Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhóm hacker liên quan đến quân đội Trung Quốc thu thập tài liệu tình báo từ chính phủ các nước Đông Nam Á (RFA, 09/05/2020)

Một nhóm hacker của Trung Quốc đã có các hoạt động gián điệp mạng để thu thập thông tin, dữ liệu nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ ở một số nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, theo cáo buộc của công ty về an ninh mạng của Israel có tên Check Point Research trong một báo cáo mới được công bố.

hack1

Nhóm hacker có tên Naikon đã sử dụng phần mềm có tên Aria-body để nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ tại - Hình minh họa. 

Theo báo cáo, nhóm hacker có tên Naikon đã sử dụng phần mềm có tên Aria-body để nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ tại các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar, và thậm chí cả Australia.

Theo báo cáo của Check Point Research, nhóm hacker đã sử dụng cửa hậu của Aria-bodyđể thâm nhập các máy tính, "thu thập các tài liệu từ các máy tính và mạng bị nhiễm trong các cơ quan chính phủ, lấy dữ liệu từ các ổ nhớ rời, chụp ảnh màn hình, thu thập thông tin khi người dùng sử dụng bàn phím ở máy tính, và tất nhiên cả việc thu thập dữ liệu bị đánh cắp cho mục đích gián điệp".

Check Point Research không chỉ ra liệu nhóm Naikon có thuộc chính phủ Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên, trong một báo cáo được công bố vào tháng 9 năm 2015 của hai công ty Mỹ là Defense Group và ThreatConnect, Naikon có liên quan đến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Theo hai công ty này, Naikon đã thực hiện giám điệp mạng cho PLA liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Trong nhóm các nước bị ảnh hưởng bới Naikon theo báo cáo mới, ngoài 3 nước không có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc là Australia, Myanmar và Thái Lan, tất cả các nước còn lại đều đang có những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích vùng biển.

BenarNews thuộc Đài Á Châu Tự Do đã gửi thư xin phản ứng từ Đại sứ quán Trung Quốc về cáo buộc mới liên quan đến nhóm Naikon nhưng chưa nhận được phản hồi.

Giới chức các nước Thái Lan, Indonesia cho biết các nước này đang tìm hiểu thêm về thông tin này.

********************

WHO : Covid-19 có thể ‘âm ỉ’ tại Châu Phi (VOA, 09/05/2020)

Khoảng 190.000 người ti Châu Phi có th chết vì Covid-19-10 trong năm đu ca đi dch và căn bnh này có th "âm " trên lc đa này nhiu năm, T chc Y tế Thế gii cnh báo.

hack2

Một ph n Nam Phi mang khu trang nga lây nhiễm Covid-19 ti Diepsloot gn Johannesburg.

Có khoảng 44 triu người trong s 1,3 t dân ca lc đa có th b lây nhim trong cùng mt thi gian, cơ quan y tế Liên hip quc ước lượng, căn c theo mu tiên đoán 47 nước Châu Phi.

Tuy nhiên con số ước lượng lây nhim và t vong căn c vào gi thuyết là không có biện pháp chế ng nào c.

Trên thực tế có 43 nước Châu Phi đã thi hành các bin pháp đ gim bt s lây lan ca virus, t đóng ca c nước, đến hn chế ti nhng thành ph ln cho ti ra lnh gii nghiêm, đóng ca trường hc và cm t tp ti nơi công cng.

Có hơn 52.000 ca lây nhim được xác nhn và 2.074 ca t vong liên h đến virus được các nước Phi Châu loan báo, theo con s được Trung tâm Kim soát và Phòng nga Dch bnh Châu Phi công b ngày 8/5. Tng s các ca đã tăng hơn 42% trong tun qua.

Bệnh này dường như lây lan chm hơn ti Châu Phi hơn là Châu Âu, theo phúc trình ca WHO. Các gii chc nói điu này có th do theo dõi yếu kém hay nhng đường dây chuyn vn kém phát trin.

"Trong khi Covid-19 không lây lan cấp s nhân ti Châu Phi n các nơi khác trên thế gii, nhưng s âm lây lan ti nhng đim nóng", bác sĩ Matshidiso Moeti, giám đc khu vc ca WHO ti Châu Phi nói ti tr s Brazzaville, nước Cng hòa Congo. Chuyên gia này nói dch bnh bùng phát có phn chc s lên đến cao điểm trong vòng 1 tháng sau khi virus bt đu lây lan rng rãi trong các cng đng.

"Covid-19 có thể tr thành mt b phn trong đi sng ca chúng ta trong vài năm ti tr phi có mt phương pháp mnh m được nhiu chính ph trong vùng thc hin. Chúng ta cần xét nghim, theo dõi, cách ly và cha tr", bác sĩ Moeti nói trong mt cuc gi video.

Châu Phi có dân số hu hết dưới 20 tui, có th chng kiến t xut lây nhim chm, ít ca nng và ít chết hơn do virus được biết là nh hưởng nng n lên người ln tuổi vi t l t vong cao hơn.

Tuy nhiên Châu Phi có thể chng kiến bùng phát kéo dài lâu hơn trong vài năm, theo như cuc nghiên cu. Algeria, Nam Phi và Cameroon cũng như mt vài nước Châu Phi nh hơn có nguy cơ cao hơn nếu không đt ưu tiên vào các biện pháp chế ng, cuc nghiên cu cho biết.

Có khoảng 5,5 triu người Châu Phi phi nm bnh vin vì Covid-19 làm cho căng thng nng n nhng ngun lc y tế ca nhiu nước.

Châu Phi có trung bình 9 giường chăm sóc đt bit trong 1 triu người, theo cuc thăm dò mới đây ca WHO. Đây là mt điu không thích ng mt cách đau lòng", báo cáo nói.

