Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mới đây, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ đưa ra một bản phúc trình về Lực lượng 47 và sự kiểm duyệt mạng xã hội tại Việt Nam. Bản phúc trình nêu lên tình trạng các dư luận viên thuộc Lực lượng 47 sử dụng cách thức báo cáo hàng loạt để khóa danh khoản Facebook của những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền.

cyber1

Biểu tượng mạng xã hội facebook - AFP

Tài khoản giả - kiểm duyệt thật

Theo nội dung bản phúc trình, khi mạng xã hội trở nên phổ biến, chính quyền Việt Nam đã tìm cách giới hạn việc viết blog, chỉ cho phép các blogger viết về các vấn đề cá nhân ; yêu cầu dữ liệu người dùng phải được lưu trữ tại Việt Nam và thậm chí còn siết dòng truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội này.

Mặc khác, khi chính quyền Việt Nam không có khả năng hoặc không thể đóng cửa các nền tảng phổ biến như YouTube và Facebook vì lý do kinh tế, họ đã áp dụng một cách tiếp cận mới, đó là "tạo" nên lực lượng dư luận viên có tên là Lực lượng 47.

Từ những thông tin trên, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ hôm 1/2/2023 đã công bố Thư ngỏ kêu gọi Facebook xóa bỏ các mạng lưới tài khoản độc hại ở Việt Nam. Thư ngỏ có đoạn nêu : "Tại Việt Nam, các mạng lưới tinh vi gồm các tài khoản Facebook ảo đồng loạt báo cáo tài khoản của các nhà hoạt động, khiến nội dung của họ bị gỡ xuống và sử dụng các lập trình tự động – bot để phổ biến hàng loạt các thông tin sai lệch".

Nhằm hiểu rõ hơn về nội dung thư ngỏ mà đảng Việt Tân công bố, RFA đã liên lạc ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân của đảng Việt Tân, và được ông cho biết thêm :

"Trong thời gian qua, khá nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam, các nhà hoạt động, các nhà dân báo bị báo cáo nội dung và bị xem là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Họ bị lấy bài xuống, bị đóng Facebook. Đây là một nỗ lực khá quy mô của Lực lượng 47, của các dư luận viên để làm sao kiểm duyệt tiếng nói độc lập, tiếng nói đối kháng với Nhà nước.

Đây là phương pháp mà Nhà nước cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện vào lúc này. Đó là vấn nạn mà nhiều người đã thấy trong thời gian qua. Cái quan trọng ở đây không chỉ là Lực lượng 47 có cả chục ngàn người do nhà nước cộng sản Việt Nam điều động, mà cái quan trọng còn là cả một mạng lưới rất nhiều tài khoản giả mạo được họ lập ra.

Theo một tài liệu nội bộ của Facebook tiết lộ, thì có thể Việt Nam đang có 15 triệu tài khoản giả trong tổng số 70 triệu tài khoản hiện có. Con số 15 triệu là con số rất lớn".

Thông tin từ truyền thông Nhà nước cho biết, lực lượng 47 được Tổng cục Chính trị thành lập theo Chỉ thị 47/CT-CT vào năm 2016. Chỉ một năm sau khi thành lập, quân số của lực lượng này, theo thông tin từ Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ vào cuối năm 2017, đã lên đến hơn 10 ngàn người.

Ông Nghĩa cũng khẳng định : "Lực lượng này đang hoạt động rất tích cực, hiện có ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền mọi lĩnh vực của quân đội".

Lực lượng này, ngoài ra, còn có nhiệm vụ theo dõi, đăng tải nội dung lên các nhóm Facebook để bảo vệ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Thông qua các tài khoản cá nhân, lực lượng đăng tin, bài dưới hình thức viết bình luận và báo cáo lại cho cấp trên để tập trung đấu tranh phản bác làm tăng số lượt bình luận ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu về mạng xã hội, lực lượng này là một trong những lực lượng đông đảo nhất và có mạng lưới gây ảnh hưởng phức tạp nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Hôm 8/7/2021, một bài viết của Reuters cho biết Facebook đã tháo gỡ một số tài khoản của Lực lượng 47 vì vi phạm chính sách về báo cáo hàng loạt. Nhóm này đã huy động các thành viên bao gồm quân nhân và thường dân, đồng loạt báo cáo các bài đi ngược với quan điểm của Đảng, nhằm nỗ lực buộc Facebook phải gỡ bỏ các nội dung này.

Một phát ngôn nhân của Facebook lúc bấy giờ đã xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do qua điện thư như sau :

"Chúng tôi đã xóa bỏ một số nhóm và tài khoản Facebook tại Việt Nam vì chủ nhân đã có nỗ lực phối hợp báo cáo hàng loạt các nội dung trên Facebook. Mặc dù việc báo cáo hàng loạt không ảnh hưởng đến phán quyết của chúng tôi về bài đăng có vi phạm quy tắc hay không, nhưng nó làm suy yếu các hệ thống của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ có biện pháp đối với bất kỳ vi phạm nào mà chúng tôi phát hiện được".

"Cuộc chiến" không cân sức…

kiemduyet1

Ảnh minh họa Lực lượng 47 của Việt Nam do RSF đăng tải trong danh sách 20 kẻ thù lớn nhất trên Internet, nhân ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Internet.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới – RSF - vào ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Internet 12 tháng 3 năm 2020 đã công bố danh sách 20 kẻ thù lớn nhất trên Internet, trong đó có Lực lượng 47 của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trả lời RFA lúc bấy giờ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam nhận định :

"Thật sự đây là cuộc đấu tranh không cân sức, bởi vì những người đấu tranh cho tự do dân chủ thì không có nguồn lực bằng lực lượng 47 của họ, họ có hàng chục ngàn người. Họ được nhà nước tài trợ không chỉ tiền bạc mà còn kỹ thuật, có thể nói họ có nguồn lực vật chất hơn hẳn các nhà đấu tranh".

Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nhận xét với Đài Á Châu Tự Do cùng vào thời điểm đó cho rằng Facebook nỗ lực tháo gỡ một số tài khoản của dư luận viên là điều tích cực. Tuy nhiên, ông nói, vấn đề cốt lõi là Facebook không minh bạch về các thuật toán của họ, cũng như những thảo luận của họ với chính quyền Hà Nội.

Mặc khác, một số Facebooker mà RFA tiếp xúc xác nhận rằng, Lực lượng 47 đã sử dụng chiêu thức báo cáo hàng loạt để Facebook khóa danh khoản của họ với một lý do chung là ‘vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.’

Bà Bùi Thị Minh Hằng, người từng bị án tù về tội "gây rối trật tự công cộng" vì tranh đấu cho quyền con người ở tại Việt Nam, nói với RFA nhận định của bà :

"Nói chung, những cái mà họ không muốn cho xuất hiện thì bằng mọi cách họ report. Hơn nữa, với Luật an ninh mạng của nhà cầm quyền cộng sản, họ dùng tất cả chính sách đó để họ tấn công lại những Facebooker đối kháng với họ. Đó là điều chắc chắn. Như mình bây giờ không phát biểu gì nhưng bài vở của mình họ cũng che đậy đi rất nhiều. Rất nhiều người nói rằng không thấy bài của mình đâu. Khi họ report, họ trả lời thẳng với mình là họ đưa bài của mình xuống cuối cùng. Với kinh nghiệm của những người như mình thì mình biết rằng bộ phận an ninh và chính quyền Việt Nam họ can thiệp vào việc này.

Trong số mấy chục ngàn người theo dõi, mình nhận thấy hơn phân nửa là dư luận viên. Mình không thể chặn hết được. Họ đọc cả những lời comment rồi họ tiến hành những việc tiếp theo".

Một Facebooker khác là bà Nguyễn Lai, người có lượt theo dõi cao trên Facebook và cũng thường xuyên bị Facebook ‘giam’ nói với RFA :

"Trong hai năm liên tiếp, mỗi một năm chị bị report hết 10 tháng. Có nghĩa chị chỉ lên Facebook được hai tháng, Cho nên dạo sau này chị không viết một cái gì được hết. Vừa mới viết lên là nó vừa report bài và giam cả tháng trời. Nó báo là chị vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Cái hồi mà chị hay bị công an quấy nhiễu thì khi nó kêu lên đồn công an nó nói với chị là sáng nào nó cũng đọc bài của chị. Những bài vui vui thì nó thích, thì mình mới biết là những bài mình viết nó đọc hết.

Có một số người ở những địa phương có công an theo dõi bài của mình. Những người viết bài để chế độ bạn bè thì không sao. Chị để chế độ cộng đồng để cho mọi người đọc, để cho mọi người bình luận được thì chị rất dễ bị theo dõi và bị report".

Từ ý kiến của các Facebooker có thể thấy, phúc trình của tổ chức Đảng Việt Tân khi nhìn nhận các đội quân an ninh mạng như Lực lượng 47 được đào tạo cách thức báo cáo các vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng với mục tiêu cuối cùng là khiến một trang hoặc tài khoản cá nhân bị cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn, là có cơ sở.

Trong báo cáo năm 2022, Freedom House xếp Việt Nam ở vị trí thứ 5 từ dưới lên về mức độ tự do Internet, do Hà Nội đã có những hành vi kiểm duyệt nội dung và vi phạm các quyền của người dùng. Từ lâu, kiểm soát sự truy cập thông tin trực tuyến đã là một ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

Mới đây, hôm cuối năm 2022, truyền thông Nhà nước loan tin, sau 25 năm kết nối internet toàn cầu, Việt Nam có hơn 73% dân số sử dụng internet, tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á và nằm trong top 10 Châu Á Thái Bình Dương.

Nguồn : RFA, 02/02/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Các nhà hoạt động Việt Nam bị nhóm hacker khét tiếng nhắm tới ?

BBC, 24/02/2021

Trong thông cáo báo chí công bố ngày 24/2, tổ chức nhân quyền Amnesty Tech nói rằng hoạt động của Ocean Lotus đã kéo dài từ lâu.

hacker1

Nhóm Ocean Lotus, bị nghi ngờ có liên hệ với chính phủ Việt Nam, đứng sau một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp nhằm vào giới hoạt động nhân quyền, theo Amnesty Tech.

Amnesty Tech cũng nhấn mạnh một cuộc tấn công ngày càng gia tăng vào quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Phòng thí nghiệm Bảo mật của Amnesty Tech cho rằng họ đã tìm thấy bằng chứng kỹ thuật trong các email lừa đảo được gửi đến hai nhà hoạt động nổi tiếng của Việt Nam, một người sống ở Đức và một tổ chức phi chính phủ Việt Nam có trụ sở tại Philippines, cho thấy Ocean Lotus phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công từ năm 2018 đến tháng 11/2020.

Nhóm hacker này đã nhiều lần được các công ty an ninh mạng xác định là nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, các chính phủ và công ty nước ngoài.

"Những cuộc tấn công mới nhất này của Ocean Lotus nêu bật sự đàn áp mà các nhà hoạt động Việt Nam trong và ngoài nước phải đối mặt để đứng lên đấu tranh cho nhân quyền", Likhita Banerji, nhà nghiên cứu tại Amnesty Tech, cho biết.

Bà nói rằng việc giám sát bất hợp pháp này vi phạm quyền riêng tư và bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận.

"Chính phủ Việt Nam phải thực hiện một cuộc điều tra độc lập. Bất kỳ hành động từ chối nào đối với đề xuất này sẽ chỉ làm tăng thêm nghi ngờ rằng chính phủ Việt Nam đồng lõa trong các vụ tấn công của Ocean Lotus ".

