Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuba : Tân chủ tịch Diaz-Canel hứa tiếp tục con đường của Castro (RFI, 20/04/2018)

Cuba đã thức giấc vào hôm 20/04/2018 với một tân chủ tịch "trẻ", sinh trưởng sau cách mạng, và được Quốc Hội bầu lên với 603 trên tổng số 604 phiếu. Thế nhưng đánh giá chung là tình hình Cuba sẽ không có gì thay đổi.

cuba1

Tân chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel (T) tại Quốc hội Cuba, La Havana, ngày 19/04/2018 ©Marcelino VAZQUEZ/ACN/AFP

Phát biểu với tư cách tân chủ tịch Cuba, ông Miguel Diaz-Canel vào hôm qua đã hứa không đi lệch con đường của người tiền nhiệm, sẽ tiếp tục cuộc cách mạng Cuba và tiến trình cải cách kinh tế của Raul Castro.

Thông tín viên RFI, Romain Lemaresquier, tại La Havana, phân tích :

Trừ phi có sự cố đặc biệt, quả là không nên chờ đợi một cuộc cách mạng mới tại Cuba. Trong phát biểu đầu tiên với tư cách là tân chủ tịch Cuba ngày hôm qua, ông Miguel Diaz-Canel đã lập lại rằng sẽ không có chuyện đi chệch các nguyên tắc của cách mạng. Một phát biểu không khác diễn văn của các đảng viên Đảng cộng sản, không muốn nói đến việc chuyển giao quyền lực hay thời kỳ chuyển tiếp.

Tiến trình kết thúc hôm qua rốt cuộc sẽ tiếp diễn : Miguel Diaz-Canel như thế sẽ tiếp tục công cuộc cải cách mà người đỡ đầu cho ông đã bắt đầu từ nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, ngày thứ Năm hôm qua còn chứng kiến một số đề cử có thể sẽ ghi dấu ấn trong lịch sử Cuba, như việc đề cử ông Salvador Antonio Valdez vào chức vụ phó chủ tịch thứ nhất của Hội Đồng Nhà nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Cuba mà một người Cuba gốc Châu Phi được đề bạt vào chức vụ này. Trong 5 chức phó chủ tịch khác thì có 3 phụ nữ, trong đó có hai người cũng gốc Châu Phi. Đó cũng là điều chưa từng thấy.

Tuy nhiên, thành phần chính phủ mới chưa được thông báo. Ê kíp lãnh đạo cho biết là cần thời gian và sẽ thông báo vào tháng 7 tên tuổi của những người sẽ cùng làm việc với ông Miguel Diaz-Canel trong nhiệm kỳ 5 năm của ông".

Mai Vân

*****************

Tân chủ tịch Cuba 'ra đời sau Cách mạng' (BBC, 19/04/2018)

Ông Miguel Díaz-Canel đã trở thành tân Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cuba, thay ông Raul Castro.

Đây là lần đầu tiên từ cách mạng 1959 khi Cuba có lãnh đạo không thuộc gia đình Castro.

cuba2

Miguel Díaz-Canel là người thân cận của Raul Castro

Ông Díaz-Canel đã là phó chủ tịch từ năm năm qua, và là người thân cận của Raul Castro.

Quốc hội Cuba hôm 19/4 chính thức bầu ông Díaz-Canel, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Cuba, làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước.

Dư luận cho rằng ông Raul Castro vẫn sẽ còn ảnh hưởng chính trị vì ông vẫn là lãnh đạo Đảng cộng sản cho tới năm 2021.

Hai anh em Fidel và Raul Castro đã lần lượt nắm quyền lãnh đạo Cuba từ 1959.

Fidel Castro nghỉ hưu năm 2008 và qua đời năm 2016.

Sinh năm 1960, ông Díaz-Canel tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba năm 1987, và trở thành bí thư tỉnh ủy vào năm 1994.

Năm 2003, ông được bầu vào Bộ Chính trị, trở thành bộ trưởng giáo dục đại học năm 2009 và giữ chức phó thủ tướng năm 2012.

Năm 2013, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng nhà nước.

Trong diễn văn nhậm chức chủ tịch, ông Díaz-Canel nói "không có chỗ ở Cuba cho những ai định khôi phục chủ nghĩa tư bản".

Trong giai đoạn Raul Castro nắm quyền chủ tịch, ông đã thực thi một số cải tổ như hứa giao một triệu hecta đất cho nông dân.

Năm 2010, Raul Castro cho phép người Cuba được lập doanh nghiệp tư nhân nhỏ.

Một năm sau, Cuba cho phép người dân được mua và bán nhà.

Cuba và Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm 2015.

Tuy nhiên, năm ngoái, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái áp đặt môt số hạn chế đi lại và thương mại, mặc dù không cắt bỏ hoàn toàn quan hệ.

**********************

Cuba đề cử người kế nhiệm Chủ tịch Castro (BBC, 19/04/2018)

Quốc hội Cuba chọn ông Miguel Díaz-Canel, cánh tay phải của ông Raúl Castro, làm ứng cử viên duy nhất cho chức Chủ tịch nước, chấm dứt 'gia đình trị'.

cuba3

Ông Raúl Castro (trái) sẽ duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ trong chế độ cộng sản ngay cả sau khi ông Miguel Díaz-Canel lên nắm quyền

Nhà lãnh đạo Cuba kế cận sẽ kế thừa một đất nước trong tình trạng kinh tế đình trệ và dân số trẻ tuổi nóng lòng mong mỏi sự thay đổi, theo phóng viên Will Grant của BBC tại Cuba.

Ngoài ra, ông Miguel Díaz-Canel sẽ có một nhiệm vụ khó khăn khi lãnh đạo đất nước mà không có quá khứ cách mạng như ông Raul và ông Fidel.

Quốc hội đã bỏ phiếu và kết quả sẽ được công bố vào thứ Năm 19/4, khi ông Castro dự kiến sẽ chính thức trao chức vụ cho cho ông Díaz-Canel.

Ông Castro tiếp nhận chức Chủ tịch nước từ anh trai Fidel năm 2006 do ông Fidel có vấn đề về sức khỏe.

Mối quan hệ được cải thiện giữa Mỹ và Cuba, bắt đầu dưới thời Barack Obama, phần nào bị đảo lộn kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.

Ông Castro được cho là sẽ duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ trong chế độ cộng sản ngay cả sau khi ông thôi chức.

Tuy nhiên, ông Castro sẽ tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo Đảng cộng sản cho tới đại hội lần tiếp theo vào năm 2021.

Ông Miguel Díaz-Canel là ai ?

Ông Miguel Díaz-Canel, 57 tuổi, có một hồ sơ tương đối 'thấp' khi ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng nhà nước Cuba vào năm 2013. Tuy nhiên ông đã trở thành đồng minh quan trọng của ông Castro.

cuba4

Ông Díaz-Canel được cho là dễ tiếp cận hơn là anh em nhà ông Castro

Trong năm năm qua, ông Miguel Díaz-Canel đã được chuẩn bị chu đáo cho chức vụ chủ tịch nước và sự chuyển giao quyền lực.

Trước khi được bổ nhiệm chức phó chủ tịch thứ nhất, ông đã có một sự nghiệp chính trị dài.

Ông sinh tháng 4/1960, khoảng hơn một năm sau khi Fidel Castro lần đầu tiên tuyên thệ nhậm chức thủ tướng.

Ông học chuyên ngành kỹ thuật điện và bắt đầu sự nghiệp chính trị trong độ tuổi 20 với vai trò là thành viên của Liên đoàn Cộng sản Trẻ ở Santa Clara.

Ông vừa giảng dạy kỹ thuật tại trường đại học địa phương vừa làm bí thư thứ hai Liên đoàn Cộng sản Trẻ ở tuổi 33.

Raúl Castro ca ngợi "sự vững chắc về ý thức hệ" của ông Miguel Díaz-Canel.

Published in Quốc tế

Cuba : Miguel Diaz-Canel, người thay thế chủ tịch Raul Castro, là ai ?

Từ ngày 19/04/2018, Cuba bước sang một thời kỳ mới, "sẽ không còn do gia đình Castro điều hành" là hàng tựa trên Le Monde cùng với bài tổng kết 10 năm lãnh đạo của chủ tịch kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Cuba Raul Castro. "Cuba sẵn sàng chuyển đổi trong thời hậu Castro" với sự kiện chuyển giao quyền lực sau 6 thập kỷ dưới triều đại nhà Castro, là nhận định của Le Figaro.

cuba1

Chủ tịch Cuba Raul Castro và Phó Chủ tịch Ciba Miguel Diaz-Canel. ilmondo

Chủ tịch Raul Castro nghỉ hưu ở tuổi 86 nhường lại vị trí lãnh đạo cho ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, "người được Raul đỡ đầu trên chính trường" theo nhận định của Le Monde và là "một người trung thành với chế độ" theo Le Figaro. Cả hai nhật báo đều phác họa chân dung của tân lãnh đạo Cuba, một người ít cười, ít nói, kiên nhẫn leo từng bậc trong nấc thang danh vọng dưới sự bảo trợ của ông Raul Castro.

Sinh ngày 20/04/1960 tại Placetas, tỉnh Villa Clara, ông Diaz-Canel tốt nghiệp kỹ sư điện tại đại học trung ương Las Villas năm 1985 và bắt đầu sự nghiệp trong Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba. Sau khi xuất ngũ, ông quay lại giảng dạy tại đại học trước khi đi công tác hai năm ở Nicaragua (1987-1989). Trở về Cuba, ông dần thăng tiến trong bộ máy lãnh đạo : trước tiên là trở thành một nhà lãnh đạo của Liên minh Thanh niên cộng sản, tiếp theo là vào Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Cuba năm 1991. Ở mọi chức vụ, ông luôn thể hiện là một lãnh đạo trẻ điềm tĩnh, hiện đại và được lòng dân. Ông di chuyển bằng xe đạp khi xăng dầu khan hiếm, mặc quần bò, tự nhận là fan của ban nhạc Anh Beatles và thành lập trung tâm văn hóa Santa Clara…

Tướng Raul Castro chú ý đến nhân vật mới nổi, và chỉ định Diaz-Canel vào vị trí Bí thư thứ nhất của đảng cộng sản ở Holguin năm 2003 và gia nhập Bộ chính Trị đầy quyền lực của Đảng cộng sản Cuba. Sáu năm sau, năm 2009, vẫn dưới sự bảo trợ của Raul Castro, ông Diaz-Canel trở thành bộ trưởng Bộ đại học, tiếp theo là phó thủ tướng phụ trách đào tạo, khoa học, văn hóa và thể thao. Đến năm 2013, ông vượt qua một cây đại thụ bảo thủ khác của thế hệ trước để trở thành phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước và đạt đến đỉnh cao là trở thành người kế nhiệm chức chủ tịch Cuba.

Thách thức cải cách Cuba đối với tân chủ tịch Diaz-Canel

Le Monde trích nhận định của nhà sử học Cuba Rafael Rojas cho rằng để đạt đến đỉnh cao này, "Diaz-Canel chỉ nợ mỗi Raul Castro". Với Le Figaro, dù không thuộc thế hệ cách mạng, nhưng ông Diaz-Canel luôn chứng tỏ lòng trung thành với chế độ và "chưa bao giờ đi chệch đường lối của Đảng", theo nhận định của nhà báo Nora Gamez Torres làm việc tại tờ Miami Herald.

Tuy nhiên, tính chính đáng của vị tân chủ tịch có thể bị tác động vì ông Diaz-Canel sinh ra sau cuộc cách mạng. Ngoài ra, ông cũng không xuất thân từ nhà binh dù từng phục vụ trong quân đội, trong khi Lực lượng Vũ trang lại có quyền lực rất lớn về chính trị và kinh tế tại Cuba.

Tân chủ tịch Cuba sẽ phải giải quyết tình hình khá nhạy cảm. Nền kinh tế bị đình đốn, giới trẻ bỏ xứ ra nước ngoài, trong khi Venezuela, quốc gia vẫn tài trợ cho chế độ, thì bị khủng hoảng và sẽ không thể tiếp tục giúp đỡ Cuba. Để thúc đẩy nền kinh tế, La Havana đã đón tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và khen ngợi "sự phát triển kinh tế ấn tượng"của Việt Nam.

Những thách thức đang đợi tân chủ tịch Cuba là chấm dứt hệ thống hai đồng tiền peso lưu thông song song trên thị trường khiến nền kinh tế mất cân đối, tái khởi động nền kinh tế Cuba, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đường bị lơ là từ nhiều năm qua… Thời gian sẽ trả lời liệu người kế nhiệm có vượt qua được cái bóng của người đã đưa ông vào guồng máy hay không.

Trục Ankara-Moskva vẫn liên kết chặt chẽ trong hồ sơ Syria

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ trận oanh kích của Mỹ-Anh-Pháp nhắm vào các khu vực được cho là có liên quan đến nghiên cứu và tàng trữ chất độc của Syria. Tuy nhiên, sự kiện này "không chia rẽ" Ankara và đồng minh Nga mà ngược lại, "Trục Ankara-Moskva kháng cự các trận oanh kích", như nhận định trên hàng tựa của Le Monde.

Trong buổi họp báo chung ngày 16/04 với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định : "Chúng tôi (Nga và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể nghĩ khác nhau, nhưng quan hệ của chúng tôi với Nga quá mạnh nên tổng thống Pháp khó lòng phá vỡ được".

