Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Pháp : "Một ngôi sao mới ra đời" tên Emmanuel Macron

Hồ sơ chính chiếm nhiều trang trên các tạp chí tuần này dĩ nhiên không ngoài việc Pháp vừa bầu cho mình vị tổng thống trẻ tuổi nhất từ trước đến nay : Emmanuel Macron. Gương mặt đã rất quen thuộc của tổng thống tân cử Pháp ngự trị một mình, hay cùng với phu nhân Brigitte, hoặc cả với tổng thống mãn nhiệm François Hollande, trên trang bìa các tuần báo, từ L’Express, L’Obs, Le Point, cho đến Courrier International hay tuần san Anh The Economist. Thái độ chung của các báo là vừa kinh ngạc vừa trầm trồ về kết quả bầu cử.

ngoisao1

Tổng thống mãn nhiệm François Hollande (T) và tổng thống tân cử Emmanuel Macron (P). Ảnh chụp tại Vườn Luxembourg, nhân lễ kỷ niệm bãi bỏ chế độ nô lệ, ngày 10/05/2017. Reuters

Trên trang bìa của L’Express, là ảnh một Macron vẻ nghiêm nghị với tựa đề "The Kid" (từ tiếng Anh, dịch nôm na là "chú bé"), một tựa đề trái ngược với vẻ nghiêm trang của tổng thống tân cử. Nhưng từ "Kid" cũng đầy ý nghĩa vì L’Express nhân đó đặt câu hỏi : "Quý vị có nhận thức được kỳ công của chú bé hay không ?".

Trên nền màu cờ Pháp của trang bìa tuần báo L’Obs, ông Macron nở một nụ cười bí hiểm, kiểu La Joconde, bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Ông tuy nhiên lại có vẻ bình thản trên phông đen trang bìa của Le Point.

Tạp chí The Economist cũng đăng ảnh của tổng thống Pháp mới được bầu, nhưng cho thấy ông Macron đang gài cổ áo như đang chuẩn bị đi làm, ngay dưới hàng tựa "Nhiệm vụ của Macron". Đối với tạp chí Anh Quốc, người được dân Pháp chọn đã cam kết mở cửa và cải tổ từ trung tâm, đây là một thách thức rất lớn, nhưng Emmanuel Macron xứng đáng thành công.

Courrier International cũng dành hồ sơ đặc biệt cho tổng thống tân cử Pháp với tựa đề "Con người vội vã" - lược ghi những phân tích của báo giới quốc tế và nhấn mạnh trên những gì mà Châu Âu và thế giới mong chờ nơi nước Pháp sau khi ông Emmanuel Macron được bầu lên làm tổng thống.

Con người có tài thuyết phục nhưng kín đáo

Dù khen ngợi nhưng các tuần báo Pháp cũng mổ xẻ quá trình, kinh nghiệm chính trị của người sẽ lên cầm cương nước Pháp kể từ Chủ nhật này. Và như L'Express đã gợi lên, đó là một quá trình "đáng kinh ngạc". Tờ báo nhắc lại là mới cách đây một năm thôi, rất nhiều người còn nói đến "cậu bé Emmanuel".

Bên cạnh việc kể lại kế hoạch tỉ mỉ, từng giai đoạn chinh phục quyền lực tối cao này của Macron, cá tính của ông cũng được các báo soi rọi.

Đối với L’Obs đây là một nhân vật "có tài thuyết phục vô song, biết lắng nghe". Như giải thích của nhiều người bị ông thu hút, khi quyết định chinh phục ai có lợi cho sự nghiệp của ông, thì Macron "không tiếc công sức và khiến người đó có cảm giác rằng mình là người quan trọng nhất hành tinh". Tuy nhiên L’Obs cũng công nhận ông Macron là một người thận trọng, rất ''kín đáo''.

Tạp chí nhắc lại : Chuyện tranh cử tổng thống, không biết ông ấp ủ từ bao giờ, nhưng mãi đến ngày 28/07/2015, ông mới tiết lộ với bạn bè thân thiết vào cuối một bữa ăn. Lúc đó mọi người rất ngạc nhiên nhưng đều nghĩ là ông sẽ ra tranh cử vào năm 2022, không ai dám nghĩ là ngay năm 2017.

Tháng 04/2016, khi ông thành lập phong trào Tiến Bước thì cũng chỉ có vài người biết. Tổng thống Hollande chỉ biết loáng thoáng và do chính ông Macron tiết lộ ngắn gọn vì ông muốn người khác thay ông nói ra điều đó. Việc ông từ chức bộ trưởng để lao vào chuẩn bị giành ghế nguyên thủ này, ông cũng giữ kín cho đến lúc thông báo ra đi.

L’Obs cũng nhắc lại ngay ông Hollande cũng rất bất ngờ, trước khi thông báo rút không ra tái cử, tổng thống mãn nhiệm từng nghĩ là sẽ dựa trên Macron để thu hút phiếu bầu.

Tuần báo L’Express thì đã phỏng vấn ông Jacques Attali, một cố vấn của cố tổng thống François Mitterrand. Ông Attali nhìn thấy rằng Emmanuel Macron giống người tiền nhiệm của đảng Xã Hội này ở điểm "hiểu biết và mê say chính trị và nghệ thuật thành lập một ê kíp". Ông Macron cũng giống người tiền nhiệm cánh hữu Sarkozy ở nét táo bạo, gan dạ.

Le Point thì chú ý đến giai đoạn ông Macron làm việc ở ngân hàng Rothschild (2008-2012). Đó chỉ là một khoảng thời gian ngắn, chỉ 44 tháng, nhưng ông đã để lại dấu ấn đậm nét. Các đối thủ của Macron luôn nhắc đến thời kỳ này, đả kích ông là đại biểu của giới tài phiệt, thế nhưng Macron vẫn chấp nhận quá khứ này không nao núng. Le Point không quên chi tiết là Macron đã thu về cho mình 2,8 triệu euro trong 44 tháng.

Riêng chủ nhân ngân hàng David de Rothschild thì rất hãnh diện về cựu cộng tác của mình. Ông đã tài trợ trong hạn định của luật pháp cho cuộc tranh cử, còn tổng giám đốc Olivier Pécoux thì đã tổ chức những buổi tiệc gây quỹ cho Macron.

Giờ đây thì câu hỏi chung các tạp chí là những bước tới sẽ như thế nào, ai sẽ cùng ông Macron cải tổ nước Pháp, việc thay đổi quan cảnh chính trị mà ông muốn sẽ thành công hay không ?

Ngôi sao mới

Trong bài xã luận ngắn, Courrier International nêu câu hỏi : "Một ngôi sao đã ra đời, đúng thật không ?"

Tác giả bài viết trước tiên kể lại vào ngày mùng 7/05, khi tin ông Emmanuel Macron thắng cử được truyền đi khắp thế giới, thông tín viên một tờ nhật báo lớn của Mỹ ở Paris đã thổ lộ là ông rất ghen tị với người Pháp : "Dân Pháp đã có thể ngăn chận được cuộc phiêu lưu dân túy và mị dân, điều mà các cử tri Mỹ và Anh đã không làm được".

Courrier International còn trích báo Argentina La Nación, gọi ông Macron là "vật thể lạ trong làng chính trị", và xem thắng lợi của ông là kết quả của cơ may, tài năng và tuổi trẻ, đã làm dấy lên những niềm vui sảng khoái trên thế giới, được báo chí nước ngoài hết lời khen ngợi như một con người, nào là ''đầy tài năng'', nào là ''hoàn hảo''…

Tác giả bài xã luận nhận thấy là sự phấn khởi này ở ngoài nước đã nêu bật mong đợi nơi các đối tác của Pháp đối với tân tổng thống, và cũng nêu bật sự mờ nhạt của Pháp thời gian qua, trong một Châu Âu bị hoài nghi gặm nhấm và một thế giới bất an. Nhưng danh sách công việc giao cho thần "Hercule mới của Pháp", như tờ báo Đức

Mặt trăng tỏa sáng trên bầu trời Hàn Quốc

Về Châu Á, tuần báo Anh Ngữ, The Economist đã nhìn sang Hàn Quốc và ghi nhận sự kiện mà tờ báo gọi là Moon shines – hiểu nghĩa đen là Mặt trăng tỏa sáng – chơi chữ trên từ Moon vừa là mặt trăng, vừa là họ của tân tổng thống Moon Jae-in.

Nhận xét chung của The Economist là nhà bất đồng chính kiến Moon Jae-in đã chiến thắng thật dễ dàng trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc, nhưng đối với vị tổng thống trung tả đầu tiên này trong gần một thập kỷ, việc điều hành đất nước sẽ khó khăn hơn.

Ông đã được bầu lên với một tỷ số rất rộng rãi trong một cuộc đua rất đông đối thủ. Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu hơn 77%, cao nhất trong vòng 20 năm, cho thấy mong đợi to lớn của người dân Hàn quốc. Mặt khác cựu lãnh đạo đảng Minjoo đã cam kết một cách tiếp cận hòa hoãn hơn với Bắc Triều Tiên, qua đó lâm vào tình thế mâu thuẫn với chính sách cứng rắn hơn của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Điểm qua quá trình hoạt động của tân tổng thống Hàn Quốc, tuần báo Anh nêu bật sự kiện là ông đã bị chính quyền nước này bỏ tù hàng tháng trời khi còn là sinh viên vì đã đấu tranh chống lại chế độ độc tài của tổng thống Park Chung-hee vào những năm 1970.

Nay chính những cuộc biểu tình của quần chúng chống lại cựu tổng thống Park Geun-hye, con gái của nhà độc tài quá cố, đã đưa ông Moon Jae-in lên chức vụ tổng thống.

Bài viết nhắc lại bối cảnh : Vào ngày 9 tháng 5 vừa qua, dân Hàn Quốc đã chọn nhà cựu bất đồng chính kiến làm tân tổng thống của họ, sau khi Tòa Bảo Hiến quyết định bãi nhiệm bà Park Geun-hye mở đường cho việc tổ chức nhanh chóng một cuộc bầu cử chọn người thay thế.

Đây là một chiến thắng áp đảo vì ông đã hơn đối thủ về nhì là một ứng viên bảo thủ đến 17%, một khoảng cách to lớn chưa từng thấy trong một cuộc bầu cử tổng thống tại Hàn Quốc.

Thái Lan : ‘Chiến lược độc tài’

Cũng nhìn về Châu Á, nhưng Courrier International chú ý đến đất nước Thái Lan qua tựa đề : "Một tập đoàn quân phiệt kiểm soát cả quá khứ, hiện tại và tương lai".

Tập chí Pháp trích bài viết trên tờ Bangkok Post phê phán giới lãnh đạo Thái hiện nay, với đạo luật mới, ngày 20/04, cho họ những quyền hạn rộng lớn và giới tướng lãnh như thế đã bảo đảm một chế độ độc tài bền vững.

Bài viết mở đầu với nhận xét của văn hào người Anh George Orwell (trong tác phẩm 1984) : Người kiểm soát được quá khứ thì kiểm soát được tương lai. Người kiểm soát hiện tại thì kiểm soát được quá khứ, để rồi nhận định : Giới quân sự cũng như các nhà vật lý lượng tử hay các phù thủy, đều khống chế được thời gian : quá khứ, hiện tại, tương lai.

Tác giả bài viết rất bất bình cho là qua các cuộc đảo chính – 12 vụ từ năm 1932, qua những luật lệ mà họ ban hành, qua việc làm tùy hứng, giới tướng lãnh đã khống chế lịch sử và bây giờ họ tiếp tục với một kế hoạch chiến lược trải trên 20 năm, kiểm soát cả việc soạn thảo các đạo luật chi phối cuộc sống người dân cho đến không biết tận bao giờ.

Một Ủy ban Chiến lược quốc gia được thành lập để thực hiện kế hoạch và sẽ do thủ tướng chủ trì và bao gồm tổng tham mưu trưởng quân đội Thái cùng các tư lệnh Lục quân, Hải quân, Không quân, lãnh đạo cảnh sát quốc gia, tổng thư ký Bộ quốc phòng, bên cạnh những chuyên gia về thương mại, kinh tế, du lịch.

Sự kiện làm cho tác giả bài viết, Kong Rithdee, bực tức nữa là tấm biển kỷ niệm cuộc cách mạng 1932, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế Thái, đột nhiên biến mất, gây hoang mang trong thời gian qua. Một số người cho là đây có thể là hành động giới thân cận chính quyền, nếu như thế thì phải chăng họ muốn xóa bỏ lịch sử.

Chính quyền đến nay vẫn giữ im lặng, nhưng không thể trốn tránh trách nhiệm, tạo cảm giác bao che, tán đồng một hành động phá hoại không thể chấp nhận được.

Tác giả Kong Rithdee kết luận bi quan : Tóm lại tương lai của đất nước và người dân Thái sẽ nằm trong tay một định chế - quân đội - bất di bất dịch, không hiện đại hóa từ một thế kỷ rưỡi nay, trong một thế giới hướng về công nghệ học, sự đa dạng, ý tưởng mới, rất bất ổn và bất an, một bối cảnh không có chỗ đứng cho những người không biết thích nghi, cứ tưởng là có thể nắm tương lại trong lúc thực ra họ chỉ tái chế quá khứ hay tái chế hình ảnh méo mó của một quá khứ đầy vinh quang.