---------

Điều tra của Amnesty Tech cho thấy blogger Bùi Thanh Hiếu, tức Người buôn gió, đã bị nhắm mục tiêu bằng phần mềm gián điệp ít nhất bốn lần từ tháng 2/2018 đến tháng 12/2019.

Amnesty Tech cáo buộc rằng blogger nổi tiếng này đã bị chính quyền Việt Nam quấy rối nhiều lần trước khi tỵ nạn ở Đức, nơi ông sinh sống từ năm 2013.

Một blogger khác ở Việt Nam, không nêu tên do lo ngại về an ninh, đã bị nhắm mục tiêu ba lần từ tháng 7 đến tháng 11/2020.

Một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Philippines hỗ trợ người tị nạn Việt Nam và thúc đẩy nhân quyền, được gọi là Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại (VOICE), đã bị nhắm mục tiêu vào tháng 4/2020. Các cựu nhân viên và tình nguyện viên cho VOICE nhiều lần bị sách nhiễu, cấm xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu khi trở về Việt Nam, theo báo cáo này.

Tất cả các cuộc tấn công được thực hiện dưới dạng email vờ chia sẻ một tài liệu quan trọng với một liên kết để tải xuống một tệp. Các tệp này bao gồm phần mềm gián điệp cho hệ điều hành Mac hoặc Windows. Phân tích của Amnesty Teach về các email độc hại cho thấy Ocean Lotus phải chịu trách nhiệm vì họ đã sử dụng các công cụ, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mạng cụ thể được nhóm tấn công sử dụng.

Khả năng tinh vi

Ocean Lotus (còn được gọi là APT-C-00 và APT32) chịu trách nhiệm nhiều cuộc tấn công mạng có chủ đích ít nhất từ năm 2013, nhằm vào các ngành khác nhau, các cơ quan đại diện của chính phủ các nước láng giềng đặt tại Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự.

Nhóm này đã phát triển các khả năng phức tạp gồm một số biến thể của phần mềm gián điệp Mac OS, phần mềm gián điệp Android và phần mềm gián điệp Windows.

Nhóm này cũng được biết là đã xâm nhập các trang web được quan tâm để nhắm mục tiêu những người truy cập trang web. Gần đây hơn, Ocean Lotus bị phát hiện đã tạo ra các trang web truyền thông trực tuyến giả mạo dựa trên nội dung tự động thu thập từ các trang web tin tức hợp pháp.

Việc nhắm mục tiêu vào những người bảo vệ nhân quyền bằng công nghệ giám sát kỹ thuật số là bất hợp pháp theo luật nhân quyền quốc tế. Giám sát bất hợp pháp vi phạm quyền riêng tư và ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và quan điểm, hiệp hội và hội họp ôn hòa, thông cáo báo chí của Amnesty Tech viets.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay họ đã chia sẻ những phát hiện của mình với các cơ quan chức năng của Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi tại thời điểm công bố.

'Đàn áp trực tuyến'

Bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội ở Việt Nam đang ngày càng bị hình sự hóa như một phần của chiến dịch trấn áp các tiếng nói chỉ trích trên diện rộng, theo thông cáo của Amnesty Tech. "Các nhà hoạt động bị bỏ tù, quấy rối, tấn công và kiểm duyệt trong im lặng trên cơ sở các luật mơ hồ, không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế", thông cáo viết.

Vào tháng 1/2019, Luật An ninh mạng có hiệu lực tại Việt Nam, trao cho chính phủ quyền hạn chế quyền tự do trực tuyến, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp dữ liệu và kiểm duyệt nội dung của người dùng.

Tổ chức Ân xá Quốc tế gần đây đã ghi nhận các hành vi đàn áp có hệ thống ở Việt Nam bằng cách kiểm duyệt, tấn công vật lý, hình sự hóa và quấy rối trực tuyến các nhà hoạt động.

Báo cáo có tên "Hãy cho chúng tôi thở" (Let Us Breathe) cáo buộc Facebook và Google ngày càng đồng lõa với chế độ kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam.

Việt Nam nói gì ?

Cuối năm 2019, phản ứng trước việc Việt Nam bị Tổ chức Freedom House xếp vào danh sách các nước không có tự do internet, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng Việt Nam "hoàn toàn bác bỏ những đánh giá thiếu khách quan, không đúng sự thật" này.

Ông Ngô Toàn Thắng, được truyền thông Việt Nam trích lời nói :

"Việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế".

"Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của Internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như đáp ứng những nhu cầu trao đổi thông tin, học tập làm việc của người dân".

"Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet và mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Công nghệ thông tin, trong đó có mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội ở Việt Nam".

"Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam đã có hơn 60 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 60% dân số, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet và có khoảng 55 triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nằm trong nhóm nước có lượng người dùng lớn nhất thế giới".

Về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nói chung, trong một bài viết cuối năm 2020 trên Nhân dân điện tử, chính quyền Việt Nam cho rằng "Các thành tựu nhân quyền của Việt Nam là không thể phủ nhận".

Bài báo cũng nói Việt Nam "luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó nổi lên là các quyền về chính trị, dân sự"... Và rằng những thực tế này "không chỉ được nhiều nước trên thế giới, bạn bè quốc tế đánh giá cao, mà ngay cả nhiều tổ chức, thế lực từng có lúc chưa hiểu rõ hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam cũng phải thay đổi, thừa nhận".

Nguồn : BBC, 24/02/2021

***************************

Việt Nam : Chiến binh mạng 'ăn ngủ với máy tính' và muốn có chứng chỉ Mỹ

BBC, 19/02/2021

Một bài viết trên trang Quân đội Nhân dân ở Việt Nam gần đây ca ngợi tinh thần làm việc và trình độ chuyên môn cao của các quân nhân – chuyên gia an ninh mạng của Bộ Tư lệnh 86.

hacker3

Chiến binh mạng của Việt Nam hiện nay muốn đủ tiêu chuẩn tác chiến phải 'vừa hồng vừa chuyên'

So với Phương Tây, lực lượng quân sự cho không gian mạng ở Việt Nam ra đời không hề muộn hơn nhưng nhiệm vụ của họ có khác, gồm cả tiêu chí vì "cách mạng", chứ không chỉ là an ninh mạng thuần tuý.

Bộ Tư lệnh 86, được các báo Việt Nam giới thiệu cùng bài phát biểu của Thượng tướng Phan Văn Giang tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam 13, là cơ quan có hoạt động rất quan trọng cho nước này.

Bài trên Quân đội nhân dân (05/02/2021) nói thành lập chưa được ba năm nhưng nguồn cán bộ của Bộ Tư lệnh "có trình độ chuyên môn cao về công nghệ thông tin và tác chiến không gian mạng".

hacker4

Cán bộ, nhân viên Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 1, Bộ tư lệnh 86 rà soát hạ tầng kỹ thuật máy tính mạng quân sự. Ảnh minh họa báo Quân đội nhân dân điện tử, 05/02/2021

Bài báo ca ngợi "các chiến binh mạng" có "tinh thần làm việc say mê, "cháy" hết mình vì công việc, ngày đêm "ăn ngủ với máy tính".

Tuy thế, bài báo tiết lộ rằng các chiến binh mạng nói trên vẫn tiếp tục cần có chứng chỉ bảo mật của Phương Tây để hoạt động.

"Một trong những điều kiện khắt khe đối với những người muốn theo đuổi sự nghiệp bảo đảm an toàn thông tin là có "bảo bối" chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin. Hiện nay, Học viện SANS (Mỹ) có rất nhiều khóa học cấp chứng chỉ bảo mật tương ứng như GISF, GSEC, GPEN, GCIH... cung cấp cho các chuyên gia cập nhật kiến thức và kỹ năng về an toàn an ninh mạng phức tạp".

Tất nhiên, việc học từ nước ngoài (qua mạng ?) không thể trang bị hết cho Bộ Tư lệnh 86 kiến thức cần có, vì không nước nào lại chia sẻ hết "bảo bối" an ninh mạng cho Việt Nam.

"Trong khi đó, tập huấn, giao lưu với các nước trên thế giới, họ cũng không chia sẻ tác chiến trên không gian mạng vì thế không có cách nào khác là đơn vị tự nghiên cứu, tự rút kinh nghiệm, viết chiến lệ sau mỗi lần chiến đấu", một trung tá tại Bộ Tư lệnh 86 cho biết.

Mặt khác, có vẻ như chính các "chiến binh mạng" này cần phải "giữ mình" để không vấp ngã "trên mạng", như lãnh đạo của Bộ Tư lệnh 86 thừa nhận :

"Tác chiến trên KGM, ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rất mong manh, nếu không bản lĩnh, không trung thành, không có đạo đức nghề nghiệp, tự do vô kỷ luật thì dễ bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc. Chỉ cần một cú kích chuột là có thể từ người tốt trở thành kẻ tội đồ, phản bội", Trung tá Nguyễn Cao Cường, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 nói.

Một sĩ quan khác, Thiếu tá, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thái, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thì nêu rõ hơn về các đối tượng mà Bộ Tư lệnh 86 phải đương đầu :

"Các thế lực thù địch, phản động, hacker có nhiều chiêu trò tinh vi, xảo quyệt, có thể chúng ta vừa "làm sạch" máy chủ của cơ quan, đơn vị này nhưng lúc sau nó lại xuất hiện ở chỗ khác..".

Lực lượng 47 và Dư luận viên ?

hacker5

Các báo Việt Nam không nói rõ Bộ Tư lệnh 86 có liên quan gì đến Lực lượng 47 mà giới chức cho biết vào cuối 2017 đã có 10 ngàn thành viên.

Theo phát biểu của các quan chức quân đội, công an và tuyên giáo Việt Nam (Tuổi Trẻ 25/12/2017) thì Lực lượng 47 có vẻ có nhiệm vụ chính là bảo vệ hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản hơn là hoạt động chống xâm nhập, hacking trên không gian mạng từ các tác nhân nhà nước bên ngoài.

Bài báo nhấn mạnh Lực lượng 47 là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, "vừa hồng vừa chuyên", kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao.

Họ đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh "chống các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng" theo Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng lúc đó, Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa.

Sau Đại hội 13, tướng Nghĩa vừa được thăng tiến trong Đảng, lên giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiện không rõ các hoạt động của những nhóm mà một số nhà quan sát mạng Internet Việt Nam từ nước ngoài gọi là "dư luận viên" (state-sponsored trolls hoặc opinion shapers) có liên quan gì đến các đơn vị được ca ngợi nói trên hay không.

Cộng đồng mạng xã hội tiếng Việt phản ánh rằng có những nick ảo thường vào các trang thảo luận tự do tư tưởng hoặc 'lề trái' để ồ ạt chửi bậy lặp đi lặp lại một cách ngây ngô, gây nghi vấn đây là cách rải trolls bằng bot có nguồn gốc không rõ ràng.

BBC không có điều kiện xác nhận những hoạt động này đến từ đâu.

An ninh không gian mạng ở một số nước

Tại Anh, mới tháng 11/2020, thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace công bố lập Lực lượng Không gian mạng quốc gia -National Cyber Force (NFC).

Đây là đối tác giữa trung tâm thông tin tình báo GCHQ và Bộ Quốc phòng Anh có mục tiêu bảo vệ Anh quốc trong cuộc chiến trên không gian mạng.

Quan chức Anh nhấn mạnh về vai trò bảo vệ mạng thông tin quốc gia, các tàu chiến, phi cơ của quân lực Hoàng gia trước tấn công mạng.