Đây cũng là quan điểm của phát ngôn viên điện Kremlin khi cho rằng giữa hai nước luôn có những điểm bất đồng nhưng điều này chẳng có gì là bí mật với mọi người và cũng không ngăn cản hai bên tiếp tục đối thoại.

Thực vậy, việc Ankara phản đối chế độ Damascus cũng không cản trở Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chặt chẽ với Nga và Iran trong khuôn khổ vòng đàm phán Astana về hòa bình tại Syria, qua đó Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể lập được 9 trạm quan sát giữa các lực lượng đối lập và quân của chế độ Damascus tại vùng Idlib, khu đồn trú cuối cùng của quân nổi dậy còn nằm ngoài tầm kiểm soát của Damascus.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn giữ quan hệ chặt chẽ với Nga thông qua nhiều hợp đồng lớn : xây đường ống dẫn dầu và một nhà máy điện hạt nhân ở Mersin cũng như một dự án mua hệ thống lá chắn tên lửa S-400 gây nhiều tranh cãi vì Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên quan trọng của NATO.

Syria : Bằng chứng về những tội ác của chế độ Damascus

Nhật báo công giáo La Croix dành trọn trang nhất và 8 trang "Điều tra" để đăng hình ảnh một số nhân chứng và các bằng chứng về tội ác của chế độ Bachar al-Assad, được các nhà điều tra thu thập ở Châu Âu và tại Syria qua lời kể của người dân hay qua tài liệu từ một số quan tòa ở các tòa án Châu Âu.

Bài xã luận của La Croix cho biết ở mỗi cấp độ, mỗi người đưa ra hành động cáo buộc chế độ Syria : hành động tra tấn, các vụ mất tích, giết người. Thêm vào đó là những bằng chứng do các tổ chức phi chính phủ thu thập được. Khối lượng hình ảnh, video, chứng cứ rất lớn, vì vậy cần thời gian và kiên nhẫn để có thể kiểm chứng, chắp nối để có thể nhận dạng thủ phạm, vạch rõ trách nhiệm và "Ai biết được đấy, một ngày nào đó, Bachar có thể bị xét xử ?"

Trả lời phỏng vấn La Croix, ông Mazen Darwish, giám đốc Trung tâm vì Truyền thông và tự do ngôn luận Syria, nhận định "những hành động tàn bạo của Daesh đã làm lãng quên hàng loạt tội ác của Bachar al-Assad". Tham gia biểu tình ôn hòa năm 2011, ông bị cầm tù trong vòng ba năm và đang sống tại Đức, nơi tổ chức của ông hỗ trợ các nạn nhân trong cuộc chiến pháp lý chống chế độ Damascus.

Sau lằn ranh đỏ Syria, tổng thống Pháp đối mặt với lằn ranh đỏ trong nước

Sinh viên bãi khóa, chiếm trường ở một số trường đại học, những người bảo vệ khu đất ở Notre-Dame-des-Landes (thường được gọi là "zadiste") khỏi dự án xây dựng sân bay mới… tổng thống Pháp đang phải đối mặt với "lằn ranh đỏ" nội địa của "những người gây rối chuyên nghiệp".

Dù dự án xây sân bay mới đã được hủy, vài trăm "người vô chính phủ", cụm từ được Le Figaro sử dụng trong bài xã luận, vẫn tiếp tục chiếm đóng khu đất rộng lớn, trong khi "người dân xung quanh bực tức vì lượng người đấu tranh đổ xô đến đây", trong đó có "nhiều người cải trang thành nông dân địa phương", theo cáo buộc của bài xã luận. Chiến dịch giải tán của cảnh sát dường như chưa đủ mạnh để phong tỏa khu vực.

Còn tại Tolbiac, một cơ sở của trường đại học Paris I, bị sinh viên bãi khóa chiếm đóng từ nhiều ngày nay. Cơ sở vật chất bị phá hỏng gây thiệt hại lên đến vài trăm nghìn euro. Bài xã luận đặt câu hỏi : Tổng thống Pháp biện hộ cho "một thế giới chuyển động" để làm gì nếu như Nhà nước phải lùi bước trước vài bộ phận cánh tả ?

Miến Điện : Tòa án Hình sự quốc tế xem xét điều tra hồ sơ người Rohingya

Biện lý của Tòa án Hình sự quốc tế (CPI) đề nghị các thẩm phán xem xét khả năng tài phán về việc di chuyển cưỡng bức đối với 700.000 người Rohingya Miến Điện tại Bangladesh, liên quan đến hai tội : di chuyển và giam hãm tại trại tập trung ở nước ngoài.

Theo quy định, có ba khả năng để đưa một vụ việc ra Tòa án Hình sự quốc tế : thông qua một quốc gia thành viên, theo quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tự thụ lý hồ sơ.

Trong hồ sơ người Rohingya, Miến Điện không phải là thành viên của Quy chế Roma việc thành lập Tòa án Hình sự quốc tế, nhưng Bangladesh là một thành viên của định chế này. Về phương án quyết định của Hội Đồng Bảo An, Nga và Trung Quốc sẽ dùng quyền phủ quyết vì hai nước công khai ủng hộ chính quyền Miến Điện. Nếu các thẩm phán của CPI hợp thức hóa yêu cầu của biện lý thì biện lý có thể tự thụ lý hồ sơ và mở điều tra, hoặc cũng có thể theo yêu cầu điều tra từ phía Bangladesh về những tội ác vi phạm trên lãnh thổ nước này.

Chính phủ Miến Điện bày tỏ "quan ngại" trong bản thông cáo ngày 13/04. Với luật sư Alicia de la Cour giảng dạy tại đại học Luân Đôn, phản ứng của Naypyidaw không có gì ngạc nhiên : "Từ lâu, bà Aung Sang Suu Kyi phủ nhận mọi trấn áp nhắm vào người Rohingya. Hiện nay, người ta còn thậm chí có thể nói bà là đồng phạm với giới quân sự và như vậy, đồng phạm trong cuộc diệt chủng.

Bà Aung Sang Suu Kyi là người duy nhất tại Miến Điện có thể làm thay đổi tâm tính vì người dân yêu bà và nghe bà. Dĩ nhiên bà không có quyền lực chính trị để làm thay đổi mọi việc nhưng bà có quyền lực tinh thần. Cuối cùng, bà đã tham gia vào việc đối xử mất nhân tính với người Rohingya khi không phát biểu gì hết".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Vụ con trai Fidel Castro tự sát và hoàng hôn của chế độ Cuba

Tác giả Christian Makarian trong bài viết "Vụ tự sát trong gia đình Castro"đăng trên L’Express nhận định : việc người con trai của lãnh tụ Cuba Fidel Castro tự kết liễu cuộc đời là một chỉ dấu chính trị.

fidel1

"Fidelito", con trai cả của cố chủ tịch Cuba Fidel Castro, tự sát ở tuổi 68. ADALBERTO ROQUE / AFP

Đó là người nối dõi duy nhất có ngoại hình giống y Fidel Castro. Trong số những người con trong và ngoài giá thú mà lãnh tụ Cuba để lại, Fidelito cũng là người duy nhất tìm đến cái chết ở tuổi 68. Người ta biết được sự kiện này qua một thông cáo ngắn gọn : "Tiến sĩ khoa học Fidel Castro Diaz-Balart, đã được một nhóm bác sĩ chăm sóc từ nhiều tháng qua do bị trầm cảm nặng nề, đã tự sát sáng nay 01/02/2018".

Theo tác giả, bản thân vụ tự tử này cho thấy sự trượt dốc của chế độ Castro - dường như không thể nào vực dậy được nếu không thay đổi triệt để đường lối. Cuộc đời của Fidelito là sự tóm lược kinh nghiệm thảm hại của chủ nghĩa mác-xít Cuba. Cái chết của ông như một sự biểu hiện về chính trị, nhấn mạnh đến sự vô nghĩa của một ý thức hệ cằn cỗi mà một giai cấp phải bám vào – một viễn cảnh tuyệt vọng.

Fidelito được biết đến rất sớm. Năm 1959, trong một cuộc phỏng vấn hết sức nổi tiếng do kênh truyền hình CBS thực hiện, nhà cách mạng có bộ râu quai nón đang thách thức Hoa Kỳ, xuất hiện trên màn hình với bộ pyjama. Để trấn an công chúng Mỹ, Fidel bỗng dưng bế cậu bé Fidelito, cũng đang mặc đồ ngủ, giơ lên cao.

Nhưng tình phụ tử chỉ ở ngoài mặt… Fidel không quan tâm lắm đến con cái, ngược lại với chủ tịch hiện nay, ông Raul Castro là người cha rất có trách nhiệm của bốn đứa con. Raul cũng có một thời gian mang cháu Fidelito về chăm sóc.

Sau khi học ngành vật lý nguyên tử ở Liên Xô dưới một cái tên giả, trong một trường đại học dành riêng cho con cái quan chức lớn, Fidelito trở về Cuba, tiếp tục làm công tác nghiên cứu khoa học và đến năm 1980 trở thành người lãnh đạo CEA (Trung tâm nghiên cứu về nước Mỹ). Nói thạo tiếng Nga, ông cưới cô Olga Smirnova, có hai con là Fidel Antonio và Mirta Maria.

Năm 1992, Fidelito bỗng dưng bị chính cha mình tước chức vụ. Fidel Castro tuyên bố một cách nghiêm khắc : "Fidelito không phải từ chức mà bị cách chức : Cuba không phải là một nước quân chủ !". Sau đó nhà khoa học bị trầm cảm nặng, kéo theo một chuỗi ngày suy sụp, dù người ta đã cho ông một chức vụ ngồi chơi xơi nước là phó chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Cuba.

Số phận của Fidelito cho thấy sự thô bạo của chế độ cộng sản Cuba. Mẹ ông, bà Mirta Diaz-Balard, vợ đầu của Fidel Castro vốn là thành viên một gia đình đông đúc. Do đó Fidelito có người anh em họ là dân biểu Mỹ Mario Diaz-Balart, một nhân vật chống chế độ Castro kịch liệt. Ông Mario rất ủng hộ Donald Trump, gần đây tuyên bố "mọi người đã đánh giá không đúng về tổng thống Trump" - người mà hồi tháng 6/2017 đã hủy bỏ thỏa thuận xích gần lại với Cuba do ông Barack Obama ký kết.

Tác giả Christian Makarian kết luận, như một thách thức cuối cùng đối với người cha đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng "Tổ quốc hay là chết", Fidelito đã chọn cái chết lạnh lẽo, thay cho Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới ánh mặt trời nhiệt đới.

Trí thức Pháp bị Mao mê hoặc như thế nào ?

Cũng liên quan đến ý thức hệ cộng sản, Le Point có bài phỏng vấn chuyên gia François Hourmant, tác giả cuốn "Những năm tháng mao-ít tại Pháp". Nhiều trí thức Pháp trong thời kỳ từ 1966 đến 1976 đã bị Mao Trạch Đông mê hoặc như thế nào ?

Theo ông Hourmant, từ khi khởi đầu cuộc Trường Chinh, Mao trở thành một biểu tượng cách mạng, một con người hành động theo kiểu Fidel Castro hoặc Che Guavara. Việc phổ biến quyển Sách Đỏ tại Pháp với giá rất rẻ cũng giúp nâng Mao Trạch Đông lên hàng lý thuyết gia cách mạng, bên cạnh Lenin và Stalin.

Cuộc chiến tranh Việt Nam mang lại một luống gió mới "chống đế quốc". Vụ Budapest và bản báo cáo Khrouchtchev năm 1956 đã khiến Liên Xô gây thất vọng nơi những người mác-xít. Cuộc Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông tung ra năm 1966 mang lại tia hy vọng : được tuyên truyền là một phong trào đột xuất của quần chúng, chiến dịch này giúp Trung Quốc gây tiếng vang lớn, qua mặt cả Cuba. Mốt cổ áo kiểu Mao được nhiều nhà tạo mốt lừng danh của Pháp lăng-xê.

Nhiều trí thức, chính khách tên tuổi Pháp được mời sang Trung Quốc, được Bắc Kinh hậu đãi. Đa số khám phá ra rằng giấc mơ bình đẳng mà trong sâu thẳm tâm hồn họ luôn tin, vẫn chỉ là giấc mơ, nhưng "há miệng mắc quai". Bên cạnh đó, một số vẫn còn ảo tưởng. Tác giả Simon Leys sau khi can đảm tung ra cuốn "Bộ áo mới của Mao chủ tịch" năm 1971, tố cáo sự tàn bạo của Cách mạng văn hóa và sự mù quáng của những người tôn sùng Mao, đã bị đả kích dữ dội.

Tựa chính báo Pháp : Thế vận hội Pyeongchang, bitcoin…

Trang nhất tuần báo L’Express chạy tựa "Để hiểu bitcoin" với các câu hỏi được đặt ra : Liệu có thể hưởng lợi từ đồng tiền ảo này, hay nên nghi ngại ? Và các ngân hàng và Nhà nước chừng như không theo kịp thời sự ?

Le Point tuần này đăng chân dung Laurent Wauquier, thủ lãnh đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, mà tờ báo nhận định là người làm cho tổng thống Emmanuel Macron e sợ.

L’Obs báo động về "Những xu hướng hằn thù mới đối với người Do Thái", với những bài phóng sự tại Đức, Bỉ, Thụy Điển và Pháp.

Le Courrier International dành chủ đề cho "Hàn Quốc, Thế vận của đối thoại" với nhận định tổng thống Moon Jae-in trông cậy vào Olympic Pyeongchang vừa khai mạc ngày thứ Sáu 09/02/2018 để đánh bóng lại hình ảnh một trong những nền dân chủ hiếm hoi ở Châu Á.

