Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Huawei và dấu chấm hết cho ‘kỷ nguyên vàng’ Anh – Trung

Nguyễn Hùng, VOA, 17/07/2020

Dưới sc ép ca các đng minh cng vi s thc tnh ca chính gii Anh v mt Trung Quc không như h mơ, hãng công ngh Huawei đã b loi khi mng vin thông thế h 5, vn được gi là 5G, ca Anh Quc.

hoavi1

Hãng công nghệ Huawei đã bị loại khỏi mạng viễn thông thế hệ 5, vẫn được gọi là 5G, của Anh Quốc.

Trước đó Anh đã gii hn s tham gia ca Huawei mức tối đa là 35% nhưng ch vài tháng sau quyết đnh đã được đo ngược. Và cùng chìm xung vi Huawei là ‘k nguyên vàng’ trong quan h Anh – Trung được chính London v vp khi xướng khi Ch tch Tp Cn Bình thăm Anh hi tháng 10/2015.

Đó là chuyến thăm với nhiu thm đ, c đ và trang phc đ. B trưởng Ni v khi đó và sau này là th tướng, bà Theresa May, din mũ đỏ, váy đ và giày đỏ để đón ông Tp, người ngay Đin Buckingham và được N hoàng khon đãi. S nhún nhường ca chính quyn David Cameron lúc by gi trước Trung Quc thm chí b coi là "nhc quốc th". Mt chuyên gia v Trung Quc, James McGregor, được báo Guardian dẫn li : "Nếu anh hn hn như con chó con, đối tượng được nhm ti s nghĩ rng h choàng được dây vào c anh ri".

Nhìn những gì Trung Quc làm Hong Kong qu là h đã nghĩ như thế. Bt chp tha thun đã ký kết vi Anh khi nhn li Hong Kong hi năm 1997, Bc Kinh không còn tôn trng nguyên tắc mt quc gia, hai chế đ, vn s còn kéo dài ti năm 2047 theo như cam kết ca Trung Quc. S m ca th trường Trung Quc cho các doanh nghip Anh không h tương xng vi nhng gì Anh trao cho các công ty Trung Quc. Mi năm Trung Quc cũng xut khẩu vào Anh nhiều hơn nhiu so vi nhp khu.

Nhiều chính tr gia Anh gi đã bt ngây thơ và đành t b gic mơ làm giàu nh Trung Quc. H cũng cng rn trong vn đ Hong Kong bng vic cho phép cho hàng triu người Hong Kong đang mang h chiếu Anh, dng cấp cho người ngoài Anh, được quyn xin quc tch. Quyết đnh được đưa ra sau khi Trung Quc áp đt lut an ninh quc gia lên Hong Kong.

Vài ngày trước khi Anh ra quyết đnh, Đi s Trung Quc London, ông Lưu Hiu Minh, đã do Anh s phi chu hu qu nếu như có hành đng cng rn vi Trung Quc. Li đe do cũng được lp li sau khi Huawei b loi khi cuc chơi. Ông Minh, người đã ti v Anh trong 10 năm qua, nói quyết đnh ca Anh làm Trung Quc "nn lòng" vào thi đim mà "k nguyên vàng" đã sang năm thứ năm. Ông nói Huawei đã đu tư hai t bng Anh và to 28.000 vic làm ti Anh.

Và Trung Quốc s không ch do mà s có hành đng c th như h đã làm trong căng thng vi Canada. Bức biếm ho ca tp chí The Economist xuất bn ti Anh tun này đăng hình con rng đ nhe hàm răng trng n đui theo chiếc xe mini v c Anh trên nóc. Con rng đang lng ln vì bn vàng Anh năm nao nay đã tr li qu đo ca Hoa Kỳ, nước đang ngày càng cng rn vi Trung Quc. Nước Anh cũng thế cam go mà có chuyên gia gi là "s cô đơn chiến lược" sau khi đã ri EU, phi đương đu vi Hoa Kỳ đang theo đuổi chính sách bo h và nay hc hc vi nn kinh tế đng th nhì thế gii.

Nhưng nhng hành đng ca Trung Quc trong dch Covid và c trước đó đã giúp nhiu nước nhn ra chân tướng ca ông bn vàng gi. Nhiu nước chưa hay không dám nói ra nhưng đu hiu điu này. Trung Quc là bc thy v nhng chuyn láu cá và nước Anh dường như đã quyết thà ‘trăm năm cô đơn’ còn hơn đi trèo ct m ca Bc Kinh.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 17/07/2020

*********************

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

The Economist, Nghiên cứu quốc tế, 15/07/2020

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. "Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc", sau đó  ông nhớ lại. "Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể".