Quy định về hoạt động của NFC được công khai tại trang mạng và quảng cáo tuyển nhân viên tại trang về công chức chính phủ 'Civil Service Jobs'.

Nhân viên NFC ở Anh không phải là quân nhân.

Hoa Kỳ hồi năm 2010 đã lập ra – Bộ Tư lệnh không gian mạng (US Cyber Command) thuộc Bộ Quốc phòng.

Bên cạnh các hoạt động bí mật, họ thường xuyên tự quảng cáo trên mạng Internet như một cơ quan công quyền bình thường, gồm cả lời chúc Ngày Lễ tình nhân Valentine's Day trên Twitter, Facebook tuần qua.

Ở Trung Quốc, Lực lượng tác chiến không gian mạng thuộc Quân Giải phóng được thành lập năm 2015 khi chính phủ cải cách quân đội.

Tuy chỉ có tên là Đội Chi viện Chiến lược, lực lượng không gian mạng của Trung Quốc được xây dựng trên chiến lược quân sự 2013, đánh giá đúng các đối thủ cạnh tranh trong công nghệ mạng.

Theo một số phân tích tại Hoa Kỳ, Trung Quốc dùng khái niệm 'Tám con King Kong' (Khỉ đột khổng lồ trong phim Hollywood) để nhận diện các đại công ty nắm chuỗi cung ứng công nghệ cao mà Trung Quốc cần cạnh tranh.

Đó là Apple, Cisco, Google, IBM, Intel, Microsoft, Oracle và Qualcomm.

Khác với cách Bộ Tư lệnh 86 của Việt Nam phải cố gắng chạy theo công nghệ Phương Tây để học hỏi, chiến tranh không gian mạng của Trung Quốc có mục tiêu ban đầu là giám sát chặt chẽ và thậm chí bắt chước 8 King Kong.

Tiếp đó Trung Quốc tiến tới phát triển cơ sở hạ tầng cho không gian mạng riêng, gồm các máy chủ siêu nhanh, trung tâm dữ liệu khổng lồ để cạnh tranh với các nước khác.

Nhờ đó, Trung Quốc có thể đảm bảo an ninh cho chính sách thông tin của họ ở các khu vực trọng yếu (critical areas) và sau có thể dùng các phương tiện tương ứng (parallel tools) để bành trướng ra bên ngoài.

Ngoài việc bảo mật và bị tố cáo là dùng không gian mạng để đánh cắp công nghệ cao, Trung Quốc dùng lực lượng an ninh mạng để quảng bá hình ảnh của Đảng Cộng sản.

Trong chiến tranh thông tin với các đối thủ trên thế giới, Trung Quốc hiện đã đạt khả năng công nghệ trong top 100, nhưng gặp phải vấn đề cản trở là ngôn ngữ.

Để chống lại tấn công thông tin trên thế giới, Trung Quốc buộc phải dùng tiếng Anh vì tiếng Trung chỉ đạt có 1,7% người sử dụng trên tất cả các trang web toàn cầu.

Một trong những nước gặp nhiều khó khăn kinh tế là Bắc Hàn lại có lực lượng tác chiến mạng rất mạnh và hung hãn, theo các đánh giá của Phương Tây.

Bài của Michael Raska trên trang của Viện RSIS năm 2020 cho rằng từ những năm 1990 Bình Nhưỡng đã chú tâm vào công tác tin tặc.

Tổng cục Trinh sát của Bộ Quốc phòng Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên gần đây đã nhận Phòng 121 và đơn vị 91 vào để tăng cường sức mạnh.

Hoạt động trên không gian mạng của Bắc Hàn có mục tiêu thu thập, thậm chí đánh cắp thông tin công nghệ cao để phục vụ cho chương trình tên lửa và cho phát triển kinh tế, theo ông Raska.

Đôi khi tin tặc Bắc Hàn cũng trừng phạt cả các hãng phim ảnh nước ngoài để chặn các tác phẩm 'bôi nhọ hình ảnh' nước họ, như vụ tấn công Sony Pictures năm 2014.

Tuy thế, có đánh giá rằng Bắc Hàn có thể đã hoặc sắp nắm được công nghệ mã hóa cao cấp quantum enscription.

Nguồn : BBC, 19/02/2021

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Tổ chức Phóng viên Không biên giới - RSF vào ngày Thế giới Chống kiểm duyệt Internet 12/3 năm 2020, đã công bố danh sách 20 kẻ thù lớn nhất trên Internet, trong đó có Lực lượng 47 của Quân đội nhân dân Việt Nam.

cyber1

Huy hiệu Lực lượng 47 thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Tổ chức phóng viên không biên giới RSF, Lực lượng 47 gồm 10.000 người chiến đấu chống lại những tiếng nói dân chủ và những người bị cho là chống đối chính phủ.

Lực lượng 47 đã sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để đe dọa, giám sát hoặc kiểm duyệt các nhà báo và do đó làm giảm nghiêm trọng quyền tự do thông tin trên Internet.

Trả lời RFA hôm 12/3, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch Hội tin học Việt Nam nhận định :

"Thật sự đây là cuộc đấu tranh không cân sức, bởi vì những người đấu tranh cho tự do dân chủ thì không có nguồn lực bằng lực lượng 47 của họ, họ có hàng chục ngàn người. Họ được nhà nước tài trợ không chỉ tiền bạc mà còn kỹ thuật, có thể nói họ có nguồn lực vật chất hơn hẳn các nhà đấu tranh".

Nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức nhận định :

"Việc lực lượng 47 tìm cách đánh phá và hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí của người Việt trong và ngoài nước, là điều báo chí nhất là Tổ chức phóng viên không biên giới RSF đã rất để tâm và chú ý. Chính vì vậy, trong báo cáo RSF đưa ra vào năm 2020, có đưa lực lượng 47 vào 1 trong 20 tổ chức là kẻ thù lớn nhất của internet".

cyber2

Lực lượng 47 gồm 10.000 người chiến đấu chống lại những tiếng nói dân chủ (phần lớn trên facebook) và những người bị cho là chống đối chính phủ.

Đây là điều rất chính xác, và cũng là thông tin để các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới, nhìn vào công bố này của Tổ chức phóng viên không biên giới RSF, đánh giá về sự tệ hại của tự do internet tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng sự thật mới là sức mạnh vô địch, cho nên nếu các nhà đấu tranh biết và đừng lãng phí nguồn lực của mình, đó là nêu lên sự thật, và cố gắng tránh những chuyện đưa những thông tin không đúng sự thật thì có thể chiến thắng. Ông giải thích thêm :

"Bởi vì khi mình đưa tin giả, tin không đúng sự thật, tin không được kiểm chứng, thì mình tự làm mất uy tín của mình, và sức mạnh của mình sẽ giảm đi cả ngàn lần. Như thế mình lại không khác gì bọn dư luận viên, bởi vì bọn dư luận viên rất đông nhưng tác động không nhiều, bởi vì họ không nói sự thật. Thật sự tuy họ có sức mạnh vật chất, tiền bạc rất nhiều, nhưng tôi nghĩ, nếu những người đấu tranh biết cách của mình và quan trọng nhất là chuyên đưa sự thật, không bóp méo thông tin, không đưa tin giả, thì cái số ít người đấu tranh ấy sẽ ngày càng nhiều lên và chắc chắn sẽ chiến thắng".

Tổ chức Freedom House vào ngày 5/11/2019, cũng liệt Việt Nam vào danh sách những quốc gia không có tự do Internet.

Với nhan đề "Khủng Hoảng Mạng Xã Hội " Freedom House cho biết tiến trình khảo sát tự do mạng ở 65 quốc gia cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có điểm số từ 0 đến 39, là quốc gia không có tự do Internet.

Dưới mắt Freedom House, Việt Nam là quốc gia độc đảng, bị chi phối trong nhiều thập kỷ bởi một đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền, chưa kể Luật An Ninh Mạng nhằm hạn chế tự do Internet.

cyber3

Một hội nghị do Quân đội tổ chức về tập huấn và triển khai hoạt động của lực lượng 47

Nhà báo Ngô Nhật Đăng lại có nhận định :
"Tôi thấy tình hình thực tế như thế này, khi luật an ninh mạng có hiệu lực thì đáng lẽ việc kiểm duyệt internet ngày càng khó khăn hơn, nhưng tôi lại thấy hiện tượng nó có vẻ dễ dàng hơn, những chuyện bị ngăn chặn gỡ bỏ, report tấn công tài khoản Facebook nó không khắc nghiệt như trước đây. Theo suy nghĩ cá nhân của tôi, thứ nhất nhà nước không còn đủ tiềm lực, để ngăn chặn mạng xã hội về mặt kỹ thuật, nhân lực, tài lực… thứ hai là mạng xã hội và người dân ngày càng nhiều người lên tiếng trong tỷ lệ hàng chục triệu người dùng internet, nên để bóp nghẹt như trước là điều bất khả thi".
Cũng theo Tổ chức Freedom House, Việt Nam trước đây từng nói rằng Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dùng trên mạng. Tuy nhiên nhà chức trách đã gia tăng các vụ bắt bớ và bỏ tù trong những năm gần đây nhắm vào những người bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến trên Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.
Theo RSF, khi các phương tiện truyền thông Việt Nam đều tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản, nguồn thông tin được báo cáo độc lập là các blogger và nhà báo công dân, những người đang phải chịu những hình thức khủng bố khắc nghiệt hơn bao gồm bạo lực cảnh sát mặc thường phục.

cyber4

Hình ảnh bảng xếp hạng tự do báo chí toàn thế giới năm 2019 cho thấy Việt nam ở vị trí 176/180 gần đáy bảng xếp hạng)

Để biện minh cho việc tống giam và trừng phạt với các án tù dài, Đảng ngày càng sử dụng các điều 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự, theo đó các hoạt động của các tiếng nói dân chủ được gắn các cơ quan điều tra và xét xử gắn thêm nhãn là nhằm lật đổ chính quyền, là tuyên truyền chống nhà nước và lạm dụng quyền tự do và dân chủ để đe dọa lợi ích của nhà nước.

RSF nhận định, dưới sự lãnh đạo của đảng do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, mức độ khủng bố các tiếng nói đã tăng mạnh trong hai năm qua, có người đã bị kết án đến 20 năm tù. Đó là trường hợp nhà hoạt động Lê Đình Lượng ở Nghệ An.

Từ Berlin, bản tin của tờ Thoibao.de cũng đưa ra nhận định :

"Về vấn đề tự do internet thì như các bạn đã biết, Việt Nam là đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, và độc quyền dẫn đến độc tài, độc đảng. Ở Việt Nam có gần 4 triệu đảng viên được đảng sắp đặt những công việc, vị trí mà 90 triệu người dân không có giá trị gì với đảng cộng sản cả. Chính vì vậy trong thời đại thông tin internet mở rộng, lực lượng 47 là lực lượng khá nồng cốt của đảng, tìm mọi cách chống lại tất cả những thông tin sự thật đang tràn vào Việt Nam. Nhưng những người làm chuyện đó có trình độ văn hóa có vẻ là thấp, nên cũng gây ra khá nhiều phiền phức".
Bản tin cho biết thêm, Tổ chức phóng viên không biên giới RSF đưa ra thống kê việc lực lượng 47 đã báo cáo làm nhiều người đấu tranh bị khóa tài khoản, hoặc đưa ra những bình luận rất thô tục… nhằm mục đích để những người đấu tranh ngại không viết nữa. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện có hàng chục triệu tài khoản và dám mạnh dạn nói lên sự thật. Do đó Lực lượng 47 ngày càng lép vế trước những thông tin sự thật của người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nói hơn 10.000 người đấu tranh trên mạng mang tên "lực lượng 47" do được thành lập theo Chỉ thị 47 của quân đội.