Moon Jae-in, người mơ mộng bướng bỉnh

Trước hết về tống thống Hàn Quốc, Le Point nhận định "Ông Moon, người mơ mộng bướng bỉnh".

Theo một người có trách nhiệm ở Phủ tổng thống Hàn Quốc, hồi đầu tháng 11/2017, trong cuộc hội đàm với người đứng đầu nước Mỹ, ông Donald Trump có hỏi ông Moon Jae-in là "Ngoài Bắc Triều Tiên, ông còn đang lo lắng điều gì khác ? Tôi có thể giúp ông được không ?". Dù rất muốn trả lời "Điều đáng lo nhất của tôi chính là ông !", nhưng ông Moon lại thổ lộ "Đó là Thế vận hội mùa đông". Donald Trump đồng ý giúp, và gởi phó tổng thống Mike Pence đến hỗ trợ.

Ba tháng sau, giấc mộng của ông Moon trở thành sự thật. Nhưng nhiều chiến lược gia Mỹ lo lắng, liệu tổng thống Hàn Quốc có rơi vào bẫy, làm lỏng lẻo đi liên minh Seoul-Washington, nhờ đó Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thủ lợi lớn ? Để trấn an, Moon Jae-in đòi hỏi việc phi hạt nhân hóa phải nằm trong chương trình nghị sự liên Triều.

Ông cố làm mọi cách để qua sự kiện Olympic tái lập được kênh liên lạc với Bình Nhưỡng, điều kiện cần thiết để tiến đến một hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un. Nhưng không phải bằng mọi giá, "không mở thượng đỉnh chỉ để có được thượng đỉnh". Moon Jae-in không muốn bước theo vết xe đổ của người tiền nhiệm Roh Moo-hyun – viện trợ ồ ạt cho Bắc Triều Tiên nhưng không được đáp lại bao nhiêu.

Thời gian không còn nhiều đối với một tổng thống mà Hiến Pháp cấm tái ứng cử. Nhà nghiên cứu Kim Ji-yoon, Viện nghiên cứu Châu Á ở Seoul cảnh báo : "Ông Moon có hai năm để thành công, sau đó sức bật sẽ không còn nữa". Trừ phi Thế vận hội mang lại được phép lạ.

Dân chủ có thể đi liền với văn hóa Khổng giáo

Trong hồ sơ về Olympic Pyeongchang, Le Courrier International dịch bài báo của tờ Kyunghyang Shinmun cho rằng "Người Hàn Quốc phải tỏ ra gương mẫu". Nhật báo xuất bản tại Seoul vui mừng nhận định, dân chủ có thể hòa hợp với văn hóa Khổng giáo, mà những sự kiện chính trị chấn động gần đây tại nước này đã chứng tỏ.

Tác giả nhắc lại cuộc tranh luận năm 1994 giữa thủ tướng Singapore thời đó là ông Lý Quang Diệu và ông Kim Dae-ung, thủ lãnh phe đối lập dân chủ Hàn Quốc. Ông Lý cho rằng Khổng giáo vốn độc đoán, giúp phát triển kinh tế nhưng không phù hợp với nền dân chủ. Nhưng ông Kim phản bác, nói rằng dân chủ không phải là một loại văn hóa, mà là một giá trị phổ quát của lịch sử nhân loại.

Về sức mạnh phong trào quần chúng và cách điều hành nhà nước dân chủ, thì Singapore, Trung Quốc và thậm chí Nhật Bản tỏ ra yếu hơn Hàn Quốc, nếu so sánh với tầm vóc kinh tế. "Cuộc cách mạng nến" tại Hàn Quốc năm 2017 cho thấy rõ điều đó. Bài xã luận của tờ Financial Times hôm 29/08/2017 khẳng định "Dân chủ và kinh tế đều tiến triển" tại nước này, sau vụ tư pháp kết án cựu tổng thống và người kế nghiệp Samsung - tập đoàn uy lực nhất nước.

Hàn Quốc cũng gặp phải các vấn đề bất bình đẳng xã hội, dân số lão hóa… như đa số các quốc gia phát triển. Nhưng nếu các nước này tiết giảm vai trò của Nhà nước, thì ông Moon lại mở rộng, đồng thời áp dụng các biện pháp tự do hóa. Theo Bloomberg, chính sách này có cơ thành công, vì nền tài chính Hàn Quốc khá lành mạnh, và phúc lợi xã hội cũng tương đối. Hãng tin bày tỏ hy vọng Hàn Quốc giải quyết được những vấn đề kinh tế một cách dân chủ.

Bốn chàng ngự lâm pháo thủ của Donald Trump

Liên quan đến Hoa Kỳ, L’Express nói về "John Kelly, ông từ giữ đền của Donald Trump". Là cựu tướng lãnh trong chiến tranh Iraq, John F.Kelly đã được đôn lên làm chánh văn phòng Nhà Trắng, một chức vụ chủ chốt tại Phủ tổng thống.

Có cách nói năng điềm tĩnh, khuôn mặt thản nhiên, rất tự chủ, ông Kelly không cần phải cao giọng để buộc người ta lắng nghe. Bốn mươi lăm năm phục vụ ở thủy quân lục chiến và tài lãnh đạo bẩm sinh khiến vị tướng bốn sao trở thành một huyền thoại, được cả phe Cộng Hòa lẫn Dân Chủ kính nể. Vị tướng về hưu 67 tuổi có sức khỏe rất tốt : ông có thể hít đất liên tục 200 cái một cách thoải mái.

Với chức vụ chánh văn phòng Nhà Trắng (chief of staff), ông John Kelly, được gọi thân mật "Kel", là cố vấn thân cận nhất của tổng thống. Chính ông là người quyết định xem ai được bước vào Phòng Bầu dục. Ông thương lượng với Quốc Hội, tiếp xúc trực tiếp với các nguyên thủ nước ngoài, là người duy nhất ở bên cạnh tổng thống trong những quyết định quan trọng. Từ khi nhậm chức hôm 31/12/2017, ông đã lập lại trật tự ở "West Wing", khu vực trước đây là nơi tranh giành ảnh hưởng của ba phe : Steve Bannon, cặp vợ chồng Ivanka, và người tiền nhiệm của ông là Reince Priebus. Nay thì tất cả những ai muốn nói chuyện với tổng thống phải được chánh văn phòng thông qua, kể cả cô con gái cưng Ivanka của ông Trump !

Tổng biên tập tạp chí The Atlantic nhận định, nếu Nhà Trắng không còn lộn xộn như trước, phần lớn là do công lao của Kelly và hai vị tướng khác. Đó là H.R. McMaster, cố vấn an ninh quốc gia ; và James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng, trước đây là sếp của ông Kelly. Ngoài ra còn phải kể thêm tướng Joseph Dunford, tổng tham mưu trưởng quân đội. Bốn vị tướng uy tín này là "bốn chàng ngự lâm pháo thủ" của tổng thống.

Xuất thân từ một gia đình công giáo bình dân gốc Ireland, chàng thiếu niên Kelly từng du lịch xuyên nước Mỹ bằng cách đi nhờ xe. Thích phiêu lưu, ông trở thành thủy thủ tàu vận tải năm 1970, và chuyến hải hành đầu tiên của Kelly là nhằm giao 10.000 tấn bia cho Việt Nam. Sau đó ông gia nhập thủy quân lục chiến, leo dần từ lính trơn lên đến chức vụ ngày hôm nay.

Gần đây theo lời đồn đãi Donald Trump do bất đồng quan điểm với John Kelly, có nặng lời về ông. Nhưng cũng theo tin đồn, là bốn chàng ngự lâm pháo thủ có bí mật cam kết với nhau, nếu một người rời chức vụ thì tất cả sẽ từ chức cùng một lúc. Do đó tổng thống khó thể tự tiện xuống tay.

Thụy My

Published in Quốc tế

Chủ tịch Trung Quốc muốn ‘cách mạng hóa’ nhà vệ sinh (VOA, 27/11/2017)

Trung Quốc cn n lc đ "cách mng hóa" nhà v sinh cho đến khi nhim v hoàn thành, báo chí nhà nước Trung Quc trích li Ch tch Tp Cn Bình nói hôm 27/11, trong n lc thúc đy ngành du lch trong nước và ci thin cht lượng cuc sng, theo Reuters.

chaua1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình

Ông Tập Cn Bình bt đu tiến hành "cuc cách mng nhà v sinh" vào năm 2015 trong mt phn n lc nâng cao tiêu chun du lch ni đa ti Trung Quc, nơi mà ông nói là phi gánh chu nhng vn đ sâu xa vì tình trng thiếu lch s.

"Vấn đ nhà v sinh là không còn là nhỏ na, đó là mt khía cnh quan trng trong vic xây dng nông thôn và thành ph văn minh", Tân Hoa Xã dn li Ch tch Tp nói.

"Là ngành công nghiệp mi ni, du lch Trung Quc cn phi nâng cp c phn cng và phn mm đ tiếp tc tăng trưởng mnh m", vn li ông Tp.

Cục Qun lý Du lch Quc gia Trung Quc gn đây thông báo kế hoch xây dng và nâng cp 64.000 nhà v sinh trong khong t năm 2018 đến năm 2020.

Nhưng "hơn c vic mang li cho du khách mt tri nghim du lch tt hơn, cuộc cách mạng nhà v sinh còn to ra mt xã hi văn minh hơn", Reuters dn ngun Tân Hoa Xã.

Kể t khi lên nm quyn vào năm 2012, ông Tp Cn Bình thường xuyên đến thăm các gia đình nông thôn và kim tra xem người dân đa phương có s dng h xí không, và nhấn mnh rng hin đi hóa thôn bn đòi hi phi có nhà v sinh sch s, Tân Hoa Xã cho biết thêm.

Trong bài phát biểu ti Đi hi Đng Cng sn hi tháng 10, Ch tch Tp Cn Bình tái xác đnh "mâu thun chính" mà xã hi Trung Quc phi đi mt ln đu tiên kể t năm 1981, nói rng nhu cu hin ti không ch là tăng trưởng, mà còn là tăng trưởng bình đng hơn đ tha mãn ước mun ca mi người v "mt cuc sng tt đp".

Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nâng cp 68.000 nhà v sinh, hoàn thành khong 19% nhiệm v, Reuters dn ngun Tân Hoa Xã nói vic này "được hoan nghênh rng rãi".

****************

Philippines : Người Hồi giáo biểu tình lớn vì hòa bình (RFI, 27/11/2017)

Một cuộc biểu tình lớn của phong trào nổi dậy người Hồi giáo đã diễn ra tại Philippines ngày 27/11/2017, trong nỗ lực chung với chính phủ để tái lập hòa bình.

chaua2

Một chiến binh thuộc phong trào Hồi giáo nổi dậy Mặt trận Giải Phóng Hồi giáo Moro. Ảnh minh họa (Wikimedia)

Tổng thống Rodrigo Duterte trong chiều cùng ngày có bài phát biểu tại trại Darapanan, căn cứ chính của phong trào Mặt Trận Giải Phóng Hồi giáo Moro (Milf), gần thành phố Cotabato, vùng Mindanao.

Phong trào Hồi giáo Moro này có khoảng 10 000 chiến binh cùng với chính phủ hy vọng việc thiết lập hòa bình sẽ xua tan mối đe dọa đến từ nhóm tổ chức Nhà Nước Hồi giáo Daech.

Vào năm 2014, chính quyền Manila đã ký một thỏa thuận với nhánh Hồi giáo nổi dậy này, trù tính cấp quyền tự quyết cho thiểu số Hồi giáo sống rải rác ở một số nơi tại Mindanao. Tuy nhiên, dự luật này chưa bao giờ được Quốc Hội thông qua để có thể được áp dụng.

AFP nhắc lại những người theo Hồi giáo đã phát động một cuộc nổi dậy trong những năm 1970 để đòi quyền tự trị hay độc lập cho vùng đất phía nam Philippines, quần đảo có đông dân theo Công giáo nhưng những người Hồi giáo lại xem đấy như vùng đất tổ tiên của mình

RFI tiếng Việt

*****************

Cuba : Đối lập bị đẩy ra rìa các cuộc bầu cử (RFI, 27/11/2017)

Ngày Chủ nhật 26/11/2017, cử tri Cuba được mời đi bầu chính quyền địa phương trong bối cảnh chế độ bước vào tiến trình thay thế chủ tịch Raoul Castro vào năm… 2021. Tuy gọi là bầu cử nhưng không một tổ chức đối lập nào được ứng cử.

chaua3

Tại một địa điểm họp để chỉ định các ứng viên cho cuộc bầu cử hội đồng địa phương tại thủ đô La Havana, Cuba, ngày 4/09/2017. Reuters/Alexandre Meneghini

Được RFI đặt câu hỏi, nhà hoạt động Felix Llerena, tố cáo trò dàn dựng trong bầu cử của đảng Cộng sản Cuba :

"Với chúng tôi từ năm 1959 đến nay không có cuộc bầu cử thực sự nào. Vì thế mà chúng tôi yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý cho sự thay đổi thực sự Hiến pháp Cuba bởi vì hiện tại, bản Hiến Pháp này buộc chúng tôi phải sống theo chế độ Xã hội chủ nghĩa mãi mãi.

Giờ đây với việc mở cửa với Mỹ, với sự thay đổi chính sách của các nước Châu Âu. Nhiều người nghĩ mọi chuyện sẽ thay đổi, đất nước sẽ dấn bước vào chuyển tiếp sang dân chủ khi Raul Castro rút khỏi chính trường, giống như người ta đã tin tưởng khi Fidel Castro qua đời.

