Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Trump lại bóng gió về Bắc Hàn (VOA, 08/10/2017)

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm 7/10 nói rng "ch có duy nht mt th hiu qu" đ đi phó vi Bc Hàn, sau khi các chính quyn tin nhim đi thoi vi Bình Nhưỡng nhưng không đt được kết qu.

trump

Tổng thng Donald Trump.

"Các đời tng thng và chính quyn của h đã nói chuyn vi Bc Hàn 25 năm qua, các tha thun và các các khon tin ln được tr", ông Trump viết trên Twitter. "…Không đi đến đâu, các tha thun b vi phm ngay trước c khi chúng ráo mc, biến các nhà đàm phán M thành nhng k ng. Xin li, ch có mt điu duy nht hiu qu!".

Theo Reuters, ông Trump không nói rõ điều ông đ cp ti, nhưng các bình lun ca ông dường như gi ý thêm na v gii pháp quân s.

Nguyên thủ M tng tuyên b rng nếu cn, Hoa Kỳ s "hy dit" Bc Hàn đ bo v bản thân và các đồng minh trước các mi đe da ht nhân ca Bình Nhưỡng.

Trong cuộc gp vi các lãnh đo quân s M và bn đi ca h mi đây, ông Trump nói rng "đó là khong lng trước bão". Nhưng khi được phóng viên đ ngh gii thích thêm, ông nói : "Quý vị s thy".

Trao đổi vi phóng viên hôm 7/10 trước chuyến đi ti North Carolina, ông Trump nói rng ông không có gì đ làm rõ tuyên b trước đó.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders hôm 7/10 cũng cho biết rng bà không có gì đ nói thêm v tweet ca ông Trump.

Theo Reuters, Bộ Quc phòng đ ngh chuyn câu hi xin làm rõ ca hãng này cho Nhà Trng và nói rng nhim v ca B này là "đ xut vi tng thng các gii pháp quân s và thc thi ch th".

Ông Trump từng nhiu ln tuyên b không mun đi thoi vi Bc Hàn, và thm chí còn cho rng ý tưởng đi thoi vi Bình Nhưỡng là điu gây mt thi gian, sau khi Ngoi trưởng Rex Tillerson nêu lên đ xut này.

Sau đó, Tổng thng Trump nói rng ông vn cò mi quan h tt đp vi người đng đu B Ngoi giao M, dù vn còn mt s bt đng.

************************

Tổng thống Trump 'úp mở' về Bắc Hàn (BBC, 08/10/2017)

"Chỉ có một điều sẽ hiệu quả" khi giải quyết về Bắc Hàn sau nhiều năm đối thoại với Bình Nhưỡng không đem lại kết quả, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo.

ko1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn đã có những lời lẽ đối đầu, chỉ trích lẫn nhau liên quan các vụ thử vũ khí, hỏa tiễn gần đây của Bình Nhưỡng.

"Các tổng thống và chính quyền của họ đã nói chuyện với Bắc Hàn trong 25 năm", ông Trump đưa thông điệp trên Twitteri, nói thêm rằng tất cả đã "không hiệu quả".

Tuy nhiên, ông Trump không giải thích thêm.

Lãnh đạo hai bên, Mỹ và Bắc Hàn, gần đây đã có những lời lẽ trao đi đổi lại có tính khẩu chiến và chỉ trích lẫn nhau xung quanh các hoạt động hạt nhân của Bắc Hàn, với Washington gây áp lực yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng các vụ thử hỏa tiễn.

Bình Nhưỡng nói gần đây đã thử nghiệm thành công một trái bom hydro với kích thước thu nhỏ nhưng có thể được nạp vào một hỏa tiễn tầm xa.

Tổng thống Trump cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể hủy diệt Bắc Hàn nếu thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ và bảo vệ các đồng minh trong khu vực.

ko2

Hoa Kỳ và Nam Hàn đã có các cuộc tập trận chung nhằm phô trương sức mạnh sau các vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un hôm thứ Bảy đã ca ngợi các vũ khí hạt nhân của nước này như một sự bảo vệ mạnh mẽ giúp đảm bảo an ninh cho đất nước của ông.