Phát biểu tại hội nghị ở thành phố Hồ Chí Minh về công tác tuyên giáo, tướng Nghĩa cho biết thêm là lực lượng này là những người "vừa hồng vừa chuyên", một thuật ngữ ở Việt Nam để chỉ những người vừa trung thành với lý tưởng của đảng cộng sản, vừa giỏi về công việc chuyên môn. Họ được cho là "kiên định lập trường" và có kỹ năng sử dụng công nghệ cao để thực hiện nhiệm vụ, ông nói rằng "chúng ta hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái".

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, viết trên Facebook cá nhân rằng lực lượng dư luận viên, ước tính phải lên đến khoảng 100.000 người.

Ông nêu dẫn chứng là tin tức trên báo chí từ năm 2013 cho hay Ban Tuyên giáo ở thời điểm đó thống kê đã có khoảng "80.000 truyên truyền viên miệng". Giờ đây, con số đó được bổ sung với lực lượng 47 của quân đội, và nhiều khả năng cũng có một lực lượng tương tự của công an, nhưng chưa rõ thông tin về số lượng người bên công an.

"Lực lượng đó rất đông, gây tốn kém cho xã hội rất nhiều. Sản phẩm của họ không đem lại lợi ích gì cho xã hội. Thậm chí còn bôi bẩn không gian mạng, và gây tác hại rất xấu đến xã hội. Thật ra bây giờ đảng [cộng sản] cầm quyền nắm hết tài nguyên, nắm hết tiền thuế của dân. Cho nên họ làm mọi chuyện, chi tiêu mọi chuyện nhằm mục đích bảo vệ đảng. Cho nên cái lực lượng 100.000 đó hoặc là nhiều hơn vẫn trả được tiền".

cyber5

Các hoạt động tưởng niệm gần tượng đài Lý Thái Tổ từng nhiều lần bị lực lượng Dư luận viên ngăn cản Nhà báo Vũ Hữu Sự có bài viết trên Facebook cá nhân của mình với tựa đề : Dư luận viên, họ là ai ? - Miêu tả phần nào bản chất của những dư luận viên này.

Các hoạt động tưởng niệm gần tượng đài Lý Thái Tổ từng nhiều lần bị dư luận viên ngăn cản. Nhà báo Vũ Hữu Sự viết :

"Một người quen của tôi là sĩ quan quân đội cấp tá bảo : "Cũng vì miếng cơm manh áo thôi bác ạ. Những dư luận viên ấy, họ cũng biết những gì họ viết là vô lý, là thất đức, là trái với đạo làm người. Nhưng họ bắt buộc phải viết đấy thôi".

Tôi ngạc nhiên : Nói điều gì là xuất phát từ tâm từ óc họ, ai bắt được họ chứ.

Ô, thế bác không biết dư luận viên là gì à ? Để em nói bác nghe. Tất cả đều là người nhà nước cả, tức đều là công chức, viên chức, chiến sĩ, sĩ quan ở các cơ quan, đơn vị quân, dân, chính, đảng. Hầu hết đều là đảng viên. Tất cả các dư luận viên ấy đều được giao nhiệm vụ hết sức cụ thể, mỗi đơn vị có người phụ trách dư luận viên ở cơ quan mình. Toàn bộ dư luận viên trên cả nước do một cơ quan trung ương chỉ huy, quản lý. Mỗi dư luận viên đều không được dùng tên thật của mình, mà lấy một cái tên giả để lập tài khoản trên mạng xã hộ.

Do đều ngu dốt nhưng lại rất cuồng tín (mà dù có bằng cấp đầy mình thì cũng không thể phản bác nổi những bài báo đanh thép, uyên thâm, căn cứ trên những chứng cứ hết sức sác thực của những cây bút vừa dũng cảm vừa có nhân cách lớn, tức những người "uy vũ bất năng khuất") nên bọn chúng đa số đều bình luận một cách hết sức tục tĩu, bẩn thỉu và ngu dốt, cứ y như thể một bầy chó điên ấy". Người sĩ quan cấp tá kể lại.

Từ trải nghiệm cá nhân, ông Chênh nói các tuyên truyền viên, dư luận viên đa số không tranh luận đàng hoàng, không đưa ra được các lý lẽ thuyết phục khi trao đổi ý kiến trên mạng về các bài viết của các blogger, hay các nhà hoạt động bàn về các chính sách, hoạt động của nhà nước, hay các vấn đề xã hội.

Ông Chênh nhận xét rằng các dư luận viên, đa số sử dụng "ngôn ngữ thô lỗ, hăm dọa, hay thóa mạ", nhằm đè bẹp quyền tự do ngôn luận.

"Cụ thể như tôi là hàng đêm hàng chục tin nhắn gửi về hộp thư hoặc messenger của tôi. Và thực tế bạn bè tôi cũng cho biết họ cũng nhận được các tin nhắn rất là tệ hại như vậy. Và những bài viết mà chửi bới, xúc phạm cá nhân, bôi nhọ cá nhân thì đầy rẫy trên mạng".

Nhà báo Võ Văn Tạo chỉ ra rằng cách hành xử của các tuyên truyền viên, dư luận viên không chỉ "vô bổ" đối với xã hội mà còn có hại cho hình ảnh của đảng.

"Tuyệt đại đa số anh em viết lách kiểu đó, được huy động làm chuyện đó vì họ kém văn hóa nên họ có kiểu viết lách khiêu khích, cục cằn, thô bỉ lắm. Tôi nghĩ đứng từ góc độ người dân, người ta hiểu là những người đó chả ra gì. Đứng ở phía của đảng, nhà nước Việt Nam, cũng bất lợi cho họ. Bởi vì cái số đó bộc lộ một tầm văn hóa quá thấp. Thế thì người dân sẽ nghĩ là à quân của chính phủ, của đảng đây, nó chỉ đến thế thôi".

Cùng với nhiều người dân bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội, các nhà báo Võ Văn Tạo và Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng số tiền có thể là khổng lồ dùng để trả thù lao hoặc lương cho cả trăm ngàn dư luận viên, tuyên truyền viên lẽ ra nên được sử dụng hiệu quả hơn cho xã hội, như đầu tư và trường học, giáo viên hay hạ tầng.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : thoibao.de, 15/03/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Trung
Published in Diễn đàn

170 website Việt Nam bị tấn công nhân dịp Tết (RFA, 21/02/2018)

Báo chí Việt Nam trích dẫn nguồn tin từ Cục An toàn Thông tin cho biết như vậy, và nói rằng trong số websites bị tấn công có 55 websites có tên miền .vn, 10 websites của các cơ quan và tổ chức nhà nước và 99 website có tên miền .com.

hacker1

Tin tặc tấn công mạng Việt Nam - Hình minh họa - AFP

Cục An toàn Thông tin cũng cho biết những hình thức tấn công chủ yếu là thay đổi giao diện, chèn mã độc vào mã nguồn. Ngoài ra cơ quan này cũng nói rằng có đến hơn 100 ngàn máy tính ma, tức là máy tính được tin tặc sử dụng để tấn công, và có đến 700 tên miền được đặt ra nhằm mụ đích lừa đảo.

Cách đây một tuần lễ, hãng bảo mật thông tin Kaspersky có trụ sở tại Nga nói rằng Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia bị tấn công mạng kiểu DDos (từ chối dịch vụ) nhiều nhất trên thế giới.

Mạng 4G của Việt Nam có tốc độ đứng thứ hai Đông Nam Á

Vận tốc đường truyền của các thiết bị di động sử dụng công nghệ 4G ở Việt Nam cao hơn Mỹ, và đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore.

Hãng tin Reuters dẫn tin này với kết quả khảo sát của một công ty có trụ sở ở Anh, dựa trên 60 tỉ lần đo trên gần 5 triệu thiết bị ở 88 nền kinh tế khác nhau trên thế giới.

Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ 4G ở Việt Nam được cho là không ổn định dù tốc độ nhanh. Người sử dụng thiết bị di động tại Việt Nam chỉ có thể tiếp cận được với những khu vực có phủ sóng 4G 71% thời gian sử dụng, đứng sau các quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Brunei, và Indonesia.

Singapore hiện là quốc gia có tốc độ truyền tải 4G cao nhất thế giới, tiếp theo là Hà Lan, Na Uy, và Hàn Quốc.

*****************

Hacker Bắc Hàn ‘nhòm ngó' công ty Việt (VOA, 21/02/2018)

Một nhóm tin tc ca Bc Hàn năm ngoái đã hướng tm ngm vào công ty của Vit Nam cũng như các mc tiêu Nht và Trung Đông, theo mt công ty chuyên v an ninh mng ca M hôm 20/2.

hacker2

FireEye nói rằng APT37 hot đng ít nht là t năm 2012.

Theo AFP, FireEye nói rằng APT37 ca Bc Hàn đã "vươn ra khi bán đo Triu Tiên đ nhm ti Vit Nam, Nht Bn và Trung Đông trong năm 2017".

Công ty này cho hay rằng nhóm tin tc ca Bc Hàn hot đng ít nht là t năm 2012 và ch yếu tp trung vào "lĩnh vc báo chí, công ngh quc phòng, quân s và chính ph" Hàn Quc, trước khi m rng phm vi hot đng.

quan có tr s tiu bang California "tin rằng đây là hot đng nhân danh chính ph Bc Hàn" và rng "chiến dch thu thp thông tin tình báo bí mt này nhm h tr cho các quyn li kinh tế, chính tr, quân s và chiến lược" ca Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, FireEye không công bố các thông tin chi tiết v các nn nhân ca nhóm tin tc Bc Hàn.

Những người trn chy khi Bc Hàn cũng như các nhà hot đng vì nhân quyn ca quc gia b cô lp này cũng tr thành mc tiêu theo dõi.

Công ty chuyên về an ninh mng ca M cũng khuyến cáo rng APT37 "hoạt đng mnh m còn hơn c các hacker Trung Quc".

******************

Tin tặc : Bắc Triều Tiên ngày càng hung tợn hơn Trung Quốc (RFI, 21/02/2018)

Công ty an ninh mạng Hoa Kỳ FireEye, ngày hôm qua, 20/02/2018, cho biết đã nhận diện được một nhóm tin tặc-gián điệp bị nghi ngờ phục vụ lợi ích của Bắc Triều Tiên.

hacker3

FireEye đặt tên nhóm này là APT37 - Ảnh minh họa - Photo : Reuters/Kacper Pempel

Các chuyên gia của FireEye đặt tên nhóm này là APT37 (mối đe dọa cao và kéo dài) và cảnh báo, tin tặc Bắc Triều Tiên ngày càng hung dữ hơn các đồng nghiệp Trung Quốc.

APT37 "chủ yếu có cơ sở tại Bắc Triều Tiên". Các mục tiêu lựa chọn để tấn công "phù hợp với lợi ích của Nhà nước Bắc Triều Tiên". Các chuyên gia nhận định với mức độ tin cậy cao là "APT37 hành động với sự ủng hộ của chính phủ Bắc Triều Tiên".

Dường như hoạt động từ năm 2012, nhóm APT37 ban đầu "chỉ nhắm tới các lĩnh vực của chính phủ, quân đội, công nghiệp quốc phòng và các cơ quan truyền thông" của Hàn Quốc. Sau đó, nhóm này mở rộng phạm vi hoạt động, trong năm 2017, nhắm vào các quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam và ở Trung Đông, trên nhiều lĩnh vực, từ hóa chất cho đến thông tin, truyền thông.