5g1

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài.

Các chính trị gia Anh đã thấy rằng các căng thẳng này ngày càng khó thoả hiệp. Vào ngày 14 tháng 7, chính phủ của ông Boris Johnson đã tuyên bố sẽ cấm mua các bộ thiết bị mới của Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc, để sử dụng trong các mạng di động thế hệ thứ năm (5G) của Anh từ năm tới. Các nhà mạngsẽ có nghĩa vụ phải loại bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei vào năm 2027. Điều đó đã đảo ngược một quyết định đưa ra hồi tháng 1 cho phép Huawei chiếm thị phần tối đa 35% và loại trừ công ty này khỏi các phần nhạy cảm nhất của mạng. Quyết định này dựa trên lời khuyên mới đây từ GCHQ, cơ quan tình báo tín hiệu của Anh, cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ làm Huawei không được tiếp cận các bộ phận thiết bị đáng tin cậy và khiến cho "không thể xác minh được" mức độ bảo mật của các thiết bị Huawei.

Anh cũng sẽ thay đổi các quy tắc nhập cư để cho phép tối đa 2,9 triệu người Hồng Kông có được quyền công dân Anh sau khi chính quyền Trung Quốc quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc lên thuộc địa cũ này của Anh. Hai nghị sĩ đã kêu gọi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đưa Carrie Lam, trưởng đặc khu Hong Kong, vào danh sách trừng phạt mới mà Anh đã công bố. Ông Johnson dự định sẽ thúc đẩy các kế hoạch bị trì hoãn lâu nay để thực hiện một chế độ sàng lọc đầu tư kỹ lưỡng hơn, khiến một loạt các công ty nước ngoài không thể mua lại các công ty Anh dựa trên lý do an ninh quốc gia.

Johnson từng tuyên bố mình là một "người yêu mến Trung Quốc", và khi còn là thị trưởng London, ông thậm chí còn nhiệt tình hơn cả ông Cameron trong việc theo đuổi thương mại và du lịch với nước này. Văn phòng của ông nói rằng họ muốn Trung Quốc vẫn là một đối tác về biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu, nhưng "mối quan hệ này không đi kèm cái giá nào cả". Các lãnh đạo doanh nghiệp Anh đang đau đầu vì mối quan hệ nóng lạnh thất thường này, và mong muốn chính phủ sẽ có một đường lối kiên định hơn.

Một số yếu tố lý giải cho lập trường cứng rắn này. Một là chính sách của Trung Quốc. Anh nói rằng Trung Quốc vi phạm hiệp định bàn giao Hồng Kông, trong đó bảo đảm lãnh thổ  này được hưởng các quyền và tự do, cũng như việc Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương đã khiến nhiều nghị sĩ Anh kinh hoàng. Một điều nữa là áp lực phải loại bỏ Huawei từ Mỹ và Úc, những đồng minh của Anh trong nhóm tình báo Five Eyes và là những nước Anh hy vọng sẽ sớm đạt được các thỏa thuận thương mại.

Tại Nghị viện, một nhóm vận động mới hình thành bao gồm các nhà lập pháp Bảo thủ cho rằng Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với các chuẩn mực toàn cầu và các xã hội tự do. Sức hấp dẫn của Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc này còn lớn hơn so với Nhóm Nghiên cứu Châu Âu của những người ủng hộ Brexit. Tom Tugendhat, thủ lĩnh của nhóm, là một cựu sĩ quan quân đội thuộc phe tự do trong đảng. Ông nói rằng "Anh đã hy vọng và đầy tham vọng, và thật đáng buồn khi hy vọng và kỳ vọng đó đã gặp phải những thực tế lạnh lùng của một quốc gia chuyên chế". Công Đảng dưới thời Keir Starmer cũng trở nên diều hâu hơn. Lisa Nandy, ngoại trưởng trong chính phủ đối lập, nói rằng Anh phải tìm ra "những lựa chọn thay thế trong nước" cho sức mạnh viễn thông và năng lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc đã nói với các vị khách nước ngoài rằng họ hi vọng nước Anh thời hậu Brexit sẽ là một nơi có thể dễ làm ăn vì Anh cần phải tăng cường thương mại ngoài EU và duy trì vị thế trung tâm tài chính của London. Sự thay đổi nhanh chóng này tất nhiên là một bất ngờ khó chịu đối với họ. Người Trung Quốc đã thể hiện rõ thái độ không hài lòng khi tại một cuộc họp báo vào ngày 6 tháng 7, Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh, đã cáo buộc các chính trị gia Anh có "tư duy thực dân" và nói rằng việc loại bỏ Huawei sẽ gửi đi một thông điệp rất xấu cho các nhà đầu tư Trung Quốc về nền kinh tế của Anh. "Chúng tôi muốn trở thành bạn và đối tác của nước Anh, nhưng nếu các bạn muốn biến Trung Quốc thành một quốc gia thù địch, các bạn phải gánh chịu hậu quả".

