một số nhà chính trị, không ngần ngại gièm pha, vu khống báo chí, lên đến đỉnh điểm trong cuộc bầu cử tổng thống 2017, nay vẫn chưa ngưng. RSF dẫn trường hợp lãnh đạo đảng cánh tả "La France Insoumise" (Nước Pháp Bất Khuất), Jean-Luc Melanchon, gần đây còn tuyên bố "hận thù những cơ quan truyền thông và những kẻ điều hành là hành động đúng đắn và lành mạnh".

RSF cảnh báo : "Công kích vai trò chính đáng của nhà báo là đùa với lửa. Một nền dân chủ không chỉ bị tiêu diệt vì một cuộc đảo chính mà nó còn có thể bị những ngọn lửa nhỏ thiêu sống. Hận thù nhà báo là những nhánh củi đầu tiên".

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 591 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)