Theo giới chuyên gia, Bắc Triều Tiên đã huy động hàng ngàn tin tặc trình độ cao tấn công các doanh nghiệp, định chế Hàn Quốc và kể cả các tổ chức giúp đỡ người tị nạn Bắc Triều Tiên, đồng thời, tìm kiếm nguồn thu nhập ngoại tệ vì bị quốc tế trừng phạt.

Khả năng hành động của tin tặc Bắc Triều Tiên đã được thấy rõ qua vụ tấn công vào website của Sony Pictures Entertainment, năm 2014, được cho là nhằm trả thù vì công ty này phát hành bộ phim "The Interview", chế nhạo lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Minh Anh

**********************

Internet của Việt Nam đang gặp rắc rối (VNTB, 21/02/2018)

Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên tục nói về sự cấp thiết của việc chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và "nội dung độc hại".

hacker4

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc chống lại "tin giả mạo" hoặc thông tin sai lệch ở Việt Nam không nên được sử dụng như một màn khói để dập tắt các ý kiến ​​bất đồng và hạn chế quyền tự do ngôn luận. Làm như vậy sẽ chỉ làm cho chủ nghĩa hoài nghi trong nước trở nên mạnh mẽ hơn ở một quốc gia mà việc mở rộng không gian cho cuộc thảo luận tự do và cởi mở đã tạo ra một loại áp lực trực tuyến rất lớn.

Nhiều nước khác, bao gồm cả nhiều quốc gia dân chủ, cũng đang cố gắng để kiềm chế thông tin độc hại trực tuyến. Tuy nhiên, trong khi Đức, ví dụ, nhắm mục tiêu cụ thể vào các phát ngôn mang tính thù ghét và các tin nhắn cực đoan khác ảnh hưởng trực tiếp đến quần chúng, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường tập trung vào những nội dung gây bất lợi cho danh tiếng của họ và sự tồn tại của chế độ.

Đảng cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google chặn các thông tin "độc hại" mà họ cho là vu khống và phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam. Google đã tuân theo yêu cầu và loại bỏ hơn 5.000 đoạn phim trong khi Facebook cũng xóa khoảng 160 tài khoản chống chính phủ theo yêu cẩu của phía Việt Nam.

Một dự luật về an ninh không gian mạng đã được công bố vào năm ngoái và từ đó đã đưa ra một loạt các điều khoản quan ngại. Yêu cầu lớn nhất trong số đó là yêu cầu buộc Facebook và Google phải thành lập văn phòng và đặt máy chủ dữ liệu tại Việt Nam. Các nhà phê bình của quy định này nói rằng nếu được thông qua, nó sẽ vi phạm cam kết của Việt Nam đối với nhiều công ước và hiệp định quốc tế. Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam tham gia vào năm 2006 không yêu cầu các công ty nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại các nước thành viên. Hiệp định tthương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một quốc gia ủng hộ, yêu cầu các quốc gia thành viên không có những yêu cầu về cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Quy định này cũng gây khó khăn cho các công ty Internet và thương mại điện tử. Mặc dù điều khoản đó đã bị loại bỏ do phản đối của công chúng, dự luật vẫn tiếp tục gieo rắc những lo ngại lan rộng vì những điều khoản mơ hồ và sự lẫn lộn giữa bảo vệ an ninh mạng và kiểm duyệt trực tuyến.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng Internet ở Việt Nam đã vượt qua khả năng điều chỉnh và kiểm soát của chính phủ. Điều tốt nhất mà chính phủ Việt Nam có thể làm là hạn chế truy cập vào một số trang web nhất định. Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều nhóm tác chiến trên mạng để theo dõi chặt chẽ tình cảm của công chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Vào tháng 12, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã công bố một đơn vị không gian mới 10.000 người để chống lại các "quan điểm" sai lầm trên mạng, một động thái rõ ràng được mô phỏng biện pháp kiểm soát Internet của Trung Quốc.

Trong một động thái khác, cũng có vẻ bắt chước Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã nói lại về kế hoạch phát triển các phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng Internet trực tuyến mà họ có thể kiểm soát hiệu quả hơn. Nhưng đó là một kế hoạch không thực tế. Facebook, xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ hơn một thập kỷ trước, đang rất phổ biến ở đây, với khoảng 52 triệu tài khoản đang hoạt động.

Facebook đã tạo ra báo chí phóng đại, thu hút sự chú ý và thậm chí cả những tin tức giả mạo - những điều mà chính phủ coi như một vấn đề sức khoẻ công chúng. Điều làm cho các trang như Facebook và YouTube hấp dẫn người dùng là sự thiếu kiểm soát một cách tương đối của chính phủ : họ có thể đưa tin như họ muốn hoặc, ít nhất, họ viết lên những ý nghĩ mà họ muốn. Nhưng nếu Việt Nam tìm cách loại bỏ các yếu tố thu hút mọi người đến các phương tiện truyền thông xã hội nổi tiếng này thì người dùng sẽ không còn cảm thấy hấp dẫn nữa.

Điều này có nghĩa là Đảng cộng sản Việt Nam đang bị làm khó vì truyền thông tự do sẽ làm suy giảm quyền lực của đảng cầm quyền trong khi Việt Nam không có đủ nguồn lực để xây dựng một nền tảng riêng như Trung Quốc có "Great Firewall". Do vậy, chính phủ Việt Nam chơi trò mèo vờn chuột để kiểm soát Internet. Thực tế, bằng cách kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông xã hội, chính phủ Việt Nam đã cố gắng tỏ ra đáp ứng với những mối quan tâm của công chúng - ví dụ như phản ứng của công chúng về việc chặt nhiều cây cổ thụ ở Hà Nội hoặc xây dựng một hệ thống cáp treo vào Sơn Đoong, một hang động lớn nhất thế giới.

Dường như quy mô lớn của thị trường Trung Quốc đã khiến một số công ty công nghệ xem xét kiểm duyệt một số nội dung trên nền tảng của họ ở Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Việt Nam có thể giành được một số nhượng bộ từ những người khổng lồ về công nghệ, nhưng nó có ít quân bài hơn để chơi. Phương tiện truyền thông xã hội phổ biến ở Việt Nam, do đó việc trấn áp nó sẽ chỉ gây ra cơn thịnh nộ của công chúng ở một quốc gia có 54% dân số - tức là gần 50 triệu người - đang online.

Nhiều điều khoản được giữ lại trong dự luật về an ninh mạng này có thể gây ra sự lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam như là một quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp. Các nhà làm luật Việt Nam có ba tháng nữa để thảo luận về dự luật và đây là cơ hội hoàn hảo để Quốc hội chứng tỏ mình không chỉ là tổ chức bù nhìn của đảng cầm quyền mà là một quốc hội thực sự đại diện cho lợi ích của nhân dân. Các đại biểu quốc hội nên khuyến khích nghiên cứu cẩn thận và trân trọng đóng góp của các chuyên gia và công chúng.

Chính phủ Việt Nam phải từ bỏ quan niệm rằng nó có thể xây dựng một bức tường lửa theo phong cách Trung Quốc hoặc theo bước chân của một số nước láng giềng Đông Nam Á trong việc hạn chế tự do ngôn luận nhằm chống lại tin giả mạo. Một hành động như vậy sẽ chỉ làm cho đất nước trở nên cô lập với phần còn lại của thế giới văn minh.

Dien Luong

Nguyên tác : Vietnam’s Internet is in trouble, The WorldPost, 19/02/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Published in Việt Nam
mercredi, 24 janvier 2018 23:05

Một binh đoàn thất trận

Tìm cách chống lại ước vọng thay đổi dân chủ trong ôn hòa của hàng chục triệu tài khoản mạng xã hội, đảng cộng sản Việt Nam không khác người mù đang chiến đấu với chính mình.

Phạm Nhật Bình

binhdoan1

Ảnh minh họa

Từ Lâm Đồng, một ông bạn cũ lọ mọ gửi qua bưu điện cho mấy cân cà phê (cùng) với lời nhắn : "cây nhà lá vườn đấy nhá". Đúng là của một đồng, công một nén.

Tôi quen thói chỉ uống Starbucks nên chả cảm thấy hào hứng gì cho lắm khi mở hộp quà, từ tận "quê nhà xa lắc xa lơ đó". Điều "an ủi" là đáy hộp được lót bằng mấy tờ giấy báo, báo Quân Đội Nhân Dân.

Tờ này tôi đã thấy nhiều lần và cũng đã được nghe đọc rất nhiều đêm, khi còn trong trại cải tạo. Tha hương ngộ cố tri nên không thể không liếc xem diện mạo của "cố nhân" chút xíu.

Số báo tôi đang cầm tay phát hành ngày 27 tháng 7 năm 2017, có bài cảnh cáo về "bệnh lười học nghị quyết" của tác giả Nguyễn Hồng Hải :

Lười học nghị quyết của Đảng là một biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Lười học nghị quyết dẫn tới tình trạng cán bộ, đảng viên không cập nhật được thông tin mới, rơi vào "thấp kém lý luận" và từ đó dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần cảnh báo sự nguy hiểm khôn lường của hiện tượng "nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên mà lười học nghị quyết của Đảng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.

Sau gần cả thế kỷ Đảng cố hết sức để "đưa nghị quyết vào cuộc sống" nhưng "nó" định không "vô" khiến toàn thể lực lượng cán bộ, và chiến sĩ ta đều đâm ra chán ngán thì cũng đâu có gì lạ ?

Điều lạ lùng đáng nói là giữa cảnh chợ chiều, tiêu điều, sơ xác (nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị) đến thế mà chả hiểu ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – lại tìm đâu được cả một "lực lượng hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao... chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng" ?

binhdoan2

Lực lượng này còn được gọi là Binh Đoàn 47 do lấy tên theo chỉ thị số 47 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Tuy mới công khai ra mắt nhưng đơn vị này đã nhận được không ít những lời mỉa mai và chê trách :

Phạm Chí Dũng : "Vai trò chính của cái được gọi là tác chiến không gian mạng không phải là chống khủng bố hay chống những gì từ ngoài xâm nhập vào, mà là chống ngay từ bên trong, chống ngay cái mà thế giới gọi là Nhân quyền. Điều này này phản với đạo lý của dân tộc".

Bùi Tín : "Không có gì liều và dại bằng tuyên chiến với toàn dân đang thức tỉnh đòi dân chủ, nhân quyền một cách kiên trì và quyết liệt".

Nguyễn Chí Tuyến : "Với tư cách là 1 người dân tôi tự hỏi tại sao lực lượng quân đội lại làm 1 việc như vậy ? Vì đó không phải là nhiệm vụ của 1 người lính".

Phạm Nguyên Trường : "47 là tứ thất (thất sách, thất đức, thất nhân tâm) và bốn mất (mất tiền, mất lòng dân, mất niềm tin, mất tất).

Có lẽ nỗi lo "mất tất" xem chừng hơi lớn nên ông Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công An, lại vừa vội vã cho hay : "Công an Việt Nam đã thành lập Cục An ninh Mạng hay còn gọi là Cục A68 với mục tiêu được cho biết nhằm bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống lại Đảng và Nhà nước".

Thế là trang Tiếng Dân bèn qui kết :

"Tựu trung, các lãnh đạo, tướng tá sẵn sàng dùng tiền thuế của dân để trả lương cho các ‘định hướng viên’, nhằm ngăn chặn sự truyền bá những tư tưởng dân chủ vì quyền lợi người dân".