Trong một phát biểu về "tình hình phức tạp của thế giới", ông Kim nói những vũ khí như vậy đã bảo vệ "hòa bình và an ninh ở bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á" chống lại "các mối đe dọa hạt nhân kéo dài của đế quốc Mỹ".

Ông Kim nói chính sách của đất nước ông vốn theo đuổi sự phát triển của vũ khí hạt nhân đồng thời với những động thái nhằm tăng cường nền kinh tế là 'hoàn toàn đúng đắn'.

Bắc Hàn gần đây đã phóng hai hỏa tiễn băng ngang qua Nhật Bản và phản đối sự lên án của quốc tế khi tiến hành cuộc thử hạt nhân lần thứ sáu vào tháng Chín. Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẽ tiến hành một vụ thử nghiệm khác ở Thái Bình Dương.

ko3

Đang xuất hiện những quan ngại và e sợ tại phương Tây về việc Bắc Hàn đã đạt được tới tiến bộ vũ khí giúp nước này có thể phóng hỏa tiễn tới lãnh thổ nội địa Hoa Kỳ.

'Phương Tây e sợ'

Hiện có những e sợ ở phương Tây rằng Bắc Hàn đang nhanh chóng đạt tới điểm mà ở đó nước này có thể phát triển một hỏa tiễn gắn đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ nội địa của Hoa Kỳ.

Các thông điệp trên mạng Twitter hôm Thứ Bảy của Tổng thống Trump lại là một thông báo bí ẩn được đưa ra thêm của lãnh đạo Mỹ, theo phóng viên Laura Bicker của BBC.

Tuần trước, đã có tin tức cho rằng Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có những đường dây trao đổi trực tiếp với Bình Nhưỡng nhằm cố gắng giải quyết các căng thẳng đang leo thang giữa hai bên.

Ông Trump sau đó lại viết trên Twitter với một thông điệp cũng được cho là 'úp mở' nhắc nhở ngoại trưởng Mỹ :

"Hãy tiết kiệm năng lượng, Rex, chúng tôi sẽ làm những gì sẽ phải làm !"

Hôm thứ Bảy, Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định ông có quan hệ tốt với ngoại trưởng của ông, nhưng nói thêm rằng ông Tillerson có thể cứng rắn hơn.

ko4

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bác bỏ có những rạn nứt khác biệt giữa ông và Tổng thống Trump.

Đầu tuần này, ông Tillerson đã phủ nhận tin đồn về rạn nứt giữa hai người…

Bình luận mới đây nhất của ông Trump về Bắc Hàn có thể là vụ bộc phát - nhưng điều đáng e sợ là Bình Nhưỡng có thể giải thích và hiểu điều đó là một đe dọa với họ, vẫn theo phóng viên của chúng tôi.

Trong một phát biểu trước Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước, ông Trump đã đe dọa hủy diệt Bắc Hàn, nói rằng lãnh đạo của Bình Nhưỡng, ông Kim Jong-un là "một người hỏa tiễn" và đang trên một "sứ mạng" hay hành trình "tự sát".

Đáp lại, ông Kim trong một tuyên bố hiếm hoi, thề sẽ "chế ngự" lãnh đạo Mỹ mà ông cho là có vấn đề về "tâm thần".

***********************

Bắc Triều Tiên : Donald Trump lại dọa sử dụng giải pháp quân sự (RFI, 08/10/2017)

Khẳng định "mọi nỗ lực ngoại giao đã thất bại", tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chỉ có "một giải pháp hiệu nghiệm" đối với Bắc Triều Tiên. Vài giờ sau, Kim Jong-un tuyên bố "đủ sức" răn đe nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.

ko5

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại căn cứ không quân Andrews, Maryland, ngoại ô Washington, ngày 07/10/2017. Reuters/Mike Theiler

Cường độ khẩu chiến giữa tổng tư lệnh tối cao của hai quân đội có bom hạt nhân tăng thêm một nấc. Thứ Bảy 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên mạng Twitter : nhiều đời tổng thống Mỹ đã thương thuyết với Bắc Triều Tiên từ 25 năm qua, nhiều thỏa thuận đã được ký kết và nhiều khối tiền đã cấp cho Bình Nhưỡng nhưng tất cả đều thất bại. Bắc Triều Tiên vi phạm các thỏa thuận khi chưa ráo mực và sỉ nhục các nhà thương thuyết Mỹ.