Mực ống, mồi mới của tàu cá Trung Quốc

Courrier International còn nhìn sang Trung Quốc trong bài viết tựa đề : "Mực ống, con mồi mới của ngư dân Trung Quốc"

Tập chí theo dõi các tàu cá Trung Quốc được trợ cấp rộng rãi của nhà nước ngang dọc đại dương săn mồi, một trong những con mồi tìm kiếm hiện nay là mực, mực ống.

Courrier trích nghiên cứu của báo Financial Times ghi nhận cho đến những năm 1990, các ngư phủ nhìn chung không mấy hứng thú với loài mực, nhưng những loài hải sản được ưa thích, các loài cá ngon bị đánh bắt quá đà đang ngày càng ít đi, khiến cho hiện nay giới đánh bắt hải sản quay sang loài mực, một trong những loài còn khá nhiều.

Trong một báo cáo công bố mùa hè 2016, cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO, báo động là 90% dữ trữ cá thương mại mà cơ quan này giám sát, đã bị khai thác tối đa hoặc là quá đà, ngay cả đối với 10 loại xem là sản sinh nhanh nhất. Các ngư phủ phải đi đánh bắt ngày càng xa, ngày càng sâu ở đại dương và các loài cá cứ lần lượt trở nên khan hiếm ví dụ như loại cá thu. Cuối những năm 1990, ngư phủ Chilê đánh bắt đến 8 lần cao hơn mức quy định và từ năm 2006, trữ lượng cá thu thế giới đã tuột giảm. Nhiều loài cá được ưa chuộng khác cũng bị cuốn theo.

Theo quy luật, một loài khan hiếm đi thì sẽ được một loài khác thay thế. Và mực ống nằm trong tầm nhắm các ngư phủ lớn nhỏ. Bài báo lấy ví dụ là đối với dân đánh cá nhỏ Chile, mực hiện mang lại một nửa thu nhập của họ. Tập đoàn đánh cá lớn Corpesca cũng lao vào và giành được một quota đánh bắt mực là 20%.
Và dĩ nhiên là các tập đoàn, tàu cá Trung Quốc đang tranh giành phần mồi này.

Theo bài nghiên cứu của Financial Times, rất khó có được thống kê chính xác : Ngoài biển khơi, thì chẳng ai cân đong đo đếm, còn ở những nước mà việc đánh bắt cá có quy định rõ rệt, thì giới chuyên nghiệp có khuynh hướng khai báo ít hơn để không vượt quota. Ngược lại các công ty Trung Quốc, đánh bắt khoảng 18% cá hoang dã trên thế giới, thì lại khai số lượng lớn hơn thực tế cho đúng theo yêu cầu của Bắc Kinh để được trợ cấp.

Mực ống giờ đây chiếm hơn một nửa lượng hải sản đánh bắt của Trung Quốc ngoài vùng biển của họ. Và thế giới đang tiêu thụ những gì mà tàu cá Trung Quốc đánh bắt : một nửa lượng cá bắt ở những vùng nước quốc tế được xuất khẩu trở lại sang Châu Âu, qua vùng Bắc Á và Hoa Kỳ.

Theo đánh giá của FAO, mực chiếm 6% hải sản kinh doanh vào năm 2013, theo số liệu của Bắc Kinh thì gần 9%. Từ năm 2003 đến 2012, hai loại mực ống được khai thác nhiều nhất đứng hàng thứ 11 trong những loài được đánh bắt. Năm 2014 thì đã lên hạng 7 và có khuynh hướng trở nên loài bị đe dọa.

Trước tình trạng nguồn hải sản cạn dần ở phía đông Siberia, các tàu cá Trung Quốc đã đi rất xa, đến tận vùng Patagonia. Mùa đánh cá lại kéo dài thêm, lượng đánh bắt cũng tăng lên. Chủ tịch tập đoàn Trung Quốc CNFC Overseas Fisheries Co. giải thích rằng họ phải đánh bắt những khối lượng lớn thì mới có lời vì chi phí ngày tăng cao.

Ở Argentina, các ngư phủ than phiền tàu cá Trung Quốc ở ngay ranh giới trên biển của họ, và kể như độc quyền đánh bắt. Một phần khác của đội tàu Trung Quốc cũng quay sang phía Peru và Chile tìm loại mực ống to, một mặt hàng xuất khẩu chính của Peru. Vị của loại mực này không thanh bằng loại mực khác nhưng Trung Quốc đã biết cách chế biến để làm giảm đi sự khác biệt.

Sự hiện diện của tàu cá Trung Quốc như nói trên không mấy được ưa thích : Tháng 3/2016, tuần duyên Argentina đã đánh chìm một tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển của họ.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Tổng thống Macron : 100 ngày đầu quyết định

Lãnh đạo phong trào Tiến Bước ! Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp ngày 07/05/2017. Tuy nhiên, khác hẳn với những người tiền nhiệm, Macron không có thời gian xả hơi. Le Figaro số ra hôm nay chú ý đến: "Macron tung đội quân Tiến Bước vào cuộc chiến chiếm lĩnh Quốc Hội", trong lúc tổng thống tân cử sẽ phải công bố danh các ứng cử viên cho cuộc bầu cử Nghị Viện tháng tới, mà nhiều nhà bình luận ví như "vòng 3 bầu cử tổng thống". Le Monde có bài nhận định : "100 ngày quyết định đối với Macron".

macron1

Tổng thống tân cử Emmanuel Macron trên đường tới đọc diễn văn tại Bảo tàng Louvre, sau khi kết quả chính thức được công bố, Paris, 07/05/2017. REUTERS/Philippe Lopez/Pool

Bài viết mở đầu với cuộc đối thoại trong không khí hết sức căng thẳng, sau vòng một cuộc bầu cử, giữa ứng cử viên Macron với nhân viên nhà máy Whirlpool đang sôi sục vì xí nghiệp sắp bị đóng cửa. Phản bác lại ý kiến bàn lùi của cộng sự, khuyên ông không nên dấn thân vào một nơi không an toàn, Emmanuel Macron khẳng định : "Tôi sẽ không bao giờ có được an toàn, bởi đất nước chúng ta hiện nay là như vậy. Nếu nghe lời những người bảo vệ, các vị sẽ chịu chung số phận với Hollande (tức tổng thống tiền nhiệm). Có thể các vị sẽ được an toàn, nhưng về mặt tinh thần, các vị đã chết".

  •  (phần sau)

Tác giả bài viết đồng cảm với tổng thống tân cử, khi điểm lại lịch sử Châu Âu những thập niên gần đây, đó là "đã không có cuộc cải cách đau đớn nào được thực thi với sự đồng thuận". Thủ tướng Anh Thatcher cho đến thủ tướng Đức Schroeder, đều đã phải chống lại các nghiệp đoàn.

Công trường lớn đầu tiên đối với tân tổng thống Macron sẽ là "cuộc chiến chống nạn thất nghiệp, căn bệnh ung thư của xã hội Pháp", mà cho đến nay, đã không có gì làm xoay chuyển được tình trạng này.

Ba cuộc cải cách được coi là "quyết định" đối với Macron, đó là "quốc hữu hóa bảo hiểm thất nghiệp ; cải cách mạnh hệ thống đào tạo nghề, với 15 tỉ euro dự kiến cho người thất nghiệp ; và thứ ba là tăng gấp đôi số lớp tiểu học tại các vùng dân cư khó khăn, với tổng số 120.000 học sinh, đồng nghĩa với việc tăng thêm ít nhất 5.000 giáo viên".

Tác giả dự đoán, để thực thi các cải cách về lao động, tổng thống tương lai sẽ phải đối mặt với sự phản đối hết sức mạnh mẽ từ phía các công đoàn, tuy nhiên ông Macron không có đường lùi.

100 ngày trước mặt sẽ là quyết định. Emmanuel Macron sẽ kết thúc giai đoạn này, hoặc với "đôi cánh bị cắt cụt", hoặc "trở nên mạnh mẽ hơn, với những thành công đầu tiên", để tiếp tục tiến bước, đặc biệt trong các vấn đề Châu Âu.

Tuy nhiên, Le Monde cũng lưu ý, trước hết Macron phải giành được một đa số tại Quốc Hội, nếu không ông sẽ là "một viên tướng không quân". Trong trường hợp giành được đa số, Emmanuel Macron được so sánh là khá giống với tổng thống Nicolas Sarkozy, khi khởi đầu nhiệm kỳ, chỉ có điều nhân vật này đã không làm được gì vào mùa hè năm 2007, và chỉ còn là "một con hổ giấy". "Tổng thống Macron có mùa hè này để chứng minh điều ngược lại".

Vừa phải tiến hành nhanh chóng các cải cách, vừa phải có được một đa số trong Quốc Hội mới, đó là thách thức kép mà Emmanuel Macron phải đối mặt, ngay từ khi chưa chính thức nhận bàn giao quyền lực.

"Bỏ quên đối thoại, cái giá phải trả sẽ rất đắt"

Về các dự định cải cách táo bạo của Emmanuel Macron trong những tháng cầm quyền đầu tiên, xã luận báo công giáo La Croix có bài "Cái giá của đối thoại", nhấn mạnh đến thông điệp mà tổng thống mãn nhiệm François Hollande vừa nhắc nhở trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng cuối cùng : "Bỏ quên đối thoại, cái giá phải trả sẽ rất đắt". La Croix cũng nhắc lại cái giá mà chính phủ đảng Xã Hội đã phải trả, khi cho ra bộ luật hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, bộ luật bị phản đối dữ dội trong một thời gian dài, đúng vào lúc chính quyền "lẽ ra đã phải tập trung toàn lực cho cuộc chiến vì việc làm". Cuộc chiến dữ dội này lẽ ra đã có thể tránh được, nếu tổng thống và chính phủ lúc đó lắng nghe và đối thoại với những người phản đối.

La Croix dẫn lời một chuyên gia về quan hệ xã hội, ông Charles de Froment, theo đó, việc tân tổng thống Macron quyết định tiến hành các cải cách về lao động, thông qua các quyết định của hành pháp (chứ không phải theo luật do Quốc Hội bỏ phiếu), để rút ngắn thời gian cải cách, không hề mâu thuẫn với đối thoại. Chuyên gia Charles de Froment nhận xét : "Chính phủ cần phải đạt được một đồng thuận đủ mạnh về những điểm nền tảng của cuộc cải cách, để chứng minh là việc sử dụng các quyết định của hành pháp không đồng nghĩa với việc chính quyền áp đặt, mà là một phương thức phù hợp để đáp ứng lại tình huống khẩn cấp hiện nay".

Theo báo kinh tế Les Echos, Emmanuel Macron không nhất thiết phải khởi sự với ba cuộc cải cách, vốn gây nhiều phản đối từ phía các nghiệp đoàn, trong đó có cuộc cải cách mức trần đền bù, do việc sa thải không có lý do chính đáng. Mà tân chính phủ nên khai mạc nhiệm kỳ với "một loạt các cải cách xã hội quy mô, vốn đã có được sự ủng hộ của các công đoàn lớn như CFDT, CFTC hay UNSA".

Danh sách ứng viên Quốc Hội : Nỗi đau đầu của đảng Tiến Bước

Bài "Macron khởi sự cuộc tranh cử Nghị Viện" của Le Figaro cho biết trưa nay, tổng thống tân cử công bố danh sách khoảng 450 ứng cử viên của đảng Cộng Hòa Tiến Bước, thay vì toàn bộ danh sách 577 người như dự kiến. Chưa nói đến các vận động tranh cử trên thực địa, chỉ riêng việc chọn ra được các ứng cử viên trung thành với cương lĩnh của Macron đã là một chủ đề hết sức đau đầu đối với phong trào chính trị Tiến Bước! non trẻ, phong trào vừa được đổi tên thành đảng chính trị Cộng Hòa Tiến Bước.

Hơn 16.000 người gửi hồ sơ đăng ký làm ứng cử viên của đảng Cộng Hòa Tiến Bước, trong đó có khoản 1.600 người mới trong những ngày gần đây, sau cuộc bỏ phiếu tổng thống vòng hai (7/5). Chọn ai ? Bỏ ai ? Ưu tiên xã hội dân sự, hay giới chính trị chuyên nghiệp, ưu tiên cánh hữu hay cánh tả ? Trường hợp cựu thủ tướng Manuel Valls, đảng Xã Hội, đề nghị được tranh cử dưới màu cờ Tiến Bước, nhưng chưa được chấp thuận, chỉ là một ví dụ.

Xã luận báo Les Echos chỉ ra sự lúng túng của ban lãnh đạo đảng Cộng Hòa Tiến Bước, với tuyên bố "sẽ có hơn 60% ứng cử viên xuất thân từ xã hội dân sự" (theo một phụ trách của Tiến Bước), so với mục tiêu ban đầu chỉ là 50% (theo danh sách 428 ứng cử viên chính thức vừa được công bố, 52% xuất thân xã hội dân sự, chưa từng là đại biểu dân cử).

Trở ngại cụ thể trong lĩnh vực này đó là việc nhiều chính trị gia kỳ cựu của đảng Những người Cộng Hòa (LR) và đảng trung hữu UDI không chấp nhận liên minh với đảng của tổng thống tân cử, với tư cách cá nhân, mà chờ đợi "một thỏa thuận giữa đảng với đảng", điều mà tổng thống tương lai không chấp nhận.