Nhà nước "dùng tiền thuế của dân" là chuyện đã đành (và tất nhiên) rồi nhưng liệu mấy chục ngàn "định hướng viên" có thể "ngăn chặn" được "sự truyền bá những tư tưởng dân chủ" hay không ? Tui e rằng không vì lực lượng này quá mỏng, khả năng lại vô cùng thấp kém, và sinh bất phùng thời.

Mấy ông cộng sản Việt Nam hay khoe khoang về tính toàn diện của cuộc "chiến tranh nhân dân". Nay thì chính họ đang là... nạn nhân của nó. Vài chục ngàn dư luận viên thì có nhằm nhò (mẹ) gì với mấy chục triệu người có tài khoản mạng xã hội ở đất nước này !

Đó là chỉ xét về "lượng" còn về "chất" (hay nói chính xác hơn là bản chất) thì mới bội phần thê thảm :

Đoàn Bảo Châu : "Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì với đội ngũ dư luận viên lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là ngu một cách ‘kiên định’ và ‘bền vững’ trong thời gian qua không ?"

Huỳnh Ngọc Chênh : "Tôi chưa hề thấy có bài viết nào của từ 100 ngàn cái gọi là chiến sĩ tuyên truyền đó phản biện lại các bài viết của tôi một cách đàng hoàng. Thay vào đó, từ gần 10 năm qua tôi thấy xuất hiện trên mạng hàng trăm bài viết bậy bạ bôi nhọ, vu khống, hăm dọa, chửi bới tục tĩu cá nhân tôi đủ điều, những bài viết mà bất cứ người bình thường nào đọc vào cũng phải phát ói vì độ tục tỉu trơ trẽn của nó".

Trương Huy San : "Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn tục tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra".

Thì còn "ở đâu" nữa (cha nội) nếu không phải là từ những thành phần rác rưởi, bẩn thỉu, và đáng tởm nhất của xã hội Việt Nam. Đã yếu kém mà lại còn thất thời nữa. Thời gian, thời đại, thời thế đều không đứng về phía cái đám cặn bã, vô lại (và vô học này) như hồi đầu thế kỷ trước nữa. Binh Đoàn 47 chưa lâm trận nhưng kể như đã thất trận rồi.

Thế thì "đẻ"ra nó làm chi ?

Về câu hỏi này thì tôi xin được nhường lời cho FB Vũ Thạch :

"Câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 ‘bộ đội mạng’ là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm. Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền ‘tuyển lựa’ cho 10.000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự ? Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh sát và phát hiện. Đây là một chiến trường béo bở !"

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 24/01/2018 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh tẩy chay hội nghị quốc tế về Bắc Triều Tiên do Mỹ chủ trương (RFI, 15/01/2018)

Ngày 16/01/2018, ngoại trưởng từ 20 quốc gia trên thế giới sẽ tập hợp về thành phố Canada Vancouver để bàn cách gia tăng áp lực ngoại giao, và nhất là kinh tế lên Bắc Triều Tiên nhằm kềm chế tham vọng hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, vấn đề là tác nhân hàng đầu cho phép sức ép quốc tế đạt kết quả là Trung Quốc lại không đến dự, làm dấy lên nghi vấn về hiệu quả thực thụ của hội nghị.

hk1

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng với ngoại trưởng Rex Tillerson và đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 18/09/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Bối cảnh hội nghị về Bắc Triều Tiên tại Vancouver do Canada và nhất là Mỹ chủ tọa khá đặc biệt, vì mở ra vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu giảm nhiệt hẳn đi. Bình Nhưỡng và Seoul đã nối lại đối thoại, lần đầu tiên từ hai năm nay, trong lúc Bắc Triều Tiên liên tiếp tỏ cử chỉ hòa dịu, cho biết sẽ gửi vận động viên qua Hàn Quốc để tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang.

Thế nhưng, bất chấp các tín hiệu đó, một số nước, và đặc biệt là Mỹ, đã cho rằng quốc tế vẫn phải đẩy mạnh việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đánh vào chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, để đạt được mục tiêu tối hậu là buộc chế độ Kim Jong-un phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Đối với Mỹ, thái độ cứng rắn trong thời gian qua đang phát huy tác dụng, Bắc Triều Tiên đang lung lay, do đó cần phải thừa thắng xông lên. Trong cuộc họp báo tại Washington, ông Brian Hook, quan chức chuyên trách chính sách ở bộ Ngoại Giao Mỹ tiết lộ rằng hội nghị Vancouver sẽ xem xét cách siết chặt cấm vận hàng hải xung quanh Bắc Triều Tiên, ngăn chận mọi con tàu đang cố gắng chống lại trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đồng thời cắt đứt nguồn tài trợ nước ngoài cho chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Thế nhưng, theo Reuters, hội nghị ở Vancouver sẽ thiếu vắng Trung Quốc, nước có ảnh hưởng đáng kể trong hồ sơ Bắc Triều Tiên trong tư cách là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại chủ chốt của Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Kinh đã tẩy chay, thậm chí còn đả kích cuộc họp ở Vancouver, viện lẽ rằng sự kiện đó chủ yếu tập hợp các quốc gia đã đưa quân vào đánh Bắc Triều Tiên, và đồng minh Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Một nguồn tin ngoại giao cấp cao không ngần ngại cho là : "Nếu không có Trung Quốc, kết quả hội nghị chắc chắn bị hạn chế". Bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã từng cho rằng Trung Quốc đóng vai trò thiết yếu trong việc kềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và lúc thì ca ngợi, lúc thì chỉ trích Bắc Kinh thiếu hợp tác trong việc trừng phạt Bình Nhưỡng.

Câu hỏi đặt ra là dù biết rằng Bắc Kinh có vai trò quan trọng trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, tại sao Hoa Kỳ không nỗ lực hơn nữa để mời Trung Quốc - và cả Nga, một nước vắng mặt khác - cùng đến Vancouver bàn về Bắc Triều Tiên ?

Trên vấn đề này, ông Triệu Thông, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Trung Tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng có lẽ Mỹ không muốn Nga và Trung Quốc khuấy động hội nghị bằng cách nhắc lại các yêu cầu đình chỉ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, mà Bình Nhưỡng cho là để chuẩn bị xâm lăng Bắc Triều Tiên.

Cho dù vậy, theo lời quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ Brian Hook, Trung Quốc và Nga sẽ được thông báo đầy đủ về kết luận của hội nghị.

Trọng Nghĩa

*******************

Mỹ quan tâm Bộ Tư lệnh tác chiến mạng Việt Nam ? (BBC, 15/01/2018)

Một tác giả Mỹ gợi ý việc lập ra Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng có thể là cơ hội để Hoa Kỳ 'hợp tác bán công nghệ' cho Việt Nam.

hk2

Đại tá Tống Viết Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

Tác giả Sam Bocetta, một chuyên gia quốc phòng ở Mỹ tin rằng Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng không phải để 'phổ biến chủ nghĩa cộng sản' cho chính phủ Việt Nam.

Trong bài viết trên trang NewsMax hôm 12/01/2018, ông Bocetta nói những gì ông được biết thì Bộ Tư lệnh này chủ yếu để "kiểm soát người Việt Nam" và chống lại "quan điểm sai trái", khác với chính phủ.

Nhưng theo ông Bocetta, một người từng làm việc hợp đồng cho Hải quân Hoa Kỳ, thì đây cũng là cơ hội để Hoa Kỳ cung cấp công nghệ mạng cho Việt Nam.

Điều này, nếu xảy ra, không chỉ giúp cân bằng quan hệ thương mại mà Hoa Kỳ đang muốn tăng phần hàng xuất sang Việt Nam lên, mà còn giúp thúc đẩy hợp tác quốc phòng.

Ông viết :

"Những năm qua, hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam tăng lên, nhờ vào sự tiến triển đều trong quan hệ ngoại giao hai bên.

Kể từ khi ông Obama bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, đã có nhiều bàn thảo về chuyện các công ty Mỹ bán nhiều vũ khí với chế độ ở Việt Nam".

Nhưng tình hình vẫn còn hạn chế, vì dù Việt Nam muốn mua vài ba chiếc trực thăng, một vài chiến đấu cơ, đa số chi tiêu quân sự của họ vẫn vào túi Nga, theo ông Sam Bocetta.

Nhưng nay, chính việc Việt Nam muốn phát triển năng lực tác chiến trên mạng lại giúp các công ty Mỹ "có cơ hội cân bằng lại cán cân thương mại".

"Cung cấp cho Việt Nam công cụ, các khóa huấn luyện sẽ không chỉ giúp các công ty Mỹ có thêm lợi nhuận, mà còn giúp chúng ta hiểu năng lực của một chế độ mà về tiềm năng có thể trở thành bất ổn".

Ngoài ra, theo ông Bocetta, hợp tác trong lĩnh vực này thậm chí có thể tạo ra ưu thế ngoại giao giúp người Mỹ thuyết phục Việt Nam để "dùng chiến tranh mạng để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để hạn chế các quyền chính trị của công dân nước họ".

Chiến binh mạng Việt Nam được chú ý

Hôm 27/12/2017, hãng tin Bloomberg của Hoa Kỳ cũng có bài về '10 nghìn chiến binh mạng Việt Nam' (cyber warrior) và nói chính phủ Việt Nam rất tích cực buộc các đại công ty công nghệ và thông tin quốc tế bỏ các 'nội dung' họ không muốn.

hk3

Hãng tin Bloomberg của Hoa Kỳ cũng có bài về '10 nghìn chiến binh mạng Việt Nam' (cyber warrior)

Bloomberg dẫn lại tin của VietnamNet nói trong năm 2017 Facebook đã gỡ 159 tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam, còn YouTube hạ xuống 4.500 video, chiếm 90% yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Mặt khác, hãng tin Mỹ đánh giá Việt Nam cũng mở cửa cho các hãng công nghệ Mỹ, trái ngược với Trung Quốc, nơi ngăn chặn Facebook, Google và Twitter.

Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), bình luận :

"Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển".

"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành".

"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết".

Published in Quốc tế

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) bày t lo ngi v loan báo ca Vit Nam trin khai 10.000 "chiến binh mng" đ chng li quan đim bt đng chính kiến trên Internet và gi đó là mt "cuc tn công nhm vào quyn t do thông tin".

ll471

Một đơn v không gian mng mi bao gm 10.000 người mang tên "Lc lượng 47" đã bt đu hot đng "đ ch đng đu tranh chng các quan đim sai trái", theo li mt tướng quân đi Vit Nam.

Cuối tháng 12 va qua, Phó chủ nhim Tng cc Chính tr Quân đi Nhân dân Vit Nam, Thượng tướng Nguyn Trng Nghĩa, cho biết mt đơn v không gian mng mi ca quân đi bao gm 10.000 người mang tên "Lc lượng 47" đã bt đu hot đng "đ ch đng đu tranh chng các quan điểm sai trái".

Những người này được mô t là "va hng va chuyên", va kiên đnh v ý thc h, va có trình đ và k năng s dng công ngh cao đ thc hin nhim v, báo Tui Trdẫn li ông cho biết.

RSF nói bước đi này ca Vit Nam càng cng c thêm lo ngi ca h v xu hướng các chính ph t chc các đo quân dư lun viên trên Internet đ tn công và làm im tiếng các nhà báo đc lp và các quan truyn thông.