Theo AFP, sau khi chỉ trích các chính quyền tiền nhiệm không sớm dùng vũ lực ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, tổng thống Donald Trump tuyên bố nắm trong tay "biện pháp duy nhất hiệu nghiệm".

Trong tuần, trong một cuộc trao đổi với các tướng lãnh, chủ nhân Nhà Trắng đã nói đến "tình trạng yên tĩnh trước cơn bão dữ".

Theo Reuter, Bình Nhưỡng, qua các kênh tuyên truyền ngày Chủ Nhật 08/10/2017, phản ứng tức khắc. Vài giờ sau khi bị Donald Trump cảnh cáo, truyền thông Bắc Triều Tiên loan tin Kim Jong-un ca ngợi "sức mạnh hạt nhân của Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên" và khả năng "răn đe đế quốc Mỹ". Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuyên bố như trên trong cuộc họp của trung ương đảng Lao Động hôm 08/10, cùng lúc khẳng định chính sách "phát triển song hành hạt nhân và kinh tế" là chủ trương đúng.

Tú Anh

******************

Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong-un (RFI, 07/10/2017)

Theo một bản tin hôm 06/10/2017 của hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA được báo Newsweek đưa lại, đại diện của Bình Nhưỡng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 đã tố cáo Mỹ đã mưu toan ám sát lãnh tụ Kim Jong-un hồi tháng Năm.

ko6

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố về bài diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh của KCNA ngày 22/09/2017. KCNA via Reuters

Đại diện Bắc Triều Tiên cho biết : "Vào tháng Năm năm nay, một nhóm khủng bố tàn ác đã xâm nhập đất nước chúng tôi theo lệnh của CIA Mỹ và tình báo của ngụy quyền Hàn Quốc, với mục đích thực hiện khủng bố nhà nước vào khu vực chính quyền trung ương, sử dụng các hóa chất sinh học. Họ đã bị bắt giữ và bêu trước công chúng. Điều này cho thấy Hoa Kỳ rõ ràng là thủ phạm chính đứng đằng sau".

Bình Nhưỡng cũng muốn làm rõ "lập trường nguyên tắc" đối với Cơ quan chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc, thành lập hồi tháng Sáu. Theo đại diện Bắc Triều Tiên, Washington sử dụng chiêu bài chống khủng bố để lật đổ các chính phủ thù địch. Lý do chính khiến khủng bố quốc tế chưa bị tiêu diệt, là do sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Bình Nhưỡng luôn lên án Mỹ triển khai "Kế hoạch Jupiter", một chiến dịch dùng vũ khí sinh hóa để triệt hạ Kim Jong-un, nhưng các cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh.

Bản tin hôm thứ Sáu 6/10 của KCNA còn nói rằng Washington "đổi màu như tắc kè" để biện minh cho việc lật đổ các chính phủ, đặc biệt tại Trung Đông. Nhân danh chống khủng bố và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã đưa quân đến Afghanistan, Irak, Libya. Cả ba nước này hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh, và Bắc Triều Tiên nêu Irak và Liyba là hai ví dụ cho thấy do chính phủ hai nước này từ bỏ chương trình nguyên tử, nên sau đó đã bị Mỹ tấn công.

Thụy My

***********************

Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa có thể bắn đến Mỹ (RFI, 07/10/2017)

Bắc Triều Tiên chuẩn bị thử một hỏa tiễn tầm xa, có thể bay đến tận bờ biển nước Mỹ. Theo hãng tin Nga RIA vào hôm nay 07/10/2017, một dân biểu Nga vừa đi thăm Bình Nhưỡng trở về đã cho biết như trên.

ko7

Bắc Triều Tiên thử tên lửa liên lục địa Hwasong-14. Ảnh do hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp ngày 05/07/2017. KCNA/via Reuters

Ông Anton Morozov, một thành viên ủy ban đối ngoại của Hạ Viện Nga Quốc Hội Nga vừa đi thăm Bình Nhưỡng cùng với hai dân biểu khác từ thứ Hai đến thứ Sáu vừa rồi. Phát biểu với hãng tin Nga, ông cho biết :

"Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị các vụ thử tên lửa tầm xa mới. Họ còn cho chúng tôi xem những tính toán, mà theo họ, chứng tỏ rằng các hỏa tiễn này có thể bay đến vùng duyên hải Hoa Kỳ. Theo những gì chúng tôi hiểu được, họ định phóng tên lửa tầm xa trong tương lai gần, và nhìn chung, họ tỏ ra hiếu chiến".