Tiếp theo danh sách ứng cử viên Quốc Hội, ngay sau khi nhận bàn giao quyền lực, tân tổng thống sẽ phải công bố nhân sự quan trọng số một, đó là chức vụ thủ tướng. Bài "Macron, cách điều hành trong bí mật" của Le Monde cho biết cho đến giờ chưa hề có thông tin nào lọt ra bên ngoài về danh tính của người sẽ đảm nhiệm chức vụ rất được trông đợi này. Ngay cả tổng thư ký phong trào Tiến Bước ! Richard Ferrand, được coi là một cộng sự thân thiết, cũng cho biết không có thông tin.

Tuy nhiên, theo Le Monde, vị tổng thống trẻ tuổi đang điều hành chính phủ với phong cách tập trung quyền lực vào cá nhân, giống như tỉ phú người Mỹ Elon Musk. Theo một số nhà quan sát, chính phong cách này đã mang lại thắng lợi cho lãnh đạo Tiến Bước !, và rất có khả năng trong tương lai, chính phủ Macron cũng sẽ được điều hành theo phong cách này.

Đưa cử tri FN trở lại đối thoại

Nhằm giải tỏa không khí căng thẳng hậu bầu cử tổng thống, báo Libération dẫn ý kiến của nhà triết học Myriam Revault d’Allones : "Cần khẩn cấp đưa 10,6 triệu cử tri bầu cho Mặt Trận Quốc Gia (FN), trở lại với cuộc chơi cộng hòa". Theo chuyên gia về các vấn đề đạo lý và chính trị Pháp, "không thể nào có được nền dân chủ, nếu không có niềm tin vào đối thoại", một niềm tin vốn bị hủy diệt trong thời gian tranh cử, do sự đối đầu khốc liệt giữa các ứng cử viên, mà cuộc tranh luận, gần như biến thành một cuộc cãi vã, giữa ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia và Emmanuel Macron là một ví dụ tiêu biểu. Bà Le Pen đã tỏ ra hung bạo đến mức mà "khả năng đối thoại gần như bị hủy hoại, cho dù ông Macron đã thành công cứu vãn lại một phần nào nội dung".

Nhà triết học Pháp cũng nhấn mạnh đến một nguy cơ lớn đe dọa các nền dân chủ, đó là việc các công dân "chỉ tham gia với tư cách cử tri. Sau khi thực hiện việc đi bầu, họ lại quên đi vai trò của mình trong thời gian giữa hai cuộc bầu cử".

Mỹ : Trump chìm trong bê bối

Về thời sự nước Mỹ, việc tổng thống Donald Trump đột ngột phế truất lãnh đạo cơ quan điều tra FBI James Comey được báo chí Pháp đặc biệt chú ý. Báo Libération có bài "Một bê bối có thể so với vụ Watergate ?". Giám đốc FBI trước khi bị sa thải đang chủ trì cuộc điều tra về những nghi vấn có sự dính líu giữa ê kíp của ứng cử viên Trump với chính quyền Nga trong thời gian tranh cử.

Theo Les Echos, vụ việc này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng của chế độ nhà nước pháp quyền tại Mỹ, bởi có nhiều dấu hiệu cho thấy tổng thống đương nhiệm đang lạm quyền, can thiệp vào lĩnh vực tư pháp. Vẫn theo báo kinh tế Pháp, các điều tra về can dự của Nga vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vẫn đang tiếp tục mở rộng. Cho đến nay, có tổng cộng năm ủy ban của Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ can dự vào vấn đề này.

Trong khi đó, chính quyền Trump chìm trong các đấu đá nội bộ. Cố vấn an ninh của tổng thống, ông McMaster, người vừa được bổ nhiệm hồi tháng 2, để thay thế Michael Flynn, buộc phải từ chức do các quan hệ mờ ám với Nga. Theo Le Figaro, nay đến lượt tướng McMaster nay lại bị mất lòng tổng thống Trump. Theo Bloomberg, viên cố vấn ngày càng ít xuất hiện ở Nhà Trắng.

Lý do là vì ông ta hiện đang bị phe cánh của cố vấn Steven Bannon đồng loạt bôi nhọ. McMaster bị phe Bannon tố cáo là có chủ trương đẩy mạnh can dự của Hoa Kỳ ở nước ngoài, cụ thể là ở Syria, trong lúc chính sách của tổng thống Trump là "Nước Mỹ trước hết".

Năng lượng sinh khối tại Pháp : Mọi điều kiện đều hội đủ

Trong lĩnh vực môi trường, Libération có một phóng sự "Năng lượng sinh khối tại Pháp : Mọi điều kiện đều hội đủ" giới thiệu về tiềm năng của năng lượng sinh khối, một loại hình năng lượng tái tạo ít được nói đến hơn nhiều so với các năng lượng như điện gió, điện mặt trời. Hiện tại, năng lượng sinh khối mới chỉ chiếm có 0,05% tổng khí đốt. Tuy nhiên, với tỉ lệ tăng trưởng hiện nay là 146% /năm, loại năng lượng này được coi là rất có triển vọng. Dự kiến đến 2050, 56% khí đốt, thậm chí 73%, tùy theo tính toán, sẽ là năng lượng sinh khối.

Văn phòng tư vấn Solagro còn nghiên cứu khả năng phấn đấu 100% khí đốt tại Pháp vào năm 2050 là bắt nguồn từ năng lượng tái tạo. Đây được coi là điều khả thi, vì kể từ năm 2020-2030, người ta có thể sản xuất đại trà điện sinh khối từ gỗ hay vi tảo (tức loài tảo siêu nhỏ).

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Với một chút may mắn, Emmanuel Macron "nẫng tay trên" chìa khóa vào phủ tổng thống của hai đảng chính trị truyền thống tả - hữu ở Pháp. Vừa tròn một năm tuổi, phong trào tập hợp tả hữu En Marche ! đang tiến hành một "cuộc cách mạng nhung", vẽ lại bản đồ chính trị của nước Pháp.

cachmang1

Ông Emmanuel Macron - tổng thống tân cử của Pháp. REUTERS/Benoit Tessier/File Photo

Không đạp đổ tất cả để xây dựng lại từ đầu, không đoạn tuyệt với quá khứ để tìm một chỗ đứng trong tương lai, không khai thác công phẫn của cử tri hay lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu, Emmanuel Macron với phong trào tập hợp tả - hữu En Marche ! / Tiến Bước ! đang tiến hành "nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc".

Ngày 07/05/2017, Emmanuel Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Pháp : ông chuẩn bị bước vào điện Elysée trước khi mừng sinh nhật 40 tuổi. Sinh năm 1977, trong một gia đình cả hai bố mẹ đều là bác sĩ, Emmanuel Macron đã yêu và kết hôn với cô giáo hơn mình đến 24 tuổi mà không sợ dư luận gièm pha.

Về sự nghiệp, Emmanuel Macron tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng, Sciences Po Paris và Hành Chính Quốc Gia, là một công chức, rồi chủ ngân hàng, có địa vị cao trong xã hội, nhưng tổng thống Pháp tương lai không dừng lại ở đó. Năm 2012, Emmanuel Macron bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị, lúc đầu trong bóng tối, với tư cách cố vấn của tổng thống François Hollande, trước khi trở thành bộ trưởng Kinh Tế - Công Nghiệp và Công Nghệ Số.

Tháng 8/2016, ông từ chức bộ trưởng sau khi lập phong trào tập hợp tả - hữu lấy tên là En Marche !, bệ phóng chuẩn bị ra tranh cử tổng thống Pháp 2017.

Cùng với những người bạn đồng hành, Emmanuel Macron muốn xây dựng một mô hình chính trị mới cho nước Pháp, mà ở đó không còn biên giới tả - hữu, vốn trong tay hai đảng lớn là Xã Hội - PS bên cánh tả và Những Người Cộng Hòa - LR bên cánh hữu.

Phong trào Tiến Bước ! nảy sinh từ ý tưởng : Trong bối cảnh nước Pháp đang bế tắc, cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn xã hội, tại sao các nhân tài mà trên tuyến đầu là chính giới lại không cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn ? Tại sao mỗi lần đảng cầm quyền đưa ra một biện pháp cải tổ thì lại bị đối lập bác bỏ một cách gần như tự động ? Bế tắc đó là mảnh đất màu mỡ để cho hai cánh cực tả và cực hữu phát triển. Bằng chứng cụ thể là khi nhìn vào số phiếu mà cử tri Pháp dành cho Mặt Trận Quốc Gia trong 15 năm qua ở tất cả các kỳ bầu cử, người ta thấy đảng cực hữu bài ngoại lớn mạnh dần theo năm tháng.

Emmanuel Macron không phải là chính trị gia Pháp đầu tiên muốn xóa bỏ bức tường thành ngăn cách hai cánh tả - hữu. Trước ông, François Bayrou cánh trung hay Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống năm 2007 thuộc Đảng Xã Hội cánh tả, từng đấu tranh cho ý tưởng này. Nhưng cả hai đều đã thất bại.

Yếu tố may mắn

Công bằng mà nói, trên đường vào điện Elysée, Emmanuel Macron đã gặp nhiều may mắn. Ông ra tranh cử tổng thống trong bối cảnh đặc biệt. Các đối thủ của ông quá tồi. Người già dặn nhất, chuyên nghiệp nhất là cựu thủ tướng cánh hữu François Fillon lại sa lầy vào tai tiếng được báo chí gọi là vụ "Penelope Gate". Đảng Những Người Cộng Hòa tưởng chừng nắm chắc phần thắng nhưng cuối cùng lại để Điện Elysée vuột khỏi tầm tay.

Bên cánh tả, Đảng Xã Hội đang khép lại nhiệm kỳ tổng thống 5 năm dưới thời François Hollande đánh mất niềm tin. Kinh tế vẫn đình đốn, nạn thất nghiệp không thuyên giảm. Một phần lớn người dân cảm thấy bị bỏ rơi. Trong bầu cử tổng thống Pháp vòng một ngày 23/04/2017, Đảng Xã Hội đau đớn nhận lấy kết quả chưa đầy 7 % số phiếu.

Đảng cực tả của Jean-Luc Mélenchon - La France Insoumise (Nước Pháp Bất Khuất) và đảng cực hữu Front National (Mặt Trận Quốc Gia) của Marine Le Pen khai thác tinh thần bài Châu Âu và chống toàn cầu hóa để khẳng định vị trí trên sân khấu chính trị Pháp. Ứng cử viên Mélenchon huy động được số cử tri cao gấp ba lần so với ứng viên Benoît Hamon của Đảng Xã Hội, nhưng không thể đọ sức với bà Le Pen và ông Macron để vào chung kết. Cương lĩnh hành động của Nước Pháp Bất Khuất không thuyết phục được đông đảo cử tri.

Còn về phía ứng cử viên Marine Le Pen đại diện cho một đảng phái chính trị Pháp đã ra đời từ hơn 40 năm qua, chiêu bài dân túy và bài ngoại chỉ được một phần cử tri ủng hộ. Một phần lớn công luận xem chủ trương đặt quyền lợi của người Pháp lên trên hết của gia đình Le Pen là một mối đe dọa đối với những giá trị cơ bản "Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái" của nền Cộng Hòa Pháp.

Bối cảnh chính trị nhiễu nhương đó mở đường cho En Marche ! giành được thắng lợi trong mùa bầu cử tổng thống 2017. Không khua chiêng, gõ mõ ầm ĩ, Emmanuel Macron đang vẽ lại bản đồ chính trị của Pháp và tính toán táo bạo ban đầu của Emmanuel Macron đang trở thành một cuộc "cách mạng nhung". Nhưng cuộc cách mạng đó còn phải vượt qua một thách thức lớn : Tiến Bước ! sẽ phải chiếm được đa số tại Quốc Hội trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới ngày 11 và 18 tháng 6 để không bị cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cải tổ cần thiết cho nước Pháp.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Không thể khác

Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/05/2017 đã kết thúc. Kết quả thắng lợi thuộc về ứng viên trẻ tuổi Emmanuel Macron, mặc dù cũng trải qua những giây phút nín thở với một số người, với một số đông người khác là kết quả không thể khác.

trang1

Emmanuel Macron, tân Tổng thống Pháp

Nếu ở vòng một, khi có những 11 lựa chọn khác nhau, những người tự tin nhất cũng không dám tin vào những phân tích và phán đoán của mình. Và thậm chí có những phán đoán sai lầm chỉ do một tập quán hay một lối tư duy xơ cứng, mà ngay chính chủ nhân của nó không thể tự nhận ra. Bản chất của hiện tượng không được nhận diện bằng diễn biến của sự kiện mà bằng định kiến và kinh nghiệm. François Fillon có thể thất bại cũng vì một lý do gần giống như vậy.

Nhưng ở vòng hai, khi chỉ còn hai lựa chọn, cử tri buộc phải đối diện với chính mình. Quyết định lựa chọn thể hiện chính mình. Dẫu có thể không hoàn toàn, nhưng lá phiếu vẫn phản ánh phần thắng bên trong mỗi con người. Dù không thích, hoặc không tin một chàng trai còn quá trẻ, nhưng đi cùng với chủ nghĩa ích kỷ hẹp hòi, chia rẽ và hận thù lại là sự khủng khiếp quá sức chịu đựng.

Ở vòng hai, ứng viên có thể không hoàn hảo, nhưng không thể có khuyết tật. Đối đầu trực diện với đối thủ, chỉ một khuyết tật nhỏ đủ để cho đối phương khai thác, và đủ để "chết".

François Fillon đã thất bại từ vòng đầu, chỉ vì ông ta không thể thắng ở vòng hai, bất kể đối thủ của ông ta là ai. Nếu chọn ông vào vòng hai, ông sẽ thua ở vòng đối chất, trước khi bỏ phiếu. Điều đó có nghĩa là, nước Pháp đối diện với nguy cơ một thảm họa, nếu đối thủ của ông là bà Marine Le Pen.

Đó là một thất bại không thể chấp nhận và không thể được phép. Vì đơn giản là điều xảy ra này đồng nghĩa với sự sụp đổ của nền cộng hòa, sự tiêu vong của hệ thống giá trị có lịch sử xương máu hàng trăm năm của dân tộc Pháp - những giá trị đưa dân tộc Pháp lên vị trí những dân tộc đứng đầu nền văn minh nhân loại.

Cùng với bà Le Pen, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền sẽ chỉ là một thứ sản phẩm của tính hài hước Molière và sự rút ra khỏi Liên hiệp châu Âu của Pháp sẽ là sự thất bại của một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại là sự ra đời của Liên hiệp tự nguyện của các Quốc gia, như một tiền lệ chưa từng có của sự mở rộng lãnh thổ không bằng chiến tranh xâm lược, khởi thủy của một tiến trình nhiều trăm năm, đi tới hình thành một quốc gia toàn cầu, chỉ với công cụ là tư tưởng dân chủ.

Cho nên, ông Fillon phải thất bại, Macron phải thắng nhưng bà Le Pen phải tồn tại. Nước Pháp phải phát triển, châu Âu phải chiến thắng, nhưng quyền lợi cơ bản của người Pháp phải được bảo đảm và không được phép bỏ qua.

33,9% người bỏ phiếu cho bà Le Pen là trong số 10 người, có hơn 3 người có nhu cầu khẳng định nhận dạng của người Pháp. Bỏ qua thực tế đó, mọi Chính phủ sẽ đều thất bại.

Với 66,1% phiếu ủng hộ, Macron đã thắng, đã trở thành Tổng thống của nước Pháp. Nhưng đó là chiến thắng của ông Macron. Có một sự may mắn, nói như cách nói của người Á Đông, là sự hội tụ kỳ diệu của cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nhưng có thể chỉ là sự trùng hợp giữa một phía là sự chín muồi của các yếu tố lịch sử - xã hội, phía khác là một tài năng có thể rất đặc biệt.

Lỗ hổng của Hiến pháp

Nước Pháp đã có một Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử, vượt qua Louis Napoléon, Tổng thống nền cộng hòa thứ hai, năm 1848 lúc 40 tuổi, và Giscard d’Estaing chủ nhân điện Elysée khi 48 tuổi, năm 1974.

Nhưng phía trước Emmanuel Macron, lịch sử của nước Pháp không hề hứa hẹn một điều gì khả dĩ tốt hơn những gì đã và đang diễn ra. Bởi vì, từ ngày hiến pháp 1958 ra đời, nền chính trị Pháp bắt đầu cuộc hành trình đi xuống, không quá nhanh để dễ nhận diện mà từ từ, chậm chạp, nhưng không thể đảo ngược.

Đó là hiến pháp định hình một thể chế Bán Đại nghị. Người Pháp, mà tiêu biểu là Tướng Charles de Gaulle đã quá sợ hãi chủ nghĩa phát-xít Đức và, như một con chim sợ cành cây cong, đã sợ đến cả bóng dáng của nó ẩn hiện ở thể chế Tổng thống của Hoa Kỳ và thể chế Đại nghị đơn nguyên của Vương quốc Anh.

Tuy vậy, những tác giả chủ nhân của nó đã dừng lại nửa chừng đường, không biết do lúng túng về bản chất của loại hình thể chế này, hay lo sợ sự lặp lại những trạng thái cực đoan mà họ cố tìm cách né tránh.

Một loại thể chế vừa có Tổng thống đại diện chủ quyền quốc gia và lợi ích tổng thể quốc dân, được bầu trực tiếp bằng phổ thông đầu phiếu, vừa có một Chính phủ đứng đầu bằng một Thủ tướng, được tạo ra từ một lực lượng chính trị, hoặc liên minh các đảng chiếm đa số trong Quốc hội. Hai thiết chế hành pháp song hành đồng thời, thay cho chế độ một Tổng thống hoặc một Thủ tướng. Đó là hành pháp lưỡng chế, một sự cố gắng kiểm soát quyền lực hành pháp. Đơn chế bằng một cách nào đó cũng dễ biến thành độc chế rồi độc tài hơn lưỡng chế.

Và thực tế lịch sử đã chứng minh, hệ thống chính trị Pháp là một trong những nền chính trị có bản chất đa nguyên nhất trên thế giới, và xã hội Pháp là một xã hội có hạ tầng cơ sở của một nền dân chủ phát triển nhất.

Nhưng người Pháp đã không dám đi đến cùng đường. Sinh ra hai thiết chế hành pháp, nhưng họ đã không dám xác định mối liên hệ giữa hai thiết chế đó. Họ chỉ biết tới một yêu cầu có tính nguyên tắc là quyền lực phải được và chỉ có thể được khống chế bởi quyền lực, vì thế các thiết chế quyền lực phải độc lập với nhau.

Người Pháp đã tạo ra một Tổng thống do dân bầu trực tiếp và một Thủ tướng được bầu ra bởi Quốc hội, hai hệ thống độc lập với nhau về mặt pháp lý, bởi hình thành từ hai thiết chế quyền lực khác nhau.

Thủ tướng là người đứng đầu của lực lượng chính trị giành được đa số ghế trong Quốc hội, vì vậy, mặc dù hiến pháp quy định Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và bổ nhiệm sau khi thông qua Quốc Hội, trên thực tế, Tổng thống buộc phải bổ nhiệm theo quyết định của Quốc hội.

Đây chính là lỗ hổng của hiến pháp.

Trường hợp đa số trong Quốc hội thuộc cùng một đảng chính trị với Tổng thống, việc tạo ra một Thủ tướng là người đứng đầu một Chính phủ có tính độc lập tương đối theo hiến pháp, trong đảng sẽ hình thành hai lãnh tụ, chính là nguồn gốc của sự phân hóa, dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ đảng. Ở trường hợp ngược lại, nếu có sự trung thành và phục tùng vô điều kiện của Thủ tướng, nguy cơ độc chế và chuyên quyền của Tổng thống là một thực tế khó tránh.

Trường hợp đa số trong Quốc hội không cùng đảng hoặc thuộc đảng đối lập, xuất hiện hiện tượng gọi là "chung sống" trong hệ thống hành pháp. Nghĩa là Tổng thống buộc phái bổ nhiệm một Thủ tướng không cùng ý chí chính trị, thậm chí đối nghịch với mình.

Đây lại là một lỗ hổng nữa của hiến pháp.

Đa số của Quốc hội cũng là bầu chọn của toàn dân, nhưng lại là kết quả bầu chọn cho một đường lối chính trị khác, một chương trình kinh tế xã hội khác với đường lối chính trị và chương trình kinh tế xã hội mới được lựa chọn trước đó chưa đầy hai tháng. Như vậy có thể coi cuộc bầu cử Quốc hội phủ nhận cuộc bầu cử Tổng thống chỉ sau hơn một tháng.

Hành pháp với hai thiết chế mâu thuẫn, thậm chí đối kháng, loại trừ nhau là một nhà nước có thể được gọi là phá hoại, vì thực chất sẽ tiêu hủy năng lực của quốc gia.

Cần một sự thay đổi trong hiến pháp.=

Người Pháp có thể đã quên rằng quyền hạn trực tiếp cao hơn quyền hạn gián tiếp, nghĩa là quyền hạn của Tổng thống cao hơn quyền hạn Thủ tướng, và hệ thống quyền lực phải được thống nhất tại chủ quyền quốc gia và lợi ích thống nhất của toàn thể quốc dân. Trên khía cạnh pháp lý, có thể hiểu một cách quy ước rằng, Tổng thống đại diện hiến pháp trong khi Thủ tướng thể hiện cơ quan thực thi pháp luật.

Nếu Hiến pháp quy định Tổng thống chỉ là người đại diện tối cao của chủ quyền quốc gia và lợi ích tổng thể của mọi thành phần xã hội, thì điều kiện đầu tiên để trở thành Tổng thống sẽ phải là người không đảng phái, không giai cấp. Tổng thống phải thể hiện tính trung lập, bảo vệ và cân bằng lợi ích tổng thể, giữ vai trò trọng tài và kiến tạo phát triển. Tổng thống sẽ là người cuối cùng phê chuẩn các đạo luật do Chính phủ đề xuất và Quốc hội thông qua, là người giám sát và kiểm soát hành vi của Thủ tướng và Chính phủ. Như vậy, Tổng thống là người đủ năng lực và phẩm chất bảo vệ hiến pháp và trung thành với lợi ích tổng thể toàn xã hội, không cần phải gắn kết với một chương trình kinh tế xã hội, thực chất là chương trình tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi xã hội.

Ngược lại, Chính phủ và người đại diện cho nó là Thủ tướng chỉ có chức năng thực hành các chính sách nhằm thực thi các cam kết trong trương trình tranh cử. Chương trình kinh tế xã hội là công cụ cạnh tranh giành quyền lập Chính phủ của các đảng, các lực lượng chính trị. Chính phủ hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, vì vậy không thể đối kháng với Tổng thống.

Nếu hiến pháp không tách biệt quyền hạn và chức năng của Tổng Thống và Chính phủ như những phân tích trên đây, nghĩa là Tổng thống gắn với chương trình kinh tế xã hội, thì hiến pháp phải đảm bảo chương trình của Tổng thống là chương trình cao nhất, là khuôn khổ quy định hoạt động của Chính phủ.

Như vậy, Quốc hội phải đương nhiên và bắt buộc có đa số thuộc lực lượng ủng hộ Tổng thống. Điều này dẫn đến cuộc bầu cử Quốc hội nhằm mục đích thành lập một Chính phủ độc lập chỉ còn mang tính hình thức, và trở thành không cần thiết. Để đảm bảo một Chính phủ phục vụ Tổng thống, chỉ cần Chính phủ và Thủ tướng do Tổng thống trực tiếp chỉ định.

Quốc hội sẽ chỉ là cơ quan phê chuẩn luật của Chính phủ và giám sát hành vi của Chính phủ căn cứ trên hiến pháp. Chức năng của Quốc hội sẽ không còn là tìm kiếm đa số để lập ra Chính phủ mà chỉ lựa chọn ra những đại biểu chân chính nhất đại diện cho nguyện vọng và ý chí của toàn dân. Chức năng này đòi hỏi các đại biểu phải thực sự là tinh hoa trí tuệ và phẩm hạnh đại diện của toàn dân.

Đây chính là mô hình hiện tại của thể chế Tổng thống đang áp dụng tại Hoa Kỳ. Để có thể kiểm soát khả năng cực đoan, chỉ cần bổ sung một điều khoản, quy định thể thức bầu cử Tổng thống bắt buộc phải qua hai vòng, và ở vòng đầu phải có ít nhất ba ứng viên, đại diện ba lực lượng chính trị độc lập với nhau.

Nếu không sửa hiến pháp, xác suất xảy ra "chung sống" là rất cao, vì Macron rất ít khả năng có đa số, đồng nghĩa với sự tiếp tục thất bại của nền chính trị Pháp.

Bản hiến pháp mới phải quy định chương trình tranh cử cho một đa số trong Quốc hội phải là chương trình lấy chương trình của Tổng thống làm mục đích. Quốc hội phải lập ra được một Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ có năng lực thực thi hiệu quả nhất chương trình của Tổng thống, không phải là một Chính phủ và một thủ tướng có chương trình riêng khác biệt hoặc chống đối lại chương trình đã được đa số quá bán tuyệt đối của cử tri toàn quốc vừa lựa chọn trước đó 2 tháng.

Có thể có cách mạng không ?

Không thể có cách mạng, nếu không thừa nhận tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp là một xu thế có tính quy luật và không thể đảo ngược.

Thế giới đang chứng kiến cuộc cách mạng siêu năng suất với công nghệ số hóa và robot hóa. Đó là sự diễn ra cùng một lúc hai cuộc cách mạng kỹ thuật lần ba và lần bốn. Trong vòng 10 năm nữa, có ít nhất 15- 20 % việc làm trên toàn cầu sẽ biến mất, 1/5 lao động toàn cầu sẽ không có việc làm.

Nếu không tìm cách thực hiện các cuộc cách mạng kỹ thuật số và robot hóa, thì sớm hay muộn nước Pháp cũng sẽ thất bại. Con đường duy nhất để đi đến thành công là làm chủ thị trường bằng tốc độ vượt trội về năng suất lao động, không có con đường nào khác.

Trước ngưỡng cửa của nền sản xuất siêu năng suất, lẩn tránh thất nghiệp hoặc tìm cách hãm thất nghiệp bằng cách duy trì hay khuyến khích các công nghệ cần nhiều lao động là biện pháp tự sát.

Tuy nhiên, tin học hóa, số hóa toàn bộ mọi hoạt động xã hội, robot hóa toàn bộ các hoạt động sản xuất và dịch vụ là con đường tiêu diệt việc làm, thất nghiệp sẽ trở thành không thể khắc phục. Nếu một lao động mới có thể tạo ra lượng sản phẩm và từ đó tạo ra một thu nhập bằng 100 người khác, thì đồng thời có nghĩa là mỗi một chỗ làm mới được tạo ra, thì cũng làm mất đi 99 chỗ làm khác. Thất nghiệp tăng là tất yếu.

Bài toán đặt ra là phải tiến hành số hóa và robot hóa, phải chấp nhận một xã hội với một tỷ lệ thất nghiệp có thể rất cao, nhưng phải đồng thời đảm bảo mức sống, mức bảo hiểm xã hội và duy trì sức mua của thị trường tiêu thụ.

Nếu cuộc cách mạng năng suất được thực hiện, lợi nhuận vượt trội của toàn bộ nền kinh tế sẽ đảm bảo được sự cân bằng giữa tích lũy sản xuất và phúc lợi xã hội. Nền kinh tế số hóa và robot hóa là nền kinh tế có đặc điểm nhu cầu về vốn đầu tư thấp, nhưng cho một năng suất siêu cao, tạo ra siêu lợi nhuận, cơ sở của khả năng trang trải các chi phí cho các thực thể không tham gia sản xuất. Đây chính là nguồn gốc của ý tưởng của thu nhập phổ cập. Với một khả năng sản xuất đã đạt tới vô hạn, nền kinh tế chỉ cần duy trì được thị trường tiêu thụ mà không cần tạo ra thêm việc làm.

Nhưng trước khi đạt được siêu năng suất, Chính phủ phải có nguồn tiền để đảm bảo cân bằng ổn định cho một xã hội có con số rất cao những thành phần không trực tiếp sản xuất. Phải tìm ra nguồn tiền đó. Không có một nguồn tiền như vậy, thì cuộc cách mạng siêu năng suất sẽ không thể thực hiện, xã hội sẽ tiếp tục quanh quẩn với những mâu thuẫn không thể giải quyết giữa việc làm, tính cạnh tranh của hàng hóa, phúc lợi xã hội, sức mua của thị trường, tỷ lệ lạm phát, lãi suất vay, thâm hụt ngân sách, nợ công... nền kinh tế sẽ tụt hậu so với phần còn lại của thế giới, và sẽ là sự thất bại vĩnh viễn.

Mặc dù trẻ tuổi và tài năng, tân Tổng thống Emmanuel Macron không có gì chứng tỏ một tư duy thay đổi. Chương trình của ông có thể có rất nhiều cố gắng sáng tạo, nhưng vẫn trong khuôn khổ của tư duy cổ điển trên lối mòn chỉ đem lại thất bại suốt nửa thế kỷ.

Và đứng trước một nguy cơ "chung sống" khó né tránh, người Pháp sẽ buộc phải mất thêm ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Benoit Hamon, tác giả của ý tưởng nền kinh tế dựa trên "thu nhập phổ cập" có lẽ nên đi tiếp và tìm lời giải cho nửa còn lại của bài toán "cách mạng siêu năng suất". Cần một khoản tiền đủ lớn, độc lập và từ bên ngoài nền kinh tế. Nếu các chương trình chinh phục Sao hỏa có thể tìm được nguồn tài trợ, thì cuộc cách mạng trong đời thường không thể không có may mắn. Những cá thể siêu năng suất như Bill Gates, Warren Buffett, Charles Koch, David Koch, Michael Bloomberg... là hình ảnh của một thế giới siêu năng suất trong một tương lai nào đó.

Sẽ không phải Macron mà là Benoit Hamon mới là tác giả của cách mạng.

Paris, 10/05/2017

Bùi Quang Vơm

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm

Bầu cử tổng thống : Nước Pháp "bạo gan" chọn Macron

Cú tuyệt vời của Macron, nước Pháp dám chơi liều, chiến thắng trong "tiến bước", nước Pháp của nụ cười. Chiến lũy vững vàng bất chấp đòn ngầm của tin tặc. Thắng lớn nhưng mong manh. Trên đây là phản ứng của báo chí Pháp chào mừng người nắm vận mệnh nước Pháp trong 5 năm tới đây. Emmanuel Macron, 39 tuổi, không kinh nghiệm chính trường nhưng được 66% cử tri bầu chọn hôm Chủ Nhật 07/05/2017.

baucu1

Tổng thống sắp mãn nhiệm François Hollande (T) và tổng thống tân cử Emmanuel Macron tại buổi lễ kỷ niệm chấm dứt Thế Chiến II, Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 08/05/2017. REUTERS/Stephane De Sakutin

Nhìn chung, sự kiện ứng cử viên cánh trung đánh bại đại diện của phe cực hữu bài Châu Âu với tỷ lệ 66,06%-33,94 % đã làm cho công luận nhẹ nhõm. Tuyệt cú mèo, tựa ngắn trên trang nhất của Libération. Vừa đi vừa thắng, nhận định của Le Figaro. Nhật báo La Croix, cũng như L’Humanité, chào mừng nhưng không hào hứng : Chiến thắng lớn nhưng mong manh, tựa lớn trên trang nhất bên cạnh những cảnh báo về nhu cầu khẩn cấp của xã hội.

Bản năng tự tồn

Không khí lạc quan nhất thể hiện trên các trang báo của Les Echos : Nước Pháp to gan. Phản ánh quan điểm tự do, nhật báo kinh tế xem quyết định của 66% cử tri Pháp bầu cho nhân vật chưa có bề dầy chính trường này là một sự "lựa chọn của hy vọng, của cách mạng".

Bài xã luận mở đầu với một danh ngôn của văn hào Victor Hugo hồi hương sau nhiều năm lưu vong "bản năng của nhân dân luôn luôn phù hợp với lý tưởng của nền văn minh", Les Echos cho rằng chính nhờ bản năng này mà dân Pháp đã quét sạch những chướng ngại cản bước tiến của đất nước, lật nhào một thế hệ chính khách đã hết thời, để đưa một nhân vật trẻ lên cầm quyền.

Con đường "cách mạng" tuy chật hẹp, nhưng dám vượt ra biên giới của phe xã hội lụi tàn, cộng với một ít may mắn, nhân vật tự xưng là "con lai" chính trị tìm ra con đường mới, tập hợp 20 triệu phiếu. Thế giới kinh ngạc, phát hiện qua tổng thống tân cử trẻ tuổi, khuôn mặt một nước Pháp trẻ trung, táo bạo, chinh phục, nước Pháp của lý lẽ, của hy vọng và tự do, nhật báo kinh tế kết luận.

Thời cơ thuận lợi

Để chứng minh những nhận định lạc quan trên đây là có cơ sở, Les Echos cho biết là tình hình chung rất thuận lợi cho tổng thống tân cử, trung dung, thân Châu Âu : tất cả các thủ đô trong Liên Hiệp Châu Âu đều lên tinh thần. Nước Mỹ của Donald Trump cũng như nước Nga của Putin đánh cược sai vào Marine Le Pen và Trung Quốc của Tập Cận Bình, giờ đây đều yên tâm và muốn "thắt chặt quan hệ" với Paris.

Le Figaro thận trọng : nước Pháp của Macron, của tinh thần tích cực, năng động, cải cách, cởi mở với Châu Âu và thế giới đúng là có thật, nhưng chỉ đại diện có 25% cử tri. Phần còn lại, cực hữu, cực tả, xã hội, không chắc chia sẻ những giá trị này.

Trong bài xã luận "Khẩn cấp xã hội", nhật báo công giáo La Croix vừa mừng vừa lo : Khác với Anh và Mỹ, cử tri Pháp đã loại xu hướng bài ngoại và bế quan tỏa cảng sang một bên. Dân Pháp chống lại chủ trương phân biệt đối xử tùy theo nguồn gốc. Liên Hiệp Châu Âu sẽ chết nếu Marine Le Pen đắc cử.

Lần đầu tiên trong lịch sử của Đệ Ngũ Cộng Hòa, hai chính đảng tả, hữu truyền thống không có đại diện ở vòng hai. Nhưng, Emmanuel Macron không nên quên là tuy ông thắng lớn nhưng một phần cử tri bầu cho ông chỉ vì để loại đại diện cực hữu. Một bộ phận dân Pháp phẫn nộ tình trạng xã hội bất cập quay sang ủng hộ cực tả và cực hữu. Tổng thống tân cử phải nhanh chóng đáp ứng những khổ đau này.

Cùng nhận định, nhật báo L’Humanité, thân đảng Cộng sản kêu gọi : Một trận chiến mới bắt đầu. Bầu Quốc Hội, vào tháng Sáu, là giai đoạn đầu để "phản kháng chính sách tự do kinh tế"của tổng thống tân cử. Trong khi đó, Libération khen ngợi thông điệp chừng mực, khiêm tốn của tổng thống tân cử nhưng cũng cảnh báo : Công việc sẽ vô cùng nặng nhọc.

Ai là tin tặc phá Macron ?

Điểm tương đồng giữa hai nhật báo thiên tả này là lên án đòn ngầm qua vụ tin tặc tấn công Emmanuel Macron vào giờ cuối cùng của chiến dịch tranh cử để làm thay đổi tương quan lực lượng ở vòng chung kết. Theo Libération, một số chuyên gia xem đây là phát súng cảnh cáo trước khi bầu Quốc Hội. Một thành viên cực hữu ở Mỹ, từ lãnh thổ Hoa Kỳ, tổ chức tung tin ngụy tạo, rồi đòi hỏi Quốc Hội Pháp mời sang điều trần về… thông tin ngụy tạo. Nhật báo cánh tả độc lập kết luận : Hãy xem những kẻ lợi dụng tự do để đánh phá nền dân chủ , chúng ta có thể đoán biết họ sẽ làm gì nếu nắm được chính quyền.

L’Humanité tỏ ra dứt khoát hơn chỉ đích danh đảng cực hữu Pháp, Mặt Trận Quốc Gia. Trong bài : Ai là kẻ ném bom thối trên mạng ?, nhật báo Cộng sản nhận định nếu cán bộ của Mặt Trận Quốc Gia không là kẻ chủ mưu thì ít ra cũng tiếp tay loan truyền thông tin đánh cắp từ ban vận động tranh cử của đối thủ. Theo L’Humanité, phe cực hữu đã đoán biết thua đậm trong cuộc bầu cử tổng thống nên cố tình đầu độc nhiệm kỳ 5 năm tới đây của tổng thống tân cử.

L’Humanité cũng dành một bài để phân tích tại sao Marine Le Pen thất bại. Ứng cử viên cực hữu cư xử như một học sinh mẫu giáo trong cuộc tranh luận quyết định trên đài truyền hình. Đó là nhận định của một số cử tri trước một địa điểm bầu cử. Chính vì thế, có đến 44% cử tri phe hữu Cộng Hòa đã bầu cho ứng cử viên cánh trung ở vòng hai trong khi chỉ có 20% bỏ phiếu cho bà Le Pen.

Thử thách kế tiếp : Lập pháp

Từ nhận định này, L’Humanité kêu gọi cảnh giác : Đệ Ngũ Cộng Hòa bị khủng hoảng và còn kéo dài. Để đối phó với đảng cực hữu mà ảnh hưởng càng ngày càng mạnh trong giới công nhân và nông dân trong khi đảng Xã hội và Cộng sản yếu dần, chuyên gia Gael Brustier cho rằng "không cần phải theo quan điểm của Mặt Trận Quốc Gia, cũng không cần dùng ý thức hệ chống ý thức hệ. Chiến thuật công hiệu nhất là không cần đáp trả đảng cực hữu mà phải lắng nghe đáp ứng nhu cầu, những lo âu của cử tri cực hữu".

Đây chính là thông điệp của tổng thống tân cử Emmanuel Macron trong diễn văn đầu tiên vào tối Chủ Nhật.

Bầu cử tổng thống vừa xong, kẻ thắng người thua vội vàng lo bầu Quốc Hội. Hướng về lập pháp, là tựa của bài xã luận của Le Figaro. Libération nhắc chừng tổng thống tân cử đừng quên lá phiếu ủng hộ, "món nợ đối với dân".

Tú Anh

Published in Quốc tế
lundi, 08 mai 2017 09:22

Nước Pháp, thế hệ Macron

Nước Pháp có Tổng Thống mới : Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới chập chững bước vào chính trị từ 2 năm, mới lập đảng từ một năm nay.

macron00

Nước Pháp có Tổng thống mới : Emmanuel Macron

Như một chai nước, người thấy chai nửa vơi sợ ông Tổng thống còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm ; người thấy chai nửa đầy, nghĩ ông ta là người của thời đại mới, có phương pháp hành động khác hẳn những chính khách kỳ cựu, đã thi nhau lãnh đạo, thi nhau thất bại, đã đưa một quốc gia đầy tiềm năng vào ngõ cụt. Điều chắc chắn : Macron vừa mở một kỷ nguyên mới trong sinh hoạt chính trị ở Pháp và ở Âu Châu. Macron đứng trước những trở ngại vạn nan, cải cách một cường quốc tụt hậu, đã quen sống trên khả năng của mình và không có thói quen hy sinh quyền lợi cá nhân.

Không phải chỉ nước Pháp, cả Âu Châu, cả thế giới chờ đợi kết quả bầu cử Tây. Không phải vô tình mà Obama từ nơi nghỉ hưu đứng ra kêu gọi dân Pháp dồn phiếu cho Macron. Nước Pháp, dù tụt hậu, vẫn là một trong hai quốc gia rường cột của Âu Châu. Liên hiệp Âu Châu, dù khập khễnh, vẫn là thị trường quan trọng nhất thế giới, vì đông dân (500 triệu) hơn Hoa Kỳ, và có mãi lực lớn hơn dân Tầu ; đồng Euros, dù bị đe dọa thường trực, bên cạnh đồng dollars, vẫn là một trong hai đơn vị tiền tệ chủ chốt.

Vào chung kết hôm Chủ Nhật, Emmanuel Macron, phong trào En Marche (Lên Đường) đã đè bẹp đối thủ, Marine Le Pen, ứng cử viên của đảng cực hữu Front National (FN, Mặt Trận Dân Tộc) với trên 65%. Bà Le Pen, 49 tuổi, đã thành công trong việc đưa một đảng quốc gia cực đoan, trước đây chỉ đóng vai một nhóm phản kháng, vào ngưỡng cửa điện Elysée. Nhưng bà ta đã tự làm hara-kiri trước 16 triệu cử tri trong cuộc cuộc tranh luận trên TV ba ngày trước cuộc đầu phiếu. Không nắm vững vấn đề, tránh né đề cập tới chương trình hành động, ăn nói như một người đàn bà chua ngoa, lắm điều, khiêu khích, lỗ mãng, Le Pen cho cử tri thấy bà ta không có tác phong của một nguyên thủ quốc gia.

Đóng hay Mở ? Đi hay Ở ?

Một chính trị gia nói về Jean Marie Le Pen, bố của Marine, người sáng lập FN : ông ta "chuẩn bịnh đúng, nhưng cho thuốc sai".

Nhận xét ấy vẫn đúng với Marine. Chẩn bệnh đúng : FN đã đặt lên bàn, không úp mở, những vấn đề nhức nhối, mà các đảng khác tránh né : toàn cầu hóa đã gạt ra lề đường những nguời không có khả năng thích ứng, vấn đè di dân ồ ạt, không kiểm soát, vấn đề khủng bố hồi giáo, sự chung đụng càng ngày càng khó khăn giữa dân địa phương và người Hồi giáo, vai trò của lien hiệp Âu Châu trong đời sống chính tri, kinh tế quốc gia, hàng hóa nhập cảng tràn ngập khiến hãng xưởng Pháp thi nhau đóng cửa. Cho thuốc sai : FN đưa ra những giải pháp đơn giản (simplistes) trước những vấn đề cực kỳ phức tạp. Lập trường bất nhất : Marine Le Pen trước đây vẫn tuyên bố, nếu thắng cử, Pháp sẽ rút ngay khỏi lien hiệp Âu Châu, ra khỏi hệ thống đồng Euros. Khi thấy ba phần tư dân Pháp, dù chỉ trích liên hiệp, vẫn muốn ở lại, vẫn muốn giữ đồng Euros, Le Pen thay đổi 180 độ trong vài ngày : sẽ không tự quyết định, nhưng tổ chức trưng cấu dân ý về chuyện đi hay ở, sẽ không ra khỏi đồng Euros, nhưng làm hai thứ tiền : Euros dành cho ngoại thương, đồng Franc xài trong nước, giống như… Cuba. Bà ta lung túng khi giải thích, khiến ngưới ta nghĩ chính bà ta cũng không hiểu mình muốn gì.

Bầu Macron, cử tri Pháp tránh cho nước Pháp và Âu Châu một cuộc phiêu lưu chính trị với hậu quả khó lường. Dân Pháp đứng trước một chọn lựa, không phải chỉ lựa chọn giữa hai nhân vật chính trị, mà lựa chọn giữa hai ngả đường : hoặc theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, bế quan tỏa cảng của đảng FN, cực hữu, hoặc sống với thời đại hoàn cầu hóa. Cử tri Pháp đã lựa con đường thứ hai, dù vẫn chỉ trích một Liên Hiệp Âu Châu bị thế lực tư bản thao túng, thay vì liên hiệp của nhân dân, dù vẫn e ngại toàn cầu hóa, đầy những đe dọa về kinh tế, an ninh, văn hóa, xã hội.

Cả thế giới nín thở nhìn về Paris, bởi vì đó không phải là một cuộc bầu cử nội bộ, đó là một lựa chọn sớm muộn gì cũng đặt ra cho tất cả các quốc gia, từ Âu sang Á.

Bầu cho Macron, cử tri Pháp đã từ chối chính sách bế quan tỏa cảng, quốc gia quá khích của FN. Trong 11 ứng cử viên tranh cử vòng đầu, Macron là người duy nhất ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu một cách tích cực, chủ trương phải mở cửa, sống với thời đại. Đó là một thái độ can đảm, bởi vì bênh vực Âu Châu, cổ võ chuyện mở cửa, trong cơn thịnh nộ nổi dậy từ bốn phía, không phải ai cũng dám làm, nhất là khi tranh cử. Các ứng cử viên khác, từ cực tả sang cực hữu, đều chống Liên Hiệp Âu Châu, dùng lien hiệp làm con voi tế thần, đổ lên đầu liên hiệp tất cả những khó khăn của Pháp, trong khi, trên thực tế, tình trạng tụt hậu của người Pháp có thủ phạm chính là người Pháp, từ lãnh tụ tới công dân, những con ve ham vui, hát hết muà hè, đông tới mới hốt hoảng chạy gạo.

Đi tìm đa số ở Quốc hội

Với Macron, những khó khăn bắt đầu.

Khó khăn trước mắt : làm cách nào có đa số ở Quốc hội sau cuộc bầu cử lập pháp tháng tới (vòng đầu : 11/06, vòng hai : 18 /06)

Theo hiến pháp Tây, tổng thống có toàn quyền, như một ông vua, với điều kiện nắm đa số ở Quốc hội. Được Tổng thống bổ nhiệm, thủ tướng chỉ là người thừa hành, thi hành chính sách của Tổng thống. Nhưng thủ tướng phải được Quốc hội tín nhiệm. Nếu Tổng thống không nắm đa số ở Quốc hội, chức Thủ Tướng sẽ rơi vào tay đối lập. Và thủ tướng, với hậu thuẫn của Quốc hội, sẽ thi hành chính sách của đa số đối lập. Trong quá khứ, thường thường khi lựa một tổng thống, cử tri bầu một Quốc hội với đa số thuộc phe Tổng thống.

Đã có trường hợp Tổng thống không có đa số, chức thủ tướng rơi vào tay đảng đối lập, như khi François Mitterrand, tổng thống tả phái đã bắt buộc bổ nhiệm thủ tướng Jacques Chirac, hữu phái. Hay ngược lại, tổng thống hữu phái Jacques Chirac phải trao quyền hành cho thủ tướng phe tả Lionel Jospin. Đó là chế độ cohabitation, sống chung hòa bình, hay đúng hơn, sống chung miễn cưỡng. Quốc gia trở thành con rắn hai đầu : Tổng thống chỉ để tâm tới chính sách ngoại giao và quốc phòng, việc quản tri quốc gia trong tay thủ tướng. Trong hoàn cảnh này, tổng thống có thể giải tán Quốc hội, với hy vọng dân đi bầu lại sẽ cho mình đa số. Hay chấp nhận làm tổng thống giấy, chờ một ngày thuận lợi hơn.

Nhưng đó là kịch bản của quá khứ, trong một môi trường chính trị đơn giản, với hai chính đảng lớn, một tả một hữu, thay nhau cầm quyền, thay nhau nắm đa số trong Quốc hội. Kịch bản đó sẽ khó tái diễn, vì chắc sẽ không có đảng nào chiếm đa số qua cuộc bầu cử lập pháp tháng Sáu. Trong kỳ bầu cử Tổng thống vừa qua, cử tri Pháp đã mang một trái bom, làm nổ tung hệ thống chính trị cũ. Hai chính đảng thay nhau cầm quyền từ nửa thế kỷ chỉ còn là những đống gạch vụn : đảng Cộng Hòa (LR, Les Républicains), hữu phái ôn hòa, chỉ chiếm 20% số phiếu, đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) còn thê thảm hơn nữa : 6%. Bên cạnh là ba lực lượng đang lên : phong trào En Marche, không tả không hữu, của Macron, FN (cực hữu) của Le Pen, La France Insoumise (cực tả) của Mélenchon, chưa nói tới UDI, đảng... đứng giữa.

Nước Pháp, trước đây chia làm hai, tả và hữu. Sau kỳ bầu cử vòng đầu, nước Pháp chia thành bốn mảnh chính (trên dưới 20% số phiếu) : phong trào Macron ; đảng cực hữu FN, ; đảng Cộng Hòa, hữu phái ôn hòa và nhóm cực tả của Menlenchon. Sau kỳ bầu cử vòng hai, phải them một mảnh nữa : trên 20% những người không đi bầu, và con số kỷ lục phiếu bất hợp lệ hay phiếu trắng, gần 10%, trên 4 triệu cử tri. Khó tưởng tượng một đảng sẽ chiếm đa số ở Quốc hội. Trong Quốc hội hiện nay, đảng Xã Hội nắm đa số, hơn đảng Cộng Hòa vài ghế. Không ai đoán sẽ có bao nhiêu dân cử thuộc hai đảng này tai qua nạn khỏi, sẽ được tái cử. Một số đã đầu quân theo Macron. Những người còn lại trong đảng sẽ chia năm, sẻ bẩy, đánh nhau chí chóe. Đảng của Macron mới ra đời từ một năm nay, lần đầu đưa người ra tranh cử. Cực hữu chỉ có 2 dân biểu. Cực tả : 0.

Đảng nào cũng có lý do để tin sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử Quốc hội. Macron tin rằng dân Pháp đã chọn ông ta làm tổng thống, sẽ cho phong trào En Marche của ông đủ đa số ở Quốc hội để cải cách nước Pháp. Điều đó không có gì bảo đảm, vì trên 50% cử tri bầu cho Macron với mục đích ngăn chặn Le Pen. Đảng Cộng Hòa lạc quan vì nghĩ rằng ứng cử viên của họ, François Fillon, bị loại vì lem nhem tiền bạc, nhưng tư tưởng hữu phái (tự do kinh tế, chống bao cấp đưa tới ỷ lại, cứng rắn với hồi giáo, dùng biện pháp mạnh để cải cách đất nưóc) hiện chiếm đa số. Cực hữu nghĩ Le Pen thua vì lơ mơ về kinh tế, bất nhất về chuyện ra hay ở lại liên hiệp Âu Châu, hệ thống tiền tệ Euros, để lộ một khuôn mặt đáng ghét trong buổi tranh luận, nhưng vấn đề họ nêu ra (vấn đề di dân, hiểm họa" hồi giáo hóa" nước Pháp, tai hại của hoàn cầu hóa) vẫn là mối bận tâm hàng đầu của dân Pháp. Nhóm cực tả của Melenchon (19%), tin rằng sẽ thu đựơc một số phiếu đông đảo của những người bất mãn trước sự lộng hành của thế lực tài phiệt.

Tháng Sáu, người ta sẽ chứng kiến một khuôn mặt chính trị hoàn toàn mới, chưa hề thấy ở nước Pháp. Quốc hội sẽ gồm những mảnh vụn, không ai tưởng tượng mặt mũi sẽ như thế nào. Tình trạng đó rất thường ở Đức, Hòa Lan, ở Bắc Âu. Không đảng nào chiếm đa số, người ta thỏa hiệp với nhau để đi tới một đa số. Nước Pháp chưa có thói quen đó, chưa có văn hóa thỏa hiệp. Câu hỏi đầu tiên là Macron có đa số ở Quốc hội hay không, hay có đủ khôn khéo để đi tới một thỏa hiệp, để bổ nhiệm Thủ tướng thi hành chính sách của ông ta hay không. Cuộc bầu cử dâu biểu tháng tới sẽ gay go, sôi nổi. Hoặc Macron có đủ đa số để thực hiện cải cách. Hoặc thiểu số, trở thành vua không ngai.

Macron là ai, muốn gì ?

Người Pháp có thói quen xếp loại chính khách thuộc phe tả, hay phe hữu. Đại khái, phe hữu tin ở khả năng cá nhân, mỗi cá nhân tìm cách thăng tiến, xã hội sẽ tiến bộ, thịnh vượng. Phe tả nghĩ nhà nước phải can thiệp, để tránh bất công, tránh cá lớn nuốt cá bé. Macron nói ông không thuộc phe tả, phe hữu. Hay đúng hơn, ông ta khuynh hướng tả, vì đã làm bộ trưởng Kinh tế thời Tổng thống Hollande (đảng Xã Hội), nhưng có quan điểm thực tiễn, không bị ý thức hệ trói buộc. Ông ta nói biện pháp nào tốt là áp dụng, khỏi cần biết tả hữu.Nước Pháp bế tắc vì ý thức hệ gò bó. Người ta dùng chữ libéral social (theo chủ nghĩa kinh tế tự do, nhưng có khuynh hướng xã hội) để nói về Macron. Những người theo Macron lập đảng là những người đến từ các đảng phái, cả hữu lẫn tả, thất vọng vì đường lối sinh hoạt của chính giới Pháp, hay những người chưa bao giờ hoạt động chính trị. Đa số trong các buổi meetings của Macron là những khuôn mặt trẻ, có trình độ học vấn tương đối cao, thích ứng với thời đại mới

Macron muốn cải tổ nước Pháp. Trái với những chính khách bi quan, Macron tin rằng nước Pháp có đủ tiềm năng để ra khỏi hiện trạng bế tắc. Với điều kiện phải thích ứng. Thay vì đóng cửa, chống thế giới bên ngoài, Macron nghĩ phải mở cửa, phải đương đầu, phải lợi dụng thời thế. Trước vấn đề thất nghiệp kinh niên của nước Pháp chẳng hạn, Benoît Hanmon, ứng cử viên đảng Xã Hội cho rằng với những tiến bộ kỹ thuật, với máy móc, công việc sẽ càng ngày càng hiếm. Ông ta không tìm ra giải pháp nào khác hơn là phát lương cho mọi người, có việc làm hay không, 750 Euros một tháng cho mỗi đầu người. Macron nghĩ những việc làm cũ sẽ biến mất, nhưng những việc làm mới sẽ thay thế. Giải pháp là phải thích ứng, phương pháp là đặt trọng tâm vào việc huấn nghệ. Macron hứa sẽ dành một ngân khoản lớn, 15 tỷ Euros, cho chương trình huấn nghệ.

Macron nghĩ muốn cải cách, canh tân nước Pháp, phải đặt trong tâm vào gíao dục. Ông ta sẽ dành ưu tiên về ngân quỹ và nhân lực cho giáo dục, nhất là bậc tiểu học, nguồn gốc của bất công, tuỳ theo trẻ em theo học ở một trường học tốt hay trường học dở, trong những khu lao động.

Để cải cách nước Pháp, Macron không đi con đường mà ông cho là vô trách nhiêm của phe tả (làm việc 35 giờ một tuần hay ít hơn, tăng lương, về hưu sớm, trợ cấp dưới mọi hình thức, gia tăng hàng ngũ công chức, thâm thủng ngân sách, chi nhiều hơn thu...). Cũng không dùng những biện pháp mạnh, thắt lưng buộc bụng như François Fillon của đảng Cộng Hòa. Fillon muốn giảm 500.000 công chức, Macron 120.000 (nước Pháp, với dân số 66 triệu, có số công chức ngang với Hoa Kỳ). Fillon muốn giảm chi 100 tỷ Euros mỗi năm để dần dần đi tới quân bình ngân sách, Macron 60 tỷ. Nước Pháp vô địch về thuế (với… 250 loại thuế và taxes) gây khó khăn cho các xí nghiệp, Fillon hứa giảm 50 tỷ tiền thuế, Macron 20. Fillon chủ trương bỏ tuần lễ 35 giờ, Macron để cho mỗi xí nghiệp tự quyết định, với sự đồng ý của chủ, thợ, và nghiệp đoàn. Trái với Fillon, muốn đòi mồ hôi nước mắt của dân Pháp để cải cách, để nước Pháp có hy vọng bắt kịp nước Đức láng giềng, Macron nghĩ phải cải cách trên mọi phương diện, nhưng những biện pháp quá mạnh sẽ làm gẫy guồng máy, gây xáo trộn trong một quốc gia đã chia rẽ, đối nghich. Phe tả trách Macron thuộc hàng ngũ ưu đãi, của tư bản. Phe hữu kết án Macron là một Hollande thứ hai. Le Pen buộc tội Macron là "mondialiste" (người của toàn cầu hóa), ngược lại với bà ta là "patriotiste" (người ái quốc).

Nếu có đa số ở Quốc hội, việc đầu tiên Macron làm là cải tổ luật lao động, cho các xí nghiệp tự do hơn trong việc tuyển lựa cũng như sa thải, một trong những chìa khóa để giải quyết nạn thất nghiệp, nhưng cũng là cơ hội để các nghiệp đoàn đổ xuống đường. Macron hứa sẽ cải cách thể chế hưu bổng, cho đơn giản và công bình hơn. Đó cũng là cơ hội cho đình công bãi thị. Nước Pháp có hàng trăm chế độ hưu bổng khác nhau, với đủ loại ưu đãi, quà của các chính phủ muốn mua phiếu, và không ai muốn đụng tới ưu đãi mình đang hưởng. Những người quen biết Macron nói ông ta trẻ, bề ngoài thân thiện, tươi cười, nhưng là một người có cá tính mạnh, không nhân nhượng.

Macron tốt nhiệp ENA (Quốc gia hành chánh) và Sciences Po (Khoa Học Chính Tri), hai đại học uy tín, nơi đào tạo giới lãnh đạo nước Pháp, nhưng cũng là đệ tử của triết gia Paul Ricoeur, làm ngân hàng nhưng sính văn học, nhờ bà vợ giáo sư văn chương. Trong những bài phỏng vấn, ông ta nhắc tới các nhà văn nhiều hơn là các chính trị gia.

Macron đề cao nỗ lực, khả năng làm việc, giá trị của tiền bạc, trong một nước coi chuyện nghỉ hè quan trọng hàng đầu, coi những người thành công tài chánh là chuyện phải dấu diếm.

Từ bản lãnh tới phương tiện hành động

Muốn cải cách, nước Pháp cần một nhà lãnh đạo có bản lãnh, có phương tiện chính trị.

Về bản lãnh, Macron đã chứng tỏ ông ta là một người có cá tính mạnh, biết mình muốn gì. Khi còn là học sinh 15 tuổi, Macron yêu cô giáo lớn hơn 24 tuổi, đã có ba con, quyết định sẽ chỉ sống với bà này, bất chấp sự phản đối của gia đình, sự dị nghị của xã hội. Và khi hai người thành hôn, ông chấp nhận sẽ không có con cái vì Brigitte Macron, ngày nay là đệ nhất phu nhân, đã cao tuổi (Brigitte đã có ba con, xấp xỉ tuổi ông Tổng thống). Macron đang làm ngân hàng, lương lớn, sẵn sàng bỏ việc khi Tng thống Hollande mời làm cố vấn. Được bổ nhiệm Bộ trưởng Kinh tế, Macron từ chức sau vài tháng vì thấy guồng máy chính tri Pháp quá lỗi thời, quá nặng nề. Macron lập phong trào En Marche, ứng cử Tổng thống, một chuyện điên rồ trong một nước muốn làm chính trị phải theo những đường mòn : gia nhập một đảng lớn, leo từ dưới lên trên, ứng cử cấp địa phương, ứng cử dân biểu, tranh giành một ghế thứ trưởng, bộ trưởng để, khi tuổi đã xế chiều, đã sầy vẩy, thân thể đầy dấu vết binh đao, nhòm ngó cái ghế thủ tướng hay tổng thống. Macron đã làm tất cả những chuyện đó trong… một năm. Chuyện khó tin, nhưng có thực. Người khác không dám nghĩ tới, Macron đã làm. Hai mươi tuổi, Macron gặp Attali, cựu tay mặt của Tổng thống Mitterrand, Attali nói : anh sẽ là tổng thống nước Pháp.

Cố nhiên ông ta đã gặp nhiều may mắn : ra tranh cử đúng lúc dân Pháp đã chán những khuôn mặt cũ, muốn thay đổi ; Fillon, ứng cử viên đảng Cộng Hòa gặp khó khăn vì lem nhem vấn đề tiền bạc, ứng cử viên cực hữu, Le Pen, trong cuộc tranh luận trước TV, đã cho cả nước thấy bà ta không có khả năng, không có phong thái của một quốc trưởng. Trên 50% cử tri bầu cho Macron để ngăn Le Pen lên cầm quyền. May mắn, đúng, nhưng có những người biết nắm cơ hội, có những người để cơ hội đi qua. Macron thuộc loại thứ nhất.

Nhưng có bản lãnh không đủ, còn phải có phương tiện chính trị. Nếu không có đa số ở Quốc hội, hay không kết hợp nổi một khối đa số, Macron sẽ chỉ là một tổng thống bù nhìn.

Nước Pháp cần một người như Gerhard Shröder của Đức, sẵn sàng hy sinh thất cử để cải tổ đất nước, đặt nền tảng để biến nước Đức, trong 10 năm, từ một quốc gia bệnh hoạn thành một cường quốc số 1 ở Âu Châu. Trở ngại của Macron còn lớn hơn, vì dân Pháp không có tinh thần công dân cao như dân Đức. Nước Pháp rơi vào tình trạng suy thoái hiện tại vì tinh thần và hành động vô trách nhiệm từ trên xuống dưới. Vô trách nhiệm của giới cầm quyền và các chính đảng, chỉ nghĩ tới chuyện được tái cử, không dám thực hiện một cải cách sâu rộng nào, đòi hỏi sự hy sinh, vì sợ mất lòng cử tri. Vô trách nhiệm của các nghiệp đoàn, chỉ bảo vệ quyền lợi phe nhóm, bất chấp quyền lợi chung, sẵn sàng đình công, bãi thị, làm tê liệt kinh tế quốc gia. Nếu ở Bắc Âu, nghiệp đoàn đóng vai trò quan trọng và hữu ích, trong việc bảo vệ quyền lợi thợ thuyền, nhưng với tinh thần trách nhiệm, tìm giải pháp thương thuyết hơn là bạo động. Một vài thí dụ : phi công Air France làm việc ít giờ nhất, lãnh lương cao nhất, đình công nhiều nhất thế giới, đưa Air France tới đe dọa phá sản. Khi bộ giáo dục đổi số ngày học ở mẫu giáo, tiểu học từ 5 ngày xuống 4 ngày mỗi tuần, giáo chức đình công, đóng cửa trường, khi chính phủ khác trở lại tuần lễ 5 ngày, cũng những người đó đình công, đóng cửa trường. Nhân viên lái xe lửa 54 tuổi về hưu, vì trước đây là một nghề nặng nhọc, phải xúc than, phải lái xe ; ngày nay chỉ ngồi bên cạnh computer, làm một ngày nghỉ một ngày, nhưng ai muốn đụng tới thể chế ưu đãi, cả hệ thống lưu thông của nước Pháp tê liệt vì đình công bãi thị.

Trước mắt Macron, hàng trăm vấn đề phải giải quyết, đòi hỏi sự quyết tâm của chính quyền, thái độ trách nhiệm của nghiệp đoàn và tinh thần công dân của mỗi người. Vấn đè số 1 là nạn thất nghiệp kinh niên. Tỷ số thất nghiệp ở Pháp trên 10% (25 % trong giới trẻ) gấp hai tỷ số thất nghiệp ở Đức, Hòa Lan hay các nước Bắc Âu.

Tại sao Pháp không giải quyết nổi nạn thất nghiệp, từ chính phủ này tới chính phủ khác ? Đây là một thí dụ điển hình cho thấy cái bế tắc của xã hội Pháp. Lỗi tại mọi tầng lớp. Lỗi của nhà cầm quyền : không có một chính sách huấn nghệ hữu hiệu, mặc dù ngân sách huấn nghệ lớn nhất thế giới (tính trên đầu người). Lỗi tại các nghiệp đoàn : chống lại bất cứ giải pháp nào tìm cách đơn giản hóa việc tuyển dụng và sa thải nhân viên. Các xí nghiệp không dám tuyển dụng, sợ không thể sa thải khi hoạt động giảm bớt. Lỗi tại người dân : không chịu thích ứng, học nghề mới, chỉ kiếm việc ở gần nhà, không chịu làm việc nặng nhọc : 300.000 việc làm trong ngành xây cất, tiệm ăn, khách sạn không kiếm ra nhân viên trong một nước có 10% thất nghiệp. Lỗi tại hệ thống : người thất nghiệp Pháp lãnh trợ cấp cao hơn, lâu hơn, dễ dàng hơn ở các nước láng giềng. Một người đi làm lương ít, có lợi tức nhỏ hơn một người thất nghiệp nhận đủ mọi hình thức trợ cấp.

Vấn đề của mọi người

Macron thắng cử, Âu Châu thở phào, nhẹ nhõm, hú vía vừa thoát khỏi một cuộc phiêu liêu với hậu quả không lường được, hay đúng hơn, có thể lường được : sự tan rã của liên hiệp Âu Châu, đưa tới bất ổn chính trị, kinh tế toàn vùng. Nhưng những vấn đề nhóm cực tả hay cực hữu nêu ra là những vấn đề phải được giải quyết. Vấn đè di dân, vấn đề hồi giáo. Macron ca tụng một nước Pháp thân hữu giữa tất cả những người đến từ mọi chân trời, nhưng không thể nhắm mắt trướ sự chung đụng càng ngày càng khó khăn giữa người địa phương và những người hồi giáo, nhất là hồi giáo quá khích. Vấn đề thế giới hoá, nếu đã mang các lại thịnh vượng cho hàng triệu người, cũng đã đẩy hàng triệu người khác ra lề đường, lạc lõng trên chính quê hương mình. Vấn đề tài phiệt hãnh tiến, đã lộng hành như những ông chủ thực sự của thế giới, biến chính trị gia thành những bù nhìn. Và quan trọng hơn hết, đã biến thế giới thành một thị trường (phải không, ông Trump ?), các dân tộc thành những người tiêu thụ, không còn cá tính, văn hóa, bản sắc riêng. Einstein, hình như Einstein, nói : mỗi lần đạt tới một khám phá, thực hiện một tiến bộ, phải tự hỏi tiến bộ đó có tính cách nhân bản hay không.

Đó là vấn nạn của cả thế giới, của mỗi quốc gia, của mỗi người, không phải chỉ của nước Pháp. Khi nào những vấn đề đó chưa có giải pháp, sớm muộn gì FN cũng nắm chính quyền ở Pháp, thế giới sẽ bị cai trị bởi những nhóm mị dân, chế ngự bởi chủ nghĩa dân tộc quá khích. Chủ nghĩa dân tộc quá khích, lịch sử đã chứng minh, sẽ đưa tới khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, hận thù, xung đột giữa các quốc gia. Chiến tranh chỉ chờ để bùng nổ. Đó không phải là chuyện giả tưởng. Đó là một đe dọa trước mắt, trong một thời đại hỗn loạn, nước nào cũng võ trang tới mang tai.

Paris, 07/05/2017

Từ Thức 

Nguồn : https://www.facebook.com/tu-thuc.39

Additional Info

  • Author Từ Thức
Published in Diễn đàn

Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp 2017 với tỷ lệ 65,9% (RFI, 07/05/2017)

Theo các thẩm định của các viện thăm dò dư luận được AFP trích dẫn và công bố lúc 20 giờ, giờ Pháp, ứng cử viên của phong trào En Marche ! (Tiến Bước !) Emmanuel Macron đã về đầu vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, ngày 07/05/2017, với tỷ lệ phiếu bầu từ 65 đến 66,1%.

macron1

Emmanuel Macron, tổng thống tân cử Cộng Hòa Pháp - Ảnh FMM

Tổng thống mãn nhiệm François Hollande đã gọi điện thoại cho chúc mừng "nồng nhiệt" Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Cộng Hòa Pháp, theo thông cáo của phủ tổng thống Pháp. Tổng thống mãn nhiệm nhấn mạnh : "Thách thức lớn là đoàn kết và xây dựng để tiếp tục con đường đưa nước Pháp đến tiến bộ và công bằng xã hội".

Ít phút sau khi truyền thông đồng loạt đưa kết quả bỏ phiếu, bà Marine Le Pen, ứng viên của Mặt Trận Quốc Gia (thu được khoảng 34,1% phiếu bầu) đã chúc mừng ông Emmanuel Macron trong một tuyên bố ngắn gọn đọc trước những người ủng hộ. Marine Le Pen cũng ca ngợi "kết quả lịch sử " của Mặt Trận Quốc Gia.

Trên đây là số liệu ước tính tương đối chính xác của các viện thăm dò. Kết quả kiểm phiếu cuối cùng sẽ được Bộ Nội Vụ công bố trong ngày mai (08/05/2017). Tiếp đó đến ngày 11/5 Tòa Bảo Hiến sẽ thông qua kết quả chính thức và cho đăng trên Công báo. Kể từ khi đó, ông Emmanuel Macron mới chính thức trở thành tổng thống Pháp. Tân tổng thống sẽ chỉ định thủ tướng để thành lập chính phủ mới.

Lễ chuyển giao quyền tổng thống sẽ diễn ra tại điện Elysée ngày 14/05. Lần đầu tiên kể từ 110 năm nay, việc chuyển giao quyền lực diễn ra vào ngày Chủ nhật. Một ngày sau đó, lần lượt các bộ trưởng cũ tiến hành bàn giao công việc cho các lãnh đạo mới.

Cựu bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới bước chân vào chính trường chưa đầy 5 năm, lần đầu tiên ra ứng cử tổng thống với chủ trương trung dung, không tả - không hữu đã trở thành vị tổng thống trẻ nhất của Pháp từ trước tới nay.

********************

Ông Macron 'đắc cử tổng thống Pháp' (VOA, 08/05/2017)

macron2

Ông Emmanuel Macron đánh bại n đi th Marine Le Pen vi khong cách bit ln.

Ông Emmanuel Macron hôm 7/5 đã được bu làm tng thng Pháp, đánh bại n đi th Marine Le Pen vi khong cách bit ln.

Reuters dẫn d đoán kết qu ca c tri ri phòng phiếu cho biết như vy.

Theo đó, ứng viên ng h s hi nhp ca Châu Âu giành được 65,9% s phiếu, trong khi đi th tng đe da đưa Pháp ri Liên hip Châu Âu giành được 34,1% phiếu.

Cuộc bu c này được cho là có th quyết đnh liu nước Pháp tiếp tc con đường toàn cu hoá, hay s r sang con đường mi tách khi Liên Hiệp Châu Âu.

Trong cu
c đua b chi phi mnh m bi các vn đ v công ăn việc làm, nhp cư và an ninh, c tri đng trước nhng la chn khó khăn trong cuc b phiếu vòng hai và cũng là vòng chung cuc. Mt bên là cu b trưởng kinh tế theo đường li trung dung, ông Emmanuel Macron. Đi th ca ông là người theo ch nghĩa dân tc, chng di dân, bà Marine Le Pen.

Các cuc thăm dò trước hôm Ch nht cho thy ông Macron dn trước vi t l ng h là 63%, cách xa đáng k so vi mc 37% ca bà Le Pen.

Bà Le Pen, với quan đim chng EU và thúc đy vic ngăn chn dòng người di cư Hi giáo đến nước Pháp, đang thu hút s chú ý ca thế gii ti cuc chy đua.

Bà kêu gọi trc xut nhng người Hi giáo, đóng ca các nhà th Hi giáo nơi các thày tế thuyết ging chủ nghĩa cc đoan, ct gim người nhp cư, bãi b đng euro, và trưng cu dân ý v tư cách thành viên EU ca Pháp.

Lý do chính để bà Le Pen chng li EU cũng tương t như lý do ca nhng người Anh đã nêu ra đ thc hin Brexit : Các chính sách ca EU v tự do đi li đng nghĩa là EU mi kim soát biên gii ch không phi các quc gia riêng r.

Còn ông Macron có cái nhìn khác hoàn toàn. Vị cu lãnh đo ngân hàng đã nhiu ln nói ông tin rng không có chuyn rút lui khi toàn cu hóa.

Ông Macron chủ trương kiên định ng h EU nhưng cũng nói ông mun thy có các ci cách đ làm cho t chc này tr nên dân ch hơn. Ông đã cnh báo rng nếu EU c tiếp tc vn hành như hin nay, s dn đến Frexit, tc là vic nước Pháp rút khi EU ging nước Anh.

Đất nước b chia rẽ

Nhiều c tri vùng thành th, hu hết là thnh vượng, có chung quan đim vi ông Macron. H đánh giá rng quc gia ca mình là thí nghim thành công v s tp hp nhng người t nhiu nơi trên thế gii, và toàn cu hoá không ch là bt kh kháng mà còn là chìa khóa đi đến s thnh vượng kinh tế trong tương lai.

Thông điệp ca bà Le Pen đã cng hưởng vi nhiu người cho rng tương lai ca h b đe da bi ch nghĩa tư bn thân hu và s phá hoi văn hoá bn x ca Pháp. Nhng nơi ng h bà mnh m ch yếu là các khu vc đông bc nước Pháp, nơi các công xưởng và nhà máy thép đóng ca đã làm mt đi hàng nghìn vic làm, đy t l tht nghip ca Pháp lên gn 10%, mt trong nhng mc cao nht Châu Âu.

Dự kiến s có nhiu người đi b phiếu hôm Ch nht và an ninh đã được tht cht khp đt nước.

Tuy nhiên, các quan chức cho hay, s người đi b phiếu tính đến gia trưa trên c nước thp hơn mt chút so vi cùng kỳ năm 2012, đt mc 28%.

*******************

Không có "trăng mật" chờ tân Tổng thống Pháp (Người Lao Động, 07/05/2017)

Hơn 45 triệu cử tri Pháp ngày 7/5 đã tham gia vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống để chọn ra nhà lãnh đạo sẽ dẫn dắt họ trong 5 năm tới trong số 2 ứng cử viên : ông Emmanuel Macron chủ trương ôn hòa và chính khách cực hữu Marine Le Pen.

Tương lai bấp bênh

Vị tổng thống kế tiếp của nước Pháp sẽ không được nếm hưởng "trăng mật" khi thừa kế một đất nước chia rẽ sâu sắc trong bối cảnh nước này đang lún sâu vào tình trạng thất nghiệp, nền kinh tế trì trệ và nhiều nỗi lo về an ninh. Tuy nhiên, người chiến thắng ít nhất cũng mở ra một chương mới trong chính trường của Pháp khi cả hai đảng cánh tả và cánh hữu lớn - Đảng Xã hội và Đảng Những người Cộng hòa - nắm quyền điều hành nước Pháp suốt nhiều thập kỷ qua đều đã thất bại thảm hại tại vòng 1 hôm 23/4.

Tất cả các cuộc thăm dò trước bầu cử đều cho thấy ông Macron gần như cầm chắc chiến thắng trước đối thủ Le Pen. Thế nhưng, đằng sau bầu không khí chắc chắn đó lại là nỗi ám ảnh về sự bấp bênh đối với chính trường. Giới phân tích không chờ đợi một sự bất ngờ gây sốc tương tự điều đã diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái đến từ bà Le Pen. Điều thực sự khiến giới phân tích theo dõi sát chính là mức độ phản ứng của cử tri.

Theo Telegraph, số lượng cử tri đi bỏ phiếu thấp hơn so với vòng 1 và các cuộc bầu cử năm 2012, 2007. Thông tin này rõ ràng là không được mong đợi đối với ông Macron - vốn kỳ vọng người ủng hộ những ứng viên các chính đảng cánh hữu và cánh tả đã đại bại sẽ dồn phiếu cho mình trong vòng "chung kết". Các nhà quan sát cho rằng một số cử tri bất bình dường như đã quyết định… ở nhà ! Trong khi đó, những người ủng hộ Đảng Mặt trận Dân tộc (FN) của bà Le Pen theo truyền thống vẫn có kỷ luật và có động cơ đến phòng bỏ phiếu hơn nhiều.

Giới quan sát theo dõi tỉ lệ phiếu bầu dành cho mỗi ứng viên không hẳn chỉ vì kết quả thắng thua mà hơn cả là để đọc được ý nghĩa về mặt chính trị của nó. Họ cho rằng đại diện của phong trào En Marche ! phải thu hút được hơn 60% số phiếu bầu mới đủ sức chứng tỏ một lời cự tuyệt dứt khoát không chỉ đối với FN mà cả những người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu ở Châu Âu và các chính khách chống nhập cư. 

Còn nếu bà Le Pen đạt được hơn 40% số phiếu bầu, có thể nói tương lai chính trị xán lạn vẫn đang chờ đợi nữ chính trị gia 48 tuổi. Bản thân nữ thủ lĩnh FN đã chuẩn bị cho cuộc đấu tranh hậu bầu cử khi đưa ra lời khuyến cáo "một cơn giận dữ sẽ bùng nổ trong nước" nếu như chiếc ghế tổng thống thuộc về ông Macron - đối thủ bị bà đánh giá là "kẻ dửng dưng trước các quyền lợi quốc gia của Pháp".

macron3

Ông Emmanuel Macron và vợ, bà Brigitte Trogneux, trong một buổi tiếp tân ở Điện Elysée - Ảnh : REUTERS

Nhiều thách thức

Vụ rò rỉ số lượng lớn thư điện tử tranh cử của ông Macron hôm 6-5, mà đội ngũ vận động tranh cử của ông đã đổ lỗi cho các cơ quan tình báo Nga, ít khả năng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Thế nhưng, vụ rò rỉ này xác nhận ấn tượng đây là một trong những cuộc vận động tranh cử tồi tệ nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại. Thế rồi, chẳng bao lâu sau khi cuộc bầu cử khép lại, giới truyền thông Pháp chắc chắn sẽ đào bới số thư điện tử bị đánh cắp trên nhằm kích động thông tin chống lại nhân vật chắc hẳn sẽ còn được nói tới nhiều trong những ngày tới.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn nữa khi ông Macron là vị chính khách quá ít trải nghiệm chính trường. Ngoài khoảng thời gian ngắn tham gia một phong trào xã hội ở Pháp, ông chưa bao giờ nắm giữ chức vụ được bầu nào và cũng chẳng có đảng phái chính trị nào đứng đằng sau ông. Dù vậy, nếu như muốn điều hành đất nước hiệu quả, ông cần trở thành một "tay chơi" trong cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng sau. 

Về phần mình, ông Macron khăng khăng rằng "phong trào" được thành lập vội vã của ông sẽ biến thành một đảng và sẽ chiếm "đa số ghế rõ rệt" tại quốc hội. Ông Macron cũng bác bỏ nhận định cho rằng ông sẽ phải sống với một cơ quan lập pháp thù địch.

Tuy nhiên, trong khi chỉ có trong tay mấy tuần lễ ngắn ngủi để thành lập một đảng phái góp mặt tại quốc hội, ý tưởng đảng do ông Macron mới thành lập giành được 290 ghế cần thiết để chiếm đa số tại quốc hội vẫn là chuyện cường điệu. 

Kịch bản nhiều khả năng xảy ra hơn là ông Macron sẽ phải sống với một cơ quan lập pháp, trong đó phe Xã hội trung tả và phe Cộng hòa trung hữu tiếp tục nắm quyền điều khiển. Điều đó có nghĩa cả hai đảng này đều xem ông Macron là mối đe dọa chủ yếu của họ và đều không mảy may quan tâm đến ông. 

Lục San

Published in Quốc tế
Trang 3 đến 3