"Đây là một cuc tn công mi nhm vào quyn t do thông tin mt quc gia vn tiếp tc áp dng mô hình kim duyt cht ch ca h trên mng xã hi", Daniel Bastard, trưởng ph trách b phn Châu Á-Thái Bình Dương ca RSF, nói. "Vào thời đim mà 25 blogger Vit Nam đang ngi tù, thông báo này xác đnh mt cách thng thng rng Vit Nam quyết truy lùng và làm im tiếng các nhà báo công dân mà không h cm thy ti li".

Việt Nam là mt trong nhng nước có s lượng người s dng Facebook đông nhất thế gii. Không như Trung Quc, chính ph Vit Nam không chn truy cp vào Facebook. Thay vào đó, h s dng tuyên truyn trc tuyến đ kim soát và kim duyt mng xã hi.

Ít nhất 30 quc gia đã thành lp nhng đo quân dư lun viên tương t được chính ph tr tin đ phn bác nhng người bt đng chính kiến trên mng, theo báo cáo T do Net năm 2017 ca t chc phi chính ph Freedom House. Mt trong nhng phương thc được s dng là to ra nhng bình lun gây nên o tưởng v s ng h t phát dành cho chính ph và các chính sách ca h.

Việt Nam đng gn cui bng xếp hng Thế gii v T do Báo chí năm 2017 ca RSF - v trí th 175 trong s 180 quc gia.

Published in Việt Nam

Chúng ta đang chứng kiến các cuộc thanh trừng nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam trên mọi phương diện, lớn hơn bao giờ hết. Những cái chết bất thường, sự tắt tiếng của những nhân vật nổi đình nổi đám, các bản án tử hình, chung thân… những lá đơn xin nghỉ việc, đi chữa bệnh nước ngoài, được công bố hay không công bố… có vẻ như đảng cộng sản đang tìm hướng xốc lại tiềm lực.

Nhà cầm quyền bắt giữ và đưa ra những bản án xấc xược nặng nề cho những người đấu tranh, đặc biệt là 226 năm tù cho 30 người Việt Nam vào tháng 12/2017, đã ít được dư luận chú ý. Thêm vào đó Lực lượng 47 là một lực lượng chính qui của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Tổng cục Chính trị, chuyên trách nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trên không gian mạng, được thành lập vào đầu năm 2016. Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10.000 người.

mang1

Với 10.000 người có chuyên môn, kỹ thuật cao, với tiềm năng và phương tiện khổng lồ của quân đội… họ có thể làm gì ?  - Ảnh minh họa

Nhìn thì có vẻ phe cộng sản vẫn mạnh và phe dân chủ đang yếu đi, một bức tranh ảm đạm cho người đấu tranh ?

Tôi xin khẳng định với các bạn là không, ngàn lần không. Thực ra đó là dấu hiệu của sự sụp đổ. Với 10.000 người có chuyên môn, kỹ thuật cao, với tiềm năng và phương tiện khổng lồ của quân đội, dưới sự chỉ huy của thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam… họ có thể làm gì ?

Tôi theo dõi và hoạt động đã lâu trên các diễn đàn mạng nhưng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của họ theo đúng chức năng "chuyên trách nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trên không gian mạng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch với đảng cộng sản Việt Nam, hay những đối tượng cơ hội chính trị". Chỉ thấy có những người văng tục chửi bậy. Nếu đó chính là dư luận viên và Lực lượng 47 của tướng Nguyễn Trọng Nghĩa thì quả thật quá thê thảm.

Tại sao vậy ?

Thông thường mọi người chỉ quan tâm tới số lượng và chất lượng. Nhìn vào tương quan chúng ta thấy lực lượng bút chiến hướng tới dân chủ không đông, cứ cho là chúng ta có 1000 người, thì tương quan với 10.000 người thuộc "lực lượng 47", tạm cho dư luận viên cũng 10.000 người, như vậy là 1/20, một chênh lệch áp đảo. Nhìn vào chất lượng, đối lại với sự ưu đãi mọi mặt của đảng cộng sản là lực lượng đấu tranh cho dân chủ không có ai được hưởng lương, mặt khác họ còn chịu bao nhiêu sự o ép, đàn áp của nhà cầm quyền.

Chúng ta đừng quên rằng đảng cộng sản còn có cả một ban tuyên giáo với hàng trăm tờ báo (chính xác là 982 cơ quan báo và tạp chí). Như vậy, phải có đến hàng trăm ngàn người được độc quyền truyền thông, được đào tạo, được bổng lộc ăn lương chuyên nghiệp, với đài truyền hình, tòa soạn… để làm một nhiệm vụ duy nhất suốt bao năm qua là ra sức bao biện cho đảng cộng sản. Thế mà họ cũng không đánh bại được lập trường dân chủ thì làm sao các dư luận viên hay Lực lượng 47 làm được việc đó ? Họ cũng chỉ là thứ phó sản không chuyên, dù nó được khuếch trương thổi phồng cũng không dấu được sự rỗng tuếch của nó. Dư luận viên hay Lực lượng 47 chỉ là một hư cấu. Sự hình thành Lực lượng 47 chỉ đem đến cho đảng cộng sản thêm một gánh nặng ngân sách và cho những kẻ lãnh đạo thêm ít bổng lộc.

Đảng cộng sản hành xử bấn loạn như một kẻ mất trí. Họ đã thất bại hoàn toàn trên mặt trận lý luận. Ông trùm Nguyễn Phú Trọng đã bế tắc, lý luận loanh quanh việc "chống tự diễn biến", mà "tự diễn biến" là quy trình tự nhiên làm sao ông có thể chống được ? Hàng trăm tờ báo không chống được thì dư luận viên và Lực lượng 47 càng không có khả năng đó.

Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị bước qua năm thứ 88, nó yếu hơn bao giờ hết. Hiếm có ai nhìn nhận Nguyễn Phú Trọng đang chống tham nhũng mà đều xem đây thuần túy là sự tranh giành quyền lực và quyền lợi. Đảng cộng sản đã mất hết tính chính danh. Đảng cộng sản Việt Nam thực sự là lực lượng chiếm đóng. Sự tàn bạo của chúng đã không thể khuất phục được những người phụ nữ "chân yếu tay mềm, một nách hai con" như chị Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… thì họ sẽ không khuất phục được tuổi trẻ Việt Nam, những con người nhận thức được vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh đất nước Việt Nam.

Làn sóng dân chủ thứ tư đang tràn tới, đảng cộng sản đang có những cố gắng cuối cùng. Tuyên truyền và họng súng là hai vũ khí chủ lực của cộng sản, trong đó tuyên truyền là sở trường của họ từ khi còn trứng nước. Hiện tại, dù họ có phình to đến đâu cũng không có khả năng cứu vãn cho đảng, vì cốt lõi vấn đề là đảng cộng sản Việt Nam không còn lý tưởng và thậm chí không còn cả ảo tưởng. Thực tế đã chứng minh sự man trá, sự không tưởng của chủ thuyết cộng sản. Như vậy, khả năng cơ bắp không linh hồn của đảng cộng sản chỉ có thể hù dọa được ai không nhìn rõ bản chất của nó. Dân chủ, nhân quyền đang là những giá trị phổ cập của nhân loại, là xu hướng của thời đại.

"Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,

cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể,

vì người ta cần ánh mặt trời,

tỉnh dậy đi, lũ chúng ta ơi !"

(Thơ Nguyễn Đắc Kiên)

Cố gắng bơi ngược dòng với thân thể già nua bạc nhược không thể là hành động khôn ngoan. Ngược lại những người đấu tranh cho dân chủ không có nhiều, tiềm lực kinh tế cũng không có, nhưng nó là tương lai phải đến và đảng cộng sản là quá khứ và thực tại ắt phải qua đi.

Praha, 12/01/2018

Đỗ Xuân Cang

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Additional Info

  • Author Đỗ Xuân Cang
Published in Quan điểm

Việt Nam, một nước có nền kinh tế phát triển tương đối mạnh trong nhiều năm qua, đã áp dụng một số biện pháp ngăn chặn phản biện trực tuyến, bằng cách thành lập lực lượng 47. Giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày càng mở rộng vì phát triển kinh tế không đi đôi với phân chia thu nhập đồng đều giữa các tầng lớp nhân dân khi quan chức nhà nước và nhóm lợi ích hưởng phần lớn của cải của cả quốc gia.

vukhi1

Ảnh minh họa

Với những người lớn lên trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1964-1974), sự hồi sinh kinh tế của Việt Nam dường như khó hiểu. Với một người ở độ tuổi 20, 30 hoặc 40, thật khó có thể tưởng tượng một quốc gia từng nghèo khó, bị đàn áp và lạc hậu như hồi đó lại có thể đạt được trạng thái kinh tế hiện nay.

Nhưng các chính sách kinh tế tương tự của thương mại tự do dẫn đến sự bùng nổ kinh tế cũng làm tăng số người muốn tự do bày tỏ chính kiến hơn. Điều này không phải là không có ở một đất nước có nguồn gốc cộng sản sâu sắc. Vì vậy, một số quyền tự do phải được dập tắt. Nghịch lý là sự đàn áp này có thể cản trở quỹ đạo phát triển của đất nước.

Sự duyệt mới nhất đang gây khó khan cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ dựa vào Facebook và nhiều nền tảng phương tiện truyền thông xã hội khác để tiếp cận khách hàng của họ. Việc đàn áp tự do ngôn luận cản trở việc kinh doanh. Các chuyên gia cảnh báo rằng hạn chế truy cập Internet có thể gây ảnh hưởng xấu đến những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu Á. Đàn áp trực tuyến sẽ gây hậu quả kinh tế lâu dài đối với những chế độ có tầm nhìn ngắn.

Quan ngại về thông tin đa chiều và đòi hỏi về sự minh bạch, ngày 25/12/2017, quân đội Việt Nam đã đưa ra câu trả lời mới nhất cho câu hỏi làm thế nào để kiểm soát Internet. Được mệnh danh là Lực lượng 47, đơn vị này là đội quân không gian mạng mới 10.000 người sẽ lướt web và phản đối bất kỳ "ý kiến ​​sai trái" nào về chính quyền cộng sản. Nhiệm vụ của đơn vị không gian mạng này là bác bỏ ý kiến ​​phản đối của chính phủ trên Facebook và các nền tảng khác, và nó đại diện cho những nỗ lực của Hà Nội trong việc ngăn chặn sự phát triển của giới bất đồng chính kiến tới một mức nguy hiểm cho chế độ.

Cùng với Lực lượng 47, tin tặc liên quan đến Hà Nội đã cài đặt phần mềm độc hại trên những trang web chống chính phủ để theo dõi người truy cập vào những trang này. Và, cùng với sự ra đời của đơn vị không gian mạng, những hình phạt khắc nghiệt đã ấn xuống đầu những người vi phạm.

Trong tháng 11, một blogger trẻ đã bị phạt 7 năm tù vì "tuyên truyền chống lại nhà nước" trong khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà đấu tranh về môi trường, bị kết án 10 năm tù cũng về tội danh này trong tháng 6.

Cuộc tấn công trên Internet của chính phủ không phải là một chiều. Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và giúp ngăn chặn những gì chính phủ xem là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với chế độ. Nhưng chính phủ không chỉ khuyến khích những công ty như Google và Facebook đáp ứng nhanh hơn những yêu cầu của nó trong việc xóa bỏ nội dung "độc hại" mà còn yêu cầu các công ty này thành lập văn phòng đại diện và cung cấp các hệ thống máy chủ mới đắt tiền trong nước để giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội.