Trung Quốc thường xuyên trừng phạt các quốc gia nói hoặc làm những điều gây khó chịu cho họ. Bước đầu tiên là hủy bỏ các cuộc gặp giữa các chính trị gia, như từng xảy ra khi quan hệ với chính phủ của ông Cameron bị đóng băng trong một năm sau khi ông gặp Đức Dalai Lama, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Sau đó là các đe dọa kinh tế. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Anh, sau Mỹ và Liên minh châu Âu, chiếm 5% tổng thương mại nước này, và chính phủ Trung Quốc rất giỏi nhắm mục tiêu vào các nhà xuất khẩu nhạy cảm chính trị và có tính biểu tượng. Ngành xuất khẩu cá hồi Na Uy đã bị tấn công sau khi một giải Nobel hòa bình được trao cho một nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc. Xuất khẩu thịt bò và lúa mạch của Úc đã bị chặn sau khi Úc kêu gọi tiến hành một cuộc điều. tra quốc tế về sự bùng phát của coronavirus. Oliver Dowden, bộ trưởng văn hóa Anh, cho biết rằng các quyết định hạn chế và sau đó là cấm sự tham gia của Huawei vào mạng 5G của Anh sẽ khiến việc triển khai 5G của Anh bị chậm tiến độ hai đến ba năm và gây thiệt hại 2 tỷ bảng Anh (2,5 tỷ đô la).

Nếu Trung Quốc có ý muốn làm tổn thương nước Anh thì họ có thể lựa chọn một loạt các thương hiệu và lĩnh vực để nhắm vào. Danh sách các mục tiêu khả dĩ có thể bao gồm whisky Scotland hoặc Jaguar Land Rover, nhà sản xuất ô tô có khoảng 1/5 doanh số bán hàng được tạo ra tại Trung Quốc. Nhìn chung, London không quá bị ảnh hưởng, nhưng hai ngân hàng có nguồn gốc từ quá khứ thuộc địa của Anh, HSBC và Standard Chartered, lần lượt kiếm được hai phần ba và một nửa lợi nhuận của họ ở Trung Quốc và Hồng Kông. Một công ty bảo hiểm, Prudential, cũng hoạt động rất nhiều vào đó. "Nếu Trung Quốc thực sự muốn chèn ép chúng tôi … bằng cách trừng phạt các công ty Anh, họ có thể làm được điều đó", theo lời George Magnus thuộc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford. HSBC và Standard Chartered đã tuyên bố ủng hộ luật an ninh mới của Hồng Kông, nhưng Magnus không nghĩ hành động đó đủ bảo vệ họ.

Charles Parton, một nhà ngoại giao kỳ cựu người Anh và là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Dịch vụ Hoàng gia, cho rằng các biện pháp đó có thể khiến các nhà lãnh đạo sợ hãi nhưng thường không tồn tại được lâu dài, không chặn được xuất khẩu tổng thể tăng lên, và không thể ngăn cản các chính trị gia thách thức chính sách của Trung Quốc khi lợi ích của Anh bị đe dọa. Đầu tư của Trung Quốc vào Anh là nhằm tìm kiếm lợi nhuận, không phải chính trị hay từ thiện. "Tác động chủ yếu là lên các chính trị gia", Parton nói. "Thế giới ngoài kia vẫn tiếp tục. Học sinh đi du học. Du khách thì tham quan. Các doanh nghiệp vẫn kinh doanh bình thường".

