Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ Carlos Ghosn : Những nghi vấn và các hệ quả của cuộc chạy trốn (RFI, 03/01/2019)

Ngày 02/01/2020, cựu lãnh đạo liên doanh Renault – Nissan – Mitsubishi khẳng định tự ông tổ chức cuộc chạy trốn ra khỏi Nhật Bản đến Lebanon. Trên nguyên tắc, ông Carlos Ghosn sẽ bị tư pháp Nhật Bản đưa ra xử vào mùa xuân năm 2020 với những cáo buộc tham ô, tiêu lạm công quỹ.

carlos1

Cựu lãnh đạo liên doanh Renault-Nissan-Mitsubishi, ông Carlos Ghosn cùng vợ, Carole Ghosn, rời văn phòng luật sư ở Tokyo. Ảnh chụp ngày 03/04/2019. Kazuhiro NOGI / AFP

Cũng trong ngày hôm qua, tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol phát lệnh truy nã "đỏ" nhắm vào ông. Vụ đào thoát ly kỳ này, đôi khi được thổi phồng như là một tập phim của James Bond 007, đã làm dấy lên nhiều câu hỏi, nhất là bởi vì ông đang bị quản thúc tại gia, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát Nhật Bản, thậm chí là của một công ty an ninh tư nhân do hãng Nissan ủy thác.

Nhật báo Le Monde số ra ngày 03/01/2019, tìm cách làm sáng tỏ một số điểm thắc mắc cũng như là hệ quả của vụ đào thoát này. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.

Vụ đào thoát diễn ra như thế nào ?

Theo truyền thông Lebanon, cuộc đào tẩu của ông Carlos Ghosn được thực hiện với sự trợ giúp của một công ty bảo vệ tư nhân. Tuy nhiên, bà Carole Ghosn, vợ của ông, đã phủ nhận một lời thuật dường như cho rằng ông Ghosn được đưa ra ngoài chỗ tạm giam bằng cách nấp trong một chiếc hộp dùng để vận chuyển các nhạc cụ cho một ban nhạc được mời đến trình diễn tại tư gia của ông ở Nhật. Một điểm chắc chắn là các dữ liệu từ bộ tư pháp Nhật Bản không cho thấy có một cuộc xuất cảnh nào mang tên ông.

Điều tra sơ bộ cho thấy khoảng 5 giờ 15 ngày thứ Hai, 30/12/2019, một chuyên cơ tư nhân mang số hiệu TC-TSR đến từ Osaka, Nhật Bản đã đáp xuống phi trường Atatürk – không phục vụ các chuyến bay thương mại, nhưng được dùng cho các loại máy bay vận chuyển hàng hóa và các chuyến bay riêng. Chiếc máy bay này sau đó được cất vào trong kho. Vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, một chiếc máy bay tư nhân khác, chiếc Bombardier Challenger 300 số hiệu TC-RZA đã cất cánh từ chính phi trường trên, rồi thẳng hướng Beyrouth.

Theo hãng thông tấn DHA của Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà điều tra đã có trong tay bản ghi âm trao đổi giữa phi công của chiếc máy bay thứ hai và tháp kiểm soát không lưu. "Destination Beyrouth", phi công thông báo trong đoạn ghi âm.

Ông Ghosn đi vào Lebanon bằng cách nào ?

Nhiều nguồn tin Lebanon khẳng định Carlos Ghosn đã vượt qua rào kiểm soát ở Beyrouth bằng hộ chiếu Pháp. Dường như ông có đến hai hộ chiếu. Theo kênh truyền hình NHK của Nhật Bản, một trong hai chiếc hộ chiếu được cất trong một chiếc túi đeo mà chìa khóa, một mã khóa bí mật do các luật sư bào chữa cho ông nắm giữ. Tấm hộ chiếu thứ hai này dường như được dùng để di chuyển ở trong nước. Hơn nữa, theo Le Monde, đối với một số doanh nhân các doanh nghiệp chiến lược có quan hệ làm ăn với Israel và các nước Ả Rập, việc có thêm một hộ chiếu thứ hai là quan trọng. Các luật sư của ông hiện còn đang nắm giữ các hộ chiếu khác của ông (Brazil, Lebanon và Pháp).

Vẫn theo truyền thông Lebanon, một khi đến Beyrouth, dường như đích thân tổng thống Lebanon, Michel Aoun, đến đón ông tại phi trường. Trả lời câu hỏi của Le Monde, phủ tổng thống đã bác bỏ thông tin này.

Cuộc điều tra đã đi đến đâu ?

Thứ Năm, 02/01/2020, kênh truyền hình NHK tiết lộ các công tố viên đã tiến hành lục soát tư dinh của ông ở Tokyo. Bộ Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ cũng mở một cuộc điều tra để xác định rõ ông Ghosn đã quá cảnh Istanbul trong những điều kiện nào. Hãng thông tấn DHA còn cho biết 7 người đã bị cảnh sát bắt giữ : bốn phi công, hai nhân viên mặt đất và viên chức của một công ty vận chuyển hàng không tư nhân. Những người này bị nghi ngờ đã giúp đỡ ông Ghosn trở về Lebanon từ một sân bay ở Istanbul.

Nhật Bản đã có phản ứng như thế nào ?