Tầm quan trng ca vic thúc đy mnh m các bin pháp chế ng là thiết yếu, khi vic lây nhim rng rãi và lâu dài ca virus có th làm quá ti trm trng h thng y tế của chúng ta", bác sĩ Moeti nói. "Ngăn chn bùng phát mc đ cao tn phí hơn là các bin pháp phòng nga đang được các chính ph thc hin đ chế ng s lây lan ca virus".

Cách ly xã hội và ra tay thường xuyên là chìa khóa ca nhng bin pháp chế ng virus tại Châu Phi.

Published in Châu Á

Covid-19 : Sức kháng cự kỳ diệu Châu Phi hay bài học cho các nước giàu ?

Gần đến ngày được giải tỏa 11/05, người dân Pháp vừa mong chờ vừa lo lắng. Còn chính phủ, chính quyền địa phương thì căng thẳng với các giải pháp sau ngày dỡ bỏ lệnh phong tỏa đang gây không ít hoài nghi, tranh cãi và các vấn đề nảy sinh. Đó là những thông tin chiếm phần chính các trang báo Pháp ra ngày 07/05/2020.

chauphi1

Khách hàng tuân thủ "giãn cách xã hội" trước một tiệm bánh ở Nam Phi, ngày 05/05/2020. Reuters- Siphiwe Sibeko

Trong khi nước Pháp cũng như các nước ở khắp Châu Âu đang dò dẫm từng bước để thoát ra khỏi vòng phong tỏa của đại dịch virus corona, thì nhật báo Libération chú ý đến Châu Phi. Dường như lục địa nghèo và lạc hậu này đã thoát được nạn dịch của thế giới một cách ngoạn mục. Đây là sự kiện chính của Libération với câu hỏi lớn trên trang nhất : "Covid-19 : Vì sao Châu Phi thành công ?".

Khi trận dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và hoành hành khắp thế giới, giới chuyên môn đã cảnh báo liên tục lục địa đen sẽ rơi vào thảm họa y tế. Thế nhưng "thảm họa đã không diễn ra ở Châu Phi", ít ra là cho đến thời điểm này, như ghi nhận của Libération.

Đây cũng là thắc mắc của các chuyên gia dịch tễ. Phải chăng câu trả lời nằm ở các điều kiện dân số, khí hậu, cách sống… tất cả chỉ có thể là những giả thuyết cố gắng lý giải thực tế Châu Phi được trận đại dịch này chừa ra.

Libération nhận thấy Châu Phi từ trước đến giờ vẫn gắn với những bất hạnh, nghèo khổ, dịch bệnh, hạ tầng cơ sở y tế thấp kém nhất thế giới và nhất là đang có trao đổi làm ăn rất tấp nập với Trung Quốc, nước xuất khẩu dịch Covid-19, thế mà giờ đây lục địa này lại ít bị dính dịch nhất, bất chấp các dự báo thảm họa của các chuyên gia ở Tổ chức Y tế Thế giới cũng như tình trạng nghèo nàn lạc hậu của châu lục.

Theo tờ báo, trên số dân hơn 1 tỷ người của lục địa đen đến giờ có hơn 48 nghìn ca nhiễm, số tử vong là hơn 1.900 người và hơn 16 nghìn người khỏi bệnh. "Chiếm 17% dân số địa cầu, Châu Phi chỉ có 1% bệnh nhân và dưới 1% số tử vong của thế giới. Một tỷ lệ mà các nước phát triển nhất thế giới lúc này đều phải ghen tỵ".

Giả thuyết đánh giá thấp số liệu thống kê cũng bị loại trừ vì giới y tế quốc tế đã theo dõi khá sát tình hình dịch bệnh ở các bệnh viện nhiều nước trọng điểm của Châu lục, hầu hết không có gì là căng thẳng hay quá tải.

Tuy nhiên, những lo lắng cho Châu Phi là có cơ sở. Tờ báo dẫn ra số liệu : Tại khu vực Bắc Phi bình quân 10 nghìn dân mới có 2,2 bác sĩ. Trong khi Châu Âu con số này là 35. Chi phí cho y tế tính theo đầu người ở những nước khá giả của Châu Phi như Mozambique, Cameroun cũng không vượt quá 25 đô la. Nếu dịch lan tràn thì các nước Châu Phi làm sao có khả năng chống chịu nổi.

Bất ngờ của Châu Phi hay chỉ là phản ứng nhanh ?

Bên cạnh những giả thuyết về độ tuổi dân số Châu Phi chủ yếu là trẻ (2/3 dân số dưới 35 tuổi), một số nhà quan sát ghi nhận, Châu Phi là nơi có tần số cao nhiễm các dịch bệnh khác, từ HIV, lao hay sốt rét và sốt xuất huyết Ebola, từng làm hàng trăm nghìn người Châu Phi thiệt mạng… có thể vì được trải qua các thử thách lớn đó mà dân cư Châu Phi đã phát triển một số kháng thể đặc biệt nào đó ?

Một lý do khác có lẽ thực tế và thuyết phục hơn. Theo ghi nhận của Libération đó là các nước Châu Phi nhìn chung đã phản ứng nhanh. "Ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên các nước Châu Phi đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và hành động nhanh hơn các nước Châu Âu rất nhiều". 

Thí dụ như Morocco, khi mới ghi nhận 7 ca nhiễm ngày 13/03, nước này đã đóng cửa ngay với bên ngoài. Ngay sau đó, Morocco chuyển đổi các nhà máy dệt may sang sản xuất khẩu trang với công suất 5 triệu chiếc mỗi ngày. Nhiều nước khác ở Châu lục này cũng đã hành động tương tự và nhanh chóng ra lệnh phong tỏa cả nước dưới sự giám sát chặt chẽ nếu không muốn nói là hà khắc, nhưng hiệu quả.

Giờ đây một loạt nước Châu Phi đã bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phong tỏa. Tất nhiên là vẫn phải thận trọng vì mối đe dọa virus corona vẫn còn đó. Nhiều tổ chức phi chính phủ lo ngại niềm tự hào đã khống chế trước mắt được dịch có thể khiến Châu Phi tin là đã được miễn dịch với virus.

Dù chưa thể có lý giải nào thích đáng cho hiện tượng "kỳ diệu Châu Phi" kháng cự khá tốt với đại dịch, Libération vẫn nhìn nhận đó là "bài học" đáng phải suy ngẫm cho phần còn lại của thế giới. Rõ ràng Châu Phi lại tỏ ra có kinh nghiệm và hiệu quả chống dịch bệnh nhiều hơn cả các nước Âu - Mỹ.

Căn nguyên của dịch bệnh

Vẫn trong chủ đề về dịch bệnh, Libération có bài : "Y tế và khí hậu : Căn bệnh gốc", phác họa một vài nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên thế giới.

Theo tờ báo, chính việc làm đảo lộn môi trường tự nhiên, phá hủy đa dạng sinh học, làm rối loạn bầu khí hậu là những yếu tố thuận lợi cho bệnh tật tràn lan và xuất hiện các đại dịch.

Libération nhận xét : "Trong vòng một thế kỷ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp giảm số người mắc bệnh, nhưng số lượng bệnh dịch cùng với sự biến hóa tiếp tục gia tăng. Thế giới đã biết đến nhiều trận dịch xuất hiện, lây lan cùng với quá trình nóng lên toàn cầu, chất lượng không khí giảm sút, hệ sinh thái bị đảo lộn, hủy hoại…"

Tờ báo dẫn cảnh báo của Marion Borderon, nhà nghiên cứu địa lý thuộc Đại học Vienna, Áo : "Nếu dưới tác động từ cách thức sản xuất của chúng ta, môi trường tiếp tục bị hủy hoại, có thể lại sẽ có một trận dịch khác giống như Covid-19 xuất hiện". 

Như thế không phải loài người không có cách tránh. Tôn trọng không gian sinh tồn của các sinh vật sống, động cũng như thực vật, đó là giữ gìn lá chắn thiên nhiên bảo vệ xã hội. Tổng giám đốc Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) của Pháp, bà Véronique Andrieux khẳng định : "Chúng ta phải hiểu là cội rễ của trận đại dịch này nằm ở trong sự lựa chọn tiêu thụ của chúng ta, như trong thực phẩm của chúng ta. Đòn bẩy có hiệu quả để thay đổi là ngừng phá rừng, giảm tiêu thụ thịt, khoanh vùng lại sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở mô hình nông nghiệp sinh thái. Chúng ta phải thay đổi cơ bản trong quan hệ với thiên nhiên".

Trách nhiệm hình sự trong xử lý dịch bệnh ?

Liên quan đến khủng hoảng dịch tễ hiện nay, nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến thời sự ở nước Pháp : Cuộc tranh luận tại Quốc hội Pháp về trách nhiệm hình sự trong việc xử lý dịch.

Xã luận tờ báo ghi nhận : "Như trong những lĩnh vực khác, cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay đang làm nổi lên một thách thức pháp lý và tư pháp". Tờ báo nhắc lại những sự kiện thời sự liên quan : Tòa Bảo Hiến Đức, hôm thứ Ba 05/5, đòi Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải giải thích trước tòa về hành động đối phó với khủng hoảng kinh tế. Donald Trump muốn Trung Quốc phải bồi thường hàng tỷ đô la thiệt hại vì gây ra vụ dịch này. Tại Pháp thì là cuộc tranh luận gay gắt về trách nhiệm hình sự của các thị trưởng, lãnh đạo làng xã hoặc người chủ thuê lao động trước nguy cơ để dịch lây lan. 

La Croix kết luận : "Hiện tượng gia tăng "tư pháp hóa" đời sống xã hội này đáng lo ngại. Xu hướng này sẽ dẫn đến tình trạng đổ xô kiện cáo và làm chậm lại các ứng phó với khủng hoảng… Trách nhiệm cần phải làm sáng tỏ. Nhưng không nhất thiết phải qua vô số các phiên tòa".

Pháp : Huấn luyện chó đánh hơi tìm bệnh nhân Covid-19

Phần cuối của mục điểm báo hôm nay là thông tin về một thử nghiệm khá hấp dẫn liên quan đến Covid-19 trên Le Figaro với tiêu đề : "Covid-19 có mùi không ?"

Theo tờ báo từ hôm 30/04, hơn chục chú chó berger chuyên đánh hơi tìm ma túy, hàng lậu hay chất nổ, tại Pháp và Lebanon được tập trung tham gia vào dự án Nosais, của Dominique Grandjean, giáo sư Trường Thú y Quốc gia Alfort. Mục đích là thử dùng tài đánh hơi của các chú chó để xác định người nhiễm Covid-19, kể cả trường hợp không phát triệu chứng bệnh.

Các chú chó được cho làm quen với mùi mồ hôi của một số bệnh nhân để sau đó có thể phát hiện những điểm chung ở các mẫu liên quan đến người bị dương tính với Covid-19.

Sau thành công thử nghiệm cho chó đánh hơi phát hiện người mắc bệnh ung thư và dựa trên cơ sở mỗi nhân tố truyền nhiễm đều sinh ra các chất chuyển hóa, được bài tiết ra ngoài, giáo sư Grandjean nhận thấy bệnh nhân Covid-19 dường như cũng tiết ra những thành phần có mùi khác thường và với khả năng đánh hơi đặc biệt, chó có thể tìm ra sự khác biệt này.

Thử nghiệm đang được tiến hành và cho kết quả bước đầu khá khả quan, các chú chó dường như phân biệt được mùi của người âm tính và dương tính, nhưng những người thực hiện khóa huấn luyện này còn phải tiếp tục tập hợp các số liệu và kiểm chứng khoa học tin cậy hơn.

Nếu dự án Nosais thành công thì sẽ là công cụ bổ trợ có thể làm trên diện rộng, để sau đó người có khả năng nhiễm bệnh được làm các xét nghiệm khác kỹ hơn. Kết quả của "khóa huấn luyện" đặc biệt này sẽ có vào giữa tháng 5 này. Biết đâu những chú chó tinh khôn này lại chẳng hiệu quả không kém gì các phần mềm thông minh truy tìm ca nhiễm virus mà các nhà khoa học đang đau đầu tìm kiếm ?

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Nội chiến Libya : Tướng Haftar rời Nga, không ký thỏa thuận ngừng bắn (RFI, 14/01/2020)

Nỗ lực đạt thỏa thuận hưu chiến chính thức tại Libya, do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy, đang đi vào ngõ cụt. Cuộc thương lượng suốt 8 giờ đồng hồ tại Moskva, giữa phe chính quyền Tripoli và phe của thống chế Khalifa Haftar, rút cục đã không mang lại kết quả. Thống chế Haftar trở về nước mà không ký thỏa thuận.

sahel1

"Người hùng" Libya, tướng Khalifa Haftar, ở phía đông thành phố Benghazi, Libya, ngày 07/05/2018. Abdullah DOMA / AFP

Theo AFP, lãnh đạo chính phủ Libya Fayez Al Sarraj và thống chế Khalifa Haftar không trực tiếp gặp nhau trong cuộc thương lượng hôm qua. Hai bên đàm phán thông qua các ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Libya đã ký kết văn bản hưu chiến hôm qua, trong lúc thống chế Haftar đề nghị cho thêm thời gian suy nghĩ cho đến sáng nay. Lệnh hưu chiến trước đó đã tạm thời được áp dụng kể từ 0 giờ ngày Chủ Nhật 11/01.

Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Moskva :

"Thống chế Khalifa Haftar đã để kéo dài nỗi nghi ngờ suốt đêm hôm qua, tuy nhiên cuối cùng ông đã rời Moskva mà không ký kết thỏa thuận hưu chiến, đã được thương lượng suốt 8 giờ đồng hồ ngày hôm qua, tại thủ đô nước Nga. Nhà lãnh đạo hùng mạnh miền đông Libya đã không đưa ra tuyên bố nào. Hiện tại không rõ lý do chính thức nào khiến ông Haftar từ chối ký vào văn bản hưu chiến.

Theo các phản ứng trên mạng xã hội của giới thân cận với thống chế Haftar, chính vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong các đàm phán đã khiến ông Haftar từ chối thỏa thuận này. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia vừa quyết định đưa quân đến Libya để trợ lực cho chính quyền của thủ tướng Fayez Al Sarraj, có trụ sở tại thủ đô Tripoli, đối thủ của thống chế Haftar. Một điểm gây bất đồng khác là vấn đề triệt thoái các nhóm vũ trang của ông Haftar ra khỏi khu vực xung quanh thủ đô Tripoli.

Rút cục, nỗ lực môi giới của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã không thành. Sáng sớm hôm nay, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gián tiếp thừa nhận, khi thông báo là "trong hiện tại, (các bên) đã không đạt được một kết quả thực sự nào". Moskva từng hy vọng đàm phán hòa bình tại Libya có được kết quả, gặt hái được các lợi thế về ngoại giao trong hồ sơ Libya. Rốt cục đây là một thất bại. Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga cũng khẳng định Moskva "sẽ tiếp tục nỗ lực" nhằm tìm lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng Libya".

Châu Âu lo ngại Libya sẽ trở thành một Syria thứ hai. Hiện tại, ở Liên Hiệp Quốc đang thảo luận để thành lập một phái đoàn quan sát viên, nhằm giám sát tình hình tại Libya, nếu lệnh ngừng bắn được chính thức ký kết.

Trọng Thành

*******************

Pháp cố lập một mặt trận thống nhất chống thánh chiến ở Sahel (RFI, 14/01/2020)

Hôm 13/01/2020, tại cuộc họp thượng đỉnh ở thành phố Pau (vùng đông nam nước Pháp), tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với nguyên thủ của 5 quốc gia vùng Sahel Châu Phi (Mali, Burkina Faso, Niger, Mauritania và Tchad) đã ra một tuyên bố chung khẳng định sẽ tăng cường hợp tác quân sự để chống các lực lượng thánh chiến Hồi Giáo hiện đang gia tăng các cuộc tấn công.

sahel2

Tổng thống Emmanuel Macron họp báo sau thượng đỉnh ở Pau ngày 13/01/2020. Guillaume Horcajuelo/Pool via Reuters

Để chứng tỏ quyết tâm của nước Pháp trong cuộc chiến này, tổng thống Macron loan báo gởi thêm 220 quân để tăng viện cho lực lượng 4.500 tham gia chiến dịch Barkhane.

Vào lúc Hoa Kỳ muốn giảm bớt sự hiện diện quân sự ở Châu Phi, cuộc họp thượng đỉnh hôm qua cũng đã là dịp để 5 nước Sahel và đồng minh Pháp kêu gọi các nước Châu Âu khác gia tăng yểm trợ cho họ.

Vừa không được các đối tác Châu Âu tiếp sức, Paris vừa bị chỉ trích ngày càng nhiều tại vùng Sahel, vì sự can thiệp quân sự của Pháp đã không mang lại kết quả mong muốn, thậm chí tình hình còn tồi tệ hơn trước đây. Các lực lượng thánh chiến đã gia tăng tấn công, gây tổn thất ngày càng nặng nề cho lực lượng các nước Sahel và lực lượng Pháp. Mới nhất là vụ tấn công hôm thứ 5 tuần trước khiến 89 binh lính Niger thiệt mạng. Trước đó, 13 binh sĩ Pháp cũng đã hy sinh trong một tai nạn trực thăng khi đang tham gia chiến đấu chống quân thánh chiến ở Mali vào/11 năm ngoái. Đây là thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất của quân đội Pháp kể từ khi họ bắt đầu triển khai lực lượng ở Sahel vào năm 2013.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hơn 4.000 người đã bị giết chết, đa số là thường dân, trong các vụ tấn công khủng bố trong năm 2019 tại Burkina Faso, Mali và Niger.

Pháp đã bắt đầu can thiệp vào vùng này từ năm 2013 theo lệnh của tổng thống François Hollande. Vào đầu năm đó, quân đội Pháp cấp tốc khởi động chiến dịch Serval, huy động 1.700 lính để ngăn chận đà tiến của lực lượng thánh chiến ở Mali, yểm trợ cho quân đội các nước trong khu vực. Chiến dịch đã thành công, lực lượng thánh chiến bị đánh tan tành chỉ trong vòng 3 tháng. Đến tháng 08/2013, chiến dịch Serval đổi thành chiến dịch Barkhane, với quy mô được mở rộng ra toàn bộ vùng Sahel.

Đối với Paris, chống quân thánh chiến tại vùng này chính là ngăn ngừa từ xa nguy cơ khủng bố của Hồi Giáo cực đoan trên đất Pháp, mà chống khủng bố là một cuộc chiến dài hơi, như lời bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly. Vấn đề là, mặc dù được Liên Hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Quốc giúp huấn luyện, mặc dù được Pháp tích cực yểm trợ, quân đội của 5 nước Sahel vẫn không đủ sức ngăn chận khủng bố. Tình hình kinh tế và xã hội của những nước này cũng còn rất tồi tệ, tạo ra những mảnh đất màu mỡ cho các nhóm Hồi Giáo vũ trang bành trướng hoạt động. Sahel lại là một vùng rất rộng lớn, có diện tích lớn bằng cả Châu Âu, nên lại càng khó kiểm soát hoạt động của các nhóm này.

Trong tuyên bố chung hôm qua, các nước Sahel cũng bày tỏ mong muốn Pháp tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở Sahel. Thế nhưng, tại thượng đỉnh Pau, tổng thống Macron đã cực lực lên án những luận điệu chống nước Pháp, mà theo ông, một phần là do sự kích động của các thế lực ngoại bang muốn Châu Âu xa rời Châu Phi. Chắc là ông Macron ám chỉ nước Nga, cụ thể là lực lượng bán quân sự Wagner của Nga, lực lượng mà Moskva vẫn khẳng định không hề có quan hệ.

Bị dư luận trong vùng phản đối ngày càng mạnh, đặc biệt là ở Mali và Burkina Faso, cách đây một tháng, tổng thống Macron đã dọa rút quân Pháp khỏi vùng Sahel. Cuối cùng Pháp vẫn phải tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở vùng này, nhưng Paris muốn phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn và phải điều chỉnh lại chiến lược chống thánh chiến. Các nước tham gia cuộc họp thượng đỉnh tại thành phố Pau hôm qua đã đồng ý với nhau là sẽ lập một bộ chỉ huy chung giữa lực lượng Sahel và lực lượng Pháp, tập trung đánh vào một số trọng điểm, gia tăng nỗ lực huấn luyện cho quân đội các nước Sahel, đồng thời ra lời kêu gọi đến toàn bộ các quốc gia và các đối tác nào muốn tham gia "Liên minh vì Sahel".

Thanh Phương

*******************

Xóa bỏ đồng Franc CFA, Châu Phi vẫn phụ thuộc vào Pháp (RFI, 13/01/2020)

Sau gần 75 năm được lập ra và sử dụng từ thời thực dân đô hộ, thống trị các nước Châu Phi, đồng Franc CFA được thay thế bằng đồng Eco. Dự án này nhằm gạt bỏ những chỉ trích, theo đó, các nước Châu Phi, tuy giành được độc lập từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn nằm dưới sự "bảo hộ tiền tệ" của Pháp.

sahel3

Đồng 5000 và 1000 Franc CFA lưu hành tại Tây Phi. RFI/Pierre René-Worms

"Vấn đề đồng Franc CFA đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận và nhiều chỉ trích về cái gọi là vai trò của nước Pháp tại Châu Phi. Vậy thì chúng ta hãy cắt đứt giây neo ràng buộc này đi và can đảm tiến lên, nhìn về phía trước và cùng nhau tạo lập một mối quan hệ đối tác không chút mặc cảm nào. Nước Pháp không có gì phải giấu diếm cả. Chính vì thế, tôi muốn đặt lại tất cả các vấn đề để chúng ta có thể cùng nhau viết một trang sử mới, một trang mới trong quan hệ chung của chúng ta, chấm dứt, xóa bỏ những hào nhoáng cũ kỹ, lỗi thời, các hiểu nhầm và đôi khi là cả các biện pháp không còn có ý nghĩa gì cả.

Hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng với tổng thống Côte d’Ivoire, thông báo một cuộc cải cách lịch sử và quan trọng".

Ngày 21/12/2019, tại Abijan, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với đồng nhiệm Côte d’Ivoire Alassane Ouattara, thông báo xóa bỏ đồng Franc CFA, sau gần 75 năm được lập ra và sử dụng từ thời thực dân đô hộ, thống trị các nước Châu Phi.

Về mặt chính trị, dự án cải cách đồng Franc CFA là nhằm gạt bỏ những chỉ trích, theo đó, các nước Châu Phi, tuy giành được độc lập từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn nằm dưới sự "bảo hộ tiền tệ" của Pháp. Do vậy, nguyên thủ Pháp muốn xóa bỏ những di sản từ thời thực dân.

Tuy nhiên, có một câu hỏi quan trọng được nêu ra : khi xóa bỏ đồng Franc CFA và thay thế bằng đồng Eco, liệu các nước Châu Phi có thực sự cắt đứt sợi dây ràng buộc, phụ thuộc vào Pháp hay không ? Hay nhìn dưới góc độ khác, liệu Paris có còn ảnh hưởng đối với Châu Phi hay không ? Cuộc tranh luận, vốn kéo dài từ lâu nay, vẫn chưa chấm dứt.

Năm 1945, Pháp lập ra một đồng tiền duy nhất cho các nước Tây Phi, Franc CFA. Ban đầu, đó là đồng Franc của Các thuộc địa Pháp tại Châu Phi. Đến năm 1958, đơn vị tiền tệ này được đổi tên thành Franc của Cộng đồng Pháp tại Châu Phi. Từ khi giành được độc lập cho đến nay, 14 nước Châu Phi, với khoảng 150 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội lên tới 235 tỷ đô la, vẫn dùng Franc CFA, và bộ Tài Chính Pháp giữ vai trò quyết định, quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính. Đây là trường hợp "độc nhất vô nhị" trên thế giới. Cụ thể, Kho Bạc (Ngân Hàng Trung Ương Pháp) và chính quyền Pháp định ra tỷ giá hối đoái cố định cho đồng Franc CFA so với đồng Euro. Chính vì tỷ giá hối đoái này mà các nước Châu Phi phải đặt 50% tổng dự trữ ngoại tệ của mình trong Kho Bạc Pháp và việc điều chỉnh khối lượng dự trữ ngoại tệ này được thực hiện qua một tài khoản "giao dịch" tại Ngân Hàng Trung Ương Pháp. Đồng Franc CFA được thiết kế và in ấn tại Pháp. Chính quyền Pháp có đại diện trong tất cả các định chế ra quyết định của hệ thống đồng Franc CFA.

Nhóm 14 nước Châu Phi này chia thành hai cộng đồng tiền tệ tài chính riêng biệt : thứ nhất là Liên Hiệp Kinh Tế Tiền Tệ Tây Phi – UEMOA, với đồng Franc Cộng đồng tài chính Châu Phi – mã số XOF – bao gồm 8 quốc gia (Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinée-Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo) ; thứ hai là Cộng Đồng Kinh Tế Tiền Tệ Trung Phi – CEMAC, với đồng Franc Hợp tác tài chính Trung Phi – mã số XAF, có 6 thành viên Trung Phi (Cameroon, Congo, Trung Phi, Gabon, Guinée Xích Đạo, Tchad).

Dự án cải cách đồng Franc CFA đã được thảo luận từ năm 1987. Do các nước không đồng nhất về mức độ phát triển kinh tế và có những tham vọng địa chính trị khác nhau, dự án này bước đầu chỉ liên quan đến nhóm 8 quốc gia Tây Phi thuộc UEMOA.

Ngày 29/06/2019, Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi – CEDEAO – đã quyết định gọi đồng tiền mới là Eco, thay thế cho đồng Franc CFA, đơn vị tiền tệ vẫn được sử dụng tại 8 trong số 15 quốc gia thành viên của CEDEAO.

Tại cuộc họp cuối/12/2019, ở Abidjan, tổng thống Côte d’Ivoire thông báo nội dung cải cách đồng Franc CFA :

"Chúng tôi đã quyết định tiến hành cải cách đồng Franc CFA với ba thay đổi lớn sau đây : Thứ nhất là thay đổi tên gọi đồng tiền, từ France CFA thành đồng Eco. Thứ hai, chấm dứt việc tập trung, đặt 50% tổng dự trữ ngoại hối của các nước Châu Phi tại Kho Bạc Pháp và đóng tài khoản giao dịch. Thứ ba, rút các đại diện của Pháp ra khỏi tất cả các cơ quan ra quyết định và quản lý của Liên Hiệp Kinh Tế và Tài Chính Tây Phi – UEMOA".

Trên đài RFI, kinh tế gia Senegal SARR Abdourahmane, giám đốc cơ quan tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Tài trợ Phát triển Địa phương (CEFDEL), nhận định rằng quyết định cải tổ đồng Franc CFA mang tính lịch sử :

"Cải cách này mang tính lịch sử theo nghĩa đây là một giai đoạn đi đúng hướng. Bởi vì điều này cho phép làm sáng tỏ nội dung các cuộc tranh luận về đồng Franc CFA : Người Pháp không còn hiện diện trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý nữa ; lãnh đạo các nước Châu Phi lựa chọn tỷ giá hối đoái cố định, bám theo đồng Euro và đề nghị đích danh nước Pháp đứng ra bảo đảm tỷ giá này. Như vậy, nội dung các cuộc tranh luận sẽ thay đổi : việc lựa chọn tỷ giá cố định bám theo đồng Euro, việc nước Pháp đứng ra bảo đảm tỷ giá… những điều này có lợi hay không cho nền kinh tế các nước Châu Phi. Lúc đó, các chuyên gia kinh tế có thể thảo luận và không để cho cuộc tranh luận bị ô nhiễm bởi các câu hỏi mà về thực chất không có gì quan trọng cả.

Việc cải cách này không hề dẫn đến những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngoại trừ một điểm : sự hiện diện của người Pháp trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý bị coi là một sự can thiệp. Nay không còn người Pháp nữa. Sự nhìn nhận về điểm này thay đổi".

Trước những lo ngại về việc cải cách tiền tệ có thể làm cho đồng tiền Eco mới mất giá so với đồng Franc CFA, bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Lemaire trấn an : 

"Không. Tôi xin bảo đảm là giá trị của đồng tiền không thay đổi, bởi vì tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara đã sáng suốt đề nghị các nước thành viên khu vực đồng Franc CFA duy trì cơ chế tỷ giá cố định theo đồng Euro. Đây là một bảo đảm rất vững chắc về giá trị tiền tệ cho những ai vẫn thường xuyên sử dụng đồng tiền France CFA. Đồng tiền ổn định chống được lạm phát và tôi nghĩ đây là điều rất quan trọng, mang tính quyết định. Cần tránh tình trạng lạm phát tái xuất hiện trong khu vực Tây Phi khi chấm dứt dùng đồng Franc CFA. Và việc các nước trong khu vực đồng Franc CFA quyết định duy trì cơ chế tỷ giá cố định giúp tránh được nguy cơ nói trên".

Theo giới chuyên gia, việc đồng Eco cũng như đồng Franc CFA trước đây có tỷ giá cố định theo đồng Euro tạo ra một số lợi thế, như ổn định nền kinh tế của các nước thành viên trong khu vực tiền tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước trong cùng khối, giúp khống chế được nợ công, kiểm soát được lạm phát, trong khi một số nước láng giềng, do có đồng tiền riêng như Liberia, Nigeria thường xuyên phải đối mặt với nạn lạm phát thất thường. Tuy nhiên, việc đồng Eco có tỷ giá cố định, bám chặt theo đồng Euro vẫn đẩy các nước Châu Phi vào tình trạng phụ thuộc như trước đây.

Cải cách tiền tệ, thay đổi tên gọi đồng tiền, không đặt dự trữ tại Kho Bạc Pháp, …, thế nhưng Paris vẫn đóng vai trò là "người bảo đảm tối hậu" cho giá trị đồng Eco. Chính vì điểm này mà không ít chuyên gia kinh tế Châu Phi cho rằng ảnh hưởng, bóng dáng của Pháp vẫn bao trùm hệ thống tiền tệ các nước Tây Phi. Về phần mình, bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Lemaire cố gắng giải thích như sau :

"Đây thực sự là một bảo đảm tối hậu, sau cùng. Trong khi đó, các nước Châu Phi thành viên có được hoàn toàn độc lập với quyết định mang tính lịch sử của lãnh đạo các nước trong khu vực. Tôi nhấn mạnh, đó là một sự độc lập hoàn toàn, bởi vì các nước thành viên không bắt buộc phải đặt dự trữ ngoại hối của mình trong kho bạc Pháp nữa, đóng tài khoản giao dịch. Đó là một sự độc lập hoàn toàn bởi vì không còn người Pháp trong các cơ quan lãnh đạo, quyết định của hệ thống tiền tệ này nữa. Đây là một sự thay đổi lớn. Giờ đây, các nước thành viên hoàn toàn tự do ra các quyết định.

Việc nước Pháp đứng ra bảo đảm tối hậu, sau cùng, có nghĩa là nếu xẩy ra một cuộc khủng hoảng về hối đoái, thì nước Pháp sẽ đứng bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ các nước thành viên, bình ổn tình hình. Tôi nhắc lại, Pháp chỉ đóng vai trò bảo đảm tối hậu, sau cùng và chỉ làm việc này nếu xẩy ra khủng hoảng tài chính".

Một số kinh tế gia Châu Phi tỏ thái độ bi quan, tố cáo dự án cải cách đồng Franc CFA chỉ là một một cuộc "cách mạng nửa vời" hoặc một sự "lừa đảo về chính trị". Thực ra, để lật sang một trang mới trong lĩnh vực tiền tệ, các nước Châu Phi phải vững chắc về kinh tế và phải tuân thủ một số tiêu chí hướng tới sự đồng thuận, tương đồng giữa các nền kinh như lạm phát chỉ bằng hoặc dưới 5%, thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội, dự trữ ngoại tệ phải bằng hoặc lớn hơn 3 tháng nhập khẩu…Thế nhưng, cho đến nay, không một quốc gia nào trong số 8 quốc gia thực hiện cải cách, thậm chí cả 14 nước Châu Phi sử dụng đồng Franc CFA tuân thủ được các tiêu chí này.

Kinh tế gia Dieudonné Essomba, thuộc bộ Kinh Tế, Kế Hoạch và Quy Hoạch Lãnh Thổ Senegal, được báo Le Monde trích dẫn, nhận định : Các nước Châu Phi muốn có các giải pháp chính trị và mang tính tư tưởng trước một vấn đề kỹ thuật. Có thể giải quyết được vấn đề chính trị, tư tưởng và đó là điều người ta đang làm, tức là đuổi nước Pháp (ra khỏi hệ thống tiền tệ). Người ta có lý khi làm như vậy. Thế nhưng, điều này không giúp giải quyết được vấn đề làm sao có được một hệ thống tiền tệ phù hợp với các nền kinh tế Châu Phi. Tại một quốc gia không sản xuất được gì cả thì không thể nào có được một đồng tiền độc lập.

Đức Tâm

Published in Quốc tế

Các cơ hội từ "Con đường tơ lụa mới" và chính sách chuyển dịch sản xuất công nghiệp của Bắc Kinh, cùng với viễn cảnh đầu tư đã mang lại giấc mộng phát triển cho Châu Phi, nhân diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi tổ chức tại Marrakech bắt đầu từ hôm qua 27/11/2017.

tolua1

Các doanh nhân dự hội thảo trong Diễn đàn đầu tư Trung Quốc - Phi Châu tại Marrakech, Maroc ngày 27-28/11/2017.CAIF

Hội nghị chiến lược về các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc – Châu Phi quy tụ trên 400 doanh nhân trong đó có 150 người từ Hoa lục đến. Hãng tin Pháp AFP cho biết trong ngày khai mạc, ông Vương Dũng (Wang Yong), phó giám đốc Quỹ Phát triển Trung Quốc – Châu Phi, đã khẳng định ý hướng "đẩy nhanh việc hợp tác trong lãnh vực đầu tư". Ông cho biết Đại hội Đảng Trung Quốc 19 họp hồi tháng 10 "đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng và mạnh mẽ : Trung Quốc phải tăng tốc chương trình Con đường tơ lụa mới".

Trong không đầy 20 năm, Trung Quốc đã trở thành đối tác kinh tế số một của Châu Phi. Trao đổi thương mại đạt 190 tỉ đô la năm 2016, lớn hơn cả doanh số của Châu Phi với Ấn Độ, Pháp và Hoa Kỳ cộng lại – theo như số liệu được đưa ra trong diễn đàn.

Sau Kenya, Ethiopia, Ai Cập và Djibouti, đến lượt Maroc tham gia dự án "Con đường tơ lụa mới", dự kiến xây dựng cầu, đường bộ, đường xe lửa và khu công nghiệp tại 65 nước, với trên 1.000 tỉ đô la.

Với tên gọi tại Trung Quốc là "Một vành đai, Một con đường" (One Belt, One Road – OBOR), chương trình này gồm một vành đai đường bộ nối liền Trung Quốc với Đông Âu thông qua Trung Á và Nga, và một tuyến đường biển để đến được Châu Phi và Châu Âu, từ Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Sáng kiến này "hiện đã liên quan đến Đông Phi và chúng tôi mong sẽ mở rộng sang các nước Tây Phi" - ông Jean-Claude Brou, bộ trưởng Kinh Tế Côte d’Ivoire nói.

Đại sứ Trung Quốc tại Maroc Lý Lập (Li Li) nhấn mạnh : "Thế giới đang thay đổi một cách sâu sắc và phức tạp, với một cuộc chuyển dịch kỹ nghệ mới (…) và Châu Phi sở hữu nguồn lợi thiên nhiên cũng như nhân lực dồi dào".

Đối với ông Brou, việc chuyển dịch sản xuất là "một cơ hội lớn" cho Châu Phi. Với giá nhân công tăng, để duy trì tính cạnh tranh, Trung Quốc phải quay sang các nước có giá thành sản xuất rẻ, như vậy Châu Phi chiếm lợi thế về giá lao động.

Năm 2016, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Châu Phi với 36,1 tỉ đô la. Tính đến cuối năm ngoái, các công ty Trung Quốc đã tham gia xây dựng khoảng 100 khu công nghiệp, hàng ngàn tuyến đường sắt và xa lộ, nhiều sân bay và nhà máy điện.

AFP dẫn lời bộ trưởng Công Nghiệp Maroc Moulay Hafid Elalamy : "Trung Quốc và Châu Phi đều đang tìm kiếm tăng trưởng, và sáng kiến Con đường tơ lụa mới sẽ làm thay đổi bản đồ thương mại thế giới". Ông Elalamy nhấn mạnh : "Chúng ta chưa bao giờ hình dung nổi việc Trung Quốc ngày nay lại đầu tư vào ngành dệt may tại Maroc. Tất cả đã thay đổi, với ý hướng tạo ra một tầng lớp trung lưu tại Hoa lục, nơi mà giá nhân công tăng đã làm giảm đi tính cạnh tranh".

Ông Tony Dong, chủ tịch Liên đoàn doanh nhân Trung Quốc-Châu Âu, đến Marrakech để "tìm kiếm cơ hội đầu tư", nhận xét : "Trung Quốc cần Châu Phi và ngược lại Châu Phi cũng cần Trung Quốc, chúng ta phải siết chặt thêm quan hệ".

Tuy nhiên, theo giáo sư Pierre Dagbo, trường đại học Félix-Houphouet-Boigny ở Abidjan, Châu Âu tuy thụt lùi tại Châu Phi nhưng dấu ấn ngôn ngữ, văn hóa, hợp tác đại học, quân sự vẫn đậm nét. Đặc biệt là viện trợ nhân đạo dành cho Châu Phi lên đến 21 tỉ đô la trong năm 2015, bỏ xa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

AFP cho biết "Con đường tơ lụa mới" hiện đang gặp nhiều trắc trở : dự án tàu cao tốc tại Indonesia hầu như nằm im từ hai năm qua, khu công nghiệp bỏ trống phân nửa tại Kazakhstan…Tại Lào, đồng minh thân thiết của Trung Quốc, dư luận phản đối tuyến đường sắt dài 415 km tốn đến 5 tỉ đô la, chiếm phân nửa GDP của Lào. Còn tại Pakistan, quân nổi dậy đã đặt chất nổ phá các đường ống dẫn khí đốt và các xe lửa ở tỉnh Balochistan, tấn công các kỹ sư Trung Quốc, khiến dự án trị giá 46 tỉ đô la đứng trước rủi ro lớn.

Bên cạnh đó là tai tiếng lâu nay tại Châu Phi : bóc lột tài nguyên theo kiểu "thực dân mới". Nhà báo Julien Wagner, tác giả cuốn "Trung Quốc – Châu Phi, sự cướp bóc" nêu ra thực tế : Bắc Kinh thường ưu tiên cho các nước giàu tài nguyên, các công ty nhà nước tham nhũng, hiếm khi chuyển giao công nghệ, và đưa hàng loạt lao động Trung Quốc sang. Theo ông Wagner, hợp tác chỉ có lợi khi các lãnh đạo Châu Phi biết đặt lợi ích của đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, và liên kết với nhau trong việc thương lượng với Trung Quốc.

Với các điều kiện trên, dường nhưgiấc mộng của Châu Phi, bám theo "Giấc mơ Trung Hoa"của ông Tập Cận Bình, hãy còn xa mới thành hiện thực.

Thụy My

Published in Quốc tế