Các nhà vận động thương mại và ngành công nghiệp có thể dự đoán các chiến thuật và chỉ ra rằng những động thái này sẽ phản tác dụng và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng kinh tế-đào tạo, những lĩnh vực cho đến nay được thúc đẩy bởi các tự do truyền thông xã hội. Họ đã tham gia phong trào chống đối của các nhà hoạt động người Việt Nam bằng việc thúc giục các công ty công nghệ lớn đứng lên chống lại những gì theo họ là những cố gắng nhằm hạn chế tự do ngôn luận và chống lại những người phản biện.

Rõ ràng rằng Việt Nam đang có những tín hiệu học tập Trung Quốc, một quốc gia thành công trong việc chặn Facebook gần như suốt một thập niên qua với bức tường lửa ngột ngạt của nó. Việt Nam cho rằng tốt hơn đàn áp giới bất đồng chính kiến khi nó còn là một cây non hơn là phải đối phó với một cây phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, Trung Quốc hy sinh tăng trưởng kinh tế với chính sách đàn áp tự do ngôn luận. Thay vì phát triển thành một nền kinh tế lớn mạnh thực sự, Trung Quốc ưu tiên cho việc giữ trật tự dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản.

Hà Nội nên tránh bài học Trung Quốc, vì áp dụng chính sách đàn áp giới bất đồng chính kiến cũng đồng nghĩa với suy giảm kinh tế. Việt Nam không có nhiều nguồn lực như Trung Quốc, và do vậy, đàn áp phản biện sẽ có ảnh hưởng nặng nề và lâu dài lên nền kinh tế.

Stan Ward

Nguyên tác : Vietnam’s New Weapon against Online Dissent, bestvpn, 05/01/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 07/01/2018

Published in Diễn đàn

Thông tin về "lc lượng 47" ca Quân đi nhân dân Vit Nam vi 10.000 "ht nhân" thuc loi "va hng, va chuyên" (kiên đnh v lp trường, có trình đ, k năng s dng công ngh cao) đu tranh trên không gian mng", do Thượng tướng Nguyn Trng Nghĩa – Tổng cc phó Tng cc Chính tr ca B Quc phòng Vit Nam tiết l Hi ngh Tng kết công tác Tuyên giáo 2017, din ra hôm 25 tháng 12, chc chn s tr thành mt loi "v ming".

ll473

Ngày 28 tháng 12, ai đó đã vội vàng lp mt trang "facebook" cho "lc lượng 47". Hình minh ha.

Dẫu ông Nghĩa khng đnh nhân s ca "lc lượng 47", hin din tt cả các đơn v cơ s, trên mi lĩnh vc, mi min "đang hot đng rt tích cc" nhưng ti hi ngh va k, hai y viên B Chính tr - ông Trn Quc Vượng (Thường trc Ban Bí thư) và ông Võ Văn Thưởng (Trưởng Ban Tuyên giáo) – đu gián tiếp tha nhn, lc lượng tuyên giáo hùng hậu bao gm 800 cơ quan truyn thông chính thng – đang đi t tht bi này đến tht bi khác. Ngày hôm sau – 26 tháng 12 – ông Hoàng Vĩnh Bo, Th trưởng Thông tin Truyn thông, tái xác nhn, h thông truyn thông chính thng đang đi diện với nguy cơ b mng xã hi "vượt mt".

***

Có một đim rt đáng chú ý nhưng chng rõ ông Vượng, ông Thưởng, ông Nghĩa, ông Bo,… có bn tâm hay không là thông tin v "lc lượng 47" ca Quân đi nhân dân Vit Nam không làm công chúng bt ng. Ch vài gi sau khi các viên chc hu trách trong lĩnh vc tuyên giáo bch hóa v s tn ti ca "lc lượng 47", lp tc có hàng chc ngàn người s dng Internet tiếng Vit khng đnh hoc bày t s tán thành vi nhng nhn đnh rng, "lc lượng 47" chính là nơi sn sinh những bình lun thiếu lý l nhưng tha… tc tĩu, vn càng ngày càng nhiu trên Internet.

Trên facebook, những phn ng kiu như T Quang Hip (Cu em gi đin thoi hi, anh hay viết trên facebook, liu anh có thuc "lc lượng 47" không ? À, không ! Anh ch thích đu đuôi nên "công tác bên 69") cũng như phn hi cho nhng phn ng này bung ra như nấm. Trong khi nhiều friend ca T Quang Hip cười ha h thì cũng có vài người thc mc hoc làm b thc mc v "nhim v" ca "bên 69". Thanh Binh Dao – mt friend ca T Quang Hip phi gii thích thay, "nhim v" ca "bên 69" là"chăm sóc hạnh phúc và qun lý dân s".

Những trang facebook tuy không rõ có phi là thành viên ca "lc lượng 47" hay không nhưng tính cht chng khác gì "nhim v" ca "lc lượng 47", thường thiếu c s dí dm, ý nh, trí tu như va k. Chúng trn tri, s sàng, tc tn và phi nhân trong mi chuyện. Chng h"Mặt trn thanh niên chng phn đng"Trên những trang dng này, các facebooker hoc nhng thành viên s dng rt nhiu tiếng lóng thay cho nhng câu chửi thề mà mt người bình thường s hết sc lúng túng, không biết din đt như thế nào khi mun tường thut li. Ging như nhiu trang facebook khác, "Mt trn thanh niên chng phn đng" cũng bám rt sát thi s, cũng trào lng nhưng li trào lng d làm người ta lo âu v nhân tính. Ví d như khi dn s kin Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh va pht tù Đng Hoàng Thin và 13 đng phm vì "khng b nhm chng chính quyn nhân dân", hu hết thành viên ca "Mt trn thanh niên chng phn đng" đu không đng tình vi mc án t 16 năm tù đến 5 năm tù mà Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh dành cho 14 b cáo, h cho rng cn "t hình". Có thành viên đùa rng nên thả c nhóm ngay lp tc t… tng 20 !

Rõ ràng chẳng phi t nhiên mà đám đông – đi tượng khiến gii lãnh đo Đng cộng sản Việt Nam cũng như h thng công quyn Vit Nam đau đu bi chưa biết làm thế nào thu phc và gi được s "tin yêu" – công khai mit th, dè bu "lc lượng 47". Hoang Hung dn mt văn bản ch đo "lc lượng 47" ca B Quc phòng, trong đó, trang blog được viết thành "trang bloger", facebook được viết thành "facerbook", kèm nhn đnh, trình đ ca B Ch huy ch như thế nên các thành viên ca "lc lượng 47" "chỉ biết chi by, văng mm tôm, du nht trn c… trên mng đ bo v Đng"Đó cũng là lý do có facebooker khen sáng kiến thành lp "lc lượng 47", sử dng lc lượng này đu tranh trên không gian mng" là "ngu lng ly", facebooker khác thì bo đó là mt sáng kiến… "ngu rc r" !

Có thể do rt nhiu facebooker bn ct v yếu t "47" được gán cho lc lượng tham gia "đu tranh trên không gian mng" ca Quân đi nhân dân Vit Nam, k c so sánh vi con heo – cũng là 47 – khi chơi… s đ, nên ngày 28 tháng 12, ai đó đã vội vàng lp mt trang "facebook" cho "lc lượng 47", giải thích, s dĩ tên ca lc lượng tham gia "đu tranh trên không gian mạng" do Quân đội nhân dân Vit Nam thành lp là "47" vì được thành lp theo "ch th 47". Tính cho đến cui ngày 28 tháng 12, trang facebook "lc lượng 47" có tt c 5 status. Dù nhân lc được khng đnh là ti 10.000 người nhưng trang facebook "lc lượng 47" chỉ có 5 người chn like và 6 người theo dõi.

Trong năm status vừa k có mt gii thiu bài thơ không tên, tính cht ging như "tuyên ngôn" ca "lc lượng 47". Bài thơ có rt nhiu đim đc bit. Tuy va th, va kêu gi mi người bo v Đng cộng sản Việt Nam, bo vệ Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam, chng các thế lc thù đch, phn đng nước ngoài vì "Nước non này nếu hng ly chi thay" nhưng tác gi vn cương quyết chn "Henry" làm… tên ch không chn mt cái tên thun Vit. Có nhiu du hiu cho thy dù Henry Nguyễn đã "vn công" đến mc ti đa song ni lc có hn, thành ra thơ – tuyên ngôn mi có nhng câu kiu như : "Hi các ch, các mày xông lên thng"… Đó cũng là lý do trong thơ ch có "thượng liu", c tìm cũng không thy thượng lưu. Hình như bi tác giảquán triệt "tang hoang" ch không chp nhn tan hoang !

***

Hi ngh Tng kết công tác Tuyên giáo 2017, ông Trần Quc Vượng chính thc đ cp đến "s quan tâm và quyết tâm đu tư cho đu tranh trên không gian mng". Nói cách khác, gii lãnh đo Đng cộng sản Việt Nam và h thng công quyn Vit Nam chưa hài lòng vi con s 10.000 thành viên ca "lc lượng 47" thuộc Quân đi nhân dân Vit Nam. Đã, đang hoc s có thêm nhiu lc lượng khác và hàng chc, thm chí hàng trăm ngàn cá nhân khác được huy đng đ tham gia "đu tranh trên không gian mng".

Vấn đ là ging như trước nay, nhng lc lượng này s gii thích thế nào, tác đng đến dư lun và hướng dn nhn thc qun chúng ra sao khi c Đng ln h thng công quyn không th lách ngang, đng sang mt bên như nhng đi tượng hoàn toàn vô can trước tình trng n nn gia tăng, kinh tế suy thoái, xã hi đo điên và đồng tiền khuynh loát mi th, k c công lý, đo lý ? Tham gia tho lun v "lc lượng 47" trên facebook ca Xuân Sơn Võ, Nhung Nguyen nêu thc mc : Thanh gi t thanh. Ti sao phi làm như vy ? Theo Nhung Nguyen, ch có nhng k làm chuyn xu, chuyn ác mới sợ thiên h bàn lun, phanh phui. Tương t, Hoàng Đình Hin khng đnh : Nếu mình ngay thng, trong sáng thì mc m gì mà s ‘chúng’ chi. ‘Chúng’ có lý c gì đ nói. Ngược li, tổ chc tuyên truyn, đu tranh ch tn tin ca dân mà thôi.

ll472

Nhà nước s còn huy đng bao nhiêu người tham gia vào hoạt đng kiu Lc Lượng 47 ?

Một vn đ khác, quan trng không kém mà ông Vượng, ông Thưởng, ông Nghĩa, ông Bo,… cũng như nhiu ông khác c tình gt b là tâm tư, nhn thc ca tng thành viên trong nhng lc lượng được s dng nhm "đu tranh trên không gian mạng". Theo Mnh Kim, khi cùng phi gánh chu nhng nh hưởng khng khiếp ca vô s thm trng như bt công, lm quyn, tham nhũng, môi trường sng ô nhim,… liu thành viên trong nhng lc lượng được s dng nhm "đu tranh trên không gian mạng" có an tâm, hài lòng vi thc ti ca mình, tương lai ca con cái ? Chc chn h không đ giàu đ thoát khi nhng bt an thường nht và không đ tin đ tìm đường đnh cư ngoi quc. Như nhiu người dân khác, h đang phi tri qua thi khc bi thảm nht trong lch s ca quc gia này. Như nhiu người dân khác, h cũng đang cùng ngồi trên mt con tàu đang chìm…

Trong bối cnh y, 800 cơ quan truyn thông và những lc lượng thiếu danh tính, din mo tham gia "đu tranh trên không gian mng" s công vào đâu, th kiu nào ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/12/2017

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2