Tại Nhật Bản, báo chí chỉ trích Carlos Ghosn nhiều hơn là các thiếu sót của chính phủ, không thể ngăn cản vị doanh nhân rời đất nước. Từ các báo cấp tiến cho đến bảo thủ của Nhật đều cho rằng việc ông Ghosn đào thoát là "phạm một trọng tội", "một hành vi hèn nhát", và đòi "xem xét lại" lời biện minh vô tội của ông Ghosn.

Về phần mình, tập đoàn Nissan là tỏ ra kín tiếng. Hãng này e ngại phải hứng chịu thêm một yếu tố bất ổn mới. Nissan chỉ vừa mới vực dậy thì vào cuối năm 2019, nhân vật số 3 của hãng là ông Jun Seki phải từ chức chỉ sau ba tuần nhậm chức. Riêng cựu giám đốc điều hành của Nissan, ông Toshiyuki, một thời là thân cận của Carlos Ghosn, là lấy làm tiếc về cuộc đào thoát này, cho rằng "từng hy vọng sự thật sẽ được sáng tỏ ở tòa".

Phiên xử sẽ như thế nào ?

Việc ông Ghosn đào thoát buộc phải đình phiên xử, dự kiến diễn ra trong năm 2020. Giờ chỉ còn hãng Nissan và ông Greg Kelly, cánh tay phải của ông, bị bắt cùng ngày với vị cựu chủ tịch vào năm 2018 và cũng được tại ngoại hầu tra, là sẽ bị đưa ra xét xử.

Le Monde lưu ý là thứ Tư 01/01/2020, tòa án Tokyo đã chấp nhận thu khoản tiền 1,5 tỷ yên (12,3 triệu euro) mà ông Ghosn nộp vào thời điểm được tại ngoại hầu tra hồi tháng 4/2019. Với cuộc tẩu thoát này, việc trả tự do xem như bị hủy : nếu ông Ghosn quay lại Nhật Bản, ông sẽ bị đưa trở về tù ngay lập tức.

Các công tố viên phụ trách cuộc điều tra tỏ ra tức giận cho rằng "việc trả tự do có điều kiện là một sai lầm" và mọi việc giờ phải "làm lại từ đầu". Viện công tố từng phản đối mạnh mẽ việc cho phép ông Carlos Ghosn được tại ngoại hầu tra, khi cho rằng nguy cơ nghi can đào thoát là rất cao, do những mối quan hệ rộng rãi của ông Ghosn.

Về phần các luật sư của ông Ghosn, họ thật sự ngỡ ngàng. Luật sư bào chữa chính, Junichiro Hironaka, phủ nhận mọi can dự. Đương nhiên, ông sẽ phải giải thích bởi vì chính ông là người đã bảo đảm cho việc trả tự do có điều kiện của ông Ghosn.

Liệu Carlos Ghosn có bị dẫn độ ?

Nhật Bản có thể yêu cầu Lebanon cho dẫn độ, nhưng cuộc thương lượng dự báo là sẽ khó khăn. "Cơ may có được lệnh dẫn độ hầu như là không có", theo như nhìn nhận của chính phủ Nhật Bản. Bởi vì, từ bao lâu nay, Tokyo đòi Beyrouth cho dẫn độ Kozo Okamoto, một trong các thủ phạm vụ tấn công khủng bố sân bay quốc tế Ben Gourion tại Israel năm 1972, làm thiệt mạng 26 người. Chính quyền Lebanon không những từ chối giao trả ông Okamoto, mà còn cấp quy chế tị nạn chính trị cho nhân vật này năm 2000. Nhưng theo một người khác am tường về hồ sơ này thì "Tokyo cũng có thể thông qua Paris, vốn dĩ có thỏa thuận dẫn độ với Lebanon".

Trong số những phản ứng chính thức hiếm hoi từ Lebanon, Tổng cục An ninh, cơ quan chuyên trách về an ninh sân bay ở Beyrouth, khẳng định ông Ghosn đã nhập cảnh vào Lebanon "một cách hợp pháp" và do vậy "không thể truy tố ông". Hơn nữa, theo ghi nhận của nhà kinh tế học Sami Nader, "cho đến lúc này, chính phủ Nhật Bản chưa có một yêu cầu chính thức nào gởi đến Beyrouth". Phía Pháp, thông qua lời quốc vụ khanh đặc trách kinh tế, bà Agnès Pannier-Runacher, trên đài BFM-TV khẳng định "Carlos Ghosn sẽ không bị dẫn độ nếu ông về Pháp".

Quan hệ Lebanon – Nhật Bản có bị ảnh hưởng ?

Vụ việc có lẽ sẽ không có nhiều tác động đối với mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Lebanon. Ông Karim Emile Bitar, giám đốc Viện Khoa học Chính trị trường đại học Saint-Joseph tại Beyrouth giải thích :

"Mức nhập khẩu hàng các sản phẩm điện tử hay xe hơi của Nhật tại Lebanon cũng khá quan trọng. Nhưng tỷ lệ này chiếm một phần khá nhỏ trong GDP của Nhật Bản, và Lebanon còn phát triển các mối quan hệ với nhiều con rồng Châu Á khác như Hàn Quốc chẳng hạn. Có thể nói, tác động về kinh tế không nhiều, nhưng vụ Ghosn rất có thể mở ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao".

Có một điều chắc chắn được giới doanh nhân nước ngoài tại Nhật Bản nhắc đến nhiều là vụ đào thoát của ông chủ công nghiệp quyền lực này đều tiện cho cả Pháp và Nhật Bản, cùng tránh phơi bày những thủ đoạn, bí mật bên trong hậu trường trong trường hợp phiên xử ông Ghosn được mở.

Vậy Carlos Ghosn có sẽ bị xử ở Lebanon hay không ?

Dường như ông Ghosn muốn có một phiên xử tại Lebanon. Trong một thông cáo được đưa ra ngay sau khi đến Beyrouth, ông tuyên bố là "không chạy trốn công lý" và "được giải thoát khỏi sự bất công". Tuyên bố này cho phép suy đoán ông không từ chối một có một phiên xử nhưng trong một môi trường thuận lợi hơn.

Carlos Ghosn giải thích rằng ông chạy trốn là vì ông quá mệt mỏi về điều mà ông gọi là "con tin của một hệ thống tư pháp Nhật Bản thiên vị", ở đó, "các quyền cơ bản của con người là bị chối bỏ".

Thứ Năm, 02/01/2020, bộ trưởng tư pháp Lebanon, ông Albert Sarhane, cho biết đã nhận được một "lệnh truy nã đỏ" từ Interpol nhắm vào Carlos Ghosn, tức là một yêu cầu bắt giữ từ phía tổ chức cảnh sát quốc tế.

Tương lai nào cho Carlos Ghosn ?

Từ nhiều năm qua có nhiều lời đồn thổi cho rằng Carlos Ghosn rất có thể sẽ ra tranh cử tổng thống ở Lebanon. Nhưng trong trước mắt, tương lai chính trị của ông dường như là điều không thể. Hơn nữa, phong trào phản kháng đang diễn ra tại Lebanon từ tháng 10/2019 chống nạn tham nhũng trong giới chức chính quyền và tài chính đòi các lãnh đạo phải minh bạch hơn nữa.

Trên bình diện kinh doanh, ông chủ ngành công nghiệp đầy thế lực này đã đầu tư vào ngành chế biến rượu vang tại Lebanon, cũng như trong bất động sản. Ông còn trao tặng nhiều khoản quyên góp quan trọng cho nhiều định chế tại Lebanon. Carlos Ghosn có nhiều mối quan hệ chặt chẽ ngay trong giới chính khách Lebanon. Nhiều bạn học cũ tại một trong những cơ sở đào tạo danh giá nhất của Lebanon đã vận động thành lập một ủy ban hỗ trợ. Theo đánh giá của ông Bitar, ông "Ghosn đã cắm rễ sâu tại Lebanon".

Le Monde ghi nhận công luận Lebanon bị chia rẽ giữa những người cho rằng Carlos Ghosn là nạn nhân của một âm mưu và những người nghiêm túc tin vào những cáo buộc tham nhũng nhắm vào ông. Những người ủng hộ cho rằng ông Ghosn là "một biểu tượng của thế giới kinh doanh, niềm tự hào của đất nước" và người ta thông cảm với "điều kiện giam giữ ông". Tuy nhiên, nhà kinh tế học Nader lưu ý, "điều này từng đúng như thế. Nhưng lòng nhiệt tình đó gần đây đang bị xói mòn đôi chút".

Minh Anh

****************

Carlos Ghosn ‘thuê lén’ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ để trốn thoát (VOA, 03/01/2020)

Một hãng điu hành máy bay tư nhân Th Nhĩ Kỳ hôm 3/1 cho biết cu ch tch hãng xe hơi Carlos Ghosn đã s dng bt hp pháp máy bay ca h đ trn thoát khi Nht.

carlos2

Cựu ch tch hãng xe hơi Carlos Ghosn đã s dng bt hp pháp máy bay ca h đ trn thoát khi Nht.

Hãng MNG Jet cho biết mt nhân viên đã làm gi giy t thuê máy bay mà trong đó không nêu tên ông Ghosn.

Hãng này nói rằng h đã khi kin v v vic, mt ngày sau khi cnh sát Th Nhĩ Kỳ bt gi by người, trong đó có bn phi công, trong cuc điu tra v vụ đào thoát ca ông Ghosn đến Lebanon qua ng Istanbul.

Ông Ghosn đã trở thành k đào tu quc tế sau khi ông tiết l hôm 2/1 rng ông đã trn đến Lebanon đ thoát khi cái mà ông gi là "h thng tư pháp gian di" Nht Bn, nơi ông đi mt cáo trng về các tội tài chính.

Lebanon hôm 2/1 đã nhận lnh bt gi Ghosn t Interpol. Vn chưa có li lý gii rõ ràng v cuc đào thoát bt ng ca Ghosn t tư gia ca ông Tokyo đến Beirut .

Đài truyền hình NHK ca Nht dn ngun trong gii điu tra cho biết mt camera giám sát đã ghi được hình nh cu ch tch Nissan ri dinh th ca ông Tokyo mt mình không lâu trước khi ông trn thoát.

Hình ảnh này được quay t mt máy quay gn trong nhà ông Ghosn trung tâm Tokyo vào gia trưa hôm 29/12 năm 2019 và nó không hề cho thy ông Ghosn quay v nhà, NHK cho biết.

Trong một thông cáo, MNG Jet cho biết h đã cho thuê hai máy bay cho hai khách hàng khác nhau trong các hp đng "dường như không liên quan vi nhau". Mt chiếc bay t Osaka đi Istanbul, chiếc còn li bay từ Istanbul đi Beirut.

"Tên của ông Ghosn không xut hin trên giy t chính thc trong c hai chuyến bay này", thông cáo cho biết.

"Sau khi biết được qua truyn thông rng chiếc máy bay thuê này làm li cho ông Ghosn ch không phi nhng hành khách được công bố chính thc, MNG Jet đã m cuc điu tra ni b và khi kin hình s Th Nhĩ Kỳ".

Một nhân viên ca hãng tha nhn đã làm gi h sơ và xác nhn rng ông ta "hành đng vi tư cách cá nhân", hãng này cho biết.

Phi công và những người b bt khác, bao gm hai nhân viên mt đt sân bay và mt nhân viên hàng hóa, đã ra tòa hôm 3/1 sau khi cung cp li khai cho cnh sát, theo nhân chng ca Reuters.

Ghosn cho biết ông s lên tiếng công khai v v đào thoát này vào ngày 8/1 ti.

****************

Carlos Ghosn có nguy cơ bị kiện về tội "phản quốc" (RFI, 03/01/2020)

Cựu lãnh đạo tập đoàn xe hơi Renault-Nissan, Carlos Ghosn như vậy đã rất thành công trong việc tổ chức cuộc chạy trốn khỏi Nhật Bản để về Lebanon an toàn. Thế nhưng, những khó khăn mà ông sẽ phải trải qua chưa phải là đã hoàn toàn chấm dứt.

NISSAN-GHOSN/TURKEY-OPERATOR

Chuyên cơ riêng số hiệu TC-RZA được ông Carlos Ghosn, cựu chủ tịch tập đoàn Renault - Nissan, sử dụng để đi từ Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ đến Lebanon, trong hành trình chạy trốn khỏi Nhật Bản.  COURTESY YIGIT CICEKCI/via Reuters

Ngày 02/01/2020, Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế nhắm vào ông, trong lúc ba luật sư tại Lebanon đang muốn kiện ông ra tòa về tội phản quốc vì có quan hệ với Israel. Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh tại Beyrouth phân tích : 

"Carlos Ghosn chưa hoàn toàn tai qua nạn khỏi. Sau khi được đón giao thừa với tư cách là một người được tự do ở Beyrouth cùng với vợ và những người bạn thân, cựu tổng giám đốc Renault-Nissan phải đối mặt với những rắc rối đầu tiên.

Chính quyền Lebanon đã nhận được lệnh truy nã quốc tế do Interpol ban hành hôm thứ Năm (02/01/2020) theo yêu cầu của Nhật Bản nhắm vào ông trùm ngành ô tô bị phế truất.

Ông Carlos Ghosn sẽ phải ra trình diện một công tố viên Lebanon vào tuần tới, nhưng có lẽ ông sẽ được tại ngoại. Và sẽ không có vấn đề ông bị cho dẫn độ qua Nhật, vì luật pháp Lebanon cấm giao công dân nước này cho một quốc gia khác để bị xét xử.

Một tin xấu khác trong ngày đối với ông Carlos Ghosn là một thông tri gởi cho bên công tố Lebanon, buộc ông vào tội "phản quốc". Ba luật sư chịu trách nhiệm về đơn kiện này đã cáo buộc ông chủ cũ của Renault-Nissan là đã đi qua vùng ʺlãnh thổ của kẻ thùʺ và vi phạm luật tẩy chay Israel của Lebanon.

Trong khuôn khổ công việc của mình, quả thực là ông Carlos Ghosn đã đến Israel vào tháng Giêng năm 2008, nơi ông đã được tổng thống Ehud Olmert và thủ tướng Shimon Peres thời đó tiếp đón.

Vấn đề là luật pháp Lebanon rất nghiêm ngặt về điểm này và cấm mọi liên hệ với Israel, một quốc gia mà trên nguyên tắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh với Lebanon từ năm 1948 đến nay."

Điều tra tiến triển

Tại Nhật Bản, các tiết lộ về cách ông Carlos Ghosn trốn khỏi nước này càng lúc càng nhiều. Hình ảnh camera theo dõi trước nhà riêng của ông tại Tokyo cho thấy là ông đã rời khỏi nơi cư trú một mình hôm Chủ Nhật tuần trước, và không thấy quay trở lại.

Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, đoạn video cho thấy là bên cạnh ông không có một bóng dáng đáng ngờ nào vào thời điểm đó. Có thể là sau đó ông mới có người giúp đỡ.

Trong ngày 02/01/2020, ông Ghosn khẳng định rằng ông đã trốn qua Lebanon "một mình", nhưng không cho biết chi tiết về chuyến bay của ông.

Hãng AFP cho biết, giới điều tra đã lập lại được chi tiết hành trình đáng ngạc nhiên này : Ông được cho là đã lên máy bay riêng tại sân bay quốc tế Kansai, gần Osaka (phía tây Nhật Bản) tối Chủ nhật ngày 29 tháng 12, để đi đến Istanbul. Sau một thời gian quá cảnh ngắn ngủi vào rạng sáng thứ Hai tại sân bay Atatürk, được các máy bay vận tải và cho các chuyến bay riêng sử dụng, ông Ghosn đã dùng một máy bay riêng khác đến Beyrouth ngay sau đó.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã có bảy người, trong đó có bốn phi công, bị câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra về việc ông Ghosn quá cảnh Istanbul trên đường về Lebanon.

Trọng Nghĩa

*********************

Vụ Carlos Ghosn trốn chạy : Interpol vào cuộc, Thổ Nhĩ Kỳ mở điều tra (RFI, 02/01/2020)

Sự kiện cựu lãnh đạo tập đoàn Renault-Nissan Carlos Ghosn bất ngờ trốn khỏi Nhật Bản, nơi ông bị quản chế, để bay về Lebanon hôm 30/12/2019 qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục gây chấn động.

carlos4

Viên chức Viện Công tố Tokyo khám xét nhà Carlos Ghosn tại Nhật Bản, ngày 02/01/2020. Mandatory credit Kyodo/via Reuters

Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol hôm nay 02/01/2020 chính thức nhập cuộc, ban hành lệnh truy nã quốc tế, trong lúc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cho mở điều tra về vụ phi cơ riêng của ông Ghosn đã quá cảnh Istanbul trên đường từ Nhật bay về Lebanon.

Theo bộ trưởng tư pháp Lebanon, nước ông vừa nhận được thông báo truy nã quốc tế do cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol ban hành, nhắm vào ông Carlos Ghosn. Bộ phận công tố Lebanon vào sáng sớm hôm nay 02/01 đã nhận được lệnh truy nã quốc tế của Interpol, còn gọi là Thông Báo Đỏ, về trường hợp ông Ghosn.

Thông Báo Đỏ là yêu cầu của Interpol đối với các cơ quan chấp pháp trên toàn thế giới, đề nghị các nước truy tầm một kẻ chạy trốn đang bị một hay nhiều quốc gia truy nã.

Việc chính quyền Lebanon bắt giữ ông Ghosn được cho là ít có khả năng xẩy ra. Một nguồn tin từ phủ tổng thống Lebanon ngay từ đầu đã xác định với hãng tin Pháp AFP rằng nhân vật này đã nhập cảnh Lebanon "một cách hợp pháp", với một hộ chiếu Pháp và một thẻ căn cước Lebanon.

Carlos Ghosn có ba quốc tịch : Pháp, Lebanon và Brazil.

Thổ Nhĩ Kỳ điều tra vụ phi cơ chở ông Ghosn quá cảnh Istanbul

Theo đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV ngày 02/01/2019, cảnh sát nước này mở cuộc điều tra về vụ cựu lãnh đạo tập đoàn Renault Nissan đã quá cảnh Istanbul trên đường trốn từ Nhật Bản qua Lebanon. Nhiều người đã bị câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra.

Riêng tại Nhật Bản, cuộc điều tra về vụ chạy trốn cũng tăng tốc. Các công tố viên vào hôm nay đã khám soát ngôi nhà ông Ghosn cư ngụ tại Tokyo sau khi ông vi phạm lệnh quản chế và bỏ trốn về Lebanon. Truyền thông Nhật Bản đã chiếu cảnh các nhân viên điều tra tiến vào ngôi nhà được dùng là nơi cư trú thứ ba của ông Ghosn tại Tokyo kể từ khi ông bị bắt lần đầu cách đây một năm. Cả ba nơi cư trú của đương sự đều bị khám soát.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Carlos Ghosn : Hậu trường của một cuộc đào thoát ngoạn mục

Như thông lệ, ngày đầu năm hôm 01/01/2020 các báo Pháp đều nghỉ lễ, tờ báo mới duy nhất là Le Monde ra trước từ chiều hôm qua, với trang nhất nêu bật vấn đề nóng bỏng tại Pháp là kế hoạch cải tổ hưu bổng của chính phủ đang làm dấy lên một phong trào đình công phản đối. Điểm được tờ báo đề cập đến trong tựa lớn chính là "Những gì mà chính phủ đã nhượng bộ". Tuy nhiên điểm nhấn của tờ báo lại là vụ cựu tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Pháp-Nhật Renault-Nissan đã bất ngờ trốn khỏi nơi quản chế tại Nhật Bản để bay qua Lebanon, một trong ba nước mà ông mang quốc tịch.

carlos1

Cảnh sát Lebanon bảo vệ trước của vào nhà ông Carlos Ghosn, Beyrouth, ngày 31/12/2019. Reuters/Mohamed Azakir

Dưới một tựa đề giật gân "Carlos Ghosn : Hậu trường của chuyến đào thoát", Le Monde không ngần ngại trích lời một người thạo tin xem đấy là một chiến dịch giải cứu chẳng khác gì một điệp vụ trong tiểu thuyết James Bond 007. Dựa trên các thông tin gặt hái được từ nhiều nguồn khác nhau, tờ báo đã kể lại chi tiết bối cảnh và diễn tiến của cuộc đào tẩu ngoạn mục này.

Bị quản chế nhưng kiểm soát lỏng lẻo

Theo Le Monde, tại Nhật Bản, Carlos Ghosn sống trong một ngôi nhà ở khu phố Hiroo sang trọng tại trung tâm thủ đô Tokyo. Ông bị quản chế, nhưng việc giám sát ông có vẻ không nghiêm ngặt lắm, mặc dù do cả cảnh sát, văn phòng công tố và thám tử tư của tập đoàn Nissan thực hiện.

Lợi dụng sự lỏng lẻo này, ông Ghosn đã trốn được đến một sân bay kín đáo ở Nhật Bản, nơi một chiếc phi cơ riêng của ông đã chờ sẵn để đưa ông qua Thổ Nhĩ Kỳ, rồi từ đó ông bay về Lebanon. Ông được cho là đã vào Lebanon với một thẻ căn cước đơn giản. Là người có quốc tịch Lebanon, ông không cần hộ chiếu để nhập cảnh.

Câu hỏi đặt ra là Carlos Ghosn đã xuất cảnh Nhật Bản bằng cách nào. Theo một nguồn tin được đài truyền hình Nhật Bản NHK trích dẫn, thì dữ liệu của cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản vào thời điểm xẩy ra vụ việc hoàn toàn không có người nào tên Carlos Ghosn xuất cảnh.

Điểm này đã khiến người ta cho rằng ông Ghosn đã rời Nhật Bản dưới một danh tính giả, bằng một hộ chiếu "thật mà giả". Chính quyền Nhật đã liên lạc với đại sứ quán Lebanon về vấn đề này và dường như là cơ quan này đã phủ nhận việc cấp giấy tờ giả.

Vai trò bà vợ ông Ghosn trong chiến dịch giúp chồng đào thoát

Cũng theo thông tin mà Le Monde có được, chiến dịch giải cứu ông Carlos Ghosn do chính vợ ông, bà Carole Ghosn, lên kế hoạch. Bà đã xuất hiện bên cạnh chồng trên chuyến bay đến Beyrouth. Thậm chí, rất có thể là bà đã chờ ông Ghosn ngay từ đầu.

Theo Le Monde, bà Ghosn được cho là đã chuẩn bị "cuộc đào thoát" cùng với những người anh em cùng cha khác mẹ của bà, thuộc một gia đình theo hệ phái Hồi giáo Sunni khiêm tốn ở miền bắc Lebanon, nhưng có những mối quan hệ rất tốt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần Carole Ghosn, từ khi kết hôn với cựu lãnh đạo Renault-Nissan, bà đã có một nguồn tài chính cá nhân đáng kể.

Kế hoạch đào thoát có thể đã được thiết kế từ lâu. Vào tháng 10/2019, Carlos Ghosn được cho là đã dò hỏi tên tuổi của các nhà báo Lebanon có thể "làm việc" cho ông. Câu hỏi đặt ra là giữa hai vợ chồng ông Ghosn, vấn đề phối hợp ra sao vì chế độ quản chế cấm hai người gặp nhau hoặc liên lạc với nhau, và các công tố viên Nhật Bản đã liên tục từ chối bất kỳ đơn xin gặp nào của bà Ghosn.

Lệnh cấm này, theo Le Monde, được cho là đã bị phá vỡ bằng cách truyền tin thông qua các cô con gái và em gái của ông Carlos Ghosn, những người thường xuyên được đến thăm ông.

Một nguồn tin đã khẳng định với Le Monde rằng : "Vì ông Ghosn không thể sử dụng điện thoại của mình, cho nên ông có thể là đã dùng điện thoại của những người này".

Chính phủ Pháp đã có những nhượng bộ gì về hưu bổng?

Như nói ở trên, Le Monde đã dành tựa chính trang nhất cho các nhượng bộ mà chính phủ Pháp đã phải chịu trên vấn đề cải tổ hưu bổng.

Ý tưởng chủ đạo của kế hoạch là tính phổ quát của chế độ hưu bổng, thay vì hơn bốn chục chế độ khác nhau như hiện nay. Thế nhưng, trước làn sóng phản đối dữ dội trong những ngày qua, chính quyền đã phải chấp nhận một số đặc miễn.

Báo Le Monde nêu bật ví dụ liên quan đến ngành cảnh sát, giới phi công và các nhân viên phi hành, và cả những diễn viên múa ballet của Nhà Hát Opéra Paris !

Về ngành chuyên chở công cộng, đặc biệt là nhân viên của hai tập đoàn đường sắt SNCF và xe buýt, xe metro RATP, một số biện pháp đặc biệt về tuổi hưu và việc lồng tiền thưởng ngoài lương vào cơ sở tính lương hưu cũng đã được đề nghị.

Trong những ngành nghề khác, các cuộc thảo luận về những quy định riêng biệt cũng đang được tiến hành, như trong giới giáo viên, công nhân điện lực và khí đốt, giới ngư phủ…

Theo Le Monde, ông Michel Borgetto, giáo sư về luật xã hội tại Đại học Paris II đã nhận định : "Mục tiêu đơn giản hóa (chế độ hưu bổng) đã tan biến".

Drone võ trang : Vũ khí thời chiến tranh hiện đại

Chiến đấu cơ điều khiển từ xa : Hồ sơ quốc tế đầu năm của Le Monde được dành do một chủ đề không mấy vui vẻ : Xu hướng lan rộng của một loại vũ khí tấn công mới : Drone tấn công, hay là chiến đấu cơ tự hành.

Trong bài giới thiệu ở trang nhất mang tựa đề "Drone, vũ khí đáng sợ của những cuộc chiến tranh thời hiện đại", nhật báo Pháp đã nhận thấy rằng các "hệ thống phi cơ điều khiển từ xa" ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Ngoài các quân đội chính quy, loại vũ khí này còn được các phong trào nổi dậy hay thành phần khủng bố dùng đến, điều đã làm đảo lộn các chiến lược quân sự.

Ở trang quốc tế bên trong, Le Monde đã dẫn chứng một vài số liệu cụ thể, nêu bật tốc độ lây lan nhanh chóng của việc sử dụng các máy bay tự hành vào mục tiêu quân sự trong thập niên vừa qua : Từ khoảng vài chục lúc đầu, số quốc gia viện đến loại vũ khí này đã tăng vọt với tỷ lệ 58%, đạt mức 95 nước vào năm 2019 này.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Bard College (tiểu bang New York, Hoa Kỳ), tác giả tạp biên khảo "Dữ liệu về Drone" công bố tháng 9 vừa qua, thì hiện nay có đến 171 loại phương tiện bay tự hành khác nhau được sử dụng, mà kiểu mới nhất là loại gọi là "cánh quay", hay trực thăng tự hành.

Trên bình diện thế giới, đã có đến 21.000 phi cơ tự hành đang hoạt động, với số liệu từ hai nước Trung Quốc và Iran không đầy đủ.

Theo chuyên gia Dan Catcher, điều phối viên của nhóm biên soạn tập Dữ Liệu về Drone, thì "Những vũ khí này đã trở thành thiết bị quân sự tiêu chuẩn. Tại các chiến trường Ukraine, Syria và Yemen, cũng như ở các vùng đang có đối đầu địa chính trị, như Vịnh Ba Tư hay Biển Đông, ngày càng có nhiều loại máy bay không người lái có kích cỡ và đặc điểm khác nhau được sử dụng. Cho dù được dùng trong việc thu thập thông tin tình báo, không kích, định vị mục tiêu pháo kích hay chiến tranh điện tử, máy bay không người lái đã trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến tranh hiện đại."

Trung Quốc cũng đàn áp đạo Tin lành

Cũng trong dòng thời sự quốc tế, Le Monde rất chú ý đến Trung Quốc với một bài viết về chiến dịch đàn áp tôn giáo đang nhắm vào đạo Tin lành đang phát triển mạnh tại Trung Quốc.

Theo tờ báo Pháp, trong những tháng gần đây, những tiết lộ từ báo chí quốc tế đã thú hút sự chú ý đến quy mô chiến dịch đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, nơi có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm trong khuôn khổ một chiến dịch "cải tạo".

Tuy nhiên mới đây có một mục sư Tin lành nổi tiếng tên Vương Di bị kết án 9 năm tù về tội xúi giục bạo loạn. Bản án nặng nề này, theo Le Monde đã nhắc nhở mọi người rằng các giáo hội Thiên Chúa giáo cũng đang bị "Trung Quốc hóa", một chính sách được chính ông Tập Cận Bình, xác định từ tháng 5/2015.

Theo người lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc, cần phải "đảm bảo rằng guồng máy lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo phải nằm trong tay các chức sắc yêu nước tương tự như yêu tôn giáo của họ".

Đối với giáo sư kỳ cựu Lâm Hòa Lập (Willy Lam) tại Hồng Kông, cuộc đấu tranh giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và một số lãnh đạo tôn giáo muốn "Thiên Chúa hóa văn hóa Trung Quốc" sẽ là một "trận chiến thế kỷ".

Thách thức rất lớn vì hiện nay có khoảng 80 triệu người Công giáo và Tin lành ở Trung Quốc, một con số mà theo giới quan sát, đang tăng mạnh, có thể lên đến 160 triệu riêng cho người theo đạo Tin lành, "trong không đầy một thế hệ". Đây là một đà phát triển đáng sợ đối với Đảng cộng sản chỉ có 90 triệu đảng viên.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Báo Nhật tiết lộ thêm hành vi nhũng lạm của lãnh đạo tập đoàn Nissan-Renault (RFI, 20/11/2018)

Vụ tai tiếng lạm dụng công quỹ của ông Carlos Ghosn, tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Renault-Nissan-Mitsubishi Motors tiếp tục gây sôi nổi vào hôm nay, 20/11/2018, một hôm sau khi nhân vật này bị bắt giữ về những cáo buộc lạm dụng công quỹ.

carlos1

Carlos Ghosn, ảnh ngày 03/10/2018. Reuters/Regis Duvignau/File Photo

Ông bị buộc tội che giấu một phần thu nhập quan trọng để trốn thuế, cụ thể là chỉ khai với sở thuế khoảng 4,9 tỷ yen thu nhập, trong khi ông kiếm được đến 10 tỷ yen.

Ngoài cáo buộc đó, giới truyền thông Nhật Bản còn tung ra những tiết lộ mới về hành vi của ông Carlos Ghosn, một người mang ba quốc tịch Pháp, Liban và Brazil.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường trình :

"Nhật báo kinh tế Nikkei đã tiết lộ một ví dụ về hành vi lạm dụng công quỹ của tập đoàn Nissan mà ông Carlos Ghosn bị tình nghi là đã thực hiện.

Tờ báo, được xem là "kinh thánh" của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, cho biết là ông Carlos Ghosn bị cho là đã sử dụng ngân quỹ của tập đoàn Nissan để mua hai dinh thự sang trọng ở Rio de Janeiro (Brazil) và Beyrouth (Liban), trị giá 18 triệu đô la.

Để mua hai dinh thự đó, Nissan đã sử dụng một công ty con tại Hà Lan. Chi nhánh Hà Lan của Nissan, trên nguyên tắc có nhiệm vụ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, nhưng trong thực tế, đã bị dùng để phục vụ mục đích cá nhân của ông Carlos Ghosn với sự toa rập của người làm phó cho ông.

Cần phải nhắc lại rằng ông Carlos Ghosn không được giới quan chức cao cấp Nhật Bản ưa thích. Bộ Kinh Tế Nhật đã nghi ngờ là ông có âm mưu nuốt chửng Nissan và tập đoàn Mitsubishi Motors bằng việc thành lập một đại tập đoàn tại Amsterdam (Hà Lan)".

Ngay khi nguồn tin về việc ông Carlos Ghosn bị bắt được tung ra, vào hôm qua cổ phiếu của hãng xe Pháp Renault mất 8,4%, trong lúc tại Tokyo, Nissan và Mitsubishi đã bị giảm 4% và 7%.

Về phần mình, chính phủ Pháp cho biết không tìm thấy chứng cứ về việc ông Carlos Ghosn gian lận thuế ở Pháp.

Trọng Nghĩa

*****************

Nissan sa thải Chủ tịch Ghosn vì cáo buộc sai trái tài chính (VOA, 20/11/2018)

Hãng xe Nissan cho biết h có kế hoch sa thi Ch tch Carlos Ghosn sau khi cáo buc ông đã s dng tin ca công ty vào mục đích cá nhân và có nhng hành vi vi phm nghiêm trng khác.

carlos2

Chủ tch Carlos Ghosn ca hãng xe Nissan.

Reuters dẫn li tường thut ca truyn thông Nht Bn cho biết, ông Ghosn, cũng là Ch tch và Giám đc điu hành ca Renault - đi tác Pháp ca Nissan - và là mt trong nhng nhân vt ni tiếng nht trong ngành công nghip ôtô toàn cu, đã b bt gi.

Nhà sản xut ôtô Nht Bn cho biết, da trên báo cáo ca người t cáo, công ty đã điu tra nhng vic làm không phù hp ca ông Ghosn và Giám đc đi din Greg Kelly trong nhiu tháng, và đã hp tác hết mình vi các nhà điu tra.

"Cuộc điu tra cho thy trong nhiều năm, c ông Ghosn và ông Kelly đã báo cáo mc thu nhp trong báo cáo chng khoán ca S giao dch chng khoán Tokyo ít hơn s tin thc tế, đ gim s tin thu nhp được tiết l ca ông Carlos Ghosn", Reuters dn tuyên b ca Nissan.

Cả ông Ghosn lẫn ông Kelly đều không th tiếp cn được cho vic bình lun.

Công ty cho biết h s hp báo vào ti 19/11, và truyn thông Nht Bn s tường thut chi tiết sau đó.

Vẫn theo Nissan, Giám đc điu hành Hiroto Saikawa đã đ xut hi đng qun tr Nissan sa thải ông Ghosn và ông Kelly.

Cổ phiếu ca Renault đã gim 13% Paris, tr thành mt trong nhng c phiếu có hiu sut thp nht Châu Âu.

Việc sa thi Ch tch Ghosn, 64 tui, đt ra câu hi v tương lai ca liên minh mà ông đã đnh hình và tng cam kết s củng c vi mt s gn bó sâu hơn, trước khi bước ra khi vic lãnh đo hot đng công ty sau này.

"Phản ng giá c phiếu ban đu cho thy tm quan trng ca ông y", Reuters dn li nhà phân tích ca Citi, Raghav Gupta-Chaudhary, nói hôm 19/11.

Liên minh hiện ti t lâu đã đnh giá thp c phn ca Nissan do các nhà đu tư Renault nm gi, ông cho biết thêm.

"Ghosn được xem là rt quan trng trong vic mang li giá tr".

Tin tức v ông Ghosn đã gây sc Nht Bn, nơi ông, trong tư cách là nhà điu hành nước ngoài hiếm hoi hàng đu, đã rt được trng vng vì tng vc dy Nissan khi b vc phá sn.

Ông Ghosn được sinh ra Brazil, con ca mt gia đình gc Lebanon kết hp vi Pháp. Ông bt đu s nghip vi Michelin, Pháp, và chuyn sang Renault. Ông gia nhập Nissan vào năm 1999 sau khi Renault mua cổ phn kim soát và tr thành CEO ca công ty này vào năm 2001. Ông Ghosn vn gi v trí này cho đến năm ngoái.

Hồi tháng 6, các c đông Renault đã chp thun tr 7,4 triu euro (8,45 triu đôla) cho ông Ghosn năm 2017. Ngoài ra, ông còn nhận được 9,2 triu euro trong năm cui cùng vi tư cách là giám đc điu hành ca Nissan.

Published in Quốc tế