Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Merkel có lỗi để Nga gây chiến với Ukraine ?

Chuyến công du Washington của tổng thống Pháp là chủ đề được tất cả các báo đề cập ngày 02/12/2022. Tuy nhiên, trang nhất các báo lại chú ý đến thời sự Pháp : "cắt điện, nỗi sợ lớn vào tháng Giêng" trên Le Figaro"báo động về giá cả tăng mạnh ở các siêu thị lớn" trên Le Monde. Hai nhật báo Le FigaroLibération chú ý đến cuộc đua giành chức chủ tịch đảng cánh hữu Những người Cộng hòa.

merkel1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp thủ tướng Đức Angela Merkel tại điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 20/08/2021. APP

Riêng La Croix quan tâm đến chủ đề văn hóa, nói về "Louvre-Lens, một bảo tàng dấn thân", sau 10 năm thành lập, đã thu hút được một lượng công chúng trước đó không quan tâm đến văn hóa và thực hiện sứ mệnh công ích xã hội.

Cựu thủ tướng Đức Merkel đã có thể giúp Ukraine tránh bị Nga xâm lược ?

Chiến tranh ở Ukraine tiếp tục là chủ đề thời sự quốc tế chính của các báo. Nhật báo Le Monde đã phỏng vấn thứ trưởng ngoại giao Ukraine Andrij Melnyk, trước làm đại sứ ở Đức, về chính sách của Berlin với Kiev. Ông đánh giá cao tình tương ái của người Đức mà Ukraine từng sợ rằng "khủng hoảng năng lượng sẽ làm xẹp đi", vì theo ông "đa số người dân Đức hiểu rằng Putin không chỉ tìm cách hủy hoại chúng tôi, người dân Ukraine, mà cả Châu Âu và xa hơn là toàn bộ cộng đồng phương Tây với những giá trị mà ông Putin muốn biến thành tro bụi".

Tuy nhiên, đối với chính phủ, ông thấy "Berlin "thiếu ý chí chính trị" trong việc giao vũ khí cho Kiev". Trong giai đoạn làm đại sứ ở Đức, ông đã không ngừng vận động để Berlin, từ đầu cuộc chiến chỉ muốn giao 5.000 mũ bảo hiểm, đã chuyển cho Kiev rất nhiều vũ khí, khí tài hiện đại (súng cối Pzh-2000, xe tăng Gepard, hệ thống phòng không IRIS-T ba ngày trước khi ông rời chức vụ, máy phát điện). Nhưng Berlin vẫn từ chối giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 do "sợ leo thang căng thẳng", một lý do mà thứ trưởng ngoại giao Ukraine thấy "bí hiểm".

Ông Andrij Melnyk không đồng tình với những phát biểu của cựu thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà khẳng định không hề hối tiếc về những lựa chọn của bà đối với Nga. Ngày 30/11/2022, Đức công nhận "Holodomor" (nạn đói do chế độ Stalin gây ra năm 1932-1933). Theo ông Andrij Melnyk, nếu Berlin công nhận nạn đói này sớm hơn, như vào năm 2019 khi Quốc hội Đức nhận được bản kiến nghị có hơn 70.000 chữ ký song bị "liên minh" của thủ tướng Merkel phớt lờ, thì có lẽ Berlin cũng công nhận kế hoạch diệt chủng của Vladimir Putin đối với người dân Ukraine và như vậy, có thể đã tránh được cuộc chiến man rợ này.

Đáp lại phát biểu của bà Merkel cho rằng thỏa thuận Minsk năm 2015 đã giúp Kiev có thời gian tái vũ trang, thứ trưởng ngoại giao Ukraine đánh giá "lời biện bạch đó, giống như chính sách "xoa dịu" của thủ tướng Anh Chamberlain năm 1938, là phi lý và vô liêm sỉ".

Theo ông, rất nhiều lý do giải thích cho thái độ hòa hoãn của bà Merkel với tổng thống Nga : "Trước tiên là lý do lịch sử, liên quan đến kí ức Thế Chiến II và cảm giác tội lỗi (nhưng lầm) mà Berlin thể hiện với Nga. Tiếp theo là lý do kinh tế mà mọi người đều biết. Cuối cùng là lý do văn hóa. Cho đến đầu cuộc chiến, Đức vẫn xếp người Ukraine trong cùng cánh văn hóa với Nga. Nói chung, tất cả chúng tôi là người Slave. Thế nhưng, ít nhất là từ cuộc cách mạng Maidan năm 2014, người Ukraine, không chỉ người dân ở miền tây, mà còn cả ở miền đông và miền nam, đã chọn một con đường khác, con đường của Châu Âu. Dù rất nhiều người nói tiếng Nga, nhưng họ chiến đấu chống Nga với tinh thần quyết tâm không lay chuyển".

Ông Andrij Melnyk cho rằng sẽ có hòa giải trong tương lai nếu thỏa mãn được 6 điều kiện của Kiev : Nga phải chấm dứt cuộc chiến, rút hết quân khỏi tất cả các vùng chiếm đóng trái phép, kể cả bán đảo Crimée ; Moskva phải trả vài tỉ euro sửa chữa tội ác của họ và tái thiết Ukraine ; tất cả tội phạm chiến tranh Nga phải bị đưa ra xét xử ; Nga phải phi vũ trang và phi hạt nhân để không còn khả năng tấn công Ukraine ; xã hội Nga phải chữa khỏi mọi tham vọng bá quyền ; người Nga phải xin lỗi Ukraine. Tuy nhiên, ông thừa nhận "nói thẳng ra, việc đó sẽ mất đến vài thập niên".

Tại sao lại lập một tòa án đặc biệt tại Ukraine ? 

Về việc xét xử tội phạm chiến tranh và những tội ác do Nga gây ra tại Ukraine, ngày 30/11, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu ủng hộ lập một tòa án đặc biệt. Nhật báo Công giáo La Croix có bài giải thích "Tại sao lại lập một tòa án đặc biệt tại Ukraine ?"

Ủy Ban Châu Âu đưa ra hai đề xuất : hoặc là một tòa án quốc tế đặc biệt, dựa trên một hiệp ước đa phương ; hoặc một tòa án hỗn hợp gồm các thẩm phán quốc gia và quốc tế. Cả hai trường hợp đều cần "sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc". Ủy Ban giải thích : "tội xâm lược - một tội do các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao vi phạm - không thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) truy tố" vì Nga không ký hiệp ước Roma thành lập CPI. Điều 8 bis của hiệp ước Roma định nghĩa "tội xâm lược" giống khái niệm "tội ác chống hòa bình".

Liệu đề xuất của Ủy Ban Châu Âu có tăng khả năng xét xử tổng thống Nga không ? Theo giải thích của La Croix, về lý thuyết là có, vì tội xâm lược là cáo trạng duy nhất, trực tiếp dẫn đến ông Putin và những cộng tác thân cận của ông. Về tội ác chiến tranh hay tội ác chống nhân loại do thẩm phán của CPI điều tra, quá trình quản lý và phân bổ trách nhiệm sẽ khó thiết lập hơn nhiều.

Ngoài ra, còn phải vượt qua nhiều trở ngại thực tiễn, pháp luật và chính trị để lập một tòa án đặc biệt. Hơn 10 nước Châu Âu ủng hộ đề xuất, nhưng chưa đủ để tòa án này mang tính chính đáng quốc tế. Trong khi những nước như Mỹ, Anh và Pháp lại sợ tạo một tiền lệ có thể sẽ hình sự hóa việc sử dụng vũ lực.

Ủy Ban Châu Âu khuyến nghị nộp dự thảo lên Hội Đồng Bảo An. Trong trường hợp Nga phủ quyết, dự thảo sẽ được đưa ra thảo luận trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và không chắc sẽ có được ủng hộ. Ngoài ra, tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Nga có thể nêu nguyên tắc miễn trừ truy tố của các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Một khó khăn khác là làm thế nào bắt giữ các nhà lãnh đạo Nga bị cáo buộc ? Việc này cần đến quyết tâm chính trị của đội tân lãnh đạo tại Nga nếu có sự thay đổi chế độ ở Moskva, như trường hợp của Serbia trước đây.

Dù có rất nhiều khó khăn, dự án này có hai lợi ích cho Kiev : hối thúc Tòa án Hình sự Quốc tế đẩy mạnh các cuộc điều tra tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại và mang lại sự thay đổi ở Nga. Theo luật sư Philippe Sands, được La Croix trích dẫn, "việc này có thể khiến một số thành viên thân cận của ông Putin rút lui để tránh bị điều tra hoặc bị kết tộiĐiều đó đã xảy ra năm 1945 với việc thành lập tòa án Nuremberg. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Phát xít Đức đã bắt đầu hợp tác với quân đồng minh để tránh bị truy tố".

Putin so găng với Ủy ban Thế vận Quốc tế

Tổng thống Putin đang sử dụng một nhân vật thân cận để so gang với Ủy ban Thế vận Quốc tế (IOC) sau tai tiếng "doping cấp Nhà nước" bị phát giác trong Thế vận hội Sochi. Quá trình thăng tiến của Umar Kremlev, 40 tuổi, được nhật báo Le Monde miêu tả trong bài "điện Kremlin trên võ đài".

Từ quá khứ bất hảo (bị kết án có "hành vi bạo lực" năm 2004 và 2006), cựu vận động viên đấm bốc làm giầu trong ngành taxi, xây dựng và an ninh và nổi tiếng có quan hệ gần gũi nhóm xe mô tô yêu nước "Sói đêm". Là một người trung thành với ông Putin, được trao Huân chương Thánh Georgy (huân chương quân sự cao nhất của Liên bang Nga), Umar Kremlev làm chủ tịch Liên đoàn đấm bốc nghiệp dư quốc tế (IBA) từ năm 2020. Đây là liên đoàn thể thao quốc tế duy nhất mà Nga còn điều hành.

Tổng thống Putin muốn dùng IBA phục vụ mục đích cá nhân : thách thức Ủy ban Thế vận Quốc tế và tỉ thí từ xa với chủ tịch Thomas Bach nhằm trả đũa IOC trừng phạt Nga. Theo Le Monde, quản lý đấm bốc nghiệp dư trở thành "của trời cho" đối với quyền lực mềm và là công cụ gây ảnh hưởng của Nga trên thế giới

Nga bắt trẻ em và trẻ mồ côi Ukraine

Tội ác chiến tranh của Nga được nhật báo Le Figaro nêu trong phóng sự xúc động : "Ở Kherson, nhiều bác sĩ phải cho trẻ sơ sinh thở bằng ống thở để cứu chúng khỏi yêu tinh Nga".

Từ giữa tháng 10, chỉ trong vài ngày, quân chiếm đóng đã tập hợp vài nghìn trẻ em Ukraine trong các trường học ở Kherson để đưa "đi nghỉ" bên kia sông Dnipro, nơi quân Nga rút lui. Hiện giờ, các em bị kẹt, bị chia cắt với gia đình vì chiến tranh. Nga hứa đưa các em về Ukraine "vào mùa xuân" nhưng các gia đình sẽ còn phải chờ rất lâu để Kiev và Moskva đạt được một thỏa thuận đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, phóng sự cho biết nhiều trẻ mồ côi đã may mắn không bị bắt đi nhờ một số nhân viên trung tâm trẻ mồ côi giấu các em trong nhà, giả làm con của họ. Hoặc trường hợp của nhiều bác sĩ một bệnh viện đã cứu được 9 bé khi cho những bé này thở bằng ống thở để viện cớ sức khỏe yếu và ngăn quân Nga đưa các bé đi.

Tình hình chiến sự căng thẳng và những khó khăn ở miền nam được Le Monde phản ánh trong phóng sự : "Ở Kherson, trong "vùng xám" sông Dnipro". Lực lượng Ukraine và Nga đối đầu từ xa ở hai bên bờ sông. Một thành viên phản gián Ukraine cho đặc phái viên Le Monde biết : "Vượt sông Dniepro là cả một vấn đề với họ cũng như chúng tôi, nhưng ở mức độ khác nhau. Chúng tôi ở nhà mình, chúng tôi không cần cầu xin người dân trợ giúp. Họ thì có. Họ rời đi vì nguồn tiếp viện bị cắt. Họ buộc phải chuyển hàng hóa từ Crimée, trong khi chúng tôi được cung ứng dồi dào. Hơn nữa, chúng tôi cũng oanh kích liên tục hậu cần của họ bằng pháo Himars".

Theo một quân nhân khác, cả hai bên đều khó khăn trong vấn đề hậu cần : "Oanh kích các vị trí của họ (Nga) bên kia sông thì dễ, tiến hành các cuộc tấn công đêm bằng thuyền nhỏ, chúng tôi cũng đã làm. Vì thế, người Nga đã củng cố các tuyến phòng phủ theo các cấp, xa bờ sông Dnipro. Ngược lại, rất rủi ro nếu đổ bộ với vũ khí hạng nặng và sẽ bị bắn ngay lập tức".

Những biện pháp của Nga để lách cấm vận 

Nhật báo Libération quan tâm đến "Những biện pháp của Nga để lách cấm vận" và bán dầu lửa cho nước thứ ba. Trước chiến tranh, Liên Hiệp Châu mua đến hơn một nửa tổng số dầu xuất khẩu của Nga, từ 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 01/2022 xuống còn hơn 1,4 triệu thùng vào tháng 10 để cắt nguồn thu của Nga phục vụ chiến tranh.

Nhưng ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 1,2 triệu thùng bù cho phần giảm này. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Richard Bronze của một văn phòng nghiên cứu thị trường năng lượng, ba nước này "không còn nhiều khả năng để tăng lượng nhập khẩu". Ví dụ Ấn Độ khó có thể vượt mức 1 triệu thùng mỗi ngày "do có những hạn chế về kỹ thuật. Những nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không được thiết kế cho loại dầu thô của Nga và có thể gây hư hại".

Chỉ mình Trung Quốc có thể nhập khẩu thêm, "nhưng chỉ khi nào nền kinh tế nước này được cải thiện và tăng nhu cầu về dầu lửa nhưng trường hợp này hiện chưa đến". Dĩ nhiên còn có một số nước khác ở Trung Đông hoặc ở Châu Á (Sri Lanka, Indonesia) có thể mua một khối lượng nào đó, tuy nhiên "rất khó cho Nga có thể tìm được các khách hàng mới và Nga sẽ còn phải giảm giá nhiều hơn" để thu hút khách hàng.

Sức mạnh liên minh Mỹ - Liên Âu được thử nghiệm ở Washington

"Chiến tranh Ukraine cho thấy sự liên kết hoàn hảo giữa hai đồng minh" Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ. Thế nhưng, hai bên còn rất nhiều bất đồng, đặc biệt là đạo luật chống lạm phát của Mỹ, ưu đãi cho chuyển đổi năng lượng, bị đánh giá là "rất hung hăng" và gây hại cho kinh tế của khối 27 nước.

Theo xã luận của Le Monde"chủ quyền của Châu Âu được mang ra trắc nghiệm ở Washington" khi phân ích những thách thức trong chuyến công du cấp Nhà nước của tổng thống Pháp Emmnuel Macron. Xã luận của La Croix hoanh nghênh tổng thống Pháp tỏ ra cứng rắn với đồng nhiệm Mỹ khi cho rằng luật RIA "gây rạn nứt phương Tây". Chính quyền của tổng thống Biden kêu gọi Châu Âu gia tăng nỗ lực giúp Ukraine nhưng vờ quên rằng các nước Châu Âu cũng đang phải trả giá cho cuộc chiến vì cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, Mỹ sẵn sàng bán chất đốt cho Châu Âu với giá gấp 4 lần so với giá thị trường nội địa. Một hành động mà La Croix đánh giá là "vô liêm sỉ" và cho rằng Mỹ đang áp dụng "luật của kẻ giàu hơn".

Thông qua chuyến công du của tổng thống Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng "Macron và Biden trắc nghiệm sức mạnh liên minh của họ ở Washington". Le Figaro có nhận xét tương tự : "Tại Washington, tổng thống Pháp và Mỹ thể hiện sự vững chắc của liên minh cho dù vẫn có bất đồng". Tuy nhiên, theo nhật báo thiên hữu "Macron và Biden, tình hữu nghị căng thẳng".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Một số tờ báo có một nhận xét thú vị rằng những quốc gia đối phó tốt với đại dịch coronavirus lần này có một điểm chung : lãnh đạo là phụ nữ (1).

hai01

Các nữ chính khách, các quốc gia như Đức, Đài Loan, New Zealand, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy đã "chiến đấu" với đại dịch Covid-19 khá tốt

Quả thật, dưới sự lãnh đạo của các nữ chính khách, các quốc gia như Đức, Đài Loan, New Zealand, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy đã "chiến đấu" với đại dịch Covid-19 khá tốt, số người bị nhiễm và số người chết tương đối thấp hơn nhiều quốc gia khác, người dân tin vào phương pháp chống dịch của chính phủ nên không hoảng loạn, vẫn bình tĩnh, đoàn kết cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn.

Nhưng trong bài này, người viết ưu tiên nói về 2 người là bà Thái Anh Văn, Tổng thống của Đài Loan và bà Angela Merkel, Thủ tướng của nước Đức. Và không phải chỉ về bản lĩnh cũng như kết quả chống dịch của họ, mà là những điều thế giới có thể nghiệm ra từ họ.

hai1

Bà Thái Anh Văn, Tổng thống của Đài Loan và bà Angela Merkel, Thủ tướng của nước Đức

Đài Loan, đảo quốc nhỏ bé với dân số xấp xỉ 24 triệu người, từ lâu đã phải học cách tồn tại trước sức ép và sự đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc khổng lồ và hung hăng. Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập và đã làm mọi cách để cô lập Đài Loan trên quốc tế. Trước lợi ích kinh tế to lớn trong việc làm ăn với Trung Quốc, rất nhiều quốc gia không dám công nhận hoặc bang giao với Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan và vị nữ Tổng thống của họ vẫn vững vàng, kiên quyết bảo vệ nền độc lập và quyền tự do lựa chọn thể chế của họ.

Khi đại dịch xảy ra, Đài Loan đã nhanh chóng có những biện pháp đối phó, và từ cuối tháng 12.2019, đã gửi email cho Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) thông báo sự nghi ngờ của mình về một loại virus mới cũng như yêu cầu cung cấp thêm thông tin nhưng WHO đã tảng lờ. Từ lâu đảo quốc này đã không được vào WHO vì bị Bắc Kinh ngăn nhưng dưới thời ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, một nhân vật bị cho là thân Băc Kinh, WHO càng đối xử không công bằng với Đài Loan. Chính phủ Đài Loan đã cáo buộc WHO "để họ một mình chống lại dịch Covid-19 mà không có quyền tiếp cận các thông tin quan trọng, ̣đúng lúc".

Mặc dù vậy, Đài Loan đã đối phó với dịch bệnh thành công và sau đó còn giúp đỡ các nước khác. Hàng triệu khẩu trang đã được chính phủ Đài Loan gửi tới Mỹ, Châu Âu và nhiều nước theo tinh thần "Taiwan can help" (2).

Khác hẳn với Trung Quốc, đã gây ra đại dịch cho toàn cầu mà còn tìm cách chối tội, cho rằng con virus này không phải xuất phát từ Trung Quốc, rồi lại khua chiêng đánh trống như thể đang giúp đỡ thế giới nhưng thực chất là bán khẩu trang, mặt nạ, vật tư y tế… cho các nước với giá không hề rẻ mà chất lượng thì tệ hại !

Đại dịch Covid-19 đã cho thế giới thấy rõ hơn bộ mặt của Trung Quốc, và sự khác biệt của hai nhân vật đứng đầu hai nước : Tập Cận Bình và Thái Anh Văn.

Sư khác nhau đó bắt nguồn từ sự khác nhau giữa hai thể chế chính trị. Chế độ độc tài độc đảng của Trung Quốc khiến cho chính khách, lãnh đạo quen với việc dối trá, bưng bít thông tin, coi thường sự thật và coi rẻ sinh mạng con người. Bên cạnh đó tham vọng muốn ngoi lên lãnh đạo toàn cầu của các thế hệ cầm quyền Bắc Kinh nói chung và Tập Cận Bình nói riêng, khiến họ Tập làm gì cũng có mưu đồ chính trị sâu xa nhằm tranh giành, khuếch trương ảnh hưởng của Trung Quốc, gây chia rẽ giữa các nước Âu-Mỹ và phá hoại các thể chế dân chủ trên thế giới. Và vì vậy, mọi việc làm của họ Tập không thực sự xuất phát từ lòng tốt hay thiện chí.

Ngược lại, bà Thái Anh Văn hiểu rất rõ vị thế bị cô lập của nước mình và nếu muốn thay đổi được điều đó, muốn chứng tỏ với thế giới rằng Đài Loan xứng đáng là một quốc gia độc lập với Trung Quốc thì phải chứng tỏ sự hơn hẳn của mô hình thể chế-tự do dân chủ, văn minh, nhân bản hơn.

Với bà Angela Merkel, trong suốt 15 năm dài ở cương vị Thủ tướng, đây không phải là lần đầu tiên bà lèo lái nước Đức vượt qua những cuộc khủng hoảng và những giai đoạn khó khăn khác nhau. Nên không có gì ngạc nhiên khi bà cùng với dân Đức, một lần nữa lại thành công trong cuộc chiến đấu chống đại dịch cúm Vũ Hán và còn hỗ trợ các nước khác.

Với phong thái điềm tĩnh, giản dị, không khoa trương ồn ào, không tìm cách làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch ngay từ đầu, không đổ lỗi cho người tiền nhiệm, các đảng phái đối lập hay truyền thông, bà Angela Merkel chỉ xuất hiện và nói với dân chúng khi cần và cũng chỉ nói những điều thật cần thiết, không bao giờ cho mình là trung tâm của mọi vấn đề, luôn luôn tham khảo và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và lùi lại để nhường lời cho họ khi phải trả lời dân chúng những vấn đề đi sâu vào chuyện môn v.v…

Bây giờ Đức cũng là một trong những nước đang chuẩn bị nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, từ từ "mở cửa" trở lại, và trong việc này bà Angela Merkel cũng tham khảo ý kiến các học giả để có kế hoạch dựa trên tình hình thực tế và cơ sở khoa học, sau đó thỏa thuận với thống đốc 16 bang của Đức để có sự thống nhất. Kết quả là tất cả các bang hoàn toàn thống nhất với chính phủ liên bang về chiến lược thận trọng này, ngay cả những người từng chỉ trích bà Angela Merkel (3).

So với Đức và một số quốc gia khác, nước Mỹ cũng đang gánh tai họa Covid-19 khá nặng với con số người bị nhiễm và con số người chết cao nhất thế giới (trừ con số của Tàu không thực sự đáng tin cậy). Nước Mỹ những ngày này càng chia rẽ hơn bao giờ hết giữa những ý kiến bênh vực, ủng hộ hay phản đối cách đối phó với dịch bệnh của Tổng thống Trump, mà trước hết là từ chính những phát ngôn, cách hành xử của Tổng thống.

Ở đây, sự khác nhau giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ Donald Trump lại xuất phát từ tính cách, và kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng.

Do không có kinh nghiệm, Trump đã không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của đại dịch ngay từ đầu và cũng không có kế hoạch chuẩn bị đối phó đầy đủ, đến khi đại dịch lan tràn khắp nước Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm cách đổ lỗi cho mọi thứ có thể, từ đảng Dân chủ, cựu Tổng thống Obama, truyền thông, Trung Quốc, WHO…nhưng lại hoàn toàn không muốn nhận trách nhiệm về mình. Thêm vào đó việc quan tâm đến cuộc bầu cử sắp tới đã chi phối tất cả mọi lời nói, hành vị, việc làm của Tổng thống Donald Trump.

Trump thường xuyên họp báo, và trong mọi cuộc họp báo, ông luôn luôn phải là nhân vật trung tâm, khẳng định mình đang làm tốt, và không chấp nhận bất cứ lời chỉ trích nào. Thay vì tìm cách đoàn kết người dân, đoàn kết giữa hai đảng, giữa chính phủ liên bang và thống đốc các bang, Trump lại càng làm cho nước Mỹ chia rẽ hơn khi liên tục chỉ trích mọi thứ, đòi quyền quyết định tất cả, đưa ra những phát ngôn mâu thuẫn không dựa trên cơ sở nào cũng như khăng khăng đòi "mở cửa" trở lại bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang hết sức căng ở Mỹ, chỉ vì lo ngại nếu kinh tế Mỹ sa sút hoặc thị trường chứng khoán chao đảo thì sẽ ảnh hưởng tới số phiếu bầu cho ông.

Thái Anh Văn và Angela Merkel, hai người phụ nữ, lãnh đạo hai quốc gia khác nhau về mọi mặt ở Châu Á và Châu Âu, nhưng họ cho chúng ta thấy tầm vóc, bản lĩnh cần phải có ở người đứng đầu một quốc gia trong cơn khủng hoảng, có lẽ bởi vì họ có những điểm chung : sự kiên định, vững vàng, khả năng đối thoại với người khác và không bị chi phối bởi những cảm xúc hay lợi ích chính trị cá nhân.

Song Chi

Nguồn : RFA, 18/04/2020 (songchi's blog)

(1) "The secret weapon in the fight against coronavirus : women", The Guardian ; "What do countries with the best coronavirus responses have in common ? Women leaders", Forbes.

(2) "Taiwan Announces $35 Billion To Help Other Nations During The Coronavirus Crisis", Intelligent Living.

(3) "Relying on science and politics, Merkel offers a cautious coronavirus reentry plan", MSN.

Published in Diễn đàn

Bầu cử Đức : Chiến thắng không trọn vẹn của thủ tướng Merkel (RFI, 25/09/2017)

Thủ tướng Angela Merkel tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ thứ tư. Nhưng niềm vui không trọn vẹn : Lần đầu tiên từ sau chế độ Đức Quốc Xã sụp đổ, đảng cực hữu của Đức vào được Quốc Hội. Tỷ lệ ủng hộ Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo – CDU của bà không được như mong đợi. Thách thức lớn nhất đối với bà Merkel là tìm kiếm liên minh để thành lập chính phủ.

duc1

"Một chiến thắng như ác mộng đối với bà Merkel", hàng tựa trên trang mạng của "Bild", nhật báo hàng đầu nước Đức, ngày 25/09/2017. RFI

Theo kết quả gần như chính thức trong cuộc bầu cử Quốc Hội Đức ngày 24/09/2017, Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của thủ tướng Merkel thuộc khuynh hướng bảo thủ về đầu với 33,5 % và đây là tỷ lệ tệ hại nhất của đảng này từ năm 1949. Về thứ nhì là đảng Xã Hội Dân Chủ, với khoảng từ 20 đến 21 %. Nhưng công luận Đức bàng hoàng với thành tích vượt bực của đảng dân tộc chủ nghĩa AfD cực hữu. Lần đầu tiên từ sau Thế Chiến Thứ Hai, một đảng phái chính trị có tinh thần bài ngoại và dân tộc chủ nghĩa có mặt tại Quốc Hội, vì được 13 % cử tri ủng hộ.

Từ Berlin, đặc phái viên đài RFI Anissa el Jabri cho biết về không khí căng thẳng tại trụ sở của hai đảng lớn là CDU và Xã Hội Dân Chủ -SPD, thuộc cánh tả :

"Một vài tiếng reo hò và tiếng vỗ tay, nhưng không nhiều. Những khuôn mặt đăm chiêu, căng thẳng. Hiếm ai chịu giãi bày tâm sự. Khi nhận trả lời, thì họ tỏ ra vô cùng lo lắng. Một thành viên của CDU cho biết : 'Tình hình rất nghiêm trọng, không ai có thể nghĩ là đảng CDU lại bị trừng phạt nặng như vậy qua lá phiếu và đáng quan ngại hơn cả là số phiếu mà đảng AfD đã dành được. Không một đảng phái chính trị nào đủ sức thuyết phục cử tri không bỏ phiếu cho AfD'.

Đảng CDU không thể liên kết với đảng Xã Hội Dân Chủ SPD. Tại trụ sở của SPD, không một ai lên tiếng về việc đảng này quay trở lại hàng ngũ đối lập. Tuy nhiên một cảm tình viên của đảng này Sebastian Haass không tuyệt vọng. Anh cho rằng, tất cả các đảng phái chính trị ở Đức đều có khả năng đối thoại với nhau và hãy chờ xem quyết định cuối cùng của đảng SPD.

Ở đây tất cả mọi người đều ý thức được là sẽ rất khó để thủ tướng Merkel đàm phán với các đảng phái chính trị khác, hầu lập một chính phủ liên minh, bởi vì sau kết quả bầu cử tối hôm qua, bà Angela Merkel đang trong thế yếu. Hơn bao giờ hết thủ tướng Merkel trở thành mục tiêu tấn công của đảng cực hữu. Đảng này đang trong giai đoạn hưng phấn sau thành công ngoài mong đợi trong cuộc bầu cử lần này".

Thanh Hà

********************

Bà Merkel đắc cử nhiệm kỳ thứ tư (VOA, 25/09/2017)

Phe bảo th ca Th tướng Đc Angela Merkel giành thng li th tư liên tiếp hôm 24/9 trong cuc bu c còn chng kiến mt đng cc hu ln đu tiên giành ghế ti quc hi trong vòng hơn mt na thế k.

merkel1

Bà Merkel đi bỏ phiếu Berlin hôm 24/9.

Reuters dn kết qu thăm dò c tri ri phòng phiếu cho biết rng phe bo th, gm Đng Dân ch Thiên chúa giáo (CDU) ca bà Merkel cùng đng minh là Đng Liên đoàn Xã hi Thiên chúa giáo (CSU), giành được 32,5% s phiếu, biến phe này tr thành nhóm ln nht trong quc hi.

Sau các kết qu gây sc năm ngoái, gồm người Anh b phiếu rút khi Liên hip Châu Âu và ông Trump đc c, nhiu người gi hướng v bà Merkel vi hy vng bà s giúp khôi phc trt t phương Tây và lãnh đo Châu Âu thi kỳ hu Brexit.

Theo Reuters, đối th "bám" sát phe bo th là đng trung tả Dân ch Xã hi (SPD) vi 20% s phiếu, thp nht thi kỳ hu chiến tranh.

Trong khi đó, đảng cc hu S la chn cho nước Đc (AfD) đã gây sc khi đng v trí th ba và ln đu tiên tiến vào quc hi Đc vi 13,5% s phiếu.

Published in Quốc tế

Nữ thủ tướng Angela Merkel, niềm tự hào của dân tộc Đức. Khủng hoảng Rohingya, nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột tôn giáo tại Châu Á. Bóng ma chiến tranh Việt Nam và hồi kết của ảo vọng dân chủ Cam Bốt. Đó là những chủ đề được các tuần báo Pháp quan tâm.

angela1

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chiến dịch vận động tranh cử tại trung tâm Berlin, Đức, ngày 23/09/2017. Reuters/Fabrizio Bensch

Pháp đã trải qua ba đời tổng thống, tại Đức, Angela Merkel vẫn bền bỉ giữ chiếc ghế thủ tướng với tất cả lòng ngưỡng mộ của cử tri. Bầu cử Quốc Hội Đức và Angela Merkel trước thềm một nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư : Một kỷ lục trong khối Liên Hiệp Châu Âu.

Tuần báo Anh The Economist phác họa ra toàn cảnh kinh tế tươi sáng của nước Đức kể từ khi bà Merkel lên cầm quyền năm 2005. Courrier International dành số báo đặc biệt mang màu cờ của Đức, một quốc gia nằm sát cạnh Pháp nhưng vẫn là một "ẩn số" với một phần lớn công luận ở phía bên này bờ sông Rhin.

Các tuần san của Pháp không còn nghi ngờ gì " thắng lợi một lần nữa thuộc về Angela Merkel và đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo". Le Point nhìn xa hơn đến tương lai trục Paris - Berlin, mà ở đó tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đạt một thỏa thuận với thủ tướng Merkel : "Xây dựng một Liên Hiệp Châu Âu vững mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc với Mỹ và cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ".

L'Obs quả quyết rằng ngay từ tối ngày 24/09/2017 khi kết quả bầu cử Đức được công bố, Pháp - Đức sẽ bắt tay ngay vào việc cải tổ Liên Hiệp Châu Âu, đôi bên phải tìm ra đồng thuận về thể thức vận hành của khu vực đồng euro.

Bí quyết của Angela

Nếu đi được đến cuối nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư, kết thúc 16 năm cầm quyền, Angela Merkel sẽ cùng chia sẻ với Helmut Kohl, người cha tinh thần đã nâng đỡ bà bước đầu khi tham gia chính trị, kỷ lục lãnh đạo được Đức trong thời gian dài nhất.

Le Point nhắc lại, đầu những năm 1990 Angela mới chỉ là "một con bé con - Das Madchen" đập vào mắt thủ tướng Tây Đức, Helmut Kohl. Gần ba chục năm sau, không ai có thể phủ nhận Merkel là một nhà lãnh đạo lớn của nước Đức thống nhất, của Châu Âu và cả thế giới. Angela Merkel là "vị thủ thướng của thế giới tự do" như ghi nhận của tạp chí Mỹ Time trong số báo cuối 2015.

Vậy thì đâu là bí quyết của Angela Merkel ? Tại sao cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố nếu là người Đức ông sẽ bỏ phiếu cho bà Merkel ? Courrier International trích dẫn tạp chí khoa học Anh, Nature để đưa ra một phần câu trả lời : Nước Đức của thủ tướng Merkel đã trở thành một địa điểm lý tưởng trong mắt các nhà nghiên cứu. Đức là nơi hiếm có trên thế giới mà tất cả các đảng phái chính trị đều đồng ý "tăng ngân sách ngành giáo dục và nghiên cứu".

Thông tín viên của báo Le Point tại Berlin Pascale Hugues đi sâu hơn vào thực chất : Bí quyết của thủ tướng Đức nằm ở chỗ bà có được sự khéo léo và bình tĩnh để giải quyết những tranh chấp, Merkel là một nhà lãnh đạo có đầu óc thực tiễn và sự thông minh phi thường và là một nhà chiến lược tài ba. Để đạt đến đích, bà luôn thận trọng tiến từng bước trong mọi tình huống.

Chẳng thế mà nữ thủ tướng Đức vẫn đứng vững sau hàng loạt các khủng hoảng nghiêm trọng, từ đe dọa Hy Lạp phải rút khỏi khối euro dẫn đến sự đổ vỡ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, đến làn sóng trong công luận chống đối chính sách hào phóng của bà mở cửa biên giới đón nhận hàng trăm ngàn người nhập cư hồi mùa hè 2015.

Le Point nhắc lại, 2015-2016, ở vào thời điểm mà nhiều thành viên Liên Hiệp Châu Âu – đứng đầu là Hungary, đóng cửa biên giới, xây tường chận người di tản, cả thế giới hết lời ca ngợi lòng nhân ái của lãnh đạo Đức. Có điều, cử chỉ nhân đạo của Angela Merkel đã làm dấy lên một làn sóng bài ngoại ở Đức.

Angela Merkel vững như tường thành trong mọi cơn bão tố

Chính đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo có khuynh hướng bảo thủ của bà cũng đã nặng lời cho rằng Berlin kiểm soát không xuể các làn sóng nhập cư. Nhưng rồi, từng bước Angela Merkel vượt qua được mọi thử thách. Nếu như tỷ lệ tín nhiệm là thước đo về uy tín của một nhà lãnh đạo, thì có thể nói hình ảnh của bà trong lòng người dân Đức không hề suy suyển.

Bằng chứng rõ rệt nhất là khi Angela thông báo ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ, dân chúng Đức đã thực sự thở phào nhẹ nhõm. Bởi lẽ, bà Merkel là hình ảnh của một sự "ổn định", một sự "tiếp nối" trong lúc mà thế giới đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức.

Courrier International trong bài xã luận không vòng vo : chính vì tình hình thế giới quá nhiễu nhương, Angela Merkel mới quyết định tiếp tục công việc mà bà đã khởi động cách này 12 năm "với những nguyên tắc và nhịp độ" của chính mình.

Không thiếu gì những thách thức đặt ra cho nước Đức trong thời gian 4 năm sắp tới : một bên là Vladimir Putin muốn thống trị thiên hạ, bên kia là một ông Donald Trump với tính khí bất thường. Thế rồi phải kể đến nước Anh đang tiến hành thủ tục ly dị với Liên Hiệp Châu Âu.

Nếu như thủ tướng Merkel cùng với Paris xây dựng lại được một khối Châu Âu đoàn kết hơn thì đây thực sự là một thành công rất to lớn và Angela Merkel sẽ là một nhà lãnh đạo không chỉ của riêng nước Đức mà còn là một chính trị gia tầm cỡ của Châu Âu.

Một thời kỳ mới cho cặp bài trùng M&M

Để thực hiện được mục tiêu đó, Angela Merkel cần đến Emmanuel Macron, như ghi nhận của tạp chí L'Obs. Bà Merkel lên cầm quyền năm 2005 khi ở Pháp, Jacques Chirac là chủ nhân điện Elysée. Thế rồi người đàn bà có đầu óc thực tiễn và thận trọng này ở đỉnh cao quyền lực tại Berlin đã phải làm quen với tính cách "ba hoa" của Nicolas Sarkozy khi điện Elysée đổi chủ năm 2007.

Tháng 5/2012, François Hollande đắc cử tổng thống Pháp. Ông gây thất vọng không ít cho bà Merkel. Trong mắt Berlin, ông Hollande không là một đối tác đủ "nặng ký" để cặp bài trùng Pháp - Đức cải tổ sâu rộng Liên Hiệp Châu Âu, đem lại một làn gió mới cho khu vực.

Với Emmanuel Macron thì khác. Một nhà quan sát tại Đức nhìn nhận Đức đang cần Pháp hơn bao giờ hết, có điều lập trường về "ngôi nhà chung" này của tổng thống Pháp không hẳn được "rập khuôn" theo ý tưởng của bà Merkel.

Emmanuel Macron đòi Berlin cũng phải thay đổi lập trường và "điều chỉnh những sai lệch" trong chính sách kinh tế của eurozone. Trong lúc mà nước Đức của thủ tướng Merkel và nhất là dưới nhãn quan của bộ trưởng Tài Chính Schauble, thắt lưng buộc bụng là con đường duy nhất để khối euro vững mạnh.

Tuần báo L'Obs chờ đợi hai tháng sắp tới sẽ là thời kỳ Angela Merkel và Emmanuel Macron sẽ bắt đầu để lộ ra những bất đồng sâu rộng về một tương lai chung, về hai mô hình kinh tế Châu Âu mà họ theo đuổi.

Nước Đức, "best country in the world"

Có một điều mà chính người Đức cũng ngạc nhiên là cách nay vài tuần, một nghiên cứu của Mỹ đã bình chọn quốc gia này là "thiên đường hạnh phúc". Le Point điểm qua : từ kinh tế đến thể thao, trong lĩnh vực nào Đức cũng đứng đầu bảng. Ngay cả những cầu thủ bóng đá của Đức cũng làm mọi người phải ganh tị.

Cứ mỗi cuối tuần, những chuyến bay từ Berlin trở về các thành phố lớn của Châu Âu, đầy ắp những thanh niên rạng rỡ vì đã có hai ngày nghỉ đầy ý nghĩa trên quê hương của bà Merkel. Thế rồi lãnh đạo của nước Đức không chỉ là một phụ nữ, Angela Merkel còn là người "đàn bà thế lực nhất, được kính trọng nhất" thế giới.

Nhưng thực sự người dân Đức có hạnh phúc hay không ? Với Le Point, câu trả lời là có và đó là một điều mới lạ đối với một dân tộc trải qua hai cuộc Đại Chiến và khác với người Pháp, dân Đức thường quan niệm là "họ sống là để làm việc".

Châu Á trước đe dọa xung đột tôn giáo

Bầu cử Đức không làm quên đi hồ sơ nóng tại Đông Nam Á là khủng hoảng người Rohingya. Bức hí họa trên tuần báo L’Express cho thấy hình ảnh bà Aung San Suu Kyi có đến 5 cánh tay, tự bịt mắt mình. Bằng khen thành tình Giải thưởng Nobel bị chính Aung San Suu Kyi dẫm lên như một tấm thảm chùi chân. Trước mặt biểu tượng của sự đấu tranh bất bạo động Miến Điện là một người Hồi giáo bị dao đâm vào lưng.

Trong bài nhận định mang tựa đề "Châu Á bị tôn giáo làm khuynh đảo", Christian Makarian đưa ra hai ý chính. Thứ nhất thế lưỡng nan của bà Aung San Suu Kyi và thứ hai là Châu Á đang trở thành một mặt trận mới, nơi có "xung đột với đạo Hồi".

Không phủ nhận những sai lầm bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên tác giả nhắc lại một yếu tố quan trọng : Chính nhờ áp lực của công luận Miến Điện, của các Phật tử mà bà Aung San Suu Kyi đã được tập đoàn quân sự trả tự do để rồi từng bước đem lại một bộ mặt mới cho đất nước. Ngặt một điều, những nhà tu khoác áo cà sa và Phật tử tại Miến Điện đã có ý đồ phát huy tư tưởng Phật giáo quá khích, cho dù phải loại trừ các thiểu số khác.

Tình hình nghiêm trọng đến nỗi mà tất cả những gương mặt tiêu biểu nhất cho các tôn giáo trên thế giới, từ đức Đạt Lai Lạt Ma, đến tổng giám mục người Nam Phi, Desmond Tutu, hay đức Giáo Hoàng Francis đều phải lên tiếng kêu gọi chấm dứt truy bức người Hồi giáo Rohingya.

Nhưng nguy hiểm hơn cả theo nhà báo Makarian là hồ sơ Rohingya Miến Điện đang khơi dậy những hiềm khích tôn giáo tại Châu Á. Có nguy cơ những thành phần dân tộc chủ nghĩa theo Ấn giáo noi gương Miến Điện, xua đuổi người theo đạo Hồi. Đó là chưa kể đe dọa thánh chiến Hồi giáo bắt rễ vào một số nước ở Đông Nam Á từ Malaysia, Indonesia đến Philippines.

Không hẹn mà phóng viên của tuần báo L'Obs, François Reynaert đưa ra một quan điểm tương tự qua nhận định : Khủng hoảng Rohingya bùng lên vào lúc "bản sắc tôn giáo" chia rẽ Nam Á và Đông Nam Á.

Không phải tình cờ mà thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tuyên bố đứng về phía chính quyền Miến Điện. Ngược lại tại Indonesia, nước đông dân Hồi giáo nhất thế giới thì người ta lại đốt cờ của Miến Điện. Reynaert châm biếm : Đó là chưa kể đến những quốc gia yêu chuộng dân chủ như Thổ Nhĩ Kỳ hay Tchetchenia lên tiếng tỏ tình "liên đới với những người anh em Hồi giáo" trong vùng vịnh Bengal. Tiếc là dù biến khủng hoảng Rohingya thành một công cụ chính trị như vậy, chẳng cải thiện được gì cho những con người khốn khổ đang sống trong tuyệt vọng.

Cam Bốt : Hồi kết của ảo vọng dân chủ

Phần trang Châu Á của Courrier International thu hút độc giả với một bức hí họa với nội dung một bàn chân to dẫm đạp xuống những mạng người nhỏ như kiến, số bỏ chạy tứ tung. Ở bên trên là hàng tựa : "Hồi kết của ảo vọng dân chủ Cam Bốt".

Courrier International trích lại một bài báo trên The Nation của Thái Lan : "Sau 30 năm cầm quyền, tưởng chừng thủ tướng Cam Bốt Hun Sen an tâm. Tiếc rằng thực tế không hẳn là như vậy. Chuẩn bị cho bầu cử vào năm tới chính ông Hun Sen đã quyết định tấn một đòn mạnh vào các đối thủ chính trị và những tiếng nói bất đồng".

Nhật báo Cambodia Daily đã phải đóng cửa hôm đầu tháng sau đăng bài xã luận với nội dung tố cáo Cam Bốt lại rơi vào vòng luẩn quẩn của một chế độ độc tài. Cũng chính quyền Phnom Penh đã ra lệnh bắt giam lãnh đạo đảng đối lập, nghị sĩ quốc hội Kem Sokha vì tội "phản quốc", dọa giải tán đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt mà ông Kem Sokha là một trong hai đồng chủ tịch.

Bài báo kết thúc như một lời khuyên với lãnh đạo Cam Bốt : "Có lẽ thủ tướng Hun Sen nên chăm chút cho hình ảnh của ông, để được lịch sử nhớ đến như người đã đưa xứ Chùa Tháp ra khỏi "vùng tăm tối" sau những năm tháng Khmer Đỏ, hơn là gia tăng đàn áp đối lập để lộ hình ảnh của một nhà độc tài chấm dứt ảo vọng dân chủ, đẩy Cam Bốt vào một tương lai tối tăm".

Vera, người tình của Nabokov

Trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta biết rất nhiều về Vladimir Nabokov, tác giả cuốn tiểu thuyết từng gây tranh cãi một thời Lolita, nhưng có mấy ai biết được rằng, ông là một người chồng chung thủy ngoại hạng. Trong hơn nửa thế kỷ chỉ yêu có mỗi nàng Vera.

L'Obs giới thiệu tập thư Nabokov gửi đến người vợ yêu trong một tuyển tập 850 trang với cái tên đơn giản Thư gửi Vera, nhà xuất bản Fayard vừa cho ra mắt độc giả Pháp.

Tiểu thuyết Lolita mang tính "nổi loạn" bao nhiêu, thì ngược lại ngoài đời, cha đẻ ra nhân vật này lại là một người chồng "hiền lãnh" bấy nhiêu. Các bạn văn của ông và sau này hậu thế đều biết Nabokov nổi tiếng là "một nhà cầm bút có cuộc hôn nhân dài nhất của thế kỷ 20".

Qua những lá thư tình lãng mạn đó, chúng ta biết được rằng, Vladimir và Vera đã gặp nhau lần đầu năm 1923 giữa lòng Berlin trước khi kết nghĩa trăm năm. Cả hai đã cùng chạy trốn khỏi gọng kềm Bolchevik. Vera yếu đuối về thể chất. Vladimir có sức khỏe vô thường, ông thích chu du thiên hạ. Đã không ít lần Nabokov van xin người đẹp Vera cùng ông đến Luân Đôn, Paris hay đến bên bờ biển biếc miền nam nước Pháp.

Ngay cả khi họ sống chung dưới một mái nhà, Nabokov vẫn có thói quen viết thư cho vợ. Lettres à Vera bao gồm những bức thư rất riêng tư của tác giả tiểu thuyết Lolita gửi đến người vợ yêu trong suốt thời gian từ năm 1923 đến 1976, tức một năm trước khi Vladimir Nabokov qua đời. Tiếc là về phía Vera bà đã hủy toàn bộ thư bà viết cho chồng. Theo giải thích của chính bà, bút sách là "thuộc phạm trù của riêng" Vladimir Nabokov.

Bóng ma chiến tranh Việt Nam

Sẽ là một thiếu sót nếu không điểm qua khung báo nhỏ trên L’Obs dành cho cuốn tiểu thuyết Cảm Tình viên của nhà văn Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt. Tiểu thuyết từng đoạt giải Pulitzer này vừa được dich sang tiếng Pháp. Nhà báo Đoan Bùi trên L’Obs ghi nhận : Người Việt sống với những hồn ma, trong tiểu thuyết của Nguyễn Thanh Việt không thiếu những bóng ma đó. Những bóng ma đó không chỉ là những người chết trong chiến tranh, mà còn có cả những người di tản và kể cả số mà đồng hồ tâm lý đã dừng lại ở múi giờ của Sài Gòn. Như chính Nguyễn Thanh Việt đã viết : "Chiến tranh luôn diễn ra hai lần, một trên trận địa và một trong ký ức".

Thanh Hà

Published in Quốc tế