Thế nhưng thực tế ở Cuba vẫn như vậy. Người ta không thể nói đến bầu cử khi mà các đảng phái chính trị bị cấm, khi mà những nhà đối lập bị đuổi khỏi trường đại học, như tôi , các giáo sư cũng bị đuổi chỉ vì họ suy nghĩ theo cách khác, chỉ vì họ muốn có một tương lai khác cho đất nước chúng tôi".

Tú Anh

******************

Cuba kỷ niệm một năm ngày Fidel Castro qua đời (RFI, 25/11/2017)

Hôm 25/11/2017 là đúng một năm ngày chủ tịch Fidel Castro qua đời, Cuba tổ chức lễ kỷ niệm một cách đơn giản, vào lúc mà nước này đang hướng về một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, chấm dứt 6 thập niên anh em nhà Castro thay nhau cầm quyền.

chaua4

Cảnh tưởng niệm cố chủ tịch Fidel Castro tại một trường học ở La Havana. Ảnh ngày 24/11/2017. Reuters/Stringer

Lúc sinh thời, người được mệnh danh là Lider Maximo rất ghét tệ sùng bái cá nhân, cho nên hôm nay Cuba không tổ chức một buổi lễ rầm rộ nào nhân ngày giỗ đầu tiên của Fidel Castro. Tuy nhiên, từ một tuần qua, đã có nhiều sự kiện "chính trị và văn hóa" được tổ chức trên khắp Cuba để kỷ niệm "cái chết về thể xác" của vị cha đẻ Cách mạng Cuba. Ngôn từ chính thức này hàm ý rằng, tuy đã qua đời, Fidel Castro vẫn còn hiện hữu trong tâm ý của hàng mấy thế hệ người Cuba vốn chỉ biết đến ông là người lãnh đạo đất nước.

Vào lúc tình hình kinh tế Cuba vẫn rất đáng quan ngại, với mức tăng trưởng năm 2017 được dự báo chỉ đạt 1%, ngày mai, 26/11, nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Đây là bước đầu tiên của một tiến trình rất dài sẽ dẫn đến việc bầu chọn người kế nhiệm ông Raul Castro, 86 tuổi, vào năm tới.

Chính thức nhậm chức chủ tịch Cuba từ năm 2008, người em của cố lãnh tụ Fidel Castro đã báo trước là ông sẽ nhường chỗ cho một lãnh đạo thuộc thế hệ mới. Hiện giờ, phó chủ tịch thứ nhất và là nhân vật số hai của chính phủ Cuba, ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, được xem là nhân vật có triển vọng nhất để thay thế ông Raul Castro.

Tuy nhiên, ông Raul Castro sẽ không rút lui hoàn toàn, bởi vì theo dự kiến, ông sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba cho đến đại hội kỳ tới vào năm 2021. Khi ấy ông sẽ 90 tuổi, bằng tuổi của người anh Fidel Castro khi ông qua đời cách đây đúng một năm.

Thanh Phương

*****************

Pakistan : Dưới áp lực của Hồi giáo cực đoan, bộ trưởng Tư Pháp từ chức (RFI, 27/11/2017)

ruyền thông Nhà nước Pakistan ngày 27/11/2017 loan báo bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid, trước áp lực của những người biểu tình theo Hồi giáo cực đoan, đã xin từ chức.

chaua5

Một người biểu tình Pakistan đối mặt với cảnh sát trong một vụ đụng độ hôm thứ Bảy 25/11/2017, tại Islamabad. Reuters/Caren Firouz

Hãng thông tấn AFP khẳng định "bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid đã đệ đơn xin từ chức lên thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng". Thông tin này đã được loan báo rộng rãi trên kênh truyền hình nhà nước PTV.

AFP nêu rõ bộ trưởng đã đưa ra quyết định này "một cách tự nguyện" và sẽ có những tuyên bố cụ thể sau đó. Cho đến sáng ngày hôm nay, vẫn còn khoảng 2.000 – 3.000 người chiếm đóng cầu vượt, con đường chính dẫn vào thủ đô.

Những người biểu tình này, thuộc một nhóm tôn giáo ít được biết đến, có tên gọi là Tehreek-i-Labaik Yah Rasool Allah Pakistan (TLYRAP), đã chiếm trục xa lộ chiến lược này từ hôm 06/11.

Họ yêu cầu bộ trưởng từ chức sau một tranh luận về việc sửa đổi đạo luật về báng bổ đạo Hồi gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chương trình sửa đổi đạo luật cuối cùng đã bị từ bỏ.

Sau nhiều tuần thương lượng vô ích, lực lượng an ninh thử dùng khí ga để giải tán đám đông nhưng bất thành, khiến 7 người chết và hơn 200 người bị thương. Vụ việc đã gây ra một làn sóng bất bình tại nhiều thành phố khác của Pakistan.

Ngay sau khi bộ trưởng Tư Pháp thông báo từ chức, lãnh đạo phe Hồi giáo cực đoan này kêu gọi chấm dứt biểu tình ngồi, đồng thời tuyên bố "mọi đòi hỏi của phong trào sẽ được đền đáp xứng đáng".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Liên Hiệp Châu Âu và sự thích nghi với thể chế dân chủ độc đảng ở Cuba

Trong báo cáo nhân quyền thường niên, được công bố hôm 16/11/2017, Liên Hiệp Châu Âu gọi Cuba là một "thể chế dân chủ độc đảng" có được thông qua bầu cử cấp địa phương, cấp vùng và quốc gia.

lhca1

Du khách phương Tây trên đường phố La Havana, Cuba, ngày 09/11/2017 - Reuters/Alexandre Meneghini

Trong bài viết "Liên Hiệp Châu Âu thích nghi với thể chế dân chủ độc đảng ở Cuba", báo Le Monde nhận xét khái niệm "nền dân chủ độc đảng" có lẽ đã làm hài lòng những người luôn hoài niệm về các nền dân chủ nhân dân thời trước ở Đông Âu. Các quốc gia này giờ cũng đã là thành viên của Liên Hiệp.

Nhưng tại sao hai khái niệm vốn trái ngược nhau là "dân chủ" và "độc đảng" lại được Châu Âu lồng ghép vào một khái niệm chung như vậy ? Theo Le Monde, đó là vì Liên Hiệp đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Cuba. Vào năm 1996, Châu Âu ra điều kiện chỉ hợp tác với Cuba nếu chính quyền cộng sản La Havana đạt được tiến bộ về dân chủ.

Giờ đây, việc cần làm là tạo điều kiện thúc đẩy giao thương và đầu tư song phương để cạnh tranh với Hoa Kỳ, trong bối cảnh hai kẻ thù thời chiến tranh lạnh là Washington và La Havana đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Các nhà nghiên cứu đại học và bình luận quan tâm tới "vùng nửa tối nửa sáng" giữa dân chủ và độc tài nhắc tới thể chế "dân chủ phi tự do". Trước đây, họ nói tới "dân chủ bá quyền", "dân chủ được tuyên truyền rầm rộ" và chế độ chuyên chế mà người ta quảng bá là có được thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu.

Độc đảng vẫn là một dấu hiệu của chế độ toàn trị trong thế kỷ XX. Cùng với Bắc Triều Tiên, Cuba là một trong hai nước cộng sản vẫn tiếp tục chế độ lãnh đạo "gia đình trị". Ngay cả khi Raul Castro hứa chuyển giao quyền lực vào tháng 02/2018, nhiều vị trí quan trọng vẫn sẽ nằm trong tay các thành viên khác thuộc gia đình Castro.

Để chuẩn bị cho kỳ bầu cử địa phương ngày 26/11/2017, cơ quan An Ninh Nhà Nước đã tìm đủ mọi cách, thậm chí là phi pháp để răn đe cử tri và ngăn cản các ứng viên độc lập.

Phó chủ tịch Miguel Diaz-Canel, người có nhiều khả năng kế nhiệm chủ tịch Raul Castro, cũng thừa nhận chính phủ đã tìm cách làm cho các ứng cử viên độc lập mất uy tín nhằm tránh hình thành một xã hội dân sự đúng nghĩa.

Người Cuba không có quyền tự do biểu đạt, tụ họp, tuần hành hay thành lập các hiệp hội, cũng không có tự do nghiệp đoàn và quyền bãi công. Viện công tố không được độc lập, các luật sư cũng không được quyền tự do bào chữa cho thân chủ.

Mới đây, chính quyền Cuba công bố danh sách 200 ngành nghề mà khu vực tư nhân có thể hoạt động, ngoại trừ nghề luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư công nghệ thông tin, bác sĩ và nhà báo.

Đảng cộng sản Cuba độc quyền về truyền thông và báo chí, biến truyền thông và báo chí thành phương tiện tuyên truyền cho Đảng. Truyền hình, phát thanh, phim ảnh, biểu diễn và xuất bản đều bị kiểm duyệt. Chính phủ còn tìm cách kiểm soát không gian mạng và viễn thông. Cuba là nước ít kết nối mạng nhất thế giới.

Tuy nhiên, thế hệ nhà báo mới tại nước này không muốn bị báo chí Nhà nước kìm kẹp. Họ tìm mọi cách để "vượt tường lửa" của chế độ. Nhưng những con người can đảm đó đang trong tình trạng rất bấp bênh.

Các nhà báo độc lập bị quấy rầy, đe dọa bị tố cáo "vượt quá chức năng" ngay cả khi họ chỉ muốn tìm hiểu thông tin về thiệt hại do cơn bão Irma gây ra. Le Monde kết luận "ở Cuba làm gì có dân chủ !".

Ba Lan và Liên Hiệp Châu Âu: Hồi chuông báo động

Vẫn liên quan đến Châu Âu, Le Monde giới thiệu bài viết của phóng viên Sylvie Kauffmann : Warsawa và "kế hoạch của điện Kremlin". Hôm 09/11, trên tài khoản Twitter cá nhân, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã đăng tải một tin nhắn bằng tiếng Ba Lan.

Theo phóng viên Sylvie Kauffmann, đó chỉ là một tin nhắn ngắn nhưng lại là một quả tên lửa đạn đạo nhắm vào Ba Lan, quê hương của chính ông Donald Tusk.

Ông Donald Tusk lên tiếng "báo động" và đặt câu hỏi liệu mâu thuẫn của Ba Lan với Ukraine, sự xa cách với các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, khoảng cách với Nhà nước pháp quyền và tư pháp, cuộc chiến chống các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông độc lập là chiến lược của đảng cầm quyền dân tộc thiên hữu Luật Pháp Và Công Lý (PiS) của Ba Lan hay là kế hoạch của điện Kremlin, Nga.

Nghi vấn trên là sự tấn công nhắm vào đảng PiS và chính quyền của thủ tướng Kaczynski, kẻ trù truyền kiếp của Donald Tusk. Tác giả bài viết nói đến nguồn cội sâu xa của vấn đề. Trước khi trở thành chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Donald Tusk là thủ tướng Ba Lan, nhưng vào năm 2015 đảng Cương Lĩnh Công Dân (PO) của ông đã bị đảng PiS đánh bại.

Sau khi lên nắm quyền, đảng PiS đã hạn chế sự độc lập của tư pháp và truyền thông. Chính sách trên đương nhiên bị Ủy Ban Châu Âu và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk phản đối. Chính quyền Ba Lan đáp trả bằng việc bỏ phiếu chống ông Donald Tusk tiếp tục nắm quyền ở Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng theo tác giả bài viết, mọi chuyện không chỉ là do sự thù hằn chính trị trỗi dậy, mà còn là câu hỏi để ông Donald Tusk lưu ý dân chúng Ba Lan về vị trí của của nước này trong Liên Hiệp, rằng liệu Ba Lan có muốn chia sẻ các giá trị chung, sự đoàn kết và vận mệnh của Châu Âu hay đơn giản Ba Lan chỉ muốn được hưởng lợi từ ngân sách và thị trường Châu Âu.

Tại các cơ quan đầu não của Liên Hiệp, nhiều người cho rằng Tweet của ông Donald Tusk là một dấu hiệu vụng về cho thấy ông muốn quay lại chính trường Ba Lan để chuẩn bị cho kỳ tranh cử tổng thống 2020.

Thường thì các lãnh đạo Châu Âu không can thiệp vào công việc nội bộ các nước. Và người ta nói rằng ông Donald Tusk đang lơ đãng, thờ ơ hơn với công việc của Liên Hiệp. Nhưng một dân biểu Châu Âu người Ba Lan cho rằng, đó là tiếng kêu đầy lo ngại của ông Donald Tusk về tình hình đất nước.

Thực vậy, ngày 15/11, khi đang tham dự diễn đàn Á-Âu ASEM tại Miến Điện, ông Donald Tusk cũng đã đăng Tweet bày tỏ lo ngại rằng cuộc tuần hành của 60.000 người cực đoan với những khẩu hiệu kỳ thị ở Warsawa làm xấu hình ảnh của đất nước Ba Lan.

Sau Hoa Kỳ, Anh Quốc và Tây Ban Nha cũng đã nói tới sự can thiệp của Nga vào bầu cử. Người Ba Lan chắc chắn cũng sẽ lo ngại về nghi vấn Moskva nhúng tay vào công việc nội bộ của mình. Nhưng theo tác giả Sylvie Kauffmann, chính phủ Ba Lan đã không khoanh tay.

Ngay hôm Chủ Nhật, thủ tướng Ba Lan, bà Beata Szyclo, đã phẫn nộ coi Tweet của ông Donald Tusk là một vụ tấn công nhắm vào đất nước và chỉ trích là ông Donald Tusk không làm được gì cho đất nước từ khi nắm quyền ở Liên Hiệp.

Hôm nay 23/11 thủ tướng Ba Lan tới Paris và có buổi làm việc với tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Quan hệ giữa hai nước đang xấu do hồ sơ lao động biệt phái ở Châu Âu, nhưng quan hệ giữa Ba Lan với Đức cũng chẳng tốt đẹp gì. Liên Hiệp Châu Âu không thể để hố sâu ngăn cách Đông Âu và Tây Âu thêm lớn.

"Lời qua tiếng lại" giữa ông Donald Tusk và giới lãnh đạo Ba Lan là biểu hiện của một sự bất hòa sâu sắc. Và đó chính là một lời báo động. Giờ đã đến lúc hai bên tìm ra một con đường chung. Tổng thống Pháp Macron có thể góp phần làm được điều đó. Và Ủy Ban Châu Âu cũng như Hội Đồng Châu Âu phải coi đó là một ưu tiên.

Zimbabwe : tổng thống Mugabe ra đi, Trung Quốc mất một người bạn lâu năm

Nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Zimbabwe đã luôn được Trung Quốc ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng giờ đây, khi "tổng thống Mugabe ra đi, Trung Quốc mất một người bạn lâu năm". Đó là nhận xét của báo kinh tế Les Echos.

Khi vị tổng thống cao tuổi nhất hành tinh từ chức, Bắc Kinh đã ngay lập tức ca ngợi sự lãnh đạo của ông Mugabe trong suốt 37 năm qua. Ngoại trưởng Trung Quốc coi ông Mugabe vẫn "là một người bạn tốt của nhân dân Trung Quốc".

Khi Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào Zimbabwe, Bắc Kinh đã dựa vào ông Mugabe đồng thời ủng hộ nhà lãnh đạo này vô điều kiện. Kể cả khi ông bị quốc tế trừng phạt vì vi phạm nhân quyền, Bắc Kinh vẫn đứng về phía ông Mugabe. Lý do ? Đơn giản là vì Zimbabwe giàu khoáng sản (platine, vàng, kim cương, niken) và đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho trồng trọt (ngô, cây thuốc lá, bông).

Còn Zimbabwe, quốc gia này hướng về Bắc Kinh để tìm nguồn đầu tư. Và kể từ năm 2005, sự phụ thuộc của Zimbabwe vào Trung Quốc ngày càng tăng, sau khi đồng nhân dân tệ trở thành một tiền tệ đơn vị của Zimbabwe.

Mặc dù sự ra đi của tổng thống Mugabe khiến Trung Quốc mất một đồng minh, nhưng theo báo Les Echos, cựu phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, người kế nhiệm ông Mugabe, về cơ bản, sẽ không thay đổi chính sách với Bắc Kinh. Bởi vì ông Emmerson Mnangagwa cũng đã được đào tạo quân sự tại Trung Quốc, rồi sau đó tham gia cuộc đấu tranh để giải phóng Zimbabwe khỏi Anh Quốc năm 1980.

Hạn hán ở Bồ Đào Nha

Trên lĩnh vực xã hội, báo công giáo La Croix cho biết "Trước nạn hạn hán, Bồ Đào Nha tìm kiếm giải pháp khắc phục". "Đại hạn hán" xảy ra trên 94% lãnh thổ Bồ Đào Nha. Lượng nước mưa năm 2017 thấp kỷ lục tính từ năm 1931. Thêm vào đó, nạn cháy rừng đã khiến chính quyền phải tốn rất nhiều nước cho công tác chữa cháy.

Hạn hán diện rộng ảnh hưởng trước tiên tới nông dân và khiến toàn thể dân chúng lo ngại. Ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, chính quyền địa phương phải khẩn cấp can thiệp và yêu cầu hạn chế sử dụng nước.

Hàng ngàn thành phố, làng mạc, kể cả thủ đô Lisboa cũng phải hạn chế sử dụng nước. Các đài phun nước ngưng hoạt động, hoạt động tưới cây nơi công cộng, phun nước rửa đường đều bị hạn chế. Người dân được tuyên truyền tiết kiệm nước sinh hoạt.

Ở nhiều địa phương, nước bị cắt vào ban đêm. Nhưng theo một quan chức, biện pháp này không hiệu quả, mà chỉ khiến người dân đổ xô tích trữ nước, khiến việc cung cấp nước sạch này càng khó khăn.

Cách duy nhất là cầu cho trời mưa ! Và trời phải mưa liên tục trong hai tháng mới khắc phục được tình trạng khan hiếm nước ở Bồ Đào Nha. Mà theo dự báo thời tiết, còn lâu trời mới mưa !

Bạo hành phụ nữ : những con số đáng lo ngại

Trong lĩnh vực xã hội, báo Le Figaro đề cập tới "Bạo hành phụ nữ : những con số đáng lo ngại". Theo một báo cáo thường niên của một ủy ban liên bộ của Pháp, "trong năm 2016, cứ ba ngày lại có một phụ nữ bị người đàn ông đang sống chung hoặc đã từng sống chung giết hại" và nhóm đàn ông này cũng là thủ phạm gây ra 1/3 số các vụ cưỡng hiếp phụ nữ.

Lý do chủ yếu là cãi cọ, ghen tuông và không thống nhất trong việc chia tay. Tuy nhiên, chỉ có 20% nạn nhân trình báo cảnh sát và khởi kiện. Và 2/3 số vụ sau đó không bị xử lý. Thêm vào đó, số bản án về tội hiếp dâm lại có chiều hướng giảm.

Trái Đất quay chậm gây ra động đất cường độ mạnh ?

Trong lĩnh vực khoa học, báo Le Figaro đặt câu hỏi : "Trái Đất quay chậm gây ra nhiều trận động đất cường độ mạnh hơn ?". Liệu năm 2018 sẽ là năm đen tối về động đất ? Không ai có thể dự đoán vì động đất thường khó đoán định.

Nhưng hai nhà địa chấn học của Mỹ cho rằng đã tìm thấy mối liên hệ giữa tốc độ xoay của Trái Đất và tần xuất các trận động đất cường độ cao hơn 7 độ trên thang Richter : Tốc độ quay của Trái Đất càng giảm thì nguy cơ động đất cường độ mạnh càng cao.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Trump thay củ cà rốt bằng cây gậy, Cuba vẫn không lay chuyển

Le Courrier International tuần này đăng bài viết của trang web đối lập Cuba "14ymedio" mang tựa đề "Trump quay lui, thì sao ?". Tổng thống Donald Trump hủy bỏ những biện pháp giảm nhẹ cấm vận của người tiền nhiệm Obama, nhưng theo tờ báo, việc quay lại với chính sách "cây gậy" cũng không ảnh hưởng nhiều đến chế độ Castro.

cuba1

Các tài xế taxi đợi khách khi một tàu du lịch vừa cập cảng La Havana, Cuba ngày 17/06/2017. REUTERS/Alexandre Meneghini

Tờ báo viết, phép lạ nào khiến "con voi chính trị đã bước vào gian hàng đồ sứ" của thế giới, có thể thành công trong chính sách Cuba của ông ta ? Donald Trump muốn làm hài lòng những người muốn bóp nghẹt La Havana : trừng phạt, cắt ngân sách, hủy bỏ những biện pháp của ông Obama khi muốn làm tan băng… Một chiến lược mà nửa thế kỷ qua đã chứng tỏ là không hiệu quả.

Họ cứ ngỡ là sẽ cúp được điện, nước, internet nơi các lãnh đạo đảng cộng sản Cuba. Những lời kêu gọi cứng rắn hiếm khi nghe được nơi những người phải đứng chờ xe buýt hàng giờ đồng hồ, lệ thuộc vào lượng bánh mì ít ỏi được phân phối hàng ngày, và xoay sở để sống sót cả tháng với số lương chỉ đủ cho nhu cầu một tuần lễ.

Ngoài ra, gán cho ông Obama trách nhiệm, là quên mất rằng các lãnh đạo Cuba đã không biết chụp lấy cơ hội hòa giải vì sợ "mất chính quyền". Không phải vì cấm vận mà chế độ độc tài Cuba kết thúc. Các phụ nữ Áo Trắng sẽ tiếp tục bị cấm biểu tình trên con đường Quinta Avenida, và các nhóm đối lập vẫn bị coi là bất hợp pháp, vẫn bị đàn áp. Sử dụng trở lại chính sách "cây gậy" chỉ làm phe cứng rắn ở La Havana lên ngôi. Nga, Trung Quốc, Venezuela của ông Maduro và các đồng chí Bắc Triều Tiên, Zimbabwe, Iran sẽ tiếp tục bênh vực Raul Castro.

Trước "cuộc tấn công mới của đế quốc", chế độ vẫn đóng vai nạn nhân, những kẻ trấn áp có thể thẳng tay đè bẹp những dấu hiệu phản kháng. Với các biện pháp mới của ông Trump, sinh viên Cuba sẽ không xuống đường giơ khẩu hiệu "Đả đảo độc tài", các nghiệp đoàn không kêu gọi tổng biểu tình chống chính quyền, nông dân không tuần hành về thủ đô để đòi trả lại đất đai. Không thể chờ đợi một Maleconazo mới – cuộc biểu tình lớn chống chính quyền ngày 05/08/1994 tại khu Malecon của La Havana, khiến sau đó Fidel Castro phải mở cửa cho hơn 30.000 thuyền nhân vượt biển sang Mỹ.

The Economist cho biết thêm, dù người Mỹ chỉ chiếm 7% tổng số du khách ngoại quốc đến Cuba, nhưng họ cho tiền "pourboire" (tiền bo) rất hào phóng và giúp khu vực tư nhân làm ăn khấm khá. Những người dân Cuba cho du khách thuê nhà trên trang Airbnb đã thu được gần 40 triệu đô la từ tháng 4/2015, tính ra thu nhập trung bình 2.700 đô la/năm, gấp 10 lần so với lương bình thường.

Mỉa mai thay, chính quyền Cuba lại còn tiếp tay với ông Trump để phá vỡ "chủ nghĩa tư bản" vừa mới chớm nở ở đảo quốc. Họ giới hạn việc mở thêm các nhà hàng mới và việc cấp giấy phép cho thuê phòng ở khu phố cổ La Havana, chấm dứt cho các chủ tư nhân lập doanh nghiệp liên doanh, và Quốc hội trong kỳ họp mới đây đã tái khẳng định sự kiểm soát của Nhà nước, hạn chế khu vực tư nhân.

Theo nhà báo José Jasán Nieves Cárdenas ở La Havana, thái độ cứng rắn này của Cuba sẽ còn tiếp tục sau khi ông Raul Castro không còn giữ chức chủ tịch vào tháng Hai năm tới, vì Donald Trump đã trao cho phe bảo thủ "một công cụ hoàn hảo để kềm chế tốc độ của sự thay đổi".

Trump, "ưu thế" hàng đầu của tổng thống Pháp

Cũng liên quan đến tổng thống Mỹ nhưng về mặt đối ngoại với Paris, tờ Time nhận định "Trump, ưu thế số một của tổng thống Pháp". Tuần báo Mỹ cho rằng thái độ của Emmanuel Macron trước ông Donald Trump là một trong những yếu tố làm nên thành công của tân tổng thống Pháp.

Nêu ra cái bắt tay "dữ dội" với tổng thống Donald Trump nhân cuộc họp thượng đỉnh NATO tại Bruxelles hôm 25/5, Time khẳng định : "Người Pháp và thực ra là cả Châu Âu đã thích thú trông thấy một nhà lãnh đạo trẻ dám đương đầu với một tổng thống Mỹ lớn tuổi gần gấp đôi mình và ghét cay ghét đắng Châu Âu". Kết quả là cử tri đã thưởng công cho phong trào của ông với chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội.

Tuy nhiên Time tỏ ra lo ngại về hậu quả lâu dài của thái độ đương đầu này : "Điều gì sẽ diễn ra nếu xảy đến một cuộc khủng hoảng mới – tấn công khủng bố hoặc thậm chí chiến tranh – khiến Macron cũng như các lãnh đạo Châu Âu khác cần đến sự trợ giúp ? Ông tổng thống Mỹ hay phật ý này dễ gì sẽ hỗ trợ". Và tờ báo khuyên Macron nên "tìm ra một cách thức khác chìa tay ra cho người đồng nhiệm Mỹ, nhưng lần này nhằm vượt qua những bất đồng để tiến lên phía trước".

Macron theo bước Vua Mặt Trời

Không chỉ tân tổng thống, mà chính quyền mới của nước Pháp tiếp tục chiếm trang bìa các tuần báo. Le Courrier International đăng bức vẽ ông Emmanuel Macron đang được Thượng Đế nắm tay kéo lên, chạy tựa "Macron toàn năng", cho biết việc tập trung quyền lực tại Pháp hiện nay vừa quyến rũ vừa gây e ngại cho báo chí các nước. Ở trang trong, là hình vẽ ông Macron cưỡi lên lưng chú gà trống Pháp.

L’Expressvẽ nên chân dung tân thủ tướng Edouard Philippe, còn L’Obs nói về "Quả bom Bayrou", với các bài điều tra về các vụ tai tiếng của đảng cánh trung MoDem do ông François Bayrou làm chủ tịch. Le Point dành số chuyên đề cho tân bộ trưởng giáo dục Jean-Michel Blanquer, "Người muốn chấm dứt những bất cập" qua một cuộc cách mạng trong ngành này.

"Macron đã thành công trong việc làm mờ đi Trudeau !", tờ Toronto Star với giọng điệu hài hước, than thở tân tổng thống Pháp đã làm thủ tướng, cũng trẻ tuổi của Canada mất đi vị trí vedette lâu nay.

Trong bài viết "Theo bước Vua Mặt Trời", tờ Financial Times có trụ sở tại Luân Đôn cho rằng Emmanuel Macron lấy cảm hứng từ nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Pháp chú trọng đến truyền thông, đó là vua Louis XIV. Nhà sử học Joël Cornette nhận xét : "Tổng thống Macron muốn tỏ ra bí hiểm, xa cách, quyền năng – đây cũng là những nét đặc thù của vua Louis XIV". Và Macron cũng hết sức quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh.

Tác giả bài báo cho biết lúc gặp lần đầu, ông Macron lúc ấy mới là bộ trưởng kinh tế, rất thoải mái khi tiếp xúc với báo chí. Thường thì Macron dễ dàng chấp nhận trả lời phỏng vấn mà không hẹn trước, thẳng thắn và rất vui khi lên trang nhất các báo. Lúc trở thành ứng cử viên tổng thống, Macron tỏ vẻ nguyên thủ hơn, nhưng cũng biết lúc nào nên lấy cảm tình. Ông trao đổi cả tiếng đồng hồ với các công nhân nhà máy Whirpool giận dữ vì sắp mất việc, chơi đá banh với các thanh niên một khu phố nghèo ngoại ô Paris.

Nhưng từ khi trở thành tổng thống, Emmanuel Macron lui về trên đỉnh Olympia. Ông hạn chế tiếp xúc với báo giới, khuyến cáo các bộ trưởng tránh né truyền thông, chủ yếu dùng Twitter để phổ biến các video và thông điệp chính thức. Cái nhìn quyết đoán dưới lớp trang điểm đã thay thế cho nét mặt biểu cảm, đôi môi mím lại thay vì nụ cười tươi tắn. Đêm thắng cử, Macron một mình chậm rãi bước lên khán đài trong bóng tối mờ mờ, như muốn khắc ghi vào lịch sử. Ngày nhậm chức, ông diễu qua đại lộ Champs-Elysées trên một xe quân sự. Nguyên thủ 39 tuổi muốn mang lại sự quý phái cho chức vụ, sau thời kỳ của "tổng thống bình thường" François Hollande.

Nga : Cuộc cách mạng của nhà đối lập Navalny

Liên quan đến Nga, tờ Moskovski Komsomolets có trụ sở tại Moskva nhận định về khuôn mặt đối lập chủ chốt đang thách thức tổng thống Vladimir Putin : "Navalny làm nên cuộc cách mạng của mình".

Theo tác giả, tuy so sánh với Lênin thì có phần khập khiễng, vì Lênin có hẳn một kế hoạch để lập lại xã hội trên những cơ sở hoàn toàn mới mẻ, hiểu biết sâu sắc về chính trị và kinh tế. Alexei Navalny thiếu hẳn cơ sở ý thức hệ nghiêm túc, ngoài việc chống tham nhũng. Nhưng với quyết tâm và khả năng huy động đông đảo quần chúng, biết tấn công vào điểm nhạy cảm nhất của chế độ với phương tiện tối thiểu, nhà đối lập này là một chính khách có tài năng không kém. Tuy nhiên, nước Nga có một Lênin là đã quá đủ.

Trung Quốc : Nhà mới cho 3,4 tỉ dân ?

Về Châu Á, bài "Cơn sốt xây dựng mang tính tàn phá" cho biết Trung Quốc đang lao vào một chính sách đô thị hóa đại quy mô như cuộc chinh phục Viễn Tây nước Mỹ thời trước. Nhưng theo L’Obs, đây là sự lãng phí nặng nề về môi trường và kinh tế.

Sau khi làm thay đổi hẳn – và thường là làm méo mó đi – các đại đô thị vùng duyên hải, nay Trung Quốc muốn quy hoạch lại những vùng đất khô cằn hẻo lánh ở miền tây. Chính sách này được cụ thể hóa bằng việc xây lên những thành phố với các tòa cao ốc, làm mọc lên những đô thị hào nhoáng bằng kính và thép. "Một sự pha trộn giữa Las Vegas và Venise" - theo như hứa hẹn của các pa-nô quảng cáo – tại những ngôi làng nhỏ trên đất cằn khô đang bị sa mạc hóa.

Kết quả gây sững sờ : tại Lan Châu (Lanzhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc (Gansu), những "trung đoàn" xe ủi đất xúc đi hàng trăm ngọn đồi để lấp đầy những vùng trũng, tạo nên những khu đất bằng phẳng để xây lên các thành phố mới dọc hai bên xa lộ. Tương tự với những địa điểm khác ở miền tây mà Bắc Kinh muốn hoán cải bằng mọi giá.

Có hai mục tiêu song song. Một mặt là chuyển đổi hàng loạt nông dân có cuộc sống đạm bạc thành thị dân tiêu thụ, có thể tái thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế đang chững lại. Mặt khác, nhận chìm miền Viễn Tây đa sắc tộc này vào trong cái khuôn duy nhất "theo kiểu Trung Quốc". Có nghĩa là tất cả được quyết định từ trên cao, thực hiện mà không cần tham vấn, và trước hết là nhằm siết chặt mọi thứ trong tay chính quyền.

Các tổ chức bảo vệ môi trường rung chuông cảnh báo trước việc phá hoại những tài nguyên thiên nhiên vốn đã khiêm tốn. Việc xây dựng đại quy mô tác động như thế nào lên môi trường vốn đã xuống cấp nghiêm trọng – nước ngầm cạn kiệt, khói mù ô nhiễm thường trực, đất đai bị nhiễm độc ? Chưa nói đến một logic khác : toàn bộ các thành phố mọc lên từ cơn sốt xây dựng này, có thể chứa đến… 3,4 tỉ dân, tức là gấp đôi dân số Trung Quốc hiện nay – theo một think tank thuộc chính phủ. Một sự lãng phí khủng khiếp về tiền của và môi trường, có nguy cơ tạo nên những thành phố ma trong tương lai.

"Nhân danh quần chúng", bộ phim chống tham nhũng nhập nhằng hư thực

Trên lãnh vực văn hóa, bộ phim nhiều tập "Nhân danh quần chúng" ("Renmin de Mingyi", tên gốc Hán Việt là "Nhân dân đích danh nghĩa") mà nhân vật chính là một kiểm sát viên chuyên truy lùng các quan chức tham nhũng, được tờ Apple Daily ở Hồng Kông nhận xét, tuy là hư cấu nhưng lại giống thực tế ngoài đời một cách kỳ lạ.

Sau hơn mười năm kiểm duyệt các phim tố cáo nạn tham nhũng tại Hoa lục, bộ phim "Nhân danh quần chúng" do Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc và Quân ủy Trung ương hợp tác thực hiện, đã dỡ bỏ điều cấm kỵ. Được tung ra từ ngày 28/3, bộ phim gồm 55 tập đã "gây bão" trên toàn quốc, nhiều lần phá kỷ lục về số khán giả. Trên internet, mỗi tập phim thu hút đến gần một tỉ lượt người xem.

Tác giả sau khi xem bộ phim đã nhìn nhận, công bằng mà nói, phim không chỉ ca ngợi cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cho dù không nêu ra vấn đề nhạy cảm là dân chủ, nhưng phim cũng không ngần ngại lật tẩy mặt trái của chốn quan trường. Có điều, phim được cho là mang tính "tiên tri" vì có những xen giống đời thực đến nỗi không biết đâu là thật, đâu là giả.

Chẳng hạn cảnh công nhân tập đoàn Shanshui định tự thiêu để phản đối việc phá hủy nhà máy, khiến sau đó các cổ đông lục đục với nhau ; thì chỉ vài ngày sau khi phim được chiếu, một nhà máy của Shanshui Cement Group đã bị các cổ đông bất mãn dùng xe ủi tấn công. Ngay cả cái tên công ty cũng giống y ! Trong một tập khác, một quan tham định vu cáo người khác nhận hối lộ bằng cách dùng tên người đó mở một trương mục ở China Minsheng Banking Corp (CMBC), chuyển vào một số tiền lớn rồi rút ra. Cùng ngày, xảy ra một xì-căng-đan ở ngay ngân hàng này. Còn tổng thư ký Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng trong phim tên là Gao, hay nêu ra những nhân vật lịch sử và trích những câu văn, thì rất giống với ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), người đang đứng đầu Ủy ban này của Trung Quốc.

Hồi kết của phép lạ kinh tế Mông Cổ

Cũng tại Châu Á, Le Courrier International trích dịch bài viết trên tờ Nikkei Asian Review nhận định "Mông Cổ, hồi kết của phép lạ kinh tế". Tình trạng khoáng sản sụt giá khiến nước này phải cầu viện đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và tổng thống được bầu lên vào ngày 26/6 tới sẽ phải gánh vác trách nhiệm vực dậy đất nước.

Trong năm 2015, lãnh vực hầm mỏ chiếm đến 25% GDP, tương đương 10,4 tỉ euro, trong khi công nghiệp sản xuất thì chưa đầy 9% GDP. Đồng, vàng, mỏ sắt và các loại kim loại khác chiếm 67% doanh số xuất khẩu năm ngoái, còn than đá và dầu thô 23%. Nền kinh tế không chỉ cần được đa dạng hóa hơn, mà còn thiếu thốn đầu tư. Một nguy cơ khác là Mông Cổ lệ thuộc quá nhiều vào đối tác thương mại chính là Trung Quốc : đến 83% lượng xuất khẩu hướng đến thị trường này, nên chỉ một sự thay đổi nhỏ về cung cầu của Bắc Kinh sẽ gây tác hại nặng nề lên nền kinh tế Mông Cổ.

Điện thoại thông minh sẽ khiến máy quay phim lui vào quá khứ ?

Trên lãnh vực khoa học kỹ thuật, L’Obs đặt câu hỏi "Liệu điện thoại thông minh sẽ chôn vùi các camera ?". Phóng sự, phim tài liệu… ngày càng nhiều các nhà quay phim chuyên nghiệp chọn smartphone thay cho các máy quay phim tốn kém.

Có thể kể ra các đạo diễn tên tuổi như nhà đạo diễn đoạt Oscar - Michel Gondry, hay đài truyền hình BFM Paris đã quyết định trang bị smartphone cho các ê-kíp phóng viên đi làm phóng sự. Liệu mai mốt tất cả mọi người đều sẽ trở thành đạo diễn ? Bruno Samdja của Mobile Film Festival trả lời : "Tất cả chúng ta đều biết viết, nhưng không phải tất cả mọi người đều là nhà văn".

Thụy My

Published in Quốc tế

Nga chỉ trích Mỹ ‘chống Cuba’ (VOA, 18/06/2017)

Bộ Ngoi giao Nga hôm 18/6 nói rng các hành đng "chng Cuba" mà Washington mi công b là điu đáng tiếc và rng Moscow khng đnh tình đoàn kết vi Havana.

nga1

Ngoại trưởng Nga và Tng thng Trump trong cuc gp Nhà Trng hôm 10/5.

Theo Reuters, Bộ này cũng nói rng cách tiếp cn mi đi vi Cuba ca chính quyn M ging như thi "Chiến tranh Lnh".

Tổng thng M Donald Trump hôm 16/6 thông báo hy b tha thun mà ông nói là "sai lm và t hi" vi Cuba ca người tin nhim Barack Obama.

Các biện pháp mi bao gm tht cht các hn chế v du lch và cm các giao dch tài chính vi các t chc có liên h ti các cơ quan tình báo và quân đi Cuba.

nga2

Ông Obama từng có chuyến thăm lch s ti Cuba năm 2016.

Chính ph Cuba hôm 16/6 ra thông cáo, nói rng Havana "sn sàng tiếp tc đi thoi mang tính tôn trng và tiếp tc hp tác v các vn đ cùng quan tâm vi M".

Thông cáo nói rằng Cuba và M đã chng t trong hai năm qua rng "h có th hp tác và sng cùng nhau một cách lch s, tôn trng nhng khác bit và c xúy nhng điu có li cho c hai nước và người dân hai nước".

Tuy nhiên, Cuba cảnh báo rng M "không nên cho rng Cuba phi nhượng b v ch quyn và s đc lp ca mình, và Cuba cũng không chp nhận bất kỳ điu kin nào như vy".

**********************

Cuba chỉ trích các biện pháp hạn chế của Trump, kêu gọi đối thoại (RFI, 17/06/2017)

Chính quyền Cuba "lên án" các biện pháp hạn chế trao đổi giữa Hoa Kỳ và Cuba do tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo hôm qua 16/06/2017, và tái khẳng định sẵn sàng tiếp tục tiến trình đối thoại được khởi động từ khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao dưới thời Obama.

cuba1

Người bán hàng trên một đường phố ở thủ đô Cuba La Havana. Ảnh chụp ngày 16/06/2017. REUTERS/Alexandre Meneghini

Trong thông cáo đọc trên truyền hình nhà nước, La Havana "tố cáo các biện pháp mới tăng cường cấm vận", trong khi vẫn nhắc lại "thiện chí tiếp tục đối thoại và hợp tác", một tiến trình bắt đầu từ năm 2015.

Chỉ trích "chủ trương thù địch nhắc nhở lại thời kỳ đối đầu căng thẳng" và "sử dụng các biện pháp cưỡng bức trong quá khứ", chính quyền Cuba tỏ ý tiếc về "sự thụt lùi trong quan hệ hai nước". Chính phủ của ông Raul Castro nhấn mạnh : "Tất cả mọi chiến lược nhắm vào mục đích thay đổi hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của Cuba, thông qua áp lực hoặc các biện pháp tinh tế hơn, đều sẽ thất bại".

Ngày 16/06, từ khu Little Havana ở Miami, nơi đông đảo cộng đồng người tị nạn Cuba sinh sống, tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo việc giới hạn chế các trao đổi với những định chế do quân đội Cuba kiểm soát, và siết chặt việc sang Cuba du lịch. Ông Trump hứa hẹn "một hiệp định tốt hơn cho người Cuba và Hoa Kỳ". Theo ông, việc giảm nhẹ cấm vận của chính quyền Obama "không giúp gì cho người dân Cuba mà chỉ làm giàu cho chế độ".

Ngoài các biện pháp kỹ thuật được thông báo, bài diễn văn của Donald Trump đánh dấu một bước ngoặt mới, đi ngược lại với chủ trương mở cửa với chuyến viếng thăm lịch sử đảo quốc của người tiền nhiệm Barack Obama tháng 3/2016, tuy không đặt lại vấn đề về quan hệ ngoại giao. Đặc biệt là đánh vào quân đội Cuba, vốn đang khống chế nhiều lãnh vực xương sống của nền kinh tế đảo quốc.

Thụy My

**********************

Cuba lên án chính sách đảo chiều của Trump (BBC, 17/06/2017)

Chính phủ Cuba tức giận việc Tổng thống Hoa Kỳ ngưng các chính sách thời Obama cải thiện quan hệ với Havana.

cuba2

Tổng thống Trump nói chính sách mới của ông sẽ siết chặt qui định về đi lại và chuyển tiền sang Cuba.

Tuy nhiên, họ nói sẽ vẫn hợp tác với láng giềng lớn hơn này.

Phát biểu trước đó tại Miami, Florida, ông Trump nói ông sẽ áp dụng lại những giới hạn về đi lại và mậu dịch mà chính quyền Obama từng nới lỏng.

Ông Trump lên án chính sách này là "thỏa thuận hoàn toàn phiến diện".

Tuy nhiên ông không đảo ngược lại các quan hệ thương mại và ngoại giao chính.

"Chính phủ Cuba lên án các biện pháp mới thắt chặt cấm vận ", truyền hình nhà nước Cuba nói.

Nhưng họ cũng tái khẳng định "sẵn lòng tiếp tục đối thoại và hợp tác trên tinh thần tôn trọng".

Tổng thống Trump nói chính sách mới của ông sẽ siết chặt qui định về đi lại và chuyển tiền sang Cuba.

Ông nói về các quan ngại nhân quyền và nói đạt thỏa thuận với chính phủ Castro "tàn bạo" là "khủng khiếp" và "lầm đường".

Các công ty và công dân Hoa Kỳ cũng sẽ bị cấm làm ăn với mọi doanh nghiệp chịu kiểm soát của quân đội hay lực lượng tình báo Cuba.

"Chúng ta không muốn đồng USD lại giúp cho thể chế quân sự độc quyền khai thác và lạm dụng người dân Cuba", ông Trump được New York Times dẫn lời nói.

Tuy nhiên, ông Trump sẽ không đóng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Havana, tuyến bay thương mại từ Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục, và người Mỹ sẽ vẫn có thể quay về Mỹ với hàng hóa mua từ Cuba.

***************************

Trump cải biên, nhưng phần lớn giữ nguyên chính sách Cuba thời Obama (VOA, 17/06/2017)

Nói rằng ông đang "hy b tha thun hoàn toàn mt chiu ca chính quyn trước vi chính ph Cuba", Tổng thng Donald Trump đã bt đu đo ngược mt s phn trong chính sách m ca lch s ca người tin nhim ca ông đi vi đo quc này. Các bin pháp mi bao gm tht cht các hn chế v du lch và cm nhng giao dch tài chính vi các thc th có liên hệ ti các cơ quan tình báo và quân đi Cuba. Tp đoàn quân s GAESA ca Cuba ước tính kim soát hơn mt na nn kinh tế ca nước này.

cuba3

Tổng thống Donald Trump giơ sc lnh hành pháp mà ông ký, vi các thành viên ni các và người ng h đng xung quanh, ngày 16 tháng 6, 2017.

Trong bài diễn văn ti khu Little Havana thành ph Miami, vi Phó Tng thng Mike Pence và Thượng ngh sĩ Florida Marco Rubio và các chính trị gia hàng đu khác người gc Cuba đng bên cnh, ông Trump nói rng ông đã tng bước thc hin li ha lúc vn đng tranh c giúp ông giành chiến thng trong cuc bu c vào tháng 11 năm ngoái bang chiến trường Florida này, nơi mà lá phiếu ca người M gc Cuba đã giúp ông vượt lên dn đu.

"Nước M đã khước t nhng k áp bc người dân Cuba", ông nói trước mt đám đông hò reo trong nhà hát Manning Artime cht cng và oi bc, được đt theo tên ca người lãnh đo cuc xâm lược Vnh Con heo bt thành. "Tôi tin rng s cáo chung s ti trong mt tương lai rt gn".

"Chúng ta sẽ thi hành lnh cm du hành. Chúng ta sẽ thi hành lnh cm vn. Chúng ta s thc hin các bước c th đ bo đm rng các khon đu tư đi thng ti người dân đ h có th m các doanh nghip tư nhân và bt đu xây đp mt tương lai tuyt vi ca đt nước h", ông Trump nói.

Chính phủ Cuba hôm thứ Sáu nói trong mt thông cáo rng h "nhc li s sn sàng tiếp tc đi thoi mang tính tôn trng và tiếp tc hp tác v các vn đ cùng quan tâm vi M. Thông cáo nói rng Cuba và M đã chng t trong hai năm qua rng "h có th hp tác và sống cùng nhau một cách lch s, tôn trng nhng khác bit và c xúy nhng điu có li cho c hai nước và người dân hai nước".

Tuy nhiên, Cuba cảnh báo rng M "không nên cho rng Cuba phi nhượng b v ch quyn và s đc lp ca mình, và Cuba cũng không chp nhn bt kỳ điu kin nào như vy".

Những chính sách thi Obama gi nguyên

Các quan chức Nhà Trng cho biết nhiu thay đi trong thi kỳ Obama s vn được gi nguyên.

Theo các quan chức cao cp trong chính quyn, người dân M vn có th du hành đến Cuba theo những hng mc được chp thun, nhưng vic chp hành s nghiêm ngt hơn đ bo đm du khách ti Cuba thuc đúng nhng hng mc này.

Người dân M s được phép mang đ lưu nim v nhà như rượu rum và xì gà. Các chuyến bay thương mi gia M và Cuba s tiếp tc, và quan h ngoi giao s không b nh hưởng, dù ông Trump s không b nhim đi s ti Havana.

  cuba4

Du khách tản b Havana, Cuba, ngày 15 tháng 5, 2017.

Cựu Tng thng Barack Obama đã đình ch chính sách được gi là "chân ướt chân ráo" cho phép người dân Cuba ti được b bin ca M có th np đơn xin giy phép lao đng mà cui cùng có th được nhp tịch. Sự đo ngược chính sách ca ông Trump s không đng ti quyết đnh này.

Sự chng đi chính sách Cuba mi

Ông Obama đề xướng kế hoch bình thường hóa quan h vi Cuba và gim bt cm vn thương mi vào năm 2014. Ông lp lun rng đã đến lúc theo đui chính sách giao tiếp vi người dân Cuba vì lnh cm vn nhm vào quc gia cng sn này kéo dài hàng chc năm qua đã không mang ti thay đi cho hòn đo này.

Trong hai năm cuối nhim kỳ, ông đã ti Havana đ hi kiến Ch tch Raul Castro, nhưng không gp người anh trai Fidel, người đã lãnh đo cuc ni dy lt đ nhà đc tài Cuba Fulgencio Batista hơn na thế k trước.

Một s quan chc thi Obama ch trích quyết đnh đo ngược mt phn chính sách Cuba, lp lun rng nhng chính sách hn chế hơn s gi tín hiu sai lạc cho nhng người bn cũng như nhng đi th ca M.

"Chúng ta đã nhìn thấy con đường chc chn nht dn ti tiến b là thông qua s giao tiếp. Chúng ta đã thy điu đó Vit Nam, khp Châu Âu trong Thế chiến th hai, Iran và Miến Đin, nơi mà ngoại giao t nhân dân ti nhân dân ca chúng ta đã m đường cho s thay đi trên thc đa", Brett Bruen, người tng là Giám đc Giao tiếp Toàn cu ca ông Obama, nói.

"Raul Castro và những người nm quyn Havana s không buông lng quyn lc ca h vì chúng ta siết cht s kim soát ca mình đi vi hòn đo này", ông Bruen nói vi VOA. "Nó s ch ct đt nhng ng đường dn ti cơ hi và cng c nhng lp lun h đưa ra rng M không phi là đi tác cho người dân Cuba".

Carlos Alzhugay, người tng là nhà ngoại giao ca Cuba, cho biết bài din văn ca ông Trump Miami là "lun điu kém ci" gi nh ti "nhng thi đim ti t nht trong quan h Cuba - Hoa Kỳ".

cuba4

Chủ tch Cuba Raul Castro ngi cnh Tng thng M Barack Obama, cùng đ nht phu nhân Michelle và hai người con gái ca ông, xem trn đu bóng chày giao hu gia đi Tampa Bay Rays ca M và đi tuyn quc gia Cuba, Havana, Cuba, ngày 22 tháng 3, 2016.

Được khen ngi v nhân quyn

Trong khi thành phần có li ích kinh doanh cnh báo v bt c hành đng nào mà s làm suy yếu mi quan h thương mi gia M và Cuba, song nhng người theo Đng Cng hòa ng h mnh m nhng quyết đnh ca ông Trump. Ch tch y ban Đi ngoi H vin, Dân biu Ed Royce, trong mt thông cáo gi cho VOA, nói rng M phi đng v phía người dân Cuba trong cuc đu tranh giành ly nhng quyn t do cơ bn ca h.

"Đường hướng mi ca Tng thng Obama vi anh em nhà Castro đã dẫn ti thêm s tàn bo, đàn áp và nhng v bt gi chính tr Cuba", ông Royce viết. "Chính quyn này đã quyết đnh đúng khi gt quân đi Cuba ra ngoài l và đưa nhân quyn và truy cp Internet lên làm nhng ưu tiên hàng đu".

Một s người M gc Cuba ca ngi tính biu tượng ca quyết đnh đo ngược chính sách ca Trump.

"Chế đ Castro đã không làm gì v nhân quyn", Mike Gonzalez, người mà khi còn nh Cuba đã lén lút nghe nhng chương trình phát thanh sóng ngn ca Đài VOA cùng vi gia đình.

Ông Gonzalez, giờ là mt thành viên ca vin nghiên cu chính sách Qu Di sn ở Washington, so sánh sự xut hin ca ông Trump Little Havana vi bài din văn ni tiếng ca Tng thng Ronald Reagan.

"Bài diễn văn Cng Brandenburg ca ông Reagan, nơi ông yêu cu ông Gorbachev, ‘hãy phá b bc tường này,’ vào năm 1987 đang được tưởng nhớ trong tun này vì dp k nim 30 năm va đi qua và nhiu người nói ‘Có, tôi có nghe câu nói đó Đông Berlin và nó tht hùng tráng", ông Gonzalez nói. "Chúng ta không phi là cnh sát ca thế gii, nhưng chúng ta phi nói rõ cho tt c nhng bo chúa rằng chúng ta đng v phía nhng người mà h đàn áp".

Các quan chức chính quyn cho biết nhng thay đi này s không có hiu lc ngay lp tc. B Tài chính và B Thương mi s có 30 ngày đ son tho nhng quy đnh mi và s mt mt khong thi gian không rõ là bao lâu trước khi chúng có th được thi hành.

Published in Quốc tế

Cuba : Ba bộ phim soi rọi "những lỗ trống trong lịch sử chính thống"

Chế độ cộng sản Cuba, từ nửa thế kỷ nay, buộc người dân phải tin tưởng tuyệt đối vào một cách kể duy nhất về lịch sử, một lịch sử chính thống tôn vinh "lãnh tụ tối cao" Fidel Castro. Ký ức về "những người ly khai", "những người có suy nghĩ khác" hết thảy đều bị chôn vùi. Tuy nhiên, kể từ khi Fidel Castro mắc bệnh, rồi qua đời, quan hệ với Hoa Kỳ được nối lại, người Cuba tìm cách đến với những mảng khuất của lịch sử. Le Monde giới thiệu ba bộ phim, ra mắt mới đây tại một cuộc hội ngộ của điện ảnh Mỹ Latinh ở Toulouse (Pháp), cho thấy "khát khao" trở lại "những đề tài cấm kỵ", để khỏa lấp "những lỗ trống" mà lịch sử chính thống đã tạo ra.

cuba1

Một cảnh trong phim "Santa và Andres"Youtube

Bài "Những lỗ trống ký ức trong lịch sử chính thống Cuba" nhận xét : "… kể từ khi Fidel Castro lâm bệnh, rồi chết,… cỗ máy tuyên truyền Cuba không còn có đất vận hành. Việc tái lập quan hệ ngoại giao với Mỹ đã tước đi của chế độ này một kẻ thù truyền kiếp. Chủ nghĩa dân tộc, tàn tích cuối cùng của chủ nghĩa Castro đang suy tàn, không còn khiến đám đông phấn khích". Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người Cuba "bắt đầu suy nghĩ bằng chính cái đầu của mình", "tìm kiếm các nguồn thông tin ngoài luồng, để xây dựng các dự án mới và thảo luận về tương lai". Do các phương tiện truyền thông chính thức vẫn bị chế độ kiểm soát, họ tìm cách thể hiện qua các mạng xã hội, qua văn hóa.

"El Acompagnante" (Người đồng hành), bộ phim Cuba của Pavel Giroud ra mắt tại Pháp hồi tháng 8/2016, kể về cuộc gặp trong trại giam giữ những người mắc bệnh Sida, giữa một quân nhân nhiễm bệnh tại Châu Phi và một võ sĩ quyền Anh giải nghệ, được giao nhiệm vụ cai quản người bệnh. Các trung tâm bệnh nhân Sida tại Cuba do quân đội trực tiếp điều hành vào quản lý. Có tính phê phán, nhưng bộ phim truyện này được đánh là "quá hàn lâm", và "chủ nghĩa Lenin gia trưởng" đã không thực sự bị nghi ngờ, vấn đề người đồng tính bị đàn áp đã bị bỏ qua.

Ngược lại, phim "Santa y Andrés" (Santa và Andres) của đạo diễn Cuba Carlos Lechuga trực diện nói đến vấn đề này. "Santa và Andres" bị cấm tại Cuba kể từ ngày 14/10/2016. Phim nhắc lại một thời kỳ mà các trí thức "hư hỏng" bị sa thải, truy tố, bị gạt ra bên lề xã hội. Nhà văn Andres bị án tù 8 năm, ông bị cô lập tại một vùng nông thôn hẻo lánh. Rồi chính quyền cử một phụ nữ nông dân chất phác tên Santa để theo dõi ông. Đối với Santa, nhà văn Andres vừa là một "tên phản cách mạng", và nghiêm trọng hơn nữa là một "maricon" (tức một kẻ pê-đê).

Thế rồi hai kẻ cô đơn - vốn rất khác nhau về mọi mặt – đã xích lại gần nhau. Giống như bộ phim nổi tiếng "Trái dâu tây và kẹo Sô-cô-la" (1993), chủ đề thực sự của phim là khả năng đối thoại, thậm chí là quan hệ tình cảm giữa những người Cuba "vốn đối lập nhau về mọi thứ".

Vấn đề người đồng tính tưởng như đã được giải tỏa, kể từ khi La Havana trở thành một "điểm du lịch gay". Con gái của chủ tịch Raul Castro vốn là người hết sức ủng hộ cộng đồng LGBTI (những người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới). Thế nhưng việc bộ phim mới đây bị cấm cho thấy vấn đề "đồng tính" vẫn còn nhạy cảm. Lý do là, phim đã chạm thẳng vào một sự thật lịch sử giai đoạn cuối những năm 1960. Đó là khi hàng nghìn người đồng tính bị giam giữ trong các trại tập trung của quân đội.

Người Cuba, dù rất khác nhau, sẽ đến được với nhau

Le Monde dành phần cuối để giới thiệu về bộ phim "En un rincon del alma" (Trong một góc khuất của tâm hồn), dựa trên những lời chứng của cố nhà văn Cuba Elisio Alberto. Trong cuốn phim tài liệu này, Elisio Aberto đã làm sống lại dòng chảy lịch sử Cuba, nối liền giai đoạn trước và sau cuộc cách mạng 1959, đưa Fidel Castro lên nắm quyền.

Theo ông, chính sự du nhập ý thức hệ Liên Xô "đã đặt dấu chấm hết cho những năm lãng mạn cách mạng đầu tiên". Nhưng nhà văn cũng tin rằng, chủ nghĩa độc đoán của Fidel bắt nguồn từ cuộc khởi nghĩa, "hai Cuba đối lập rốt cục sẽ tìm được nhau, lắng nghe nhau".

Vượt lên trên tất cả là khát khao của giới trí thức muốn gây dựng một tinh thần "đối thoại giữa những người Cuba ở tất cả các phía", "khát vọng hòa giải dân tộc". "Không hận thù, không khao khát trả thù, chỉ có một nhu cầu sự thật", bởi "hận thù là thất bại của trí tưởng tượng", như lời nhà văn Mỹ Graham Greene.

Mỹ : Kháng cự lại Trump tại Quốc hội

Về thời sự quốc tế, Le Figaro chú ý đến "Cuộc kháng cự lại tổng thống Trump tại Quốc hội Mỹ". Le Figaro nhấn mạnh, thất bại trong cải cách Obamacare đặt Donald Trump trước "một thách thức nghiêm trọng nhất", đến từ Quốc hội. Báo chí chỉ có thể làm hỏng hình ảnh của Trump, tư pháp có thể ngăn cản, nhưng nếu không có Quốc hội, Trump sẽ không thể điều hành được đất nước.

Cụ thể là, tân tổng thống cần đến lưỡng viện Quốc hội trong việc nâng trần nợ công trước ngày 28/04, nếu không chính quyền Liên bang có nguy cơ phải "đóng cửa". Ông Trump cũng cần Thượng viện phê chuẩn việc bổ nhiệm một thẩm phán thân cận tại Tòa Bảo Hiến.

Theo Le Figaro, cho đến nay, ông Trump "vẫn chưa tiêu hóa được" thất bại trong vụ Obamacare, do sự hợp sức của ba thế lực trong Hạ Viện : phe đối lập Dân Chủ, một số nghị sĩ Cộng Hòa "ôn hòa", và thứ ba là nhóm cực hữu "Liberty Caucus".

Tuy nhiên, thay vì tìm cách thuyết phục nhóm Liberty Caucus trong cùng đảng, tổng thống Trump lại tiếp tục dùng biện pháp dùng Twitter răn đe, hứa hẹn sẽ chống lại nhóm này trong cuộc bầu cử một phần, vào năm 2018.

Ngay lập tức một trong những dân biểu nổi loạn nhất trong nhóm Liberty Caucus đã thẳng thừng chế giễu ý định của tổng thống. Theo nhân vật này, chính hệ thống quyền lực của ông Trump giờ đây đang bị nuốt chửng bởi cái "đầm lầy" Washington (Swampcare), từ ngữ ông Trump dùng để chỉ trích nạn tham nhũng của chính quyền Liên bang Mỹ, mà ông từng hứa hẹn sẽ dẹp bỏ.

Liên Âu gửi thông điệp cứng rắn đến Anh

London chính thức khởi động thủ tục ly dị với Liên Hiệp Châu Âu, mở ra một thời kỳ thương lượng kéo dài tối đa là hai năm giữa hai phía. Thứ Sáu tuần trước, 31/03, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk gửi đến 27 thành viên Liên Âu một tài liệu, liệt kê các nguyên tắc chủ yếu, sẽ được sử dụng trong đàm phán. Tinh thần chung là Liên Âu sẽ cứng rắn với Anh.

Ngày 29/04 tới, 27 nước Liên Âu sẽ chính thức thông qua các nguyên tắc đàm phán trong một thượng đỉnh tại Bruxelles. Theo một quan chức Châu Âu, Bruxelles, Paris và Berlin đã thảo luận ráo riết về văn bản này, sẽ còn những thay đổi về chi tiết, nhưng đối với những nguyên tắc lớn, sẽ không có thay đổi.

Theo phiên bản cuối cùng mà Le Monde có được Liên Âu sẽ thương lượng với Anh theo "từng giai đoạn", giai đoạn đàm phán về một thỏa thuận mậu dịch tự do mới sẽ chỉ được bắt đầu sau khi thủ tục ly dị được hoàn tất, ngược lại với hy vọng của thủ tướng Anh là sẽ đàm phán song song.

Pháp và Đức cũng nhất trí, để số phận của ba triệu kiều dân Châu Âu tại Anh được bảo đảm, bên cạnh đó Liên Âu cũng dứt khoát đòi khoản tiền đóng góp tổng số 60 tỉ euro, mà Anh còn thiếu.

Tài liệu dự thảo của Liên Âu nhấn mạnh : 27 nước sẽ "nỗ lực làm việc để đạt được một thỏa thuận với Anh, nhưng cũng chuẩn bị cho khả năng thất bại".

Về thị trường Liên Hiệp Châu Âu, Liên Âu không chấp nhận đòi hỏi của thủ tướng Anh thương lượng từng lĩnh vực một, mà coi toàn bộ thị trường là một chỉnh thể.

Bruxelles đặc biệt chú ý đến Ireland, quốc gia bị cuộc ly dị với Anh "tác động mạnh nhất". Liên Âu khuyến cáo London cần tìm "một giải pháp mềm dẻo và sáng tạo" để tránh việc tái lập lại một "đường biên giới cứng" với Bắc Ireland, đe dọa thỏa thuận hòa bình đạt được vào năm 1998.

Đại diện Anh Quốc, ngoại trưởng Boris Johnson, "tìm cách giảm thiểu tính chất cứng rắn trong văn bản nói trên của Liên Âu, với việc ca ngợi thiện chí của khối 27 nước", và đánh giá đây là một "thời kỳ chuyển tiếp có tổ chức". Tuy nhiên, đối lập nhận thấy dấu hiệu yếu thế của thủ tướng Anh.

Theo một lãnh đạo Công Đảng Anh, chỉ cần "hai ngày của cuộc thương lượng hai năm này là đủ để thấy tham vọng được thổi phồng của chính phủ đã vấp phải hiện thực phũ phàng như thế nào".

"Đầu tư dễ dãi" của Trung Quốc tại Balkan bị nghi ngờ

Vẫn liên quan đến Châu Âu, báo Le Monde có bài "Trung Quốc củng cố thế lực tại Balkan, để triển khai kế hoạch "Một vành đai, một con đường".

Trong các đầu tư cho Trung Quốc tại khu vực này, Le Monde chú ý nhất đến dự án đường sắt cao tốc nối liền thủ đô Hy Lạp với thủ đô Hungary, đi qua Belgrade, thủ đô Serbia. Chặng đường Belgrade và Budapest sẽ được khánh thành vào tháng 6 tới.

Trước mắt đoạn đường này cho phép vận chuyển hàng hóa từ cảng Piraeus, Hy Lạp, cho Trung Quốc nắm quyền quản lý, kể từ năm 2010. Với con đường này, bán đảo Balkan với Serbia và hơn 7 triệu cư dân là tâm điểm, đã trở thành một đối tác trụ cột của Trung Quốc.

Theo Serbia, đầu tư của Trung Quốc là cơ hội cho các công trình hạ tầng cơ sở nước này. Serbia đang đệ đơn gia nhập Liên Âu. Châu Âu cũng có chính sách hỗ trợ đầu tư, nhưng kèm theo nhiều đòi hỏi giải trình, minh bạch, gắn liền với cải cách nền hành chính, trong khi đó Trung Quốc không đòi hỏi gì, một chuyên gia về khu vực Balkan tại Luxemburg nhận xét.

Điểm đáng lo ngại của các đầu tư Trung Quốc là tính chất không minh bạch. Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia Luxemburg, dù kiểu gì, Liên Âu cũng "phải học cách đối thoại với Trung Quốc, đang hiện diện ngày càng mạnh hơn tại khu vực này".

Ngày N-21 bầu cử Pháp : Mọi cánh cửa vẫn để ngỏ

Trở lại với tình hình nước Pháp, "không khí bất trắc lớn" là tựa chính của Le Figaro. Theo nhiều thăm dò dư luận, còn có đến 40% cử tri còn chưa quyết định bỏ phiếu cho ai. Lựa chọn của nhiều người cũng chưa phải là quyết định cuối cùng. Một nhà điều tra dư luận, ông Jerome Jaffré, nhận xét trên Le Figaro, là "thái độ bỏ phiếu chống lại chính phủ mãn nhiệm không còn đất sống, không giống như trong cuộc bầu cử năm 2012, lãnh đạo chính quyền, ông Hollande đã quyết định rút khỏi cuộc đua".

Để làm rõ vấn đề, Libération, đã tổ chức một cuộc đối thoại tại tòa báo giữa cố vấn kinh tế của bốn ứng cử viên tổng thống hàng đầu. "Cuộc tranh luận thực sự" là tựa chính của Le Figaro.

Trước cuộc tranh luận đầu tiên giữa toàn bộ 11 ứng cử viên tổng thống trên truyền hình, ngày mai, thứ Ba 04/04, ba ứng cử viên Macron, Le Pen và Fillon "tấn công trực diện hơn vào đối thủ", Les Echos nhận xét.

Tuần lễ quốc tế chống trốn thuế

Trong lĩnh vực xã hội, báo La Croix chú ý đến "tuần lễ quốc tế hành động chống nạn trốn thuế", diễn ra từ ngày 1/04, đến mùng 7/04, đúng một năm sau vụ bê bối Panama Papers, phơi bầy trước thế giới quy mô khủng khiếp của nạn lậu thuế tại các thiên đường tài chính.

Riêng tại Pháp, trốn thuế khiến Nhà nước thất thu 60 đến 80 tỉ euro một năm.

Năm nay là năm đầu tiên quốc tế tổ chức đợt hành động này. Cơ sở đứng ra tổ chức tuần lễ chống trốn thuế là Global Alliance for Tax Justice và hàng trăm hiệp hội ở khắp các Châu lục.

Hôm nay, tại Pháp, phong trào kêu gọi các ứng cử viên tổng thống phát biểu về chủ đề này.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
Trang 2 đến 2