Tuy nhiên, thiệt hại chính có thể không phải là những tổn thất hiện tại mà là tổn thất lợi ích trong tương lai. Một sự xích mích với Trung Quốc sẽ làm hỏng các sáng kiến ​​mới được thiết kế để mang lại cho Anh lợi thế cạnh tranh so với các nước châu Âu. Tranh cãi này có thể giết chết mối liên kết giữa các sàn giao dịch chứng khoán London và Thượng Hải và cản trở các lĩnh vực mới nổi, chẳng hạn như việc phát hành trái phiếu xanh ở London bởi các công ty Trung Quốc. Rất ít nghị sĩ sẽ nhận ra điều đó. Nhưng nhiều người losợ rằng những lợi thế bị đánh mất đang ngày càng chồng chất. "Chúng ta đã có Brexit, rồi Covid, chúng tacó cần phải đối đầu với Trung Quốc nữa hay không?" một cựu bộ trưởng nội các thời hoàng kim của quan hệ song phương nêu câu hỏi. Vấn đề đó sẽ sớm có câu trả lời rõ ràng.

The Economist

Nguyên tác : A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China", The Economist, 11/07/2020.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 15/07/2020

************************

Anh loại Hoa Vi khỏi mạng lưới 5G

Thụy My, RFI, 15/07/2020

Chính phủ Anh hôm 14/07/2020 loan báo loại Hoa Vi (Huawei) ra khỏi mạng lưới 5G vì lý do an ninh. Quyết định cứng rắn này có thể làm căng thẳng thêm quan hệ với Bắc Kinh, nhưng khiến Washington thỏa mãn. 

5g2

Trụ sở chính của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tại Anh Quốc. Ảnh chụp ngày 14/07/2020. Reuters - Matthew Childs

Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :

"Đó là một sự quay ngược khó khăn đối với chính phủ Boris Johnson, từ nhiều tháng qua vẫn cố gắng chống chọi áp lực của đồng minh Mỹ hùng mạnh, luôn cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp cho Bắc Kinh.

Bộ trưởng Văn hóa và Kỹ thuật số Oliver Dowden ra trước Nghị Viện loan báo là chính phủ sẽ cấm lắp đặt các thiết bị mới của Hoa Vi trong mạng lưới viễn thông kể từ năm tới. Ông nói thêm là các nhà cung cấp điện thoại di động từ nay cho đến năm 2027 còn phải loại tất cả các thiết bị đang sử dụng của tập đoàn Trung Quốc ra khỏi hệ thống 5G.

Hồi tháng Giêng, chính phủ Anh đã cho phép Hoa Vi xây dựng đến 35% cơ sở hạ tầng không mang tính chiến lược, để triển khai mạng 5G mới tại Anh Quốc. Nhưng các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt lên tập đoàn Trung Quốc vào tháng Năm đã khiến Anh đành phải tỏ ra cứng rắn hơn.

Quyết định miễn cưỡng này sẽ khiến chính quyền Anh hao tốn trên 2 tỉ euro, và làm cho việc triển khai mạng 5G bị trễ mất từ 2 đến 5 năm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến một trong những lời hứa tranh cử quan trọng của thủ tướng Johnson là bảo đảm cải thiện đáng kể mạng lưới viễn thông Anh".

Hoa Kỳ vui mừng, Trung Quốc thất vọng

Nhà Trắng hôm qua đã hoan nghênh động thái "phản ánh sự đoàn kết quốc tế ngày càng mạnh mẽ" về việc Hoa Vi và các nhân tố khác là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, vì nhận lệnh từ Đảng cộng sản Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) cho rằng quyết định của Luân Đôn "đáng thất vọng và sai lầm".

Hai hãng Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) lập tức cho biết sẵn sàng thế chỗ Hoa Vi. Nokia khẳng định có khả năng và chuyên môn để thay thế tất cả thiết bị của Hoa Vi theo tầm cỡ và tốc độ mong muốn, còn Ericsson nói rằng có sẵn công nghệ, kinh nghiệm và chuỗi cung ứng để thiết lập mạng lưới 5G "hàng đầu" tại Anh.

Thụy My

**********************

Anh Quốc : Thiết bị 5G của Huawei phải gỡ bỏ hết vào 2027

Leo Kelion, BBC, 14/07/2020

Các hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Vương quốc Anh bị cấm mua thiết bị mới 5G của Huawei sau ngày 31/12 và họ cũng phải gỡ bỏ tất cả bộ thiết bị 5G của hãng này khỏi mạng lưới của họ vào năm 2027.

5g3

Huawei cho biết họ tuyển dụng khoảng 1.600 người ở Anh

Bộ trưởng kỹ thuật số Oliver Dowden nói với Hạ viện Anh về quyết định này.

Anh có quyết định này sau các lệnh trừng phạt mà Washington đưa ra với việc tuyên bố hãng này tạo ra mối đe dọa an ninh quốc gia - điều mà Huawei phủ nhận.

Ông Dowden nói rằng quyết định này sẽ trì hoãn việc triển khai 5G của Anh trong một năm.

Ông nói thêm rằng chi phí tích góp của việc này và các hạn chế trước đó được công bố đối với Huawei hồi đầu năm, sẽ lên tới 2 tỷ bảng.

"Đây không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng nó là một quyết định đúng đắn đối với các mạng viễn thông của Vương quốc Anh, vì an ninh quốc gia và nền kinh tế của chúng ta, cả bây giờ và thực sự về lâu dài", ông nói.

Do lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ ảnh hưởng đến thiết bị trong tương lai, chính phủ không tin rằng sẽ là có lý về bảo mật cho việc loại bỏ các thiết bị 2G, 3G và 4G do Huawei cung cấp.

Huawei cho biết động thái này là : "tin xấu cho bất cứ ai ở Anh có điện thoại di động" và đe dọa sẽ "làm Anh lạc hậu về kỹ thuật số, tăng tiền sử dụng và làm sâu sắc thêm khoảng cách về kỹ thuật số".

Những hạn chế mới cũng đang được áp dụng đối với việc sử dụng bộ băng thông rộng của công ty.

Chính phủ muốn các nhà mạng "rút lui" khỏi việc mua thiết bị mới của Huawei để sử dụng trong mạng cáp quang hoàn diện.

Ông Dowden cho biết ông dự kiến điều này sẽ xảy ra trong vòng hai năm.

Ông giải thích rằng đang cho thêm thời gian cho cho băng thông rộng để tránh việc Anh trở nên phụ thuộc vào Nokia với tư cách là nhà cung cấp duy nhất cho một số thiết bị.

Quan ngại về chip

Vương quốc Anh lần cuối rà soát vai trò của Huawei trong cơ sở hạ tầng viễn thông vào tháng Một, khi quyết định cho phép công ty vẫn là nhà cung cấp nhưng đưa ra giới hạn về thị phần của mình.

Nhưng vào tháng Năm, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới để gây cản trở khả năng của Huawei trong việc sản xuất chip của riêng họ.

Điều này khiến giới chức an ninh kết luận rằng họ không còn có thể đảm bảo tính bảo mật cho các sản phẩm của mình nếu công ty phải bắt đầu tìm nguồn cung ứng chip từ bên thứ ba để sử dụng cho thiết bị của mình.

Bộ trưởng nói một đánh giá được thực hiện bởi Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Trung tâm Thông tin của Chính phủ là động lực cho những thay đổi.

"Huawei tuyên bố có kho dự trữ các bộ phận mà họ có thể sử dụng, nhưng điều này rõ ràng ảnh hưởng đến những gì Trung tâm an ninh mạng quốc gia có thể nói về sản phẩm của họ trong tương lai", tiến sĩ Ian Levy, giám đốc kỹ thuật của cơ quan này viết.

"Chúng tôi nghĩ rằng các sản phẩm của Huawei được điều chỉnh để đối phó với [các biện pháp trừng phạt] có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về bảo mật và độ tin cậy hơn do thách thức kỹ thuật lớn trước mắt và chúng tôi sẽ khó tin tưởng hơn vào việc sử dụng chúng trong khuôn khổ chiến lược giảm thiểu".

Nhưng những cân nhắc chính trị khác cũng có khả năng là yếu tố câ nhắc trong đó có mong muốn của Anh muốn đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ và gia tăng căng thẳng với Trung Quốc về việc xử lý dịch Covid-19 và cách Bắc Kinh ứng xử với Hong Kong.

Một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã thúc giục cho khoảng thời gian ngắn hơn để loại bỏ nó, đặc biệt đã có những lời kêu gọi lệnh cấm 5G có hiệu lực trước cuộc bầu cử tới vào tháng 5 năm 2024.

5g4

Huawei chỉ mới triển khai tổng cộng 20.000 trạm cơ sở ở Anh cho đến nay

Tuy nhiên, ông Dowden nói rằng "chúng tôi càng rút ngắn thời gian để loại bỏ thì nguy cơ gián đoạn thực tế đối với các mạng điện thoại di động càng cao".

BT và Vodafone đã cảnh báo rằng khách hàng có thể phải đối mặt với sự cố kỹ thuật với thoại di động nếu họ buộc phải gỡ bỏ tất cả bộ 5G của Huawei trong thời gian ngắn hơn.

Huawei cho biết họ tuyển dụng khoảng 1.600 người ở Anh và nói là một trong những nguồn đầu tư lớn nhất của Anh từ Trung Quốc.

Công ty - có cổ phiếu không được giao dịch công khai vào thứ Hai tuyên bố tăng 13% doanh số trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, với tổng trị giá 454 tỷ nhân dân tệ (64,8 tỷ đô la).

Vương quốc Anh sẽ chiếm một phần rất nhỏ trong số đó. Giám đốc của hãng tại Anh gần đây đã lưu ý rằng Huawei chỉ mới triển khai tổng cộng 20.000 trạm cơ sở ở Anh cho đến nay, nhưng dự kiến sẽ cung cấp tổng cộng 500.000 trạm trên toàn cầu trong năm nay.

Mặc dù vậy, điều mà công ty lo ngại và Washington hy vọng là các quốc gia khác sẽ đi theo quyết định của Anh bằng lệnh cấm của chính họ.

Mặc dù dường như rất ít cơ hội thay đổi quyết định này, Huawei cho biết họ vẫn đang thúc giục các bộ trưởng Anh cân nhắc lại.

Leo Kelion

Nguồn : BBC, 14/07/2020

Additional Info

  • Author The Economist, Thụy My, Leo Kelion
Published in Diễn đàn

Hoa Vi : Anh Quốc không cưỡng lại được áp lực của Mỹ

Trang nhất các báo Pháp ra ngày hôm nay 15/07/2020 chủ yếu được dành cho chủ đề lễ Quốc Khánh Pháp được cử hành một cách rất đặc biệt vào hôm qua trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn gây lo ngại. Tuy nhiên, một đề tài khác cũng rất được báo giới Pháp quan tâm là quyết định của nước Anh cấm tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tham gia mạng 5G tại nước này.

hoavi1

Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) và tổng thống Mỹ Donald Trump trong thượng đỉnh NATO, tại Watford, Anh, ngày 04/12/2019. Reuters - Peter Nicholls

Số phận của Hoa Vi tại Anh Quốc đã được nhật báo kinh tế Pháp Les Echos nêu thành tựa chính trang nhất "5 G : Luân Đôn đuổi Hoa Vi", trong lúc ở trang quốc tế, nhật báo cánh hữu Le Figaro ví von : "Boris Johnson loại Hoa Vi ra khỏi cuộc chơi tại Anh Quốc".

Tranh cãi chung quanh cái giá phải trả khi loại Hoa Vi

Sau khi nhắc lại quyết định của chính quyền Anh vào hôm qua, theo đó thì các công ty Anh bị cấm mua thiết bị của Hoa Vi kể từ năm tới, và phải tiến hành việc dỡ bỏ dần dần các thiết bị 5G đang sử dụng từ đây đến 2027, Les Echos đã nhấn mạnh đến cuộc tranh luận đã bùng lên chung quanh cái giá mà Anh phải gánh chịu khi loại bỏ tập đoàn Trung Quốc ra khỏi mạng 5G của mình.

Theo Les Echos, Hoa Vi hiện là nhà cung cấp 1/3 ăng ten điện thoại di động ở Châu Âu. Cấm Hoa Vi vì lý do an ninh quốc gia sẽ tốn kém rất nhiều cho các công ty viễn thông. Tốn kém bao nhiêu vẫn là một ẩn số.