Tại Washington, một viên chức Mỹ cho biết có những dấu hiệu liên quan đến khả năng Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn vào khoảng thứ Ba 10/10 tới. Đó là ngày kỷ niệm thành lập đảng Lao Động Triều Tiên. Thứ Hai 9/10 lại là ngày nghỉ ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên viên chức này nói thêm là trong quá khứ đã từng có những dấu hiệu tương tự nhưng lại không xảy ra vụ bắn thử nào.

Theo Reuters, dù sao thời điểm 10/10 rất đáng được chú ý. Ông Yong Suk Lee thuộc trung tâm Korea Mission Center được CIA thành lập năm nay, đã tham gia một cuộc họp trong tuần rồi tại Washington, thổ lộ rằng ông đã nói với ê-kíp của mình là nên sẵn sàng đối phó.

Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong-un

Theo một bản tin hôm 06/10/2017 của hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA được báo Newsweek đưa lại, đại diện của Bình Nhưỡng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 đã tố cáo Mỹ đã mưu toan ám sát lãnh tụ Kim Jong-un hồi tháng Năm.

Đại diện Bắc Triều Tiên cho biết : "Vào tháng Năm năm nay, một nhóm khủng bố tàn ác đã xâm nhập đất nước chúng tôi theo lệnh của CIA Mỹ và tình báo của ngụy quyền Hàn Quốc, với mục đích thực hiện khủng bố nhà nước vào khu vực chính quyền trung ương, sử dụng các hóa chất sinh học. Họ đã bị bắt giữ và bêu trước công chúng. Điều này cho thấy Hoa Kỳ rõ ràng là thủ phạm chính đứng đằng sau".

Bình Nhưỡng cũng muốn làm rõ "lập trường nguyên tắc" đối với Cơ quan chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc, thành lập hồi tháng Sáu. Theo đại diện Bắc Triều Tiên, Washington sử dụng chiêu bài chống khủng bố để lật đổ các chính phủ thù địch. Lý do chính khiến khủng bố quốc tế chưa bị tiêu diệt, là do sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Bình Nhưỡng luôn lên án Mỹ triển khai "Kế hoạch Jupiter", một chiến dịch dùng vũ khí sinh hóa để triệt hạ Kim Jong-un, nhưng các cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh.

Bản tin hôm thứ Sáu 6/10 của KCNA còn nói rằng Washington "đổi màu như tắc kè" để biện minh cho việc lật đổ các chính phủ, đặc biệt tại Trung Đông. Nhân danh chống khủng bố và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã đưa quân đến Afghanistan, Irak, Libya. Cả ba nước này hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh, và Bắc Triều Tiên nêu Irak và Liyba là hai ví dụ cho thấy do chính phủ hai nước này từ bỏ chương trình nguyên tử, nên sau đó đã bị Mỹ tấn công.

Thụy My

Published in Quốc tế

Mấy tuần qua, khi đi vào các quán ăn hay quán cà phê, nhiều người đã đến hỏi chúng tôi : "Có đánh không ?". Một số người đã nói thêm : "Chỉ có cha Trump mới dám chơi. Phải cho thằng nhắt con đó một bài học…". Trên Twitter ngày 13/4/2017 Trump lại viết : "Nếu Trung Quốc không thể làm như vậy thì Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ làm !". Phe ta xem ra rất phấn khởi.

kim1

"Chỉ có cha Trump mới dám chơi. Phải cho thằng nhắt con đó một bài học…". 

Đùng một cái, hôm 28/4/2017, khi nói chuyện với hãng thông tấn Reuters, Trump lại bán cái cho Tập Cận Bình. Trump nói :

"Tôi tin ông ấy đang cố gắng hết sức, chắc chắn ông ấy không muốn thấy sự hỗn loạn và chết chóc. Ông ấy không muốn nhìn thấy nó, ông ấy là một người tốt. Ông ấy là một người rất tốt và tôi biết ông ấy rất tốt. Với những điều đó, ông ấy yêu Trung Quốc và ông ấy yêu người dân Trung Quốc. Tôi biết ông ấy muốn làm điều gì đó, có thể ông ta không thể làm".

kim2

Donald Trump và Kim Jong-un - Ảnh minh họa

Như vậy từ tôn sùng Putin, Donald Trump đi đến tôn sùng Tập Cận Bình !

Cả Tổng thống Trump lẫn Ngoại trưởng Tillerson đều không biết Bắc Hàn đang đóng vai trò gì giữa Trung Quốc, Nga và Mỹ, và tại sao Kim Jong-un cứ đem bom hạt nhân ra dọa.

Vài nét về sự chia cắt Nam-Bắc

Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc vào năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên Xô chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ từ vĩ tuyến 38 về nam.

Vào tháng 11 năm 1947, Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra giải pháp tiến hành bầu cử toàn quốc tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một ủy ban Liên Hiệp Quốc, nhưng Liên Xô đã khước từ. Điều này dẫn tới việc thành lập hai chính phủ riêng biệt ở hai miền : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) ở phía bắc và Cộng hòa Triều Tiên (Nam Hàn) ở phía nam, ranh giới chính trị mỗi bên được phân định ở vĩ tuyến 38. Từ đó mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn lãnh thổ Triều Tiên.

Căng thẳng ngày càng tăng giữa hai miền đã dẫn tới chiến tranh Triều Tiên. Ngày 25/6/1950 quân đội Bắc Hàn vượt vĩ tuyến 38 tràn xuống miền Nam, quân Nam Hàn tiến lên chống trả, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Nam Hàn, còn Liên Xô và Trung Quốc đứng đàng sau Bắc Hàn. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27/7/1953 thì hai bên thỏa thuận ký hiệp ước đình chiến. Một vùng phi quân sự được thiết lập ở vĩ tuyền 38 phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai nước cho đến ngày nay.

Tương quan lực lượng giữa hai miền

Căn cứ vào bài "Không có Mỹ, quân đội Hàn Quốc có đánh bại nổi Bắc Hàn không ?" của Dave Majumdar đăng trên tạp chí National Interest của Mỹ ngày 7/1/2016, chúng tôi xin tóm lược lực lượng của Bắc Hàn và Nam Hàn hiện nay như sau :

Ngày 1/10/1953, Hoa Kỳ đã ký với Nam Hàn một hiệp ước bảo vệ Nam Hàn, nhưng quân đội Nam Hàn chỉ đóng một vai trò thứ yếu. Trong hơn 60 năm qua, Hoa Kỳ đã duy trì hơn 28.500 binh sĩ tại đây để bảo vệ Nam Hàn. Ngày nay, Nam Hàn đã hình thành một lực lượng quân đội hùng hậu, được đào tạo chuyên nghiệp, được trang bị hiện đại với quân số khoảng 630.000 người, nhưng quyền chỉ huy thời chiến vẫn do Mỹ nắm giữ. Hoa Kỳ định giao quyền này lại cho Nam Hàn vào tháng 12/2015 nhưng sau đó lại dời đến năm 2020. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì Lữ đoàn Pháo binh Dã chiến 210 và các hệ thống phản pháo hàng loạt (MLRS) M270A1 tại doanh trại Casey ở Dongducheon, phía bắc Seoul.

Quân đội Bắc Hàn dù đông đảo nhưng chủ yếu trang bị khí tài cũ kỹ của Liên Xô từ những năm 1950 và 1960. Lợi thế duy nhất của họ chỉ là số lượng. Lực lượng đáng sợ nhất của Bắc Hàn là hàng nghìn xe tăng và hệ thống pháo. Xe tăng tiên tiến nhất của Bắc Hàn có khoảng 500 chiếc được chế tạo theo phiên bản yếu kém của xe tăng T-62, T-72 Liên Xô. Phần còn lại là các mẫu T-55, T-62 của Trung Quốc. Không có loại xe tăng nào trong số này có thể đọ với các xe tăng K1, K1A1 và K1A2 của Nam Hàn với gần 1.600 chiếc, chưa kể tới xe tăng K2 Black Panther.

Về không quân, Bắc Hàn vẫn còn sử dụng MiG-17, MiG-19 và MiG-21, 35 tiêm kích MiG-29 Fulcrum đời đầu do tập đoàn Mikoyan chế tạo. Trong khi đó, Nam Hàn sử dụng chiến đấu cơ F-16C/D Fighting Falcon, F-15K Strike Eagle, FA-50. Những chiếc F-35 sắp được chuyển giao cho Nam Hàn trong thời gian tới.

Về hệ thống phòng không, Bắc Hàn vẫn còn sử dụng các hệ thống từ thời Liên Xô. Nay Bắc Hàn đang sao chép hệ thống phòng không uy lực S-300 và 9K37 Buk của Nga. Đây là những hệ thống rất khó đối phó. Nam Hàn cần đầu tư trang bị nhiều hơn các hệ thống phòng không đánh chặn tầm cao PAC-3 hoặc hệ thống phòng không MEADS của Lockheed Martin.

Theo tác giả, nếu chiến tranh xảy ra, quân đội Nam Hàn hoàn toàn có đủ khả năng để đối phó với Bắc Hàn, trừ phi cuộc xung đột này trở thành cuộc đối đầu hạt nhân hoặc Trung Quốc can thiệp.

Hạt nhân, sự sống còn của Bắc Hàn

Trên tạp chí Foreign Policy, giáo sư Andrei Lankov, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên thuộc Đại học Tổng hợp Kookmin ở Seoul, cho rằng người phương Tây đang nghĩ rang Kim Jong-un đã mất trí khi đe dọa Mỹ bằng chiến tranh hạt nhân trong khi đất nước đang rất nghèo khó. Nhưng ông nói :

"Hành động của Bắc Hàn có vẻ bất thường khi nhìn từ bên ngoài, nhưng thực ra chính quyền Kim Jong-un đang có những động thái hoàn toàn hợp logic và rất cần thiết để sống còn".

Trước đây, sau khi bào chế được Plutorium, Bắc Hàn không chỉ chế bom hạt nhân mà còn bán cho Lybia và Syria để chế bom hạt nhân như Bắc Hàn. Nhưng trước áp lực của Mỹ, năm 2003 Lybia đã từ bỏ chương trình hạt nhân vì tin vào những lời hứa hẹn của các quốc gia Tây phương. Tuy nhiên, sau khi không còn bom hạt nhân, năm 2011 các quốc gia Tây phương với chiêu bài "bảo vệ người dân" đã mở cuộc hành quân đánh chiếm Lybia và giết Tổng thống Gaddafi. Syria cũng đã hủy bỏ lò chế tạo hạt nhân ở tỉnh Dayr ar Zawr, nhưng khi Mỹ định tấn công vào Syria thì Nga can thiệp kịp thời nên Assad sống còn đến ngày nay. Với kinh nghiệm xương máu đó, Kim Jong-un chẳng những không bỏ võ khí hạt nhân mà còn phát triển nó để dọa các quốc gia Tây phương rằng "nếu chết thì hai bên cùng chết". Iran cũng đang học bài học của Lybia và Syria.

Hôm 27/4/2017 hãng tin CNN cho biết ông Sok Chol-won, giám đốc của Viện Nghiên cứu Nhân quyền tại Học viện Khoa học Xã hội của Bắc Hàn đã tuyên bố rằng các cuộc thử nghiệm hạt nhân ở Bắc Hàn sẽ "không bao giờ ngừng lại" chừng nào Mỹ tiếp tục có "động thái gây hấn". Ông nói :

"Cuộc thử nghiệm hạt nhân là một phần rất quan trọng trong nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Chừng nào Mỹ tiếp tục có những động thái gây hấn, chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng thử nghiệm đầu đạn hạt nhân và tên lửa".

Với tình trạng nghèo nàn như hiện nay, Bắc Hàn lấy tiền đâu mà theo đuổi việc chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa ? Theo The Wire của Anh, Bắc Hàn đã phát triển một nền kinh tế ngoài vòng luật pháp như buôn bán ma túy, thuốc lá giả, dược phẩm giả hay dược phẩm nhái, thuốc mê, thuốc an thần, văn hóa phẩm đồi trụy, sừng tê giác, ngà voi, xuất khẩu than, xuất khẩu lao động,... Sau đó Bắc Hàn chuyển sang sản xuất tiền giả, tấn công mạng các tổ chức tài chính quốc tế để ăn cắp ngoại tệ, v.v. Nói một cách tổng quát, Bắc Hàn dám làm bất cứ thứ gì có thể đem lại ngoại tệ, bất chấp luật pháp.

Bắc Hàn là con bài của Nga

Sau khi Nga chiếm được phần Viễn Đông trong thế kỷ 19, Triều Tiên có biên giới khoảng 40 km với Nga và Nga rất quan tâm đến bán đảo Triều Tiên. Cuộc cạnh tranh về bán đảo Triều Tiên đưa đến cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904. Sau Thế Chiến II, Nga bảo vệ phần đất Bắc Hàn từ vĩ tuyến 38 trở lên. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga lơ là Bắc Hàn và giao cho Trung Quốc. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa Nga và Bắc Hàn đã suy giảm thậm chí xuống số 0.

Khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền vào năm 2000, để tăng cường ảnh hưởng và uy tín quốc tế, Nga can dự trở lại vào bán đảo Triều Tiên thông qua việc phục hồi những mối quan hệ với Bắc Hàn. Ông Putin đã đến thăm Bình Nhưỡng trong các năm 2000, 2001, 2002 và 2011. Vào năm 2003, Nga trở thành một thành viên sáng lập của cuộc đàm phán 6 bên. Trong hai năm 2014 và 2015, các mối quan hệ Nga-Bắc Hàn đã phát triển mạnh.

Để đối đầu với chủ trương bao vây kinh tế Nga của Tổng thống Obama, Nga quyết định mở rộng biên giới hơn. Về kinh tế, vào tháng 5/2014 Nga đồng ý xóa bỏ cho Bắc Hàn 90% số nợ trị giá 11 tỷ USD vào thời Liên Xô. Nga đưa ra những khoản đầu tư tổng cộng 25 tỷ USD trong 20 năm, vào ngành công nghiệp mỏ và cơ sở hạ tầng công nghiệp của Bắc Hàn để đổi lấy đặc quyền tiếp cận nguồn khoáng sản dồi dào của Bắc Hàn. Tháng 11/2015, Moskva và Bình Nhưỡng đã ký một thỏa thuận về "ngăn chặn hành động quân sự nguy hiểm". Nga cũng cho các chuyên viên về hạt nhân của Bắc Hàn qua Nga nghiên cứu về hạt nhân. Bắc Hàn trở thành con rối của Nga, được dùng để đối phó với các áp lực của Mỹ, và cả với Trung Quốc nếu cần.

Hôm 19/4/2017 Nga đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ Bắc Hàn thử tên lửa mới nhất và áp dụng các biện pháp chế tài, trong khi đó Trung Quốc lại đồng ý. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố : "Chúng tôi không chấp nhận các cuộc phiêu lưu hạt nhân và đạn đạo của Bình Nhưỡng, tuy nhiên điều này không có nghĩa hễ vi phạm luật pháp quốc tế thì dùng đến vũ lực".

Bắc Hàn là con bài của Trung Quốc

Vế kinh tế, Trung Quốc hiện đóng góp 90% hoạt động thương mại của Bắc Hàn. Khoảng 75% trong số 4,15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Bắc Hàn là sang Trung Quốc. 76% kim ngạch nhập khẩu cũng là từ Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc được coi là nước có nhiều ảnh hưởng đến Bắc Hàn nhất.

Về quân sự, theo Reuters, những chiếc xe quân sự Bắc Hàn đang sử dụng cho nhiệm vụ chở hỏa tiễn do công ty Sinotruk của Trung Quốc sản xuất. Các hỏa tiễn tầm ngắn mà Bắc Hàn mới đưa ra diễn hành được nhận diện là hỏa tiễn của Trung Quốc, mặc dầu Trung Quốc cải chánh. Năm 2016, Reuters cũng phát hiện Bắc Hàn dùng xe tải Howo (Việt Nam gọi là xe Hổ Vồ) của hãng Sinotruk để chở hệ thống pháo di động mới.

Giáo sư Mohan Malik thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu nhận định : "Tôi cho rằng Trung Quốc, hơn bất cứ một nước nào khác, chú ý đến Bình Nhưỡng nhiều nhất, và Quân đội Giải phóng Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng hơn bất cứ quân đội của nước nào khác để thiết lập một chế độ thân Bắc Kinh trong trường hợp chế độ ở Bắc Hàn bị sụp đổ, và Trung Quốc sẽ nỗ lực thắng cuộc chiến Triều Tiên để thiết lập uy quyền trên bán đảo này".

Tuy nhiên, có chuyên gia đã ví quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Hàn cũng giống như giữa Hoa Kỳ với Israel. Nếu Israel nhiều khi cũng trở chứng với Hoa Kỳ thì Bắc Hàn thỉnh thoảng cũng làm như thế đối với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Vương Nghị đã kêu gọi Bắc Hàn trước tiên cần phải ngưng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, còn Mỹ cần phải ngưng các cuộc tập trận ở Nam Hàn. Ông lập luận rằng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chủ yếu là giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ.

Bắc Hàn cũng là con bài của Mỹ

Theo National Interest, Bình Nhưỡng luôn đe dọa sẽ thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực, và điều này đã kích động thành lập liên minh chiến lược giữa Mỹ và Nam Hàn. Nam Hàn trở thành một tiền đồn của Mỹ không chỉ để ngăn chặn sự hiếu chiến của Bình Nhưỡng mà còn ngăn chặn cả sự phát triển quân sự của cả Nga lẫn Trung Quốc ở trong vùng.

Theo Viện Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Seoul, dưới 50% số dân số Nam Hàn ủng hộ ý tưởng thống nhất với Bắc Hàn vì lo ngại rằng sự thống nhất này sẽ chất thêm lên vai họ gánh nặng tài chính. Ông Aleksandr Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Hàn của Viện Viễn Đông, cho rằng ngoài khía cạnh kinh tế, còn có lợi ích địa chính trị của Mỹ trong khu vực cũng gây cản trở cho sự thống nhất. Ông nói :

"Đó là điều rõ ràng. Bất kỳ chuyến viếng thăm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của đại diện Mỹ đều dẫn đến sự gia tăng căng thẳng ở đó. Rõ ràng là Mỹ không quan tâm đến việc tái lập quan hệ và hòa giải giữa Bắc và Nam. Điều đó không phục vụ lợi ích của Washington. Nếu Seoul và Bình Nhưỡng thiết lập sự hợp tác và sự căng thẳng giữa hai miền biến mất, thì Mỹ sẽ mất cái cớ chính về mối đe dọa từ phía Bắc Hàn. Trong khi đó, đối với Hoa Kỳ đó là lý do chính và gần như duy nhất để giải thích tại sao Mỹ đang gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Núp dưới cái cớ về sự căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, Washington xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa ở đông-bắc Á Châu và biện minh cho sự hiện diện của lực lượng quân sự lớn gần biên giới Nga và Trung Quốc".

Ngoài ra, việc la to chuyện thảm họa hạt nhân Bắc Hàn cũng giúp Mỹ gạ bán thêm vũ khí, nhất là hỏa tiển THAAD, cho Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan.

Nếu chiến tranh xảy trong thì sao ?

National Interest nhận định trong trường hợp chính quyền Bắc Hàn mất kiểm soát, Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp quân sự vào nước này. Trung Quốc cũng đã liên tục khẳng định rằng việc quân đội Mỹ tiến vào lãnh thổ Bắc Hàn là không thể chấp nhận được.

Sự thực là hiện nay Nam Hàn không sở hữu quân đội đủ lớn để giải quyết tất cả các tình huống bất ngờ. Trong trường hợp đó, việc Mỹ triển khai sức mạnh là điều cần thiết. Quân đội Mỹ sẽ cùng quân đội Nam Hàn tiến sang Bắc Hàn bằng cách đổ bộ vào các bờ biển của nước này. Vì sự đối phó trên không và trên biển của Bắc Hàn chẳng có gì đáng kể nên quân đội Trung Quốc sẽ phải hành động để ngăn chặn các cuộc đổ bộ của liên quân Mỹ-Nam Hàn.

Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều thấy rõ tình huống nói trên nên không bên nào muốn chiến tranh xảy ra ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 4/5/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn