Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

24/09/2018

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : cuộc chiến không thể lùi

Tổng hợp

Trung Quốc, Mỹ không nhượng bộ, áp thuế suất mới (VOA, 24/09/2018)

Hôm 24/9, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thc áp thuế quan mi đi vi hàng hóa ca nhau trong khi c hai bên không có du hiu nhượng b trong v tranh chp thương mi ngày càng gay gt, theo Reuters.

eco1

Một siêu th ti Bc Kinh, ngày 24/9/2018.

Chính quyền M áp thuế 10% lên 200 t đôla giá tr hàng hóa Trung Quc, vi thuế suất lên đến 25% vào cui năm 2018.

Trong khi đó Bắc Kinh áp thuế sut t 5% ti 10% lên 60 t đôla sn phm hàng hóa ca M, đng thi cnh báo s đáp tr đi vi bt kỳ đt tăng thuế quan nào ca M đi vi sn phm Trung Quc.

Vào chiều ngày 24/9, Văn phòng Báo chí Quốc v vin Trung Quc đã công b Sách Trng vi ta đ "S tht tranh chp thương mi Trung – M và lp trường ca Trung Quc", trong đó Bc Kinh cáo buc Hoa Kỳ "bt nt v thương mi" và nói rng Trung Quc sn sàng đáp tr nếu cn.

Tân Hoa Xã trích dẫn Sách Trng ca Quc v Vin Trung Quc nói Bc Kinh sn sàng khi đng li các cuc đàm phán thương mi vi Hoa Kỳ nếu các cuc đàm phán này được "da trên s tôn trng ln nhau và bình đng".

Tân Hoa Xã trích dẫn Sách Trng nói rng chính quyền M đã tuyên b ch nghĩa đơn phương, bo h mu dch và bá ch kinh tế, đưa ra các cáo buc sai trái đi vi nhiu quc gia và khu vc, đe da các nước khác thông qua các bin pháp thuế quan, đc bit là đi vi Trung Quc.

******************

Mỹ bắt đầu biện pháp áp thuế lên 200 tỉ đô la hàng nhập của Trung Quốc (RFA, 24/09/2018)

Hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỉ đô la Mỹ nhập vào Hoa Kỳ bắt đầu phải chịu thuế bắt đầu từ ngày 24 tháng 9. Như vậy tính đến thời điểm này trong năm nay, tổng thống Donald Trump cho áp thuế đối với 12% tổng số hàng nhập khẩu vào nước Mỹ.

eco2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 năm 2017.   AFP

Bắc Kinh lên tiếng cáo buộc Washington ‘dọa nạt thương mại’ khi mà cuộc chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục bế tắc.

Bất chấp nỗi lo mỗi lúc một gia tăng về những tác động đối với kinh tế Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump còn đe dọa sẽ cho đánh thuế đối với tất cả hàng hóa của Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ nếu như Bắc Kinh không thay đổi chính sách mà theo ông Trump là gây hại cho công nghiệp Hoa Kỳ. Đặc biệt là vấn đề Trung Quốc ăn cắp công nghệ Mỹ.

Bắc Kinh vào ngày thứ hai 24 tháng 9 phản bác cho rằng những cáo cuộc mà tổng thống Donald Trump nêu ra đối với Trung Quốc là giả tạo và mọi biện pháp dọa nạt gây áp lực như thế chỉ vì quyền lợi của Mỹ mà thôi.

Những cáo buộc của Bắc Kinh được đưa ra trong Sách Trắng của Hội Đồng Nhà nước Trung Quốc với những cáo buộc ngược lại là Hoa Kỳ theo chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ mậu dịch và bá quyền về kinh tế.

Trước đó vào ngày chủ nhật 23 tháng 9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong trả lời phỏng vấn Hãng FOX News tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc.

Ông Mike Pompeo nói rõ Mỹ sẽ đạt được kết quả trong cuộc thương chiến này là buộc Trung Quốc phải có hành xử minh bạch, thượng tôn pháp luật, không ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, nếu như muốn trở thành một cường quốc thế giới.

********************

Bắc Kinh lên án thuế Mỹ trên 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc (RFI, 24/09/2018)

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục nóng lên. Hôm nay, 24/09/2018, loạt trừng phạt mới đánh vào hàng nhập từ Trung Quốc mà Washington loan báo hồi tuần trước chính thức có hiệu lực. Trước mắt, tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ áp thuế 10%, nhưng trên 200 tỷ hàng Trung Quốc nhập khẩu, tỷ lệ này sẽ tăng dần lên 25% vào tháng 01/2019.

eco3

Trung Quốc buộc tội Washington sử dụng các "chiêu thức" "sách nhiễu thương mại" và "hù dọa" Trung Quốc trên bình diện kinh tế. Reuters/Damir Sagolj/

Để trả đũa, Trung Quốc đã loan báo áp thuế trên 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ. Và hôm nay, một tiếng đồng hồ sau khi lệnh trừng phạt mới của Washington bắt đầu có hiệu lực, Bắc Kinh đã cho công bố một quyển sách trắng gần 40.000 từ, tố cáo những "phương pháp côn đồ" của Mỹ.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Thông báo của Quốc Vụ Viện Trung Quốc được dự kiến công bố hồi 12 giờ trưa nay. Nhưng rốt cuộc phải đợi thêm một tiếng đồng hồ nữa mới thấy Tân Hoa Xã phát hành quyển sách trắng nhằm "làm rõ sự thật về quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ".

Đối với Trung Quốc, sự thật không thể rõ ràng hơn : Washington bị buộc tội sử dụng các "chiêu thức" của "trò sách nhiễu thương mại", và muốn "hù dọa" Trung Quốc trên bình diện kinh tế.

Thông điệp gồm 36.000 chữ này nhắc lại rằng các rào cản thuế quan Mỹ đang "phá hoại nghiêm trọng" các mối quan hệ kinh tế song phương, rằng cuộc chiến "tàu chở container" đang trực tiếp đe dọa trật tự thương mại thế giới.

Quyển sách trắng này là tuyên bố đầy đủ và chính thức đầu tiên của chính phủ Trung Quốc về tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong sách trắng, Bắc Kinh kêu gọi Washington hợp tác tìm giải pháp, cho dù trong thực tế họ có dấu hiệu không thực sự tin vào đàm phán.

Hiện có rất ít chuyên gia Trung Quốc tin vào chuyển biến tích cực trước khi kết thúc cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Phái đoàn của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã hủy bỏ chuyến đi Washington trong tuần này".

Trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra gay gắt, chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump tin chắc vào chiến thắng. Thế nhưng, theo ghi nhận của thông tín viên RFI Eric de Salve từ San Francisco, ngay tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều tiếng nói bày tỏ lo ngại về hậu quả đối với nền kinh tế Mỹ :

"Tổng cộng, ông Donald Trump đã áp thuế trên một nửa hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Được đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ khuyến khích, ông Trump không hề cho thấy ý định lơi tay. Hôm qua, 23/09, ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn cho rằng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại này.

Washington hy vọng rằng điều đó sẽ buộc Bắc Kinh cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, bằng cách mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley, cuộc đọ sức mang tính chất bảo hộ mậu dịch này, trên nguyên tắc là để bảo vệ kinh tế Mỹ, lại có nguy cơ làm tăng trưởng mất đi ít ra là 0,1% ngay trong năm nay.

Các công ty, xí nghiệp Mỹ ngày càng lo lắng hơn. Đầu tháng 09 này, đại tập đoàn phân phối Wallmart cho biết sẽ phải tăng giá trên một loạt mặt hàng tiêu dùng do việc áp thuế. Trước đó, cuối tháng 08, sau khi nghe gần 400 công ty Mỹ lệ thuộc vào hàng nhập Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã bãi bỏ thuế quan trên 300 mặt hàng nhập từ Trung Quốc.

Một lãnh vực khác cũng bị cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động : Đó là nông nghiệp. Cuối tháng 07, ông Donald Trump đã quyết định tháo khoán khẩn cấp 12 tỷ đô la để giúp đỡ các nông dân Mỹ bị vạ lây trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu hành tinh".

Trọng Nghĩa

*******************

Chiến tranh thương mại : Nhật Bản, nạn nhân sắp tới của Washington ? (RFI, 24/09/2018)

Thuế đánh lên xe hơi Nhật Bản bán sang Mỹ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận Donald Trump-Shinzo Abe ngày 26/09/2018 bên lề Đại Hồi Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bối cảnh Washington thẳng tay áp thuế nhập khẩu tổng cộng 250 tỷ đô la hàng Trung Quốc, không kể nhôm thép, liệu Nhật Bản, đồng minh Châu Á của Mỹ, có tránh được cơn thịnh nộ của chủ nhân Nhà Trắng ?

eco4

Một tàu chở containeur ở cảng Tokyo, ngày 21/04/2014. Reuters/Toru Hanai

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường than phiền là Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ đã bị Nhật cạnh tranh bất chính và ông dọa sẽ buộc Nhật phải trả giá cho hiện tượng xuất siêu.

Tuy nhiên, trên thực tế, cán cân thương mại Mỹ-Nhật chỉ bất lợi cho Mỹ có 68 tỷ đô la, theo số liệu năm 2017. Nếu so với các đối tác khác của Mỹ về mức thâm thủng thì Nhật đứng hàng thứ ba, sau Trung Quốc (375 tỷ đô la), sau cả Mexicô (71 tỷ đô la). Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm thủng Mỹ-Nhật cũng giảm đi, còn 40 tỷ đô la.

Đập Trung Quốc ...

Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ gần như khiêu chiến. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo phản ảnh đúng sự thật thì "Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh thương mại chống kinh tế Mỹ từ nhiều chục năm nay… giờ đây, Mỹ quyết tâm chiến thắng và sẽ đánh thắng".

Mục đích của Mỹ là gì ? Cũng theo tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, đó là "buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc thế giới, phải minh bạch trong lãnh vực thương mại và thượng tôn pháp luật". Nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài phân tích ngày 20/09/2018, cho biết là nhiều người trong chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng Donald Trump "đã thắng".

Theo nhà kinh tế Harumi Taguchi của viện tư vấn IHS Markit, một khi tìm được nhượng bộ của Trung Quốc và Mehicô, Donald Trump sẽ nhìn sang Nhật Bản.

So với Trung Quốc của Tập Cận Bình, Nhật là một quốc gia tự do không khác gì nước Mỹ. Công nhân có nghiệp đoàn bảo vệ, không cô đơn như công nhân Trung Quốc. Chính phủ Nhật không can thiệp vào hối suất để bảo trợ xuất khẩu, không sử dụng các biện pháp hành chính nhiêu khê để bảo hộ thị trường, cũng không ép buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Dù vậy, hình ảnh hàng chục triệu xe hơi Nhật tràn ngập đường phố Mỹ làm chủ nhân Nhà Trắng khó chịu, nhất là xe Mỹ bán sang Nhật lại ít người mua. Khác với chính sách Mỹ, kể từ thời Ronald Reagan, chính phủ Nhật không áp thuế lên xe nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Theo giới chuyên gia trong lãnh vực xe hơi, xe Mỹ khó bán vì không hợp với sở thích của người Nhật. Đuối lý, Donald Trump viện lý do chẳng liên quan gì đến thuế quan :"thanh tra chất lượng" của Nhật quá khắt khe.

...để hù Nhật

Đàm phán Mỹ-Nhật bắt đầu vào tháng 08/2018 tại Washington và đợt hai diễn ra vào thứ Hai 24/09 tại New York. Tokyo ưu tiên cho một thỏa thuận đa phương và hy vọng kéo được Mỹ trở lại Hiệp Định TPP mới. Tuy vậy, theo Kyodo, Shinzo Abe cũng sẵn sàng thương lượng một hiệp định song phương Mỹ-Nhật, với điều kiện để khu vực xe hơi qua một bên. Nếu thất bại và nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa thì cơn ác mộng kinh hoàng nhất của nước Nhật là bị áp thuế xe hơi, vũ khí lợi hại nhất của Washington mà chính quyền Mỹ đang thảo luận với Tokyo. Nếu bị áp thuế 25%, GDP của Nhật sẽ mất từ 0,4 đến 0,5%, theo bà Harumi Taguchi.

Trong tình huống này, Tokyo có ba phương án để xoa dịu Donald Trump nhưng cái nào cũng bất toàn.

Một là mua thật nhiều vũ khí của Mỹ như máy bay F-35, lá chắn chống tên lửa …nhưng không đủ. Thứ hai là gia tăng đầu tư sản xuất xe tại Mỹ (từ thời Reagan). Chuyện này khó bởi vì mức cầu có giới hạn : các công ty Nhật đã chế tạo mỗi năm 4 triệu xe và sử dụng 1,5 triệu nhân viên tại Mỹ. Giải pháp thứ ba là thủ tướng Shinzo Abe chấp nhận một loạt nhượng bộ, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhưng gạo và thịt bò là hai lãnh vực "nhạy cảm" : giới chăn nuôi, trồng trọt là cử tri truyền thống của đảng Tự Do Dân Chủ.

Tú Anh

******************

Bắc Kinh hủy vòng đàm phán thương mại với Washington (RFI, 22/09/2018)

Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đàm phán song phương rơi vào bế tắc. Trung Quốc đã quyết định hủy vòng đàm phán mới với Hoa Kỳ.

eco5

Quốc kỳ Mỹ - Trung trong lễ ký kết các văn kiện nhân chuyến công du Bắc Kinh của bộ trưởng Giao Thông Mỹ Elaine Chao, ngày 27/04/2018 Reuters/Jason Lee

Nhật báo Mỹ Wall Street Journal, ngày 21/06/2018, trích dẫn nhiều nguồn tin không chính thức khẳng định, một phái đoàn Trung Quốc đi tiền trạm chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tuần tới đã bị hủy.

Trước đó, Bắc Kinh thông báo kể từ thứ Hai 17/09, áp thuế 60 tỉ đô la đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, để trả đũa các quyết định của Donald Trump đánh thuế thêm 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Reuters, thông báo hủy vòng đàm phán cũng như là chuyến công du Hoa Kỳ của ông Lưu Hạc được đưa ra vài giờ, sau khi một quan chức Nhà Trắng tỏ ra lạc quan, cho rằng có nhiều hy vọng chấm dứt các tranh chấp thương mại với Bắc Kinh.

Minh Anh

Quay lại trang chủ
Read 466 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)