Năm ngoái một nghiên cứu của GSMA, tập hợp 750 công ty và nhà sản xuất điện thoại di động, đã đưa ra con số cực lớn là 55 tỷ euro tốn kém cho các công ty Châu Âu. Thế nhưng, vào tháng Sáu năm nay, Strand Consult, nhóm chuyên về viễn thông của Đan Mạch, chỉ nói đến… 3 tỷ euro thiệt hại mà thôi. Khoản tiền này dĩ nhiên không nhỏ, nhưng không đến nỗi quá lớn so với 3 tỷ euro mà 4 công ty Pháp đầu tư hàng năm vào các hệ thống điện thoại di động hay 7 tỷ euro mà họ đổ vào việc triển khai hệ thống cáp quang.

Thế nhưng, theo tờ báo Pháp, giá thiết bị chỉ là bề nổi của tảng băng. Các công ty viễn thông cho rằng ngoài chi phí thiết bị, phải thêm vào những chi phí gián tiếp như việc bị mất khách hàng do việc khởi động chậm trễ hệ thống 5G, thiết bị cạnh tranh với Hoa Vi lại tăng giá...

Một nghiên cứu của hãng Oxford Economics gần đây đánh giá là không có Hoa Vi, giá các ăng ten sẽ tăng từ 8 đến 29% ở Châu Âu, nhưng Les Echos đã cho biết ngay là nghiên cứu này lại do chính tập đoàn Trung Quốc yêu cầu thực hiện.

Trong tình hình đó, nhật báo Pháp cho rằng cái giá quan trọng nhất mà nước Anh phải chịu là quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Bắc Kinh đã đe dọa trả đũa nếu hoạt động của Hoa Vi bị cản trở. Việc loại bỏ Hoa Vi có thể phải trả bằng các thất bại trong việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân hay máy bay Airbus qua Trung Quốc.

Hoa Vi không còn được hoan nghênh ở phương Tây

Cũng về Hoa Vi, dưới tựa đề "Boris Johnson loại Hoa Vi ra khỏi cuộc chơi tại Anh Quốc", Le Figaro ghi nhận là dưới sức ép của Mỹ, Luân Đôn đã cấm Hoa Vi trong chương trình triển khai hệ thống 5G tại Anh Quốc.

Tác giả bài viết, Arnaud de La Grange, nhận định ngay là giữa thị trường mênh mông Trung Quốc và quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ, thủ tướng Anh Boris Johnson đã chọn lựa. Đảo ngược một quyết định đưa ra vào tháng Giêng, thủ tướng Anh đã loại bỏ Hoa Vi với lý do an ninh quốc gia. Đối với Hoa Vi, đây là một thất bại lớn, một dấu hiệu cho thấy là tập đoàn Trung Quốc không còn được hoan nghênh ở phương Tây.

Theo Le Figaro, trong thời gian qua, thủ tướng Johnson đã chịu nhiều sức ép, từ bên ngoài cũng như bên trong. Trước tiên là áp lực từ phía Mỹ, vốn rất bực tức sau vụ ông Johnson vào tháng Giêng vừa qua, đã bật đèn xanh cho Hoa Vi tham gia một phần vào hệ thống 5G ở Anh.

Washington đã cảnh cáo Luân Đôn là việc trao đổi thông tin tình báo giữa 2 nước có thể bị ảnh hưởng, trong lúc các phái viên Mỹ liên tục cho hiểu là hồ sơ Hoa Vi có thể đè nặng lên các cuộc thảo luận về một hiệp định tự do mậu dịch Anh-Mỹ, rất cần thiết đối với Luân Đôn sau khi đã rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng sức ép, theo tờ báo Pháp, cũng đến từ phe của ông Boris Johnson. Một số nghị sĩ đảng bảo thủ, ít ra là 60 người, đã phản đối quyết định bật đèn xanh cho Hoa Vi, vì theo họ điều này sẽ có hại cho an ninh quốc gia. Họ còn nêu bật sai lầm địa chính trị khi đứng về phía Trung Quốc và đối đầu với đồng minh Mỹ.

Le Figaro ghi nhận là quyết định về Hoa Vi được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Anh - Trung Quốc căng thẳng hẳn lên. Luân Đôn đã tố cáo Bắc Kinh "vi phạm" các cam kết về Hồng Kông và mở rộng cửa đón người Hồng Kông muốn đến định cư tại Anh.

Báo Times vào hôm qua còn cho biết thêm là một trong hai tàu sân bay của Anh có thể sẽ được triển khai ở Châu Á, trước mối đe dọa của Trung Quốc.

Biển Đông : Washington chơi vỗ mặt Bắc Kinh 

Liên quan đến mối đe dọa Trung Quốc, dưới tựa đề "Washington muốn đối phó với ‘đế chế hàng hải’ Trung Quốc", báo Le Figaro đã nhắc lại tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ hôm thứ hai 13/07, cho rằng yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là "bất hợp pháp".

Theo tác giả bài viết, Sébastien Faletti, thì đúng là Washington đang kết hợp lời nói với hành động. Sau khi gởi hai tàu sân bay đến Biển Đông chỉ cách đây vài ngày, thì Mỹ lại tung đòn ngoại giao nhắm vào tham vọng của cường quốc thứ nhì thế giới tại Biển Đông, trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng thêm trên vấn đề Hồng Kông và nguồn gốc dịch Covid-19.

Le Figaro cho rằng qua tuyên bố hôm 13/07, Washington như vậy đứng thẳng thừng về phía Philippines và khuyến khích Hà Nội làm như Manila trước đây là "lôi con Rồng" - cách phương Tây thường gọi Trung Quốc - ra trước tòa án quốc tế, từ bỏ thái độ dè dặt ngoại giao cố hữu để chà đạp tấm bản đồ "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Đối với tờ báo Pháp, đây là một thay đổi quan trọng của Mỹ, cho đến gần đây vẫn thận trọng đứng ngoài cuộc tranh chấp, chỉ lên tiếng bảo về quyền tự do hàng hải, không đứng về phía Trung Quốc hay các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Indonesia.

Thế nhưng, giờ đây, chính quyền Trump đã công khai vạch mặt Trung Quốc, cho dù không chính thức ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia khác. Tờ báo dẫn lời nhà nghiên cứu Collin Koh, Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore : "Washington đã quyết định từ bỏ thái độ gián tiếp để ủng hộ công khai hơn đòi hỏi của các nước (Đông Nam Á) ở Biển Đông".

Pháp : Lễ Quốc khánh đặc biệt giữa mùa dịch Covid-19

Dưới ảnh chụp Tổng thống Pháp Macron bên cạnh thủ tướng Jean Castex, cả hai đều mang khẩu trang, nhật báo cánh tả Libération chạy tựa lớn : "Hướng đi giấu mặt", ý nói đến việc ông Macron, trong cuộc phỏng vấn quan trọng nhân ngày Quốc khánh, chỉ thông báo về việc bắt buộc mang khẩu trang ở những nơi công cộng trong không gian kín, hay việc làm của giới trẻ, nhưng không vạch ra những đường hướng cho giai đoạn cuối nhiệm kỳ 5 năm của ông.

Đối với tờ báo tổng thống Macron có vẻ không muốn thay đổi chính sách của ông mặc dù đã gặp nhiều chỉ trích trong việc đối phó với dịch Covid-19 và phong trào Áo Vàng. Cuộc phỏng vấn lễ Quốc Khánh lẽ ra là dịp để ông cụ thể hóa lời hứa sẽ đổi hướng đi, thế nhưng, sau hơn một giờ đồng hồ trả lời phỏng vấn, rõ ràng là hướng đi mà ông Macron đã vạch ra không thay đổi gì cả, "điểm đến" vẫn như thế, điểm quan trọng chỉ là "thay đổi con đường đi đến đích" mà thôi.

Le Figaro cũng dành trang nhất cho chủ đề Quốc Khánh, và thấy rằng tổng thống Macron vẫn đang tìm kiếm một "đường đi mới", tựa lớn trên trang nhất. Tờ báo cũng nêu bật hai điểm quan trọng trong trả lời phỏng vấn của tổng thống Pháp : việc làm của thanh niên và sự cần thiết của khẩu trang.

Tờ báo chú ý đến kế hoạch vực dậy kinh tế "ít ra 100 tỷ euro" cộng thêm số 460 tỷ hỗ trợ kinh tế từ đầu dịch bệnh. Thanh niên được ưu tiên trong kế hoạch này : sẽ có 300 000 hợp đồng hội nhập và 100 000 chỗ làm dịch vụ công dân được thiết lập sau mùa hè.

Về y tế, tổng thống Pháp vẫn lo ngại về một làn sóng dịch bệnh thứ hai, do vậy ông đã tỏ ý muốn bắt buộc mọi người dân phải đeo khẩu trang tại những nơi công cộng có mái che kể từ ngày 01/08/2020.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế